Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Hiệp định nông nghiệp trong khuôn khổ wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.69 KB, 70 trang )

TR

NGă IăH CăC NăTH
KHOAăLU T


LU NăV NăT TăNGHI P C ăNHÂNăLU T
Niênăkhóa:ă2011 - 2015

HI Pă

NHăNỌNGăNGHI PăTRONGă
KHUỌNăKH ăWTO

Gi ngăviênăh ngăd n:
Th yăD ngăV năH c

Sinhăviênăth căhi n:
Nguy năThanhăThúy
MSSV: 5115848
L p:ăLu tăt ăphápă1ăậ K37

C năTh ,ăthángă12 n mă2014


TR

NGă IăH CăC NăTH
KHOAăLU T



LU NăV NăT TăNGHI P C ăNHÂNăLU T
Niênăkhóa:ă2011 - 2015

HI Pă

NHăNỌNGăNGHI PăTRONGă
KHUỌNăKH ăWTO

Gi ngăviênăh ngăd n:
Th yăD ngăV năH c

Sinhăviênăth căhi n:
Nguy năThanhăThúy
MSSV: 5115848
L p:ăLu tăt ăphápă1ăậ K37

C năTh ,ăthángă12 n mă2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian,
từ khi bắt đầu học tập ở Trường Đại học Cần Thơ tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô ở Khoa Luật Trường Đại học Cần
Thơ đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường.

Những kiến thức sâu sắc, cũng như kinh nghiệm của Thầy Cô chính là tiền đề giúp tôi đạt
được những thành công và kinh nghiệm quý báu sau này.
Trong học kỳ này, Khoa Luật đã tổ chức cho tôi làm luận văn tốt nghiệp ra trường,
với sự hướng dẫn của Thầy Dương Văn Học. Trong thời gian qua Thầy đã quan tâm,
giúp đỡ, chỉ dẫn cho luận văn của tôi rất nhiều. Có được bản luận văn tốt nghiệp cuối
khóa này, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu
của Thầy rất nhiều. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi đến Thầy.
Xin cám ơn Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn này. Tôi cũng chân thành cám ơn, Trung tâm
Học liệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi mượn tài liệu để nghiên cứu
viết luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi
những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, tôi kính chúc các đơn vị, quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè dồi dào sức
khỏe và thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp của mình. Do thời gian có
hạn và khả năng của tác giả còn hạn chế nên việc cập nhật, phân tích thông tin trong luận
văn khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự thông cảm, đóng góp, phê bình
của quý Thầy Cô để tôi có thêm thông tin phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan
đến lĩnh vực này.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

GATT

Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1947


IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

WB

Ngân hàng Thế giới

ITO

Tổ chức Thương mại Quốc tế

DSU

Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp

TPRM

Cơ chế rà soát chính sách thương mại

MFN

Tối huệ quốc

GATT 1994

Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994

NT


Đãi ngộ quốc gia

GATS

Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ

TRIPS

Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở
hữu trí tuệ

SPS

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp

EU

Liên minh châu Âu

Nhóm Cairns

Nhóm các nước xuất khẩu nông sản

Total AMS


Tổng hỗ trợ tính gộp

SSG

Biện pháp tự vệ đặc biệt

PS-AMS

Hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể

NPS-AMS

Hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

TRQ

Hạn ngạch thuế quan đối với nông sản

S&D

Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

FDI

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(WTO) VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ............................................4
1.1 Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) .................................. 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của WTO ....................................................4
1.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO ....................................................................5
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO ......................................................................6
1.1.3.1

Nguyên tắc không phân biệt đối xử ...........................................................6

1.1.3.2

Nguyên tắc mở cửa thị trường ...................................................................7

1.1.3.3


Nguyên tắc cạnh tranh công bằng .............................................................7

1.1.3.4

Nguyên tắc có thể dự đoán trước ..............................................................8

1.1.3.5

Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển .............................8

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO .................................................................................9
1.2 Vấn đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán của GATT/WTO ...................... 9
1.2.1 Sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT/WTO ...
.........................................................................................................................10
1.2.2 Vấn đề nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay ...................................11
1.3 Khái quát về Hiệp định Nông nghiệp.................................................................... 13
1.3.1 Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp ...........................................................13
1.3.2 Các nguyên tắc trong Hiệp định Nông nghiệp .............................................13
1.3.2.1

Nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp ..................................13

1.3.2.2

Nguyên tắc trợ cấp trong nông nghiệp ....................................................15

1.3.2.3

Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển, kém phát triển..........15


1.3.3 Vai trò của Hiệp định Nông nghiệp ..............................................................15
1.3.4 Các nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp .........................................16
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ..................18
2.1 Đối tượng được áp dụng ......................................................................................... 18
2.2 Những quy định về mở cửa thị trường ................................................................. 18
2.2.1 Thuế quan hóa và hạn ngạch thuế quan ......................................................19
2.2.1.1

Thuế quan hóa .........................................................................................19

2.2.1.2

Hạn ngạch thuế quan ...............................................................................21

2.2.2 Quy định về Biện pháp tự vệ đặc biệt ............................................................23


2.3 Quy định về hỗ trợ trong nước .............................................................................. 24
2.3.1 Trợ cấp hộp màu xanh lá cây ........................................................................25
2.3.2 Trợ cấp hộp màu xanh lơ ...............................................................................27
2.3.3 Trợ cấp hộp màu hổ phách ............................................................................28
2.4 Quy định về trợ cấp xuất khẩu ............................................................................. 29
2.5 Những quy định ưu tiên cho các nước đang phát triển trong trợ cấp nông
nghiệp ................................................................................................................................ 31
2.5.1 Tiếp cận thị trường .........................................................................................31
2.5.2 Hỗ trợ trong nước ...........................................................................................32
2.5.3 Trợ cấp xuất khẩu. .........................................................................................34
2.5.4 Điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển nhập khẩu lương
thực chủ yếu và các nước kém phát triển.................................................................35

CHƯƠNG 3 VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ...........37
3.1 Những cam kết đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam trong WTO37
3.1.1 Cam kết mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam trong WTO ................37
3.1.1.1 Cam kết về biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nông sản của Việt
Nam trong WTO ......................................................................................................37
3.1.1.2

Cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nông sản của

Việt Nam trong WTO ..............................................................................................38
3.1.2 Cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong WTO .........................41
3.2 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO và những giải pháp thúc
đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong tương lai ..................................42
3.2.1 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO .................................42
3.2.1.1

