Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài giảng cao học đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới của cách mạng miền nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 20 trang )

Chuyên đề 6:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI CỦA CÁCH MẠNG MIỀN NAM
- Giang viên phụ trách: Tiến sĩ Lê Văn Mạnh
- Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này chưa có trong chương trình đào tạo
bậc cử nhân, với tư cách một bài giảng hoàn chỉnh, chỉ có một phần “Sự vận
dụng đường lối cách DTDCND của Đảng trong điều kiện mới của cách mạng
miền Nam sau năm 1954”. Trong phần này cũng chỉ giới thiệu những nội
dung rất cơ bản mang tính khái quát.
- Mục tiêu của chuyên đề: Trang bị cho người học những kiến thức cơ
bản, hệ thống, chuyên sâu về quá trình vân dụng đường lối CMDTDCND
được Đảng ta hoàn chỉnh tại Đại hội II (1951) vào điều kiện mới của cách
mạng miền Nam, với kẻ thù là đế quốc Mĩ- tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực
kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới. Người học sẽ nắm được quá trình rất khó
khăn, cam go trong phát triển nhận thức, từng bước xác định đường lối kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước của Đảng ta.
- Yêu cầu đối với người học: Trên cơ sở những nội dung được giới
thiêu, người học phải tìm đọc tài liệu (đã giới thiêu) để hiểu sâu sắc và nắm
chắc kiến thức xung quanh chuyên đề này.
- Nội dung của chuyên đề:
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta đã giành thắng lợi, kết thúc bằng
chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
Theo đó, miền Bắc được giải phóng, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử
trong cả nước để thống nhất nước nhà. Nhưng, đế quốc Mĩ với mưu đồ bá chủ
thế giới đã thế chân Pháp, áp dụng chính sách xâm lược miền Nam Việt Nam
theo lối chủ nghĩa thực dân kiểu mới rất thâm độc, chúng dựng lên chính
quyền tai sai Ngô Đình Diệm, ngang nhiên phá hoại Hiệp định. Cách mạng
Việt Nam một lần nữa đứng trước những khó khăn, thách thức mới đầy cam



2
go. Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước.
1. Hoàn cảnh lịch sử cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954)
Hai năm sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954 – 7/1956), Mỹ và Pháp đã vật
lộn, giành giật miền Nam Việt Nam. Pháp suy yếu và chính sách thực dân cũ
đã lỗi thời; tính chất xâm lược trắng trợn và bị phơi trần, bị nhân dân thế giới
lên án, phản đối. Mỹ trước đây (1945) nhường Đông Dương cho Pháp nhằm
co kéo Pháp làm đồng minh, chống lại phong trào XHCN (Do Liên Xô đứng
đầu), nhưng nay Mỹ thấy rằng, Pháp không đủ sức duy trì sự thống trị Đông
dương nữa và Mỹ sẽ áp dụng chính sách thực dân mới, che đậy tính chất xâm
lược. Điều Mỹ lo lắng nhất là, nếu để miền Nam lọt vào tay cộng sản thì sẽ
dẫn đến hiện tượng “đô mi nô”, tức là hàng loạt nước ở khu vực này sẽ bị ảnh
hưởng hoặc đi theo CNCS. Ngày 2-8-1954, Đa-lét tuyên bố: Vấn đề quan
trọng hiện nay là phải cướp lấy cơ hội thuận lợi trong tương lai, đừng để cho
thất bại ở Bắc Việt Nam dẫn đến một sự phát triển của CNCS ở Đông Nam Á
và Tây Thái Bình dương.
Thực hiện âm mưu này, Mỹ chủ trương dựng lên chính quyền tay sai
thân Mỹ, thực hiện chính sách “đả thực” và “bài phong”. “Đả thực” là hất
cẳng Pháp, “bài phong” là gạt bọn tay sai của Pháp trong giai cấp địa chủ,
phong kiến. Số còn lại sẽ phải cúi đầu chịu phục tùng Mỹ. Ngày 16-6-1954,
Mỹ ép Pháp và Bảo Đại buộc Thủ tướng Bửu Lộc (tay sai của Pháp) từ chức
và bổ nhiệm Ngô Đình Diệm (do Mỹ đưa từ Mỹ trở về) lên làm Thủ tướng.
Bảo Đại viết hồi ký: Ngày 16/6/1954, sau khi gặp và trao đổi với Đa-lét, tôi
gọi Ngô Đình Diệm đến biệt thự của tôi ở Cau và trao cho y chiếc ghế thủ
tướng. Ngày 7 tháng 7 năm 1954, nội các thân Mỹ được thành lập (Thủ tướng
Diệm kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Ngày 8-8-1954, Hội đồng An ninh
Quốc gia Mỹ (NSC) do Tổng thống Aixenhao chủ trì đã ra quyết định số
5429/2 chính thức hất cẳng Pháp với bốn nội dung cơ bản sau:
1. Mỹ trực tiếp viện trợ cho Nguỵ quyền Sài Gòn không qua tay Pháp.



