Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI DÊ LAI TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÚI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.21 KB, 21 trang )

UBND HUYỆN BA TƠ
TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN BA TƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
“XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI DÊ LAI
TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÚI HUYỆN BA TƠ, TỈNH
QUẢNG NGÃI”
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG
VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010

Cơ quan chủ trì: Trạm khuyến nông Ba Tơ
Chủ nhiệm Dự án: Nguyễn Thanh Lục

Ba Tơ- 2011


UBND HUYỆN BA TƠ
TRẠM KHUYẾN NÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc


Ba Tơ, ngày

tháng 12

năm 2011


BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
“ Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi dê lai trên địa bàn vùng núi huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi ”
Thuộc chương trình: “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm
2010”
(Kèm theo quyết định số 923/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
A- TÓM TẮT THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:
I- Thông tin chung về dự án:
1- Tên dự án: “ Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi dê lai trên địa bàn vùng núi
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ”
2-Mã số:
3- Cấp quản lý: Cấp tỉnh
4- Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010)
5- Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ
Địa chỉ: Thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3863.210; 055.3891.395
6- Chủ nhiệm Dự án:
Họ và tên: Nguyễn Thanh Lục
Học hàm, học vị: Bác sỹ Thú y
Chức vụ: Phó Trưởng Trạm Khuyến nông Ba Tơ
Địa chỉ cơ quan: Thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.3863.210; 055.3891.395
7- Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ và phối hợp thực hiện:
7.1- Cơ quan chuyển giao công nghệ:
Trung tâm KHCN phát triển đô thị và nông thôn (RUDTESC)
Địa chỉ: 1806, Tầng 18, Thành Công Tower, 25 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04.35147910; Fax: 04.35147837

7.2- Cơ quan phối hợp thực hiện:
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây


Địa chỉ: Phường Xuân Khanh – Thành phố Sơn Tây - tỉnh Hà Tây
Điện thoại: 034.33838341
8- Căn cứ lập, thực hiện và báo cáo tổng kết dự án:
- Quyết định số 972/QĐ-BKHCN ngày 02/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê
duyệt danh mục các dự án uỷ quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình “ Xây dựng
mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 ” để hỗ trợ kinh phí thực hiện từ năm
2009;
- Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 15/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi. Về việc phê duyệt danh mục Dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi giai
đoạn 2006-2010 triển khai thực hiện mới năm 2009.
- Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 26/6/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi. về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời
gian thực hiện của dự án ủy quyền địa phương quản lý thuộc chương trình “ xây dựng mô
hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông
thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến 2010”bắt đầu thực hiện năm 2009.
- Công văn số 251/SKHCN, ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Sở khoa học và công nghệ
tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh quy mô đầu tư và thủ tục thực hiện mua sắm giống dê cái
địa phương phục vụ dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi.
- Quyết định 1003/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2009 của UBND huyện Ba Tơ về
việc điều chỉnh Quyết định 122/QĐ-UBND ngày 26 tháng 2 năm 2009 của Chủ tịch UBND
huyện Ba Tơ
- Hợp đồng số: NTMN.DA.ĐP. 01 ngày 01/1/2009 đã ký giữa sở Khoa học và công
nghệ và Trạm Khuyến nông Huyện Ba Tơ. Thực hiện dự án thuộc chương trình “ Xây dựng
mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”.

- Hợp đồng số 01/HĐ-KT ngày 12/01/2009 đã ký kết giữa Trạm Khuyến nông Huyện
Ba Tơ và Trung tâm Khoa học công nghệ phát triển đô thị và nông thôn, Thành phố Hà Nội
về việc chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng giống dê, giống cỏ,đào tạo tập huấn,
kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật.
-Thông tư số 10/2010/TT-BKHCN, ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ khoa học công
nghệ hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng
và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền
núi giai đoạn 2004-2010
II- Mục tiêu của dự án:
1- Mục tiêu tổng quát:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dê (đực Bách Thảo x cái địa
phương) lai lấy thịt phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, góp
phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho nông dân.
2- Mục tiêu cụ thể:


- Xây dựng được mô hình nuôi dê lai bán thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao. Sau 2 năm
thực hiện tạo ra 650 con dê lai, khối lượng dê lúc 7-8 tháng đạt 21-23kg/con, 1 cái sinh sản
cho 35 kg dê thịt /năm.
- Xây dựng được hệ thống cây thức ăn quy mô 5 ha, cung cấp thức ăn thô xanh cho dê.
Năng suất chất xanh trung bình của cây hoà thảo đạt 70 tấn/ha/năm; cây cao đạm 40
tấn/ha/năm.
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình đã được xây dựng.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai lấy thịt, giống dê lai có
hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, góp phần
tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho nông dân.
III- Nội dung của dự án:
- Điều tra khảo sát hiện trạng chăn nuôi dê tại vùng dự án được triển khai.
- Tập huấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ chăn nuôi dê và trồng cây thức ăn.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai theo phương thức bán thâm canh.

- Xây dựng mô hình trồng cây thức ăn cho dê.
- Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
IV- Sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng qui mô của sản phẩm
theo hợp đồng và thuyết minh dự án đã được phê duyệt:
Bảng 1: Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ
Số
TT
1

2

Tên sản phẩm

Số
lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
chủ yếu và quy mô

Mô hình chăn nuôi dê
lai theo phương thức
bán thâm canh quy mô
275 con

25 hộ
dân

Quy mô 275 con; Khối lượng dê
7-8 tháng tuổi đạt 21-23 kg/con;
dê cái cho sinh sản 35kg thịt

dê/năm

Mô hình trồng cây
thức ăn cho dê

5 ha

Năng suất chất xanh cây hoà thảo
đạt 70 tấn/ha/năm; cây họ đậu 40
tấn/ha/năm

Các quy trình công
nghệ đã chuyển giao

Ghi
chú


Qui trình chăn nuôi dê
đực giống Bách Thảo

01 QT

Dê đực sinh trưởng phát triển tốt,
khả năng phối giống thụ thai đạt
85%

Quy trình chăn nuôi dê
cỏ địa phương


01 QT

Tỷ lệ thụ thai hàng năm đạt 90%
trở lên, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
đều đặn, số con sơ sinh/lứa đạt
1,4-4,6 con

Quy trình nuôi dê lai
Bách Thảo

01 QT

Độ đồng đều của dê thịt cao, dê
sinh trưởng nhanh, trọng lượng
trung bình lúc giết thịt 7-8 tháng
đạt 21-23 kg.

