Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG THỊ PHÚC TRƯỜNG

MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG THỊ PHÚC TRƯỜNG

MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Phạm Xuân Thủy
2. TS. Phạm Thị Thanh Thủy


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

…………………………………

…………………………………..

Khánh Hòa – 2015


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra và khảo
sát tại địa phương. Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, phản
ảnh đúng thực tế, thực trạng ở khu vực và đối tượng nghiên cứu. Tất cả số liệu đã
được xử lý theo phương pháp khoa học. Vì vậy kết quả của luận văn đảm bảo độ
chính xác và độ tin cậy.
- Các thông tin, dữ liệu được trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực,
khách quan.
Học viên

Đặng Thị Phúc Trường


II

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Xuân Thủy và cô TS. Phạm
Thị Thanh Thủy. Nếu thiếu những lời nhận xét, giải thích quý giá của thầy, cô để
xây dựng cấu trúc luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của thầy, cô trong
suốt quá trình nghiên cứu thì luận văn này khó thể hoàn thành. Tôi cũng học được
rất nhiều từ thầy cô về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ
ích khác.
Cảm ơn các anh chị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh
Hòa, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Khánh Hòa vì đã hỗ trợ
tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và những lời khuyên bổ ích trong suốt
thời gian viết luận văn. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến các anh tại trạm biên
phòng Cửa Bé, Hòn Rớ đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc và thu thập số liệu từ chủ
tàu, thuyền trưởng.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giảng viên đã dạy tôi
trong suốt khóa học này. Quý Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm hết sức quý báu cho chuyên môn và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn quý
thầy viện Khoa học và công nghệ Khai thác thủy sản đã có những chỉ dẫn, hướng
dẫn tận tình giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc trong lúc làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và luận văn.
Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho chồng, bố mẹ, anh chị đã
động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt khóa học và
luận văn tốt nghiệp này.
Khánh Hòa - 2015


III

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................II

MỤC LỤC ................................................................................................................ III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. VIII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. X
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. XIII
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ XIV
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 3
5.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 3
6. Đóng góp của luận văn........................................................................................ 3
6.1. Về mặt lý luận ....................................................................................... 3
6.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5


IV

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ..5
1.1. Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản .................................................. 5
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác thủy sản ............................ 7

1.2.1. Doanh thu hoạt động khai thác .......................................................... 7
1.2.2. Chi phí hoạt động khai thác ............................................................... 7
1.2.3. Lợi nhuận khai thác và tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư ................. 9
1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn .......................................... 9
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 9
1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................. 11
1.4. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.................................... 14
1.4.1. Tàu thuyền và cơ cấu tàu thuyền ...................................................... 14
1.4.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ........................................................ 15
1.4.3. Một số tồn tại của ngành thủy sản....... Error! Bookmark not defined.
1.5. Tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 ............... 16
1.6. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở Nha Trang và Khánh Hòa .......... 18
1.6.1. Nguồn lợi thủy sản ........................................................................... 18
1.6.2. Nguồn nhân lực ngành thủy sản ....................................................... 18
1.6.3. Tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa ............................ 18
1.6.4. Hiện trạng ngành khai thác thủy sản tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................22
2.1. Lý thuyết về xây dựng mô hình kinh tế lượng ............................................... 22
2.2. Mẫu và phương pháp thu mẫu........................................................................ 25


V

2.3. Đo lường các khái niệm trong mô hình đề xuất và giả thiết kỳ vọng ............ 26
2.4. Xây dựng mô hình hồi quy............................................................................. 28
2.5. Phương pháp xác định và thu thập số liệu của các nhân tố trong mô hình hồi quy
............................................................................................................................... 28
2.5.1. Sản lượng khai thác.......................................................................... 28

2.5.2.Chiều dài và công suất tàu ................................................................ 28
2.5.3. Tuổi tàu ............................................................................................ 28
2.5.4. Kinh nghiệm thuyền trưởng .............................................................. 28
2.5.5. Độ sâu đánh bắt ............................................................................... 29
2.5.6. Diện tích miệng lưới......................................................................... 29
2.5.7. Tốc độ dắt lưới ................................................................................. 29
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................30
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 30
3.1.1. Cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra ..................................................... 30
3.1.2. Tàu thuyền........................................................................................ 30
3.1.3. Ngư cụ.............................................................................................. 34
3.1.4. Trang bị hàng hải và khai thác......................................................... 36
3.1.5. Lao động .......................................................................................... 37
3.1.6. Độ sâu khai thác .............................................................................. 40
3.2. Kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang .................... 40
3.2.1. Chi phí cố định ................................................................................. 40
3.2.2. Chi phí biến đổi................................................................................ 42
3.2.3. Chi phí đầu tư .................................................................................. 50
3.2.4. Chi phí bảo hiểm trong năm ............................................................. 53


