Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI THI dạy học THEO CHỦ đề TÍCH hợp môn mỹ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.5 KB, 14 trang )

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: MỸ THUẬT
BÀI:MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MỸ
THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
1. Tình huống cần giải quyết là:
Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách nước ngoài về
họa sĩ Tô Ngọc Vân và một vài tác phẩm tiêu biểu của ông tại Bảo tàng Mỹ
thuật.
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Cần kết hợp các kiến thức của môn Lịch sử, Địa lý, Văn học.
- Vị trí địa lý và địa hình của Điện Biên Phủ.
- Quá trình đấu tranh của quân và dân trong kháng chiến chống Thực dân
Pháp.
- T ình hình kinh tế của đất nước trong giai đoạn 1945 – 1954.
- Một số tác phẩm tiêu biểu.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài .
* Tư liệu sử dụng: Bản đồ Việt Nam, các lược đồ Chiến dịch Điện Biên
Phủ.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy chiếu đa năng
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Địa hình Việt Nam có hình chữ S nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương,
giữa vùng Đông Nam á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển. Phần lớn diện tích lãnh thổ Việt Nam
có địa hình đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây; các đồng bằng nằm chủ
yếu ở phía Đông và phía Nam lãnh thổ. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện
tích khoảng 1.000.000 km2, bờ biển trải dài hơn 3000 km, nằm dọc biển Đông
của Thái Bình Dương. Các vùng núi và biển này chứa nhiều nguồn tài nguyên
và khoáng sản đa dạng phong phú.
Phía Tây Nam miền Trung Việt Nam là một cao nguyên rộng lớn ở độ cao trên
1000 m, bao phủ bởi lớp đất đỏ bazan, rất thích hợp với các cây công nghiệp
vùng nhiệt đới và ôn hoà (cao su, chè, cà phê, ca cao ).
Dọc theo bờ biển Việt Nam, từ Bắc xuống Nam, có nhiều bãi biển đẹp, đặc biệt
là Vịnh Hạ Long với hơn 3000 hòn đảo, được UNESCO công nhận là kỳ quan
thiên nhiên của thế giới. Việt Nam có nhiều khu rừng nguyên thuỷ còn chưa bị
khai thác với nhiều loài động , thực vật quý và hiếm, nhiều vùng cao có khí hậu
ôn hoà và phong cảnh độc đáo như Sa Pa, Đà Lạt và vô số hồ, suối, thác và
hang động độc đáo
Các mỏ khoáng sản như than đá, sắt, bô-xít và kim loại hiếm tập trung chủ yếu ở
miền Bắc và miền Trung; trên thềm lục địa và các vùng ven biển có nhiều mỏ
dầu và khí đốt. Sông, hồ và các vùng biển Việt Nam có nhiều cá tôm và các loại
hải sản.
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Bản đồ nước Việt Nam
Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, mới được
phân tách từ tỉnh Lai Châu cũ, có toạ độ địa lý là:
Từ 102010' đến 103036' kinh độ Đông và từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La,
phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp
với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc tại khu vực xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé.
Tỉnh Điện Biên gồm các đơn vị hành chính sau: TP Điện Biên Phủ, các huyện
Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Ảng,
Tủa Chùa và thị xã Mường Lay.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.554,11 km2. Dân số trung bình tính đến thời
điểm 31/12/2005 là: 450.684 người.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái
chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%,
dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như
Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng. La Hủ Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn
hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với
nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau Đây là một lợi thế lớn để khai
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng
trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội.
Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Điện Biên Phủ - cách Thủ đô Hà Nội 502km theo
đường quốc lộ 6. Điện Biên được nối với vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
lân cận bằng các quốc lộ 6, quốc lộ 12, đường thuỷ là hệ thống sông Đà, qua
Lào Cai có tuyến đường sắt và tuyến hàng không Hà Nội - Điện Biên.
Là tỉnh miền núi cực Tây của tổ quốc, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội
và cả vùng Bắc Bộ, có đường biên giới dài với nước CHDCND Lào và CHND
Trung Hoa, địa thế hiểm trở tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về
quốc phòng, an ninh đối với Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trong

suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh
Điện Biên nói riêng luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lược quan
trọng trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử như: thành Tam Vạn, thành
Bản Phủ đặc biệt là di tích về Chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến quyết
định của quân và dân ta chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định
Giơnevơ lập lại hoà bình trên toàn miền Bắc nước ta đã phản ánh vị trí quan
trọng chiến lược của Điện Biên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc
và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài
38,5 km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi
Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên
tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành
cửa khẩu Quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu,
mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Đặc biệt cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc
và cả nước đã được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu
quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ
hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc,
nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc
và Đông Bắc Mianma.
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là sông Đà,
sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực Sông Đà trên các huyện
Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện
tích khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do vậy rừng của
Điện Biên có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ
các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu

vực hạ lưu.
Lược đồ Điện Biên Phủ
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnhLai
Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân
dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn
chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt
Nam).
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống
Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng
QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện
Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa
trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể
chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình
định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng
của Hoa Kỳ, và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại
này.
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội
của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của
một cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân
Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giớiphương Tây, đã đánh bại ý chí
duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm và rút
ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi
dậy. Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được
xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái
gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói
chung sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm
của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.