Quy trình phòng và trị
bệnh cho dê qua các
giai đoạn
Quy trình làm chuồng
trại tiêu chuẩn cho dê

01 QT

Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho dê
trong dự án.

01 QT


Hợp vệ sinh, giảm tỷ lệ hao hụt
của dê con và dê thịt; thuận lợi
cho quá trình chăm sóc dê; nâng
cao hiệu quả kinh tế

Bảng 2: Danh mục sản phẩm cụ thể
Số
TT
1

2

Tên sản phẩm
Dê lai được nuôi theo
phương thức bán thâm
canh của 25 hộ gia đình

Số lượng

650 con

Cây thức ăn xanh cho

5ha

3

Đào tạo kỹ thuật viên
cơ sở


10 người

Các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật chủ yếu
Khối lượng dê 7-8
tháng tuổi đạt 21-23
kg/con
Đảm bảo khối lượng
chất xanh năng suất
đạt: cỏ ghi nê 70-80
tấn/ha/năm; cỏ voi đạt
100 tấn/năm; chè
khổng
lồ
50-70
tấn/năm
Làm chủ được Quy
trình công nghệ nuôi
dê lai kiêm dụng thịt
sữa theo phương thâm
canh và bán thâm canh
để chỉ đạo mở rộng

Ghi chú


mô hình.
4

Tập huấn nông dân

150 người

Nắm vững được quy
trình kỹ thuật nuôi dê
lai kiêm dụng theo
phương thức bán thâm
canh

B. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
I- Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án:
- Về công tác tổ chức:
+Về công tác quản lý điều hành triển khai thực hiện dự án:
Sau khi dự án chính thức được phê duyệt Trạm khuyến nông đã tiến hành xây dựng,
lập kế hoạch tiến độ và tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình của dự án, và phương
án tín dụng đã được thiết lập. Thành phần tham dự hội nghị lập kế hoạch triển khai và thông
qua phương án tín dụng bao gồm: Lãnh đạo sở KHCN, lãnh đạo và CBKT cơ quan chuyển
giao công nghệ, lãnh đạo UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể huyện, đại diện lãnh đạo
các xã, các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực nông nghiệp, thú- y tham gia mô hình và 25 hộ
nông dân đã được chọn tham gia dự án
+ Về tuyên truyền:Trạm khuyến nông đã ký hợp đồng trực tiếp với đài truyền thanh
phát lại truyền hình huyện, Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh đã tuyên truyền kỹ thuật về
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi dê lai phù hợp với KHCN
mới, trồng và thâm canh cây thức ăn cho dê... được ứng dụng trên địa bàn huyện thông qua
các kênh truyền hình tỉnh, báo Quãng Ngãi, chuyên mục khoa học công nghệ tỉnh, đài truyền
thanh và phát lại truyền hình huyện, đài truyền thanh các xã thị trấn ....
+ Về thanh lập BQL dự án:
Thực hiện theo phương án được phê duyệt. Trạm khuyến nông đã tiến hành thành lập
BQL dự án gồm có: Trưởng trạm, đại diện cho cho cơ quan chủ trì phụ trách chung, phó phụ
trách chăn nuôi làm chủ nhiệm dự án, kế toán trạm phụ trách chi tiêu dự án, các cán bộ chăn
nuôi, trồng trọt phụ trách lĩnh vực kỹ thuật dự án, các phó chủ tịch phụ trách kinh tế ở các xã

tham gia mô hình chịu trách nhiệm quản lý chung về tình hình chăm sóc nuôi dưỡng về đàn
dê ở địa phương mình, các cán bộ thú y- xã, nông lâm xã cùng với các hộ nông dân tham gia
mô hình theo dõi quản lý và chăm sóc mô hình đạt hiệu quả.
II-Kết quả thực hiện các nội dung:
1-Chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn:
1.1- Chuyển giao công nghệ:
Thực hiện hợp đồng với Trạm Khuyến nông Huyện Ba Tơ, Trung tâm KHCN phát triển
đô thị và nông thôn Hà Nội (RUDTESC) đã thực hiện các nội dung như:
- Hoàn thiện quy trình và chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện chăn nuôi của
tỉnh Quảng Ngãi nói chung huyện miền núi Ba Tơ nói riêng được 06 chuyên đề.


+ Qui trình nuôi dê đực giống:
+ Qui trình nuôi dê cái cỏ địa phương:
+ Qui trình nuôi dê lai Bách thảo:
+ Qui trình làm chuồng trại nuôi dê:
+ Qui trình phòng và trị bệnh cho dê qua các giai đoạn:
+ Qui trình trồng cỏ nuôi dê:
(1) Với quy trình nuôi dê đực giống (Khả năng phối giống, thụ thai đạt 85% trở lên) với qui
trình nuôi dê đực giống Bách thảo, phù hợp với điều kiện ở địa phương, từ khâu chọn giống, chọn
dòng, xác định ngoại hình, phẩm giống, tính chống chịu bệnh tật, khả năng tăng trưởng, khả năng
phối giống tốt tỉ lệ phối giống có chữa đạt trên 90%, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống
được nông dân trong và ngoài mô hình ứng dụng có hiệu quả cao.
(2) Với quy trình nuôi dê cái cỏ địa phương (Tỷ lệ thụ thai hàng năm đạt 90% trở lên,
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đều đặn, số con sơ sinh/lứa đạt 1,4-1,6 con. Một Dê cái sinh sản sẽ
tạo ra 33 kg thịt Dê/năm).
Qui trình này phù hợp với địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân đã biết được
đặc điểm của dê cái được chọn làm giống và chu kỳ động dục của dê cái cũng như thời điểm
nào phối giống thích hợp nhất, khả năng có chưa cao nhất, tính thích nghi của dê cái địa
phương đối với địa bàn miền núi rất tốt chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt, dê ít bệnh

