Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Cải cách nền hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn sau năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.91 KB, 46 trang )

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.
1. 1. Khái niệm chung.

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến "lịch sử hành chính Việt Nam". Đặc biệt Chính
phủ đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử Chính phủ. Tuy nhiên, cần nhìn
nhận một cách chính xác hơn về cách tiếp cận để nghiên cứu lịch sử cũng như
những hoạt động cải cách hành chính nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn khác
nhau.
Trước hết cần nhận thức đúng về thuật ngữ hành chính trên phương diện khoa học
hành chính để từ đó tiến hành nghiên cứu lịch sử hành chính Việt Nam cũng như
cải cách hành chính qua từng giai đoạn bao gồm những nội dung cơ bản gì.
Không ít tài liệu nghiên cứu lịch sử hành chính Việt Nam đã đề cập đến lịch sử của
hành chính từ những khi nhà nước Việt nam ra đời, bao gồm cả thời kỳ phong
kiến. Điều đó đã không nhận thức đúng bản chất của thuật ngữ hành chính dưới
giác độ khoa học hành chính.
Thuật ngữ hành chính "Administration" trên phương diện khoa học xuất hiện khi
hoạt động quản lý nhà nước bắt đầu có sự phân chia thành các nhóm quyền lực: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Chính vì vậy, khoa học nghiên cứu việc sử dụng
quyền lực nhà nước đã có từ ngay khi có nhà nước ra đời và sử dụng quyền lực nhà
nước bởi những chủ thể khác nhau, nhưng trong thời kỳ phong kiến khái niệm
quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước mang tính tập quyền rất lớn. Hệ thống
pháp luật chưa hình thành và có "mần mống của pháp luật cũng chỉ là pháp luật do
1


một người đề ra để cai trị nhiều người”. Xét xử hay vận hành hệ thống đó cũng chỉ
tuân thủ theo nguyên tắc "vua là thiên tử". Chính vì vậy, nghiên cứu hành chính
của những thời kỳ phong kiến là một trong những xu hướng "nghiên cứu nhà nước
hơn là nghiên cứu hành chính”. Không ít công trình không phân biệt giữa hai phạm
trù “nhà nước – quản lý nhà nước” và hành chính như là một yếu tố cấu thành của


quản lý nhà nước. Không ít nhà sử học đã đồng nhất hai khái niệm nhà nước và
hành chính hay có một sự nhầm lẫn rất lớn giữa “quản lý nhà nước” và “khoa học
hành chính”.
Một số người đồng nhất nghiên cứu lịch sử quốc gia, hình thành và phát triển nhà
nước của quốc gia đó gắn với nó là lịch sử hành chính lại là một cách tiếp cận "sai
lệch và không hiểu gì về khoa học hành chính". Khoa học hành chính không phải
là nghiên cứu đồ đồng, đồ sắt hay nông nghiệp lúa nước hay lúa nương. Không
phải vua có bao nhiêu vợ hay vua hiền hay vua ác. Một sự đồng nhất giữa lich sử
quốc gia, lịch sử nhà nước với lịch sử hành chính (với nghĩa là khoa học hành
chính) là một sự nhầm lẫn và thực sự chưa hiểu bản chất của thuật ngữ “hành
chính” này.
Hành chính gắn với nghĩa với quản lý không có nghĩa là quản lý là hành chính.
Hành chính chỉ là một trong những dạng của quản lý. Chính vì vậy, khoa học hành
chính và khoa học quản lý có những vùng giao thoa. Điều đó cũng tương tự như
hành chính với nhà nước. Hành chính và quản lý nhà nước cũng có những phần
giao thoa, nhưng không có nghĩa “quản lý nhà nước” là “hành chính nhà nước ”

1. 2. Những yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước.

2


Nghiên cứu khoa học hành chính cũng chính đồng nghĩa nghiên cứu cơ sở khoa
học, lý luận cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước của một bộ phận cấu
thành nhà nước. Đó cũng chính là nghiên cứu những nền tảng của hoạt động sử
dụng một trong ba nhóm quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Khi ba quyền này không có sự phân chia và không hình thành những khái
niệm cân bằng, phân công, phối hợp, nghiên cứu đó sẽ thiên về nghiên cứu nhà
nước và quyền lực nhà nước.
Nghiên cứu khoa học, lý luận và thực tiễn của hành chính cũng chính là nghiên cứu

những nền tảng cơ bản để cho hệ thống này vận hành. Có thể nghiên cứu tập trung
vào các nhóm yếu tố:
- Thể chế hành chính.
- Tổ chức và hoạt động của hệ thống các tổ chức được gọi là cơ quan hành
chính nhà nước.
- Những vấn đề liên quan đến con người làm việc trong hệ thống các tổ chức
trên.
- Những yếu tố về quản lý và sử dụng nguồn lực trong cá tổ chức được gọi là
cơ quan hành chính nhà nước (trung ương và địa phương).
- Những phương pháp, cách thức các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng
để đạt được mục tiêu.
- Những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của hệ thống
các tổ chức trên.
- Khác.
Mục tiêu của đề tài này, không nghiên cứu cả các yếu tố trên trong giai đoạn lịch
sử của Việt nam từ 1945-2005. Vấn đề chủ yếu của nhóm nghiên cứu là tập trung
vào các dữ liệu có được để hình thành ra một bức tranh về hành chính nhà nước

3


Việt Nam qua các giai đoạn và các hoạt động cải cách hành chính chủ yếu gắn với
từng giai đoạn.
Nghiên cứu cải cách hành chính gắn liền vào từng giai đoạn nhưng không có điều
kiện để mô tả những nét lịch sử môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá,.. trong đó
các tổ chức hành chính trung ương - địa phương tồn tại, vận động và phát triển. Đó
cũng có thể là một hạn chế.
Nghiên cứu cải cách hành chính qua các giai đoạn phát triển của nhà nước Việt
nam từ 19945 lại nay sẽ tập trung trên các nội dung chủ yếu các yếu tố cấu thành
hệ thống hành chính nhà nước theo tư duy của khoa học hành chính (cổ điển cũng

như hiện đại). Có thể có khá nhiều thuật ngữ sử dụng từng giai đoạn không đồng
nghĩa với nhau, nhưng bản chất có thể không khác biệt nhiều. Đó cũng là điều mà
các nhà khoa học xã hội và khoa học hành chính cần chú ý.
1.2.1. Thể chế hành chính.