3
2. Khoản 400 triệu USD kế hoạch viện trợ trong năm 1954 cho Pháp nay Pháp
chỉ được nhận 100 triệu USD (đã nhận), 300 triệu USD còn lại viện trợ thẳng cho
Diệm.
3. Buộc Pháp phải nhanh chóng rút hết quân ở MNVN và phải ủng hộ
Diệm.
4. Loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu đời của Pháp.
P. Ê-ly, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, và là Tổng Tư lệnh quân đội viễn
chinh Pháp xin từ chức. Bởi P. Ê-ly nhận thức được rằng: Mọi cố gắng của
ông ta chỉ là vô ích. P. Ê-ly thừa nhận, Mỹ đã sử dụng đòn quyết định là đô la
để hất cẳng Pháp. Ngày 9-10-1954, Diệm cách chức Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Văn Hinh, tay sai của Pháp. Hinh bị trục xuất sang Pháp cùng một
loạt tướng tá thân Pháp khác. Tất cả lực lượng tay sai của Pháp còn lại tập
hợp trong một tổ chức gọi là: “Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia” bao
gồm ba thành phần chủ yếu là Cao đài, Hoà Hảo và Bình Xuyên nổi lên
chống Diệm.
Được Mỹ hậu thuẫn, Diệm thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tấn
công vào lực lượng này: Cắt mọi khoản phụ cấp mà Pháp dành cho lực lượng
này; ra sắc lện đóng cửa sòng bạc kim Chung và Đại Thế giới - nguồn thu chủ
yếu của các giáo phái thân Pháp; cách chức Tổng giám đốc Cảnh sát thân
Pháp Lại Văn Sang; dùng quân sự tiến công quân đội Bình Xuyên và chiếm
Sở Cảnh sát Quốc gia do Bình Xuyên nắm giữ; bắt giam Nguyễn Văn Vỹ Tổng chỉ huy mới do Bảo Đại cử ra. Truy quét quân đội Bình Xuyên và tiến
công tiếp quân đội cuả Hoà Hảo bằng nhiều chiến dịch: Hoàng Diệu (101955), Đinh Tiên Hoàng (12-1955), Nguyễn Huệ (5-1956), bắt tướng Hoà
Hảo Ba Cụt (Lê Quang Vinh); dụ hàng tướng Hoà Hảo Năm Lửa (Trần Văn
Soái), hai tướng của Cao Đài Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương.
Đến tháng 5- 1956, căn bản kết thúc cuộc giành giật giữa Pháp và Mỹ,
phần thắng thuộc về Mỹ, Diệm. Ngay sau khi nắm được quân đội và công an,
ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố: Không có hiệp thương tổng tuyển cử. Tháng



4
10- 1955, Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê quân đội của
Diệm để phế truất Bảo Đại, Diệm lên làm Tổng thống.
Đến tháng 7 năm 1955, quân nguỵ tay sai Mỹ đã lên tới 10 sư đoàn bộ
binh và hàng chục trung đoàn độc lập. Hệ thống cố vấn Mỹ được cắm sâu vào
bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền. Sau khi độc chiếm Đông Dương, Mỹ - Nguỵ
hướng mũi nhọn đàn áp về phía cách mạng. Chúng đàn áp trắng trợn, dã man
các cuộc đấu tranh của quần chúng đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Kết hợp
thẳng tay đàn áp với mua chuộc, dụ hàng của Diệm đã làm các cơ sở cách
mạng của ta ở nhiều địa phương bị tan vỡ. Số cơ sở còn lại phải rút vào hoạt
động bí mật, bất hợp pháp. Cách mạng miền Nam lâm vào khó khăn. Cùng
với các chính sách và biện pháp tương tự như ở miền Nam, Mỹ dựng lên
chính quyền tay sai thân Mỹ ở Lào, Campuchia.
1.1. Tình hình quốc tế
1.1.1. Thuận lợi
Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1955), lớn mạnh không
ngừng cùng với hệ thống XHCN. Năm 1953 Liên Xô sản xuất được vũ khí
khinh khí, đến tháng 10 năm 1957, sản xuất được tên lửa vượt đại châu, đã
phá vỡ tình trạng Mỹ là nước duy nhất sản xuất được loại vũ khí này. Các tên
lửa tầm trung mà Mỹ bố trí ở các nước đồng minh của Mỹ ở gần Liên Xô đã
trở nên kém hiệu quả, giảm tác dụng, nước Mỹ không còn an toàn nữa. Chiến
lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của Ai-xen-hao bị đảo lộn. Trong khi đó, hàng
loạt sự kiện quốc tế khác đang gây bất lợi cho CNĐQ do Mỹ đứng đầu:
- Xu hướng li tâm khỏi Mỹ của các nước Tây Âu do Đờ-Gôn khởi
xướng đang phát triển.
- Các nước XHCN ở Đông Âu dưới sự giúp đỡ của Liên Xô đang trên
đà phát triển mạnh.
- Trung Quốc tuyên bố hoàn thành kế hoạch 5 năm 1953 – 1957 đạt

nhiều thành tựu lớn.
- Tháng 5- 1955, Tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời, tạo đối trọng với
khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO).


