Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tích hợp môn giáo dục công dân, ngữ văn, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 28 sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX tiết 65 i văn học, nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.67 KB, 21 trang )

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa
đầu thế kỉ XIX.
2. Môn học chính của chủ đề: Lịch sử
3. Các môn tích hợp: Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ
thuật
.

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
1


- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng
- Trường THCS Tô Hiến Thành
- Địa chỉ: Hạ Mỗ - Đan Phượng - Hà Nội
- Điện thoại: 0433816978

Email:

- Thông tin về giáo viên.
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU HÀ
- Ngày sinh 02-12-1977.
- Điện thoai: 01645246856

Môn: Lịch sử
Email:

2


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI


1. Tên hồ sơ dạy học.
Tích hợp môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật vào dạy môn
lịch sử lớp 7.
Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX.
Tiết 65. I. Văn học, nghệ thuật
2. Mục tiêu dạy học.
a. Kiến thức
* Môn giáo dục công dân.
- Hiểu hiểu được khái niệm di sản văn bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản
văn hóa phi vật thể.
- Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa
* Môn địa lý.
- Học sinh nắm được vị trí địa lý của một số công trình kiến trúc thời kì này như
chùa Tây Phương ( Hà Nội), di tích Quần thể Cố đô Huế…
* Môn ngữ văn.
- Học sinh nắm được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương.
- Hoàn cảnh ra đời, nội dung chính của tác phẩm Truyện Kiều.
- Một số bài thơ hoặc câu thơ, đoạn thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan.
* Môn Âm nhạc
Học sinh nắm được một số làn điệu dân gian của các vùng miền
*Môn Mĩ thuật
Học sinh hiểu được bố cục, màu sắc, ý nghĩa của tranh dân gian đặc biệt là
tranh Đông Hồ.
b. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có
được kiến thức mới
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.

- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
c. Thái độ
- Học sinh biết trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu văn học,
nghệ thuật mà cha ông ta đã sáng tạo ra.
- Biết bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử, di sản văn hóa.
Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Khối 7 của trường THCS Tô Hiến Thành. Gồm 3 lớp.
+ Lớp 7A có 29 học sinh. Gồm 17 học sinh nam và 12 học sinh nữ
+ lớp 7B có 31 học sinh. Gồm 20 học sinh nam và 11 học sinh nữ
+ lớp 7C có 32 học sinh. Gồm 20 học sinh nam và 12 học sinh nữ
- Cả khối có 57 học sinh nam trong đó có 3 học sinh lưu ban. Các em vẫn còn
ham chơi chưa có ý thức học và tìm hiểu lịch sử.
4. Ý nghĩa của bài học.
3


Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học
để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết vì:
Thứ nhất, kết hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ
nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thứ hai, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn
học sẽ giúp học sinh hiểu rộng, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, học sinh
phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế cuộc
sống.
Cụ thể, đối với tiết dạy này học sinh sẽ nắm được những tác giả, tác phẩm, nội
dung chủ yếu và những giá trị của văn học, nghệ thuật, những công trình kiến trúc
tiêu biểu trong thời kì này.

Học sinh biết trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu văn học,
nghệ thuật mà cha ông ta đã sáng tạo ra.
Học sinh hiểu được giá trị lịch sử của Quần thể di tích Cố đô Huế. Năm 1993
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Quần thể di tích Cố đô Huế được xếp vào di sản văn hóa vật thể, được thủ tướng
chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 48 di tích quốc gia đặc biệt quan
trọng. Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện
công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện
kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Học sinh hiểu được giá trị văn hóa của Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng
Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù…
Từ đó, học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy tính, máy chiếu, loa kết nối với máy tính.
- Học liệu sử dụng:
+ SGK giáo dục công dân các lớp 7.
+ Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương.
+ Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận
+ Tranh Đông Hồ
+ Vi deo “Di tích cố đô Huế”
+ Tranh ảnh Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế), Lăng tẩm các vua triều
Nguyễn…
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

