Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Ôn thi cao học môn triết dùng cho hầu hết các trường đại học, học viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.98 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích ngun lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận.
Câu 2. Ngun lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Liên hệ với cuộc đấu tranh
chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật.
Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại. Ý nghóa phương pháp luận của quy luật này?
Câu 5: Quy luật phủ đònh của phủ đònh.Ýù nghóa phương pháp luận?
Câu 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (câu dài)
Câu 7: Trình bày quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Ý nghĩa phương
pháp luận. (câu dài)
Câu 8: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Thực trạng CSHT và KTTT ở nước ta hiện
nay và sự vận dụng của Đảng trong qua trình đổi mới. Trách nhiệm của cán bộ Cơng an.
Câu 9. Vì sao nói sự phát triển của các hình thái KT - XH là q trình lịch sử tự nhiên? Vận dụng
để giải thích con đường phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam?
Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Ngun nhân và phương hướng khắc phục
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay?
Câu 11: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Câu 12: Quan niệm về con người trong triết học Mác phương pháp luận đối với q trình xây dựng
con người mới nói chung và xây dựng con người trong ngành cơng an nói riêng?
Câu 12A: Đònh nghóa vật chất của Lê nin.
Câu 12B. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của YT?

1


2


Câu 1: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận.
Đặt vấn đề:


Khi nhìn nhận thế giới, chúng ta thấy các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách đa dạng, phong
phú, nhiều hình, nhiều vẻ. Chính vì vậy, trong tiến trình lịch sử Triết học, quá trình nghiên cứu về thế
giới, các nhà tư tưởng luôn cố gắng tìm hiểu và giải quyết câu hỏi: Các sự vật, hiện tượng, quá trình có
mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại một cách biệt lập, tách rời? Nếu chúng
có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Xoay quanh vấn đề này, đã có rất nhiều quan
điểm được đưa ra, mỗi một quan điểm có cách nhìn nhận và lý giải về thế giới khác nhau.
* Trả lời cho câu hỏi thứ nhất: các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ với nhau hay không,
tập trung vào hai quan điểm:
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách độc
lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ bản chất. Chúng không có sự
phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự liên hệ với nhau thì cũng chỉ là những mối
liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Chẳng hạn, hữu cơ và vô cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau;
tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, đứng yên không vận động…
Ngược lại với quan điểm siêu hình, những người có quan điểm biện chứng lại xem xét thế giới vật chất
là một chỉnh thể thống nhất. Họ cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình vừa tồn tại độc lập nhưng cũng
vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau.
Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường trái đất và do đó tác động đến mọi sự
vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tá động đến kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế… không chỉ
trên một nước mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới.
* Để giải quyết câu hỏi thứ hai: cái gì quy định mối liên hệ thì giữa hai quan điểm trái ngược nhau:
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng, quá trình là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Trái lại, chủ nghĩa duy vật đã dựa trên sự khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên để khẳng
định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng
đều chỉ là những dạng khác nhau của thế giới duy nhất, thống nhất là thế giới vật chất.
=>Vượt lên trên quan điểm siêu hình, duy tâm, khắc phục những hạn chế của những nhà tư tưởng đi
trước, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: nhờ có tính thống nhất của thế giới vật chất mà sự vật, hiện
tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau

theo những quan hệ nhất định. Đó là sự liên hệ khách quan, là cái vốn có của bản thân thế giới vật chất.
Trên cơ sở đó, Mac đã xây dựng phép biện chứng duy vật , bao gồm: hai nguyên lý, ba quy luật, cùng
sáu cặp phạm trù. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung cơ bản nhất
của phép biện chứng duy vật.
a. Khái niệm mối liên hệ:
- “Mối liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới .
Đây là sự liên hệ đặc biệt, trong đó, các sự vật, hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách
trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhờ đó mà sự vận động, biến hóa của thế giới được thực hiện thường xuyên và
liên tục. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác
động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
- Như vậy, các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại mối liên hệ với nhau. Và mối liên hệ ấy biểu hiện dưới
những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định. Dù vậy, dù dưới hình thức nào, những mối
liên hệ chỉ là biểu hiện của mối liên hệ chung nhất, phổ biến nhất. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên
cứu những mối liên hệ này và gọi nó là mối liên hệ phổ biến.
b. Các tính chất của mối liên hệ:
Khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến, Mac cũng đã chỉ rõ ba tính chất rất cơ bản và khái quát của
mối liên hệ, đó là: khách quan, phổ biến và đa dạng, phức tạp.
- Tính khách quan.
Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới, cho nên mối liên hệ là bản chất, là tất yếu của thế
giới vật chất. Mối liên hệ tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. MLH tồn tại
ngoài ý thức con người: Đó là những mối quan hệ hiện thực, vốn có của sự vật hiện tượng. Ý thức của con

3


người chỉ có thể phản ánh những mối liên hệ đó, chứ không thể tuỳ tiện sáng tạo ra nó được. Không thể
lấy những mối liên hệ của tinh thần, của tư tưởng để giải thích những mối liên hệ hiện thực. Ngược lại
phải từ những mối quan hệ khách quan để cắt nghĩa những mối liên hệ tinh thần, tư tưởng.
Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện

tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… đôi khi là sự tác động của con người). Con
người, một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không muốn cũng luôn luôn bị tác
động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân con người. Ngoài sự tác
động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của người khác. Chính con người và
chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải hiểu biết
các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục
vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và của bản thân con người.
- Tính phổ biến: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ ở bất kỳ thời
gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng
thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố
khác. Cụ thể:
Tính phổ biến, được thể hiện trên những mặt căn bản sau đây:
+ Xét về mặt không gian: mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không
phải trong trạng thái biệt lập, tách rời tuyệt đối với các sự vật khác.
Trong hiện thực khách quan không có sự vật hiện tượng nào cô lập, không tác động và không nhận tác
động từ sự vật, hiện tượng khác, vừa tách biệt nhau, vừa phụ thuộc vào nhau – đó là hai mặt của quá trình
tồn tại, vận động, phát triển của mỗi sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ tồn tại trong cả ba lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ănghen viết: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm
các vật thể khăng khích với nhau…. Việc các vật thể ấy đều có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa
là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động...”
Trong thế giới vật chất, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày
nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của
đời sống xã hội. Chính vì vậy hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực
hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh
hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chiến tranh và hòa bình…
+ Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc của mỗi sự vật hiện tượng: các yếu tố, bộ phận cấu thành nên sự vật
không tồn tại trong trạng thái biệt lập hay hổn độn mà chúng được kết cấu theo một trật tự logic nhất định,
một kiểu tổ chức nhất định tạo thành một chỉnh thể. Giữa các bộ phận, yếu tố trong chỉnh thế đó vừa đảm
trách phần việc của mình, vừa tạo điều kiện cho những bộ phận khác, tức là giữa chúng có liên hệ, cấu kết

ảnh hưởng lẫn nhau. Sự biến đổi của bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật sẽ gây ảnh hưởng đến các
bộ phận khác và với cả chính thể sự vật đó.
+ Xét về mặt thời gian: mỗi sự vật, hiện tượng nói riêng cả thế giới khách quan nói chung đều trải qua
các giai đoạn, các quá trình vận động, phát triển khác nhau. Các giai đoạn, quá trình đó không tách rời
nhau mà có liên hệ làm tiền đề, tạo điều kiện cho nhau. Sự kết thúc của giai đoạn này là sự mở đầu cho
giai đoạn khác. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại và tương lai.
- Tính đa dạng, phong phú và phức tạp:
Xuất phát từ tính chất vốn dĩ là đa dạng, phong phú và phức tạp của thế giới vật chất, điều kiện khác
nhau, sự vật hiện tượng khác nhau dẫn đến mối liên hệ cũng khác nhau.
Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia sự vật, hiện tượng ra thành từng loại khác nhau
tùy theo tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp
hay gián tiếp, vai trò chủ yếu hay thứ yếu….
Trên cơ sở đó, khái quát lại có những mối liên hệ chính sau đây: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng, mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất
nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản...
Trong đó những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, bản chất, tất nhiên, cơ bản bao giờ cũng có vai trò
quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy
định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ khác
nhau.

