Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nội dung pháp luật về công vụ và khung luật công vụ việt nam (50 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.07 KB, 48 trang )

NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VỤ VÀ KHUNG LUẬT CÔNG VỤ VIỆT
NAM.
4.1. Nội dung của pháp luật về công vụ, công chức
Trong phần trên đã phân tích về sự điều chỉnh của pháp luật đối với công vụ, công chức,
tổng hợp nội dung điều chỉnh pháp luật, chúng tôi cho rằng pháp luật về công vụ, công
chức phải thể hiện được các nội dung sau:
4.1.1. Mục tiêu của công vụ
Mục tiêu công vụ xuất phát từ bản chất nhân dân của nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân do đó mục tiêu tổng quát bao trùm của công vụ là mọi công vụ đều
nhằm phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phục vụ con người. Với bản chất nhà
nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên công vụ nhà nước
không có mục đích tự thân của nó, mục tiêu công vụ phải vì dân, phụng sự cho lợi ích
của nhân dân. Mục tiêu bao quát này chi phối mọi hoạt động công vụ của công chức
trong bộ máy nhà nước, chi phối toàn bộ nền công vụ nhà nước.
4.1.2. Các nguyên tắc của chế độ công vụ
Các nguyên tắc của chế độ công vụ là những tư tưởng, quan điểm chi phối toàn bộ hoạt
động công vụ nhà nước, hoạt động công vụ của công chức nhà nước, đây là những tư
tưởng, quan điểm có tính chất nền tảng phản ánh bản chất của chế độ công vụ, quyết định
định hướng của nền công vụ của quốc gia. Nền công vụ có thực sự mang tính phục vụ
nhân dân hay không tuỳ thuộc vào việc tôn trong, thực hiện những nguyên tắc công vụ
như thế nào.Các nguyên tắc công vụ bao gồm:
4.1.2.1. Pháp chế, tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật
1


Trong Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, ý chí của
nhân dân được xác lập một cách tập trung, đầy đủ và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính vì
lẽ đó mà Hiến pháp được quan niệm là Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý
cao nhất, quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an
ninh, các quyền, tự do và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Sự xuất hiện, tồn tại của Hiến pháp là cơ sở quan trọng nhất cho


việc thiết lập mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, xây dựng, hoàn thiện chế độ công
vụ. Chính vì vậy, trên những nét tổng thể, chế độ công vụ và mọi hoạt động công vụ phải
phù hợp với những chuẩn mực của Hiến pháp. Chế độ công vụ phải lấy lợi ích quốc gia,
dân tộc, các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân làm thước đo duy nhất của
mình.
Chế độ công vụ phù hợp với Hiến pháp chính là sự tôn trọng Hiến pháp, tôn trọng ý chí
nhân dân trong mọi hoạt động nhà nước.
Hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước luôn bị giới hạn bởi pháp
luật, do đó các quyền của công chức trong công vụ không phải là những đặc quyền của
họ, mà đó chỉ là công cụ pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ công vụ. Khi thực hiện hoạt
động công vụ, cán bộ công chức không thể lạm quyền, ra các quyết định hành chính, thực
hiện những hành vi hành chính vượt khỏi giới hạn thẩm quyền mà pháp luật đã quy định
cho chức vụ do mình đảm nhiệm. Vì vậy, trong hoạt động công vụ công chức luôn phải
trả lời câu hỏi các quyết định hành chính, hành vi do mình thực hiện có phù hợp với Hiến
pháp và pháp luật hay không.
Mặt khác cũng phải nhận thấy rằng trong điều hành hành chính, thì bộ máy hành chính,
những người lãnh đạo, quản lý cơ quan nhà nước có những quyền " đương nhiên", những
quyền này có thể được pháp luật quy định, nhưng cũng có những trường hợp không được
quy định, để bảo đảm trật tự, kỷ luật trong hành chính, trong điều hành công vụ những
2


người có thẩm quyền trong các cơ quan ra các quyết định hành chính buộc mọi đối tượng
có liên quan phải chấp hành. Điều đó có nghĩa là trong hoạt động công vụ, cán bộ, công
chức có nghĩa vụ chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên, nhưng những mệnh lệnh đó
phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với tinh thần mục tiêu của pháp luật.
4.1.2.2.Tôn trọng quyền của con người, của công dân
Quyền của con người, của công dân là những gía trị xã hội mang tính phổ biến được nhà
nước thừa nhận trên cơ sở thừa nhận các công ước quốc tế về quyền con người, được ghi
nhận trong Hiến pháp, pháp luật. Do đó khi các cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt

động nhà nước, các công chức thực thi công vụ không thể sâm phạm một cách bất hợp
pháp tới các quyền của con người, của công dân, phải tôn trong các quyền tự do của con
người, của công dân, kể cả trường hợp hạn chế các quyền, tự do của họ một cách hợp
pháp cũng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người, của công dân. Khi có
những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới quyền, tự do của công dân cần được xử
lý nghiêm minh, bất luận vi phạm đó do cán bộ, công chức ở cấp nào thực hiện. Mặt khác
các công chức cũng là những con người trong nền công vụ nên danh dự, nhân phẩm, các
quyền của họ cũng được bảo vệ, bảo đảm.
4.1.2.3. Công khai của hoạt động công vụ
Công khai không chỉ là công khai đối với chính sách, pháp luật của nhà nước, mà phải
công khai mọi hoạt động nhà nước, mọi công vụ trong cơ quan, tổ chức ( trừ những vấn
đề thuộc bí mật đã được quy định ). Công khai là tiền đề của minh bạch trong đời sống
nhà nước và xã hội, không công khai thì không có minh bạch, nếu không công khai, minh
bạch tất yếu sẽ dẫn đến những lạm quyền, nạn ô dù, bè phái trong các cơ quan, tổ chức,
dẫn đến quan liêu, tham nhũng. Công khai thể hiện tính trong sáng, trung thực của công
quyền, của con người. Do đó, cả chế độ công vụ và mọi cán bộ, công chức trong công vụ
phải thực sự tôn trọng nguyên tắc công khai. Công khai những nguồn lực trong cơ quan,
3