4


Ngày soạn: 1/12/2014
BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC

CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
TIẾT 65: I. VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình tiêu biểu trong thời kì này: tác
giả, nội dung chủ yếu, giá trị.
2.Tư tưởng
- Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu văn học, nghệ thuật mà
cha ông ta đã sáng tạo ra.
- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá.
3.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng miêu tả những thành tựu văn hoá có trong bài học.
Kĩ năng quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ
thuật có trong bài học.
II. Chuẩn bị
1. GV:
- Giáo án, SGK
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, loa
- Đồ dùng:
+ Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương.
+ Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận
+ Tranh Đông Hồ
+ Vi deo “Di tích cố đô Huế”
+ Tranh ảnh Chùa Tây Phương, Ngọ Môn ( Huế), Lăng tẩm các vua triều
Nguyễn…
2. HS:
+ Đọc và soạn trước bài ở nhà
+ Sưu tầm tranh ảnh về các công trình kiến trúc thời kì này
+ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, nội
dung Truyện Kiều, một số bài thơ của Hồ xuân Hương trong chương trình Ngữ văn

+ Tìm hiểu bố cục, màu sắc, nội dung một số bức tranh Đông Hồ trong chương
trình Mĩ thuật....
III. Tiến trình dạy-học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Chỉ trên lược đồ những nơi bùng nổ những cuộc nổi dạy của nông
dânchống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX và tóm tắt những nét chính về 3
cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu thế kỉ XIX?
Học sinh trả lời- Học sinh khác nhận xét
Giáo viên đánh giá cho điểm
3. Bài mới
5


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đưa ra hình ảnh về công trình kiến trúc, điêu
khắc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX cho học
sinh quan sát
? Em hãy đọc tên các công trình trên?
- HS: nhìn hình trả lời
- GV nhận xét vào bài: Cuối XVIII nửa đầu XIX triều
Nguyễn lập lại ách thống trị gây ra cuộc sống cực khổ
cho nhân dân ta, làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế,
khoa học, xã hội. Song đây lại là giai đoạn phát triển
cao của nền văn hoá dân tộc, sự hủ bại lỗi thời của triều
đại phong kiến lại được phản ánh rất đa dạng phong
phú, rõ nét trong văn học, nghệ thuật làm cho nền văn
học nghệ thuật phát triển cao hơn bao giờ hết. Đó là nội

dung cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm
nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn học
1. Văn học
*Mục tiêu:
-HS nắm được những nét chính về văn học dưới triều
Nguyễn
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, miêu tả, trình bày,
làm việc nhóm…
*Tổ chức thực hiện:
? Văn học thời kì này gồm những thể loại nào?
- HS: gồm hai thể loại văn học dân gian và văn học viết
? Thế nào là văn học dân gian, văn học viết?
- HS dựa vào kiến thức môn Ngữ văn trả lời
- GV : nhận xét kết luận:
+ Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng
của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã
nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới
ngày nay.
+ Văn học viết xuất hiện vào khoảng thế kỉ X gồm.
Văn học chữ Hán (chiếu, biểu, hịch cáo, truyện truyền
kì, kí sự,...), văn học chữ Nôm ( truyện thơ (thể lục
bát), ngâm khúc (thể song thất lục bát), thơ Nôm
Đường luật,...và văn học viết bằng chữ quốc ngữ.
a. Văn học dân gian:
? Văn học dân gian thời kì này phát triển như thế
nào? Kể tên một vài tác phẩm hoặc một số câu ca dao
tục ngữ mà em biết?
- HS: trả lời

phát triển rực rỡ với nhiều
- GV: nhận xét chốt.
hình thức phong phú: tục
6


Ví dụ: Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, vè chàng Lía, ngữ, ca dao, hò, vè, tiếu
Vè Phan Bá Vành…
lâm,...
b. Văn học viết:
? Văn học viết thời kì này như thế nào? Tác giả, tác
phẩm nào tiêu biểu nhất?
- HS: trả lời
Văn học chữ Nôm phát
- GV nhận xét, chốt
triển đến đỉnh cao:
GV cho HS quan sát tác phẩm Truyện Kiều.
Truyện Kiều-Nguyễn Du

? Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ trong
tác phẩm Nguyễn Du ?
- HS: trích dẫn trong SGK Ngữ văn
? Thảo luận nhóm ( 4 nhóm-3 phút)
Câu 1: Em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả
Truyện Kiều?
Câu 2: Em hãy nêu bố cục và nội dung chính của
Truyện Kiều ?
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời theo sự chuẩn bị bài ở
nhà
- GV : gọi một nhóm trả lời câu 1

- Nhóm khác nhận xét
- GV: nhận xét kết luận một số nét chính về cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du xuất thân từ một gia đình đại quí tộc,
nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Ông
không những được học hành tốt, lại được tiếp xúc với
nhiều lớp người khác nhau ở kinh thành Thăng Long.
Ông cũng được chứng kiến cả một giai đoạn lịch sử
hào hùng của dân tộc. Phong trào Tây Sơn luôn ghi sâu
vào trí óc ông. Khi nhà Nguyễn thành lập ông đã ra làm
việc và tận mắt chúng kiến những đổi thay của các thập
kỉ đầu thế kỉ XIX. Những thay đổi kinh thiên động địa
ấy đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức của
Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực “Trải
qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau
7


đớn lòng”. Truyện Kiều đã ra đời từ thực trạng đó
→ Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hoá VN và thế
giới
- GV : gọi một nhóm trả lời câu 2
- Nhóm khác nhận xét
- GV: nhận xét, chốt.
+ Truyện Kiều gồm 3254 câu, viết bằng chữ Nôm.
Gồm 3 phần: Phần 1 : Gặp gỡ và đính ước
Phần 2 : Gia biến và lưu lạc
Phần 3 : Đoàn tụ.
+ Nội dung : Kể về thân phận nàng Kiều sống dưới chế
độ phong kiến bất công bị vùi dập, nỗi khổ của nàng

Kiều là tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ bị vùi
dập dưới chế độ phong kiến...
-> Phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội
phong kiến, vạch trần bọn quan lại tham nhũng, ngợi ca
cuộc đấu tranh chống áp bức của nhân dân.
? So với các thế kỉ trước thì văn học nước ta thời kì
này có gì mới?
- HS: Là sự xuất hiện hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng
như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm….
- GV nhận xét chốt và giới thiệu đôi nét về Hồ Xuân
Hương: Bà là nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng, bà
mạnh dạn lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ, cho lẽ
phải, đả kích bọn hám danh lợi, đả kích những bất công
trong xã hội, bà đã để lại nhiều bài thơ châm biếm sâu
sắc và những khát khao về cuộc sống bình đẳng trong
xã hội
? Em hãy đọc một bài thơ của Hồ Xuân Hương mà
em biết?
- HS: đọc thơ (ví dụ Đền Sầm Nghi Đống, Bánh trôi
nước...)
? Hiện tượng này nói lên điều gì?
- HS: Cuộc đấu tranh của phụ nữ cho những quyền
sống cơ bản của con người
? Văn học thời kì này có nội dung gì?
- HS: trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Văn dân gian bằng tiếng cười châm biếm, mỉa mai đã
đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của xã hội
phong kiến, lột trần bộ mặt giả dối, tham lam, dâm ô,

thối nát của bọn vua quan, nho sĩ, địa chủ, cường hào,
cuộc đấu tranh chống phong kiến, áp bức, bóc lột
? Tại sao văn thơ Nôm thời kì này lại phát triển rực
8

-Xuất hiện một số nhà thơ
nữ: Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan...