Đây là những vấn đề gây khá nhiều tranh luận xung quanh thuật ngữ thể chế và do
đó cả thể chế hành chính. Nhiều nhà nghiên cứu pháp luật xem xét khía cạnh thể
chế từ giác độ pháp luật. Và do đó coi thể chế là các loại văn bản pháp luật hoạt
động của hành chính. Cách tiếp cận đó có thể khó phân biệt thể chế hành chính
theo nghĩa hoạt động cụ thể của từng loại cơ quan hành chính.
Thể chế theo nghĩa thông thường (institution) được quan niệm gắn liền với một “tổ
chức chính thức” và có những cách tiếp cận mang tính pháp lý, quy định chung cho
sự hoạt động của “tổ chức” đó. Không có khái niệm “bệnh viện” nếu như bệnh
viện không hình thành “tổ chức” và không có những quy định chung cho sự tồn tại
và hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện do đó có cả bệnh viên tư và bệnh viện công.
Mỗi loại bệnh viện đều được thừa nhận là một thể chế. Chỉ khác nhau cơ bản về sự
4


hoạt động của hai loại bệnh viện trên thông qua những quy định cho sự hoạt động.
Cả hai loại có thể phải có những nét chung (có thể do pháp luật nhà nước quy định;
cũng có thể do hiệp hội bệnh viện quy định). Nhưng mỗi một bệnh viện lại có thể
có những quy định khác chỉ có ở loại bệnh viện đó và nhân viên bệnh viện phải
tuân theo.
Thể chế hành chính cũng phải được tiếp cận từ hai giác độ:
- Đó cũng là một loại thể chế nhà nước – các tổ chức của nhà nước
- Đó là một loại thể chế riêng, phân biệt với các thể chế nhà nước khác (lập
pháp, tư pháp)
Trong điều kiện cụ thể của thể chế hành chính, có thể có nhiều loại thể chế hành
chính khác nhau. Đó chính là hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nước từ

trung ương đến tận cơ sở với những quy định mang tính pháp luật (Hiến pháp,
lụât, pháp lệnh, sắc lệnh, nghị quyết, văn bản lập quy,...) về sự tồn tại, vận đồng và
phát triển của hệ thống các cơ quan đó. Về tổng thể thể chế hành chính, tuy theo
từng giai đoạn cụ thể cũng như điều kiện pháp luật của quốc gia, các loại thể chế
hành chính nhà nước được xác định từ văn bản pháp luật nhà nước cao nhất (đạo
luật gốc, cơ bản – hiến pháp) hay các văn bản khác. Ví dụ, trong điều kịên cụ thể
của Hiến pháp đầu tiên của VIệt nam, các thể chế hành chính nhà nước chưa được
xác định một cách chi tiết. Do đó, nhiều loại thể chế hành chính ra đời do các văn
bản pháp luật thấp hơn quy định và tuỳ theo từng thời kỳ có sự khác nhau. Có
những thể chế mới được thay thế, bổ sung bằng văn bản dưới luật, sắc lệnh,....
Nhiều nước, hiến pháp không quy định cụ thể về thể chế hành chính nhà nước tại
địa phương. Thay vào đó, hiến pháp quy định các loại thể chế đó do các văn bản
luật quy định.

5


Thể chế hành chính nhà nước trung ương (chính phủ, bộ,....) thường được ghi nhận
trong Hiến pháp (ví dụ Hiến pháp quy định chính phủ, thủ tướng bao nhiêu phó thủ
tướng, bao nhiêu bộ,...) nhưng cũng có nhiều nước, những quy định đó thông qua
luật hay văn bản nghị quyết kỳ họp (như cách làm của Việt Nam ).
Trong luật cũng có thể không quy định cụ thể về các loại thể chế hành chính. Sự ra
đời, bổ sung các thể chế hành chính mới là một đòi hỏi tất yếu của hoạt động quản
lý hành chính nhà nước. Trong nhiều văn bản luật của các nước, không quy định cụ
thể thể chế hành chính trung ương (bao nhiêu bộ) mà do một cơ chế chính phủ
(một đảng đa số hay liên minh- chính phủ liên hiệp) để đề nghị thể chế bộ (bao
nhiêu bộ). Đảng đa số (một đảng) thường có số thể chế bộ hạn chế hơn so với
chính phủ liên hợp nhiều đảng để có liên minh đa số.
Đối với chính quyền địa phương cũng tương tự. Hệ thống văn bản lập quy có thể
xác định các loại thể chế hành chính địa phương. Ví dụ, để có một thể chế mới về

đô thị, chỉ cần khu vực đó có đủ những tiêu chí về đô thị, sẽ được cơ quan quản lý
có thẩm quyền trao quy chế đô thị.
Tuy theo từng giai đoạn phát triển, nhiều thể chế hành chính được ra đời. Trong
đó, có một số nhóm:
- Thể chế chính phủ
- Thể chế bộ
- Thể chế các chủ thể độc lập
- Thể chế hoạt động kinh tế, cung cấp dịch vụ;
- Thể chế đại diện (Hội đồng).
- Thể chế chấp hành (địa phương)
- Khác.
6


Nghiên cứu cải cách thể chế hành chính cũng chính là nghiên cứu hệ thốngpl quy
định các loại thể chế nhà nước và thể chế hành chính nhà nước.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Mỗi một loại thể chế hành chính gắn liền với nó là một tổ chức chính thức và các
quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của thể chế đó. Các cơ quan
hành chính nhà nước trong tổng thể chung phân biệt với các cơ quan nhà nước
khác (lập pháp, tư pháp) bằng những yếu tố cơ bản như:
- Chức năng
- Nhiệm vụ
- quyền hạn
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Cách thức hoạt động của nó.
Nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước cũng như từng loại cơ quan hành chính (trung ương, địa phương, bộ,
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cũng

như các cơ quan chuyên môn) sẽ phát hiện ra khá nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt
động của các loại cơ quan đó: chồng chéo, trùng lắp, rõ ràng, không tương xứng
giữa các yếu tố.
Nghiên cứu các tổ chức hành chính (cơ quan hành chính) dưới giác độ của khoa
học tổ chức nhằm chỉ ra những sự sai lệch giữa khoa học, lý luận và thực tiễn của
tổ chức hoạt động của cơ quan hành chính.