VI

3.2.5. Doanh thu trong năm ....................................................................... 53
3.2.6. Giá trị gia tăng (GTGT) trong năm .................................................. 54
3.2.7. Dòng tiền thu được (DTTĐ) trong năm ............................................ 54
3.2.8. Lợi nhuận khai thác (LNKT) trong năm ........................................... 54
3.2.9. Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI) ......................................... 55
3.3. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại

thành phố Nha Trang............................................................................................. 56
3.3.1. Xác định nhân tố và hàm hồi quy ..................................................... 56
3.3.2. Kiểm tra giả thuyết mô hình ............................................................. 56
3.3.3. Hồi quy mô hình ............................................................................... 59
3.3.4. Đánh giá sự phù hợp của mô hình [1, 4 và 18] ................................ 59
3.3.5. Đánh giá nhân tố quan trọng trong mô hình .................................... 59
3.4. Nhận thức của ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang về hoạt động khai thác thủy sản của họ ...................................................... 60
3.4.1. Sản lượng đánh bắt thời điểm hiện tại so với 5 năm trước ............... 60
3.4.2. Nguyên nhân làm cho hiệu quả đánh bắt thời gian gần đây giảm .... 60
3.4.3. Tiêu thụ sản phẩm hải sản................................................................ 61
3.4.4. Địa điểm tiêu thụ sản phẩm.............................................................. 61
3.4.5. Giải pháp của ngư dân nhằm tăng hiệu quả khai thác ..................... 62
3.4.6. Hình thức tổ chức sản xuất............................................................... 62
3.4.7. Nghề khai thác đảm bảo cho cuộc sống tương lai ............................ 63
3.4.8. Chuyển nghề khai thác sang loại hình, nghề khác ............................ 63
3.4.9. Cách quản lý nghề cá hiện nay......................................................... 64
3.4.10. Qui định Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ....... 64
3.4.11. Yếu tố cần quan tâm, chú trọng nhằm khai thác hiệu quả .............. 65


VII

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................................................66
1. Kết luận ............................................................................................................ 66
1.1. Tàu thuyền và trang thiết bị ................................................................ 66
1.2. Ngư cụ................................................................................................. 66
1.3. Thuyền viên ......................................................................................... 66
1.4. Ngư trường.......................................................................................... 66
1.5. Chi phí, doanh thu và hiệu quả sản xuất ............................................. 66

1.6. Kinh nghiệm thuyền trưởng ................................................................. 67
2. Đề xuất .............................................................................................................. 67
2.1. Tăng kích thước, công suất, tuổi thọ tàu và tăng cường trang thiết bị khai
thác, trang thiết bị an toàn cho tàu ........................................................................ 67
2.2. Tàu phải hoạt động đúng ngư trường, không vi phạm quy định về kích thước
mắt lưới ................................................................................................................. 67
2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn thuyền viên................................................... 67
2.4. Giảm chi phí, tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động khai thác ..................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................69
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72


VIII

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Tên viết tắt
ALMRV

Tên đầy đủ và nghĩa
Assessment of the Living Marine Resources in Vietnam –
Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển tại Việt Nam
Catch Per Unit Effort – Đơn vị cường lực khai thác

2

CPUE


3

CSHT

Cơ sở hạ tầng

4

Cs

Công suất tàu

5

CV

6

DEA

7

Ds

8

ĐLC

Độ lệch chuẩn


9

ĐVT

Đơn vị tính

10

FAO

Food and Agriculture Organization – Tổ chức nông lương

11

HP

Horse Power – Sức ngựa

12

Kn

Kinh nghiệm thuyền trưởng

13

L

14


OLS

15

PASW

16

PTTH

17

ROA

18

ROE

19

ROI

20

S

21

SPF


(tấn/cv/ngày, kg/tàu/ngày)

Cavalli Vapore (tiếng Ý) và Chevaux Vapeur (tiếng Pháp)
– Sức ngựa
Data Envelopement Analysis – Phân tích bao số liệu
Độ sâu

Chiều dài tàu
Ordinary Least Squares – Bình phương nhỏ nhất thông
thường
Predictive Analytics SoftWare – Phần mềm phân tích tiên
đoán
Phổ thông trung học
Return On total Assets (Tỷ suất thu nhập trên tài sản /suất
sinh lời của tài sản / tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản)
Return On Equity (Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu
(còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
Return On Investment /hay còn gọi là ROIC và ROTC
(Lãi suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư)
Diện tích miệng lưới
Stochastic Production Frontier