- Nội dung: Phản ánh
cuộc sống xã hội, tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng
của nhân dân


rỡ như vậy?
- HS: chế độ phong kiến khủng hoảng…
- GV nhận xét, kết luận: Đây là giai đoạn khủng hoảng
trầm trọng của xã hội phong kiến, là giai đoạn bão táp
cách mạng, sôi động trong lịch sử, là cơ sở để văn học
phát triển và phản ánh hiện thực xã hội
Chuyển ý: Bên cạnh sự phát triển phong phú của văn
học, nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX
cũng đạt được những thành tựu rực rỡ…
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghệ thuật
*Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những nét chính về nghệ thuật
cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX
- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, nhận xét,
trình bày, làm việc nhóm…

*Tổ chức thực hiện:
? Văn nghệ dân gian thời kì này bao gồm những thể
loại nào?
- HS: dựa vào SGK trả lời
- GV: nhận xét, bổ sung, chốt
Nhà Nguyễn cũng cho xây nhà hát có chỗ diễn, chỗ
ngồi cho khán giả ở kinh đô. Trong nhân dân, sân đình,
sân chùa trở thành sân khấu chèo vào những ngày lễ
hội
? Kể tên một số làn điệu dân gian mà em biết?
- HS: dựa vào kiến thức môn Âm nhạc trả lời như:
+ Hát Xoan-Phú Thọ
+ Hát dặm- Nghệ Tĩnh
+ Ca trù, Trống quân, Cò lả - miềm Bắc
+ Hát lượn dân tộc Tày
+ Hát khắp – dân tộc Thái
+ Hát khan –dân tộc Tây Nguyên ( trường ca)
? Quê em có những làn điệu dân gian nào?
- HS : Hát chèo tàu ở Tân Hội, ca trù ở Thượng Mỗ
GV giới thiệu về chèo tàu Tân Hội-Đan Phượng
? Em hãy hát một làn điệu dân ca mà em biết?
- HS: hát
? Em hãy cho biết những làn điệu dân gian nào được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
- HS: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây
Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù
? Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển
những làn điệu dân gian?
- HS: Những làn điệu dân gian là những sản phẩm tinh
thần quí giá mà cha ông ta để lại

9

2. Nghệ thuật

a. Văn nghệ dân gian:
phát triển phong phú:
nghệ thuật sân khấu,
chèo, tuồng, quan họ,
trống quân,...


b. Tranh dân gian:
? Kể tên các dòng tranh dân gian trong thời kì này
mà em biết?
- HS: Tranh Đông Hồ, tranh Làng Mái…
- GV: nhận xét, chốt tranh Đồng Hồ là dòng tranh tiêu tranh Đông Hồ
biểu.
? Thảo luận nhóm ( 3 phút- theo bàn)
Quan sát một số bức tranh Đông Hồ sau và trả lời:
Câu 1: Tìm bố cục, màu sắc và nội dung chính của
các bức tranh?
Câu 2: Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?

CHĂN TRÂU THỔI SÁO

ĐÁM CƯỚI CHUỘT

HỨNG DỪA

- HS: làm việc nhóm

- GV: gọi một nhóm trả lời câu 1
- Nhóm khác nhận xét
- GV: đánh giá, nhận xét, bổ sung:
Tranh Đông Hồ được sản xuất hàng loạt bằng khuôn
ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp, chất liệu
hoàn toàn tự nhiên, màu sắc gần gũi, ấm áp, đường nét
đơn giản, khỏe, dứt khoát
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong.
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
10


Nội dung:
+ Đám cưới chuột: Con mèo ở góc trên cao nhất tượng
trưng cho tầng lớp quan lại thống trị trong xã hội xưa.
Đàn chuột nhỏ bé, khúm núm chính là thân phận tầng
lớp bị trị. Chú rể muốn đón cô dâu về an toàn phải
mang đủ thứ như chim, cá đến biếu quan Mèo. Bức
tranh vui nhộn lại là lời đả kích, lên án sâu cay xã hội
xưa tệ nạn ăn hối lộ của bọn tham quan làm khổ người
dân, làm tiệc vui cũng không được trọn vẹn.
- Chăn châu thổi sáo: Một tàu lá sen dựng đứng như
chiếc ô. Con trâu nghển cổ thưởng thức tiếng sáo. Còn
bên kia cậu bé thả diều, để diều bay cao cần có gió. Đó
chính là lí do tại sao chú trâu lại không hiền lành như
chú trâu bên cạnh mà như đang hăng hái phóng đi. Bức
tranh cho thấy thú vui, sự yêu đời, ngộ nghĩnh của chú
bé chăn trâu-> Nói lên sự yêu đời,lạc quan và ước vọng
cuộc sống thanh bình.
+ Hứng dừa: là một gia đình hạnh phúc. Hai trái dừa