7


Nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã chỉ ra rằng cách thức tổ chức và
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố và
trong nhiều trường hợp không theo cơ sở của khoa học tổ chức.
Nghiên cứu cải cách về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
nhằm tìm ra mô hình hợp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước và cách thức
tiến hành các hoạt động của chính các loại cơ quan này.
1.2.3. Vấn đề nhân sự, nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà
nước.

Yếu tố quyết định hoạt động hiệu quả của hệ thống các cơ quan hành chính chính
là cách thức quản lý và sử dụng con người làm việc trong cơ quan hành chính nhà
nước.
Tổ chức hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, chính vì vậy các loại
cơ quan này chịu sự chi phối rất nhiều yếu tố liên quan đến quản lý và sử dụng lực
lượng lao động làm việc trong cơ quan này.
Tính chính trị của người làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và hành
chính nói riêng tồn tại ở tất cả các nước và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến
của hoạt động không hiệu quả của các tổ chức nhà nước so với các loại tổ chức
khác.
Trong xu hướng chung của cải cách hành chính, nhiều nước trên thế giới đã và

đang áp dụng lý thuyết quản lý nhân sự từ các tổ chức khu vực tư nhân trong tổ
chức nhà nước nói chung và đặc biệt trong các cơ quan hành chính nhà nước – nơi
ngày càng được coi là hệ thống hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp,
tương đồng với khu vực tư nhân.

8


Bốn vấn đề lớn được quan tâm khi xem xét vấn đề nhân sự, nguồn nhân lực trong
cơ quan hành chính nhà nước là:
- Tuyển chọn người vào trong cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương.
- Cách thức sử dụng mang tính chuyên môn, nghề nghiệp hay tính chính trị’
- Quyền lợi
- Nghĩa vụ
Khi bốn vấn đề trên càng được “thể chế hoá” và mức độ hiệu lực của những “thể
chế” càng cao, sẽ tạo ra được một lực lượng lao động đáp ứng được đòi hỏi mang
tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Thực tế của nhiều nước và Việt Nam đã chỉ ra hạn chế rất lớn về “tính thể chế hoá”
của các thể chế hành chính trên phương diện sử dụng nguồn nhân lực trong cơ
quan hành chính nhà nước. Sử dụng lãng phí, chảy máu chất xem, làm việc không
hiệu quả, thiếu động lực,... thiếu cơ chế để xử lý, đang làm cho hoạt động của khu
vực nhà nước trên một số lĩnh vực không cạnh tranh được với các khu vực khác.
Nghiên cứu cải cách trên lĩnh vực nhân sự nhằm tìm ra cơ sở lý luận, khoa học và
thực tiễn của việc sử dụng người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
nhằm thực thi tốt nhất công vụ của nhà nước.
1.2.4.Vấn đề nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước


9


Mỗi một cơ quan nhà nước nói chung đều hoạt động dựa trên nguồn lực (ngân sách
nhà nước) cung cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước cũng tương tự. Mặt khác,
các cơ quan hành chính nhà nước còn phải quản lý một nguồn ngân sách lớn của
nhà nước dành cho hoạt động đầu tư phát triển. Trên nguyên tắc đó, có hai khía
cạnh được xem xét:
- Khía cạnh quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách nói chung.
- Quản lý ngân sách nhà nước dành cho hoạt động của từng cơ quan hành
chính nhà nước.
Trong lĩnh vực thứ nhất, nhiều nội dung cần được nghiên cứu riêng, nhưng có thể
thấy rõ của các nước là đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải có những
kiến thức, trình độ, kỹ năng khi tham gia vào lĩnh vực này (quản lý thu, chi ngân
sách nhà nước).
Trong khi đó, mảng thứ hai gắn liền với từng loại cơ quan. Đây cũng là một trong
những vấn đề đang được các nước và Việt Nam xem xét dưới giác độ hiệu quả của
việc sử dụng ngân sách nhà nước dành cho từng loại cơ quan hành chính.
Thực tế của các nước cũng như ở Việt Nam, thiếu những cơ chế để kiểm soát hoạt
động sử dụng ngân sách nhà nước dành cho từng loại cơ quan. Nguyên nhân cơ
bản là ngân sách đó không thuộc của bất cứ một cá nhân nào, nhưng lại có nhiều
người có quyền được sử dụng nó. Và khi không thuộc của một ai, nhiều loại hình
“sử dụng” sẽ xuất hiện.
Khoán chi hành chính đã trở thành một yếu tố cơ bản của cải cách hành chính. Tuy
nhiên, bên cạnh vấn đề “khoán”, có nhiều vấn đề khác đạt ra cần quan tâm (xem
10


mục chi tiết ở cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005 – mô hình khoán chi hành
chính).


PHẦN II. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2010
3.1. Tính tất yếu của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước.