tổ chức, công khai mọi chế độ liên quan tới đời sống vật chất, tinh thần trong cơ quan, tổ
chức.
4.1.2.4. Sự bình đẳng của các công dân trong công vụ, tuỳ thuộc vào năng lực và chuyên
môn nghề nghiệp được đào tạo
Sự bình đẳng của các công dân trong công vụ bắt nguồn từ nguyên tắc mọi công dân
bình đẳng trước pháp luật, từ bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nội dung
nguyên tắc này thể hiện ở những điểm căn bản sau: mọi công dân không phân biệt dân
tộc, tôn giáo, tằng lớp, giai cấp xuất thân, giới tính đều có quyền gia nhập nền công vụ
khi thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của công vụ, tuỳ theo năng lực và chuyên môn được
đào tạo; mọi công chức đều có những quyền, nghĩa vụ như nhau trong hoạt động công vụ

tưng xứng với chức vụ do họ đảm nhiệm; cán bộ, công chức không chỉ có quyền mà có
trách nhiệm trong công vụ, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
- Công chức nhà nước phải chấp hành các quyết định do cơ quan nhà nước cấp trên
và những người có thẩm quyền ban hành trong khuôn khổ thẩm quyền của họ phù hợp
với Hiến pháp, pháp luật.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước luôn đòi hỏi trật tự, kỷ luật, kỷ cương nhất định, do
đó trong hoạt động công vụ luôn hình thành quan hệ mệnh lệnh, phục tùng, do đó công
chức luôn phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và những người
có thẩm quyền trong khuôn khổ thẩm quyền của cơ quan, người có thẩm quyền. Nguyên
tắc này đòi hỏi cơ quan nhà nước, người giữa chức vụ trong các cơ quan nhà nước chỉ
được ra những quyết định trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, và từ đó có thể suy ra
rằng công chức có thể từ chối chấp hành những quyết định của cấp trên của người có
chức vụ khi những quyết định không phù hợp với thẩm quyền của họ, không phù hợp với
Hiến pháp, pháp luật.
4.1.2.5. Tính nghề nghiệp và tính thẩm quyền chuyên môn trong hoạt động công vụ
4


Mỗi công chức phục vụ trong bộ máy nhà nước phù hợp với chuyên môn được đào tạo
nhất định, mỗi công việc chuyên môn có những chuẩn mực nhất định, người công chức
phải chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, người có chức vụ trong cơ quan không
thể dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp, làm thay đổi những quyết định chuyên môn
của công chức. Một nền hành chính tôn trọng chuyên môn mới là nền hành chính khoa
học, có trí tuệ. Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân biệt giữa thẩm quyền quyền lực, thẩm
quyền hành chính và thẩm quyền chuyên môn.
4.1.2.6. Công chức chịu trách nhiệm về mọi hoạt động công vụ của mình
Trong đời sống xã hội mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội về
hành vi, hoạt động của mình, về hậu quả của những hành vi, hoạt động, đối với công
chức trong công vụ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, trước nhà nước, nhân
dân về mọi hoạt động công vụ của mình. Trách nhiệm hiểu theo hai nghĩa: đó là bổn

phận, nghĩa vụ của công chức trong thực thi công vụ; thứ hai đó là những hậu quả mà
công chức phải gánh chịu khi có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật trong
công vụ. Các trách nhiệm theo nghĩa này, có thể là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo
đức, trách nhiệm pháp lý gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm
hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường vật chất.
Do đó công chức phải chịu trách nhiệm về các quyết định do mình ban hành, chịu trách
nhiệm về việc thực hiện các quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động
công vụ của mình trước nhà nước, xã hội.
4.1.2.7. Bảo đảm tính ổn định của đội ngũ công chức trong các cơ quan nhà nước
Sự ổn định của đội ngũ công chức là tiền đề bảo đảm cho sự ổn định của công vụ nhà
nước, nên trong một cơ quan, tổ chức phải bảo đảm sự ổn định của đội ngũ công chức,
5


tránh những sáo trộn về công việc của công chức khi không có căn cứ xác thực, không vì
mục tiêu công vụ, mà vì lý do nào đó khác. Điều đó không loại trừ việc luân chuyển công
chức giữ các chức vụ quản lý trong cơ quan, tổ chức.
4.1.2.8. Các cơ quan nhà nước và các công chức nhà nước chịu sự kiểm tra và giám sát
Hoạt động nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực- nhà nước, được điều chỉnh bởi
pháp luật và các loại điều chỉnh khác, mọi hoạt động nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp
động chạm tới quyền, lợi ích của công dân, của cộng đồng, do đó mọi hoạt động nhà
nước đều chịu sự theo dõi, xem xét, phán xét của nhân dân và chính nhân dân là người
đánh gía khách quan và đúng đắn nhất về mọi hoạt động nhà nước.
Với quan điểm tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối
cao của quyền lực, còn các cơ quan khác của nhà nước chỉ là những tổ chức nhận quyền
lực mà nhân dân đã uỷ quyền vì vậy mọi hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước đều
phải chịu sự giám sát của nhân dân.
Hoạt động của công chức nhà nước cũng giống như mọi lao động xã hội khác đều chịu sự
kiểm tra của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, chịu sự giám sát của nhân dân, xã
hội. Hoạt động kiểm tra, giám sát là cơ sở để đánh gía công trạng, khả năng, năng lực của

công chức, đồng thời là cơ sở để chỉ ra những hạn chế, sai phạm của công chức, tạo tiền
đề cho sự công khai, minh bạch của công vụ nhà nước.
4.1.2.9. Các công chức được bảo đảm về mặt pháp lý và xã hội
Hoạt động công vụ nhà nước luôn mang tính quyền lực nên cũng dễ gây nên sự không
đồng tình của các đối tượng xã hội trong những hòan cảnh, điều kiện nhất định do đó
pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ công vụ của công chức mà còn phải
quy định các bảo đảm khác nhau ( bảo đảm chính trị, kinh tế, pháp lý và các bảo đảm
6