4


Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất định vừa có mối liên hệ bên trong, vừa có mối liên hệ
bên ngoài, vừa có mối liên hệ bản chất vừa có mối liên hệ không bản chất, vừa có mối liên hệ trực tiếp
vừa có mối liên hệ gián tiếp…
Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các

yếu tố, các thuộc tính, các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này giữa vai trò quyết định đối
với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau, không giữ vai tò quyết định đối voqí sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Hay chẳng hạn, sự lĩnh hội tri thức của người học trước hết và chủ yếu được quyết định bởi chính
người đó (trình độ, năng lực, tâm lý…); sự tác động bên ngoài (nghệ thuật truyền thụ tri thức, cơ sở vật
chất…) dù có tốt, có đầy đủ bao nhiêu chăng nữa mà người học “nghe tai này, ra tai kia” thì người đó
không bao giờ lĩnh hội được tri thức. Song nếu không có sự tác động từ bên ngoài bằng cách này hay cách
khác thì người đó cũng không có tri thức hoặc không lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, đặc biệt là
những tri thứuc khoa học được tiếp cận lần đầu tiên.
Triết học Mác Xít thừa nhận rằng các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa lẩn nhau, thay đổi vị
trí cho nhau, sự chuyển hóa đó diễn ra có thể do sự thay đổi phạm vi bao quát khi nghiên cứu xem xét
hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn nếu xem xét lĩnh
vực đức dục, trí dục, mỹ dục và thể dục như những lĩnh vực khác biệt thì mối liên hệ giữa chúng là mối
liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản của công tác giáo dục trong nhà
trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách, xây dựng con người mới thì mối liên hệ giữa chúng trở
thành mối liên hệ bên trong.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm
toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt
động thực tiễn.
* Quan điểm toàn diện: Các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến
và nhiều vẻ. Nếu không có quan điểm toàn diện sẽ không có kết quả một cách đầy đủ và đúng đắn.
- Về mặt nhận thức:
+ Để có nhận thức đúng về sự vật cần phải nghiên cứu, xem xét nó trong mối liên hệ qua lại với các sự
vật, hiện tượng khác.
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính, các mắt, khâu, các quá trình trong chính sự
vật, hiện tượng đó. Lê Nin khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó” .

Đồng thời, để nhận thức đúng sự vật còn đòi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với mục đích, lợi
ích, nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, con người bao giờ cũng chỉ phản
ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Vì vậy, tri thức đạt được về sự vật chỉ là tương đối,
không đầy đủ và cần được bổ sung thêm. Do vậy, tránh tuyệt đối hóa tri thức đã đạt được về sự vật, xem
đó là chân lý bất biến không thể bổ sung.
+ Tuy nhiên, không phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, không phải xem xét một
cách tràn lan, dàn trải. Nhận thức toàn diện về sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát hiện ra những liên hệ của
nó, đồng thời biết phân loại, đánh giá chính xác tính chất, vai trò của mối liên hệ đó đối với sự tồn tại
phát triển của sự vật.
+ Cần chống cả hai khuynh hướng sai lầm, phiến diện, một chiều, tuỳ tiện và đánh giá ngang bằng vị
trí vai trò của các loại liên hệ, không thấy mối liên hệ nào quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật,
thậm chí quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, cái không cơ bản thành cái cơ bản.
- Về mặt hoạt động thực tiễn:
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải biết sử dụng sức mạnh tổng hợp,
cả ngoại lực và nội lực, tác động vào nhiều mối liên hệ khác nhau theo nhu cầu, mục đích, lợi ích của việc
nhận thức; bằng hoạt động thực tiễn của mình làm biến đổi những mối liên hệ bên trong của sự vật cũng
như những liên hệ qua lại với các sự vật khác.
-> Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm
thay đổi những liên hệ tương ứng.

5


+ Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chặt chẽ “chính
sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”, vừa chú ý giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa biết lựa
chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết dứt điểm, tạo đà giải quyết những vấn đề khác.
Vận dụng vào công cuộc đổi mới của phần này
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản VN xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy
chính trị về CNXH. Cụ thể:

Về xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công
nông trí thức.
Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng chéo, tạo sự đồng
bộ giữa đảng và nhà nước.
Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tọa và khoa học công nghệ. Nó phải có
mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.
Tuy nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ lực để thực
hiện) mà phải xác định đổi mới có trọng tâm, trọng điểm. Trong đổi mới các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa giáo dục…. Đảng xác định đổi mới kinh tế là trước hết; đổi mới giáo đào tạo, khoa học công nghệ
là quốc sách hàng đầu trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực.
+ Một điều cần lưu ý nữa là trong cả nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phê phán quan điểm phiến
diện, một chiều. Đặc biệt, cần tích cực chống lại chủ nghĩa chiết trung (mục đích là kết hợp giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, hoặc ý định của bọn xét lại là muốn kết hợp chủ nghĩa Mác và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán). Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra từ tổng số những mối liên hệ và
quan hệ của thế giới khách quan thành những mối liên hệ chủ yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng trong
tính lịch sử - cụ thể của nó và thuật nguỵ biện (lập luận chủ quan, đánh tráo mối liên hệ không cơ bản,
không quan trọng với mối liên hệ cơ bản, quan trọng ).
* Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không
gian – thời gian đó, Do vậy chúng ta cần có quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét và giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn.
Đối với quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải
chú ý những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và
phát triển. Mỗi một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau. Muốn đánh gía đúng
bản chất của sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong một thời điểm, một không gian, một thời gian lịch sử cụ
thể, một mối liên hệ xác định trong quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Chẳng hạn, khi xem xét tư tưởng Nho giáo, đặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhận thấy hầu như
không còn phù hợp; nhưng khi đặt trong thời kỳ Xuân Thu chiến quốc lại còn nguyên giá trị.
Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây
dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế diễn ra
trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều

chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “ Xét trên
tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định
đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác”.

6


Câu 2. Ngun lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận?
1. nội dung ngun lý:
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập nhau: có quan điểm duy tâm
và quan điểm duy vật, có quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng.
- Quan điểm siêu hình:
Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển coi con người được sinh ra 1 lần và mãi mãi như thế. Nếu có
sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần t về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật.
Họ khơng quan tâm đến sự sinh thành, sự ra đời của cái mới, chất mới. Họ cho sự phát triển tiến lên liên
tục theo đường thẳng hoặc đường vòng khép kín và nguồn gốc động lực của sự phát triển là do những yếu
tố bên ngồi đem lại.
Quan điểm của CNDT và Tơn giáo xem sự phát triển như là kết quả của những ý niệm, của các lực
lượng siêu tự nhiên hoặc của ý muốn chủ quan con người.
Xem xét các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: Quan điểm duy tâm đã nhận xét sai lệch về
nguồn gốc của sự phát triển. Còn quan điểm siêu hình chỉ thấy sự phát triển của sự vật thuần t là những
biến đổi về lượng chứ khơng phải về chất của nó. Tuy nhiên việc thừa nhận hay khơng thừa nhận sự phát
triển vẫn chưa đủ căn cứ để phân biệt một quan điểm biện chứng với một quan điểm siêu hình. Điều chủ
yếu để phân định hai quan điểm đó là phải làm rõ q trình phát triển diễn ra như thế nào? Để làm rõ vấn
đề này, cần xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Quan điểm duy vật biện chứng:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quan những vận động có xu hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn.
Phát triển khơng bao qt mọi vận động mà chỉ là những vận động có xu hướng đi lên. Phát triển là một
trường hợp đặc biệt của vận động. Khơng phải mọi sự vận động là phát triển. Chỉ có q trình vận động

nào làm nảy sinh những tính qui định mới cao hơn về chất, nhờ vậy làm tăng cường tính phức tạp của sự
vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức
năng vốn có của nó ngày càng được hồn thiện hơn mới được gọi là phát triển.
* Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan:
+ Sự phát triển bao giời cũng mang tính khách quan bởi nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật. Sự phát triển là kết quả của cuộc đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn bên trong của sự
vật, làm cho sự vật ln ln vận động và phát triển.
+ Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng khơng theo ý muốn chủ quan của cá nhân con người. Triết
học Mác xít khẳng định: Phát triển là tự thân phát triển, nó là q trình khách quan độc lập với ý thức con
người. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về vấn đề này là đi tìm nguồn gốc của sự phát triển trong lực lượng
siêu tự nhiên hay cho rằng ý thức con người quyết định tất cả. Còn nhược điểm của chủ nghĩa duy vật siêu
hình trước Mác là lại ở chỗ đi tìm sự phát triển từ sự tác động bên ngồi hoặc cho rằng sự phát triển chỉ là
sự tăng lên về mặt số lượng. Lê Nin đã từng so sánh : "Hai quan niệm cơ bản về sự phát triển, sự phát
triển coi như là sự giảm đi và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất thành các
mặt đối lập(…) Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khơ khan. Quan niệm thứ hai là sinh động.
Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ
có nó mới cho ta chìa khố của những “bước nhảy vọt” của sự gián đoạn của tính tiệm tiến, của sự
“chuyển hóa thành các mặt đối lập” của sự tiêu diệt cái cũ, và sự nảy sinh ra cái mới".
- Tính phổ biến:
+ Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới
khách quan. Cụ thể :
. Đối với tự nhiên: sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa của cơ
thể, khả năng hồn thiện q trình trao đổi VC giữa cơ thể và mơi trường. Từ vơ sinh đến hữu sinh.
. Đối với xã hội: Sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, nâng cao đời
sống mọi mặt của con người giải phóng con người và tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển tồn
diện, hồn thiện nhân cách của bản thân.
. Đối với tư duy: Sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn
hơn đối với hiện thực.