tật, chịu đựng được kham khổ . Qui trình này được nông dân ứng dụng tốt đạt 80-85%.
(3) Với quy trình nuôi dê lai Bách thảo (dê sinh trưởng nhanh, khối lượng trung bình lúc
giết thịt 7-8 tháng đạt 21-23 kg/con).
Qui trình nuôi dê lai Bách Thảo là một trong những qui trình mang tính khoa học cao,
được xây dựng theo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng dê mẹ và dê con F1, cân đối khẩu phần các
loại thức ăn, qui trình kỹ thuật làm chuồng trại và qui trình phòng trị bệnh cho dê qua các
giai đoạn được ứng dụng trực tiếp vào mô hình phù hợp với tình hình chăn thả ở địa phương,
được người dân áp dụng đúng qui trình kỹ thuật, dê con nhanh lớn tăng trọng đều, dê ăn
khỏe, ít bệnh tật, tỉ lệ sống cao trên 87%, trọng lượng bình quân khi xuất chuồng đạt
22kg/con.
(4) Với quy trình làm chuồng trại nuôi dê.
Chuồng trại là một trong những khâu quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của
dê. Vì vậy chuồng đã được xây dựng đúng quy cách, kỷ thuật vừa bền vững vừa thoáng mát
sạch sẽ, mỗi chuồng được làm 30m2 được chia thành nhiều ô, có kho dự trử thức ăn, có
máng ăn, máng uống, có nơi xử lý phân hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường, đã được
đa số nông dân tham gia mô hình áp dụng triệt để, đạt kết quả cao.
(5) Với quy trình phòng và trị bệnh cho dê qua các giai đoạn.
Được hướng dẫn các phương pháp phòng bệnh đúng định kỳ đến phương pháp điều trị
một số bệnh thường gặp ở dê như bệnh tiêu chảy, bệnh chướng hơi dạ cỏ, bệnh viêm ruột
hoại tử, LMLM, THT, viêm loét miệng truyền nhiễm, bệnh ghẻ, bệnh sán dây, bệnh viêm
vú... người dân đã kịp thời phát hiện, xác định được triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, báo
cáo kịp thời nên đàn dê trong và ngoài mô hình giảm đáng kể tỉ lệ tử vong.
(6) Với quy trình trồng cỏ nuôi dê (Năng suất chất xanh 70-80 tấn/ha/năm).


Người dân đã ứng dụng tốt qui trình trồng cỏ voi cho năng suất cao 76 tấn/ha/năm, cây
giàu đạm trên 40 tấn/ha/năm, biết khai thác và chế biến các loại thức ăn thô xanh hợp lý,
người dân đã chủ động nguồn thức ăn thô xanh tại chủ đảm bảo nhu cầu cung cấp thức ăn
quanh năm.
1.2- Đào tạo kỹ thuật viên :

10 cán bộ kỹ thuật cơ sở đã làm chủ được quy trình công nghệ chăn nuôi dê lai tập trung
và phân tán theo hướng thâm canh, kết quả 10 học viên được triệu tập trong 10 ngày vừa đào
tạo về lý thuyết vừa hướng dẫn thực hành tại chuồng trại, kết thúc khóa học các học viên có
kết quả khá, sau khi hoàn thành khóa học các học viên đã về địa phương giúp cho các xã
tham gia mô hình quản lý bảo vệ chăm sóc tốt đàn dê phục vụ tốt tại địa phương.
1.3- Tập huấn kỹ thuật :
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê kết hợp tham quan học tập cho 150 lượt người/3 đợt
cho các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án và những hộ nông dân trong vùng dự án đã
nắm vững được quy trình kỹ thuật nuôi dê lai thâm canh đồng thời được dự án tổ chức cho
các hộ nông dân chăn nuôi dê, hộ trồng cỏ làm cây thức ăn, đi thăm quan học tập kinh nghiệm
chăn nuôi dê, trồng cỏ ở nông hộ và các trang trại có qui mô chăn nuôi nhỏ và vừa tại Ba Động
và xã Phổ Phong Huyện Đức Phổ , với những nội dung:
- Phỏng vấn, học hỏi kinh nghiệm nuôi dê tại trang trại;
- Xem xét xây dựng chuồng trại tại trang trại;
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê, vệ sinh phòng trị bệnh cho dê;
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu;
- Tận dụng nguồn phân bón để nuôi giun quế, bón cho cây trồng.
2- Xây dựng các mô hình:
Cơ quan chủ trì đã làm việc với UBND các xã Ba Bích, Ba Động, TT Ba tơ, Ba xa, Ba
Dinh và Ba Giang chọn 25 hộ gia đình tham gia mô hình chăn nuôi dê đạt yêu cầu; Cụ thể:
tại Ba Động 05 hộ, Thị Trấn Ba Tơ 05 hộ, Ba Dinh 05 hộ, Ba Giang 03 hộ, Ba Bích 03 hộ,
Ba Xa 04 hộ.
2.1- Xây dựng Mô hình chăn nuôi dê:
2.1.1 Xây dựng chuồng trại:
Chuồng nuôi dê được xây dựng trên địa bàn 5 xã, thị trấn qui mô 25chuồng/25 hộ dân,
diện tích mỗi chuồng 30 m2 kể cả kho dự trữ thức ăn. Chuồng nuôi dê được xây dựng chắc
chắn kiên cố với kết cấu chịu lực tốt, đúng qui trình kỹ thuật, hợp vệ sinh, đã được nghiệm
thu và đưa vào sử dụng tại 25 hộ tham gia mô hình. Chuồng nuôi dê được xây liền kề với sân
chơi, xây dựng 25 chuồng theo quy mô gia đình (mỗi gia đình 01 chuồng). Diện tích mỗi
chuồng nuôi là 30m2 kể cả kho dự trữ thức ăn 10m2)

Làm ô chuồng nuôi thành dãy và ngăn chuồng thành nhiều ô, ô dê đực 2m2 (10 ô còn
lại mỗi ô 1,8m2)
Xây dựng với kết cấu:
(1) Cột bằng bê tông, mái chuồng dùng tấm lợp
(2) Vách chuồng: làm bằng tre, đóng dọc, khoảng cách giữa 2 nan là 5-7 cm.


(3) Sàn chuồng: Làm bằng nan gỗ có kích thước 3 x 3cm, khoảng cách giữa 2 nan là
1,5-1,8 cm.
(4) Nền chuồng: Láng xi măng có độ dốc ra đằng sau 25-300.
(5) Máng ăn: Làm bằng ván gỗ treo bên trong thành chuồng, cách sàn chuồng 50-60
cm , kích thước máng là 30 x 15 x 10 cm.
(6) Máng uống: Dùng vại sành 10-15 lít đặt ở giữa sân chơi và treo cách mặt đất 50 cm
để dê không dẫm, lội vào.
(7) Sân chơi: Được quây bằng các cọc tre tươi, xung quanh trồng cây keo dậu, mặt sân
đầm nhẵn có độ dốc 3-50 cho thoát nước, có bố trí các máng ăn và máng uống. Diện tích sân
chơi = 3 - 4 m2/con.
Sơ đồ khung chuồng nuôi dê theo quy mô gia đình
Cửa ra sân chơi
2

Chuồng dê đực (2m )

Hố
chứa
phân

1,8 m2

1,8 m2


1,8 m2

1,8 m2

1,8 m2

1,8 m2

1,8 m2

1,8 m2
Kho chứa dụng cụ và
TA tinh

Hố
chứa
phân

1,8 m2
Cửa ra sân chơi

1,8 m2

2.1.2- Các công trình phụ:
- Kho chứa thức ăn tinh và thức ăn xanh được xậy dựng liền kề với chuồng nuôi
2.1.3 Chuyển giao con giống:
Tiến hành cấp con giống cho 25 hộ tham gia mô hình:
- Dê đực lai Bách thảo: số lượng 25 con, tuổi đã thành thục 12 tháng, trọng lượng bình
quân 27kg/con.

