Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa mai vàng yên tử tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.03 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ.............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích............................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 4
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa mai vàng ......................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật .................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................... 5
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa mai vàng.................................... 7
1.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng ....................................... 7
1.1.5. Cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến khả
năng ra hoa và chất lượng cây hoa mai vàng ...................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất mai vàng trên thế giới và việt nam ................... 10
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng trên thế giới ............ 10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng tại Việt Nam ........... 12
1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong các nghiên cứu trong và ngoài nước.......... 23
1.2.4. Định hướng nghiên cứu của đề tài.................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 25


iv


2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................................. 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 28
2.5.1. Phương pháp theo dõi ...................................................................... 28
2.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ................................................... 28
2.5.3. Các chỉ tiêu về sự ra hoa và chất lượng hoa ..................................... 29
2.6. Xử lý số liệu .............................................................................................. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31
3.1. Sự phù hợp của mai vàng Yên Tử với điều kiện tự nhiên của Hà Nội ........ 31
3.1.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên vùng Hà Nội .......................................... 31
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng Uông Bí, Đông
Triều của tỉnh Quảng Ninh (tại địa điểm phát hiện cây hoa Mai
vàng Yên Tử) .................................................................................. 32
3.1.3. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng Sóc Sơn, Ba Vì và
Gia Lâm của Thành phố Hà Nội ...................................................... 33
3.1.4. So sánh điều kiện tự nhiên của các vùng trồng cây Mai vàng Yên tử..........34
3.2. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến sự ra hoa và chất lượng của hoa của
mai vàng Yên Tử ....................................................................................... 35
3.2.1. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây....... 35
3.2.2. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái ra lá và kích thước
lá của cây mai vàng Yên Tử ........................................................... 36
3.2.3. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái tăng trưởng đường
kính gốc của mai vàng Yên Tử ........................................................ 36
3.2.4. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến khả năng ra hoa của mai vàng
Yên Tử............................................................................................. 37
3.2.5. Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử ......39
3.3. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến sự ra hoa và chất lượng hoa mai vàng

Yên Tử tại Gia lâm – Hà Nội .................................................................... 40
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây ........................................................................................... 40

v


3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng số lá
trên cây........................................................................................... 42
3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng ra hoa và chất lượng
hoa mai vàng Yên Tử ...................................................................... 43
3.4. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến sự ra hoa và chất lượng của
hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội ............................................. 46
3.4.1. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến chiều dài và đường kính
cành lộc mai vàng Yên Tử sau xử lý ............................................... 46
3.4.2. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến khả năng ra hoa của mai
vàng Yên Tử trồng tại Gia Lâm - Hà Nội ........................................ 49
3.4.3. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử trồng tại Gia Lâm - Hà Nội ................................................. 51
3.5. Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến sự ra hoa và chất lượng của hoa
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội ................................................... 52
3.6. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt độ - ẩm độ đến sự ra hoa và chất
lượng của hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội ............................ 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 60
1. Kết luận ........................................................................................................ 60
2. Đề nghị ......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt

1

CT

Công thức

2

CTTN

Công thức thí nghiệm

3

CD

Chiều dài

4

ĐK


Đường kính

5

Đ/C

Đối chứng

6

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

7

TP

Thành phố

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1:

Kết quả điều tra phân bố mai vàng Yên Tử ............................................. 17

3.1:

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùngUông Bí và Đông Triều
(Nơi cây mai Yên Tử sinh sống) ............................................................. 32

3.2:

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng Sóc Sơn, Ba Vì và Gia Lâm ......33

3.3: Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây ................................................................................................... 35
3.4:

Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái ra lá, kích thước lá ............ 36

3.5:

Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến động thái tăng trưởng đường
kính gốc .................................................................................................. 37

3.6:

Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến khả năng ra hoa................................ 38

3.7:


Ảnh hưởng của địa điểm trồng đến chất lượng hoa ................................. 39

3.8:

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ..........40

3.9:

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng số lá trên cây...........42

3.10: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng ra hoa.................................. 43
3.11: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến chất lượng hoa ................................... 45
3.12: Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành lộc của mai
Yên Tử sau khi xử lý hạn ........................................................................ 47
3.13: Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến khả năng ra hoa ........................ 50
3.14: Ảnh hưởng của thời điểm xử lý hạn đến chất lượng hoa ......................... 51
3.15: Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến khả năng ra hoa............................. 53
3.16: Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến chất lượng hoa .............................. 54
3.17: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt ẩm độ đến khả năng ra hoa ........... 56
3.18: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt ẩm độ đến chất lượng hoa ............ 58

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

3.1. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ..... 41
3.2: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái ra lá ....................................... 42

ix


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu đời, hoa mai vàng đã được người dân Việt Nam khắp mọi miền
biết đến và chiêm ngưỡng, một hình ảnh rất quen thuộc vào dịp tết cổ truyền đối
với người dân miền Nam. Hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, thanh tao,
là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, sức sống và tâm hồn tao nhã.
Ngoài các giống mai vàng miền Nam phổ biến được trồng ở các tỉnh từ
miền Trung trở vào thì ở miền Bắc, mai vàng Yên Tử đã được phát hiện và
nghiên cứu từ những năm 2007 tại vùng đất thiêng núi Yên Tử thuộc thành phố
Uông Bí và huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Kết quả nghiên cứu ban đầu
cho thấy mai vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam thuộc cùng một loài (Ochna
integerrima L. Merr). Chúng phân bố nhiều ở độ cao 200 - 500m so với mực
nước biển, một số cây mai vàng Yên Tử được tìm thấy có độ tuổi trên 100 năm.
Do cây sinh trưởng lâu năm trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ thấp về mùa
đông ở miền Bắc nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và sinh học so với
mai vàng miền Nam: hoa nở theo chùm, có mùi thơm nhẹ, màu vàng sáng, hoa 5
cánh, lá non xanh biếc, ít có điểm nhuộm sắc đỏ, tím, vàng như các giống mai
vàng khác. (Đặng Văn Đông, 2008a)
Để bảo tồn được những đặc điểm quý của mai vàng Yên Tử, với mong
muốn nhân rộng quy mô sản xuất, để người dân miền Bắc có cơ hội được thưởng
thức loài hoa quý này, trong những năm qua, một số tác giả đã nghiên cứu thành
công các đặc tính thực vật học, kỹ thuật nhân giống mai vàng Yên Tử và 1 số

biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giúp cho cây sinh trưởng tốt ở
giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi. Tuy nhiên các kết quả
nghiên cứu chủ yếu được tiến hành tại vùng Uông Bí, Quảng Ninh mà chưa được
nghiên cứu sâu tại Hà Nội.
Để di thực loài hoa quý này về khu vực Hà Nội và các vùng lân cận, đồng
thời tìm ra được các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều khiển cây mai Yên Tử ra
hoa đúng vào dịp tết Nguyên Đán trong điều kiện tự nhiên tại Hà Nội mà vẫn giữ

1


nguyên chất lượng hoa. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa
mai vàng Yên Tử tại Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu sự thích nghi của mai vàng Yên tử với một số địa điểm
trồng tại Hà Nội (Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm) và ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật đến khả năng ra hoa, chất lượng hoa của cây mai vàng Yên Tử
trồng tại Hà Nội nhằm điều khiển cho cây hoa mai vàng Yên Tử ra hoa đúng
dịp tết Nguyên Đán, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của cây hoa mai
vàng Yên Tử trong điều kiện trồng tại miền Bắc.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được sự phù hợp của mai vàng Yên Tử với điều kiện tự nhiên
tại Hà Nội.
- Đánh giá được sự sinh trưởng phát triển và khả năng ra hoa, chất lượng
hoa mai vàng Yên Tử trồng tại một số địa điểm của Hà Nội.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tốt nhất để điều khiển hoa
mai vàng Yên Tử nở hoa đúng tết Nguyên Đán và nâng cao chất lượng của
hoa mai vàng Yên Tử, cụ thể:

+ Xác định được chế độ cắt tỉa.
+ Xác định được thời điểm xử lý hạn.
+ Xác định được thời điểm tuốt lá.
+ Xác định được cách thức xử lý nhiệt độ, ẩm độ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến khả năng ra hoa và chất lượng
hoa của cây mai vàng Yên Tử cũng như sự thích nghi của mai vàng Yên Tử với
điều kiện tự nhiên của một số địa điểm trồng khác nhau của Hà Nội.

2


+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
hoa nói chung và hoa mai vàng nói riêng tại các Viện, Trường Đại học và Học
viện Nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật,
trong đó có một số biện pháp tác động điều khiển mai vàng Yên Tử nở hoa đúng
dịp tết Nguyên Đán, nâng cao chất lượng hoa và hiệu quả sản xuất của cây hoa
mai vàng Yên Tử tại Hà Nội. Đồng thời là kết quả bước đầu đánh giá sự phù hợp
của mai vàng Yên Tử với các địa điểm trồng khác nhau tại Hà Nội để định hướng
sản xuất hoa mai thương phẩm tại Hà Nội hiệu quả.

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa mai vàng

1.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật
Theo tác giả Nguyễn Đình Hòe (2011), hoa mai có hai loài chính đó là:
mai trắng và mai vàng. Hoa mai chủ yếu là các cây gỗ hay cây bụi, ít thấy cây
thân thảo. Các loài trong họ này được tìm thấy trong các khu vực cận nhiệt đới và
nhiệt đới. Chúng có đại diện nhiều nhất tại khu vực Nam Mỹ. Họ Mai có khoảng
26-35 chi và khoảng 495-600 loài, tùy theo hệ thống phân loại.
Mai trắng có tên khoa học là Prunus mume, thuộc chi Mận mơ (Prunus),
thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), loài cây này được coi là có nguồn gốc từ Trung
Quốc và sau này được đưa tới Nhật Bản và Triều Tiên, được trồng để lấy quả và
hoa. Nó có quan hệ họ hàng khá gần gũi với mơ châu Âu (Prunus armeniaca).
Mai trắng ưa khí hậu lạnh.
Mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học là Ochna integerrima
(Lour.) Merr., thuộc họ lão mai (Ochnaceae), hiện có hơn 300 loài mai khác
nhau. Mai vàng là thực vật đặc trưng cho vùng nhiệt đới nóng ấm Đông Nam Á
và châu Phi, phát triển rộng rãi ở nước ta từ Đà Nẵng trở vào (rải rác cũng gặp từ
Đèo Ngang trở vào Huế). Ở Việt Nam, mai vàng là một chi cây cảnh gồm một số
loài như: Ochna integerrima (mai vàng năm cánh); Ochna integerrima (mai núi)
và Ochna atropurpurea (mai tứ quý). Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng
chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi. (Trần Hợp, 1993).
Những năm gần đây, cây mai vàng Yên Tử mới được phát hiện và chú
ý tới. Có nhiều nhận định cho rằng, rừng “Đại lão Mai vàng” ở Yên Tử có trên
800 năm tuổi và rất có thể được hình thành khi vua Trần Nhân Tông sáng lập
Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử (1285-1288). Người ta thấy cây Mai vàng Yên
Tử tập trung nhiều ở khu vực Yên Tử của thị xã Uông Bí và một số vùng lân
cận của tỉnh Quảng Ninh như Đông Triều, Hoành Bồ, … Tuy nhiên, vẫn chưa
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về sự phân bố và xuất xứ của mai vàng
Yên Tử. Xung quanh vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau. Họ cho

