Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHOÁ (2011 – 2015)
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP, QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Cao Nhất Linh
Bộ môn: Luật thương mại

Cần Thơ, tháng 12, năm 2014

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Giang
MSSV: 5115706
Lớp: Thương mại 1- K37


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người bạn của
lớp Luật Thương mại 1 khóa 37 đã quan tâm, động viên, giúp đỡ em tìm kiếm, thu
thập tài liệu, thảo luận với em về những vấn đề còn vướng mắc trong suốt thời gian
làm luận văn. Em rất cảm ơn cha mẹ đã không ngại khó khăn để chăm lo cho em suốt
những năm tháng đại học, cha mẹ đã tiếp thêm nguồn động lực giúp em vượt qua


những khó khăn trong cuộc sống và học tập.
Thứ hai, em xin cảm ơn đến Thầy Cao Nhất Linh, Thầy đã nhiệt tình hỗ trợ,
động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn để em có thể hoàn thành một
cách tốt nhất đề tài nghiên cứu của mình.
Thứ ba, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô khoa Luật. Các Thầy,
Cô đã tận tâm truyền đạt cho em những kiến thức và khơi dậy niềm đam mê học tập
của em, tạo điều kiện để em có thể học tập cũng như hoàn thành luận văn một cách tốt
nhất.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô khoa Luật dồi dào sức khỏe, tràn
đầy niềm vui hạnh phúc để thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến
thức cho thế hệ mai sau. Đồng thời, đạt được nhiều thành công trong công việc và
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2014
Giảng viên hướng dẫn

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2014
Hội đồng phản biện

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sống trong lịch sử, loài người đã phải chịu đựng và chứng kiến bao hiểm họa, nào
là động đất, núi lửa, bảo lụt, hạn hán, sống thần, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn giao
thông, hỏa hoạn,… Rủi ro, hiểm họa đã xảy ra thường bất ngờ không biết trước về thời
gian, địa điểm, quy mô và mức độ thiệt hại. Chính sự tồn tại của rủi ro cho nên rất cần sự
xuất hiện của bảo hiểm, đây cũng là nguyên nhân cho sự ra đời của bảo hiểm. Đến nay,
trong xã hội hiện đại, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không thể loại trừ yếu
tố bất lợi có tính khách quan đó. Dù muốn hay không thì hiểm hoạ, rủi ro đã, đang và sẽ
còn xuất hiện chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, doanh nghiệp và toàn
xã hội. Do đó, bảo hiểm trong hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với nền
kinh tế hiện nay, bảo hiểm không chỉ góp phần xử lý ngăn chặn rủi ro mà còn một trung
gian tài chính, một công cụ phát triển kinh tế quan trọng.
Ngành bảo hiểm nước ta ra đời khá muộn hơn so với các nước khác trong khu vực
và thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và cùng với
sự mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam, ngành bảo hiểm đã có những bước tiến
đáng kể, không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là
góp phần bảo đảm sự ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức, doanh
nghiệp để khôi phục sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm đã và đang chứng minh được vai trò
tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc
sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành giàu tiềm năng phát
triển và thu hút rất nhiều lao động.
Những vấn đề về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm, đây
cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để cá nhân, tổ chức muốn thành lập Công ty cổ phần
bảo hiểm hiểu rõ hơn pháp luật về thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm, ngoài ra, cần biết
được Công ty cổ phần bảo hiểm có những quyền gì và nghĩa vụ ra sao với bên mua bảo
hiểm. Vấn đề này được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ
sung năm 2010) và các văn bản khác có liên quan, đây là một văn bản hết sức là quan
trọng. Đối với những ai đã và đang nghiên cứu, học tập trên lĩnh vực này thì vấn đề về

thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm không còn xa lạ. Tuy nhiên,
để hiểu được một cách thấu đáo hơn pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công
ty cổ phần bảo hiểm sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam mà vẫn đáp ứng được với