- Dê cái cỏ địa phương: 200 con, tuổi thành thục 8 tháng, trọng lượng bình quân
17kg/con.
Mỗi hộ tham gia mô hình nhận 1 dê đực giống + 8 dê cái giống.
Dê giống khi cấp cho hộ dân tham gia mô hình khỏe mạnh . Với dê đực giống có phẩm
giống tốt, ngoại hình cân đối sinh trưởng phát triển tốt, đầu ngắn tai to, ngực nở tứ chi khỏe
mạnh, hai tinh hoàn đều đặn, có tính hăng tốt, khả năng phối giống thụ thai cao, phẩm chất
đời con sinh ra khỏe mạnh, lớn nhanh, tỉ lệ chết thấp; Với dê cái cỏ địa phương có ngoại
hình cân đối đầu rộng và hơi dài, trán dô cổ vừa phải, mình nở rộng, ngực, lưng phẳng bụng
to vừa phải, da mềm lông thưa, bộ phận sinh dục nở nang, tứ chi khỏe mạnh, bầu vú nở
rộng...


2.2- Theo dõi kết quả sinh sản, sinh trưởng phát triển của đàn dê lai F1 ( Bách
thảo x cỏ) tại các mô hình (Trong thời gian nuôi 24 tháng).
- Tổng số dê lai F1 được sinh ra trong 2 lứa tại 25 mô hình là 580 con. Trong đó: dê lai
F1 lần 1( lứa 1) là 285 con ( đực 139, cái 146); dê lai F1 lần 2( lứa 2) là 295 con ( đực 141,
cái 154), bình quân 1,45 con/lứa đẻ, lứa 1 bình quân 1,43 con/con đẻ, lứa 2 bình quân 1,47
con/con đẻ.
- Số con đẻ ra bị chết là 76 con tỉ lệ chết 13,1%.
- Số con đẻ ra còn sống đến 6 tháng tuổi là 504 con (đực 248, cái 256), tỉ lệ nuôi sống
86,9%(đực 88,6%, cái 85,3).
- Khối lượng sơ sinh bình quân 2,1kg/con( đực 2,2 kg, cái 2 kg)
- Khối lượng 6 tháng tuổi bình quân 19 kg/con( đực 21 kg, cái 17 kg)
- Khối lượng 12 tháng tuổi bình quân 29 kg/con( đực 31 kg, cái 27 kg)
- Dự kiến khối lượng trưởng thành 41,5kg/ con.
- Khả năng phát dục và sinh sản 9-10 tháng ( đực 11 tháng, cái 8 tháng); khả năng tiết
sữa và nuôi con từ 1,7-1,8 lít/con/ngày; chu kỳ tiết sữa 180 ngày, năng suất 306 lít/chu kỳ;
khả năng chống chịu bệnh tật tốt.
- Khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn dê trong mô hình tốt, trọng lượng tăng
đều, dê lớn nhanh, có sức sống cao, trọng lượng bình quân của dê lai sau khi xuất chuồng (8

tháng tuổi) đạt 21-22kg/con.
2.3- Mô hình trồng cỏ:
Qui mô thực hiện 5 ha; trong đó: cỏ ghi nê 2,5 ha, cỏ voi 1,25 ha, chè khổng lồ 1,25 ha.
Cỏ giống được trồng đúng qui trình kỹ thuật, được bố trí trồng trên 25 hộ gia đình, trong
năm 2009 trồng được 2/3 diện tích cỏ được trồng chủ yếu tại Ba động, Thị trấn và Ba Bích,
cỏ sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao năng suất thu hoạch ở lứa thứ nhất tại hộ ông
Nguyễn Thanh Tiên ở xã Ba động và hộ ông Phạm Văn Thọ ở Thị trấn thu được kết quả như
sau cỏ voi đạt 76 tấn/ha/năm tăng hơn so với kế hoạch 6 tấn, cỏ ghi nê 72 tấn/ha/năm tăng
hơn so với kế hoạch 2 tấn, chè khổng lồ 40,5 tấn/ha/năm.
Năm 2010 trồng mới đối với các xã Ba xa, Ba Dinh, Ba Giang đồng thời khôi phục trồng
dặm tại các xã Ba Động, Thị Trấn, cũng bằng nguồn vồn đối ứng của ngân sách huyện Trạm
khuyến nông đã cấp phân bón năm thứ hai cho mô hình đễ bón thúc sau thu hoạch. Đảm bảo
nguồn cung đáp ứng được nhu cầu nhại lại cho dê. Kết quả thu hoạch bình quân 8lứa/
năm/hộ bình quân mỗi lứa thu được từ 300-350 kg, năng suất thu được 6000 kg/ ha, sản
lượng trên 70 tấn/ ha/ năm đảm bảo nhu cầu nhai lại cung cấp thức ăn thô xanh cho dê trên
60%.
2.4 - Thức ăn tinh bổ sung:
- Thức ăn tinh cho dê bố mẹ và dê con được cấp cho 25 hộ theo từng giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của dê .
+Năm 2009 cấp 8681 kg thức ăn tinh hỗn hợp việt- Mỹ cho dê bố mẹ.


+Năm 2010 đã cấp 7251kg việt- Mỹ cho 225 con dê bố mẹ và 1730 kg thức ăn tinh Ha
Lan cho dê F1 .
+Năm 2011 đã cấp 6.965 kg thức ăn tinh hỗn hợp Việt - Mỹ cho dê lai và dê bố mẹ.
3- Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động đối ứng từ các hộ
tham gia mô hình để thực hiện dự án.
Tổng kinh phí thực hiện dự án:

: 1.541.518.000 đồng.


Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương :

620.000.000 đồng.

- Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương

:

515.000.000 đồng.

- Ngân sách huyện

:

241.040.000 đồng

- Vốn dân

:

165.478.000 đồng.

Tổng kinh phí đã sử dụng.

: 1.535.098.000 đồng.

Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương :

Và địa phương

: 1.132.224.500 đồng.