4



rằng, có thể cây mai vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam có chung nguồn gốc
hay nói đúng hơn là cùng loài (Ochna integerrima (Lour.) Merr. Lại có những
ý kiến cho rằng, mai vàng Yên Tử và mai vàng Miền Nam không phải cùng
loài. (Đặng Văn Đông, 2008b)
Từ năm 2007, các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả đã
tiến hành nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển loài mai này. Kết quả điều
tra cho thấy mai vàng Yên Tử được phân bố chủ yếu ở chùa Yên Tử (thị xã
Uông Bí) và xã Tây Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Kết quả
phân tích PCR cho thấy mai vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam thuộc cùng
một loài Ochna integerrima (Lour.) Merr. nhưng có một số khác biệt về hình
dạng. (Đặng Văn Đông, 2008a).
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Mai vàng là loại cây rụng lá hàng năm, thân có chiều cao trung bình 2-7m,
đường kính thân 10-25cm. Cành thưa và có màu xám nâu. Lá mai vàng có màu
xanh, lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng. Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm.
Hoa màu vàng, có thể có mùi thơm. Đường kính hoa trung bình 3-4cm. Hoa có
từ 5-7 cánh hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng 1-1,4cm. Hoa mai vàng
có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm. Nhụy thường cao hơn
nhị, trung bình 1-1,4cm. Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6 chiếc, kích
thước lá đài 10-12 x 6-7mm. Cây mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300-1400m
so với mực nước biển. Hoa của cây mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu
thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa ở trẻ em.
Hoa phơi khô dùng để chữa ho, suyễn. (Jiang Qing Hai, 2006).
Đặc điểm của cây mai vàng theo phân tích của Phạm Hoàng Hộ (1999)
trong cuốn Cây cỏ Việt Nam thì mai vàng miền Nam Ochna integerrima (Lour.)
Merr. (syn. Elaeocarpus integerrima Lour. ; Ochna harmandii Lec.) thuốc tiểu
mộc hay đại mộc nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, dai, không lông, có 8-10 cặp
gân phụ, mép lá có răng thấp, cuống lá dài từ 4 - 7 mm. Cụm hoa có cọng ngắn,
từng hoa có cuống dài, 5 lá đài màu xanh, hoa có 10 cánh màu vàng tươi, dễ


5


rụng, nhị nhiều, màu nâu. Số lá noãn từ 5- 20, không lông, 1 vòi nhụy. Quả từ 110 hạt màu đen, có nhân cứng nằm trên đế hoa lồi.
Mai vàng nhiều cánh chia làm nhiều loại như mai sẻ, mai trâu, mai cánh
tròn, mai cánh dún. Mai sẻ là giống có rất nhiều hoa, mỗi hoa có 5 cánh vàng
nhợt. Tuy đoá hoa nhỏ (đường kính 2cm), chỉ nhỉnh hơn các chủm cau nhưng
màu sắc lại rất đậm đà. Đây là giống mai được nhiều người ưa thích do có ưu
điểm là nhiều hoa. Mai trâu là giống mai vàng 5-12 cánh, có ưu điểm là ra hoa
với đóa lớn hơn mai sẻ (đường kính 3,5cm). Hoa mai trâu có cánh lớn, dày và có
màu vàng nghệ tươi tắn hơn mai sẻ. Tuy nhiên, mai trâu có số lượng hoa ít, chỉ
khoảng một nửa so với mai sẻ. Giống mai cánh tròn có đoá hoa lớn như mai trâu,
cũng có màu vàng rực rỡ, năm cánh hoa vừa to vừa tròn cạnh tạo nên nét khác lạ.
Mai cánh dún có hoa to, màu sắc rực rỡ nhưng cánh không trơn láng và ngoài rìa
dún gợn sóng như lá rau diếp trông lạ mắt và hấp dẫn, … (Việt Chương và
Nguyễn Việt Thái, 2005).
Để khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ cây mai vàng Yên Tử, nhóm
nghiên cứu Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành giải phẫu phân tích hình
thái. Kết quả cho thấy, cây mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hoặc đại mộc nhỏ, vỏ
thân xám trắng, cành non có bì khổng rất rõ, có chồi búp vào mùa bất lợi. Lá có
phiến bầu dục, dai, mọc chụm ở đầu cành, cuống dài 0,3-0,5 cm, gân phụ rất rõ
gồm 8-9 gân, mép lá có răng cưa. Cụm hoa có cuống chung ngắn, từng hoa có
cuống dài, 5 lá đài màu xanh, hoa có 5 cánh màu vàng tươi, có mùi thơm, nhị
nhiều, màu nâu. Số lá noãn 10, vòi nhụy 1. Quả có 1- 10 hạt màu đen. (Đặng
Văn Đông, 2008a).
Cây mai vàng Yên Tử cao từ 5-7m, thân cành gân guốc, có dáng và thế rất
đẹp và đa số mọc trên vách đá ở độ cao từ 400 m đến 900 m so với mực nước
biển. Qua điều tra cho thấy đa số các cây mai đều có tuổi rất cao, nhưng xung
quanh gốc có rất ít cây con thay thế, mặc dù các cây mai này đều đang trong

trạng thái sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng trong tương lai gần nếu không có
biện pháp nhân giống và bảo tồn thích hợp thì vẻ đẹp của rừng "Đại lão mai
vàng" ở Yên Tử khó có thể lưu giữ được.

6


1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa mai vàng
- Ánh sáng: cây mai vàng cần ít nhất 6 giờ chiếu sáng/ngày. Những
nơi có thời gian chiếu sáng quá ít, cây mai thường sinh trưởng kém và ra
hoa ít. Số giờ nắng trong năm trên dưới 2000 giờ tại Nam bộ rất thích hợp
cho cây Mai, còn nếu số giờ trong năm dưới 1600 giờ thì không thích hợp
cho mai và thời gian chiếu sáng ít hơn 1000 giờ trong năm thì cây mai hình
thành nụ kém, cành nhánh phát triển yếu ớt, lóng dài, lá mỏng, thiếu diệp
lục tố. (Hà Thị Kim Vàng, 2009).
- Độ ẩm: mai vàng thích hợp với khí hậu nóng ẩm hoặc có thể chịu đựng ở
độ ẩm 75 - 90%.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây mai vàng sinh trưởng là từ
25oC – 30oC. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh
thì cây mai cũng nở hoa không đúng thời điểm tết. Tuy nhiên, với những vùng có
khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì mai sinh trưởng kém.
Ở nhiệt độ cao hơn 35oC cây mai dễ bị cháy lá, lá mau già và rụng sớm,
còn ở nhiệt độ thấp dưới 15oC cây hút nước và dinh dưỡng kém, dẫn đến lá dễ
rụng, giai đoạn cây có nụ thì có hiện tượng kéo dài thời gian nở hoa. Như vậy,
nhiệt độ quá cao hoặc rét kéo dài đều ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa. (Hà
Thị Kim Vàng, 2009).
- Đất: Trong tự nhiên cây mai không kén đất, nó có thể phát triển trên
nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, cát pha sét, đất thịt nhẹ, đất thịt, đất phù sa
gò đồi... Đất nhiều sỏi đá, cát, cây mai vẫn sinh trưởng phát triển và ra hoa tốt.
thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, pH thích hợp từ 5,5 – 7. (Hà Thị Kim