5
- Tháng 10 năm 1956 cuộc khủng hoảng ở Ba Lan và Hunggari được
giải quyết.
- Tháng 11 năm 1957, Hội nghị 64 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở
Mac-xcơ-va ra tuyên bố hoà bình, củng cố đoàn kết trong hệ thống XHCN và
phong trào công nhân quốc tế.
- Tháng 12 năm 1953 Ấn Độ nhận viện trợ của Liên Xô, sau đó từ chối
nhận viện trợ quân sự của Mỹ và ra tuyên bố thu hồi 4 thành phố thuộc địa
của Pháp mà Mỹ đang có ý định thay thế.
- Có sức lan toả của chiến thắng Điện Biên phủ, tháng 8 năm 1954, Mặt
trận giải phóng dân tộc An-giê-ri phát động khởi nghĩa và chiến tranh du kích,
Pháp đưa 400.000 quân viễn chinh sang đàn áp nhưng chịu thất bại. Tháng 3
năm 1957 Pháp buộc phải ký Hiệp định Eviăng và rút quân khỏi An-giê-ri.
- Tháng 3 năm 1957, Ga-ma, nước châu Phi đầu tiên tuyên bố độc lập.
Ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba giành thắng lợi trong cả nước, tháng 5 năm
1960 tuyên bố đứng vào hệ thống các nước XHCN.
Phong trào độc lập dân tộc và xu hướng lên CNXH phát triển mạnh mẽ
trên tất cả các châu lục làm phân tán lực lượng của CNĐQ, tăng sức cổ vũ cho
CMMN, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp CMXHCN.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, phong trào trung lập phát
triển trong các nước dân tộc chủ nghĩa do giai cấp tư sản lãnh đạo. Khối trung
lập châu Á gồm các nước Ấn Độ, Xri-lan-ca, In-đô-nê-xi-a, Miến Điện và
Pakistan tuyên bố thành lập, họp ở Cô-lôm-bô lên tiếng đòi Mỹ đình chiến ở
Đông Dương, đòi cấm vũ khí nguyên tử và lên án chủ nghĩa thực dân. Tháng
12 năm 1954, khối này họp mở rộng ra 29 nước Á, Phi tham gia. Hội nghị này

ra tuyên bố 10 nguyên tắc hoà bình.
1.1.2. Khó khăn
Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ tiến hành hàng loạt các
biện pháp để củng cố vai trò siêu cường số một của mình. Mỹ từng bước hất
cẳng đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan để chiếm lấy thuộc địa của các
nước này, mở rộng thị trường, ngăn ngừa sự phát triển của CNCS; Lập hệ


6
thống tiền tệ, lấy đồng đô la làm trụ cột; Chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí
nguyên tử làm cho Liên Xô suy yếu do phải chạy theo Mỹ; Xuất khẩu mạnh
vũ khí, tập hợp đồng minh, lập ra các tổ chức kinh tế, tài chính, quân sự khiến
các nước đế quốc khác lệ thuộc vào Mỹ. Ở Đông Dương, Mỹ tổ chức ra Hiệp
ước Đông Nam Á (SEATO), đặt MNVN, Lào, Cam-pu-chia trong ô bảo hộ
của Mỹ, ngăn chặn CNCS tràn qua vĩ tuyến 17 và phát triển ở khu vực này.
Trong khoảng 10 năm sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã thiết lập
được sự thống trị đối với Tây Âu, Nhật Bản và hầu như toàn bộ thế giới tư
bản. Mỹ nung nấu tham vọng về một “Đại thế kỷ Mỹ”.
Trong thời gian này xuất hiện sự bất hoà trong phong trào cộng sản
quốc tế và hệ thống XHCN (vào những năm cuối thập kỷ 50). Nổi lên quyết
liệt nhất là mâu thuẫn giữa Liên Xô với Trung Quốc (hai nước lớn trong hệ
thống XHCN và có vai trò giúp đỡ to lớn nếu chiến tranh Việt Nam - Mỹ xảy
ra)
Trong các điểm nóng trên thế giới, Mỹ chọn Việt Nam là trọng điểm vì:
Việt Nam đang là một điểm sáng trong phong trào đấu tranh giành độc lập
dân tộc; Mỹ có nhiều lợi ích chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế,…do
đó Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử. Thắng ở Việt Nam, Mỹ hy vọng
sẽ dẹp được phong trào độc lập dân tộc trên thế giới, ngăn chặn có hiệu quả
phong trào cộng sản chủ nghĩa.
Trước tiềm lực kinh tế, quân sự rất mạnh của Mỹ, nhiều nước trên thế

giới mang tâm lý phổ biến là sợ Mỹ, phục Mỹ. Theo họ, Việt Nam sẽ nhanh
chóng bị sức mạnh Mỹ đè bẹp.
Bối cảnh thế giới trên, đặt cho Đảng ta vấn đề: Làm thế nào để tranh
thủ đến mức cao nhất chỗ mạnh của ba dòng thác cách mạng? Làm sao để
tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, hạn chế các nhân tố tiêu cực,
…, ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
1.2. Tình hình trong nước
Thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân kiểu cũ 96 năm đã chịu thất bại,
đây là tiền đề thuận lợi để ta giành thắng lợi trước chủ nghĩa thực dân kiểu