IX

Statistical Package for the Social Sciences – Gói thống kê

22

SPSS


23

SL

Sản lượng khai thác

24

TB

Trung bình

25

Tt

Tuổi tàu

26

V

Tốc độ dắt lưới

khoa học xã hội


X


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam phân theo nhóm công
suất, năm 2001÷2014 .............................................................................................. 14
Bảng 1.2: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam theo vùng biển, năm 2014..... 15
Bảng 1.3: Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam, năm 2014 .... 15
Bảng 1.4: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014 .............................. 16
Bảng 1.5: Sản lượng thuỷ sản khai thác ở Việt Nam, giai đoạn 2005÷2014.................... 17
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất thuỷ sản Việt Nam theo giá so sánh 2010, giai đoạn
2005÷2014 ................................................................................................................ 17
Bảng 1. 7: Lao động ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007÷2014.......... 18
Bảng 1.8: Sản lượng khai thác thủy sản tại các tỉnh Nam Trung Bộ, năm 2007÷2014..... 18
Bảng 1.9: Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Khánh Hòa, năm 2007÷2014 ............. 19
Bảng 1.10: Phân bố tàu thuyền nghề lưới kéo theo địa phương và nhóm công suất
tại tỉnh Khánh Hòa năm 2014................................................................................... 20
Bảng 1.11: Số lượng tàu cá làm nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang năm 2014
.................................................................................................................................. 20
Bảng 3.1: Số tàu thuyền làm nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, năm 2014 30
Bảng 3.2: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương..................................................... 30
Bảng 3.3: Phân nhóm chiều dài tàu .......................................................................... 31
Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và chiều dài tàu........................... 31
Bảng 3.5: Phân nhóm công suất tàu ......................................................................... 31
Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với công suất tàu......................... 32
Bảng 3.7: Phân nhóm tốc độ dắt lưới ....................................................................... 32
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với tốc độ dắt lưới....................... 33
Bảng 3.9: Phân nhóm tuổi của tàu ............................................................................ 33
Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với tuổi của tàu ......................... 34


XI


Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa chiều dài giềng phao với công suất tàu..................... 34
Bảng 3.12: Mối quan hệ giữa chiều dài giềng chì với công suất tàu........................ 34
Bảng 3.13: Mối quan hệ giữa kích thước mắt lưới với công suất tàu ...................... 35
Bảng 3.14: Diện tích miệng lưới .............................................................................. 35
Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác trong năm với diện tích miệng
lưới ............................................................................................................................ 36
Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa trang thiết bị hàng hải và khai thác với công suất tàu
.................................................................................................................................. 36
Bảng 3. 17: : Mối quan hệ giữa lao động với công suất tàu ..................................... 37
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa kinh nghiệm thuyền trưởng với công suất tàu .......... 37
Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với kinh nghiệm thuyền trưởng........ 38
Bảng 3.20: Trình độ chuyên môn của người lao động trên tàu cá............................ 38
Bảng 3.21: Trình độ học vấn của người lao động trên tàu cá................................... 39
Bảng 3.22: Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với độ sâu khai thác.................. 40
Bảng 3. 23: Mối quan hệ giữa chi phí cố định với công suất của tàu ...................... 40
Bảng 3. 24: Mối quan hệ giữa chi phí khấu hao tài sản cố định với công suất của tàu
.................................................................................................................................. 41
Bảng 3.25: Mối quan hệ giữa chi phí sửa chữa lớn với công suất cuả tàu ............... 41
Bảng 3.26: Mối quan hệ giữa chi phí biến đổi với công suất của tàu ...................... 42
Bảng 3.27: Mối quan hệ giữa chi phí chuyến biển với công suất của tàu ................ 49
Bảng 3.28: Mối quan hệ giữa chi phí đầu tư với công suất của tàu ......................... 50
Bảng 3.29: Mối quan hệ giữa đầu tư vỏ tàu với công suất của tàu .......................... 51
Bảng 3.30: Mối quan hệ giữa đầu tư máy tàu với công suất của tàu........................ 51
Bảng 3.31: Mối quan hệ giữa đầu tư thiết bị cơ khí với công suất của tàu .............. 52
Bảng 3.32: Mối quan hệ giữa đầu tư thiết bị hàng hải với công suất của tàu .......... 52


XII

Bảng 3.33: Mối quan hệ giữa đầu tư ngư cụ với công suất của tàu ......................... 52