Vàng, 2009).
1.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng
Mai vàng là cây cảnh rất phổ biến từ miền Trung trở vào. Nó được trồng
rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều
nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết
chủ đạo. Cây mai ngày tết mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị
nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.

7


Mặt khác hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoe
sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh
vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn hoa mai trắng.
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức…cây hoa mai vàng
còn mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán cây
hoa mai vàng được bán với giá dao động từ 300.000 – 500.000đ/cây, có những
cây lên đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào thế, dáng và độ tuổi của cây.
1.1.5. Cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến khả năng ra
hoa và chất lượng cây hoa mai vàng
Cơ thể thực vật là một chỉnh thể cân đối và toàn vẹn. Tính toàn vẹn đó
được đảm bảo bằng các mối tương quan chặt chẽ, mật thiết giữa các cơ quan,
giữa các bộ phận đang sinh trưởng trong cây. Mối quan hệ hài hòa đó được duy
trì bằng hai tác nhân đối kháng về sinh lý, đó là tác nhân kích thích và tác nhân
ức chế. Cắt tỉa tạo tán, xử lý hạn hoặc tuốt lá để điều khiển sự ra hoa dựa đều trên
cơ sở về tương quan sinh trưởng giữa các cơ quan trên cây.
Theo Hoàng Minh Tấn và cs (2006) thì thực vật có mối tương quan như sau:
- Tương quan kích thích sinh trưởng: Khi bộ phận này sinh trưởng sẽ kích
thích bộ phận khác sinh trưởng theo (rễ sinh trưởng tốt thì sẽ kích thích thân lá
sinh triển mạnh và ngược lại).

Nguyên nhân gây nên tương quan kích thích được tác giả giải thích như sau:
+ Về mặt dinh dưỡng: Rễ cung cấp nước và chất khoáng cho các bộ phận
trên mặt đất và ngược lại, các bộ phận trên mặt đất sẽ vận chuyển các sản phẩm
quang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng…
+ Về hormon: Rễ là cơ quan tổng hợp xytokinin và vận chuyển lên cung
cấp cho sự sinh trưởng của các chồi bên, làm trẻ hóa các bộ phận trên mặt đất và
ngược lại, chồi ngọn và lá non là nguồn auxin và giberelin cho sự hình thành và
sinh trưởng của hệ thống rễ.
- Tương quan ức chế sinh trưởng: Khi bộ phận này sinh trưởng sẽ ức chế sự
sinh trưởng của bộ phận khác (sự sinh trưởng của chồi ngọn ức chế các chồi bên

8


hoặc sự ức chế lẫn nhau giữa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản…).
Thân, lá, rễ sinh trưởng mạnh thì sẽ ức chế việc hình thành cơ quan sinh
sản và sự hình thành hoa quả ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng.
Nguyên nhân của tương quan này cũng được giải thích trên sự tương quan
về dinh dưỡng và hormon:
+ Về dinh dưỡng: Khi các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng mạnh, nguồn
chất dinh dưỡng sẽ được ưu tiên tập trung cho sự sinh trưởng của chúng và do
đó, thiếu chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ. Khi
hoa, quả, củ được hình thành chúng là những trung tâm thu hút chất dinh dưỡng
về mình và do đó mà các cơ quan dinh dưỡng thiếu dinh dưỡng và không thể sinh
trưởng được.
+ Về hormon: Các hormon hình thành trong cơ quan dinh dưỡng và cơ
quan sinh sản thường có tác dụng đối kháng nhau. Các chất kích thích sinh
trưởng được hình thành trong cơ quan dinh dưỡng (auxin được hình thành trong
chồi ngọn, giberilin trong lá non, xytokinin trong hệ thống rễ) lại ức chế hình
thành hoa. Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng (ABA, etylen…) được hình

thành mạnh trong cơ quan sinh sản và dự trữ lại ức chế sinh trưởng của các cơ
quan dinh dưỡng.
Do vậy, khi thân lá tốt tươi thì hoa hình thành chậm và khi hoa xuất hiện
thì thân lá ngừng hoặc chậm sinh trưởng…
Dựa trên sự tương quan sinh trưởng của các bộ phận trên cây, để điều
khiển cho cây ra hoa theo ý muốn, đạt năng suất và chất lượng thì trong giai đoạn
đầu cần có các biện pháp kích thích cho thân lá phát triển tốt, cân đối, tạo điều
kiện cho cây quang hợp tích lũy về cơ quan dự trữ. Đến khi cây phát triển đầy đủ
thì phải ức chế sự phát triển của thân lá để cho cây ra hoa, quả, hạt... tập trung
dinh dưỡng về cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chính vì vậy, biện pháp xử lý
hạn và tuốt lá được áp dụng nhằm ức chế sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích sự
sinh trưởng sinh thực, để cây ra hoa theo ý muốn.
Cũng theo tác giả Hoàng Minh Tấn và cs (2006), tương quan ức chế còn