7


+ Trong hiện thực khách quan sự phát triển được thực hiện theo cách khác nhau, tùy thuộc vào những
hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất.
. Đối với giới vô cơ, phát triển thể hiện dưới dạng sự biến đổi của các yếu tố, của hệ thống vật chất, ở
sự tác động qua lại giữa chúng làm xuất hiện những VC phức tạp hơn.
. Đối với giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa, khả
năng hoàn thiện, quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình
với tốc độ ngày càng cao hơn làm xuất hiện những giống nòi mới.
. Đối với con người sự phát triển thể hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh thần
phù hợp với sự biến đổi của môi trường sống của chính con người.
- Tính đa dạng:
Phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình
phát triển không giống nhau. Các sự vật tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau sẽ có sự phát
triển không giống nhau.
Ví dụ: xu thế là con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn thế giới khách quan nhưng do được nuôi
dưỡng và lớn lên trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên mỗi cá nhân sẽ có sự khác nhau
trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trong hiện thực và tư duy, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức
tạp, thậm chí có những lúc thụt lùi tạm thời, song khuynh hướng chung là tiến lên, cái mới ra đời thay thế
cái cũ. Đó là một quá trình thay đổi từ lượng đến chất, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập, của sự
phủ định của cái mới đối với cái cũ. Con đường của sự phát triển không phải là thẳng tắp, cũng không
phải là vòng tròn khép kín mà diễn ra theo đường “xoáy ốc”, tạo thành xu thế phát triển tiến lên từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao . Từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn của giới tự nhiên,
xã hội và tư duy. Nghĩa là trong quá trình phát triển giường như có sự quay trở lại điểm xuất phát ban đầu
nhưng trên cơ sở trình độ cao hơn. Lê nin đã từng nhấn mạnh rằng: " Nếu hình dung sự phát triển của
toàn thế giới như con đường thẳng tắp không có những bước quanh co, những sự thụt lùi, đôi khi ra xa so
với xu hướng chủ đạo là không thực tế, không biện chứng ".
Sai lầm của quan điểm siêu hình về vấn đề này thể hiện ở chỗ đã xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay

giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay đổi về chất, sự phát triển hoặc là diễn ra theo vòng tròn
khép kín, hoặc là diễn ra như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thụt lùi..
=> Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Xét trong không
gian hẹp và những trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn… Song xét cả
quá trình, trong không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng chủ đạo, thống trị. Khái quát
tình hình, triết học Mác xít khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của mọi sự vật
và hiện tượng.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta nhận thức được rằng muốn thực sự nắm bắt được
bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng phải có quan điểm phát
triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
* Yêu cầu cơ bản quan điểm phát triển là:
- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, biến đổi, trong sự phát triển, phải
phát hiện ra các tiềm năng, xu hướng biến đổi, chuyển hóa của cái mới. Lênin viết: “Lôgíc biện chứng đòi
hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”.
- Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật hoàn toàn đối
lập với quan điểm bảo thủ trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong
hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng với giai đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó là nhận
thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiêp theo của nó sẽ đưa ta đến sai lầm
nghiêm trọng.
Do đó, khi xem xét sự vật hiện tượng phải chia quá trình vận động ra các giai đoạn để tìm ra đặc điểm
của từng giai đoạn, để xác định mục tiêu phương hướng và cách giải quyết. Cần đấu tranh khắc phục và
chống lại mọi biểu hiện của trì trệ, bảo thủ, không dám đổi mới để phát triển đồng thời phải chống thái độ
nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy giai đoạn.

8


- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng không chỉ với tư cách là cái đang tồn tại mà cần phải nắm được khuynh
hướng phát triển trong tương lai của nó, dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới, cái mới, chuẩn bị những

điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cái mới.
Vd: công tác cán bộ; chúng ta phải thấy được tương lai của mình luôn phát triển. Xã hội loài người
không chỉ dừng lại chủ nghĩa TB mà phải tiến lên CNXH (phải có các điều kiện về KT, XH…)
- Quan điểm phát triển là cơ sở niềm tin cho thái độ lạc quan cách mạng, tin tưởng vào sự chiến thắng tất
yếu của cái mới, đồng thời phải nhận thức và phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Sự chiến
thắng của cái mới là khó khăn phức tạp, trắc trở và bao hàm trong đó có thể cả những thụt lùi thất bại tạm
thời.
Vd: LX, Đông Ậu sụp đổ dẫn đến các nước XHCN hoang mang. Mô hình thực hiện có khuyết điểm,
nhưng bản chất nó vẫn tiến bộ. Quan trọng là ta phải nhận thức như thế nào, có khai thác được hay không.
- Phát triển không chỉ mang tính khách quan phổ biến mà sự phát triển còn mang tính quanh co phức tạp.
Phát triển không chỉ diễn ra theo đường thẳng mà phát triển quanh co phức tạp, vì vậy trong nhận thức
hiện thực ta phải thấy được tính quanh co phức tạp của sự phát triển. Nếu thiếu quan điểm này thì con
người ta dễ rơi vào bi quan dao động khi gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống, thậm chí tiêu cực chán
nản. VD: TP khi bị bắt, bị xét xử thì ta phải cải tạo họ.
- Để có sự phát triển trong hiện thực, cần biết tích luỹ về lượng chuẩn bị cho những bước nhảy vọt nhằm
thay đổi về chất thông qua phủ định về phủ định. Mặt khác, cần phát huy nỗ lực trong phát hiện ra mâu
thuẫn của chính sự vật và bằng hoạt động thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn.
****** Nghiên cứu về MLH phổ biến và sử phát triển đòi hỏi phải xây dựng và quán triệt quan
điểm lịch sử – cụ thể trong hoạt động nhận thức và thực tiễn:
Khi nhận thức và tác động vào sự vật cần phải chú ý điều kiện hoàn cảnh cụ thể, môi trường cụ thể và
trong đó sự vật được sinh ra, tồn tại và PT. Vd: Tội phạm xảy ra trong điều kiện hoàn cảnh nào, điều kiện
nào, trong MLH như thế nào. Hay khi bàn về vấn đề dân quyền, dân chủ nhưng việc dân chủ ấy phải gắn
với điều kiện cụ thể, tự do phải trong khuôn khổ HP và PL.
Đối với mỗi sự vật hiện tượng hay vấn đề cụ thể khác nhau cần có những biện pháp giải pháp khác
nhau để giải quyết chúng.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì phải kịp thời điều chỉnh bổ sung giải pháp, biện pháp cho phù
hợp. Cần nhận thức sâu sắc bản chất linh hồn sống của CN Mác dó là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ
thể để đề ra chủ trương chính sách cụ thể cho mỗi lĩnh vực mỗi vấn đề cụ thể.
Liên hệ với VN:
Nhìn lại tiến trình CM VN, chúng ta gặp không ít khó khăn, thách thức.

Đảng ta đã vận dụng và nắm vững nguyên lý phát triển, kiên định con đường CM XHCN mới đạt
được những thành quả như ngày hôm nay.
Vận dụng quan điểm phát triển toàn diện, Đảng ta đề ra đường lối phát triển KHXH đến năm 2020 là
phát triển đồng đều nhưng vẫn có trọng điểm, tăng trưởng KT đi đôi với công bằng XH, xd nền KT độc
lập, tự chủ trong quá trình họi nhập, toàn cầu hóa.
Vận dụng qđ lịch sử cụ thể khi xd đl, chủ trương, Đ ta bao giờ cũng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của
đất nước và thời đại.
ở Việt Nam sự nghiệp đổi mới được chính thức phát động và triển khai trên quy mô toàn quốc sau ĐH
VI Đảng CSVN (tháng 12/1986). Về thực chất sự nghiệp đổi mới ở VN nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN. Quá trình đổi mới ở VN diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và thực sự đó là một quá trình phức tạp khó khăn, một quá trình
đấu tranh nhằm giải quyết những mâu thuẫn, nhằm đưa lại sự phát triển của VN theo hướng CNH-HĐH.
Thực sự đổi mới ở VN là quá trình phát triển để đưa nền kinh tế- XH từ nền nông nghiệp lạc hậu sang một
trình độ CNH-HĐH văn minh. Động lực của sự nghiệp phát triển (đổi mới) của VN là nguồn nội lực, trong
đó có sự tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài.
Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, cần phải phân tích tình hình một cách biện chứng
để rút ra những bài học bổ ích cho lý luận cách mạng, trên cơ sở đó để điều chỉnh họat động thực tiễn tiếp
tục trên con đường cách mạng XHCN mà chúng ta đã chọn.
=)Đảng ta vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển trong việc xây dựng đường lối
cách mạng Việt Nam. Đã sử dụng sức mạnh thời đại, sức mạnh quân sự, sức mạnh ngoại giao, sức mạnh
của các vùng chiến lược để giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng. Ngày nay trong chặng đường

9


đầu của thời kỳ quá độ, quan điểm này đang được vận dụng để mở cửa phát huy nội lực nhằm kết hợp
sức mạnh toàn diện để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.