khác) đối công chức, và phải được xã hội tôn trọng, bảo vệ khỏi mọi hành vi chống đối
người thi hành công vụ. Cần phải coi việc bảo vệ người thi hành công vụ là nghĩa vụ của
nhà nước và xã hội.
4.1.2.10. Nguyên tắc trọng dụng nhân tài
Ngay từ thời xa xưa người Việt đã có câu" hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Tư tưởng
đó phải trở thành nguyên tắc trong nền công vụ Việt Nam ngày nay. Nếu nguyên tắc này
không được ghi nhận vào pháp luật và được thực hiện trên thực tế thì mọi điều không tốt
lãnh đều có thể sẩy ra trong nền công vụ: đó là tình trạng bè phái, vây cánh, mua quan,
bán tước… và tham nhũng… là tất yếu. Trọng dụng nhân tài phải được thể hiện trong các
chính sách, chế độ việc làm, điều kiện lao động, tiền lương đối với công chức...
4.1.3. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật công vụ
Pháp luật Việt Nam hiện nay đi theo hướng điều chỉnh rất rộng đối với các đối tượng
"cán bộ, công chức", cách điều chỉnh đó đã không tính đến đặc thù hoạt động của các đối
tượng lao động trong khu vực nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, trong khu vực
đơn vị sự nghiệp dẫn đến tình trạng nhà nước hóa các tổ chức xã hội, hành chính hóa các
đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, khi ban hành luật phải xác định một cách khoa học phạm vị,
đối tượng điều chỉnh của Luật công vụ. Như đã nêu phần trên với quan điểm công vụ nhà
nước theo nghĩa hẹp chỉ do công chức nhà nước thực hiện thì Luật công vụ chỉ áp dụng
đối với công chức trong các cơ quan công quyền của nhà nước, mà không áp dụng đối
với các đối tượng làm việc trong tổ chức chính trị, chính trị- xã hội. Việc quy định như

hiện nay là phi lô gích gây bất công bằng trong xã hội, nhân dân, người lao động lại phải
nuôi những người trong các tổ chức xã hội dân sự.
4.1.4. Các quyền và nghĩa vụ của công chức

7


Các quyền và nghĩa vụ của công chức tạo nên địa vị pháp lý của công chức, vị thế của họ
trong nền công vụ. Quyên của công chức là phương tiện pháp lý để công chức thực hiện
công vụ, còn nghĩa vụ của công chức là bổn phận, là những việc mà công chức phải thực
hiện tương xứng với chức vụ quản lý, chức vụ chuyên môn do họ đảm nhiệm.
Các quyền, nghĩa vụ của công chưc được tạo bởi hai bộ phận: những quyền, nghĩa
vụ, đảm bảo pháp lý như mọi công dân; những quyền, nghĩa vụ bảo đảm pháp lý riêng
của công chức.
Những quyền lợi mà công chức được hưởng bao gồm quyền lợi về vật chất, tinh
thần: tiền lương, các phụ cấp, chế độ bảo hiểm, chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp cho bản
thân công chức hoặc gia đình của họ khi bị ốm đau, bị thương, hy sinh khi thực thi công
vụ; các trợ cấp đắt đỏ…
4.1.5. Tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quá trình quản lý nhân sự trong bộ máy do
đó pháp luật phải quy định các điều kiện, hình thức, nội dung tuyển công chức. Điều kiện
bao gồm điều kiện chung đối với mọi công chức trong các cơ quan nhà nước, điều kiện
riêng được áp dụng đối với những đối tượng công chức cụ thể trong những ngành nghề,
môi trường khác nhau.
4.1.6. Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước
Đào tạo, bồi dưỡng công chức không chỉ là việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình
độ nhận thức, chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng của công chức đáp ứng các yêu cầu phát
triển của tổ chức, mà việc đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với công tác quy hoạch cán
bộ nói chung, với yêu cầu của Nhà nước. Với quan niệm như vậy, đào tạo, bồi dưỡng
công chưc còn nhằm xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở xác định nhu cầu của nền

công vụ, năng lực của từng công chức, thiên hướng của họ để hình thành đội ngũ công
chức quản lý và công chức có trình độ chuyên môn cao trong nền công vụ. Tất cả những
8


vấn đề này không thuần tuý là công tác tổ chức đơn thuần mà phải được điều chỉnh bởi
pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu công vụ và tạo điều kiện để công chức thích nghi
với môi trường công vụ khi thay đổi, pháp luật về công vụ, công chức phải quy định việc
đào tạo, bồi dưỡng định kỳ theo nhu cầu công việc của công chức, cũng như đào tạo cán
bộ, công chức gắn với quy hoạch cán bộ.
4.1.7. Điều động, kiêm nhiệm, thăng giáng công chức nhà nước
Điều động là thay đổi vị trí công tác của công chức cho phù hợp với yêu cầu của công vụ
và năng lực của cá nhân công chức. Vấn đề điều động phải được đặt trong nguyên tắc
nhất định như: phát huy được năng lực công chức, phù hợp sở trường công chức, không
hạ thấp cấp bậc hay thu nhập của công chức, phải lưu ý đến nguyện vọng hoàn cảnh cá
nhân, gia đình của người công chức, phải phù hợp chuyên ngành được đào tạo, kinh
nghiệm nghề nghiệp của công chức v..v.v.
Biệt phái là hình thức điều động đặc biệt, công chức được điều động và giao nhiệm
vụ mới ở một cơ quan tổ chức khác. Người công chức khi được biệt phái có thể thay đổi
hoặc không thay đổi hoạt động chuyên môn, không thay đổi về ngạch, bậc công chức,
nhưng chức vụ quản lý của c«ng chc (đối với công chức lãnh đạo) có thể thay đổi, và khi
được điều động biệt phái thì quan hệ công vụ của công chức có những thay đổi, trước hết
là quan hệ có liên quan tới chế độ quản lý .
Kiêm nhiệm là hình thức người công chức làm việc ở một cơ quan này nhưng còn
đảm nhiệm thêm một công việc khác cùng chuyên môn ở cơ quan, tổ chức khác. Đây là
hình thức nhằm tận dụng nguồn lực của công chức, hình thức này ngày càng được áp
dụng phổ biến trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế…
Thăng chức, giáng chức đối với công chức là một trong những hình thức nhằm
tuyển lựa người có năng lực trình độ cao, có đạo đức, phẩm cht công vụ tốt, loại bỏ
những người yếu kém, mất phẩm chất, kÝch thÝch tính tích cực năng động trong công

chức, chọn người tương xứng vào các chức vụ, phục vụ tốt nền công vụ.