9


thể hiện ở hiện tượng ưu thế ngọn.
Hiện tượng ưu thế ngọn: là hiện tượng chồi ngọn hoặc rễ chính ức chế
sự sinh trưởng của các chồi bên hoặc rễ phụ. Nếu chồi ngọn hoặc rễ chính bị
loại bỏ thì chồi bên hoặc rễ phụ được giải phóng khỏi ức chế tương quan và
lập tức sinh trưởng.
Nguyên nhân gây ra ưu thế ngọn:
+ Về dinh dưỡng: Chồi ngọn hoặc rễ chính là trung tâm sinh trưởng mạnh
nên chúng thu hút các chất dinh dưỡng về phía mình, làm cho các chồi bên hoặc
rễ bên nghèo dinh dưỡng và không sinh trưởng được.
+ Về hormôn: Auxin được hình thành trong chồi non được cho là chất có
vai trò quan trọng trong điều chỉnh ưu thế ngọn. Việc cắt bỏ chồi ngọn, rễ chính làm
giảm hàm lượng auxin trong các chồi bên, kích thích chồi bên phát triển mạnh.
Chính vì vậy, dựa trên hiện tượng ưu thế ngọn mà trong thực tế sản xuất

muốn cho các chồi bên sinh trưởng, hạn chế chiều cao của cây thì người ta phải
phá vỡ ưu thế ngọn, tức cắt ngọn để cho các chồi bên mọc ra. Đây là cơ sở khoa
học quan trọng của việc cắt tỉa tạo tán, tạo hình, trẻ hóa vườn cây. Trong việc
điểu khiển cho cây hoa mai vàng ra hoa người ta cũng áp dụng biện pháp cắt tỉa
tạo tán nhằm tạo cho cây hoa mai có bộ tán cân đối, phù hợp, một mặt tạo sự cân
bằng sinh trưởng cho cây, làm cho cây có bộ lá thông thoáng, tăng hiệu suất
quang hợp của lá, giảm sâu bệnh hại, một mặt tạo dáng, thế cho cây mai nhằm
tăng giá trị thẩm mỹ và kinh tế.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất mai vàng trên thế giới và việt nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng trên thế giới
Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa
giống mai vàng dùng để chơi làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống mai vàng là
nhị màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn
uống nước, chơi vào dịp tết. Ngoài ý nghĩa đón xuân, hoa mai vàng còn có ý
nghĩa của sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng.
Mai vàng còn có đặc tính quý khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn

10


dài màu vàng rất đẹp, vì vậy không những dùng để chơi hoa mà còn có thể dùng
để chơi quả trong nhiều tháng (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000).
Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống mai vàng chủ yếu bằng 3
phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành. Trong đó, phương pháp ghép
cành được áp dụng rộng rãi hơn. Gốc ghép thường là gốc mai dại. Cây ghép từ
lúc trồng đến lúc ra hoa kéo dài ít nhất 2 năm. Cây mai vàng có thể được trồng
ngoài đất hay trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu thì dùng giá thể có trộn xỉ
than là tốt nhất. (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000).
Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cây mai vàng có thời
gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-300C,

thích hợp lúc phân hoá mầm hoa từ 22-260C. Điều này rất phù hợp với khí hậu
Miền Nam Việt Nam nên có triển vọng phát triển tốt. (Hà Văn Sinh và Miếu
Thường Hổ, 2000).
Một nhược điểm của cây Mai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn
nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả còn lại ít. Để khắc phục điều
này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc)
đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho
thấy đã khắc phục được những điểm yếu này. (Jiang Qing Hai, 2006).
Nghiên cứu về thời vụ trồng, Jason Griffin (2007) cho rằng thời gian tốt
nhất để trồng cây cảnh là trước khi cây phá ngủ vào mùa xuân hoặc khi lá bắt đầu
đổi màu vào mùa thu. Bởi vì thời điểm này rễ cây đạt được mức tăng trưởng cực
đại. Nếu trồng vào mùa hè, nhiệt độ cao có thể nhanh chóng làm giảm độ ẩm của
đất, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của cây.
Cây mai vàng thuộc họ Ochnaceace. Họ này bao gồm chủ yếu các cây gỗ
hay cây bụi, ít thấy cây thân thảo. Nói về thời điểm tốt nhất để trồng cây cảnh và
cây bụi, Jason Griffin (2007) cho biết cây bụi nên được trồng vào mùa thu sau khi
bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (khoảng đầu tháng mười một) hoặc vào mùa xuân trước
khi đợt sinh trưởng mới xuất hiện (khoảng cuối tháng ba). Gary Wade (2013) cũng

11


cho rằng: trong quá trình đánh cây phần lớn rễ bị phá hủy, tốt nhất nên trồng cây
cảnh cỡ lớn và cây bụi trong những tháng lạnh (tháng 12 đến tháng 4).
Về biện pháp nhân giống và thời điểm trồng cây Mai vàng ở Trung Quốc,
Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ (2000) cho biết, các nhà làm vườn nhân giống
Mai vàng bằng chủ yếu 3 phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành.
Phương pháp ghép là phương pháp dùng phổ biến nhất. Và họ thường ghép vào
tháng 3 (Âm lịch), khi chồi lá vừa ra bằng hạt gạo. Gốc ghép phải sinh trưởng
phát triển khoẻ, không sâu bệnh. Cành ghép phải được chọn trước khi ghép 1

tháng, thường là cành mọc 1 năm, to, dài và cắt bớt ngọn để tập trung dinh dưỡng
vào chồi ở giữa.
Trong việc chăm sóc mai, Jiang Qing Hai (2004) đã nêu rằng tỉa cành cây
mai hoa vàng là biện pháp rất quan trọng, cần để lại 3 chùm cành hoa trên một
cành bên là vừa. Về sau mùa xuân hàng năm đều phải tiến hành tỉa cành, trên
mỗi cành mới để lại 2 đôi chồi, cần cắt bớt ngọn cành và cắt những cành nhỏ quá
dày. Sau mùa hoa nếu không để giống hạt, thì kịp thời cắt bớt cành hoa, để chồi
nách phát triển thành cành hoa sau này. Phương pháp trồng chậu nên 2-3 năm
thay chậu 1 lần. Khi thay chậu cần bỏ đất cũ, cắt bớt rễ già, thay đất mới, xúc tiến
ra rễ mới và nhiều hoa mới.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về cây mai vàng không nhiều. Các
nghiên cứu tập trung nhiều ở Trung Quốc, các nước khác hầu như ít có công trình
nghiên cứu chuyên sâu về loại cây này.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa mai vàng tại Việt Nam
Do điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa hai
miền Nam - Bắc, nên mai vàng chủ yếu tập trung phân bố ở miền Nam. Các tỉnh
miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào, kéo dài đến tận Đồng Nai, Tây
Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là một thị
trường sản xuất và tiêu thụ lớn.
Tổng diện tích gieo trồng mai vàng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006
là 257 ha, đến năm 2009 tăng lên 403,6 ha (trong đó mai ghép chiếm 56,8%, còn