Thuận lợi đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO .................42

3.2.1.2

Thách thức đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO ..............45

3.2.2 Những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong
tương lai .....................................................................................................................49
3.2.2.1

Đối với Nhà nước ....................................................................................49

3.2.2.2


Đối với doanh nghiệp ..............................................................................52

KẾT LUẬN .......................................................................................................................55


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là xu hướng tất yếu và đang diễn ra với nhịp
độ ngày càng nhanh chóng. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong
những năm qua, Việt Nam đã từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
thể hiện thông qua việc gia nhập vào các Tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, trong đó
không thể không kể đến Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
WTO là một Tổ chức Thương mại không chỉ điều tiết thương mại hàng hóa quốc tế,
mà còn điều tiết hoạt động của cả hàng nông sản vốn là trường hợp ngoại lệ của GATT,
không được điều chỉnh trong bất cứ Hiệp định đa phương nào. Nông nghiệp là một lĩnh
vực nhạy cảm, bởi nó ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế
giới. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp, là một bước đột phá căn bản từ đây quy tắc
điều chỉnh thương mại nông nghiệp, sẽ vào khuôn khổ các quy tắc áp dụng cho thương
mại thế giới. Đây là công cụ tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa nông sản quốc tế.
Với vai trò trên Hiệp định Nông nghiệp xoay quanh ba vấn đề chính đó là cắt giảm hổ trợ
cho các nhà sản xuất trong nước, giảm trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp và tăng
cường mở của thị trường nhập khẩu.
Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam phải tự thích nghi và điều chỉnh hệ
thống chính sách, pháp luật của nước mình cho phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung
và pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Để có thể hiểu biết sâu sắc hơn các
quy định trong Hiệp định Nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đối
với nền kinh tế trong nước và hoạt động chuyên ngành, đưa ra các giải pháp nhằm sửa
đổi, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật, đồng thời lại đem lại hiệu quả cao
cho sự phát triển nông nghiệp của quốc gia, thì Việt Nam rất cần có một nghiên cứu

nghiêm túc về những quy định trong Hiệp định Nông nghiệp.
Mặt khác, với dân số hơn 90 triệu dân là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu
sống ở nông thôn, làm nghề trồng trọt chăn nuôi, đồng thời Việt Nam là một nước đang
phát triển với nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, nông nghiệp lại là một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với các tác động của quá trình
hội nhập kinh tế thế giới. Bởi khi các rào cản thế quan trong nông nghiệp bị cắt giảm thì
quá trình tự do hóa thương mại tăng, nền nông nghiệp Việt Nam với quy mô sản xuất
nhỏ lẻ, tư liệu sản xuất lạc hậu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế
thị trường. Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần tiến hành nghiên
cứu thật kỉ lưỡng, đưa ra những chính sách, pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với
Hiệp định Nông nghiệp, nhưng cũng nhằm bảo vệ được thị trường nông sản trong nước,

GVHD: Dương Văn Học

1

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của nguời nông dân
trong quá trình hội nhập.
Xuất phát từ nhu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Hiệp định Nông nghiệp trong
khuôn khổ WTO” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu rõ cơ chế pháp lý cho
thương mại hàng nông sản - Hiệp định Nông nghiệp, đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc
đẩy phát triển sản xuất trong nước và xúc tiến tốt thương mại xuất khẩu nông sản Việt
Nam ra thị trường thế giới trong thời gian tới. Để thực hiện được mục đích trên, tác giả

tiến hành nghiên cứu khái quát về WTO, những quy định cụ thể trong Hiệp định Nông
nghiệp, những cam kết của Việt Nam đối với thương mại nông sản trong WTO và tình
hình nông sản Việt Nam hậu WTO để có cách đánh giá vấn đề một cách khách quan và
toàn diện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề sau:
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực tiễn sản xuất nông sản nước ta từ sau khi gia
nhập WTO (ngày 11 - 1 - 2007) đến năm 2014, qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm
thúc đẩy sản xuất nông sản của nước ta trong tương lai.
- Về mặt nội dung: Phân tích nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp đó là:
vấn đề mở cửa thị trường nông sản, những quy định về hổ trợ trong nước và trợ cấp xuất
khẩu cho nhà sản xuất nông sản. Đồng thời, cũng nghiên cứu cam kết về nông nghiệp của
Việt Nam khi gia nhập WTO và tình hình nông sản Việt Nam hậu WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp
để minh chứng cho những luận điểm được nêu ra trong luận văn.
- Các thông tin, số liệu sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy để làm cơ sở
nghiên cứu, chứng minh cho các luận điểm của luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp
định Nông nghiệp của WTO. Ở chương này, tác giả trình bày về lịch sử hình thành
WTO, các vấn đề chủ yếu của WTO (những mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ
chức của WTO) và những vấn đề lý luận chung của Hiệp định Nông nghiệp đó là: Vấn
đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán thành lập Hiệp định Nông nghiệp, mục tiêu,
nguyên tắc và vai trò của Hiệp định trong thương mại thế giới.
GVHD: Dương Văn Học

2


SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
Chương 2: Nội dung của Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO. Đây là
chương phân tích nội dung chủ yếu trong Hiệp định Nông nghiệp. Mặc dù cách hành văn
khá phức tạp, nhưng nhìn chung Hiệp định nông nghiệp đề cập tới ba lĩnh vực chính đó
là: Mở của thị trường nông nghiệp (thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, ràng buộc
thuế quan và cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản); quy định về các khoản trợ
cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với nông sản. Ngoài ra, Hiệp định còn có những
quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển và các nước
nhập khẩu lương thực chủ yếu.
Chương 3: Việt Nam và Hiệp định Nông nghiệp. Đây là chương cuối cùng của
luận văn. Ở chương này chủ yếu xoay quanh ba nội dung chính đó là: Cam kết về thương
mại hàng nông sản của Việt Nam trong WTO, tình hình nông sản Việt Nam hậu WTO
qua đó đề ra những giải pháp một mặt nhằm khắc phục những hạn chế của nông nghiệp
Việt Nam, mặt khác tận dụng tối đa lợi ích gia nhập WTO trong thời gian tới.