9


4.1.8. Cách chức, từ chức, thôi việc đối với công chức nhà nước
Pháp luật qui định các nội dung, xác định nguyên tắc, điều kiện, phương pháp, hình thức,
trình tự thủ tục...để cách chức, từ chức, thôi việc .

Cách chức là việc cơ quan nhà

nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật buộc công chức không được tiếp
tục đảm nhiệm chức vụ đang giữ. Ở khía cạnh này cách chức như là một sự trừng phạt,
một hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật, hoặc vi phạm pháp
luật chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ chức là việc công chức tự nguyện từ bỏ chức vụ mà mình đang đảm nhiệm do
hoàn cảnh cụ thể nào đó như: sức khoẻ, gia đình v..v. Nhưng cũng có những trường hợp
từ chức không phải vì những lý do trên, mà do lý do khác, công chức bị buộc phải từ
chức. Hình thức từ chức vì lý do trách nhiệm chính trị được áp dụng phổ biến đối với các
nhà hoạt động chính trị, những người giữ chức vụ quản lý.
Buộc thôi việc (sa thải) là hình thức kỷ luật buộc công chức rời khỏi chức vụ, rời
khỏi công sở, kết thúc quan hệ công vụ, khi có những hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng, hoặc thực hiện hành vi phạm tội bị phạt tù.
Tất cả các quy định trên là những biện pháp nhằm chấm dứt quan hệ công vụ nhà
nước có tác dụng bảo đảm sức sống và chất lượng đội ngũ công chức.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có những định chế như về hưu, nghỉ mất sức cũng nhằm
chấm dứt quan hệ công vụ nhưng nó lại là những chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với
quá trình cống hiến của công chức đối với nhà nước.
4.1.9. Khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của công chức
Các quy định về thi đua, khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của các công chức nhà

nước tạo nên một nhóm các quy định có tính chuyên biệt có vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo trật tự, kỷ cương trong ho¹t ®ng c«ng vơ khích lệ lòng nhiệt tình phấn đấu của
công chức, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt đông của của bộ máy nhà nước.

10


Nhóm các quy phạm này quy định về: các nguyên tắc, điều kiện, hình thức, trình tự
xử lý các quan hệ phát sinh từ quá trình khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với công chức.
Khen thưởng là biện pháp thể hiện sư đánh giá cao của nhà nước và xã hội đối với
công trạng, kết quả phục vụ công vụ của công chức thông qua việc trao cho công chức
những giá trị vật chất hay gía trị tinh thần, qua đó khuyến khích động viện tinh thần sáng
tạo, ý thức phục vụ của công chức.
-Trách nhiệm pháp lý của công chức trong công vụ:
Ngoài trách nhiệm pháp lý mà công chức phải chịu như mọi công dân, khi có những
vi phạm pháp luật, công chức còn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi
phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động công vụ, trong một số trường hợp cơ sở của
trách nhiệm kỷ luật - một loại trách nhiệm pháp lý đặc thù còn có thể là những hành vi
vi phạm các quy tắc đạo đức. Trách nhiệm pháp lý đối với công chức có thể là: trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật ( một dạng trách nhiệm pháp lý đặc thù), trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường vật chất.
Ngoài những quy định kể trên, Luật công vụ cần có những nội dung khác cũng không
kém phần quan trọng như: quy định về bộ máy quản lý công chức, thủ tục bổ nhiệm các
chức vụ lãnh đạo, các quy định về trang phục, lễ phục, v.v
4.1.10. Kiểm tra, thanh tra công vụ
Kiểm tra, thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của quản lý, ở đâu có quản lý,
ở đó có kiểm tra, thanh tra. Kiểm tra bao gồm kiểm tra nội bộ, kiểm tra chức năng. Thanh
tra là hoạt động của cơ quan chuyên trách trong nền công vụ. Vì vậy, để trật tự hoá được
hoạt động công vụ, nâng cao trách nhiệm của công chức trong công vụ cần có những quy
định pháp luật về những vấn đề này một cách rõ ràng, cụ thể.

4. 2. Quan điểm xây dựng luật Công vụ Việt nam

11


- Luật công vụ là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất sau Hiến pháp, do
đó phải thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, nguyên tắc của Hiến pháp về chế độ công
vụ, không mâu thuẫn với hiến pháp.
- Luật công vụ không phải là sự nâng cấp, hay sửa đổi, bổ sung, xắp xếp lại các quy
định của Pháp lệnh cán bộ, công chức mà là kết quả của quá trình pháp điển hóa toàn bộ
pháp luật về công vụ, công chức ở những nét cơ bản nhất.
- Việc ban hành Luật phải hướng tới xây dựng chế độ công vụ nhà nước tiên tiến,
hiện đại, xây dựng đội ngũ công chức ( những người làm việc, phục vụ trong bộ máy nhà
nước) chuyên nghiệp có năng lực ( tri thức, kỹ năng, khả năng hành động) phù hợp với
xu hướng chuyển đổi của nền hành chính từ hành chính cai quản sang nền hành chính
phục vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân vì nhân dân, xã hội dân sự, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Luật hướng tới xây dựng chế độ công vụ kết hợp giữa chế độ chức nghiệp và việc
làm, chuyển dần sang chế độ việc làm, có nghĩa việc xếp ngạch, nâng ngạch công chức
phải theo yêu cầu của công việc, chức vụ- việc làm mà cơ quan đòi hỏi, yêu cầu. Vì công
việc mà tìm người, không vì người mà tìm chức vụ. Như vậy, phải hình thành được tiêu
chuẩn của ngạch, tiêu chuẩn của các chức vụ quản lý trong cơ quan nhà nước, nếu không
thoả mãn các tiêu chuẩn của ngạch, tiêu chuẩn của chức vụ thì không thể bổ nhiệm vào
chức vụ quản lý tương ứng, việc nâng ngạch công chức phải do nhu cầu công việc.
- Luật tạo cơ sở để lượng hóa các chức vụ trong cơ quan, số lượng công chức các
ngạch công chức khác nhau. Cần phải quy định một chuyên viên cao cấp có bao nhiêu
chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự dưới quyền. Do đó việc nâng ngạch công chức
phải theo yêu cầu của công việc, việc thi tuyển phải theo cơ chế cạnh tranh, không thi để
nâng ngạch đại trà như hiện nay. Công chức có thể có lương cao nhưng không vì lẽ đó
mà phải nâng lên ngạch trên khi cơ quan không có yêu cầu, đòi hỏi.