12


lại là mai gốc chiếm 43,2%), năm 2014 tăng lên 494 ha. Trong đó tập trung chủ
yếu ở quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi. (Theo Sở nông
nghiệp TP. HCM).
* Về sản lượng và tiêu thụ:

Tổng sản lượng mai vàng sản xuất năm 2009 tại thành phố Hồ Chí
Minh đạt khoảng 1,16 triệu chậu, giá trị sản lượng khoảng 319 tỉ đồng (chiếm
47,36% tổng giá trị sản xuất hoa cảnh Tết). Năm 2013 tổng lượng sản xuất
phục vụ nhu cầu tết đạt 1,4 triệu chậu; năm 2014 đạt 1,45 triệu chậu (theo Sở
nông nghiệp TP.HCM).
Ngoài ra, thị trường kinh doanh mai vàng tại thành phố còn có một số
lượng không nhỏ nhập từ các tỉnh lân cận.
Với tình hình sản xuất và tiêu thụ mai vàng như hiện nay thì sản xuất chưa
đáp ứng đủ nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần. Mặt khác sự phân bố mai vàng hiện nay chưa có sự cân bằng giữa các
miền. Đặc biệt là miền Bắc, sự phân bố mai vàng còn manh mún, chưa tập trung.
Sở dĩ có điều đó là do điều kiện khí hậu, thời tiết của miền bắc khắc nghiệt làm
cho cây mai sinh trưởng phát triển kém. Việc phát hiện mai vàng Yên Tử gần đây
là một trong những giống mai phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc Việt
Nam, nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nó. Vì vậy việc tìm ra
các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và điều khiển ra hoa phù hợp
đối với cây mai vàng Yên Tử trong thời điểm hiện nay một nhiệm vụ cấp thiết.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa mai vàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng 5-12 cánh. Loài
này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ
Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu
Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn
(Vương Trung Hiếu, 2006).
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi
lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.) Merr.). Ở Tây
Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra, còn có loài

13



mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc
thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác
mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai
này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm
cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền
trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây
Ninh.... Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn phải nhắc đến "mai chùm gởi".
Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm
ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dầy, hoa nở san sát vào nhau
tạo thành bó. Người ta còn gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương". Thông
thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai
vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là
"mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" hay "mai ngự". Riêng loài mai có
cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu"
thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh
nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ
xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai
thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là
"mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai
bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành
giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn. (Huỳnh Văn Thới, 1996).
Theo Trần Hợp (1993), cây mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học
là Ochna integerrima (Lour.) Merr., thuộc họ Lão mai (Ochnaceae). Cây hoang
dại trong rừng miền Trung và miền Nam, đôi khi gặp ở rừng miền Bắc, được gây
trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay cắt cành, cắm lọ, bình như cắm đào. Cây gỗ nhỡ
cao 3 -7m, cành nhánh thưa, dài, mảnh. Lá thưa, thường xanh, mọc cách mầm,
xanh nhạt, bóng, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa hình thành chùm nhỏ mọc ở
nách lá. Hoa có cuống ngắn, cánh đài 5, màu xanh bóng, dày, không che kín nụ.
Cánh tràng 5 - 10, màu vàng tươi. Đĩa hoa dày có khía, nhị nhiều. Bầu có 3 – 10
múi, mỗi múi 1 noãn. Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đế hoa.


14


Mai vàng mọc hoang dại trong rừng thường có 5 -9 cánh. Đây là loại mai
mà “người xưa” trồng rất nhiều. Đặc điểm của chúng là sống lâu năm, sinh
trưởng mạnh, lại ít sâu bệnh tấn công hơn. Tuổi thọ của các loại mai này có thể
sống được hơn một trăm năm tuổi. Những loại mai này sống phù hợp trên đất cao
ráo, màu mỡ, nhất là không bị tán lá bên trên che rợp, … Gốc những cây mai này
có độ lớn 3-4 chét tay người lớn, cây cao 4-5m. Mai vàng 5 cánh lá xanh tốt suốt
năm, chỉ đến tháng cuối năm Âm lịch, tất cả lá trên cành mới trở nên vàng úa,
đây cũng là thời điểm mai sắp trổ hoa trùng vào dịp xuân về tết đến. (Việt
Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, nhờ vào tài lai tạo của nhiều thế hệ nghệ
nhân đã tạo ra rất nhiều loại hoa mới như mai Giảo, mai Cửu Long,… Những
giống mai này đều rất quý và có số lượng cánh hoa ít nhiều khác nhau. Mai Giảo
còn có tên là mai Giảo Thủ Đức, hoa có 12 cánh, xếp thành 2 tầng. Mai Huỳnh
Tỷ do nghệ nhân Huỳnh Văn Tỷ có công lai tạo, có 24 cánh, xếp thành 3 tầng
theo đúng thứ lớp đều đặn rất khéo. Mai Cửu Long có xuất xứ tại Tiền Giang,
mỗi đoá 24 cánh, xếp thành 3 tầng. Mai cúc có xuất xứ tại Thủ Đức, mỗi đoá có
24 cánh, được xếp thành 3 tầng nhưng những cánh hoa xếp ở tầng trên cùng đều
dún nhiều nếp loăn xoăn như hoa cúc và màu hoa cũng vàng nhợt như màu hoa
cúc, … (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
Gần đây, các nghệ nhân chơi hoa và trồng hoa còn chọn tạo ra rất nhiều
loại mai vàng có kiểu dáng và số lượng hoa rất khác lạ. Xét về kiểu dáng thì
người ta chia ra rất nhiều thế khác nhau như thế “Trực quân tử”, thế “Tùng lập”,
thế “Nhân lễ nghĩa trí tín”, thế “mai nữ”, thế “Mẫu tử”, thế “Bạt phong hồi đầu”,
thế “Quần thụ tam sơn”, thế “Hạc lập”, thế “Nhất trụ kình thiên”, thế “Thất
hiền”, thế “Ngũ phúc”, … Số lượng cánh hoa cũng biến đổi theo từng loại hoa
như mai Sa Đéc 9 cánh, mai Mỹ Tho 24 cánh, mai Gò Đen 48 cánh, mai Bến Tre