7
mới của Mỹ. Nhưng con đường dẫn đến thắng lợi chưa có sẵn. Đối tượng( kẻ
thù) mới của cách mạng Việt Nam là đế quốc Mỹ, có tiềm lực kinh tế, quân
sự lớn hơn tất cả các đế quốc khác trên thế giới cộng lại. Mỹ là nước có nền
kinh tế lớn và phát triển lớn nhất thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II,
chiếm non nửa tổng sản phẩm của thế giới. Năm 1960 = 510 tỷ USD, 1968 =
830 tỷ USD, 1975 = 1.600 tỷ USD. So sánh trên một số mặt như sau: Tổng
sản phẩm xã hội hơn Việt Nam 325 lần, đường bộ 505 lần, một số mặt khác
gấp Việt Nam trên dưới một ngàn lần).
1.2.1. Thuận lợi cơ bản của ta
- Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với thời kỳ 1945 – 1954.
- Quyền làm chủ thuộc về nhân dân, có Đảng lãnh đạo, khí thế cách
mạng của cả nước đang lên cao
- Có điều kiện quốc tế thuận lợi
1.2.2. Khó khăn cơ bản của ta
- Lực lượng cách mạng tại chỗ của miền Nam mỏng, phải rút vào hoạt
động bí mật và ở thế giữ gìn lực lượng.
- Miền Bắc được giải phóng nhưng chưa được củng cố để trở thành hậu
phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam.

- Hậu quả xã hội thuộc địa, phong kiến và sự tàn phá sau 9 năm chiến
tranh chống Pháp rất nặng nề.
- Nền kinh tế miền Bắc là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, trình
độ sản xuất thấp kém.
- Đảng chưa chuyển biến kịp về tổ chức, đường lối, do hạn chế về nhận
thức trước sự chuyển biến giai đoạn cách mạng.
- Trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về lý luận cách
mạng còn thấp, lại chưa được trang bị một cách cơ bản, có hệ thống.
- Đảng, Nhà nước lúng túng và có nhiều hạn chế trong cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư nhân. Hữu khuynh trước những hành động chống đối
của các phần tử chống con đường đi lên CNXH…


8
Những khó khăn của cách mạng rất nghiêm trọng, đòi hỏi bản lĩnh của
Đảng phải rất cao mới có thể vượt qua được. Hàng loạt vấn đề đặt ra cho
Đảng: Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH ngay hay chờ miền Nam? Miền Nam
có trường kỳ mai phục, chờ thời, chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục cuộc
CMDTDCND tiến lên giải phóng hoàn toàn? Cách mạng Việt Nam nói
chung, cách mạng miền Nam nói riêng tiến lên bằng con đường thi đua hoà
bình hay con đường bạo lực? Con đường để giải phóng miền Nam như thế
nào để giữ được hoà bình ở miền Bắc, không để chiến tranh lan ra khu vực
hoặc chiến tranh thế giới? Miền Bắc phải xây dựng và củng cố quốc phòng
như thế nào để vừa bảo vệ được miền Bắc, vừa trở thành hậu phương lớn chi
viện cho miền Nam tiến hành chiến tranh giải phóng?
2. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam
trong điều kiện mới
2.1. Quá trình hình thành đường lối
2.1.1. Quá trình tìm tòi đầu tiên
Quá trình tìm tòi, thử nghiệm diễn ra hết sức công phu, gian khổ với sự

đầu tư trí tuệ cao nhất. Báo cáo của Bộ Chính tri tại Hội nghị Trung ương 9
-khóa II đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong hệ thống tổ chức của Đảng,
một số nội dung về công tác xây dựng Đảng…Bộ Chính trị nhấn mạnh một số
nội dung cơ bản: Đề cao hơn nữa nguyên tắc lãnh đạo tập thể, chống sùng bái
cá nhân. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; Sự liên hệ không được mật
thiết giữa TW Đảng với toàn Đảng và quần chúng do dân chủ nội bộ chưa
được phát huy, tác phong làm việc quan liêu, xa rời thực tế; chưa làm tốt phê
bình và tự phê bình; Công tác tổ chức của Trung ương không tiến kịp yêu cầu
của sự lãnh đạo chính trị.
Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 8, 9- 6- 1956 đã phân tích về tình hình
miền Nam: Mỹ - Diệm và tay sai tiếp tục hất cẳng Pháp, làm xuất hiện mâu
thuẫn giữa Mỹ với Pháp. Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới thông qua
chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Sau khi chỉ ra tính chất và mâu thuẫn
của xã hội miền Nam, Bộ Chính tri kiểm điểm, Đảng lãnh đạo đối với miền


9
Nam không có hệ thống; không kịp thời, thiếu cụ thể; không sắc bén; không
có chính sách cụ thể đối với miền Nam;
Trên cơ sở đường lối, phương châm chung, Đảng đã chỉ ra những vấn
đề cơ bản của cách mạng miền Nam. Tuy nhiên, vẫn thiên theo hướng sử
dụng phương pháp hoà bình, thông qua tổng tuyển cử, Cụ thể:
- Tính chất cuộc cách mạng: Dân tộc và dân chủ
- Mục tiêu: Thực hiện thống nhất Việt Nam bằng hiệp thương tổng
tuyển cử.
- Nhiệm vụ: Phản đế và phản phong
- Phương pháp cách mạng: Đấu tranh và chủ trương thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình là đúng. Tin
tưởng chủ trương của ta có thể thực hiện được.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp.