- Luật phải là cơ sở pháp lý để bảo đảm sự ổn định của đội ngũ công chức, đặc biệt
là công chức chuyên môn.
- Tuyển dụng công chức cả công chức chuyên môn và công chức quản lý đều phải
qua thi tuyển, cạnh tranh.
12


4.3. Ban hành văn bản pháp luật riêng về những người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp của nhà nước (viên chức) kết hợp với Bộ lụât lao động.
Thuật ngữ viên chức trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam được sử dụng với phạm vi
rất khác nhau. Điều 8 Hiến pháp quy định: Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà
nước phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự
giám sát của nhân dân…Như vậy, phải chăng tất cả những người phục vụ trong các cơ
quan, tổ chức nhà nước trừ công nhân thì đều nằm trong phạm vi " cán bộ, viên chức".
Nhưng cán bộ là những ai và viên chức là những ai, điều này cần được giải mã. Trong
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2003) Nghị định 116 của
Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2003 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công
chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, thì thuật ngữ viên chức được sử dụng để
chỉ những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của tổ chức chính trị,
chính trị- xã hội. Phân tích các quy định nói trên có thể thấy: viên chức trong các đơn vị
sự nghiệp của nhà nước chỉ là một bộ phận của viên chức nhà nước nói chung, đó là một
tập hợp nhỏ nằm trong một tập hợp lớn. Nhưng nếu gạt bỏ những quy tắc pháp lý nhìn
vào thực tiễn có thể thấy những khác biệt căn bản của các đối tượng làm việc trong các
cơ quan nhà nước và những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Hoạt động của những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, khác với
những người làm việc trong các cơ quan nhà nước ( công chức) ở chỗ là viên chức phục
vụ nhà nước chủ yếu mang tính chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động của họ không mang
tính quyền lực nhà nước, được điều chỉnh không chỉ bằng pháp luật mà bằng các quy chế
hay điều lệ của chính nơi họ phục vụ, hoạt động của viên chức có thể được thay thế dễ
dàng bởi một người khác, cũng không nhất thiết bởi người trong các tổ chức đó, hoạt

động của viên chức mang tính phục vụ, cung ứng các dịch vụ công. Viên chức thực hiện
hoạt động có tính "tự do" hơn, không gắn với công quyền, mà theo nhu cầu của xã hội,
lương của viên chức có thể từ ngân sách nhà nước trên cơ sở giao khoán công việc và từ
những khoản thu do tổ chức của họ mang lại do cung ứng các dịch vụ công cho xã hội.
13


Như vậy, đơn vị sự nghiệp của nhà nước hoàn toàn có thể hoạt động như một doanh
nghiệp trên cơ sở nguyên tắc hạch toán kinh tế, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm có thể
trở thành nguyên đơn , bị đơn trong quan hệ dân sự, kinh tế trước tòa án.
Chính điều này quyết định tính chất, nội dung điều chỉnh của pháp luật mang tính chuyên
biệt đối với từng đối tượng là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và công
chức trong các cơ quan nhà nước. Không thể có một văn bản pháp luật lại quy định
chung cho cả những công chức làm việc trong cơ quan nhà nước, trong các đơn vị sự
nghiệp, khi mà hoạt động của họ khác nhau căn bản về tính chất. Công chức thực hiện
công vụ, còn viên chức thực hiện hoạt động theo chế độ hợp đồng lao động, chịu sự điều
chỉnh của pháp luật lao động là chủ yếu. Hơn nữa trong xu hướng xã hội hóa các dịch vụ
công, nhà nước chuyển dần dịch vụ công cho các cá nhân, tổ chức tư nhân đảm nhiệm, để
tạo ra sự bình đẳng của các cơ sở cung ứng dịch vụ công hướng tương lai cần có sự điều
chỉnh pháp luật thống nhất của các đơn vị sự nghiệp cả công và tư. Nhưng các đơn vị sự
nghiệp của nhà nước được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước, để bảo
đảm chính sách xã hội của nhà nước trong một số lĩnh vực, khi mà các cá nhân chưa có
khả năng thực hiện, hoặc không muốn thực hiện vì không tìm kiếm được lợi nhuận, thì
các đơn vị sự nghiệp nhà nước vẫn tồn tại. Hiện nay ở nước ta lượng viên chức làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước là rất lớn, đông hơn nhiều so với công chức nhà
nước, nên sự điều chỉnh pháp luật đối với đối tượng này là cần thiết. Viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp của nhà nước rất đa dạng về nghề nghiệp, mục tiêu hoạt động cụ thể và
đang có xu hướng chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xu hướng chung của
các nước là điều chỉnh họ bằng Luật lao động chung. Do đặc điểm của Việt nam, trong
giai đoạn chuyển đổi, có thể ban hành một văn bản pháp luật riêng cho nhóm đối tượng

này.
4. 4. Ban hành các Quy chế quản lý người làm việc trong các ngành nghề chuyên sâu
(hải quan, kho bạc, thuế, quản lý thị trường,v.v.)