120 cánh, ...
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Tịch (Hội hoa Lan Cây cảnh thành
phố Hồ Chí Minh), mai vàng (thuộc họ Ochnaceae) phân bố chủ yếu ở vùng

15


nhiệt đới. Hoa mai vàng có nhiều nhị và nhụy. Nhụy rời hẳn nhau ở bầu nhụy
nhưng vòi và nướm lại dính nhau thành một vòi duy nhất ở giữa hoa.
Cây mai vàng có khả năng kháng bệnh cao nên thường rất ít khi nhiễm
bệnh. Kẻ thù nguy hiểm của cây mai vàng là các loại sâu như sâu đục thân, sâu
tơ, sâu nái, ốc sên, rầy bông, …Vì vậy, người trồng mai cần có các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh. Người ta đặc biệt chú ý tới các biện pháp truyền thống mà
“người xưa” thường dùng như cắt bỏ phần bị sâu bệnh rồi đem đốt, nhặt bỏ và
giết từng con nếu số lượng ít, dùng nước tro bếp, vôi bột, tăng cường ánh sáng,
nước cay trong ống điếu thuốc lào. Không nên sử dụng quá nhiều hoá chất bảo vệ
thực vật để phun. (Việt Chương, 2000).
Mai vàng từ lâu được biết đến như một loại cây chơi tết chỉ có ở miền
nam. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay mai vàng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh
phía bắc của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang. Theo những nghiên cứu gần
đây của nhóm các chuyên gia viện Nghiên cứu Rau Quả (thuộc Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN & PTNT), thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai
vàng miền Nam đều thuộc cùng một loài (tên khoa học là Ochna integerrima).
Khi khảo sát kỹ nguồn gốc cây mai vàng ở non thiêng đại ngàn Yên Tử, các nhà
khoa học của viện Nghiên cứu Rau Quả và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đều
nhận thấy giống mai vàng này đã có cách đây khoảng 800 năm, được phân bố rải
rác khắp vùng rừng Yên Tử, nhưng tập trung ở 3 khu chính đó là: Khe núi dọc từ
chùa Hoa Yên xuống, khu rừng thuộc phường Vàng Danh (TX Uông Bí) và khu
rừng thuộc dãy núi xã Tràng Lương, Bình Khê (Đông Triều). Nhiều cây có
đường kính thân tới 0,5m, chiều cao 7-8m. Kết quả phân tích, đánh giá bước đầu

của nhóm nghiên cứu về các đặc điểm thực vật học, bộ nhiễm sắc thể và kiểu gen
v.v. cho thấy giống mai vàng này có cùng các đặc điểm với mai vàng miền Nam.
(Đặng Văn Đông, 2008a).
Khi phát hiện ra cây mai vàng ở Yên Tử và các vùng lân cận, đã có rất
nhiều người dân vào rừng chặt cành, chặt cây, đào gốc các cây mai về chơi cảnh.
Đây là một điều hết sức nguy hiểm, có thể làm suy kiệt nguồn gen quý hiếm có

16


giá trị lịch sử này. Nhiều người dân cũng đã tìm cách sưu tầm và nhân giống cây
mai vàng Yên Tử. (Đặng Văn Đông, 2008b)
Theo các sư Thầy tại Yên Tử, cây mai vàng Yên Tử đã có từ rất lâu và nó
đã gắn liền với nghiệp tu hành của họ. Các cán bộ của Trung tâm quản lý Di tích
– Danh thắng Yên Tử cho biết, tại Yên Tử có rất nhiều loại cây có giá trị như cây
mai vàng, cây Trúc, cây hoa chuông, cây tùng, … Trong đó, cây mai vàng là cây
vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị kinh tế lớn. Họ rất mong muốn có một cơ
quan nào đó đứng ra nghiên cứu để bảo tồn và phát triển cây mai vàng Yên Tử.
Đó cũng sẽ là điểm nhấn để du khách khắp nơi về Yên Tử thăm quan và lễ phật.
Đặc biệt, vào dịp lễ hội Yên Tử (từ cuối tháng Chạp đến hết tháng 3 Âm lịch) mà
sắc vàng của hoa mai rực rỡ khắp nơi sẽ làm cho non thiêng Yên Tử trở nên bình
yên và thiêng liêng hơn. Du khách thập phương đi lễ hội sẽ gặp nhiều may mắn
và hạnh phúc. (Đặng Văn Đông, 2008b).
Bảng 1.1: Kết quả điều tra phân bố mai vàng Yên Tử
ST
T

1

Khu vực


Điểm phân bố

ha

Đường kính thân (cm)
(- chưa xác định, x đã xác định được)
< 10

10-20

20-30

30-40

> 40

- Chùa Đồng

- Chùa Một Mái

<100

x

-

x

-


-

Yên Tử (xã

- Chùa Bảo Sái

<100

x

-

x

-

-

Thượng Yên

- Chùa Vân Tiêu <100

-

x

x

-


-

>100

x

x

x

x

x

- Thác Bạc

>100

x

x

x

x

x

- Dốc Ranh


<100

-

x

x

-

-

- Làng Tây Sơn - Khe Chè

>100

x

x

x

x

x

(xã Bình Khê,

- Chùa Hồ


<100

-

x

x

x

-

Đông Triều,

- Trại Lốc

<100

x

-

x

-

-

Quảng Ninh)