GVHD: Dương Văn Học

3

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO

1.1 Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization),
được thành lập ngày 01/01/1995, kế thừa và mở rộng phạm vi điều chỉnh về thương mại
quốc tế của GATT - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1947. GATT ra đời
vào năm 1947, thời gian đó trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa phương điều tiết các
hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Thế giới
(WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế,
23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và
việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế
(ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn về thương mại quốc tế của Liên Hiệp
Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan
và xử lý những biện pháp bảo hộ đang áp dụng trong thương mại quốc tế từ đầu thập
niên 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, mở đường cho kinh tế và thương
mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các
nước thành viên.
Hàng loạt các cuộc đàm phán thương mại đầu tiên đã mở đường cho 45.000 nhượng
bộ thuế quan, liên quan đến khoản 1/5 thương mại thế giới. 23 nước cũng đã chấp nhận
một số quy định thương mại tại dự thảo Hiến chương ITO. Toàn bộ những quy định
thương mại và nhượng bộ thuế quan đã tạo thành Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT 1947), có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948, trong khi đó Hiến chương
thành lập ITO vẫn nằm trên bàn đàm phán.
Mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
thương mại và việc làm ở Havana năm 1948, song nó lại không được nghị viện một số
nước phê chuẩn, điều này đồng nghĩa với việc ITO không thể trở thành hiện thực.
Từ năm 1948 đến năm 1994, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế
quan.1 Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80 đầu
năm 90, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của


1

Bộ
tài
chính,
Lịch
sử
hình
thành
của
WTO,
/>C?p_page_id=45546274&pers_id=45917765&item_id=45926025&p_details=1, [Truy cập ngày 18-7-2014].

GVHD: Dương Văn Học

4

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
khoa học - kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.2 Cụ
thể, GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập
trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào
phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên
quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết
tranh chấp. Với phạm vi của hệ thống thương mại đa phương được mở rộng, nên GATT
vốn chỉ là một thỏa thuận có nội dung hạn chế và tập trung ở thương mại hàng hóa đã tỏ
ra không còn thích hợp. Do đó, ngày 15/04/1994, tại Marrakesh (Maroc), các bên đã kết
thúc Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển

sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc.3
Hiện nay tính đến ngày 26 tháng 6 năm 2014 WTO có 160 thành viên.4 Thành viên
của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ hải quan
(ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).5
1.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO
Mục tiêu của WTO được nêu ra ở lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh về thành lập
WTO. Các mục tiêu đó được kế thừa các mục tiêu của GATT và được phát triển, bổ sung
trong điều kiện mới về kinh tế và thương mại thế giới. Các mục tiêu đó bao gồm: Phát
triển sản xuất và thương mại; Sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới gắn liền với việc bảo
đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường; Xây dựng một cơ chế thương
mại đa phương chặt chẽ, ổn định và khả thi và phải thực hiện các mục tiêu trên theo cách
thức phù hợp với nhu cầu cũng như mối quan tâm của các thành viên có trình độ phát
triển khác nhau, bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát
triển được duy trì tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế.6
Cũng theo như Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức
năng cơ bản như sau:
- Thống nhất quản lý, điều hành việc thực hiện Hiệp định Marrakesh cũng như các
hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý
và thực hiện các Hiệp định Thương mại nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp
kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

2

TrungtamWTO, Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam,
[Truy cập ngày 18-7-2014].
3
Tài liệu đã dẫn, footnote số 1, tr.4.
4
World
Trade

Organization,
Members
and
Observerst,
[Truy cập ngày 26-8-2014].
5
TrungtamWTO, Giới thiệu ngắn gọn về WTO, [Truy cập ngày 18-7-2014].
6
Bộ Công thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại
đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 58,59.

GVHD: Dương Văn Học

5

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
- Tạo diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về các mối quan hệ thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO, đồng thời tạo ra những khuôn khổ chung cho việc thực
hiện các kết quả phán đạt được hay do Hội nghị Bộ trưởng WTO quyết định.
- Điều hành Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) và
Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM).
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF và WB
trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về xu hướng phát triển tương lai của
nền kinh tế toàn cầu.7
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao gồm
nhiều hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh

vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở
các nguyên tắc pháp lý nền tảng, đó là các nguyên tắc dưới đây:
1.1.3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc (MFN - Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất
của WTO, nó được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định Chung về Thuế quan và
Thương mại 1994 (GATT 1994). MFN có nghĩa là dành sự ưu đãi như nhau cho mọi đối
tác. Điều đó có nghĩa là, nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước
thành viên nào mức thuế quan thấp hay bất kỳ một ưu đãi nào khác, thì cũng phải dành
mức thuế quan thấp hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành
viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong
hệ thống thương mại đa phương, GATT và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ
(exception) và miễn trừ (waiver) đối với nguyên tắc MFN.8
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
Đãi ngộ quốc gia (NT - National Treatment) được quy định tại Ðiều III Hiệp định
GATT 1994, Ðiều 17 Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và Điều 3 Hiệp
định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). NT
có nghĩa là đối xử bình đẳng giữa trong nước và ngoài nước. Nguyên tắc NT yêu cầu một
nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự
sản xuất trong nước, điều đó chỉ ra rằng bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã
qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng

7

Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, Điều III.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN VN, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
/>yOrgId=125, [Truy cập ngày 12-6-2014].
8

GVHD: Dương Văn Học


6

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.9 Nguyên tắc
NT chỉ được áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã gia
nhập vào thị trường. Do vậy việc đánh thuế nhập khẩu không vi phạm nguyên tắc này
ngay cả khi không có một loại thuế tương đương nào đánh vào sản phẩm nôi địa.10 Cũng
giống như MFN, NT cũng có những ngoại lệ nhất định.
1.1.3.2 Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “tiếp cận thị trường” (market
access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài vào.
Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị
trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu
mở cửa.
Về mặt chính trị, “mở cửa thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của
WTO hay nói một cách cụ thể là tiến đến xóa bỏ rào cản thuế quan hay phi thuế quan
(cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…) thông qua con đường đàm phán, về mặt pháp
lý, “mở cửa thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết
về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.11
Mở cửa thị trường đem lại rất nhiều lợi ích nhưng nó phải có một điều chỉnh nhất
định. Các Hiệp định của WTO cho phép các quốc gia thành viên từng bước thay đổi
chính sách của mình, thông qua lộ trình tự do hóa từng bước. Các nước đang phát triển
được hưởng một thời gian dài trong việc thực hiện nghĩa vụ.12
1.1.3.3 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh
trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.13 Những quy định liên quan đến nguyên tắc

không phân biệt đối xử (MFN và NT) đều nhằm mục tiêu đảm bảo những điều kiện
thương mại bình đẳng, cũng như những quy định về việc bán phá giá (xuất khẩu với giá
thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm chiếm thị phần) và vấn đề trợ cấp. Đối với các vấn đề
phức tạp như thế này, các quy định WTO giúp xác định trường hợp nào là cạnh tranh
bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng, cũng như những biện pháp trả đũa mà

9

Bộ ngoại giao Việt Nam, Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của
WTO,
/>29022045, [Truy cập ngày 11-6-2014].
10
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nxb Lao động, Hà
Nội, 2006, tr.25.
11
Tài liệu đã dẫn ở footnote số 9.
12
Ủy ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần
biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.15.
13
Tài liệu đã dẫn ở footnote số 9.