14


Các công chức, có địa vị pháp lý như nhau, bất luận là họ làm việc, phục vụ ở đâu, nhưng
đồng thời mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những đặc thù, tính chất nội dung công việc
khác nhau do đó ngoài những quy định chung cũng cần phải có những quy định có tính
chuyên biệt, là sự cụ thể hóa đối với từng đối tượng cụ thể cho phù hợp với ngành nghề
của họ. Do đó, trên cơ sở Luật công vụ, đôí với từng ngành tương ứng cần phải ban hành
Quy chế cụ thể để thực hiện. Kinh nghiệm của các nước, một số lĩnh vực như Hải quan,
ngoại giao, cảnh sát có thể có quy chế riêng.
4.5. Hoàn thiện thể chế pháp luật về trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức
Có nhiều loại trách nhiệm khác nhau: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, trách
nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm pháp lý… các loại trách nhiệm này được điều chỉnh
bằng những quy tắc khác nhau. Hiện nay các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công
chức ở nước ta nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực
khác nhau, còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thật đầy đủ, đặc biệt là những quy
định về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức còn rất chung chung mà chưa có sự cụ
thể hóa những hành vi vi phạm cụ thể tương ứng với nó là những biện pháp kỷ luật, vì
vậy, theo chúng tôi trong tương lai cần phải ban hành Luật kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, chứ không phải là mức nghị định hiện nay. Luật kỷ luật đối với công chức theo
hướng mô hình hóa được các hành vi vi phạm kỷ luật với đầy đủ các yếu tố cấu thành của
nó. Vì vi phạm kỷ luật suy cho cùng cũng là vi phạm pháp luật.
Tóm lại việc ban hành Luật công vụ chỉ là bước đầu tiên của quá trình hoàn thiện sự
điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động công vụ và công chức, đồng thời để hoàn
thiện phải ban hành hàng loạt những văn bản quy phạm pháp luật khác.
Luật công vụ không điều chỉnh được toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến công vụ, công

chức, nhưng phải điều chỉnh được những nội dung cơ bản của chế độ công vụ và công
chức là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa.

15


Điều quan trọng nhất trong sự điều chỉnh pháp luật phải theo hướng chuyên biệt hóa các
đối tượng phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, không đồng nhất công chức với
các đối tượng khác trong các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế của nhà nước.
Phụ lục I : KHUNG LUẬT CÔNG VỤ
Nếu tên luật được gọi là luật công vụ, thì phải bảo đảm quy định có tính cân đối giữa hai
phần: công việc mà công chức đảm nhận và những quy định về quản lý công chức. Điều
đó cũng có nghĩa là Luật phải làm rõ được những loại công việc (gắn với nó là những loại
cơ quan nhà nước) được đưa vào điều chỉnh trong Luật. Và trên cơ sở đó làm rõ quản lý
những con người (công chức đảm nhận các vị trí đó). Nếu chỉ qjuy định về quản lý công
chức mà không làm rõ vị trí công việc mà công chức đảm nhận thì luật đó giống như Luật
công chức;
Chương 1: Những quy định chung
Chương này cần quy định (dưới hình thức các điều) những nội dung sau:
- Những thuật ngữ cơ bản
- Phạm vi điều chỉnh của Luật
- Hệ thống công vụ ở Việt Nam

- Các nguyên tắc chính của công vụ
- Hệ thống văn bản luật về hệ thống công vụ ở Việt Nam. Điều này sẽ quy định không

riêng luật này, mà nhiều loại công vụ khác sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật khác (Luật
bầu cử đại biểu,...).
- Mối quan hệ giữa công vụ (civil service )và các hình thức hoạt động khác của nhà nước
(state service)

Trong chương điều khoản chung này, xem xét quy định của Luật công vụ Trung quốc cho
thấy họ quy định khá cụ thể và do đó sẽ không gây tranh luận.
16


( Điều 2 của Luật công vụ Trung quốc ghi: vì mục đích của Luật, công chức là người lao động
(workers) thực hiện những nhiệm vụ chính thức (official duties) theo quy định của pháp luật và
là thành viên của các cơ quan hành chính của nhà nước (the administrative establishment of the
State) do nhà nước trả lương và các chế độ phúc lợi khác).

Chỉ khi nào thống nhất được những quy định đó mới làm cho luật công vụ có hiệu lực.
Chương 2: Các vị trí, chức vụ trong công vụ
Đây là một chương quan trọng khi chúng ta đang muốn thay đổi cơ chế quản lý thực thi
công việc của công chức. Nếu không quy định được phân loại vị trí công việc, không thể
áp dụng các cách thức quản lý công chức.
Kinh nghiệm của các nước (Trung quốc, Nga, Philipin, Mỹ, v.v.) xác định vị trí công việc
đòi hỏi cũng phải xác định ngạch (grade) và hạng của các vị trí công việc đó. Do đó, khi
quy định về vị trí công việc, cũng cần quy định về hạng của các vị trí đó.
Vị trí công việc trong hệ thống cơ quan nhà nước cũng cần quy định cụ thể cho trung
ương và địa phương (kinh nghiệm của Trung quốc; liên bang Nga).
Những nội dung cơ bản của chương này cũng sẽ được quy định theo các điều
- Các vị trí trong công vụ
- Công việc có nghề nghiệp
- Các vị trí công việc có nghề nghiệp
- Phân loại các vị trí trong hệ thống công việc có nghề nghiệp
- Công việc không có nghề nghiệp
- Các vị trí công việc không nghề nghiệp
- Phân loại các chức vụ trong công vụ
- Đăng ký các vị trí công vụ của nhà nước
- Các ngạch bậc khác nhau trong công vụ