Nền hành chính Nhà nước và môi trường trong đó nền hành chính Nhà nước hoạt
động.
Nền hành chính Nhà nước được hiểu như là toàn bộ các yếu tố cấu thành bộ máy
quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở hay nói khác đi từ bọ
máy hành chính Nhà nước trung ương đến chính quyền địa phương các cấp.
Quản lý với nghiã cơ bản của nó là sự tác động quyền lực của một tổ chức thông
qua những nhà quản lý đến đối tượng cần quản lý. Hây đó là sự tác động của chủ
thể quản lý đến các khác thể quản lý. Nhiều phương pháp quản lý khác nhau trong
các tổ chức, doanh nghiệp, đã được nghiên cứu trong đó quan trọng và được chú ý
nhiều nhất là quản lý khoa học của Taylor, được gọi là cha đẻ của quản lý khoa
học. Nhiều nội dung của quản lý khoa học do Taylor đề ra không chỉ được áp dụng
cho việc quản lý các doanh nghiệp mà còn được các tổ chức quản lý Nhà nước
nghiên cứu áp dụng và đem lại nhiều kết quả quan trọng.
Nếu như quản lý doanh nghiệp cũng như các tổ chức tư nhân được thực hiện trên
nguyên tắc được quy định bởi tổ chức và doanh nghiệp đó trong khuôn khổ hệ
thống pháp luật quy định của nhà nước, thì quản lý Nhà nước hay hoạt động của
11


nền hành chính Nhà nước lại được xác định không chỉ trên nguyên tắc của văn bản
quản lý Nhà nước đã được các cấp chính quyền địa phương ban hành nhằm thực
thi quyền hành pháp của mộ máy Nhà nước.
Bộ máy Nhà nước cũng như hoạt động của nền hành chính Nhà nước được tiến
hành trong những môi trươgng rất phức tạp. Ngay bản thân một tổ chức, một
doanh nghiệp không phải cơ quan thực thi quyền hành pháp, môi trường trong đó

tổ cức , doanh nghiệp tồn tại, vận động và phát triển cũng chứa đựng nhiều yếu tố
cần được quan tâm, xem xét, phân tích và đánh giá. Phân tích môi trường trong đó
tổ chức hay doanh nghiệp Nhà nước cũng như các loại hình doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh khác tổn tại, vận động và phát triển có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng.
Lý thuyết phân tích tổ chức cũng như phân tích môi trường trong đó tổ chức tổn
tại, vận động và phát triển không chỉ nhằm giúp các nhà quản lý thấy rõ được
những điểm mạnh yếu của chính bản thân tổ chức mình mà còn là một công cụ
quan trọng nhằm chỉ ra được những thách thức đang tác động hay đe doạ đến sự
tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu của tổ chức.
Phân tích SOWT đã trở thành công cụ quan trọng của các nhà quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đó. 1
Trong lý thuyết phân tích tổ chức, môi trường trong đó tổ chức tồn tại, vận động và
phát triển được chia thành hai bộ phân: môi trường bên ngoài của tổ chức là những
yếu tố không thuộc phạm vi quản lý, tác động của tổ chức nhưng có ảnh hưởng
quan trọng đến sự tồn tại, vận động và phát triển. Môi trường bên trong của tổ
chức là những yếu tố thuộc phạm vi quản lý của tổ chức đó và tác động qua lại,
ảnh hưởng đến sự tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức. Phân tích cả môi
trường bên trong và bên ngoài của tổ chức cần được quan tâm.
1

Xem chí tiết “ Phân tích và dự báo kinh tế - xã hội cho các nhà quản lý “. Nhà XB KHKT, 1998

12


Nền hành chính Nhà nước luôn luôn tồn tại, vận động và phát triển trong môi
trường rất phức tạp. Tính phức tạp của môi trường thể hiện không chỉ quy mô,
phạm vi tác động của nó đến sự tồn tại, vận động và phát triển của nền hành chính
Nhà nước mà còn thể hiện thông qua số các nhân tố tác động cũng như hình thức
và phương thức tác động của các nhân tố đó. Nhiều hình thức tác động của các

nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài của nền hành chính Nhà nước
không thể đo trực tiếp và sự thể hiện tác động của nó có thể bị chậm trễ về thời
gian.
Nền hành chính Nhà nước của các nước trong tiến trình tiến hoá của xã hội loài
người từ trước đến nay luôn bị đặt trong môi trường không những biến đổi ( môi
trường động). Chính vì vậy, có thể nói vấn đề thay đổi những phương thức quản lý
khác nhau nhằm đạt được mục đích quản lý Nhà nước của bộ máy hành chính Nhà
nước luôn được đặt ra như là một trong những hoạt động mang tính quy luật của
nền hành chính Nhà nước. Đó cũng là một quy luật mang tính tất yếu khách quan
của hoạt động quản lý nói chung.
Trong hoạt động quản lý, mỗi một phương thức quản lý chỉ phụ hợp với môi
trường nhất định. Khi môi trường trong đó một hiện tượng kinh tế - xã hội hay một
tổ chức tồn tại thay đổi, nhà quản lý không thể áp dụng nguyên phương pháp hay
phương thức quản lý đã được áp dụng trước khi có sự thay đổi về môi trường hoạt
động. (dù phương thức quản lý đó đã đem lại những thay đổi căn bản; đem lại hiệu
quả cho tổ chức trong một giai đoạn phát triển nhất định).