- Ngân sách huyện

:

237.359.000 đồng

- Vốn dân

:

165.479.000 đồng.

- Kinh phí dự án còn thừa

:

6.420.000 đồng.

4- Tiêu thụ sản phẩm của mô hình.
Sản phẩm của mô hình là dê lai F1 thương phẩm được các hộ tham gia mô hình xuất
bán dê hơi cho các cơ sở kinh doanh và các nhà hàng, quán ăn trong huyện, trong tỉnh, bước
đầu thịt dê đã trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại thịt gia súc, gia
cầm khác trên địa bàn huyện.
5- Thông tin tuyên truyền và khuyến khích nhân rộng mô hình.
Trạm Khuyến nông đã phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể huyện, xã lồng ghép
với các cuộc họp tuyên truyền kết quả đạt được của dự án, phối hợp cùng với Đài truyền

thanh phát lại truyền hình huyện, báo Quảng Ngãi đưa tin, bài về kết quả sinh trưởng của đàn
dê.
6- Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh
dự án:
6.1- Về qui mô và số lượng :
TT

Sản phẩm

ĐVT

Số lượng
Số
Số lượng
qui mô theo lượng
qui mô
hợp đồng qui mô thực hiên
và thuyết
được
minh dự án
điều
chỉnh

%
thực
hiện


1
2

3

Chuyển giao công
nghệ (6 qui trình chăn
nuôi Dê)
Đào tạo CBKT cơ sở.

Qui trình

06

06

06

100

Người

10

10

10

100

Lần

03


03

03

100

Hộ

25

25

25

100

Chuồng

25

25

25

100

Mô hình

25


25

25

100

con

25

25

25

100

7

Tập huấn 150 người/
3 đợt.
Xây dựng mô hình
chăn nuôi dê (số
lượng dê các loại)
Chuống trại nuôi dê
đúng qui cách.
Mô hình trồng cỏ
(diện tích)
Dê đực Bách thảo


8

Dê cái cỏ địa phương

con

250

200

200

100

9

Dê lai F1

con

650

520

580

111

10


Phim ảnh tuyên truyền

Bộ

01

01

01

100

11

Tổ chức hội thảo,
nghiệm thu, sơ, tổng
kết đánh giá kết quả
ứng dụng mô hình

Lần

05

05

04

80

4

5
6

6.2- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng:

TT

1
2

Sản phẩm
Hình
thành
được đội ngũ
kỹ thuật viên
(10 KTV)
150 hộ nông
có trình độ và
kinh
nghiệm

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và
chất lượng theo hợp đồng và
thuyết minh
Làm chủ được qui trình công
nghệ nuôi dê lai theo phương
thức thâm canh và bán thâm
canh để chỉ đạo mở rộng mô
hình về sau.
Nắm được các qui trình kỹ

thuật nuôi dê lai theo phương
thức thâm canh và bán thâm

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất
lượng đạt được
Nắm vững và thực hiện có hiệu
quả kỹ thuật chăn nuôi dê bố, mẹ,
chăn nuôi dê lai thương phẩm, xác
định được bệnh và điều trị bệnh
kịp thời.
Đã chủ động chăm sóc nuôi
dưỡng tốt đàn dê bố, mẹ, dê lai F1
theo các qui trình đã chuyển giao,


3

4

canh, có khả năng thực hiện tốt đảm bảo tốt khâu vệ sinh thú y,
trong chăn nuôi tại gia đình, làm lực lượng phòng trừ dịch bệnh....

nòng cốt về thực hiện kỹ thuật
mới trong vùng dự án.
Đàn dê lai F1 có độ đồng đều cao,
8 tháng tuổi đạt trọng lượng bình
quân 22kg/con. Dê lai F1 có tỷ lệ
Tạo ra được 650 dê lai kiêm
sống cao 95%, trọng lượng sơ
dụng, khối lượng dê lúc 7-8

sinh 2,1kg/con, bình quân 1 dê mẹ
tháng tuổi đạt 21-23kg/con,
đẻ 1,45 con/lứa, Dê lớn nhanh
một cái sinh sản cho 33-35 kg tăng trọng đều , năng suất đạt 35Đàn dê lai F1
thịt dê/năm
36 kg thịt/năm/1 dê cái. Sản lượng
thương phẩm.
đạt 7,2 tấn thịt năm. Sản phẩm thịt
thơm ngon được người tiêu dùng
ưa chuộng.
Năng suất chất xanh cây hòa Chất lượng sản phẩm có hàm
Tạo ra được
thảo đạt 70tấn/ ha/năm, cây họ lượng dinh dưỡng cao, năng suất
vườn cây thức
đậu 40 tấn/ha/năm
cỏ hòa thảo 76 tấn/ha/năm, cao
ăn thô xanh
đạm 40,5 tấn/ha/năm, đáp ứng đủ
trong chăn nuôi
lượng thức ăn xanh cần thiết cho
dê.
đàn dê
III- Phân tích, đánh giá kết quả dạt được của dự án:
1-Công tác chuyển giao công nghệ:
Trạm Khuyến nông đã phối hợp với cơ quan chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
là Trung tâm KHCN phát triển đô thị và nông thôn (RUDTESC) tổ chức chuyển giao công
nghệ kết quả đạt được 6 chuyên đề. Nhìn chung công tác chuyển giao công nghệ của Trung
tâm cho người tiếp nhận công nghệ đã làm chủ được qui trình kỹ thuật và ứng dụng vào thực
tiển chăn nuôi dê có hiệu quả mang lại thu nhập cho gia đình.
Cán bộ kỹ thuật thực hiện dự án phối hợp với Trung tâm KHCN phát triển đô thị và

nông thôn Hà Nội, các hộ nông dân tham gia dự án thường xuyên theo dõi tình hình sinh
trưởng phát triển của đàn dê, tình hình dịch bệnh, tiêm phòng dê và phát triển của cây thức
ăn xanh. Đã xây dựng được 25 mô hình nuôi dê lai tại các nông hộ có hiệu quả.
2- Mức độ thực hiện nội dung :
2.1 Về quy mô số lượng:
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện dự án, về số lượng các nội dung đã thực hiện đạt
100% chỉ tiêu đã đề ra, chỉ tiêu về hội nghị thực hiện đạt 80% do Hội nghị sơ kết không tổ
chức vì tiến độ thực hiện dự án chậm, sản phẩm của mô hình chưa có nên chưa đủ điều kiện
để sơ kết. Đến khi kết thúc dự án, chỉ tiêu dê lai F1 đạt 111% (580 con/ 520 con), vượt 10%
so với chỉ tiêu.
2.2 Về chỉ tiêu chất lượng:
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ:


Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với hợp cùng trung tâm ứng dụng khoa học công
nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở xã, thị trấn
trong vùng dự án, qui mô 10 học viên/1 lớp. Kết quả đạt được 10/10 học viên, học viên tiếp
thu tốt nắm vững qui trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng trừ dịch bệnh cho dê.
Bảng 1: Danh sách học viên được đào tạo
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Họ và tên
Hồ Thanh Hương
Bùi Công Đức
Ngô Hồng Thọ
Phạm Văn Triệu
Phạm Văn Thế
Phạm Văn Manh
Nguyễn Thị Xuân Diệu
Phạm Văn Hoành
Phạm Văn Trúi
Phạm Văn Nía

Địa chỉ
Xã Ba Động
Xã Ba Động
Thị trấn Ba Tơ
Thị trân Ba Tơ
Xã Ba Bích
Xã Ba Bích
Xã Ba Dinh
Xã Ba Dinh
Xã Ba Xa
Xã Ba Xa

- Tập huấn kỹ thuật và tham quan học tập:
Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với hợp cùng trung tâm ứng dụng khoa học công
nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện dự án,hộ nông dân tham gia
mô hình và nông dân trong vùng lân cận về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, trồng cây thức ăn
xanh và chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho đàn dê, cán bộ cơ sở và nhân dân

nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ biến kiến thức kỹ thuật mới chăn nuôi trong gia
đình và truyền đạt hướng dẫn cho những người chăn nuôi trong khu vực học tập làm theo, số
lượng qui mô 3 lớp mỗi lớp 2 ngày, số lượng đại biểu tham dự 150 lượt người .
Bảng 2: Nông dân các xã tham gia tập huấn, tham quan

TT
1
2
3
4
5


Xã Ba Động
Thị trấn Ba Tơ
Xã Ba Dinh
Xã Ba Bích
Xã Ba Xa
Tổng cộng

Số
Lớp
3
3
3
3
3

Số lượt nông dân
tham gia tập huấn,

tham quan
( Trong mô hình)
15
15
24
9
12
75

Số lượt nông dân
tham gia tập huấn,
tham quan
( Ngoài mô hình)
15
15
15
15
15
75

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê:
- Về chuồng trại: Các hộ chăn nuôi dê của dự án đã tổ chức làm được 25 chuồng trại
nuôi dê khá tốt, đa số chuồng làm đúng qui cách, đúng thiết kế mẫu, chuồng được làm vững
chắc với kết cấu cột chính bằng bê tông, mái được lợp bằng tôn Proximăng nền chuồng được


lát xi măng, song chuồng, vách chuồng được làm bằng thanh gỗ hoặc tre già được phân chia
thành 2 dãy, mỗi dãy chuồng được phân thành 5-6 ô, mỗi ô từ 1,5 m 2 – 2 m2 , chuồng được
thiết kế có máng ăn máng uống hợp vệ sinh, có nơi xử lý phân, chung quanh chuồng có hàng
rào sân chơi được bố trí trồng cây thức ăn và cây che bóng. Diện tích bình quân cho dê sinh

sản là 1,2 - 1,5 m 2/con và chung cho cả đàn là 0,9m 2/con. Phần lớn các hộ chăn nuôi đều có
bố trí sân vận động tại trước chuồng nuôi. Hầu hết các hộ đã làm nền chuồng có độ dốc từ 23 độ, đây là kiểu chuồng rất thuận lợi cho việc thu gom phân và vệ sinh tiêu độc, khử trùng,
hạn chế được mầm bệnh. Diện tích xây dựng của chuồng nuôi dê đạt 30m2/chuồng.
- Về con giống ( dê bố mẹ): Trạm khuyến nông đã cung cấp được 225 con dê (25 đực
Bách Thảo và 200 cái cỏ đia phương) đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để làm giống cho 25 hộ chăn
nuôi (đạt 100% so với hợp đồng).
- Dê lai F1: Được sinh ra 580con, trong đó: 280 con dê đực, chiếm 48% dê cái 300 con,
chiếm 52% . Số dê lai F1 lần 1 là 285 con, trong đó đực 139,cái 146 con; Dê lai F1 lần 2 là
295 con trong đó: đực 145, cái 150. Qua theo dõi cho thấy dê lai 2 máu có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn so với dê Cỏ. Số dê lai còn sống là 504/580 con tỉ lệ nuôi sống 87 %, bị chết là
76/580 con đẻ ra, chiếm tỷ lệ 13%, tỷ lệ chết này là phù hợp và nằm trong phạm vi khuyến
cáo của các cơ quan chuyên môn nghiên cứu về dê trong nước.
Bảng 3: Danh sách hộ nông dân tham gia mô hình và nhận dê giống:
TT Hộ tham gia / Xã, TT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
III
1
2
3

4
5
6
7
8
IV
1
2

Xã Ba Động
Hà Xuân Quang
Nguyễn Văn Tiên
Nguyễn Quân
Bùi Công Sự
Võ Duy Tê
Thị trấn Ba Tơ
Phạm Văn Đó
Phạm Văn Thọ
Phạm Văn Đẩy
Phạm Văn Lìa
Phạm Văn Duông
Xã Ba Dinh
Phạm Văn Quay
Phạm Văn Xê
Phạm Văn Sy
Phạm Thị Á
Phạm Văn Chia
Phạm Văn Tường
Phạm Thị Đung
Phạm Thị Ngọc

Xã Ba Bích
Phạm Thị Tiên
Phạm Văn Đếch

Địa chỉ
( Thôn)
Bắc Lân
Suối Loa
Suối Loa
Bắc lân
Tân LongThượng
Tổ dân phố số 2
Tổ dân phố số 3
Tổ dân phố số 6
Tổ dân phố số 6
Tổ dân phố số 6
Nước Lang
Nước Lang
Nước Lang
Nước Lang
Ba Nhà
Ba Nhà
Gọi Lô
Gọi Lô
Làng Mâm
Đồng Vào

Qui mô
Đực
Cái

5
40
1
8
1
8
1
8
1
8
1
8
5
40
1
8
1
8
1
8
1
8
1
8
8
64
1
8
1
8

1
8
1
8
1
8
1
8
1
8
1
8
3
24
1
8
1
8

Ghi chú


3
V
1
2
3
4

Phạm Văn Linh

Xã Ba Xa
Phạm Văn K Rốc
Phạm Văn Dô
Bùi Cao Huy
Phạm Văn Xảy
Tổng Cộng

Đồng Vào
Gọi Chạch
Gọi Chạch
Gọi Re
Gọi Re

1
4
1
1
1
1
25

8
32
8
8
8
8
200

- Xây dựng các mô hình trồng cây thức ăn:

