Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của Công nghệ thông tin với sự phát triển của giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.93 KB, 11 trang )

  
CHỦ ĐỀ: Vai trò của Công nghệ thông tin với sự phát triển của giáo dục.
MỞ ĐẦU:
Giáo dục là “quốc sách” hàng đầu của mọi Quốc gia. Và sự phát
triển giáo dục của mỗi Quốc gia cũng thể hiện cho sự phát triển tri thức
của Quốc gia đó.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt của cuộc
sống: Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt
mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một
số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Tình hình chính trị - xã hội cơ
bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Về đối ngoại: tiếp
tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển ổn định, lâu dài
với nhiều nước khác trên thế giới.“Tác giả của những thánh tựu đó không
ai khác chính là hàng triệu người nông dân, công nhân, viên chức,bác sĩ,
kỹ sư, thạc sĩ…người Việt Nam.Họ là sản phẩm của nền giáo dục Việt
Nam”( theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân). Do vậy không thể phủ nhận
thành tựu của giáo dục sau 20 năm đổi mới. Tuy nhiên cần phải nhận thức
rõ rằng tuy có những thành tựu xong nền giáo dục Việt Nam vẫn còn lạc
hậu,thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập hiện nay.
Xong, ngày nay khoa học công nghệ của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đang có những bước phát triển thần tốc: sự ra đời của
những ngành khoa học mới, sự ra đời của những vật liệu mới, nguồn năng
lượng thay thế… Trong đó, đặc biệt là sự phát triển của Công nghệ thông
tin (CNTT). Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông, cho biết ngành CNTT trong nước năm qua đã chứng kiến
sự phát triển đầy ấn tượng, chẳng hạn như công nghiệp phần mềm đạt tốc
độ tăng trưởng trên 30%; cả nước có tới 1,6 triệu thuê bao Internet băng
rộng, gần 23% dân số sử dụng Internet; nhiều tập đoàn công nghệ lớn của
thế giới đầu tư vào Việt Nam (Foxcon, Canon, Fujitsu, Samsung... ) với


số tiền đầu tư lên tới 1 tỉ USD..
Công nghệ thông tin là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân
chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin
ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này
của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách
học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con
người.
Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT mà nó đã có tác
1
động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác
động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục.
Như chúng ta đã biết, có 3 tác nhân trong một hệ thống giáo dục là
người học, người dạy và môi trường dạy và học.
Trong phạm vi của bài tập“ Vai trò của Công nghệ thông tìn với sự
phát triển của Giáo dục” , tôi chỉ đề cập đến tác nhân thứ ba đó là môi
trường mà trọng tâm cũng chỉ giới hạn là môi trường CNTT là tác nhân
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục trong thời đại ngày
nay.
NỘI DUNG:
I . Các khái niệm:
1. Công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information
Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
thông tin.
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,
lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam:khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại -

chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
2.Giáo dục:
2.1 Khái niêm:
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích
khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người
dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân
cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần
đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội
đương đại.
2
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý
nghĩa sâu sắc hơn nhưng ít hữu hình hơn như là quá trình truyền thụ, phổ
biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết.
Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này
đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả
năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi
người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu
mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và
làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách
ứng xử trong xã hội.
Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết
cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn
gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo
dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục,
hình thức tổ chức và đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục
trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt

đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho
những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành
giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức
nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong
gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng
nhiều hơn là họ nhận ra, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không
có tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
2.2 Vai trò của giáo dục:
Kinh tế tri thức là nơi mà: Hệ thống máy móc phát triền cùng với
sự tích luỹ những tri thức xã hội và nói chung, sự tích luỹ sức sản xuất.
Mối quan hệ giữa khoa học - công nghệ - sản xuất ngày càng trở nên chặt
chẽ. Tri thức, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức
được sản xuất ra không chỉ trong các cơ quan nghiên cứu, mà còn ngay cả
trong môi trường sản xuất. Giáo dục và đào tạo gắn với nghiên cứu khoa
học và sản xuất. Ngay trong từng doanh nghiệp cũng tiến hành đào tạo
thường xuyên, cũng nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhiều khi khó
phân biệt đơn vị sản xuất với phòng thí nghiệm. Trong các lĩnh vực công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin... có những dược phẩm, những vi
mạch, phần mềm được sản xuất ngay trong phòng thí nghiệm. Cùng một
nơi, người ta nghiên cứu rồi sản xuất đại trà.
3
C.Mác dự đoán rằng, việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào
sản xuất sẽ nâng cao năng suất lao động xã hội và cơ sở chủ yếu của sản
xuất và của của cải không phải là lao động trực tiếp do chính con người
thực hiện và không phải là thời gian trong đó anh ta lao động, mà là sự
chiếm hưu sức sản xuất phổ biên của chính con người, là nhận thức của
con người về giới tự nhiên và sự thống trị giới tự nhiên do sự tồn tại của
con người với tư cách là một cơ thể mang tính xã hội.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa (và cả trong những giai đoạn trước