- Đấu tranh chính trị là chủ yếu, có vũ trang tự vệ trong những trường
hợp nhất định, nhưng phải có sự lãnh đạo của Đảng.
- Củng cố Đảng bộ miền Nam là một trọng tâm công tác, có tính chất
quyết định trong phong trào đấu tranh hiện nay ở miền Nam
Tháng 7- 1956, Đảng khẳng định: Hiệp thương tổng tuyển cử sẽ không
thực hiện đúng kỳ hạn, ta tiếp tục đấu tranh đang và sẽ gặp khó khăn lớn do
Diệm không thừa nhận Hiệp định Giơ-ne-vơ và thái độ trốn tránh trách nhiệm
của Pháp. Vì vậy, Đường lối chung, nhiệm vụ chung là “Ra sức đoàn kết tập
hợp lực lượng toàn dân (củng cố miền Bắc, giữ vững và phát triển lực lượng ở
miền Nam) đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới chống đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai, kiên quyết đấu tranh, tiếp tục thực hiện Hiệp định
Giơ-ne-vơ, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc
lập, dân chủ bằng phương pháp hòa bình. Yêu cầu: nắm vững phương pháp
hòa bình nhưng phải chuẩn bị ứng phó với tình thế địch đang ra sức phá hoại
Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta càng phải ra sức đấu tranh giữ vững Hiệp định ấy.
Điện của Trung ương gửi Xứ ủy Nam Bộ ngày 1- 8- 1956: “Trung
ương không có đủ tài liệu làm cơ sở để nhận định một cách đầy đủ. Đề nghị


10
Xứ ủy cố gắng cung cấp cho Trung ương. Đến Nghị quyết Trung ương 10khóa II (mở rộng). Mặc dù kẻ thù đã trắng trợn xé toạc Hiệp định Giơnevơ,
không thực hiện hiệp thương ttổng tuyển cử nhưng tại Hội nghị Trung ương
này, bên cạnh các chủ trương về xây dựng, củng cố miền Bắc, Đảng ta vẫn hi
vọng khả năng hoà bình để thống nhất đất nước. Cụ thể:
- Ra sức củng cố miền Bắc -> cơ sở đấu tranh thống nhất nước nhà
- Ra sức giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam
- Ra sức khôi phục và phát triển quan hệ Bắc – Nam
- Tăng cường đấu tranh đòi thi hành Hiệp định.
Tháng 8- 1956, Xứ uỷ Nam Bộ căn cứ vào tình hình thực tiễn miền
Nam, đề ra đường lối cách mạng miền Nam (Đề cương cách mạng miền

Nam). Bản đề cương cách mạng miền Nam thể hiện sự phát triển nhận thức
của Xứ uỷ Nam Bộ với một số nội dung cơ bản sau: Hình thành tư tưởng
đường lối hai chiến lược, “Cách mạng miền Nam không những là cùng với
toàn quốc tranh đấu thực hiện mục đích chung của toàn quốc mà còn phải đấu
tranh để thực hiện mục đích riêng của mình, tức là tranh đấu tự giải phóng ra
khỏi chính quyền đế quốc, phong kiến Mỹ - Diệm, “Hai mục đích ấy dính
chặt với nhau làm một”; Nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chính
sách độc tài , phát xít của Mỹ - Diệm để tự cứu mình. Tư tưởng nổi bật của
Đề cương cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng bằng hình thức
đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Đề cương cách mạng miền Nam nêu ra bốn bài học kinh nghiệm: Xây
dựng lực lượng đủ mạnh để đón thời cơ; Phải có một đảng cách mạng đứng
vững trên lập trường giai cấp công nhân và nhân dân lao động, theo chủ nghĩa
Mác – Lênin lãnh đạo; Phải xây dựng khối liên minh công – nông sâu rộng,
vững chắc; Phải xây dựng củng cố, phát triển …..dân tộc; Phải biết khai thác
những mâu thuẫn nội bộ địch.
2.1.2. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 –
Khoá II (mở rộng) tháng 1-1959


11
Về xác định kẻ thù, Trung ương chỉ rõ, Mỹ - Diệm là kẻ thù chính của
nhân dân ta, quân đội chúng xây dựng có thể có một phần kỹ thuật, nhưng
tinh thần thấp kém, sợ chiến tranh, sợ phải đánh với quân đội ta. Tính chất xã
hội miền Nam là xã hội thuộc địa kiểu mới của Mỹ kết hợp với phong kiến
quan liêu phản động nhất và tư sản mại bản thân Mỹ. “Chính quyền miền
Nam là một chính quyền đế quốc xâm lược và phong kiến độc tài hiếu chiến”.
Xã hội miền Nam có các mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa một bên là đế
quốc Mỹ, tập đoàn phong kiến và tư sản mại bản với một bên là dân tộc Việt
Nam. Đây là mâu thuẫn chủ yếu. mâu thuẫn đấu tranh giữa con đường CNXH

với CNTB ở miền Bắc. Ngoài ra, Trung ương còn chỉ ra những mâu thuẫn trong nội
bộ kẻ thù: mâu thuẫn giữa địa chủ, tư sản mại bản quan liêu thân Mỹ có địa vị
nhưng không có thực quyền với Gia đình trị Ngô Đình Diệm; Các tay chân khác của
Mỹ với Gia đình trị Ngô Đình Diệm; mâu thuẫn giữa Mỹ với kiểu Gia đình trị
của Ngô Đình Diệm. mâu thuẫn giữa bộ máy hành chính với quân đội , quân đội với
cảnh sát; mâu thuẫn giữa sự phồn vinh giả tạo với sự căm hờn bực tức , bất bình của
các tầng lớp nhân dân miền Nam. Do đó, đối tượng của cách mạng miền Nam là
đế quốc và phong kiến. Kẻ thù trước mắt là đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình
Diệm.
Đánh giá về thái độ các giai cấp địa chủ, Trung ương cho rằng số đông
địa chủ lừng chừng, một số ít dựa vào Mỹ- Diệm, số ít có công, có con em tập
kết, nhưng sợ đấu tố.
Nhiệm vụ chung trước mắt của cách mạng Việt Nam là: Tăng cường
đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình. Thực hiện
thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ
CMDTDCND trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến
lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và