- Yêu cầu về trình độ đối với các vị trí trong công vụ

17


Chương 3: Quan hệ việc làm trong công vụ
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của các mô hình công vụ hiện nay của
nhiều nước.
Nếu không quy định cụ thể, có thể phải áp dụng cơ chế làm việc suốt đời; cũng không thể
áp dụng mô hình vị trí để tuyển dụng. Cần xác định cơ chế việc làm này theo nguyên tắc
nào?.
Kinh nghiệm của tất cả các nước, đó là cơ chế hợp đồng thực thi công việc.
Trung quốc quy định: bổ nhiệm vào vị trí (các nhóm vị trí) theo hai hình thức: bầu và bổ
nhiệm. Nhưng lại không quy định cơ chế của việc bổ nhiệm đó. Chỉ do bầu theo nhiệm kỳ
thì điều tiết theo cơ chế bầu.
Liên bang Nga áp dụng hoàn toàn cơ chế hợp đồng (các loại khác nhau) và đây cũng là
cách phổ biến của các nước.
Nếu ấp dụng cơ chế việc làm, thì đây lại là một trong những điều cần quan tâm, để đúng
cách thức “có ra có vào”

Chương 4 Địa vị pháp lý của công chức
Trong chương này cần quy định rõ
- Công chức
- Quyền lợi của công chức (hưu, nghỉ phép, khác - nếu không có gì khác với Bộ Luật
lao động thì ghi một mục xử lý theo luật lao động)
- Nghĩa vụ của công chức
- Những điều hạn chế đối với công chức
- Những điều cấm đối với công chức
- Các quy định về ứng xử cho công chức
- Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn về lợi ích trong công vụ

- Kê thai thu nhập, tài sản và trách nhiệm đối với tài sản
18


Chương5. Tuyển dụng, sử dụng công chức
Tuyển dụng công chức ( việc tuyển dụng công chức cũng là hoạt động công vụ của các
cơ quan nhà nước, do đó cần quy định điều kiện chung của việc tuyển dụng; điều kiện
riêng để tuyển dụng công chức đối với những ngành nghề nhất định;
- Các hình thức tuyển công chức chuyên môn, công chức quản lý).
- Thi tuyển đảm nhiệm chức vụ cả chuyên môn, quản lý.
- Tập sự ( thời gian tập sự, hướng dẫn tập sự, đánh gía người tập sự…)
- Đánh giá công chức( người đánh gía, tiêu chuẩn đánh gía)
Chương 6. Khen thưởng, kỷ luật và các bảo đảm đối với công chức
Chương này gồm các nội dung:
- Khen thưởng ( các hình thức khen thưởng)
- Kỷ luật đối với công chức ( các hình thức kỷ luật, các hành vi bị xử lý kỷ luật; các
nguyên tắc xử lý kỷ luật…)
- Các bảo đảm đối với công chức ( bảo đảm về chính trị, bảo đảm về xã hội, bảo
đảm về pháp lý...)
Chương 7. Đạo đức công vụ
Các tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ của công chức phải dựa trên cơ sở các tiêu chí, hay
tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định. Vì vậy, Luật công vụ cần phải quy định về đạo
đức công vụ của công chức dưới hình thức các quy phạm pháp luật, ở đây các quy phạm
đạo đức đã được pháp luật hóa và trở thành quy tắc bắt buộc chung đối với công chức cả
khi thực thi công vụ cũng như khi không thực thi công vụ. Nhiều quốc gia quy định: sự
trung thành với tổ chức là một tiêu chí đánh gía đạo đức công vụ.
Chương 8. Phân cấp quản lý công chức
19



- Nội dung quản lý công chức
- Cơ quan quản lý công chức
- Bộ Nội vụ
- Sở nội vụ
- Vụ ( Ban ) tổ chức- cán bộ
- Phòng tổ chức- cán bộ.
Chương 9. Kiểm tra, thanh tra công vụ
Trong chương này cần quy định chế độ kiểm tra đối với việc thực thi công vụ của công
chức.
- Kiểm tra công vụ có: kiểm tra nội bộ, kiểm tra chức năng.
- Thanh tra công vụ của cơ quan thanh tra chuyên ngành công vụ.
Chương 10. Điều khoản thi hành
Quy mô của Luật công vụ, theo chúng tôi cũng chỉ dừng lại đó là Luật khung quy định
những vấn đề có tính nguyên tắc chung, quy phạm mẫu, để thực hiện Luật cần có hàng
loạt văn bản quy phạm pháp luật khác để cụ thể hóa, chi tiết hóa.
Luật công vụ chỉ điều chỉnh những gì liên quan tới hoạt động công vụ và công chức nhà
nước, còn những đối tượng khác làm việc trong hệ thống chính trị cần áp dụng tương tự
trong những điều nhất định của Luật công vụ, mà không áp dụng tất cả.

20


Phụ lục II . KẾT CẤU KHUNG LUẬT CÔNG VỤ MỘT SỐ NƯỚC
1. Kết cấu khung luật công vụ trung ương của Nhật bản
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Các cơ quan quản lý nhân sự Trung ương
Chương 3: Tiêu chuẩn các chức vụ trong các cơ quan Chính Phủ
Phần 1: Những quy định chung
Phần 2: Phân loại chức vụ
Phần 3: Thi tuyển, bổ nhiệm và miễn nhiệm

Mục 1: Quy định chung
Mục 2: Thi tuyển
Mục 3: Danh sách các thí sinh được bổ nhiệm
Mục 4: Bổ nhiệm
Mục 5: Nghỉ theo chế độ, khôi phục lại quyền lợi, rời vị trí công vụ và sa thải
Phần 4: Tiền lương
Mục 1: Kế hoạch tiền lương
Mục 2: Việc trả lương
Phần 5: Hiệu quả
Phần 6: Thay đổi tình trạng việc làm, hình thức kỷ luật và bảo đảm việc làm
Mục1: Thay đổi tình trạng việc làm
Giáng chức, nghỉ theo chế độ, sa thải ..v.v
Nghỉ hưu
Mục 2: Hình thức kỷ luật
Mục 3: Bảo đảm việc làm
Các yêu cầu về điều kiện làm việc
Xem xét lại các vấn đề trái ngược với ý chí của công chức
Bồi thường đối với các thương tật và bệnh tật trong quá trình thực thi công vụ
21


Phần 7: Kỷ luật công vụ
Phần 8: Hệ thống lương hưu
Phần 9: Tổ chức người lao động
Chương 4: Các điều khoản về phạt trong công vụ