10



Câu 3: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Liên hệ với cuộc đấu tranh
chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật.
1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư
cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp cơng nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ lồi người, là khoa học chính xác và hồn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai ngun lý (ngun
lý về mối liên hệ phổ biến và ngun lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, ngun nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Trong ba quy luật cơ bản nêu trên, quy luật sự thay đổi về chất đẫn đến sự thay đổi về lượng và ngược
lại đã chỉ ra được cách thức của sự phát triển; quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự
phát triển; trong khi đó quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra được nguồn gốc và
động lực của sự phát triển.
Mỗi một quy luật có một vai trò, vị trí khác nhau, trong đó quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập được xem là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
Việc nắm vững nội dung của quy luật này là cơ sở, điều kiện để có thể nhận thức được tất cả
những phạm trù, nguyên lý và những quy luật khác của phép biện chứng. Lênin khẳng đònh: ” Có thể
đònh nghóa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm
được hạt nhân của phép biện chứng”.
2. Nội dung quy luật:
Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thống qua
một loạt các phạm trù cơ bản: “mặt đối lập”, “mâu thuẫn”, “sự thống nhất” và “đấu tranh giữa các mặt đối
lập”.
- Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính

quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Trong hiện thực khách quan, tất cả các SV - HT đều chứa đựng các mặt đối lập và sự tồn tại của
chúng là khách quan và phổ biến. Cần chú ý rằng, nói đến mặt đối lập là đương nhiên nói đến sự khác
nhau. Song khơng phải tất cả sự khác nhau đều là những mặt đối lập, chỉ có sự khác nhau có khuynh
hướng vận động trái chiều nhau, phủ định nhau, chuyển hố cho nhau thì mới gọi là những mặt đối lập.
Vì vậy nên đã có sự phân chia về đối lập biện chứng và đối lập khơng biện chứng: Đối lập biện chứng
là đối lập của những mặt, những thuộc tính đòi hỏi phải có nhau, loại trừ lẫn nhau, là những thực thể có
khuynh hướng thâm nhập và chuyển hố lẫn nhau, đó là đối lập của những mặt, những yếu tố trong cùng
một bản bản chất. Loại đối lập này tạo ra nguồn gốc, động lực cho sự phát triển. Còn đối lập khơng biện
chứng là đối lập của mặt mang bản chất khác nhau, đối lập khơng biện chứng thì khơng tạo ra nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng,
mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, có thể khẳng
định: khơng được nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn, bao giờ cũng gồm ít nhất 2 mặt
đối lập. Song khơng phải mỗi mặt đối lập đều tạo thành mâu thuẫn, chỉ có những mặt đối lập nằm trong
một chỉnh thể, một sự vật và giữa chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau thì mới tạo thành mâu thuẫn.
Về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
+. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, sự tồn tại khơng tách rời nhau, sự
đòi hỏi phải có nhau của các mặt đối lập. Sự tồn tại của mặt đối lập này phải lấy sự tồn tại của mặt đối
lập kia làm tiền đề cho mình. Điều này được thể hiện cụ thể trên những khía cạnh sau:

11


. Tuy hai mặt đối lập có xu hứơng bài trừ, phủ định nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng
đồng thời tồn tại trong một sự vật, hiện tượng. Vì vậy, nói đến sự thống nhất giữa các mặt đối lập truớc
hết là nói đến tính không thể tách rời nhau của hai mặt đó.
Ví du : Trong tự nhiên có lực hút - lực đẩy, Trong xã hội có g/c tư sản và g/c vô sản. Trong cuộc sống
có quan niệm thiện và ác là hai mặt đối lập tồn tại trong con người. Phải có những hành động được gọi là

mang tính thiện thì mới có những hành động trái ngược với nó được gọi là mang tính ác...
. Mặt khác, giữa các mặt đối lập tuy có khác nhau, nhưng lại có những đặc điểm, những nhân tố giống
nhau, đồng nhất với nhau. Vì vậy, nói thống nhất của các mặt đối lập, còn bao hàm sự đồng nhất của các
mặt đó trên một số yếu tố. Chính nhờ vào tính chất, đặc điểm này mà các mặt đối lập đến một lúc nào đó
chúng chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ : Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, nhưng lại tạo
tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng CNXH.
. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được thể hiện trong trạng thái tác động ngang nhau của
chúng, điều này xảy ra khi thế và lực của mỗi mặt đối lập chưa đủ mạnh để chiếm thế áp đảo tuyệt đối,
chi phối chuyển hóa mặt đối lập khi. Và đây chính là trạng thái thăng bằng tạm thời, đứng im tương đối
của các mặt đối lập.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là cuộc đấu tranh theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa
các mặt đó.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập, cũng
như mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trong đó các mặt đối lập tồn tại, tùy
thuộc vào điều kiện mà ở đó diễn ra cuộc đấu tranh, không nên hiểu đơn giản đấu tranh chỉ là sự thủ tiêu
nhau. Thực ra sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh mà thôi. Ngoài hình thức đó đấu
tranh còn thể hiện ảnh hưởng lẫn nhau, biến đổi cho nhau, chế ước lẫn nhau, kìm hãm nhau, thúc đẩy
chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ : khi cải tạo TB xây dựng con đường XHCN cần thừa kế những mặt đă đạt được của CNTB,
không nên gạt bỏ hoàn toàn.
- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Với tư các là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập có mối liên hệ chặt chẽ với nhau :
Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với trạng thái đứng im, ổn định tạm thời của sự vật; còn sự đấu tranh
có quan hệ gắn bó với trạng thái vận động, phát triển của sự vật. Do đó, sự thống nhất của các mặt đối lập
là tương đối, còn đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Lênin đã từng khẳng định: “Sự thống nhất của các mặt
đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau
là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
+ Thống nhất của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng trong sự vật làm cho sự vật đó có sự ổn

định tương đối đó chính là điều kiện cho đấu tranh là môi trường, địa bàn thuận lợi để triển khai cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Như vậy thống nhất làm cho sự vật biểu hiện là nó phân biệt với các sự vật
khác, còn đấu tranh làm cho sự vật dần dần biến đổi, chuyển hoá thành cái khác.
+ Bản thân các mặt đối lập đã chứa đựng trong nó những đặc điểm, những tính chất có khuynh hướng
vận động trái chiều nhau. Do đó, sự cân bằng hay sự tác động ngang bằng nhau giữa chúng chỉ là tạm thời
trong điều kiện, thời điểm nhất định. Khi hai mặt đó xung đột với nhau gay gắt mâu thuẫn giữa chúng trở
nên căng thẳng thì nhất định đến lúc nào đó chúng sẽ chuyển hóa cho nhau. Kết quả là sự thống nhất cũ bị
phá hủy, mâu thuẫn cũ được giải quyết, sự thống nhất mới được thiết lập cùng mâu thuẫn mới và cuộc đấu
tranh giữa hai mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra.
+ Tính tuyệt đối của cuộc đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới VC.
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự kết hợp giữa tính ổn định và tính thay đổi, kết hợp giữa
tính ổn định và tình thay đổi. thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính
thay đổi của sự vật. Vì vậy, Triết học ML khẳng định: “Mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động,
phát triển, là xung lực của sự sống.
 Tóm lại: thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là mọi sự vật, hiện
tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình.
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển
dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

12


3. Tính chất của quy luật
Mâu thuẫn được xác định là một hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng phức tạp.
- Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự
vật, hiện tượng. Bản thân sự vật, hiện tượng luôn nằm trong sự vận động, biến đổi, nó vừa là nó nhưng nó
lại không phải là nó. Cũng là dòng sông ấy nhưng thực chất là “không ai có thể tắm trên cùng một dòng
sông”. Chính vì vậy, mâu thuẫn phát sinh, tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người, con người muốn hay không muốn thì mâu thuẫn vẫn luôn tồn tại.
- Tính phổ biến: Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát

triển đến chuyển hoá của sự vật, hiện tượng, thuộc tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội và tư duy.
Không có một sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn. Trong quá trình vận động, biến đổi của sự
vật, hiện tượng, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn mới lại hình thành.
+ Trong giới tự nhiên vô cơ: mâu thuẫn giữa hạt nhân (+) và điện tử (-) trong cấu tạo của nguyên tử,
trong hiện tượng vận động của các hành tinh có mâu thuẫn của lực hút và lực đẩy.
+ Trong giới tự nhiên hữu cơ: sự htrao đổi chất trong bản thân cơ thể bao gồm đồng hóa và dị hóa. Sự
hoạt động của hệ thần kinh cũng có những mâu thẫn giữa ức chế và hưng phấn, giữa tập trung và phân
tán…
+ Trong xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị.
+ Trong tư duy: mâu thuẫn giữa biết và không biết, giữa chân lý và sai lầm.
- Tính đa dạng: Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến, nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức
tạp. Trong các sự vật hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự
vật hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau. Trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có
nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động,
phát triển của sự vật hiện tượng.
4- Các loại mâu thuẫn (nếu câu riêng thì làm, chung thì chú ý)
Tuỳ theo góc độ nghiên cứu, đánh giá, mâu thuẫn được phân chia thành nhiều dạng mâu thuẫn khác
nhau, bao gồm:
a/ Nếu căn cứ vào quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác thì mâu thuẫn được chia thành hai loại: mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập trong cùng một sự
vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài: là sự tác động qua lại giữa sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ : sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hóa của một sinh vật là mâu thuẫn bên trong, sự tác động
giữa cơ thể và môi trường – khi xét cơ thể là một sự vật – là mâu thuẫn bên ngoài.
Thực ra sự phân chia mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối tùy thuộc vào phạm vi
xem xét cụ thể. Cùng trong một mâu thuẫn thì trong phạm vi này là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong một
phạm vi khác lại trở thành mâu thuẫn bên ngoài. (Chẳng hạn xem xét ở Việt Nam thì mâu thuẫn trong
nước là mâu thuẫn bên trong; nhưng đặt Việt Nam trong phạm vi với TG thì mâu thuẫn đó là mâu thuẫn
bên ngoài.