12
người cầy có ruộng, hoàn thành CMDTDCND ở miền Nam. Xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc: “Củng cố và phát huy thắng lợi đã
giành được, xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà”.
Trung ương nhấn mạnh mối quan hệ cách mạng hai miền, “Trong quá trình
tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, cần chống những khuynh hướng sai

lầm, tách rời CMCNXH ở miền Bắc với CMDTDCND ở miền Nam, với
nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”, “Phải nắm vững phương
châm: Củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam”
Nhiệm vụ cách mạng miền Nam: Tiếp tục CMDTDCND, đánh đổ chế
độ đế quốc nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.
Về mối quan h giữa cách mạng hai miền, Trung ương chỉ rõ mối quan
hệ giữa cách mạng miền Bắc với cách mạng miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến
lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, trợ lực mạnh
mẽ cho nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình và thống nhất
nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên CNXH.
Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thé giới,
Trung ương khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới. Cách mạng Việt Nam phải góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.
Mặc dù trong Nghị quyết này, Đảng ta vẫn đề cập đến đấu tranh thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng con đường hòa
bình nhưng tư tưởng chỉ đạo được thể hiện rõ: “ Để thực hiện thống nhất nước
nhà và giành hòa bình lâu dài ở Việt Nam, nhân dân ta không thể có con
đường nào khác hơn là phải tích cực xây dựng miền Bắc XHCN và tiến hành
đấu tranh cách mạng gian khổ ở miền Nam để bảo vệ quyền sống hàng ngày
và tiến lên đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm ở miền Nam khi có điều kiện
chủ quan, khách quan thuận lợi”
Về lực lượng cách mạng, xác định bao gồm: giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và trí thức, giai cấp tư sản dân tộc. Ngoài


13
ra, lợi dụng mâu thuẫn giữa bộ phận tư sản mại bản thân Pháp, địa chủ có tinh
thần dân tộc chống đế quốc.
2.1.3. Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) xác định đường lối tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng

2.2. Những nội dung cơ bản của đường lối CM DTDCND ở miền
Nam
2.2.1. Nhiệm vụ cách mạng miền Nam
Đường lối chung cách mạng Việt Nam chỉ ra 3 nội dung chính, trong
đó xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng
XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Miền Bắc bất kỳ trong tình huống nào cũng phải đợc củng cố và đi lên
CNXH. Miền Nam tiếp tục đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
không được dừng lại, không đốt cháy giai đoạn. Tức là, phải tiến hành đồng
thời hai chiến lược cách mạng, đây là tư tương rất độc đáo, rất mới của Đảng
ta.
Thứ hai, xác định vai trò vị trí, nhiệm vụ của cách mạng hai miền.
Miền Bắc là căn cứ địa của cả nước, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Miền Bắc đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đang tiến lên
CNXH, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật…của hậu phương lớn.
Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Miền Nam là chiến trường chính của cả
nước, nhân dân miền Nam đang trực tiếp chịu áp bức, bóc lột của đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai. Việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,
giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trước hết phải do cách
mạng miền Nam tiến hành.
Thứ ba, xác định mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng. Mỗi
miền có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, khác nhau nhưng hữu cơ tác động lẫn


14
nhau, cả hai miền đều có chung mục tiêu là thực hiện hoà bình, thống nhất

nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường sức
mạnh của hệ thống XHCN, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới. Vì
vậy: Xây dựng CNXH ở miền Bắc không chỉ xây dựng đời sống ấm no cho
nhân dân miền Bắc mà còn thiết thực góp phần giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
không chỉ góp phần giải phóng miền Nam mà còn bảo vệ miền Bắc, thực hiện
hoà bình thống nhất nước nhà.
Nghị quyết Đại hội III của Đảng chỉ rõ, nhiệm vụ chung của cách
mạng Việt Nam hiện nay là: tǎng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu
tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp
phần tǎng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và
thế giới.
Đường lối chung của cách mạng Việt Nam là sự trung thành và sáng
tạo tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin: cách mạng
vô sản là một cuộc cách mạng nhằm thủ tiêu CNTB, xây dựng thành công
CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng đó vừa mang
tính giai đoạn, vừa mang tính liên tục, triệt để và không dừng lại, giai đoạn
một là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân), giai đoạn hai làm cách mạng XHCN, giữa hai giai đoạn không có bức
tường thành ngăn cách. Thể hiện sự kiên định với mục tiêu, phương hướng
chiến lược của cách mạng Việt Nam đã xác định trong Cương lĩnh đầu tiên,
Luận cương chính trị tháng 10- 1930 và tiếp tục thực hiện trong điều kiện,
hoàn cảnh mới. Phù hợp với thực tiễn cách mạng VN sau năm 1954, đất nước
tạm thời bị chia làm hai miền Nam, Bắc mỗi miền có một chế độ chính trị - xã
hội khác nhau. Mặt khác, ta có đủ điều kiện để tiến hành đồng thời 2 chiến
lược cách mạng. Đó là, có Đảng Mác – Lênin lãnh đạo với đường lối, chủ