Trạm khuyến nông đã phối hợp với Trung tâm KHCN phát triển đô thị và nông thôn,
các hộ nông dân tiến hành xây dựng các mô hình trồng cỏ hoà thảo, cây họ đậu làm cây thức
ăn nuôi và chế biến, bảo quản thức ăn nuôi dê. Kết quả đã trồng được 5 ha đạt 100% so với
kế hoạch. Năng suất bình quân của cây cỏ hòa thảo( ghi nê) đạt 72tấn/ha/năm, cây họ đậu
đạt trên 40 tấn/ha/năm, cỏ voi đạt năng suất 76 tấn/ha/năm. Trong quá trình theo dõi sinh
trưởng đánh giá các giống cỏ được trồng trong vùng dự án, phát triển tốt thích nghi với điều
kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương. Đây là nguồn thức ăn xanh có hàm lượng dinh
dưỡng cao và phù hợp với đặc tính của dê. Ngoài ra trong quá trình chăn thả, với đặc tính
tạp ăn của dê các hộ nông dân đã tận dụng nguồn thức ăn xanh sẵn có tại địa phương như cỏ
tự nhiên, lá sung, lá ngõa, lá xoan, lá mít....
3- Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án:
- Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giao cho Trạm Khuyến nông huyện làm cơ
quan chủ trì thực hiện dự án, đơn vị đã tham mưu cho UBND Huyện ra Quyết định thành lập
Ban chỉ đạo dự án, phân công cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo để xem xét, kiểm tra
tình hình thực hiện dự án, cơ quan chủ trì đã phối hợp tốt với các cơ quan chuyển giao, các
cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân tham gia dự án tiến hành chọn mặt bằng chuyển giao kỹ
thuật xây dựng chuồng trại, chuẩn bị đất trồng cây thức ăn, tổ chức đấu thầu, hợp đồng mua
sắm nguyên, nhiên,vật liệu như con giống, vật tư, thức ăn, thuốc thú y....
- Thường xuyên cử CBKT xuống địa bàn triển khai dự án hướng dẫn, tư vấn cho bà con
nông dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh...
4- Tình hình sử dụng kinh phí:
Để giúp người chăn nuôi tham gia dự án giảm bớt chi phí đối ứng và nâng cao trách
nhiệm trong việc thực hiện các nội dung theo quy định của dự án, Dự án đã thông báo công
khai các hạng mục người dân được hỗ trợ, cấp phát kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi theo
đúng tiến độ, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa của
số kinh phí hỗ trợ đó.
Chủ hộ chăn nuôi dê sau khi nhận được đầu tư hỗ trợ đã sử dụng có hiệu quả và đúng
mục đích, yêu cầu của dự án, đồng thời đã thực hiện đối ứng đầy đủ phần đóng góp của hộ để
đảm bảo định mức của mô hình như: đối ứng thức ăn tinh, mua cỏ giống, mua phân bón, mua
thuốc thú y, tảng liếm,chuồng trại.... Sau 02 năm thực hiện dự án từ nguồn kinh phí hỗ trợ

cùng với các nội dung khi xây dựng dự án đều phù hợp với điều kiện của địa phương, đã tạo
điều kiện cho các hộ chăn nuôi dê phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho những
lao động có trình độ thấp không có việc làm, tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên và bền
vững từ chăn nuôi.


5- Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án:
5.1- Hiệu quả kinh tế của dự án:
Sử dụng các giống dê đực Bách Thảo cho giao phối với giống dê cái Cỏ của địa phương
đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: Tạo ra được 504 con lai trong thời gian triển khai dự án. Giữa
các đàn đã giảm dần được tình trạng đồng huyết.
Khối lượng dê lai lúc giết thịt cho hiệu quả kinh tế nhất bình quân là 10 tháng tuổi đạt
26 kg/con (so sánh với dê Cỏ chỉ đạt 16 kg/con). Mức chênh lệch khối lượng thịt hơi tăng lên
của dê lai được sinh ra so với dê Cỏ là 10 kg, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác giống dê. Hạch toán về hiệu quả thu được.
- Tổng trọng lượng thịt hơi được xuất chuồng cho cả mô hình là :15.444 kg, bình quân
xuất chuồng 7722kg/năm, trọng lượng xuất chuồng bình quân 30,6 kg/con.
- Giá bán bình quân ( tại thời điểm):
- Tổng thu :

80.000đ/kg hơi.
1.235.520.000 đồng.

- Tổng chi phí:

679.834.660 đồng.

- Tổng thu nhập:

555.685.340 đồng.


Thu nhập bình quân của 1 hộ chăn nuôi trong thời gian thực hiện dự án là: 22.227.414
đồng
5.2- Hiệu quả xã hội:
- Giải quyết công ăn việc làm cho 25 hộ gia đình trực tiếp nuôi dê, trồng cỏ.
- Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ thực hiện dự án, nông dân thực hiện dự án trong
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Chăn nuôi dê không cạnh tranh lương thực với con người mà có thể tận dụng được địa
hình tự nhiên của địa phương để phát triển chăn nuôi dê, góp phần giảm nghèo cho nhân dân các
xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, từng bước phát triển chăn nuôi bền vững và có hiệu
quả.
- Dự án đã giúp đào tạo cán bộ địa phương nắm vững quy trình chăn nuôi dê, các
phương pháp tổ chức thực hiện dự án. Thông qua các lớp tập huấn và các hoạt động của dự
án các cán bộ kỹ thuật đã nâng cao trình độ tay nghề về phương pháp tổ chức tập huấn.
- Người nông dân từng bước làm quen với phương thức chăn nuôi mới, sử dụng giống
mới trong chăn nuôi, chủ động phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, không
ngừng nâng cao năng suất chăn nuôi.
5.3- Hiệu quả về mặt môi trường của dự án:
Thực hiện tốt việc xử lý phân thải, các hộ nông dân đã tiến hành ủ phân dê và làm
phân bón cho cây trồng. Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh gây lên cho
đànếê và đàn gia súc trên địa bàn.
6- Khả năng duy trì và nhân rộng dự án:
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi có tiềm năng về nguồn thức ăn xanh, thị trường tiêu thụ
sản phẩm rộng rãi. Khai thác các tiềm năng thế mạnh của vùng đồi núi, mô hình chăn nuôiđê