Khi đã xác định chính xác đâu là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài thì mâu thuẫn bên trong bao giờ
cũng có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Đương nhiên
việc giải quyết mâu thuẫn bên trong – bên ngoài có quan hệ với nhau; giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là
điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Ví dụ : trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc giải quyết những mâu thuẫn bên
trong của đất nước ta là điều kiện để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ nước ta với các
nước khác và ngược lại.
b/ Nếu căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia
thành 2 loại: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản (mâu thuẫn quá trình ).
- Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật; và nếu mâu thuẫn này được giải quyết
thì svht sẽ thay đổi căn bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không
quy định bản chất của svht.Nó quy định sự vận động, phát triển một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn
này nảy sinh hay được giải quyết cũng không làm cho svht thay đổi căn bản về chất.

13


c/ Nếu căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật trong một giai đoạn
nhất định thì mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu (mâu thuẫn giai đoạn).
- Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai doạn phát triển nhất định của sự vật. Nó
chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó và việc giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết những
mâu thuẫn khác ở trong cùng một giai đoạn, từ đó chuyển sang một giai đoạn mới.
- Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời, tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật
nhưng khơng đóng vai trò quyết định và nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Việc giải quyết mâu thuẫn này
góp phần từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
 Chú ý: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn
chủ yếu là hình thức nổi bật của mâu thuẫn cơ bản trong một giai đoạn nhất định nào đó. Việc giải quyết
những mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện cần thiết để từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản.

(Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam là CNTB và CNXH. Mâu thuẫn chủ yếu là từng giai đoạn được xác định
cụ thể, từ đó giải quyết mâu thuẫn này để đạt đến giải quyết mâu thuẫn cơ bản)
d/ Nếu căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích trong xh thì các mâu thuẫn XH được chia thành 2
loại: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn người, những xu hướng xh có
lợi ích cơ bản đối lập nhau (như mâu thuẫn giữa địa chủ với nơng dân, giữa tư sản với cơng nhân).
- Mâu thuẫn khơng đối kháng: là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xh có lợi ích cơ
bản là thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích khơng cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ: lao động
trí óc - lao động chân tay, lao động nơng thơn – thành thị, cơng nhân và nơng dân). Vì vậy có chính sách
giải quyết: kéo xích lại gần nhau với khoảng cách giữa các lực lượng. Nếu khơng có chính sách phù hợp
thì sẽ biến thành mâu thuẫn đối kháng (Điều này cần hết sức tránh).
Ví dụ: Sự kiện ở Thái Bình và sự kiện ở Tây ngun. Ở Thái Bình: mâu thuẫn khơng đối kháng nên
khơng sử dụng qn đội. Ở Tây ngun: mâu thuẫn đối kháng nên sử dụng lực lượng qn đội.
Cần chú ý 2 mâu thuẫn này chỉ xuất hiện trong thế giới lồi người kể từ khi có sự phân chia giai cấp. Và
việc xác định rõ mâu thuẫn trong xã hội là cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn những biện pháp,
phương pháp khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đó.
Tóm lại: thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là mọi sự vật, hiện
tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân
mình. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và
phát triển dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
5. Ý nghĩa PP luận: Trên cơ sở nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập , có
thể rút ra những ý nghĩa cơ bản trong nhận thức và hành động thực tiễn như sau:
+ Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến vì vậy trong nhận thức và hành động thực tiễn ta
phải thừa nhận tất cả các svht đều có mâu thuẫn vì thế đòi hỏi chúng ta phải phát hiện được mâu thuẫn.
Muốn phát hiện MT phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt những khuynh hướng trái ngược nhau tức
tìm ra mặt đối lập và tìm ra MLH.
+ Mâu thuẫn là hiện tượng hết sức đa dạng phức tạp cho nên khi phát hiện được MT thì ta phải biết
phân loại mâu thuẫn: trong ngồi, cơ bản khơng cơ bản… để đưa ra pp cách thức giải quyết cho phù hợp.
+ MT là nguồn gốc, động lực của sự phát triển vì vậy trong nhận thức và hành động thực tiễn ta phải
có thái độ khách quan và tinh thần quyết tâm giải quyết mâu thuẫn để cho sự vật mới ra đời. Do có những

MT rất phức tạp khó khăn nên phải có ý chí có nghị lực có quyết tâm cụ thể như những mâu thuẫn trong
cuộc sống đời thường; đối với sự phát triển của đất nước: mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân (MT khơng đối kháng).
+ Việc giải quyết các MT trong đời sống xã hội là một việc khơng hề đơn giản mà rất khó khăn.
Chính vì thế để giải quyết được MT, phải xây dựng chế độ khách quan và tinh thần quyết tâm giải quyết
MT. Phải tìm ra phương thức phương tiện giải quyết MT. MT chỉ giải quyết khi điều kiện chính muồi.
Chống chủ quan nóng vội, phỉa tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện đi
đến chin muồi, MT khác thì có phương pháp giải quyết khác. Phải tìm ra các hình thức giải quyết MT 1
cách linh hoạt phù hợp từng loại MT.
6 - Mâu thuẫn ở Việt nam hiện nay:

14


+ Đối với Việt nam, trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định: "cơ bản trong thời kỳ q độ lên
CNXH là mâu thuẫn giữa 2 con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội". Điều đó đến nay về cơ bản
vẫn còn chính xác. Tuy nhiên, sự khái qt đó chưa phản ánh thật đầy đủ tính đặc thù của những điều kiện
lịch sử cụ thể của đất nước đang trong thời kỳ q độ. Tại ĐH 7 trong Cương lĩnh XD đất nước đã khẳng
định: “ Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN điều quan trọng nhất là phải
cải biến cơ bản tình trạng kinh tế, xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực
hiện mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống đối độc lập dân tộc và CNXH.” Tới ĐH IX có sự
bổ sung, phát triển quan điểm về mâu thuẫn cơ bản, đồng thời nhận thức và giải quyết những mặt khác
nhau của những mâu thuẫn đó trong những chặng đường trước mắt của thời kỳ q độ.
+ Hiện nay ở VN có các loại mâu thuẫn sau:
Thứ nhất, loại MT biểu hiện giữa trạng thái KT-XH kém phát triển với u cầu xây dựng một xã hội
dân giầu, nước mạnh, XH cơng bằng, dân chủ văn minh.
Thứ hai, loại MT giữa hai khuynh hướng, giữa 2 con đường là TBCN và CNXH. MT này phát sinh từ
hai mặt, hai khuynh hướng đối lập: một mặt từ q trình cải tạo xây dựng CNXH trên các mặt KT, CT,
VH tạo thành khuynh hướng XHCN. Mặt khác bắt nguồn từ nền sản xuất nhỏ, từ nền kTHH nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, làm nảy sinh nhân tố đối lập, khuynh hướng tự phát đi lên tư bản.

Thứ ba, MT giữa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với các thế lực cản trở nước ta phát
triển theo mục tiêu đó.(thế lực thù địch trong và ngồi nước, vấn đề TP tệ nạn tham nhũng – thế giới xem
xét VN là 1 trong những nước tham nhũng nặng nhất).
Thứ tư, MT giữa nhân tố chủ quan và khách quan trong q trình đi lên CNXH. Mà biểu hiện cụ thể
là mâu thuẫn giữa mặt nhận thức những quy luật và điều kiện, với một bên là trình độ năng lực nhận thức
hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước trong q trình lãnh đạo quản lý.
+ Về phương hướng giải quyết MT trong thời kỳ q độ là:
Trước hết, cần phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp theo nội dung mà Đại hội lần IX của ĐCS Việt
Nam đã xác định, đó là: "Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục
tình trạng nước nghèo kém phát triển;
Thứ hai, cần thực hiện cơng bằng xã hội, chống áp bức, bất cơng; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục
những tư tưởng, và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống
phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc ".
Thứ ba, trong đấu tranh giải quyết MT cần phải xử dụng, kết hợp một cách linh hoạt các hình thức
biện pháp đấu tranh, vừa cứng rắn vừa mền dẻo, bằng chính trị qn sự, kinh tế, ngoại giao, đối thoại, đối
đầu, hợp tác với cạnh tranh; mở của và bảo vệ bản sắc dân tộc; bỏ qua và kế thừa, sử dụng kinh tế tư bản
để xây dựng CNXH./.
***- Đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực hiện nay thực chất là cuộc đấu tranh để giải quyết
những mâu thuẫn giữa các mặt, yếu tố tích cực, cách mạng và khoa học với những mặt, những yếu tố,
những nhân tố tiêu cực, phản cách mạng, không khoa học nhằm đem lại thắng lợi cho cái tích cực.
Qua đó thúc đẩy sự phát triển của XH Việt Nam theo mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghóa
XH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
Cuộc đấu tranh chống tiêu cực mang tính phức tạp và diễn ra trên mọi lónh vực của đời sống XH.
Chúng ta phải vừa đấu tranh xóa bỏ những tàn dư của XH cũ để lại vừa đấu tranh với những hiện
tượng tiêu cực mới nảy sinh trong quá trình cải tạo và xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại sự
xâm nhập cùng âm mưu phá hoại của các thế lực thù đòch vừa phải đấu tranh chống lại tác động, mặt
trái của cơ chế thò trường…. Mặt tiêu cực bao gồm tất cả những gì là đối lập với tích cực. Vì vậy đối
tượng của cuộc đấu tranh là rất rộng, từ những hiện tượng tội phạm, tệ nạn XH đến những hành vi,
hành động cản trở sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi ngược lại nền văn hóa dân tộc và đi

ngược lại lợi ích quốc gia, tiến bộ XH.
Hiện nay VN chủ trương thực hiện mở rộng KT thị trường, chủ động hội nhập KT quốc tế điều này vừa
có ý nghĩa tích cực cho q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nhưng mặt trái của nó cũng
tạo ra những kẻ hở, những điều kiện thuận lợi để hiện tượng tiêu cực có thể phát triển và lây lan.