tượng trưng cho hai trái tim bên nhau. Người chồng với
việc khó nhất là trèo cây hái dừa thể hiện vai trò trụ cột
trong gia đình, người vợ không dùng tay hứng mà lại
dùng váy vì sợ đánh rơi mất quả ngọt hạnh phúc.
Khung cảnh có nét gì đó hài hước, hai đứa trẻ thì ôm
chặt gốc dừa như lo sợ cây rung làm cha ngã cũng
chính là đang bảo vệ nền tảng, gốc rễ hạnh phúc gia
đình. Bức tranh còn đi kèm với ý thơ:
“ Trong như ngọc, trắng như ngà
Đây trèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”.
- GV: gọi một nhóm trả lời câu 2
- Đại diện nhóm trả lời
-Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét kết luận.
+ Tranh dân gian mang đậm tính dân tộc, phản ánh sinh
hoạt và nguyện vọng của nhân dân.
+ Tranh dân gian thường lấy cảm hứng từ bản chất lạc
quan, yêu đời của người dân Việt Nam.
? Kể tên một số công trình kiến trúc thời kì này?
- HS: Chùa Tây Phương ( Thạch Thất), các lăng tẩm
vua Nguyễn ở Huế…
GV cho HS quan sát một số hình ảnh chùa Tây
Phương và yêu cầu học sinh nêu một vài nét về kiến
trúc chùa Tây Phương?

11

-> mang đậm tính dân
tộc, phản ánh mọi mặt
sinh hoạt của nhân dân

c. Kiến trúc


-HS: quan sat tranh rút ra được: kiến trúc đặc sắc, mái
uốn cong kiểu cung đình tạo sự tôn vinh cao quí
- GV nhận xét, giới thiệu chùa Tây Phương
+ Chùa Tây Phương (Thạch Thất-Hà Nội), được xây
dựng khoảng thể kỷ VIII, là chùa cổ thứ hai sau chùa
Dâu-Bắc Ninh.
+ Kiến trúc kiểu chữ Tam với ba toà cấp dọc theo sườn
núi gồm chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Mỗi toà
đều có kiến trúc riêng rẽ nhưng lại kết hợp thành một
quần thể. Gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính
điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng
diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để
trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm
những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột
gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.
+ Mái chùa có những góc đao cong vút lên, cấu tạo
theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và
thoáng đãng…
GV cho học sinh xem đoạn video“Di tích cố đô Huế”
và một số công trình kiến trúc trong cụm di tích Cố
đô Huế

SÔNG HƯƠNG

NGỌ MÔN

CHÙA THIÊN MỤ


LĂNG VUA TỰ ĐỨC
12


? Em có nhận xét gì về Quần thể di tích Cố đô Huế?
- HS: nhận xét
- GV: nhận xét bổ sung:
+ Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông
Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế do Triều Nguyễn xây dựng
trong khongar đầu thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX.
+ Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
ngày 11-12-1993
+ Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách
xếp hạng 48 di tíc quốc gia đặc biệt quan trọng
? Thê nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được
chia làm mấy loại?
HS: dựa vào kiến thức môn giáo dục công dân trả lời
? Quần thể di tích Cố đô Huế được xếp vào loại di
sản văn hóa nào?
HS: di sản văn hóa vật thể
? Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản văn hóa đó ?
Độc đáo, tinh xảo (Chùa
HS: trả lời
Tây Phương-Thạch Thất
? Em có nhận xét gì về kiến trúc thời kì này?
-Hà Nội), Cố đô Huế…)
d. Nghệ thuật tạc tượng,