Bảng 3.34: Mối quan hệ giữa chi phí bảo hiểm với công suất của tàu..................... 53
Bảng 3.35: Mối quan hệ giữa doanh thu với công suất của tàu................................ 53
Bảng 3.36: Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng với công suất của tàu ........................ 54
Bảng 3.37: Mối quan hệ giữa doanh thu thuần (DTT) với công suất của tàu .......... 54
Bảng 3.38: Mối quan hệ giữa lợi nhuận khai thác với công suất của tàu................. 55
Bảng 3.39: Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI) với công suất
của tàu ....................................................................................................................... 55
Bảng 3. 40: Ma trận tương quan các nhân tố............................................................ 57
Bảng 3.41: So sánh sản lượng khai thác thời điểm hiện tại với 5 năm trước đây .... 60
Bảng 3.42: Một số nguyên nhân có thể làm giảm sản lượng khai thác hiện tại so với
5 năm trước đây (theo nhận định của ngư dân) ........................................................ 60
Bảng 3.43: Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác của ngư dân .............................. 61
Bảng 3.44: Phương thức tiêu thụ sản phẩm khai thác của tàu cá ............................. 61
Bảng 3.45: Một số giải pháp nhằm để tăng hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ ............ 62
Bảng 3.46: Các hình thức tổ thức sản xuất của nghề lưới kéo ven bờ ..................... 63
Bảng 3.47: Nhận định của người dân về nghề lưới kéo ven bờ ............................... 63
Bảng 3.48: Phương hướng sản xuất của ngư dân đang tham gia nghề lưới kéo ven
bờ .............................................................................................................................. 63
Bảng 3.49: Đánh giá chung của ngư dân về công tác quản lý nghề cá của các cơ
quan Nhà nước.......................................................................................................... 64
Bảng 3.50: Mức độ tìm hiểu của ngư dân về các quy định của Nhà nước trong khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ............................................................................ 64
Bảng 3.51: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghề lưới kéo ven bờ ............. 65


XIII

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình các nhóm nhân tố tác động đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa................................................... 23

Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ............................................... 24


XIV

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế (sản lượng
khai thác) của tàu khai thác nghề lưới kéo ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa. Mô hình đề xuất bao gồm 7 biến độc lập giải thích cho sự biến động của sản
lượng khai thác. Phân tích hồi quy chỉ ra rằng sản lượng khai thác của tàu được giải
thích bởi các tác động từ kinh nghiệm thuyền trưởng, công suất tàu, vận tốc dắt lưới
và diện tích miệng lưới. Các biến khác không có ảnh hưởng đến sản lượng khai thác
của các tàu. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất rằng, để cải thiện sản lượng
khai thác của tàu, cần chú ý đặc biệt đến trình độ thuyền trưởng, công suất tàu, vận
tốc dắt lưới và diện tích miệng lưới.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng 100% tàu đều vi phạm quy định về kích
thước mắt lưới (qui định là 28mm, thực tế từ 12,34 đến 17,94mm). Trình độ học
vấn của người lao động còn thấp, số lượng lao động có học vấn ở mức cấp I chỉ
57,1%, cấp II là 35,8, cấp III trở lên chỉ 7%. Các chứng chỉ chuyên môn còn thiếu,
hầu hết là thiếu chứng chỉ máy trưởng chiếm 49,5%, tiếp đến là thiếu chứng chỉ
thuyền viên chiếm 35,9%. Lợi nhuận khai thác thác trong năm của tàu thấp, tầm 2,3
triệu đồng đối với nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 30CV đến 8,4 triệu đồng đối với
nhóm tàu từ 60CV đến dưới 90CV. Lãi suất sinh lời từ vốn đầu tư của chủ tàu rất
thấp, chỉ từ 2% đến 6,5%. So với nhiều ngành kinh tế khác thì đây là con số quá
khiêm tốn để quyết định đầu tư.