15


Điều quan trọng trong cuộc đấu tranh này là phải nghiên cứu tìm hiểu sự phát sinh, tồn tại, sự mở
rộng của những mặt tiêu cực, đánh giá đúng đặc điểm, tính chất của mỗi hiện tượng tiêu cực và trên
từng lónh vực. Từ đó tìm ra phương thức, biện pháp, phương tiện bố trí lực lượng giải quyết mâu thuẫn
và cần linh hoạt trong việc sử dụng, kết hợp đồng bộ các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, từ giáo
dục thuyết phục, cảm hóa đến trừng phạt cưỡng bức; từ hành chính đến PL.
*** Trong vai trò của người chi ến sỹ Công an,
- Tìm ra quy luật chung của tội phạm, nâng cao, hoàn thiện hệ thống lý luận:
Thông qua nghiên cứu từng nhóm tội phạm riêng biệt ở từng thời điểm, từng đòa phương. Từ những
quy luật chung có những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm phù hợp. Thông qua tổng kết,
thống kê, nghiên cứu đề tài… để hoàn thiện hệ thống lý luận về phòng chống tội phạm và các lónh
vực khác của ngành công an.
- Có biện pháp cụ thể để đấu tranh, phòng chống tội phạm ở từng thời điểm, từng đòa phương:
Trong mỗi thời điểm, mỗi đòa phương, đặc điểm hoạt động của tội phạm có sự khác nhau do điều
kiện đòa phương, dân cư, xã hội quyết đònh. Do đó, khi áp dụng phải căn cứ vào từng đòa phương để
cận dụng linh hoạt.
b. Đối với bản thân:
- Nghiên cứu nắm vững quy luật hoạt động của tội phạm:
Thông qua công tác thực tiễn ở từng đòa phương, tổng kết, sơ kết… để tìm quy luật chung của tội
phạm.
- Nắm chắc pháp luật, nghiệp vụ :
Phải không ngừng nâng cao trình độ chính trò, pháp luật nghiệp vụ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo
vào công tác phòng chống tội phạm thời điểm, từng đòa phương.

- Đấu tranh chống tiêu cực: Chủ động phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, phát triển.
Phát hiện những cá nhân tiêu cực, cá biệt để loại dần. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong
sạch vững mạnh, vừa hồng vừa chuyên
=> Vai trò của người cán bộ công an: Xác đònh khái quát:
+ Về nhận thức
+ Về chức năng tham mưu cho cấp ủy
+ Về vận động quần chúng tham gia phong trào chống tội phạm
+ Về trực tiếp tổ chức đấu tranh chống tội phạm
Cụ thể: trước hết về nhận thức phải nhìn nhận một sự thật về thực trạng tội phạm đang diễn ra ngày
càng gia tăng hiện nay, trong đó lực lượng của Ngành lại rất mỏng, rất thiếu, trình độ chun mơn còn
thấp. Đó là mâu thuẫn rất phức tạp và rất khó giải quyết. Do vậy, người cán bộ, chiến sỹ cơng an phải nêu
cao tinh thần trách nhiệm, khơng ngại khó khăn, quyết tâm phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị cũng
như học tập nâng cao trình độ tay nghề.
Trong q trình cơng tác, phải biết nắm băt những loại tội phạm phổ biến, định hướng cơng tác có
trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phát hiện những ngun nhân điều kiện phát sinh tội phạm,những sở hở
thiếu sót trong chính sách và pháp luật để tham mưu cho các cấp lãnh đạo và chính quyền bịt kín và triệt
tiêu nhưng điều kiện đó.
Đối với cơng tác trực tiếp phòng chống, đấu tranh triệt phá tội phạm, phải dựa vào thực tiễn khách
quan để đánh giá, nhìn nhận, điều tra sự việc, tránh chủ quan duy ý chỉ mà dẫn đến oan sai, sót lọt tội
phạm. Trong hàng loạt các cơng việc cần giải quyết, người cán bộ cần có cách làm việc khoa học, sắp xếp
thứ tự cơng việc và có kế hoạch cụ thể.
Để hoạch đònh đường lối, chiến lược, sách lược trong đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm
khác; xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh, đảm bảo tốt ANTT, cần phải xuất phát từ
những căn cứ sau:
- Xuất phát từ nhiệm vụ chức năng của ngành công an.
- Xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta.

16



- Xuất phát từ tình hình KT-CT-XÃ HỘI và phong trào quần chúng.
- Từ âm mưu, phương thức hoạt động của đòch.
- Từ chính bản thân đội ngũ cán bộ chiến sỹ công an.
6- Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới
Trên thế giới hiện có 4 mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB: đây là mâu thuẫn cơ bản bao trùm và xun suốt thời đại q độ lên
CNXH trên phạm vi TG, được mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp cơng nhân và các tầng lớp lao động khác. Mâu thuẫn này
tồn tại ở trong lòng tất cả các nước tư bản (mâu thuẫn bên trong).
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Hiện
nay, mâu thuẫn này đang dần chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước đế
quốc phát triển.
- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN, các nước Đế quốc với nhau. Đây là mâu thuẫn bên trong của CNTB
trong việc giành giật thị trường.
* Tại Đại hội Đảng IX đã xác định: “Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình
thức và những mức độ khác nhau, thậm chí sâu sắc hơn. Đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục diễn ra gay
gắt. CNTB hiện đại khơng thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẩn giữa tính
chất xã hội hố ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX.
Mâu thuẩn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập
ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh... CNXH trên thế giới từ những bài hoch thành cơng và thất bại,
cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới
theo quy luật tiến hố của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới CNXH”.

17


Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại. Ý nghóa phương pháp luận của quy luật này?
1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư

cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp cơng nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ lồi người, là khoa học chính xác và hồn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai ngun lý (ngun
lý về mối liên hệ phổ biến và ngun lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, ngun nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến va lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong ba quy luật cơ bản phép biện chứng
duy vật ở trên, quy luật sự thay đổi về chất đẫn đến sự thay đổi về lượng và ngược lại đã chỉ ra được cách
thức của sự vận động và phát triển.
2. Khái niệm chất và khái niệm lượng
Bất cứ SV, HT nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau
trong SV, HT.
* Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy đònh khách quan vốn có của SV, là sự thống
nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho SV là nó chứ không phải là cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có tính chất vốn có của nó, làm nên chính chúng. Nhờ đó,
chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
- Thuộc tính của SV là những tính chất, trạng thái, những yếu tố cấu thành SV… Đó là những cái
vốn có ở SV từ khi sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của SV. Tuy nhiên
những tính chất (thuộc tính) của sự vật, hiện tượng chỉ bộ lộ ra bên ngồi thơng qua sự tác động qua lại
với các sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của khơng khí thơng qua tác động của nó với các
cơ quan xúa giác của ta. Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thơng qua quan hệ của người đó với
những người khác, với mơi trường xung quanh, thơng qua việc làm và lời nói của người đó.
- Mỗi SV có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của SV. Do vậy, mỗi SV

có rất nhiều chất. Chất và SV có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hi ện thực khách
quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật.
- Chất của SV được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng không phải thuộc tính nào cũng
là biểu hiện chất của SV. Thuộc tính của SV phân chia thành thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại thành chất của SV, chúng qui đònh sự tồn tại, vận động và
phát triển của SV, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì SV mới thay đổi hay mất đi.
- Nhưng do thuộc tích của sự vật chỉ bộc lộ thơng qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi
vậy sự phân chia thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ mang tính tương đối , tùy thuộc vào việc xem
xét SV trong phạm vi các mối liên hệ cụ thể nào. Ví dụ: trong mối liên hệ với động vật thì thuộc tính
cơ bản của con người là có tư duy, có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ; song trong mối quan hệ
giữa người với người thì những thuộc tính trên không còn là cơ bản, mà thuộc tính cơ bản là nhân
dạng, dấu vân tay…
- Chất của sự vật không những được qui đònh bởi chất của những yếu tố cấu thành mà còn bởi
phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành đó (tức là kết cấu của SV). Ví dụ: phương thức liên kết
các nguyên tử Cacbon => Kim cương/Than chì. Vì vậy, sự thay đổi về chất của SV phụ thuộc cả vào
sự thay đổi các yếu tố cấu thành SV lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