- Chùa Ba Bậc

<100

-

x

x

-

-

- Dốc Hẩy

>100

x

-

x

x

x

Công, Uông Bí, - Thác Vàng

Quảng Ninh)

2

Cây/

(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2010)

17


Qua quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu viện Nghiên cứu Rau Quả nhận
thấy cây mai vàng Yên Tử không chỉ phân bố hẹp ở trong khu vực Yên Tử mà
còn có rất nhiều ở Bình Khê và gần Thị xã Uông Bí.
Từ năm 2007, các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả đã
tiến hành nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển loài mai này. Kết quả điều tra
cho thấy mai vàng Yên Tử được phân bố chủ yếu ở chùa Yên Tử (thị xã Uông
Bí) và xã Tây Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Kết quả phân tích
PCR cho thấy mai vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam thuộc cùng một loài
Ochna integerrima (Lour.) Merr. nhưng có một số khác biệt về hình dạng. Kết
quả nghiên cứu nhân giống cho thấy rằng phương pháp nhân giống bằng ghép
cành mai vàng Yên Tử lên gốc ghép mai vàng miền Nam cho tỷ lệ ghép thành
công cao. (Đặng Văn Đông và cs, 2009).
Với sự tham gia của các chuyên gia thực vật của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, cán bộ điều tra của Viện nghiên cứu Rau Quả và cán bộ kiểm lâm địa
phương, sau gần 3 năm dày công miệt mài, nhóm nghiên cứu đã thành công trong
việc nhân giống bằng phương pháp ghép cành mai vàng Yên Tử vào gốc mai
vàng Miền Nam và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cây mai này nở hoa vào
đúng dịp Tết. Phương pháp nhân giống trên sẽ cho ra đời những cây mai vàng
sinh trưởng khỏe, nhanh ra hoa và hoa có mùi thơm. Các nhà khoa học đã tiến

hành ghép các cành bánh tẻ được lấy từ các cây mai Yên Tử đầu dòng với các
gốc mai vàng miền Nam. Kết quả cho tỷ lệ bật mầm sau 3 tháng đạt trên 95%, tỷ
lệ cây ghép sống đạt 85%. (Đặng Văn Đông, 2008c)
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa,
cây cảnh thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội, thời vụ trồng thích hợp cho cây
mai vàng Yên Tử 6 tháng tuổi là tháng 2. Ở thời vụ này cây nhanh hồi phục và
sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất, tỷ lệ sống đạt 95%. Chế độ bón lót thích hợp
cho cây mai vàng Yên Tử 6 tháng tuổi là 1kg phân vi sinh + 0,1 kg đạm urê + 0,3
kg lân + 0,2 kg KCl. Đồng thời khi thực hiện việc ghép cành mai vàng Yên Tử lên
một số loại gốc ghép khác nhau như: gốc mai vàng Yên Tử, gốc mai vàng Giảo
Bình Định, gốc mai vàng Ngự Huế thì kết quả cho thấy ghép trên gốc mai vàng

18


Yên Tử cho tỷ lệ sống cao hơn (sau 50 ngày đạt 95%), thời gian bật mầm nhanh
hơn (sau 60 ngày theo dõi đạt 23,4 cm). Sự sinh trưởng và phát triển cũng như
mức độ sâu bệnh hại trên cây mai vàng Yên Tử ở ba địa điểm trồng là Ba Vì, Sóc
Sơn và Gia Lâm đều tốt và tương đương nhau, chất lượng hoa so với trồng tại Yên
Tử là tương đương nhau, nhưng cây nở hoa sau tết khoảng 30 ngày. Đây là kết quả
bước đầu quan trọng cho sự phát triển giống hoa quý này tại Hà Nội. (Bùi Hữu
Chung, 2014).
Theo Hà Thị Kim Chiến (2013) thì đối với cây mai vàng Yên Tử 12 tháng
tuổi trồng ở ba thời vụ là tháng 3, tháng 4 và tháng 5 tại Gia Lâm - Hà Nội thì thời
vụ trồng tháng 3 cho tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Đồng
thời tuổi trồng thích hợp nhất là cây ghép 12 tháng tuổi. Ở tuổi này khi trồng cây
cho tỷ lệ sống cao (85,1%) và chất lượng hoa tốt hơn so với trồng cây ghép 6 tháng
và 24 tháng tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Chung (2014) với cây mai Yên Tử
01 năm tuổi trồng tại Hà Nội nếu để tự nhiên thường nở hoa sau tết Nguyên Đán

30 - 45 ngày, nhưng nếu được điều khiển chúng sẽ nở hoa vào tết Nguyên Đán.
Kết quả theo dõi cho thấy khi được áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển nở
hoa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả có 29 - 31% số cây nở hoa trước
tết 15 ngày và sau tết 15 ngày có 49 - 52% cây ra hoa tiếp. Như vậy, cây mai Yên
Tử trồng ở điều kiện Hà Nội nếu được tác động thêm các biện pháp kỹ thuật hoàn
toàn có khả năng ra hoa vào dịp tết Nguyên Đán, trong đó nếu trồng mai Miền
Nam ở Hà Nội thì mặc dù được điều khiển, tỷ lệ cây nở hoa vào dịp tết Nguyên
Đán cũng thấp hơn.
* Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển nở hoa cho cây Mai vàng ở
Việt Nam
+ Tuốt lá mai:
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005), để cây Mai vàng nở vào
đúng dịp Tết Nguyên Đán, người trồng Mai cần làm rất nhiều việc vào những
ngày đầu của tháng Chạp. Người trồng Mai phải quan sát kỹ nụ hoa, xem nụ hoa
lớn hay nhỏ để xác định thời điểm tuốt lá chính xác. Việc tuốt lá sớm hay muộn

19


×