GVHD: Dương Văn Học

7

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO

chính quyền một nước có thể sử dụng – bằng cách thu thuế bổ sung để bù đắp những tổn
thất do biện pháp thương mại không lành mạnh gây ra.14
1.1.3.4 Nguyên tắc có thể dự đoán trước
Hệ thống thương mại đa phương cụ thể hóa những nổ lực của chính phủ các quốc
gia thành viên, nhằm tạo một môi trường thương mại ổn định, bền vững và dễ dự đoán.
Đối với WTO, các nước thành viên thỏa thuận mở cửa thị trường hàng hóa hay dịch vụ
thì họ đã thực hiện ràng buộc các cam kết. Trong khía cạnh hàng hóa các ràng buộc này
thể hiện ở chổ ấn định mức thuế tối đa cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế đôi lúc các nước
lại thay đổi các cam kết như áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức thuế cam kết, vấn đề
này thường diễn ra ở các nước đang phát triển. Còn đối với các nước phát triển mức thuế
áp dụng thực tế và mức thuế cam kết ràng buộc thường tương đương với nhau.
WTO cũng rất nổ lực trong việc sử dụng các biện pháp nhằm tăng tính minh bạch
và ổn định. Ví dụ, WTO có thể hạn chế việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp hạn chế
định lượng nhập khẩu, bởi khi quản lý hạn ngạch thì sẽ khó dự đoán trước được. Nhiều
Hiệp định của WTO yêu cầu chỉnh phủ các nước công bố hay thông báo cho WTO
những giải pháp và biện pháp được thông qua. Việc WTO thường xuyên rà soát chính
sách thương mại cũng là một biện pháp làm tăng tính minh bạch của các cam kết mà
quốc gia ký kết.15
1.1.3.5 Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển
WTO đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hơn
3/4 các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là thành viên của WTO, họ cần
có một thời gian để thực hiện linh động các Hiệp định của WTO. Chính vì điều đó, WTO
đã dành cho họ những chính sách thương mại thuận lợi và ưu đãi hơn các thành viên là
các nước phát triển, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống
thương mại đa phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát
triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi
các hiệp định để họ thích nghi dần với điều kiện chuyển đổi, đồng thời chú ý đến trợ giúp
kỹ thuật cho các nước này. Chương trình Doha hiện nay, cũng rất quan tâm tới những
khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình thực thi các Hiệp định
được ký kết ở vòng Uruguay.16


14

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh Tế Quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hà Nội 2006, tr.28.
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần
biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.15.
16
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần
biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.16, 17.
15

GVHD: Dương Văn Học

8

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng Thương mại – Kinh tế đại diện cho
tất cả các nước thành viên. Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của
WTO;
Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên, thực hiện chức năng của Hội
nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này. Đại hội đồng cũng
đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách
thương mại;
Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí
tuệ liên quan đến Thương mại, Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành

lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực, tất cả các thành viên WTO
đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc
và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc
vào bất kỳ chính phủ nào.17
Quá trình thông qua quyết định của WTO: Về cơ bản, các quyết định trong WTO
được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ
phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”. Tuy
nhiên, WTO còn có những quy định cụ thể cho việc ra quyết định ở những trường hợp
đặc biệt khác.18
1.2 Vấn đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán của GATT/WTO
Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và gây nhiều tranh cãi trong vòng đàm
phán Uruguay (1986-1994), bởi để đạt được một Hiệp định đa phương về nông nghiệp,
thì điều cần quan tâm đó là sự tương quan của những nhóm nước khác nhau xuất phát từ
lợi ích của mỗi nước. Đó là những nước xuất khẩu, nhập khẩu và các nước trung gian là
những nước tự túc được lương thực và tùy theo hoàn cảnh có thể trở thành những nước
xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Việc tiến hành vòng đàm phán Urgoay từ tháng 9 năm 1986 đã đưa ra cơ hội cho
các nước nông nghiệp thúc đẩy cải tổ thương mại nông nghiệp toàn cầu. Ngay từ khi
khởi đầu vòng đàm phán, các Bộ trưởng đã cam kết mạnh mẽ cả tự do hóa nông nghệp
lẫn đưa ra các nguyên tắc mới trong việc sử dụng trợ cấp trong nước và hỗ trợ xuất khẩu.
Tuy nhiên, do những quan điểm mâu thuẫn nhau nên vấn đề về nông nghiệp trong vòng
đàm phán Uruguay tiến triển chậm chạp.
17

TrungtamWTO, Giới thiệu ngắn gọn về WTO, [Truy cập ngày 18-7-2014].
18
Tài liệu đã dẫn ở footnote số 17.