2. Luật việc làm khu vực công của Canada/ Public Service Employment Act
Tên gọi tắt của Luật
Giải thích từ ngữ
Phần 1: Uỷ ban Công vụ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan sử dụng lao động

Uỷ ban Công vụ
Chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban công vụ
Uỷ quyền của Uỷ ban công vụ cho những người đứng đầu
Hoạt động kiểm tra của Uỷ ban công vụ
Các trường hợp ngoại lệ
Các quy định của Uỷ ban công vụ
Cơ chế báo cáo của Uỷ ban công vụ
Người đứng đầu Uỷ ban công vụ
Các quy định và chính sách của cơ quan sử dụng lao động
Báo cáo hàng năm của Ban Tài chính
Phần 2: Bổ nhiệm
Thẩm quyền bổ nhiệm
Cơ sở của bổ nhiệm
Các chế độ ưu tiên trong bổ nhiệm
Thảo luận phi chính thức với ứng viên được bổ nhiệm và bổ nhiệm
Các việc làm không thường xuyên
22


Phần 3: Thuyên chuyển, biệt phái
Phần 4: Nhận việc
Phần 5: Thanh tra và khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm
Thanh tra hoạt động bổ nhiệm của Uỷ ban công vụ
Khiếu nại với Hội đồng bổ nhiệm - Huỷ bỏ bổ nhiệm
Khiếu nại tới Hội đồng bổ nhiệm để xem xét vấn đề bổ nhiệm nội bộ trong nền công vụ
Phần 6: Hội đồng giải quyết khiếu nại liên quan đến nhân sự trong nền công vụ
Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng
Thủ tục khiếu nại
Những vấn đề chung
Các quy định và cơ chế báo cáo

Phần 7: Tham gia hoạt động chính trị của những người làm việc trong nền công vụ
Giải thích từ ngữ
Mục đích của phần này
Đối với người làm việc trong nền công vụ nói chung
Đối với những người đứng đầu
Phần 8: Những vấn đề chung
Điều khoản liên quan đến áp dụng luật
Người đứng đầu công vụ
Bộ trưởng và các quan chức cao cấp khác
Nhân sự của bộ
Nhân sự trong cơ quan nhà nước
Nhân sự ngoại giao
Xử lý các vi phạm liên quan đến bổ nhiệm
Các hành vi vi phạm trong công vụ
Tuyên thệ và phê chuẩn
Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các phương tiện và điều kiện làm viẹc và tiếp cận
thông tin
Đánh giá định kỳ 5 năm
23


3. Kết cấu khung luật công vụ Trung quốc
Chapter I Các điều khoản chung
Chapter II Trình độ đào tạo, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức
Chapter III Chức vụ và xếp loại công chức (Posts and Ranks)
Chapter IV Tuyển dụng và sử dụng công chức (Recruitment and Employment)
Chapter V Đánh giá (Assessment)
Chapter VI Bổ nhiệm miễn nhiệm theo chức vụ (Post Appointment and Removal)
Chapter VII Thăng chức và Giáng chức (Post Promotion and Demotion )
Chapter VIII Thưởng

Chapter IX Phạt
Chapter X Đào tạo
Chapter XI Luân chuyển (Exchange and Avoidance)
Chapter XII Lương, phúc lợi xã hội và bảo hiểm (Salary, Welfare and Insurance)
Chapter XIII Từ chức và sa thải (Resignation and Dismissal)
Chapter XIV Về hưu (Retirement)
Chapter XV Khiếu kiện và buộc tội (Appeal and Accusation)
Chapter XVI Bổ nhiệm vào các vị trí làm việc Position Appointment
Chapter XVII Nghĩa vụ Legal Responsibility
Chapter XVIII Các điều khoản bổ sung Supplementary Provisions
4. Khung luật công vụ Liên Bang Nga 2004/ FEDERAL LAW No. 79-FZ of July 27,
2004 "On the State Civil Service in the Russian Federation"
Luật Liên bang này được ban hành căn cứ vào Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Nga
và Luật Liên bang số 58-FZ ngày 27/5/52003 về “ Hệ thống công vụ nhà nước ở Cộng
hoà Liên bang Nga (sau đây gọi tắt là Luật Liên bang về hệ thống công vụ ở Liên Bang

24


Nga. Luật này thiết lập cơ sở pháp lý, tổ chức, tài chính và kinh tế cho hệ thống công vụ
ở Liên bang Nga.
Chương 1: Những vấn đề chung
Điều 1: Những thuật ngữ cơ bản
Điều 2: Phạm vi điều chỉnh của Luật
Điều 3: Hệ thống công vụ ở Liên Bang Nga
Điều 4: Các nguyên tắc chính của công vụ
Điều 5: Các văn bản luật của Liên Bang Nga về hệ thống công vụ của Liên Bang
Điều 6: Mối quan hệ giữa công vụ (civil service) và các hình thức hoạt động khác của
nhà nước Liên Bang Nga (state service)
Chương 2: Các chức vụ trong công vụ

Điều 8: Các vị trí trong công vụ
ĐIều 9: Phân loại các chức vụ trong công vụ
Điều 10: Đăng ký các vị trí công vụ Nhà nước của Liên Bang
Điều 11: Các ngạch bậc khác nhau trong công vụ
Điều 12: Yêu cầu về trình độ đối với các vị trí trong công vụ
Chương 3: Địa vị pháp lý của công chức
Điều 13: Công chức
Điều 14: Quyền lợi của công chức
Điều 15: Nghĩa vụ của công chức
Điều 16: Những điều hạn chế đối với công chức
Điều 17: Những điều cấm đối với công chức
Điều 18: Các quy định về ứng xử cho công chức
Điều 19: Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn về lợi ích trong công vụ
Điều 20: Kê thai thu nhập, tài sản và trách nhiệm đối với tài sản
Chương 4: Dự tuyển vào công vụ
Điều 21: Quyền được dự tuyển vào công vụ
Điều 20: Dự tuyển vào công vụ và đảm nhiệm một vị trí trong nền công vụ trên cơ sở
cạnh tranh
25


×