13


Nền hành chính Nhà nước ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước cũng đã chịu
rất nhiều sự tác động, thay đổi từ bên ngoài và ngay bản thân bên trong của quốc
gia. Sự thay đổi đó xẩy ra cả trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Về phương diện chính trị, có thể nói đây là một cuộc đấu tranhkhông chỉ về sự
thay đổi các hình thái chính trị Nhà nước, chuyển từ một hình thái kinh tế - chính
trị này sang một hình thái chính trị khác mà còn là cuộc đấu tranh giũ các hệ tư
tưởng xã hội khác nhau nhau tạo ra những nhà nước theo các mô hình khác nhau
trong ngay một hình thái kinh tế. Điều đó đã tác động rất mạnh đến hình thức tổ
chức Nhà nước và nền hành chính Nhà nước. Sự tồn tại ngay sau khi chiến tranh
thế giới lần thức hai kết thúc hai phe đối lập nhau và tạo ra cuộc chiến tranh lạnh

quy mô toàn thế giới đã tạo ra những hình thái và phương thức tổ chức khác nhau
của Nhà nước. Sự đối đầu giữa Liên xô và Mỹ cũng như sự đối đầu giũa NATO và
WARSAW đã làm cho mô hình Nhà nước giũa các nước thuộc các tổ chức này
khác nhau và do đó các phương thức khác nhau của tổ chức bộ máy hành chính
Nhà nước. Nhà nước dân chủ nhân dân, Nhà nước cộng hoà thay cho nhà nước tư
sản, độc quyền làm cho cuộc đấu tranh ý thức hệ trở nên phức tạp hơn, khó khăn
hơn. Trong khi đó các nước tư bản cũng đã có nhiều phương thức tố chức nhà nước
cũng như phương pháp điều hành nền hành chính nn nhằm phục vụ cho những
nhịêm vụ phức tạp của cuộc đối đầu giữa các cường quốc với nhau.
Sự tan rã của khối xã hội chủ nghía Đông Âu và Liên xô được coi như là sự kết
thúc cuộc chiến tranh lạnh đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Sự tan rã của mô hình Nhà
nước kiểu Liên xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây không thể nói đó là sự
tan rã hay sụp đổ của lý tưởng về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Điều
này đã được thể hiện thông qua sự có mặt của hơn 1.500 đại biểu từ 70 quốc gia và
tổ chức quốc tế đã tụ họp nhau lại tại Pari, thủ đô nước Pháp để kỷ niệm 150 ngày
14


sinh K. Mác và sự thắng lợi của nhiều đảng cộng sản tại các nhà nước trong các
cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội - cơ quan lập pháp. Sự tan rã đó là sự tan rã của
một mô hình quản lý Nhà nước kém hiệu quả, kém hiệu lực và không phát huy
được hết sức mạnh nội lực của dân tộc trong cuộc đấu tranh kinh tế nhằm phát
triển kinh tế - xã hội. Trong nnững giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập,
giải phóng dân tộc, Nhà nước của các nước thuộc khối Liên xô và Đông Âu đã tỏ
ra rất hiệu quả trong việc đấu tranh giành độc lập, giải phóng nhân dân lao động
khỏi sự áp bức của giai cấp tư sản. Song bước sang giai đoạn mới của sự phát triển.
Giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, tư duy và cách thức tổ chức, quản lý, điều
hành trước đó đã không còn có hiệu lực và những người lãnh đạo đất nước đã bị
chủ nghĩa duy ý chí cản đường và không nhận thức được những gì cần phải thay
đổi khi môi trường quản lý đã thay đổi. Sự trì trệ đó đã làm cho bộ máy Nhà nước

nói chung và nền hành chính Nhà nước nói riêng ngày càng biểu hịên nhiều của
những dấu hiệu kém hiệu quả so với các nền hành chính Nhà nước khác đang tồn
tài ở các nước. Nhiều vấn đề thuộc phạm trù khách quan của sự vận động đã bị
thay đổi do những mục tiêu xã hội, nhân văn (song lại chưa có đủ điều kiện để thực
hiện những vấn đề đó).
Một thế giới với những tư duy mới đã xuất hiện. Một mặt, cuộc đấu tranh giữa các
ý thức hệ tư tưởng không vì thế mà mất đi, nó trở nên phức tạp hơn, tinh vi hơn và
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn là cuộc đấu tranh
nhằm taọ ra một thế giới mới tốt đẹp hơn. Mặt khác, cũng thông qua những sự thất
bại trong hoạt động quản lý Nhà nước của nhiều mô hình kinh tế tập trung, bao cấp
trước đây, thế giới đi vào nhận thức đúng hơn hoạt động quản lý Nhà nước cần
phải có trên nững nguyên tắc mang tính khách quan và những yếu tố mang tính
chất đặc trưng của xã hội. Nền hành chính Nhà nước và môi trường chính trị quốc
tế được đặt trong tổng thể chung của sự phát triển. Các mối quan hệ chính trị có
15


tính chất đối đầu đã được thay thế bằng các cuộc đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói
chung không chỉ của một quốc gia nào mà là của cả nhân loại. Không thể chí có
các cường quốc như trước đây có tiếng nói quyết định đối với vận mệnh của thế
giới mà ngày nay nó trở thành tiếng nói chung của nhân loại. Nhiều sự kiện xẩy ra
trên thế giới vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đã chỉ ra tác động và vai trò
của cả cộng đồng quốc tế trong sự tiến bộ chung của nhân loại. Không còn có
quyền của các nước lớn áp đặt quyết định của mình trên nhiều vấn đề của quốc tế.
Tuy nhiên, môi trường chính trị quốc tế đã và đang có nhiều biến động phức tạp,
không dễ dàng có thể dự báo những xu thế đó. Vì vậy, các nhà quản lý Nhà nước
nói chung và bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng vẫn đứng trước nhiều thách
thức của sự tác động này và nếu không nhận thức đúng nội hàm của các vấn đề sẽc
tác động đến nền hành chính Nhà nước sẽ không kịp đưa ra các biện pháp để điều
chỉnh, can thiệp cần thiết nhằm làm cho nền hành chính Nhà nước thích ứng với

môi trường chính trị quốc tế đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay.
Môi trường kinh tế thế giới cũng đang tác động rất mạnh hoạt động của bộ máy
hành chính Nhà nước của các quốc gia trên thế giới. Nếu như các yếu tố thuộc ý
thức hệ tác động đến hoạt động của nền hành chính Nhà nước có thể biểu hiện
nhiều hình thức khác nhau và thông qua những hoạt động “diễn biến hoà bình”,
khó nhận dạng nó, thì vấn đề kinh tế thế giới tác động đến bộ máy Nhà nước nói
chung và nền hành chính Nhà nước nói riêng có thể dẽ nhận dàng hơn và mức độ
tác động của nó có thể rất mạnh và đo lường cụ thể.
Thị trường kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng và tính không biên giới của thị
trường kinh tế càng ngày càng thể hiện cụ thể. Nếu như những năm của thập kỷ
1970, 1980 là cuộc thương lượng dai dẳng về vòng đàm phán URUGOAY, và kế
quả đạt được của nó hạn chế vì tiếng nói của nhiều quốc gia bị hạn chế bởi các
16


