Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn bản sắc văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 3 trang )

Suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện
ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An
(Ca dao)
Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn năm văn hiến. Có lẽ,
chính những nét đẹp đó đã để lại trong lòng mỗi người con của mảnh đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà
văn sinh ra ở đất kinh kì, Nguyễn Khải đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hoá
rất riêng của Hà Nội qua truyện ngắn "Một người Hà Nội được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi". Tác
phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp vãn hoá của miền đất này, không chỉ là sự
xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá, mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi
chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.
Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh
nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tính tuý nhất
của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm
là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những
điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét
tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua
cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường "khiến cả Hà Nội phải kinh
ngạc", cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời
sinh cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ,... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lí gia
đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: "người đàn bà mà không là nội
tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao". Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất
như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh,... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường,
người mẹ ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà
người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế
hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho
mỗi lứa tuổi". Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật
này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn
luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông
minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sông của người Hà Nội lộ cái quý


phái, sang trọng, lịch lãm của ngưòi Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức
tinh tế "trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt" đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ
rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mi,... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người
Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ,
hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có
tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt bụi vàng của Hà Nội".
Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất
cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cr những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã
hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kì thời đại nào thì văn hoá
cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần


không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi
xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của
"áng thiên cổ hùng văn Đại cáo bình Ngô:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt tnrớc lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hoá riêng cũng giông như mỗi ca nhân trong cuộc đời phải có cá
tính riêng để làm nên cái "tôi" của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có
thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói Văn hóa là
một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi
vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị
nhung có chiều sâu và có bản sắc riêng, con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng
anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình
thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi
chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong "Một người Hà
Nội". Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng

trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái "vàng son" cho quá khứ, còn
quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con
người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mĩ, làm cho con
người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử,... không chỉ cho thấy những nét văn hoá rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ
vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho
ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn
sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt
kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước, vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản
sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan
trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lầy lại được nhưng
có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế
giới, mở ra nhiều cơ hội để quáng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta
không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao
để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như
mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ
nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu
và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng
nói rằng: cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi". Việc giữ gìn truyền thông văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ
gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá
của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người
dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất
nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến
văn hoá, song song với những chính sách hợp lí để trùng tu, bảo tổn những di tích, danh lam và giữ gìn
những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm
của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà
những việc làm hết sức cụ thể.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống
cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai,...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp

nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố
cổ Hà Nội, chùa Một Cột,... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật


thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong
việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con ngươi ta bận rộn hơn,
điểu kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn
Việt, một cốt cách Việt.Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học
hỏi. Mỗi nên văn hoá đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là
điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có
thế biết được điểm mạnh điểm yêu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh
đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thê khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.
Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa
đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi
con người.
Cảm ơn Nguyễn Khải với "Một người Hà Nội" bởi lẽ, với truyện ngắn ta nhận ra rằng văn hoá là một nét
đẹp của cuộc sống và dù có những đổi thay thì "nêp sông tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc
sống ồ ạt hôm nay".
Hoàng Hổng Vân Lớp 12 Pháp, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.



×