GVHD: Dương Văn Học


9

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
1.2.1 Sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT/WTO
Từ khi GATT được thành lập, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực làm giảm
tính pháp lý của GATT bởi hơn 40 năm đối với GATT, lĩnh vực này được đối xử như là
một ngoại lệ (áp dụng những nguyên tắc không phù hợp với GATT).
Các vấn đề liên quan đến buôn bán nông sản đều được tranh cãi trong khuôn khổ
của GATT và chính là nguyên nhân làm kéo dài cuộc thương lượng ở những năm 80, rồi
đến vòng đàm phán Uruguay đã không kết thúc theo dự định. Hơn nữa, trước vòng đàm
phán Uruguay các cuộc đàm phán trước cũng đã bỏ qua vấn đề này. Việc gắn vấn đề này
vào vòng đàm phán Uruguay đã là những nổ lực rất lớn của các nước, bởi vấn đề này gây
rất nhiều tranh cãi chủ yếu giữa các nước phát triển. Còn các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước xuất khẩu hàng nông sản, sự tranh cãi này rất dễ hiểu, bởi nông sản là
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đó, trong khi đó nông sản chỉ chiếm 1/10 giá
trị buôn bán trên thê giới do sự trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển làm cho giá
nông sản xuống rất thấp.
Trước những năm 1950, khi các nước phát triển còn là những nước nông nghiệp có
thu nhập thấp, họ đánh thuế nhập khẩu hàng nông sản rất cao so với các hàng hóa khác.
Nhưng sau đó, cùng với quá trình công nghiệp hóa thu nhập quốc dân theo đầu người
tăng lên, chính sách nông nghiệp được thay đổi theo hướng có lợi cho nhà sản xuất nông
nghiệp với chính sách ưu đãi hỗ trợ trong nước của chính phủ. Do được chính phủ hỗ trợ,
nên sản xuất trong nước ngày càng tăng. Vào những năm 70, các nước Châu Âu từ
những nước phải nhập khẩu đã trở thành những nước xuất khẩu lương thực. Sản xuất
trong nước những năm 70, 80 của thế kỷ XX đã dư thừa đáng kể.
Để khắc phục tình hình dư thừa trên chính phủ các nước đã tiến hành trợ cấp xuất

khẩu. Vì vậy, giá hàng nông sản đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 1987. Còn về
phía các nước xuất khẩu châu Á - Thái Bình Dương, nhằm cố gắng bảo hộ ngành sản
xuất nông nghiệp trong nước đã phải áp dụng các biện pháp thu thuế hết sức phức tạp để
khỏi việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên với giá thấp. Thêm vào đó, xuất
khẩu hàng nông sản của họ đã bị ảnh hưởng bởi giá rất thấp trên thị trường thế giới.
Nhằm chống lại sự bóp méo giá cả trên thị trường nông sản thế giới, ngay từ khi bắt
đầu vòng đàm phán Uruguay các nước đã nhận thấy vấn đề trợ cấp không thể nào tiếp
diễn và cần phải ngồi lại với nhau đàm phán trong vòng đàm phán Uruguay.19
Một lí do khác nữa, đó là hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong
thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt
giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này. Có rất nhiều lý do để giải thích cho
vấn đề này, trong đó các lý do chủ yếu được nêu ra là: Thương mại hàng nông sản sử
dụng nhiều lao động, trong đó phần lớn là nông dân do đó đụng chạm đến lợi ích của một
19

Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 57-60.

GVHD: Dương Văn Học

10

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
bộ phận dân cư vốn có thu nhập thấp ở cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển, đây là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị - xã hội của từng quốc
gia; Mặt khác, mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong
hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình
rập, bởi những sản phẩm nông nghiệp chịu tác động rất nhiều từ thiên nhiên, ảnh hưởng

đến năng suất và sản lượng.20 Do đó, các nước cố gắng đảm bảo tự túc lương thực để
không phải phụ thuộc vào nước khác vấn đề về lương thực và muốn thông qua Hiệp định
về nông nghiệp để bảo vệ những giá trị lớn hơn đó là bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng
đồng, cảnh quan nông thôn.21
1.2.2 Vấn đề nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay
Vòng đàm phán Uruguay được bắt đầu vào tháng 9 năm 1986 bởi Tuyên bố Punta
del Este, các mục tiêu đàm phán của Vòng đàm phán đã được đặt ra. Trong đó, các mục
tiêu liên quan đến nông nghiệp với được mô tả như sau:“Thiết lập một hệ thống thương
mại nông nghiệp công bằng, định hướng thị trường và quá trình cải cách cần được tiến
hành thông qua việc đàm phán cam kết về trợ cấp và bảo hộ, tiến hành thiết lập những
luật lệ và quy tắc chặt chẽ và thực thi có hiệu quả hơn GATT”.
Trong vòng đàm phán này, các nước không chỉ tập trung trong vấn đề tiếp cận thị
trường và trợ cấp xuất khẩu, mà còn về một loạt các vấn đề về chính sách nông nghiệp
trong nước. Các thành viên chính trong nhóm đàm phán nông nghiệp trong vòng đàm
phán Uruguay là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm Cairns22. Sau đây là các
quan điểm khác nhau của các thành viên về cải cách thương mại hàng nông sản.
EU phản ứng tiêu cực đối với việc tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, nhưng quan tâm
đến việc đạt được một sự thỏa thuận khả thi và hiệu quả hơn GATT, qua đó nhằm giảm
thiểu va chạm thương mại trong tương lai giữa nó và Hoa Kỳ. EU đề nghị quá trình tự do
hóa nông nghiệp được tiến hành theo giai đoạn và tùy theo thị trường của từng loại nông
sản khác nhau.
Ngược lại, Mỹ và Nhóm Cairns ủng hộ quá trình tự do hóa nông nghiệp. Họ cho
rằng chính các chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ nội địa, hạn chế nhập khẩu là những
chương trình làm bóp méo thương mại. Mỹ đề nghị xóa bỏ toàn bộ trợ cấp nông nghiệp
và chính sách nhập khẩu trong 10 năm đi đôi với chương trình tiêu chuẩn sức khỏe và vệ
sinh dịch tễ.

20

TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, [Truy cập ngày

22-6-2014].
21
Bộ Công Thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại
đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr.124.
22
Nhóm được thành lập tại Cairns, Australia vào năm 1986. Thành viên của nhóm gồm các nước xuất khẩu nông
sản trong WTO. Hiện nay thành viên của nhóm bao gồm: Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Canada, Chile,
Colombia, Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Paraguay, Philippines, South
Africa, Thái Lan và Uruguay.

GVHD: Dương Văn Học

11

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
Các nước đang phát triển bên ngoài của Nhóm Cairns, cũng đã có một quan tâm
mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán, mặc dù ảnh hưởng của họ trong quá trình đàm phán
là tương đối nhỏ. Các nước đang phát triển đã tập trung vào nhu cầu của họ đối xử đặc
biệt và khác biệt trong các cuộc đàm phán. Họ nhấn mạnh, thực tế là nông nghiệp đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước của họ. Do đó, những quy định
mới trong nông nghiệp, không nên ức chế tăng trưởng nông nghiệp bằng cách đặt các
ràng buộc quá nhiều vào chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các nước đang phát triển cho
rằng tầm quan trọng của việc cắt giảm hỗ trợ và bảo hộ ảnh hưởng đến họ, nên nghĩa vụ
của họ phải nhỏ hơn so với các nước phát triển và họ được cung cấp một thời gian dài để
thực hiện đầy đủ những thay đổi của chính sách.
Đối với các nước đang phát triển là nước nhập khẩu lương thực chủ yếu, mối quan
tâm chính của họ là về tác động của vòng đàm phán đến chi phí nhập khẩu lương thực.