? HS quan sát một số vị La Hán chùa Tây Phương:
đúc đồng:

CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
13


GV giới thiệu chùa Tây Phương-18 vị La Hán-> được
đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật đẹp vào bậc
nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Khi đến
thăm chùa ai cũng phải trầm trồ thán phục
- Nhà thơ Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Các vị La Hán
chùa Tây Phương” miêu tả dáng vẻ, nội tâm từng pho
tượng
“Các vị La Hán chùa tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là sứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay
Có vị mắt giương mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua trát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ nỗi buồn

Các vị ngồi đây trong lặng im
Mà sao giông bão nổi trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen
Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời….”
HS quan sát một số đỉnh đồng ở Huế

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc và đúc điêu luyện
đồng qua các hình trên?
- HS: trả lời
- HS khác nhận xét
- GV: đánh giá chốt
GV sơ kết toàn bài bằng sơ đồ
14


C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Câu 1: Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối
thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn
ngữ và văn hóa của dân tộc ta?
Câu 2: Nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu
thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ
trước đó?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - BỔ SUNG
- GV cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ
- Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới
thiệu với du khách trong và ngoài nước về những nét
độc đáo trong kiến trúc của Quần thể di tích Cố đô
Huế qua những bức tranh về những công trình kiến trúc

trong cố đô Huế mà em đã sưu tầm
4. Hướng dẫn học bài
- Học bài vừa học
- Đọc và soạn trước bài 28 phần II. Giáo dục và thi cử
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác.

15


7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
* Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc kiến thức trong bài học và kiến thức liên môn được
sử dụng trong bài.
* Đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm và tự luận.
Họ và tên:…………………….
Lớp:…………………………..
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là tác phẩm nào?
A. Truyện Kiều.
B. Cung oán ngâm khúc.
C. Chinh phụ ngâm khúc.
D. Gia Định thành thông chí.
Câu 2. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới năm bao nhiêu?
A. 1992.
B. 1993.
C. 1994.
D. 1995.
Câu 3. Nhà thơ nào được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?
A. Bà Huyện Thanh Quan.

B. Đoàn Thị Điểm.
C. Lê Ngọc Hân.
D. Hồ Xuân Hương.
Câu 4: Làn điệu hát lượn, hát xoan có ở miền nào?
A. Miền Nam.
B. Miền Bắc.
C. Miền Trung.
D. Trung du Bắc Bộ và miền núi Việt Bắc.
Câu 5: Dòng tranh Đông Hồ có nguồn gốc ở đâu?
A. Bắc Ninh.
B. Hà Nội.
C. Hội An.
D. Huế.
Câu 6: Văn học dân gian phát triển rực rỡ nhất vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVII.
B. Cuối thế kỉ XVII.
C. Đầu thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
2. Tự luận
Câu 1: Vì sao đến cuối thế kỉ XVIII, văn học dân gian và văn học chữ Nôm phát triển
rực rỡ, đạt tới đỉnh cao?
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
Câu 2: Hãy nêu nhận xét của em về các công trình kiến trúc cuối thế kỉ XVIII-đầu thế
kỉ XIX?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

16


8.Các sản phẩm của học sinh.
a. Sản phẩm hoạt động thực tế

17


18


19


20


b, Kết quả học tập cụ thê
Sau khi thực hiện tiết dạy và tiến hành khảo sát, tôi nhận thấy học sinh đã biết
trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra.
Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài. Kết quả đạt được
như sau:
Lớp

SS


7A

29

Số
bài
29

0,1,2
0

TS dưới TB
SL
%
0
0

8, 9,10
SL
%
24
82,8

TS trên TB
SL
%
29
100


7B

31

31

0

0

0

0

10

32,3

31

100

7C

32

32

0


0

0

0

11

34,4

32

100

SL
0

%

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Lịch sử nói riêng
và các môn học khác nói chung trong năm học 2014- 2015 đạt kết quả rất khả quan.
Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào những năm học tiếp theo bởi việc tích hợp kiến
thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến
thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng
thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi
kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


21



×