trên huyện miền núi huyện Ba Tơ đã thể hiện rõ tính phù hợp với điều kiện khí hậu và tập quán
chăn nuôi và có khả năng nhân rộng, phát triển trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi
nói chung. Phương thức chăn nuôi theo hướng thâm canh, tạo ra nhận thức mới về chăn nuôi
trong sản xuất hàng hoá, tạo được niềm tin cho người sản xuất khi áp dụng công nghệ mới đảm

bảo an toàn dịch bệnh, đạt năng suất và chất lượng cao. Sản phẩm được thị trường chấp nhận và
cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.Thực tế hiện nay tại các mô hình là
đàn dê bố mẹ sinh trưởng và phát triển tốt, đàn dê lai sinh ra có khả năng thích nghi cao với điều
kiện tự nhiên khí hậu của địa phương, Các hộ nông dân đã lựa chọn những con có đủ phẩm
giống tốt để làm giống giữ lại để tiếp tục nhân đàn và nhân rộng mô hình.
- Thông qua các lớp tập huấn cho các hộ trong và ngoài mô hình, họ đã tiếp thu những
tiến bộ kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi dê lai, về qui trình trồng và chăm sóc các loại cây thức
ăn, về quản lí chăm sóc, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh cho dê... đây là lực lượng nòng cốt
trong chăn nuôi dê thực hiện qui trình kỹ thuật mới trong chăn nuôi dê có điều kiện để phổ biến
tuyên truyền chuyển giao ra diện rộng.
- Đội ngũ kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật chăn nuôi dê, quản lí và theo dõi bệnh tật,
phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời giúp cho nông dân tuyển chọn giống tốt làm cơ sở để
tiếp tục nhân đàn, và phát triển.
7- Phương án tổ chức nhân rộng mô hình:
Trạm khuyến nông huyện trực tiếp tham mưu cho UBND Huyện xây dựng phương án
để nhân rộng mô hình ra các xã còn lại gồm các nội dung sau.
+ Tổ chức cho bà con nông dân học tập, tham quan học tập mô hình để nâng cao nhận
thức và mạnh dạn tổ chức thực hiện vào phát triển chăn nuôi gia đình.
+ Hỗ trợ một phần con giống, thức ăn cho các hộ chăn nuôi dê lai theo hướng qui mô
trang trại vừa và nhỏ ở những nơi có điều kiện thuận lợi về bãi chăn thả, thuận lợi trong kiểm
soát dịch bệnh đảm bảo về môi trường...
+ Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến nông huyện và các
nguồn đối ứng khác.
+Thời gian thực hiện từ năm 2013-2014.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I- Kết luận:
Mô hình đã hoàn thành các nội dung và mục tiêu so với thuyết minh được phê duyệt.
+ Tổng số dê lai được sinh ra bình quân chung đạt được qua 2 lứa đẻ là 1,45 con đạt yêu
cầu so với chỉ tiêu dự án.
+ Số con còn sống sau cai sữa đến 6 tháng tuổi 504 con; bình quân chung của các mô

hình hộ là 21 con dê lai/ hộ và đạt 3 con/nái, tỉ lệ nuôi sống đạt 86,9%.
+ Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn: sơ sinh bình quân 2.1kg/ con; o6 tháng tuổi bình quân
19kg; 12 tháng tuổi bình quân 29kg/con; trưởng thành 41,5kg/con. Dự án xây dựng mô hình
chăn nuôi dê lai bán thâm canh trên địa bàn vùng núi huyện Ba tơ là dự án ứng dụng KHCN
có tính bền vững thiết thực và lâu dài, sau 02 năm thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế cho
người dân địa phương. Kết quả triển khai ứng dụng thực tế trên địa bàn Huyện Ba Tơ trong
hơn 02 năm qua đã khẳng định sự thành công của dự án, khẳng định được ưu thế của các thế
hệ con lai về sức sống, tầm vóc, khả năng sinh sản và thích nghi, đã góp phần nâng cao năng
lực quản lý, chỉ đạo và thực hiện các dự án ứng dụng kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia


thực hiện dự án, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi dê, thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu
từ chăn nuôi dê quảng canh sang chăn nuôi có thâm canh, có kiểm soát. Cải tạo được đàn dê
địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế thấp. Từ đó góp phần thúc
đẩy phát triển đàn dê trên địa bàn và tạo việc làm cho lao động chưa được đào tạo nghề, 25
mô hình được dự án xây dựng theo hình thức chăn nuôi dê phân tán tại các nông hộ được
chọn lọc kỹ đều phù hợp và phát huy được tính tích cực, mô hình đã chuyển giao và ứng
dụng nhiều kỹ thuật mới trong chăn nuôi như: giống và công tác giống, phòng bệnh và điều
trị bệnh, chuồng trại, xử lý môi trường, trồng các loại cây thức ăn, sử dụng các loại thức ăn
trong chăn nuôi dê, đã tạo ra bước chuyển biến mới trong nhận thức của người dân, chuyển
dần từ hình thức sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng
được yêu cầu vệ sinh thú y, nâng cao được kỹ năng quản lý trong chăn nuôi hộ gia đình. Mô
hình này rất quan trọng cho việc cải tạo và nâng cao chất lượng đàn dê trên địa bàn huyện Ba
tơ nói riêng, tỉnh Quãng Ngãi nói chung trong những năm đến.
II- Kiến nghị và đề xuất:
1- Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh, huyện nghiệm thu kết quả mô hình xây dựng chuồng
trại. Mô hình trồng cây thức ăn, kết quả dê lai thuộc dự án phát triển chăn nuôi dê lai trên địa
bàn vùng núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
2- UBND tỉnh Quảng Ngãi và các ban ngành liên quan của tỉnh nghiên cứu ban hành
cơ chế, chính sách hổ trợ đầu tư nhân rộng mô hình của dự án trên địa bàn tỉnh nói chung và

huyện Ba Tơ nói riêng.
3- UBND huyện Ba Tơ tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban ngành liên quan của huyện tiếp
tục theo dõi, chỉ đạo xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình của dự án trên địa bàn huyện.
4- Đối với các xã trong vùng dự án tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kết quả
của dự án và vận động nhân dân tham gia nhân rộng mô hình và quy hoạch vùng phát triển
chăn nuôi dê.
Trên đây là báo cáo tổng kết dự án phát triển chăn nuôi dê lai trên địa bàn vùng núi
huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, Trạm khuyến nông huyện Ba Tơ kính báo cáo./.
Chủ nhiệm dự án

Đơn vị thực hiện dự án

Nguyễn Thanh Lục

Nguyễn Thanh Hiệp




×