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Khánh Hòa là tỉnh thuộc Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển nghề khai
thác thủy sản, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, với bờ biển dài
khoảng 385km, hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ [16]. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở đây
nóng ấm quanh năm, bão và gió mùa ít ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con
ngư dân. Đó là những điều kiện tốt mà thiên nhiên ưu đãi cho các nghề khai thác thủy
sản nói chung, trong đó có nghề lưới kéo ven bờ nói riêng.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản những năm gần đây của tỉnh Khánh Hòa khá
ổn định, dao động trong khoảng trên 80 nghìn tấn (năm 2014 do điều kiện thuận lợi
sản lượng khai thác đạt trên 90 nghìn tấn [27]). Toàn tỉnh có 9.836 tàu cá, trong đó có
9.810 chiếc có gắn máy còn lại 20 chiếc không gắn máy (6/2014) [26]. Trong đó, số
lượng tàu cá đánh bắt xa bờ (≥ 90CV) chỉ khoảng 11,2%, còn lại khoảng 88,8% tổng
số tàu cá đánh bắt vừa và nhỏ hoạt động trong khu vực ven bờ, đã gây nên áp lực rất
lớn cho nguồn lợi thủy sản nơi đây, nhất là đội tàu lưới kéo có công suất nhỏ hoạt
động trong vùng nước ven bờ.
Nghề lưới kéo ở tỉnh Khánh Hòa được phát triển từ năm 1975, đó là thời điểm có
sự du nhập nghề từ Thái Lan do một số ngư dân ở Khánh Hòa đã học hỏi được từ ngư
dân nước bạn. Nghề lưới kéo đã phát triển khá nhanh chóng trong những năm đầu
thống nhất đất nước. Nghề lưới kéo đã là một trong những nghề khai thác thủy sản
quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, do sự phát triển tự phát, không được kiểm soát chặt
chẽ và khả năng quản lý kém hiệu quả nên đã dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực khai
thác, nhất là ở vùng biển ven bờ, làm cho tình trạng nguồn lợi thủy sản nơi đây bị đánh
bắt quá mức. Với số lượng tàu lưới kéo khá lớn, 1.001 chiếc, chiếm khoảng 10,2%
tổng số tàu cá khai thác thủy sản toàn tỉnh [26]. Trong đó, có trên 70% là tàu cá nhỏ
hoạt động ở vùng biển ven bờ, là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi thủy
sản từ đó dẫn đến sản lượng đánh bắt không như mong muốn.
Công tác quản lý tàu cá, quản lý vùng hoạt động của tàu trên biển chưa thực sự
hiệu quả đã gây ra hiện tượng tranh chấp ngư trường gay gắt giữa các nghề, tàu công
suất lớn vẫn ngang nhiên hoạt động vùng ven bờ. Các tàu thiếu đoàn kết, hỗ trợ nhau

trong hoạt động khai thác thủy sản nhằm giảm chi phí chuyến biển.
Hơn nữa, thời gian qua, giá cả nhiên liệu, vật tư và các chi phí phục vụ cho mỗi
chuyến biển liên tục tăng dẫn đến tàu hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, có khi phải
nằm bờ. Có những thời điểm toàn tỉnh Khánh Hòa có hàng nghìn tàu đánh cá nằm bờ,
hầu hết tàu cá làm ăn kém hiệu quả (Giá nhiên liệu chỉ mới giảm trong những tháng đầu
năm 2015 này).


2

Kết quả kinh tế (chỉ tiêu sản lượng hay doanh thu) luôn có ý nghĩa sống còn đối
với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ngành khai thác
thủy sản nói riêng. Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu càng quan trọng
hơn đối với ngành khai thác thủy sản vốn chứa đựng rất nhiều yếu tố tự nhiên không
thể kiểm soát. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tàu cá khai thác ven
bờ. Từ những lý do trên cho thấy, để duy trì hoạt động khai thác thủy sản của nghề
lưới kéo ven bờ theo đúng chủ trương của tỉnh Khánh Hòa “Khai thác bền vững”, đảm
bảo sinh kế cho những hộ ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ, việc nghiên cứu
“Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm duy trì và bảo vệ
nguồn lợi hải sản ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. M c tiêu chung
Tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả kinh tế
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2.2. M c tiêu c th"
- Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết một số nhân tố ảnh hưởng đến sản

lượng nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sản lượng khai thác góp phần nâng cao kết
quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những cơ sở lý luận, thực tiễn nào đã và đang sử dụng để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa?
- Thực trạng các khoản đầu tư, chi phí và hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ tại
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa?
- Doanh thu của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
- Làm thế nào để tăng doanh thu cho nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. &'i t)*ng nghiên c,u
Nghiên cứu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các hộ gia đình
đang sở hữu tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ (tàu lưới kéo có công suất nhỏ hơn
90CV).