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của Công ty đang là câu hỏi lớn đặt ra với tất cả
các Công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam.
Nhận thức rõ tầm quan trọng nói trên, và với lòng yêu thích môn học bảo hiểm,
người viết xin được chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ
của Công ty cổ phần bảo hiểm” làm nội dung nghiên cứu cho đề tài luận văn tốt nghiệp
cử nhân luật của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Thông qua đề tài Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần
bảo hiểm nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về Công ty cổ phần bảo
hiểm. Trong quá trình vận dụng, vẫn tồn tại một số quy định pháp luật còn hạn chế, gây
khó khăn trong việc thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm. Do đó, mục tiêu đặt ra cho quá
trình nghiên cứu luận văn là xem xét một cách tổng quát, toàn diện các văn bản pháp luật
liên quan đến thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm, đối chiếu với
thực tiễn áp dụng, nêu lên những quan điểm và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp
luật để cho việc thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm được thực hiện dễ dàng và thuận lợi
hơn, phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của bài khoá luận tốt nghiệp, người viết nghiên cứu về

“Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm”, do điều kiện
về thời gian và thời lượng không cho phép, cho nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu
một loại hình Công ty bảo hiểm đó là Công ty cổ phần bảo hiểm được thành lập từ nguồn
vốn trong nước, không đề cập đến Công ty cổ phần bảo hiểm có nguồn vốn nước ngoài.
Trên cơ sở lí luận chung về bảo hiểm và Công ty cổ phần bảo hiểm, người viết đi sâu vào
phân tích một số vấn đề liên quan như: điều kiện, thẩm quyền thành lập, quyền và nghĩa
vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm. Qua đó, người viết nhận thấy một số hạn chế của pháp
luật, đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Công ty cổ phần bảo hiểm
ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình làm bài nghiên cứu hoàn thiện luận văn, người viết đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau để giúp hoàn thành tốt luận văn:
Phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành.
Phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật.
Phương pháp diễn dịch, tổng hợp các vấn đề đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Bên cạnh đó, người viết có tìm hiểu và tham khảo thêm một số loại sách, giáo
trình, các trang web,… để làm sáng toả và giải quyết tốt các vấn đề được đặt ra và để bổ
sung giúp hoàn thiện tốt luận văn.
5. Cấu trúc đề tài
Với đề tài nghiên cứu như trên, ngoài phần lời mở đầu, mục lục, nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm và Công ty cổ phần bảo

hiểm.
Chương 2: Quy chế pháp lý về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ
phần bảo hiểm.
Chương 3: Hạn chế và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Công ty cổ phần bảo
hiểm ở Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong quá trình thực
hiện luận văn này, mặc dù người viết đã cố gắng hết khả năng có thể đạt được để bài viết
được tốt hơn nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế và
đây cũng là lần đầu người viết làm một đề tài nghiên cứu mang tính khoa học. Do đó,
không tránh khỏi những điểm thiếu sót, hạn chế, chưa chặt chẽ, nội dung còn bó buộc
trong phạm vi hẹp. Người viết mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét từ phía quý
Thầy, Cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn. Đồng thời, người viết
xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Cao Nhất Linh đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy,
giáp đáp những thắc mắc trong suốt thời gian qua để người viết hoàn thành tốt luận văn
này.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO
HIỂM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm

Bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại. Ngay từ thời kì cổ đại,
loài người đã gặp phải nhiều thiên tai, hỏa hoạn,… để khắc phục hậu quả trên, việc hình
thành các quỹ dự trữ lương thực để phòng ngừa khả năng mất mùa hay giặc ngoại xâm đã
được xem như là hình thức sơ khai của hoạt động bảo hiểm. Lúc bấy giờ chưa có một
khái niệm nào về bảo hiểm. Ngày nay trên thế giới, với nền kinh tế thị trường ngày càng
phát triển thì bên cạnh đó lại xuất hiện thêm nhiều rủi ro, cho nên người ta không thể
hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà không có mặt của các đảm bảo của bảo
hiểm. "Rủi ro" là hai từ không ai trong chúng ta muốn nghe tới hay phải nhắc đến. Nhưng
trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Người ta thường ví
cuộc sống không có bảo hiểm như “cầu thang không có tay vịn”, đồng nghĩa với việc
gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào mà không ai có thể đoán trước được rủi ro. Vấn đề là làm
sao hạn chế được rủi ro và cách khắc phục nó. Chính vì lẽ đó mà bảo hiểm đã phát triển
rộng rãi và thực sự đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với các sản phẩm
hết sức đa dạng, phong phú. Ban đầu, các hoạt động bảo hiểm ra đời là do nhu cầu ổn
định sản xuất, kinh doanh và đời sống với chức năng chủ yếu là phòng ngừa, khắc phục
những rủi ro hoặc tai nạn bất ngờ. Ngày nay, các tổ chức bảo hiểm hoạt động còn với vai
trò như một tổ chức tài chính trung gian, thực hiện chức năng thu hút vốn tiết kiệm trong
xã hội, phục vụ cho nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Bảo hiểm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo quan điểm và góc
độ của người nghiên cứu. Bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã
hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ,…
Theo Dennis Kessler: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
1

số ít”.

Theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để
cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo

1

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 21.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương
pháp của thống kê”.2
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): “Kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua
bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm 2002:
“Bảo hiểm là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số rủi ro
thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu”.
Có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm. Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát
từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một
lĩnh vực rộng và phức tạp, nó hàm chứa các yếu tố kinh doanh, pháp lý và các kĩ thuật
nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo để thể hiện được tất
cả những khía cạnh đó. Điều có thể chấp nhận được là xây dựng một khái niệm từ góc độ
và cách thức tiếp cận hữu ích cho mục đích nghiên cứu.
Song định nghĩa sau đây được thừa nhận một cách rộng rãi. “Bảo hiểm là sự cam
kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của

đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo
hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các định nghĩa đều khẳng định được: Bảo hiểm là một hiện
tượng vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Nhưng dù ở góc độ nào thì bảo hiểm
vẫn phải đảm bảo được các nội dung:
Một là: Bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm chủ yếu
trên cơ sở thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
Hai là: Bên bảo hiểm phải cam kết chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
(trong trường hợp bảo hiểm tính mạng) hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm (trong
trường hợp bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự) khi đối tượng được bảo hiểm gặp phải
những tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Tóm lại, bảo hiểm là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ (hay còn gọi là quỹ bảo hiểm)
của bên bảo hiểm chủ yếu từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và sử dụng quỹ đó để
bù đắp những thiệt hại. Việc khắc phục được những thiệt hại sẽ đảm bảo cho quá trình
sản xuất diễn ra bình thường. Điểm đáng chú ý ở đây là bảo hiểm đã trở thành quy luật đi
2

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 22.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
vào đời sống và nó mang tính chuyên môn cao và bên trong còn tiềm ẩn một mối quan hệ
kinh tế, đó là mối quan hệ kinh tế giữa những người đóng góp vào quỹ bảo hiểm và
người sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm. Trong tương lai mối quan hệ này sẽ được củng

cố và phát triển bền vững theo tốc độ phát triển của xã hội.
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm
Để bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống con người trước những tác động tiêu
cực của các rủi ro, tổn thất thì hoạt động bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng phát triển.
Với hoạt động đặc thù của bảo hiểm thì bảo hiểm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính đặc biệt.
Đây là một dịch vụ đặc thù mang tính chuyên biệt của dịch vụ kinh tế. Sản phẩm
của bảo hiểm là sản phẩm vô hình không như các hàng hóa khác. Sản phẩm bảo hiểm,
trước hết là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm và kèm
theo là dịch vụ liên quan. Người ta thường coi rủi ro là cơ sở của các hoạt động bảo hiểm,
là nguồn gốc phát sinh các hoạt động dự trữ bảo hiểm. Để bảo vệ mình người tham gia
bảo hiểm nộp phí cho nhà bảo hiểm, để đổi lấy lời hứa, cam kết của nhà bảo hiểm là sẽ
trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Như vậy, ở đây có sự cam kết từ hai phía đó là nhà
bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, trong đó người tham gia bảo hiểm phải cam kết
nộp phí bảo hiểm, còn nhà bảo hiểm lúc đó trở thành con nợ của những người tham gia
bảo hiểm, cam kết sẽ bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.
Thứ hai, bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn và mang tính không bồi hoàn.
Trong thời gian được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm (bên được bảo hiểm) sẽ không
được người bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, nếu không có rủi ro xảy ra gây
thiệt hại hoặc xảy ra biến cố bảo hiểm làm ảnh hưởng đến đối tượng của bên mua bảo
hiểm. Và ngược lại, nếu xảy ra sự cố, đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại hoặc bị ảnh hưởng
thì bên mua bảo hiểm (bên được bảo hiểm) sẽ được bồi thường trả tiền bảo hiểm. Có thể
hiểu, khi không xảy ra rủi ro bảo hiểm hoặc chưa xảy ra biến cố bảo hiểm thì các tổ chức
bảo hiểm sẽ không phát sinh hoặc chưa phát sinh chi phí, nguồn vốn này sẽ được tham
gia đầu tư nhằm tăng khả năng tài chính của các tổ chức bảo hiểm. Nghĩa là, đặc điểm
này đã tạo ra khả năng nhàn rổi của nguồn vốn bảo hiểm.
Khác với khâu tài chính khác, tổn thất, rủi ro bảo hiểm lúc nào cũng bất ngờ,
không lườn trước được. Vì vậy, bồi hoàn, chi trả của bảo hiểm có tính bất ngờ cả về thời
gian, không gian cũng như qui mô. Do đó, trong quá trình hoạt động, các tổ chức bảo
hiểm phải xây dựng các quỹ dự phòng để đảm bảo cho các cam kết của mình trước những