cường quốc kinh tế như Mỹ, Đức, Nhật, thì sự ra đời của WTO (World Trade
Organization) đã là nơi hội tụ tiếng nói rộng hơn, đa dạng hơn và các quốc gia yếu
về kinh tế cũng đã đưa được tiếng nói của mình nhằm hạn chế thua thiệt trong
buôn bán trên thị trường thế giới. Nhiều khu vực mậu dịch tư do [2] đã được hình
thành nhằm giải quyết tốt hơn và thúc đẩy buôn bán giữa các nước với nhau và tạo
ra một sự bình đẳng, cùng có lợi vì sự phát triển. Nếu như trước đây, các nước áp
dụng những chính sách để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hạn chế sự xâm nhập
của hàng nước ngoài thông qua hàng rào thuế quan, thì sự hìanh thành các khu mậu
dịch tự do tạo ra những cơ hội cạnh tranh lớn hơn; tạo cơ hội sử dụng tốt hơn, hiệu
quả hơn lợi thế so sánh giưã các nước thuộc khu vực mậu dịch tư do. Điều đó cũng
có nghĩa tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nền kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay đòi hỏi cần có sự hợp tác mạnh mẽ
giũa các quốc gia nhằm giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu. Thay cho
sự đối đầu trong sự phát triển là sự cạnh tranh và hợp tác.
Tính toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế cũng như các vấn đề khác đã tạo ra

những thách thức và đòi hỏi mới của Chính phủ nhiều quốc gia trong hoạt động
quản lý. Đó không chỉ là sự quản lý nhằm phù hợp với đòi hỏi chung của các quốc
gia trong tổ chức cùng liên kết, ví dụ Việt nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN đòi hỏi Nhà nước Việt nam cần có một sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức;
về đội ngũ cán bộ công chức hành chính Nhà nước cũng như các thủ tục, thông lệ
nhằm làm cho nền hành chính Nhà nước nước ta thích ứng với môi trường hoạt
động mới cũng đồng thời đáp ứng đòi hỏi của sự hội nhập ASEAN và thành viên
của WTO.
2

Khu mậu dịch tự do là những khu vực trong đó giao lưu hàng hoá có nguồn gốc từ các quốc gia đó trên một tỷ lệ
nhất định sẽ không chịu thuế xuất nhập khẩu hoặc chỉ chịu một tỷ lệ rất thấp. Ví dụ từ o đến 5% thay cho hàng chục,
thậm chí hàng trăm % trước khi hình thành khu mậu dịch tự do.

17


3.2. Những bài học của cải cách hành chính giai đoạn 2001-2006.

Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn thực hịên Chương trình tổng thể cải cách hành
chính 10 năm (2001-2010).
Đây được coi là giai đoạn quan trọng, mặc dù đó là giai đoạn mở đầu và là giai
đoạn Việt Nam bước vào một kỷ nguyên tập dượt, chuẩn bị cho hướng đến xa hơn.
Bộ máy hành chính nhà nước tiến hành cải cách từ những năm giữa của thập kỷ
1980’s. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề yếu kém.
Các yếu kém đó có mặt trên tất cả các nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Những yếu kém trên các lĩnh vực về thể chế hành chính; tổ chức
và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến tận địa
phương cơ sở; những yếu kém thuộc về đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong
các cơ quan hành chính nhà nước và yếu kém về quản lý nguồn lực (ngân sách nhà

nước) trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và cả hệ thống
nhà nước nói chung.
Trước khi có chương trình tổng thể, cải cách hành chính đã được thực hiện dưới sự
định hướng của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8
(Khoá VII) và Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá VIII).
Đồng thời chính phủ đã xây dựng chương trình cải cách hành chính năm 2001 với
nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến tổ chức và hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước 3/.

3

Quyết định 217/2000/QĐ-TTg về chương trình cải cách hành chính năm 2001 của Thủ tướng chính phủ.

18


Cải cách hành chính mang tính toàn diện cả về quản lý, sử dụng nguồn lực nhà
nước trong giai đoạn 2001-2005 có ý nghĩa toàn diện và kế thừa những thành quả
của các hoạt động cải cách trước đó. Báo cáo tổng kết hoạt động cải cách hành
chính giai đoạn 2001-2005 đã rút ra một số bài học 4/:
1. Bài học về bảo đảm sự nhất quán, kiên trì liên tục trong triển khai cải cách
hành chính bao gồm từ xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng
năm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh cần xác định rõ các
mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm thực hiện, đến tổ chức và kiểm tra
thực hiện, đánh giá, kiểm điểm công tác cải cách hành chính phải dựa vào đánh
giá những mục tiêu đã đề ra cũng như tác động tới xã hội thông qua công tác cải
cách hành chính.
2. Bài học về công tác chỉ đạo triển khai thống nhất cải cách hành chính từ Chính
phủ tới chính quyền địa phương các cấp đóng vai trò quyết định sự thành công của
cải cách, do đó phải được duy trì và bảo đảm. Chương trình công tác, các cuộc

họp của Chính phủ, các bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải có phần về cải cách
hành chính, coi đây là một nội dung quan trọng thường xuyên phải đề cập.
3. Bài học về sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động trong cải
cách hành chính xuất phát từ mức độ khó khăn, phức tạp của công tác này.
4. Bài học về bảo đảm sự đồng bộ giữa cải cách hành chính với đổi mới từng bước
hệ thống chính trị, với cải cách kinh tế, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.
5. Bài học về coi trọng công tác thí điểm, làm thử trong triển khai cải cách hành
chính. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chuyển sang nền hành chính
phục vụ đặt ra nhiều vấn đề mới, chưa kết luận được ngay, nhưng thực tiễn đặt ra
phải thực hiện. Chính thông qua thí điểm mới có điều kiện đánh giá, sơ kết tổng
kết, rút ra những vấn đề cần xử lý tiếp và nhân rộng nếu thấy đúng. Các cơ chế cải
4

Báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010.

