Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.67 KB, 2 trang )
Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ
sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo
con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán,
vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp
luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị
tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra
những hậu quả tai hại cho người khác.
Từ ngàn xưa, con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, trao đổi. Và
đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của một xã hội, một quốc gia, nó
lại càng trở nên quan trọng. Nếu biết dùng tiền, con người sẽ làm nên sự nghiệp, còn nếu ham muôn vô
độ về tiền bạc, nó sẽ đẩy chúng ta vào chỗ sa đọa tâm hồn. Đúng như vậy!
Trong cuộc sống xã hội, giá trị của tiền rất cao. Qua đồng tiền, chúng ta mua được lương thực phục vụ
cho nhu cầu ăn uống cũng như mọi nhu cầu khác, chúng ta có thể buôn bán kiếm lời. Thế nhưng lại sạo
lại có người nói sự ham muốn tiền bạc sẽ dẫn đến suy sụp về tinh thần, về tâm hồn?
Vậy thế nào là sự ham muốn vô độ tiền bạc? Đó chính là việc quá đề cao vai trò của đồng tiền với quan
niệm “có tiền là có tất cả". Khi ấy đồng tiền trở thành người chủ đầy uy quyền. “Vô độ" chỉ sự quá mức,
vượt qua giới hạn. Sự ham muốn vô độ về tiền bạc chính là sự ham muốn, đam mê không giới hạn về tiền
bạc. Một người nếu đam mê quá mức về tiền bạc mà kém tài, không đạo đức thì có thể sẽ kiếm tiền bằng
mọi giá, thậm chí giết người, cướp của, đánh đổi cả danh dự và mạng sống của mình. Như vậy, nó sẽ đẩy
con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn. Từ đó dẫn đến sự hối hận, ăn năn, đau khổ về những điều mình đã
làm. Cụ thể là những người vì tiền mà hành động trái với lương tâm, một là sẽ bị đe dọa về mạng sống,
hai là sẽ bị đau đớn về tinh thần, tâm hồn sẽ suy sụp.
Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như
một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán, vì muốn
được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả
phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại
cho người khác. Chẳng hạn như Vũ Xuân Trường, vì muốn được nhiều tiền, vì quá tham lam nên ông ta
đã buôn bán ma túy mà đâu có nghĩ nó gây họa một thế hệ trẻ sau này.
Đồng tiền rất có thế lực, nếu chúng ta biết cách sử dụng, không những làm cho ta phát triển tài năng mà
còn giúp ích cho gia đình, xã hội. Chẳng hạn như biết dùng tiền vào những mục đích kinh doanh với nước
ngoài, nhờ sự đầu tư của họ sẽ giúp cho kinh tế nước nhà phát triển. Điều này hoàn toàn khác với việc