3

4.2. Ph.m vi nghiên c,u
- Các hộ gia đình đang sở hữu tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ trong khu
vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Tìm ra các nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven
bờ tại khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp điều tra thống kê,
thống kê mô tả, thống kê phân tích, thống kê tổng hợp…Tiến hành phỏng vấn trực tiếp

tại các hộ ngư dân.
5.1. Ph)+ng pháp thu th0p d1 li3u
S' li3u th, c4p: thu thập và cập nhật tại các cơ quan ban ngành liên quan như
Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa; Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa; Cục Thống kê Khánh Hòa; Các websites của Bộ
Nông nghiệp phát triển nông thôn, tổng cục thống kê; Các tài liệu, giáo trình, bài báo
liên quan được công bố trong và ngoài nước.
S' li3u s+ c4p: được thu thập qua mẫu điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp
hộ ngư dân có tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
5.2. Ph)+ng pháp phân tích s' li3u
Xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng PASW Statistics 18,
Eview6 và Microsoft excel.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. V5 m6t lý lu0n
Kết quả nghiên cứu của luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ nói chung và tại thành phố Nha Trang
nói riêng. Đây là tiền đề giúp cho những nghiên cứu về các nghề khai thác thủy sản
khác trên phạm vi trong tỉnh cũng như cả nước.
6.2. V5 m6t th8c ti9n
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp cho ngư dân những thông tin khoa
học về nghề lưới kéo ven bờ. Qua đó ngư dân có thể vận dụng nhằm nâng cao kết quả
kinh tế cho nghề lưới kéo ven bờ.
Giúp các cơ quan quản lý nhà nước thấy được điểm yếu, điểm mạnh của nghề
lưới kéo ven bờ, từ đó có những cơ chế, chính sách quản lý, thúc đẩy nghề lưới kéo
ven bờ phát triển một cách bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 3 chương:




5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản
Kết quả kinh tế đầu tiên phải nói đến là lợi nhuận và là chỉ tiêu đánh giá chung
đối với ngành khai thác thủy sản cũng như mọi ngành sản xuất khác trong nền kinh tế
quốc dân. Ngoài ra, các chỉ số về doanh thu, chi phí cũng thường được xem xét để
đánh giá quy mô sản xuất. Chỉ số về vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng
cần được xem xét nhằm đánh giá khả năng đầu tư mở rộng của ngành sản xuất này.
Chỉ số về tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư được xem xét nhằm đánh giá tính
kết quả của đầu tư và qua đó cho thấy tầm quan trọng của vốn vay.
Ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam với đặc thù là nghề cá nhân dân, quy mô
nhỏ, cách thức tổ chức sản xuất rất không đồng đều, cách thức phân bổ thu nhập, chi
phí cũng hết sức khác nhau giữa các vùng miền, các nghề làm cho việc xác định kết
quả kinh tế gặp nhiều khó khăn. Với thực tế như vậy, việc xác định kết quả kinh tế của
nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
nói riêng cần thực hiện dựa trên số liệu điều tra theo các địa phương cụ thể cũng như
theo từng nhóm công suất cụ thể.
Mục đích của sản xuất là tạo ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần cho con người và xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo
ra những kết quả hữu ích ngày càng cao, sản xuất đạt mục tiêu và kết quả kinh tế khi
một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày càng lớn.
Kết quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra như
thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào. Như vậy kết quả
kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố
đầu ra trong quá trình sản xuất.

Bản chất của kết quả kinh tế là xác định các chi phí bỏ ra để tạo ra các kết quả
đạt được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được lợi nhuận cao trong
quá trình sản xuất. Điều đó chính là kết quả của lao động sản xuất, được xác định
thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị.
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định
những yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được trong
quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh giữa các
kết quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động


6

khai thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác thủy sản bao gồm: vốn
đầu tư cho tàu (vỏ tàu và máy tàu); vốn đầu tư cho ngư cụ và trang thiết bị; nhiên liệu
(dầu, xăng, nhớt); lương thực thực phẩm; lương thủy thủ; chất bảo quản sản phẩm sau
khai thác (đá cây, đá xoay); vốn bằng tiền khác như lãy vay, phí sửa chữa tàu, phí bảo
hiểm, đóng thuế Nhà nước… Kết quả đạt được chủ yếu là các sản phẩm thu được
trong hoạt động khai thác như cá, tôm, ghẹ, mực…
Tóm lại, xác định kết quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản là xác định
những chi phí bỏ ra cho những yếu tố đầu vào gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định;
chi phí nhiên liệu; chi phí tiền lương thủy thủ; chi phí bảo quản sản phẩm sau khai
thác; chi phí lương thực, thực phẩm; chi phí sửa chữa nhỏ; chi phí sửa chữa lớn; chi
phí bảo hiểm; chi phí thuế; chi phí lãi vay, đồng thời xác định kết quả thu được mà chủ
yếu là sản lượng khai thác hay doanh thu từ sản phẩm khai thác được. Cuối cùng việc
xác định lợi nhuận khai thác bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí cũng như sử dụng
những chỉ tiêu này để xác định tỷ suất sinh lời của hoạt động khai thác thủy sản mang
lại cao hay thấp.
Kết quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan bên ngoài như thời tiết, sự biến động trữ lượng cá, quá trình di cư của cá… do
vậy để xác định đúng và đủ cần phải tiến hành trong thời gian dài và nghiên cứu nhiều