đó), việc tăng năng suất lao động xã hội, giảm thời gian lao động cần
thiết, là nhằm tăng thời gian lao động thặng dư để làm giàu cho một số ít
người. Còn trong tương lai, một khi lao động dưới hình thái trực tiếp của
nó không còn là nguồn của cải vĩ đại nữa thì thời gian lao động không
còn là thước đo giá trị sử đụng nữa. Lao động thặng dư của quần chúng
công nhân không còn là điều kiện để phát triển của cải phổ biến, cũng
giống như sự không lao động của một số ít người không còn là điều kiện
cho sự phát triển những sức mạnh phổ biến của đầu óc con người nữa. Do
đó, nền sản xuất dựa trên giá trị trao đổi bị sụp đổ. Điều đó có nghĩa là
khi ấy không còn sản xuất hàng hoá và cả sản xuất tư bản chủ nghĩa nữa.
Khi ấy, sẽ diễn ra sự phát triển tự do của các cá nhân, do vậy điều diễn ra
không phải là sự rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhằm giả định lao
động thặng dư, mà nói chung là việc giảm thời gian cần thiết của xã hội
xuống mức tối thiểu, tương ứng với điều đó trong những điều kiện ấy là
sự phát triển nghệ thuật, khoa học… và của các cá nhân nhờ thời gian đã
được giải toả cho mọi người và nhờ những phương tiện đã được tạo ra để
thực hiên điều đó.
Như vậy, một số lượng lớn thời gian nhàn rỗi đã được tạo ra cho xã
hội nói chung và cho từng thành viên của xã hội sẽ được dùng vào việc
phát triển chính bản thân họ. Khi ấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất
không thể bị trói buộc thêm nữa vào sự chiếm hữu lao động thặng dư của
người khác, và quần chúng công nhân tự mình phải chiếm hữu lấy lao
động thặng dư của mình. Khi nào công nhân bắt đầu thực hiện việc đó và
do đó khi mà thời gian nhàn rỗi không còn tồn tại dưới hình thái đối
kháng nữa thì khi ấy một mặt, thước đo thời gian lao động cần thiết sẽ là
những nhu cầu của cá nhân xã hội, mặt khác, sự phát triển của sức sản
xuất xã hội sẽ diễn ra nhanh chóng đến mức mặc dù sản xuất sẽ nhằm vào
sự giàu có của tất cả mọi người, nhưng thời gian nhàn rỗi củ a mọ i người
sẽ tăng lên.
Tóm lại, chính sự phát triển của tư bản cố định trong chủ nghĩa tư

bản lại tạo tiền đề để phủ định chủ nghĩa tư bản, để chuyển lên một xã hội
mới, trong đó sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân sẽ thúc đẩy sự phát
4
triển của cả xã hội, thúc đẩy sản xuất nhằm đem lại sự giàu có cho tất cả
mọi người, những thời gian nhàn rỗi để nghiên cứu khoa học, nghệ thuật,
giải trí... của tất cả mọi người lại tăng lên. Có thể vận dụng những dự
đoán trên của C. Mác vào phân tích xu hướng vận động của nền kinh tế
tri thức, và qua đó, có thể thấy được rằng sự phát triển của kinh tế tri thức
hoàn toàn phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, với tính chất của
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã
nhận định: “Con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của nước ta cần
và có thể rút ngắn thời gian, và có những bước tuần tự vừa có bước nhảy
vọt”. Để có bước nhảy vọt phải “nâng cao hàm lượng tri thức trong các
nhân tố phát triển kinh tế xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta".
Những quan điểm của C.Mác về ứng dụng khoa học, công nghệ
vào quá trình sản xuất nói trên đã chỉ cho chúng ta thấy rằng muốn thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở nước ta, chúng ta phải:
Một là, tăng tỷ trọng lao động trí óc trong cơ cấu lao động xã hội
bằng cách tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo, cho nghiên cứu khoa học và
công nghệ. Nếu chỉ hô hào giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là
quốc sách hàng đầu mà không có giải pháp cụ thể để tăng đầu tư cho giáo
dục, đào tạo,cho nghiên cứu và phát triển (R&D), không cái cách giáo
dục, đào tạo thì "quốc sách" sẽ không trở thành hiện thực được. Không
tăng được số lượng công nhân tri thức (knowledge workers) thì sẽ rơi vào
tình huống thừa lao động giản đơn, thiếu lao động lành nghề, số người
dôi dư do công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng lên thành một sức ép xã hội
gay gắt, trong khi có quá nhiều việc làm không tìm được người thích hợp.
Ngay một nước phát triển rất coi trọng giáo dục, đào tạo như oxtrâylia mà

cũng có khoảng 30.000 chỗ làm việc chưa tìm được công nhân thích hợp
và có nhiều cảnh báo rằng tình hình sẽ còn xấu đi.
Hai là, đổi mới giáo dục và đào tạo. Vì sản xuất công nghệ trở
thành loại hình quan trọng hàng đầu, phát minh trở thành một nghề đặc
biệt, nên giáo dục, đào tạo phải khuyến khích tư duy sáng tạo của người
học chứ không phải là nhồi nhét kiến thức, không nên đẩy người học vào
tình trạng "chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói vì tri thức".
Do tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ mà giáo đục phải
cập nhật liên tục trong suốt cuộc đời người lao động. Ngày nay, tri thức
cứ 7 năm lại tăng gấp 2 lần, và trong lĩnh vực kỹ thuật thì một nứa những
điều mà sinh viên học được trong năm đầu tiên ở Đại học sẽ trở nên lạc
hậu khi họ tốt nghiệp. Để Công ty có khả năng cạnh tranh và người lao
5

×