19


cách như một cửa, khoán v.v… đã được hình thành qua phương thức thí điểm. Đây
là bài học tốt cần chú ý trong giai đoạn II (2006-2010).
6. Bài học về xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình hành động. Trong
giai đoạn I, các Chương trình hành động đặt ra quá nhiều mục tiêu, vừa quá sức
vừa không thiết thực ở một số kết quả phải đạt tới. Việc tổ chức thực hiện các
Chương trình hành động không gắn với tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính của
các bộ, ngành, do đó bị coi nhẹ. Cơ chế tổ chức thực hiện các Chương trình hành
động, sự phân công, phối hợp giữa các bộ có liên quan chưa phù hợp với tính hệ
thống của chương trình tổng thể làm ảnh hưởng tới kết quả và tính thời gian của
sản phẩm các chương trình hành động.
3.3. Những thuận lợi, thách thức và khó khăn của công cuộc cải cách nền
hành chính nhà nước Việt nam trong giai đoạn 2006-2010 và tiếp theo.


Giai đoạn 1 đã đạt được những thành tịu quan trọng. Tuy nhiên, mục tiêu của cải
cách tương ứng với giai đoạn 1 (thời gian đến 2005) chưa đạt được như mong
muốn. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI, Thủ tướng chính phủ đã trình bày
những hạn chế của cải cách hành chính và khảng định quyết tâm của chính phủ đẩy
mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010.
Môi trường trong đó hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và hành chính nói
riêng đang có nhiều thuận lợi, tạo tiền đề cho những hoạt động cải cách cả về thể
chế hành chính; tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; vấn đề
đội ngũ cán bộ, công chức và cách thức quản lý và sử dụng nguồn lực nhà nước.

20


Trước hết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã định hướng cụ thể về cải cách
hành chính trong giai đoạn từ sau 2006. Những nội dung cơ bản đó đang được
Chính phủ cụ thể hoá bằng những hành động cụ thể.
Hai là, hệ thống lập pháp hoạt động mạnh hơn trong việc xây dựng nền tảng cơ
bản cho các thể chế hành chính (trung ương, địa phương, chính phủ, Uỷ ban Nhân
dân,..) hoạt động hiệu qủa hơn và có những cơ sở để giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Nhiều văn bản pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị quyết,..) đã kịp thời ban hành làm
nền tảng cho các thể chế hành chính hoạt động.
Ba là, chính phủ mới quyết tâm cải cách hành chính và có những lộ trình cụ thể.
Quyết định 94/2006/QĐ-TTg đã vạch ra lộ trình cụ thể cho cải cách hành chính
giai đoạn 2006-2010.
Bốn là, xã hội, công dân và cán bộ, công chức nhận thức được đúng hơn, rõ hơn về
cải cách hành chính và vai trò của họ trong quá trình cải cách hành chính. Nếu như
trước 2001, nguyên nhân cản trở cải cách hành chính thuộc về nhận thức hạn chế
của cán bộ, công chức (bao gồm cả lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức) và của
nhân dân, thì mức độ nhận thức của công dân về cải cách hành chính đã được nâng

cao và họ xác định đúng hơn vai trò của họ cũng như quan hệ giữa họ và nhà nước.
Triển khai mô hình “một cửa” với sự tham gia tích cực của công dân nhằm hoàn
thiện mô hình đó, đã thể hiện sự nhận thức đúng hơn của công dân cũng như cán
bộ, công chức.
Tuy nhiên, cải cách hành chính đang bước vào những thách thức mới. Những thách
thức thuộc về nội bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông qua sự phát
hiện ra một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức (bao gồm cả những cán bộ, công
21


chức có chức có quyền; nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống hành pháp
như Thanh tra, công an,...) đã và đang bị thoái hoá biến chất và họ đang có những
“vỏ bọc” rất tinh vi để trốn tránh pháp luật và đang ngầm cản trở cải cách hành
chính
Sự nhạy cản của những vấn đề cải cách hành chính động chạm đến lợi ích cục bộ
của một số cá nhân, tổ chức đang trở nên nóng hơn khi áp dụng các biện pháp cải
cách hành chính.
Tinh giảm đầu mối, biên chế luôn gặp phải những trở ngại do chính những sự nhạy
cảm đó. Tại kỳ họp của Quốc hội, thủ tướng chính phủ đã đề cập đến giảm đầu
mối, giảm cấp phó. Đó cũng chính là những vấn đề sẽ động chạm đến lợi ích cục
bộ. Tệ hối lộ, moắc ngoắc để được thành lập mới, thêm phó,... đang làm cho bộ
máy hành chính trở nên cồng kềnh hơn.
Trong khi đó, chúng ta đang phải ngày một hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới. Đòi hỏi nhiều cách thức quản lý mới. Công khai, minh bạch và phân biệt giữa
hoạt động quản lý nhà nước với các loại hoạt động khác của cả hệ thống chính trị
đang đặt ra nhiều đòi hỏi phải quản lý.
Vai trò của công dân, khu vực xã hội dân sự và nhà nước đang đòi hỏi chính phủ
phải hoạt động theo mô hình “hiệu quả”.
Đội ngũ cán bộ, công chức đang đứng trước nhiều thách thức của sự trẻ hoá với
kiến thức mới, nhưng cũng không ít những hạn chế.