15
trương đúng, dày dạn kinh nghiệm; có chính quyền cách mạng được xây dựng
và củng cố không ngừng; nhân dân ta có truyền thống quý bau về xây dựng và
đấu trang; có sự giúp đỡ to lớn của quốc tế.
Đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã đánh dấu bước trưởng
thành, phát triển mới của Đảng trên con đường lãnh đạo cách mạng. Đường
lối đó là ngọn đèn pha chiếu sáng con đường đi lên của cách mang Việt Nam.
Đường lối đó đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin.
Về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, Đại hội III chỉ rõ: Trong sự
nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực
hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp
đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải
phóng miền Nam. Cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam còn
có tác dụng ngǎn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm gây lại chiến tranh, tích cực
góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam Á và thế giới
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và
người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân,
kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập
đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập
một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập
dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa
bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực
góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới.
2.2.2. Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam, Đảng xác định đó là đế
quốc Mỹ và tập đoàn tay sai phản động Ngô Đình Diệm. Nghị quyết Đại hội

III của Đảng cho rằng: Chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là


16
trở lực ngǎn cản sự nghiệp hòa bình, thống nhất của dân tộc ta, là nguồn gốc
của mọi nỗi đau đớn, khổ cực của đồng bào ta ở miền Nam. Đế quốc Mỹ và
bọn Ngô Đình Diệm dựng lên ở miền Nam một chính quyền độc tài và hiếu
chiến, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và cǎn cứ quân sự của đế
quốc Mỹ. Sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta đang bị chúng cản
trở và phá hoại.
Hiện nay, ở miền Nam, mâu thuẫn sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa
một bên là nhân dân miền Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, các tầng lớp và cá nhân yêu
nước khác, và một bên là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng gồm những
bọn thân Mỹ phản động nhất trong giai cấp địa chủ và tư sản mại bản.
2.2.3. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam
Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam là một quá trình đấu tranh lâu
dài, gian khổ, phức tạp, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt từ thấp
đến cao, lấy việc xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng của quần
chúng làm cơ sở. Trong quá trình ấy, phải đặc biệt coi trọng công tác tổ chức
và giáo dục nhân dân, trước hết là công nhân, nông dân và trí thức; phải phát
huy đến cao độ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân; phải không
ngừng vạch trần những âm mưu và hành động gian ác của đế quốc Mỹ và bọn
tay sai, triệt để phân hóa và cô lập chúng.
Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được
toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông
binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống
Mỹ - Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết
các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số,
các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh

hướng chống Mỹ - Diệm. Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình,
độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ
quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể


17
đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những
thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong
trào đấu tranh chung chống Mỹ - Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa
bình thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Bộ Chính trị ngày 31-3- 1961 chỉ rõ:
Con đường của Cách mạng miền Nam là tiến lên tổng khởi nghĩa, khả năng
hoà bình hơn gần như không còn nữa. Dự kiến khả năng phát triển từ khởi
nghĩa từng phần tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng trường kỳ. Đến
Hội nghị BCH TW lần thứ 9 - khoá III: Phương hướng phát triển của cách
mạng miền Nam là tổng công kích, tổng khởi nghĩa, kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt theo từng vùng và từng thời kỳ
khác nhau.
2.2.4. Lực lượng cách mạng miền Nam
Lực lượng cách mạng ở miền Nam bao gồm: giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Động lực của cách mạng
miền Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản. Động
lực chính của cách mạng miền Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân.
Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
2.2.5. xây dựng Đảng bộ miền Nam thực sự trong sạch vững mạnh.
Về xây dựng Đảng, Đại hội III của Đảng khẳng định sự lãnh đạo của
Đảng là nhân tố bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng. Trong giai đoạn
hiện nay, để bảo đảm cho Đảng có thể hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
XHCN ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà cần phải: tǎng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của
Đảng, tǎng cường sức chiến đấu của Đảng và phải quán triệt yêu cầu ấy trong

toàn bộ công tác xây dựng Đảng; Nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin của
cán bộ và đảng viên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây
dựng Đảng; phải tổ chức công tác lãnh đạo theo đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ. Kiện toàn cơ quan lãnh đạo ở các cấp, thực hiện đúng chế độ lãnh
đạo tập thể, kết hợp với phân công phụ trách và những nguyên tắc sinh hoạt
của Đảng; Tǎng cường sự liên hệ giữa Đảng và quần chúng; Đào tạo và bồi