nhiều tố cùng thời điểm.
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến kết quả kinh tế hoạt
động khai thác thủy sản chính là việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên tùy ngành nghề, phạm vị hoạt động mà
yếu tố đầu ra hay kết quả của hoạt động khai thác thủy sản có sự thay đổi. Chẳng hạn
đối với nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thì việc xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của nó chính là việc xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác được vì sản lượng khai thác tăng dẫn đến doanh
thu tăng mà doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo.
Trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận hoặc doanh thu
hoạt động khai thác nghề lưới kéo ven bờ mà chỉ đề cập đến sản lượng khai thác của
nghề lưới kéo ven bờ là vì:
- Thời gian nghiên cứu ngắn nên hầu như không có sự biến động về giá của sản
phẩm khai thác được từ nghề lưới kéo ven bờ cũng như giá các chi phí nhiên liệu,
lương thực thực phẩm,…
- Nguồn nhân lực hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang chủ
yếu tại địa phương nên cũng không có sự biến động về chi phí tiền lương thủy thủ.


7

- Tàu khai thác ngư trường ven bờ, sản phẩm khai thác được chỉ bán tại địa
phương, tiêu thụ tại địa phương nên hầu như không có sự biến động về giá sản phẩm.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác thủy sản
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào xác định kết quả
kinh tế hoạt động khai thác nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, nên tác giả
tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức
độ biến động của doanh thu và mức độ biến động của chi phí. Từ cơ sở trên các chỉ
tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ được trình bày
trong luận văn này bao gồm:

- Doanh thu hoạt động khai thác (có thể là tiền hoặc sản lượng hải sản)
- Chi phí hoạt động khai thác.
- Lợi nhuận khai thác và tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư.
1.2.1. Doanh thu ho.t :;ng khai thác
Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham
gia hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy
sản. Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và
trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và nghề lưới kéo nói riêng
không bao gồm phần thu nhập do cá nhân thủy thủ làm thêm trong quá trình tham gia
đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác được chia cho các thủy
thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng được hiểu là doanh thu
thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phí trả cho các nậu vựa giúp chủ tàu bán sản
phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản phẩm và các khoản
giảm trừ doanh thu khác. Doanh thu khai thác có được chính từ sản lượng khai thác
sau đó đem bán trên thị trường.
1.2.2. Chi phí ho.t :;ng khai thác
Chi phí hoạt động khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động
khai thác thủy sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong
lĩnh vực khai thác thủy sản, chi phí có thể được phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí
biến đổi (chi phí cho chuyến biển và chi phí tiền lương).
Để làm rõ các khoản mục chi phí trong khai thác thủy sản, ta tiến hành phân
loại chi phí khai thác như sau:
- Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến
đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường do chủ tàu
gánh chịu và được bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi phí
cố định trong lĩnh vực khai thác thủy sản bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa
lớn, chi phí lãi vay, thuế phải nộp nhà nước.


8


+ Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố
định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật … Chi phí
khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Đối
với nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới kéo nói riêng, chi phí khấu hao bao
gồm các khoản khấu hao: vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết
bị bảo quản, thiết bị khác.
+ Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí sửa chữa phục hồi, thay thế những
bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Những khoản chi
phí này chủ yếu phát sinh trong khi tàu ngưng hoạt động và bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ
tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu.
+ Chi phí lãi vay (chi phí cơ hội): Là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài
hạn. Ngư dân thường được vay vốn đầu tư cho tài sản cố định, nên các khoản vốn vay này
thường là vay dài hạn, do vậy các khoản chi phí lãi vay được xem là chi phí cố định.
+ Thuế phải nộp nhà nước: Là những khoản đóng góp ngân sách nhà nước, bao
gồm: thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản thuế trên
đối với hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu là thuế khoán, ngư dân thường đóng một
khoản nhất định cho dù hoạt động khai thác có thay đổi.
- Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến
động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình hoạt động và
bằng 0 khi tàu không tham gia khai thác. Trong khai thác thủy sản nghề lưới kéo ven
bờ, chi phí biến đổi bao gồm chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương.
+ Chi phí chuyến biển: Trong khai thác thủy sản chi phí chuyến biển thường
được tính bằng khoản chi phí bỏ ra để mua nhiên liệu, bảo quản, lương thực, các chi
phí sửa chữa nhỏ tàu…chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia lương
cho thủy thủ. Chi phí chuyến biển bao gồm: Chi phí nhiên liệu như chi phí dầu diesel,
nhớt phục vụ cho hoạt động của máy tàu; Chi phí bảo quản: chủ yếu chi phí mua đá,
muối dùng để bảo quản sản phẩm khai thác; Chi phí lương thực, thực phẩm gồm
những chi phí phục vụ ăn uống trong quá trình khai thác; Các loại phí phải trả và chi
phí khác bao gồm phí neo đậu tàu thuyền, phí cập cảng thực hiện một số dịch vụ hậu