18


* Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy đònh vốn có của SV về mặt số lượng, quy mô,
trình độ, nhòp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các thuộc tính của SV.
- Lượng tồn tại cùng với chất của SV và cũng có tính khách quan như chất của SV, song lượng
chưa làm cho SV là nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác.
- Lượng của SV biểu thò kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, số lượng nhiều hay ít, trình
độ cao hay thấp, nhòp điệu nhanh hay chậm,… Lượng thường được diễn tả bằng những con số cụ thể
chính xác, tuy nhiên cũng có lượng được biểu thò dưới dạng trừu tượng và khái quát, như trình độ nhận
thức, tri thức khoa học ở một con người hay ý thức trách nhiệm của công dân. Có những lượng biểu
thò yếu tố quy đònh kết cấu bên trong của SV (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số

lượng lónh vực cơ bản của đời sống XH), nhưng cũng có những lượng chỉ vạch ra yếu tố qui đònh bên
ngoài của SV (chiều dài, rộng, cao).
- Sự phân biệt chất và lượng của SV chỉ mang tính tương đối . Có những tính quy đònh trong MQH
này là chất của SV, song trong MQH khác lại biểu thò lượng của SV và ngược lại. Chẳng hạn: số
lượng sinh viên giỏi trong lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù
số lượng cụ thể quy định thuần túy về số lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự
vật.
3. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
* Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
- Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời
nhau mà chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Lượng không bao giờ tồn tại nếu
không có chất và ngược lại. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là cái tương đối ổn đònh,
còn lượng là cái thường xuyên biến đổi.
- Sự thay đổi về lượng và về chất của SV diễn ra cùng với sự vận động, phát triển của SV. Nhưng
sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng ảnh hưởng
đến sự thay đổi về chất của SV và ngược lại, sự thay đổi về chất tương ứng với sự thay đổi về lượng
của nó.
- Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của SV. Ở một
giới hạn nhất đònh, lượng của SV thay đổi, nhưng chất của SV chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn: khi ta
nung một lõi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên đến hàng trăm độ, thậm chí hàng
ngàn độ, song lõi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của SV được
tích lũy vượt quá giới hạn nhất đònh thì chất cũ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Khoảng giới hạn đó
gọi là độ.
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của SV chưa
làm thay đổi căn bản chất của SV ấy.
Ví dụ: Dưới áp suất bình thường của không khí, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng trong
khoảng 0oC đến 100oC, nếu nhiệt độ dưới 0 oC nước chuyển thành thể rắn và duy trì nhiệt độ đó, từ
100oC trở lên nước chuyển dần sang trạng thái hơi.
Điểm giới hạn như 0oC và 100oC ở ví dụ trên, gọi là điểm nút.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ

làm thay đổi về chất của SV.
SV tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của SV do sự thay đổi về
lượng của SVø trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúc 1 giai đoạn phát triển của SV và là điểm khởi đầu của 1 giai đoạn phát
triển mới.
Như vậy, sự phát triển của bất cứ SV nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất đònh
cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố đònh mà

19


có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan
qui đònh.
* Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của SV ra đời sẽ tác động trở lại lượng của SV. Thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi
kết cấu, quy mô, trình độ, nhòp điệu của sự vận động và phát triển của SV. Chẳng hạn: khi nước từ
trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi thì vận tốc các phân tử nước cao hơn, thể tích lớn hơn (với
cùng 1 khối lượng), tính chất hòa tan với một số chất sẽ khác đi… Như vậy, những thay đổi về chất đã
dẫn đến những thay đổi về lượng.
* Các hình thức cơ bản của bước nhảy
Bước nhảy để chuyển hóa về chất của SV hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất
khác nhau. Những hình thức bước nhảy được quyết đònh bởi bản thân SV, bởi những điều kiện cụ thể
trong đó SV thực hiện bước nhảy.
- Dựa trên nhòp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân SV, có thể phân chia bước nhảy thành:
+ Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất
của toàn bộ kết cấu cơ bản của SV. Chẳng hạn Ur 235 được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra
vụ nổ nguyên tử trong chốc lát.
+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từng bước bằng cách tích luỹ dần những nhân
tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Chẳng hạn, quá trình chuyển hóa từ

vượn thành người diễn ra hàng vạn năm.
- Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của SV có thể phân chia bước nhảy thành:
+ Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành
SV.
+ Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự
vật.
Trong hiện thực, các SV có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ
phải thông qua những bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên CNXH ở nước ta đang diễn ra những bước
nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta đang thực hiện những bước nhảy cục bộ
ở lónh vực KT, CT, XH và lónh vực tinh thần XH để đi đến XD thành công CNXH.
- Khi xem xét sự thay đổi về chất của XH, người ta còn phân chia nó thành thay đổi có tính chất
CM và thay đổi có tính tiến hóa.
+ Cách mạng là sự thay đổi trong đó chất của SV biến đổi căn bản, mang tính tiến bộ, không phụ
thuộc vào hình thức biến đổi của nó.
+ Tiến hóa là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất đònh về chất không cơ bản của SV.
 Tóm lại, nội dung của quy luật là: Mọi SV đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay
đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của SV thông qua bước nhảy; chất
mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình đó diễn ra
liên tục làm cho SV không ngừng biến đổi.
4. Ý nghóa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích lũy về
lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Cần tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt
cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
- Quy luật của XH tuy có tính khách quan nhưng nó chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý
thức của con người. Do đó, khi đã tích lũy đủ về lượng thì phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy ,
phải kòp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, từ những thay đổi
mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất CM. Cần tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
“hữu khuynh”, coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.

20



- Trong hoạt động con người phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy . Sự vận
dụng này tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ
quan, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống
XH rất phong phú, đa dạng do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn
bộ, trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
- Sự thay đổi về chất của SV còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố
tạo thành SV. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố
tạo thành SV trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của SV đó. Chẳng hạn, trong một tập thể,
khi cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có
thể làm cho tập thể đó vững mạnh.
Đối với Việt Nam hiện nay, ĐH IX nhấn mạnh : xây dưng CMXH bỏ qua chế độ TBCN là tạo ra
sự biến đổi về chất cuả xã hội trên tất cả những lónh vực, là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, cho nên
phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tính chất kinh tế – xã
hội có tính chất quá độ (Văn kiện trang 85)
Từ luận điểm trên, hiện nay ở VN phải giải quyết một số điểm sau đây:
Thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
chặng đường cụ thể như một quá trình tích luỹ về lượng tạo ta những biến đổi về chất.
Về phương thức phát triển đất nước, cần thiết phải sử dụng những hình thức trung gian quá độ để
phát triển kinh tế – xã hội, chẳng hận như việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, sử dụng những
quy luật của kinh tế thò trường, sử dụng những đòn bẩy kích thích trong kinh tế.
Thực hiện sự kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt cho phép các ngành, các lónh vực có điều kiện đi
trước, đi nhanh, thực hiện những bước nhảy vọt cục bộ, làm biến đổi từng mặt, từng lónh vực của đời
sống xã hội tiến tới sự thay đổi về chất xủa xã hội.

21


Câu 5: Quy luật phủ đònh của phủ đònh. Ýù nghóa phương pháp luận

1. Đặt vấn đề:
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư
cùng với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái
kinh tế xã hội, vai trò của giai cấp cơng nhân… chủ nghĩa Mac -Lenin cho đến nay vẫn còn là đỉnh cao
của trí tuệ lồi người, là khoa học chính xác và hồn bị, chưa có gì thay thế được.
Xét riêng về khía cạnh triết học, trên cơ sở kế thừa thế giới quan duy vật của Phoi-ơ-bach và phép biện
chứng của Heghen, Triết học Mac ra đời là một trong những bước ngoặc cách mạng trong lịch sử triết
học, mà đặc biệt đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm: hai ngun lý (ngun
lý về mối liên hệ phổ biến và ngun lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại và quy luật
phủ định của phủ định) cùng sáu cặp phạm trù (nội dung-hình thức, ngun nhân-kết quả, bản chất-hiện
tượng, tất nhiên-ngẫu nhiên, khả năng-hiện thực, cái chung-cái riêng).
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Quy luật phủ định của phủ định là 1 trong
3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, cho biết khuynh hướng của sự phát triển của sự vật,
hiện tượng.
2. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Bất cứ SVHT nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. SV cũ
mất đi được thay bằng SV mới. Sự thay thế đó gọi là phủ đònh.
- Phủ đònh là sự thay thế SV này bằng SV khác trong quá trình vận động và phát triển. Trong lòch
sử triết học, tùy theo TG quan và phương pháp luận mà có các quan niệm khác nhau về phủ đònh. Có
quan điểm cho rằng, SV mới ra đời thay thế SV cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của SV cũ. Có
quan điểm coi sự phủ đònh là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và
phát triển của SV. CNDVBC cho rằng sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó
dẫn đến SV cũ mất đi, SV mới ra đời. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển
không ngừng của SV. SV mới ra đời là kết quả của phủ đònh SV cũ. Điều đó cũng có nghóa sự phủ
đònh là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là
phủ đònh biện chứng.
- Phủ đònh biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ đònh tự thân, là mắt khâu trong

quá trình dẫn tới sự ra đời SV mới, tiến bộ hơn SV cũ.
Đặc trưng cơ bản của phủ đònh biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa.
+ Phủ đònh BC mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ đònh nằm ngay trong bản thân
SV. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong SV. Nhờ việc giải quyết những mâu
thuẫn mà SV luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong q trình vận
động và phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi SV có phương thức phủ đònh riêng tùy thuộc vào sự
giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghóa, phủ đònh BC không phụ thuộc vào
ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ đònh ấy diễn ra
nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của SV.
+ Phủ đònh BC mang tính kế thừa vì phủ đònh BC là kết quả của sự tự thân phát triển của SV, nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái
cũ, là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái
cũ và chọn lọc những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với
hiện thực.
- Trong quá trình phủ đònh BC, sự vật khẳng đònh lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ đònh
những cái lạc hậu, tiêu cực. Do đó, phủ đònh đồng thời cũng là khẳng đònh.