22


Hạ tầng phục vụ cho hoạt động quản lý vẫn là hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến việc
áp dụng các công cụ mới để quản lý. Quốc hội đang bàn đến Luật Hộ khẩu. Nhiều
Đại biểu muốn đề nghị áp dụng mô hình quản lý hộ tịch theo một cơ chế khác nhau
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Nhưng trên thực tế, các cơ quan hành
chính nhà nước chưa có thể thực hiện mô hình quản lý người dân như các nước.
Thực tế, đây sẽ là một khó khăn không chỉ trên lĩnh vực hộ khẩu như Quốc hội
đang bàn mà trên nhiều linh vực khác. Cơ chế “một cửa” chỉ có thể có được khi cơ
quan hành chính nhà nước quản lý được người dân thông qua “một cửa”- đó chính
là công giao dịch điện tử giữa nhà nước và công dân (mô hình G-C). Liệu khi nào
các cơ quan quản lý nhà nước biết được đích thực một người có giấy phép lái xe
thật giả, và họ đã vi phạm bao nhiêu lần?

3.4. Một số kiến nghị về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010.

Trong giai đoạn 2006- 2010, cải cách hành chính ở Việt Nam bước sang giai đoạn
hai việc thực hiện chương trình cải cách hành chính. Chính phủ đã tiến hành tổng
kết việc thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005. Những bài học kinh
nghiệm về cải cách hành chính giai đoạn I (2001-2005) đã được các nhà khoa học,
nghiên cứu, quản lý đánh giá tại Hội thảo về tổng kết giai đoạn I của cải cách hành
chính
Cải cách hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn
2001-2010 ban hành kèm theo quyết định 136/2001/QĐ-TTg đề cập đến một cách
tổng thể tất các các yêu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
Về phương diện lý luận, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan
23



thực thi quyền hành pháp, hành pháp hành động,...) đòi hỏi phải có bốn yếu tố cần:
thể chế, bộ máy , đội ngũ công chức và tài chính công.
Thể chế hành chính đó là những cơ sở pháp lý để các cơ quan hành chính nhà nước
tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước. Trong điều kiện của một nhà nước quản
lý bằng pháp luật (Rule by laws), thể chế hành chính nhà nước nhằm bảo đảm để
các cơ quan hành chính nhà nước không lạm quyền trong việc thực thi các hoạt
động quản lý nhà nước của mình. Thể chế đòi hỏi không chỉ là cơ sở pháp lý mà
còn phải tạo cơ hội để các cơ quan hành chính nhà nước có thể thực hiện. Đó là cơ
sở để công dân có cơ hội để biết được hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước dựa trên cơ sở pháp lý nào. Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã xác
định.
Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính hay hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước đưa pháp luật vào đòi
sống và thực thi pháp luật (cho phép, cưỡng bức,.....). Tạo ra một hệ thống hoàn
chỉnh để thực hịên một cách hiệu quả nhất pháp luật nhà nước (pháp luật phải được
thực hiện) đòi hỏi từng yếu tố cấu thành nên hệ thống hành chính - từng cơ quan
hành chính nhà nước ( administrative agency) phải hoàn thiện. Mỗi một tổ chức và
những con người phụ thuộc vào tổ chức đó đều phải được biết rất rõ lý do để tồn
tại tổ chức đó và tổ chức phải làm những gì và để làm được điều đó họ được phép
làm những gì. Điều đó không chỉ đúng với tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước
mà đúng với mọi tổ chức. Cơ quan hành chính nhà nước trên thực tế lại ít quan tâm
đến tính đặc biệt này. Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-1010 tập trung vào 8 nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính n, nhưng chưa tạo ra sự đột phá.

24


Con người làm việc trong tổ chức là yếu tố rất quan trọng để làm cho tổ chức hoạt

động đạt được lý do tồn tại của tổ chức và thực hiện những nhiệm vụ mà tổ chức
phải làm một cách hiệu quả nhất. Lý thuyết chung về con người làm việc trong tổ
chức đã xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của họ. Đó là
những yếu tố gắn liền với quyền lợi' nghĩa vụ; thưởng/phạt; động cơ làm việc/
đường chức nghiệp. Nếu thiếu một sự rõ ràng về những vấn đề đó, hoạt động của
người làm việc trong tổ chức sẽ không đạt được mong muốn của tổ chức. Thiếu sự
rõ ràng về quyền lơi/ nghĩa vụ/ trách nhiệm/ chịu trách nhiệm,.... sẽ làm cho tổ
chức trở thành một tập hợp của nhiều người. Khi vui thì ai cũng cười, nhưng khi có
khuyết điểm, sai lầm xẩy ra không quy kết được trách nhiệm cụ thể. Nhiều vấn đề
tập trung nhằm giải quyết "....
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng một khoản ngân sách rất lớn
của nhà nước để nhằm duy trì sự tồn tại, vận động và phát triển của hệ thống này
(chi phí thường xuyên). Đồng thời chính hệ thống các cơ quan này lại được giao
quản lý sử dụng một lượng ngân sách nhà nước khổng lồ cho hoạt động đầu tư phát
triển. Chỉ một PMU 18 thuộc Bộ GTVT đã được giao trong thời gian chỉ khoảng 8
năm một khoản tiền 33.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Phát động mua công trái để hỗ trợ các xã nghèo, Chính phủ cũng chỉ dự kiến
khoảng 4.000 tỷ. Đây là khoản tiền rất lớn, đó là "mồ hôi, nước mắt xương máu
của nhân dân". Nhưng quản lý sử dụng nó kém hiệu quả, thất thoát quá lớn và sử
dụng để đánh bạc. Thật sự không có một quốc gia nào có thể để tiền của nhà nước
sử dụng như vậy. Cải cách việc sử dụng tiền nhà nước bằng nhiều nội dung, trong
đó tập trung vào những nội dung đã được quyết định trong chương trình tổng thể
cải cách hành chính. Nhưng không có những quy trình kiểm soát cụ thể nên ngân
sách nhà nước đã bị sử dụng sai mục đích.

25


×