Quân và dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Tài năng của Tô Ngọc Vân được đánh giá cao ngay từ thời thuộc Pháp,
mà ví dụ tiêu biểu là việc ông đoạt Huy chương Vàng ở Triển lãm thuộc địa
Paris năm 1931. Sau Cách mạng Tháng Tám, uy tín của ông càng lên cao với
việc ông được chính thể mới tin tưởng giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng đầu tiên
của Trường Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân đã được Nhà nước
truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
học nghệ thuật. Sau đây là một số mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và sự
nghiệp của ông
HỌA SỸ TÔ NGỌC VÂN ( 1908 – 1954)
Hết lòng vì học trò
Trên cương vị là thầy dạy vẽ của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thời
kỳ trước Cách mạng), hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam (thời
kỳ sau Cách mạng), họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều họa
sĩ có tên tuổi của Việt Nam
Họa sĩ Ngô Mạnh Lân, người từng được họa sĩ Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy
sau này có kể lại: "Nói về cách điệu, anh nêu những thí dụ nhỏ, dễ hiểu để
chứng minh: giản đơn không có nghĩa là tước bỏ. Khi vẽ một anh bộ đội, ở mặt
mũi, quần áo ta đã đơn giản bớt những nét thừa, nhưng cũng rất gần với sự thật,
đến khi vẽ chiếc áo trấn thủ ta lại gạch những nét thẳng tắp như ổ quả trám đều
đặn, như vậy sẽ không ăn khớp với cái chung, như thể vẽ hàng rào gắn vào
người! Ngay những chi tiết nhỏ trong vẽ trang trí cũng được anh giảng giải cẩn
thận với nhận xét sâu".
Có một chuyện mà nếu các học trò của Tô Ngọc Vân không nói ra, hẳn ít người
biết: Khóa đào tạo hội họa và âm nhạc của chính phủ kháng chiến trên chiến khu
Việt Bắc đến cuối năm 1951 thì hết kinh phí. Trong khi trường nhạc do nhạc sĩ
Nguyễn Hữu Hiếu làm hiệu trưởng phải giải tán, thì Tô Ngọc Vân, trên cương vị
hiệu trưởng trường họa lại có cách giải quyết khác. Ông bàn với vợ, nhà còn

mấy cây vàng bán đi để nuôi học trò học tiếp thêm một năm cho trọn khóa
Không dưng mà khóa học ấy sau này được nhiều người nhắc tới với cái tên gọi
đầy yêu thương trìu mến "Khóa hội họa Tô Ngọc Vân".
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn


Người ngã xuống sát ngày đình chiến
Đến nay, nói về cái chết của họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhiều người chỉ biết đại khái
là ông hy sinh vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi
đang vẽ tranh về các chiến sĩ Điện Biên Phủ chiến thắng trở về. Thực tế thì cái
chết của nhà danh họa diễn ra thật xót xa, bi tráng. GS-TS Tô Ngọc Thanh,
người từng trực tiếp cải táng cha mình đã kể lại: Khi ông đang dạy học ở Bắc
Giang thì nhận được tin cha mình bị trúng bom trên đèo Lũng Lô, Yên Bái. Bấy
giờ tuy ta đã chiến thắng vang dội tại chiến trường Điện Biên Phủ, song Hiệp
định Geneve vẫn chưa được ký nên cuộc chiến, trong thực tế vẫn chưa thể chấm
dứt.
Trưa ngày 17/6/1954, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến dịch
trở về, đang hý hoáy ký họa chân dung một cụ già người Tày trong một căn nhà
sàn ở lưng đồi thì một loạt bom nổ dữ dội gần đó đã khiến một hòn đá đập trúng
người ông (sau này kiểm điểm lại thì do một toán dân công khi qua đèo đã sơ ý
nấu cơm lộ khói khiến máy bay Pháp phát hiện ra, ập đến giội bom). Sau vụ
đánh phá này, hơn một trăm dân công chết tại chỗ. Họ được chôn chung một hố.
Tô Ngọc Vân được cụ già người Tày chôn riêng bên bờ suối.
Nhận được hung tin, Tô Ngọc Thanh đã hối hả đạp xe vượt hàng trăm cây số
đến nơi. Khi ấy, cha ông đã chôn được hơn mười ngày. Phần vì lo mộ cha đặt
bên suối, sau này có nguy cơ bị lũ cuốn, phần vì bán tín bán nghi không rõ
người dưới mộ có phải cha mình không, Tô Ngọc Thanh đã đau đớn đào mộ lên.
Sau khi nhận diện đó đích thực cha mình, ông đã chôn cất cha trên đỉnh một quả
đồi gần đó. Một năm sau, cơ quan cho bốc mộ Tô Ngọc Vân, đưa về an táng tại

Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
nghĩa trang Hợp Thiện (nằm cạnh đường đi Hà Đông, nay là phố Nguyễn Trãi).
An táng chưa được lâu, người ta dọn mặt bằng xây nhà máy, hài cốt nhà danh
họa lại được chuyển lên nghĩa trang Mai Dịch, khi đó dùng để mai táng những
người hy sinh trong đêm 19/12/1946. Một thời gian sau đó, nghĩa trang Mai
Dịch được xây mới, nâng cấp thành nghĩa trang quốc gia, mộ họa sĩ lại được đặt
ở chỗ khác trong khu cho hợp với quy hoạch

Nghỉ chân bên đồi
(Bức tranh còn chưa hoàn thiện của Tô Ngọc Vân)

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi
ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyên mẫu
của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần xuất hiện trong tác phẩm của Tô
Ngọc Vân, trong đó có bức "Thiếu nữ với hoa sen". Không chỉ "hợp tác" với Tô
Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, như
Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị
"Thiếu nữ bên hoa huệ" mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng
đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô
gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối
giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. Những bông huệ cắm trong lọ bên cô gái
không phải là loại hoa huệ bông nhỏ mà ta thường dùng trong các ngày rằm mà
là hoa huệ tây (được gọi phổ biến dưới cái tên hoa loa kèn). Điều này lý giải cho
câu hỏi: Vì sao bức tranh rành rành tên gọi "Thiếu nữ bên hoa huệ" song những
bông hoa trong bình lại là hoa… loa kèn.
Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, "Thiếu nữ bên hoa
huệ" đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và
nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ… Ngay trong lần triển lãm đầu tiên tại
Hà Nội, bức họa đã được nhiều người chú ý. Năm 1945, "Thiếu nữ bên hoa huệ"
được trưng bày tại Nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội) cùng với tranh của Nguyễn
Đỗ Cung, Lê Văn Đệ…
Thiếu nữ bên hoa huệ
Bác Hồ đã đến xem triển lãm này. Tại triển lãm, đã có hai người khách Nhật
Bản ngỏ lời mua bức tranh, nhưng tác giả từ chối không bán.
Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" quả là có số phận của một "hồng nhan đa
truân". Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại
thì: "Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở
ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở
về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông
Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác".
Bốn năm sau ngày tác giả bức vẽ hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn
"Thiếu nữ bên hoa huệ" từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham
gia "Triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN" tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan,
Rumani… Đây là lần đầu tiên "Thiếu nữ bên hoa huệ" được "xuất ngoại". Ngay
lập tức, Tô Ngọc Vân được báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện
tượng của hội họa Việt Nam.
Sau khi triển lãm kết thúc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhờ họa sĩ Nguyễn
Văn Thiện chép lại bức tranh và treo ở đây, nhưng không ghi chú là tranh chép.
Sau năm 1990, phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi nỗ lực chỉ treo tranh bản
chính của bảo tàng.
Theo một tài liệu thì năm 1965, nhà sưu tập Đức Minh có nhã ý nhượng toàn bộ
số tranh, trong đó có "Thiếu nữ bên hoa huệ" cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
chỉ với điều kiện: Lập một gian trưng bày riêng, ghi rõ xuất xứ tranh của nhà
sưu tập Đức Minh tặng bảo tàng. Hẳn vì quan niệm "không dính líu với tư sản"

nên Bảo tàng đã từ chối đề nghị này.
Sau khi ông Đức Minh tạ thế (vào năm 1983), bộ tranh được chia cho các con
ông hưởng quyền thừa kế. Có người giữ được, nhưng cũng có người đem bán.
Họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của nhà danh họa cho biết: Khi nhận được
tin về việc bức tranh nổi tiếng của bố mình sẽ được bán đấu giá, lo sợ bức tranh
bị đưa ra nước ngoài, ông đã báo cho các cấp quản lý có liên quan biết, nhưng
không thấy ai hồi âm (có lẽ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không dám mua vì
theo quy định lúc đó, giá cao nhất dành cho một bức tranh chỉ là 2.000USD).
Thế là kiệt tác nghệ thuật này lọt ra nước ngoài Cũng theo ông Thành, trong
cuốn "100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam" do gallery Đông Sơn của ông Hà
Thúc Cần ấn hành tại Singapore có in ảnh bức "Thiếu nữ bên hoa huệ". Đây là
bức sao chụp từ bản gốc. Còn thì tuyệt đại đa số các bức "Thiếu nữ bên hoa huệ"
mà người Việt Nam ta được chiêm ngưỡng, thưởng thức từ mấy chục năm nay
(cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm sinh Tô Ngọc Vân) cũng chỉ là
tranh chép, trong đó có những phiên bản không đồng nhất.
Một số tác phẩm tiêu biểu khác như:
Hai thiếu nữ và em bé
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Thiếu nữ bên hoa sen
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Một số ký họa của Tô Ngọc Vân
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn vào
môn Mỹ thuật rất quan trọng, giúp cho học sinh hiểu kỹ hơn và đầy đủ kiến
thức hơn.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức
hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống

trong cuộc sống.
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Nguyễn Hồng Sơn - Trường THCS Phú Nam An – Chương Mỹ - Hà Nội

×