22


 Những điều phân tích trên cho thấy, Phủ đònh BC không chỉ là sự khắc phục cái cũ, SV cũ, mà
còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, SV cũ với SV mới, giữa sự khẳng đònh với sự phủ đònh, quá
khứ với hiện thực. Phủ đònh BC là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
3. Nội dung quy luật
SV ra đời và tồn tại đã khẳng đònh chính nó. Trong quá trình vận động của SV ấy, những nhân tố
mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ đònh BC diễn ra- SV đó không còn nữa mà bò thay
thế bởi SV mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song SV mới này sẽ lại bò phủ đònh
bởi SV mới khác. SV mới khác ấy dường như là SV đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn
toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự
phát triển tiếp tục của nó. Sau khi phủ đònh 2 lần (phủ đònh của phủ đònh) được thực hiện, SV mới

hoàn thành 1 chu kỳ phát triển.
Ví dụ: Hạt thóc ban đầu => Cây lúa => Hạt thóc mới (số lượng nhiều hơn, chất lượng cũng thay
đổi).
Sự phủ định trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ
nhất (cây lúa trở thành hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật
dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số hạt thóc nhiều
hơn, chất lượng hạt thóc cũng thay đổi).
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ đònh như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc
bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ đònh BC
sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Thông qua phủ đònh của phủ đònh, SV mới ra đời là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực
đã có và đã phát triển trong cái khẳng đònh ban đầu và trong những lần phủ đònh tiếp theo. Do vậy,
SV mới có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn.
Kết quả của sự phủ đònh của phủ đònh là điểm kết thúc của 1 chu kỳ phát triển và cũng là điểm
khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo.
Trong hiện thực, 1 chu kỳ phát triển của SV cụ thể có thể trên 2 lần phủ đònh. Điều đó phụ thuộc
vào từng SV cụ thể. Chẳng hạn vòng đời của con tằm: trứng- tằm- nhộng- ngài- trứng (bốn lần phủ
định).
Quy luật phủ đònh của phủ đònh khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của SV- xu hướng phát triển .
Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”.
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” biểu thò rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển
BC của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” dường như thể
hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát
triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy
ốc”.
 Khái quát nội dung cơ bản của quy luật: Quy luật phủ đònh của phủ đònh nêu lên mối liên hệ,
sự kế thừa giữa cái khẳng đònh và cái phủ đònh, nhờ đó phủ đònh BC là điều kiện cho sự phát triển; nó
bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự
phát triển đi theo đường “xoáy ốc”.
4. Ý nghóa phương pháp luận

- Quy luật này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của SV. Quá trình phát
triển của SV không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm
nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
- Ở mỗi chu kỳ phát triển SV có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc
điểm đó để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển .
- Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi vật ln ln xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ
thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả các nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, t rong
hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ đònh sạch trơn.

23


Thực tế, trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam, một mặt cần đấu tranh để xóa bỏ cái cũ,
xây dựng cái mới, song mặt khác cần phải biết kế thừa những giá trò tốt đẹp trong truyền thống dân
tộc, kế thừa những thành tựu đã có dưới thời TBCN, nhất là trong lónh vực khoa học- kỹ thuật, kế
thừa những thành tựu cách mạng đã đạt được và những tinh hoa trong di sản văn hóa nhân loại để xây
dựng thành công CNXH ở nước ta. Cần chống tư tưởng bảo thủ, không dám đổi mới, không dám phủ
đònh cái cũ để tạo điều kiện cho sự ra đời của cái mới; đồng thời chống thái độ phủ đònh sạch trơn
hoặc xu hướng khôi phục nguyên si tất cả những gì đã qua.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới chúng ta phải biết khôi phục và giữ gìn tinh hoa văn hóa của
dân tộc, di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục.
Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa chúng ta phải biết sàng lọc kế thừa những tinh văn hóa
của thế giới để phục vụ công CNH-HĐH đất nước.
- Trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong XH cái mới ra đời gắn liền với
hoạt động có ý thức của con người. Vì thế, trong hoạt động của mình con người phải biết phát hiện
cái mới và ủng hộ nó. Khi mới ra đời, cái mới còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy phải tạo điều kiện cho nó chiến
thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó.

24



Câu 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (câu dài)
Thực tiễn là một vấn đề hết sức quan trọng mà trong lịch sử triết học, các nhà tư tưởng, nhà lý luận đã
nghiên cứu và bàn luận rất nhiều về nó. Thế nhưng, không phải mọi trào lưu đều hiểu được giá trò của
thực tiễn, đều có 1 quan niệm đúng đắn về thực tiễn.
+ CNDT hiểu thực tiễn như là 1 sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới.
+ Còn CNDV trước Mác rất coi thường, thậm chí xem đó như là một hoạt động con buôn bẩn thỉu
không có vai trò gì đối với nhận thức, nghĩa là giữa thực tiễn và nhận thức khơng có mối liên hệ gì với
nhau.
Quan điểm TH Mác ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trước đây và kế thừa những tiến
bộ của các nền TH về thực tiễn. Mac và Angghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn khoa học về
thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức, cũng như đối với sự phát triển của XH. Phạm trù thực
tiễn đã trở thành một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của TH M-L nói chung, của lý luận nhận
thức Mácxit nói riêng với việc đưa phạn trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, M và A đã tạo ra một
bước chuyển biến cách mạng trong TH, LN từng nhấn mạnh : “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn
phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lý luận của nhận thức.
1 – Thực tiễn
Thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lòch sử XH của con người nhằm cải tạo tự nhiên và XH .
Khi nghiên cứu khái niệm nhận thức, cần chú ý :
+ Hoạt động thực tiễn khác với hoạt động tư duy ý thức. Trong hoạt động thực tiễn con người đã sử
dụng những công cụ, những phương tiện vật chất tác động vào những đối tượng vật chất để làm biến
đổi chúng, do vậy hoạt động thực tiễn trước hết là hoạt động vật chất của con người . Đó là hoạt động
đặc trưng và bản chất của con người.
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người , khác con vật chỉ hoạt động theo bản
năng để thích nghi với môi trường và thừa hưởng những gì có sẵn trong tự nhiên thì ở con người hoạt
động phải theo mục đích nhằm cải tạo thế giới và tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu vật chất
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Con người không chỉ thỏa mãn với những gì mà tự nhiên
có sẵn bằng hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất con người đã sáng tạo ra những
vật phẩm vốn đã không tồn tại trong thiên nhiên.

Vì vậy thực tiễn là phương thức tồn tại của bản thân con người và XH, là phương thức đầu tiên và
chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
+ Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của mình cùng với sự vận động phát triển
của XH loài người. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm
chủ XH của con người . Mỗi một thời kỳ, một giai đoạn trình độ đó được biểu hiện khác nhau. Do đó,
về mặt nội dung cũng như phương thức thực hiện thực tiễn có tính lòch sử XH .
Triết học Mác xít cũng chỉ rõ thực tiễn bao gồm 3 dạng hoạt động cơ bản sau:
+ Thứ nhất là hoạt động lao động sản xuất của cải vật chất XH. Đây là dạng hoạt động cơ bản
nhất, trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật
chất cùng những điều kiện khác nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và XH. Hoạt động
này được đáng giá là cơ bản nhất vì nó giữ vai trò quyết đònh đối với những dạng hoạt động thực tiễn
khác, quyết định sự chuyển biến từ vượn thành người và làm cho con người ngày càng hồn thiện hơn.
+ Thứ hai là những hoạt động chính trò XH, là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác
nhau trong XH nhằm cải biến các quan hệ XH, các chế độ XH có tác dụng trực tiếp trong việc thúc
đẩy sự chuyển biến sự thay đổi của các chế độ XH, đặc biệt là sự đấu tranh giai cấp và cách mạng
XH.
+ Thứ ba là những hoạt động thực nghiệm khoa học : đây là một dạng hoạt động đặc biệt của thực
tiễn được tiến hành trong môi trường trong điều kiện nhân tạo gần giống với trạng thái tự nhiên và
XH nhằm xác đònh các quy luật của đối tượng cần nghiên cứu, nhằm nhận thức và cải tạo tự nhiên

25


×