Kết quả từ một việc cắt giảm hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, sẽ tăng giá thực
phẩm của quốc tế và do đó tăng chi phí nhập khẩu của các nước đó.
Hai quốc gia khác có một sự quan tâm lớn trong kết quả của vòng là Nhật Bản và
Hàn Quốc. Các nước này đã đánh giá cao bảo vệ thị trường gạo trong nước và phe đối lập
mạnh mẽ cải cách của ngành. Nhật Bản giống như EU, đã quan tâm đến bảo vệ nông dân
của mình khỏi sự cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo. Lí do, là bởi gạo
đóng một vai trò duy nhất trong chế độ ăn uống, văn hóa và môi trường của đất nước, do
đó nên được đối xử khác nhau khỏi các mặt hàng nông nghiệp khác. Tuy nhiên, Nhật Bản
mạnh mẽ ủng hộ các biện pháp để giảm trợ cấp xuất khẩu.
Tại đánh giá giữa kỳ tại Montreal vào cuối năm 1988, cho thấy các bên đàm phán
trong nhóm nông nghiệp, đã cách xa nhau trong quan điểm và họ đã thất bại trong việc
tạo ra một văn bản tạm thời cho các cuộc thảo luận của nhóm tại cuộc họp Montreal. Sau
thất bại này, những người tham gia chính tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận mới. Một
bước đột phá cuối cùng đã đến, với việc nối lại các đánh giá giữa kỳ vào tháng 4 năm
1989. Các bên đàm phán cam kết một lần nữa, về mục tiêu lâu dài của việc giảm sự can
thiệp của chính phủ trong ba lĩnh vực trên của chính sách nông nghiệp và nó đã được đề
xuất rằng các cuộc đàm phán nên tiến hành bằng cách tìm kiếm các cam kết riêng biệt
trong mỗi lĩnh vực chính sách. Tuy nhiên, EU đặc biệt phản đối việc cắt giảm đáng kể
các khoản trợ cấp xuất khẩu. Các cuộc đàm phán tiếp tục với hy vọng rằng, một thỏa
thuận có thể đạt được vào năm 1990. Đến ngày hết thời hạn kết thúc Vòng đàm phán
Uruguay, nhưng các văn bản được trình bày đã EU bị từ chối. Cho đến năm 1991, các
nhà đàm phán cuối cùng đã tiến đến một sự đồng thuận, theo đó các nước sẽ đồng ý
nhượng bộ trong ba lĩnh vực đó là: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất
khẩu.

GVHD: Dương Văn Học

12

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy



Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
Vào cuối năm 1991, Tổng Giám đốc của GATT trình bày một dự thảo toàn diện
được gọi là dự thảo Dunkel. Nó bao gồm các văn bản hoàn chỉnh đầu tiên về nông
nghiệp, trong đó đề xuất định lượng đã được trình bày liên quan đến nhượng bộ trong
mỗi một lĩnh vực. Nhưng EU vẫn còn không đồng thuận, với việc thực hiện cắt giảm
đáng kể các khoản trợ cấp xuất khẩu.
Tại Blair House - Washington vào năm 1992, nhà đàm phán Mỹ và EU đã tiến hành
một loạt các cuộc thảo luận song phương, mà cuối cùng dẫn đến một thỏa thuận được gọi
là Blair House Accord. Các cuộc họp này tập trung vào việc sửa đổi dự thảo Dunkel cho
phù hợp.
Blair House Accord đã phá vỡ thế bế tắc trong nhóm đàm phán nông nghiệp. Hiệp
định Nông nghiệp được thông qua với phần lớn nội dung lấy từ dự thảo Blair House
Accord. Từ đây, ngành nông nghiệp đã đi vào khuôn khổ quy tắc thương mại quốc tế.23
1.3 Khái quát về Hiệp định Nông nghiệp
1.3.1 Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp
Từ những lý luận về sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào khuôn khổ
GATT/WTO, nên khi Hiệp định Nông nghiệp được thành lập đã nêu ra mục tiêu cụ thể
cho lĩnh vực này, mục tiêu đó là: “Cải cách lại các nguyên tắc, luật lệ, chính sách nông
nghiệp cũng như làm giảm bớt những bóp méo thương mại nông nghiệp gây ra bởi cơ
chế bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ trong nước”.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện các cam kết tiếp cận thị trường, các thành viên phát
triển triển sẽ cải thiện hơn nữa các cơ hội và điều kiện tiếp cận thị trường, cho những
nông sản có lợi ích đặc biệt cho các thành viên nước đang phát triển và cho những sản
phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đa dạng hoá sản xuất, để tránh việc trồng các
cây thuốc phiện. Đồng thời, các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt được
một cách bình đẳng giữa tất cả các thành viên, có xem xét đến vấn đề đối xử đặc biệt và
khác biệt đối với các nước đang phát triển, có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể có của
việc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước đang

phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu.24
1.3.2 Các nguyên tắc trong Hiệp định Nông nghiệp
1.3.2.1 Nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp
Mở cửa thị trường trong nông nghiệp thể hiện ở hai điểm chính đó là thuế quan hóa
biện pháp phi thuế quan và cam kết giảm thuế sau khi thuế quan hóa.

23

Food and Agriculture Organization of the United Nations, Stephen Healy, Richard Pearce, Michael Stockbridge,
The implications of the Uruguay Round Agreement on Agriculture for developing countries,
[Truy cập ngày 21-11-2014].
24
Hiệp định Nông nghiệp, Lời nói đầu.