18
dưỡng cán bộ, không ngừng tǎng cường lực lượng cán bộ là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng của Đảng ta; phải thường xuyên làm công tác phát triển Đảng,
đặc biệt chú trọng phát triển Đảng trong công nhân.
Xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức.
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc - chín năm nằm gai
nếm mật chống Pháp và 21 năm quật cường đánh Mỹ - vì chiến trường miền
Nam quá xa nên Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cử riêng một bộ phận
vào Nam trực tiếp lãnh đạo chiến trường Nam bộ. Bộ phận đó - tùy thời kỳ gọi là Xứ ủy Nam bộ hoặc Trung ương Cục miền Nam. Cụ thể:
- Từ năm 1946 _ tháng 2- 1951, tên là Xứ ủy Nam Bộ. Đồng chí Lê
Duẩn là Bí thư.
- Từ tháng 2-1951_ 10- 1954, tên là Trung ương Cục. Đồng chí Lê
Duẩn là Bí thư.
- Từ tháng 10- 1954_ 1- 1961, tên là Xứ ủy Nam Bộ. Đồng chí Lê
Duẩn là Bí thư.
- Từ tháng 1- 1961_ 10-1964, tên là Trung ương Cục. Đồng chí
Nguyễn Văn Linh là Bí thư (từ tháng 10- 1961).
- Từ tháng 10- 1964 _ 7- 1967, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được
Trung ương tăng cường vào làm Bí thư. Từ đây, Trung ương Cục chịu trách
nhiệm lãnh đạo từ Khu VI trở vào. Tiếp đến là đồng chí Phạm Hùng - Bí thư,
đồng chí Hoàng Văn Thái - phó Bí thư.

Tiên liệu các thế lực đế quốc sẽ không giữ cam kết như trong Hiệp định
Giơnevơ là cách mạng đưa lực lượng đi tập kết ở miền Bắc hai năm, chuẩn bị
tổng tuyển cử, tháng 10-1954, Trung ương quyết định thành lập Xứ ủy Nam
bộ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới, đóng tại Chắc Băng (Cà Mau).
Lúc này Xứ ủy gồm 16 đồng chí là ủy viên, do đồng chí Lê Duẩn làm
bí thư. Đồng chí Võ Văn Kiệt lúc này là ủy viên dự khuyết. Trong những năm
này, Ngô Đình Diệm và các phe phái phản động được quan thầy Mỹ trợ sức
đã ngóc đầu chống phá, lùng bố và tàn sát lực lượng cách mạng. Xứ ủy Nam


19
bộ do đó tùy tình hình mà di chuyển khắp nơi: khi ở Cà Mau, lúc về Đồng
Tháp, lúc ở Bến Tre…
Nhiều giai đoạn cơ quan được phân tán nhỏ, chia về nhiều địa phương.
Cuối năm 1956, do giặc lùng bố ráo riết, đồng chí Lê Duẩn bí mật trở về Sài
Gòn, ngay giữa sào huyệt địch - nơi nguy hiểm và cũng là nơi địch sơ hở
nhất- để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Chính từ đây, tại số nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, vị lãnh đạo cách
mạng tài hoa và xuất chúng của Đảng và cách mạng miền Nam đã viết nên Đề
cương cách mạng miền Nam, soi sáng con đường đấu tranh của miền Nam,
đưa cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam sang một trang mới, tức thời
thay đổi cục diện đấu tranh trên các mặt trận vũ trang và chính trị. Cũng thời
điểm này, toàn bộ lãnh đạo Xứ ủy Nam bộ cũng rời miền Tây, di chuyển về
miền Đông. Lịch sử Trung ương Cục chuyển sang một trang mới.
Tóm lại: Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
là sự kế tục, vận dụng phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trước đây trong hoàn cảnh mới, điều kiện mới. Đó là đường lối đúng đắn,
yếu tố cơ bản nhất đưa cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi.
Kết luận
Từ sau năm 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đất

nước tạm chia làm hai miền. Trong khi miền Bắc củng cố hoà bình và bước
vào thời kỳ quá độ lên CNXH thì miền Nam tiếp tục cuộccách mạng
DTDCND dưới những điều kiện, hoàn cảnh mới. Dưới ánh sáng của chủ
trương và sự chỉ đạo tài tình của Đảng, với tư tưởng chiến lược tiến công, cả
hai miền Nam, Bắc trong thời kỳ 1954 – 1975 đã vượt qua thử thách khó khăn
ác liệt giành được những thắng lợi to lớn từng phần và tiến tới giành thắng lợi
hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giành thắng lợi trọn
vẹn, thống nhất đất nước, hoàn thành giai đoạn CMDTDCND, đưa cả nước
quá độ đi lên xây dựng CNXH.


20
Tài liệu:
1. Tài liệu bắt buộc
- Lịch sử ĐCSVN, tập 2 ( 1954-1975), Nxb CTQG, Hà Nội, 1995.
- Văn kiện Đảng toàn tập, các tập 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Nxb
CTQG, H. 2002.
- Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Lịch sử ĐCSVN, Nxb CTQG,
HN. 2009.
2. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Trọng Phúc, “Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam”, Nxb CTQG, HN. 2008.
- Giáo trình Quan hệ quốc tế, Nxb CTQG, HN, 2008.
NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Làm rõ những điều kiện mới của cách mạng miền Nam sau năm
1954?
2. Qúa trình tìm tòi để hình thành đường lối cách mạng Việt Nam trong
điều kiện mới?
3. Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống đế quốc
Mĩ và tay sai thời kỳ 1954 – 1975?




×