cần trước khi ra khơi và một số khoản phí khác; Chi phí sửa chữa nhỏ gồm những
khoản chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị trên tàu phát sinh trong khi tàu đang
hoạt động khai thác thủy sản. Chi phí này thường nhỏ và xảy ra thường xuyên và được
tính vào chi phí của chuyến biển.
+ Chi phí tiền lương: Là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho thuỷ thủ tham
gia khai thác. Trong hoạt động khai thác thủy sản tại Việt Nam, chi phí tiền lương
được chi trả bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với nghề lưới kéo ven bờ thì


9

chi phí này chủ yếu được chi trả bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu trừ chi phí biến
đổi chưa có lương (chi phí nhiên liệu, chi phí bảo quản, chi phí lương thực, chi phí sửa
chữa nhỏ và chi phí khác) hoặc doanh thu trừ tổng chi phí hoạt động (chi phí biến đổi
chưa có lương và chi phí sửa chữa lớn tàu). Do chủ tàu thuê lao động thường không có
hợp đồng lao động, không đăng ký lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(UBND xã phường, đồn biên phòng), nên không đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho ngư dân, do vậy, chi phí tiền lương không bao gồm các khoản trích trên.
1.2.3. L*i nhu0n khai thác và t< su4t sinh l>i t@ tAng v'n :Bu t)
Lợi nhuận khai thác được tính như sau:
Giá trị gia tăng

=

Doanh thu - Biến phí

(1.1)

(Biến phí bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí bảo quản, chi phí lương thực và thực
phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, các chi phí khác và chi phí tiền lương ).

Dòng tiền thu được

=

Lợi nhuận khai thác

=

Giá trị gia tăng – chi phí sữa chữa lớn – chi phí bảo hiểm, thuế (1.2)
Dòng tiền thu được - Chi phí KHTSCĐ - Chi phí lãi vay

(1.3)

(Chi phí lãi vay hay còn gọi là chi phí cơ hội)
T< su4t sinh l>i t@ tAng v'n :Bu t) (ROI)
Để xem xét đồng vốn bỏ ra đầu tư nghề lưới kéo ven bờ tại Nha Trang có thu về
lợi nhuận không, lợi nhuận như thế nào ta có thể xem xét vài tỷ số như ROE, ROA hay
ROI…
ROE-Return On Equity (Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu). ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu.
ROA- Return on total assets (Tỷ suất thu nhập trên tài sản /suất sinh lời của tài
sản / tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) = Lãi ròng / Tổng tài sản.
Khi tính toán ROE và ROA mà cao thì càng tốt. Tuy nhiên chỉ số ROE, ROA
càng cao thì mức độ nguy hiểm sẽ càng tăng. Do vậy để biết chính xác, đầu tư an toàn
ta nên tính toán, xem xét thông qua ROI.
ROI- Return On Investment /hay còn gọi là ROIC và ROTC (Tỷ suất sinh lời từ
tổng vốn đầu tư) = (Lãi ròng + Lãi vay sau thuế) / Tổng tài sản hoặc ROI = (Lãi ròng +
Lãi vay x ( 1- Thuế suất)) / Tổng tài sản hoặc ROI = [(Lãi trước thuế + Lãi vay) x (1 –
Thuế suất)] / Tổng tài sản. ROI được định nghĩa đơn giản, nó là một công cụ tài chính
để tính hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư khi lựa chọn đầu tư.

1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.3.1. Các nghiên c,u trong n)Cc
Tại Việt nam, các cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định nguồn lợi
và đa dạng sinh học biển. Pha 1 của dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển (ALMRV)
được thực hiện từ năm 1996, đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu có giá trị về sinh học


×