GVHD: Dương Văn Học

13

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
Đối với vấn đề thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan: Các nước trong vòng
đàm phán Uruguay, đã thỏa thuận bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đang áp dụng đối
với sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu (thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan). Điều
này có nghĩa là chỉ áp dụng thuế quan đối với việc nhập khẩu hàng nông sản. Tuy nhiên,
vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhất định.25 Ngoài ra, các nước cũng tiến hành thỏa
thuận cam kết mở của thị trường ở mức độ tối thiểu sau khi thuế quan hóa đối với một số
sản phẩm cụ thể, đây là hình thức quy định mức hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu mà nước
nhập khẩu phải cho phép đối với những loại nông sản mà trước đó hầu như đóng cửa với

hàng hoá nước ngoài.26 Với quy định này thì lượng hàng hóa nằm trong hạn ngạch sẽ
chịu mức thuế quan thấp, còn lượng hàng hóa nằm ngoài hạn ngạch thì chịu thuế quan
cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều.
Trong trường hợp khác, khi các nước không áp dụng hạn ngạch thuế quan, các
nước có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt theo Hiệp định Nông nghiệp (biện pháp
tự vệ đặc biệt không áp dụng đối với hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan) nếu
thỏa mãn các điều kiện áp dụng. Trong WTO, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với
hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu
là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải
bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện
pháp tự vệ). Biện pháp tự vệ đặc biệt, về bản chất nó cũng giống như biện pháp tự vệ
trong WTO được quy định cụ thể tại Hiệp định về các Biện pháp tự vệ, nhưng khác là
điều kiện áp dụng dễ dàng hơn, chỉ tuân thủ quy định trong Hiệp định Nông nhiệp và nó
chỉ áp dụng đối với hàng nông sản sau khi đã tiến hàng thuế quan hóa và có đánh dấu
trong danh mục bằng ký hiệu “SSG”.27
Đối với cam kết giảm thuế sau khi thuế quan hóa: Theo Hiệp định Nông nghiệp,
các nước sau khi tiến hành thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan thì phải cam kết ràng
buộc thuế, đồng thời giảm dần thuế quan theo lộ trình (tính riêng mức giảm và lộ trình
giảm cho từng nhóm nước đang phát triển, phát triển). Theo đó, các nước phát triển phải
cắt giảm ít nhất 36% mức thuế trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển phải cắt giảm
ít nhất 24% mức thuế trong vòng 10 năm. Trong trường hợp, muốn tăng thuế các nước
phải tiến hành đàm phán lại và phải đền bù cho việc tăng thuế đó. Các nước chỉ có thể
tăng thuế quan, sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các
bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Đây là hình thức tăng thuế quan có điều kiện (chỉ áp
dụng đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển).28

25

Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 4, khoản 2.
TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, [Truy cập ngày

19-7-2014].
27
Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 5.
28
Tài liệu đã dẫn ở footnote số 26.
26

GVHD: Dương Văn Học

14

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
1.3.2.2 Nguyên tắc trợ cấp trong nông nghiệp
Các biện pháp trợ cấp thường là nguyên nhân dẫn tới sự bóp méo thương mại, khiến
cạnh tranh không bình đẳng và không lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa.
Vì vậy, WTO đã có một Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng. Tuy nhiên,
Hiệp định này chỉ áp dụng cho hàng phi nông nghiệp, còn hàng nông sản thì áp dụng
Hiệp định Nông nghiệp. Theo đó, trợ cấp trong nông nghiệp được chia làm hai nhóm đó
là trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Đối với trợ cấp trong nước gồm có trợ cấp hộp
màu xanh lá cây (đây là trợ cấp được phép áp dụng không hạn chế), trợ cấp hộp màu
xanh lơ (trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang áp dụng) và trợ cấp hộp màu hỗ phách
(trợ cấp gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu trong mức tối thiểu). Còn trợ cấp
xuất khẩu về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các
thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ
cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp.
1.3.2.3 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển, kém phát triển
Hiệp định Nông nghiệp cho phép các thành viên là nước đang phát triển, được

hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản, cụ thể: Mức độ giảm thuế nhập khẩu
và giảm các biện pháp trợ cấp ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho
nước thành viên phát triển); Thời hạn (lộ trình) thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và trợ
cấp dài hơn. Và có sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng các công cụ chính sách nhất định
chẳng hạn như trợ cấp đầu tư, đầu vào trong chương trình phát triển sản xuất và trợ cấp
xuất khẩu.29 Còn các nước kém phát triển thì được miễn hoàn toàn việc thực hiện cam
kết giảm thuế quan và trợ cấp.30
Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển nhập khẩu lượng thực ròng thì
được hưởng ưu đãi đặc biệt từ các nước phát triển theo Quyết định của Hội nghị Bộ
trưởng về các biện pháp liên quan đến khả năng ảnh hưởng tiêu cực của chương trình cải
cách thương mại hàng nông sản.31
1.3.3 Vai trò của Hiệp định Nông nghiệp
Hiệp định Nông nghiệp (Agreement on Agriculture) là một trong các hiệp định của
WTO. Nó được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. Sự ra đời của Hiệp định
Nông nghiệp là một bước tiến quan trọng trong lịch sử thương mại hàng nông sản nói
riêng, thương mại quốc tế nói chung. Với ý nghĩa như trên Hiệp định Nông nghiệp có vai
trò rất to lớn trong hệ thống thương mại đa phương, cụ thể đó là:

29

Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 6, khoản 2.
Hiệp định Nông nghiệp, Phần IX, Điều 15, khoản 2
31
Hiệp định Nông nghiệp, Phần X, Điều 16, khoản 1.
30

GVHD: Dương Văn Học

15


SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
Thứ nhất, điều chỉnh vấn đề quan trọng của thương mại quốc tế đã từ lâu bị tranh
cãi giữa các nước – lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là một vấn đề nhạy cảm như đã
phân tích ở trên không chỉ ở những nước phát triển mà còn cả những nước đang phát
triển. Thương mại nông nghiệp là một trong những thành phần quan trọng trong nền kinh
tế quốc gia cũng như thế giới và có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như
việc làm ở mỗi quốc gia.
Thứ hai, tạo thuận lợi hơn cho việc trao đổi quốc tế hàng nông sản thông qua cơ
chế mở cửa thị trường, qua đó cũng thúc đẩy nhiều hơn cơ hội việc làm cho đại bộ phận
người dân, nâng cao mức sống và thu nhập trong nhân dân.
Thứ ba, làm giảm bớt những bóp méo trong thương mại do cơ chế hổ trợ xuất khẩu
và hổ trợ trong nước gây ra, tiến đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tiến bộ cùng
phát triển.
Thứ tư, Hiệp định Nông nghiệp tạo khả năng cạnh tranh công bằng, tiến bộ, bền
vững hơn cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Theo đó, các nước đang phát
triển có thời gian chuyển tiếp dài hơn các nước phát triển để thực hiện các cam kết của
mình. Còn các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống
như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định Nông nghiệp cũng có những
điều khoản đặc biệt, giải quyết mối quan tâm của các kém phát triển và các nước phải
nhập khẩu lương thực chủ yếu là các nước đang phát triển.
Thứ năm, giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Hiệp định đưa ra cơ chế bảo đảm
an ninh lương thực tại bất cứ quốc gia, khu vực bị ảnh hưởng thiên tai.
Thứ sáu, Hiệp định Nông nghiệp góp phần phát triển một nền thương mại nông sản
gắn liền với bảo vệ sức khỏe nhân loại, thông qua cơ chế khuyến khích việc loại bỏ trồng
cây thuốc phiện. Đây là một chương trình cải cách có ý nghĩa sâu sắc đối với nhân loại.
1.3.4 Các nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp

Sau nhiều lần đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại
riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp
gồm có 13 phần, 21 Điều, và 5 Phụ lục. Mặc dù cách hành văn khá phức tạp, nhưng
nhìn chung Hiệp Định Nông nghiệp xoay quanh các vấn đề chính sau:
Mở cửa thị trường: Các quy định về hạn chế nhập khẩu. Cụ thể Hiệp định yêu cầu
giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu, thực hiện thuế hóa
các biện pháp phi thuế quan và cam kết thuế.
Trợ cấp trong nước: Đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất
trong nước, theo đó các nước thành viên sẽ kê khai mức độ trợ cấp của mình đối với sản
xuất nông nghiệp. Theo Hiệp định Nông nghiệp trợ cấp trong nước được chia làm ba
nhóm đó là: Trợ cấp hộp màu xanh lá cây (trợ cấp được phép); Trợ cấp hộp màu xanh lơ
(trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang áp dụng); Trợ cấp Hộp màu hổ phách (trợ cấp
GVHD: Dương Văn Học

16

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu trong mức tối thiểu), đối với hình thức trợ
cấp gây bóp méo thương mại (trợ cấp hộp màu hổ phách) thì cần cam kết cắt giảm nếu
vượt quá mức cho phép.
Trợ cấp xuất khẩu: Đây là phương pháp nhằm đảm bảo một cách giả tạo khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Theo Hiệp định Nông nghiệp thì cấm trợ cấp
xuất khẩu, nhưng các trợ cấp xuất khẩu hiện đang áp dụng thì vẫn được tiếp tục, nhưng
phải cắt giảm cả về khối lượng và giá trị. Thời gian cắt giảm là 6 năm đối với các nước
phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển.
Ngoài những vấn đề chính trên, Hiệp định Nông nghiệp còn cho phép các chính
phủ các quốc gia đang phát triển khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông thôn.

Đồng thời, Hiệp định cho phép các nước đang phát triển có sự linh động trong việc thực
thi các cam kết. Các nước đang phát triển, không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm
thuế quan nhiều như các nước phát triển và họ cũng có thời gian dài hơn để thực hiện các
cam kết của mình. Còn về phía các nước kém phát triển, hoàn toàn không bắt buộc thực
hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng
dành những điều khoản đặc biệt, riêng lẻ giải quyết mối quan tâm của các nước phải
nhập khẩu lương thực chủ yếu.
Kết luận chương 1
WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức này được thành lập
và hoạt động từ 01/01/1995. Với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn
cầu tự do, thuận lợi và minh bạc. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định, thực
tiễn thực thi của Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới
hạn ở thương mại hàng hoá), là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm
các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Một trong những
Hiệp định của WTO là Hiệp định Nông nghiệp, nó được thông qua tại thời điểm kết thúc
vòng đàm phán Uruguay vào cuối năm 1994 và có hiệu lực cùng thời điểm WTO chính
thức đi vào hoạt động. Hiệp định Nông nghiệp ra đời, nhằm cải cách thương mại nông
sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn,
Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo các thay đổi và an ninh lương thực cho các
quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp là một
bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản quốc tế, từ đây hàng hóa nông sản đã
được đưa vào khuôn khổ quy tắc pháp lý của GATT/WTO.

GVHD: Dương Văn Học

17

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy



Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO
Với sự bắt đầu của Vòng đàm phán Uruguay vào năm 1986, vấn đề nông nghiệp
cuối cùng đã được đặt trên bàn đàm phán GATT/WTO. GATT đã có quy định hạn chế
liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và kết quả là một số quốc gia, chủ yếu là các nước
phát triển đã có thể đặt mức độ cao các biện pháp bảo hộ (hạn ngạch) trên các sản phẩm
nông nghiệp cũng như cung cấp mức độ hỗ trợ (chương trình trợ cấp xuất khẩu) cho các
sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, những quốc gia (chủ yếu là các nước đang phát triển)
không có đủ phương tiện để cung cấp hỗ trợ về trợ cấp xuất khẩu, cho thấy thị phần của
họ suy giảm và do đó dẫn tới các tranh chấp liên quan đến thương mại nông nghiệp. Trên
thực tế, các biện pháp bảo hộ của các nước phát triển đã tạo ra sự tàn phá và biến dạng
trên thị trường lương thực thế giới, giảm giá các sản phẩm nông nghiệp đến mức không
thể cạnh tranh. Phải mất tám năm đối với Vòng đàm phán Uruguay để đến với một thỏa
thuận về giới hạn trợ cấp trong nước và xuất khẩu, cung cấp một số tiếp cận thị trường bổ
sung nhưng quan trọng hơn là đưa ra một khuôn khổ cho việc tự do hóa thương mại trong
tương lai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi vào phân tích các nội dung của Hiệp
định được thể hiện dưới đây.
2.1 Đối tượng được áp dụng
Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông
sản. Theo Điều 2 Hiệp định Nông nghiệp của WTO, thì nông sản là tất cả các sản phẩm
liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các
chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế).
Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có
nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật
sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm
từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phi nông
nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).32
2.2 Những quy định về mở cửa thị trường
“Mở cửa thị trường” được hiểu là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và thủ tục
để nông sản nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi.
32

Trung tamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, [Truy cập ngày
16-7-2014].

GVHD: Dương Văn Học

18

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


×