người tham gia bảo hiểm khi các sự cố bảo hiểm xảy ra.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Tóm lại, việc nghiên cứu đặc điểm của bảo hiểm có ý nghĩa thiết thực đến việc
quản lý, tổ chức triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, đến phương thức hình thành và phân phối
sử dụng quỹ bảo hiểm.
1.1.3 Bản chất của bảo hiểm
Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho
tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Nói cách khác, bảo hiểm hoạt động dựa
trên quy luật số đông. Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số
đông vào bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng
đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy, thực chất mối
quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và
người được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm
trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo
hiểm, một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền.
Theo quan điểm kinh tế, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính quan trọng. Bảo hiểm
là một hình thức đặc biệt của việc tạo lập và sử dụng các khoản dự trữ bằng tiền.
“Các mối quan hệ kinh tế nảy sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm
được thể hiện ở hai mặt:
- Mặt thứ nhất: Chúng nảy sinh trong quá trình đóng góp phí bảo hiểm để hình
thành quỹ bảo hiểm.
- Mặt thứ hai: Chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm.”3
Trong đó, những người tham gia bảo hiểm sẽ đóng góp vào khoản tiền của họ vào

Công ty bảo hiểm, số tiền đó còn được gọi là phí bảo hiểm để Công ty bảo hiểm hình
thành nên quỹ bảo hiểm. Nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng
người tham gia bảo hiểm càng đông. Quỹ bảo hiểm đó chủ yếu và trước hết được sử dụng
để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm
làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế xã hội. Như vậy, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính như những dịch vụ
tài chính khác: Tín dụng, chứng khoán, quỹ đầu tư, cho thuê tài chính,… Tuy nhiên, xét ở
góc cạnh người được bảo hiểm, thì không có khái niệm lãi lỗ. Người tham gia bảo hiểm
với mục đích đem lại sự bù đắp tổn thất cho họ nếu không may gặp rủi ro. Nếu không gặp
rủi ro thì họ không được hoàn tiền phí bảo hiểm đã đóng. Số tiền này sẽ được bồi thường
cho những người tham gia bảo hiểm nhưng kém may mắn hơn. Mặc khác, quỹ bảo hiểm
còn được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo hiểm, tham gia
3

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 23.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí,…) và lãi kinh doanh cho
người bảo hiểm kinh doanh (trong bảo hiểm thương mại).
Như vậy, bản chất của bảo hiểm là: “Hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm bù đắp tổn thất
do rủi ro bất ngờ gây ra cho người được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
được thường xuyên và liên tục”.4 Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều,

không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với
số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo
hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức
thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa là, phân phối trong bảo
hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng
không tổn thất thì không phân phối (trừ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí).
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh
tế Nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực bảo
hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử dụng quỹ bảo
hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường hiện nay đã tạo
tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các hoạt động bảo hiểm.
Bên cạnh đó, việc hình thành một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần sẽ làm
cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó các mối quan hệ thuộc bảo hiểm) sẽ trở nên đa
dạng, phức tạp. Bảo hiểm, ở mọi góc độ (doanh nghiệp, sản phẩm, quản lý Nhà nước,
hiệp hội,…) bức thiết phải được xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng nhằm phát huy
chức năng vốn có của mình: Bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, của cải vật chất của xã hội.
1.1.4 Vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống kinh tế quốc dân
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm nay.
Do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu
đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế giữa
các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng càng mở rộng. Hoạt động của bảo hiểm
thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong điều kiện kinh tế
hàng hóa phát triển với nhiều thành phần kinh tế, số lượng Công ty bảo hiểm ngày càng
tăng, tầm hoạt động không ngừng được mở rộng, đã vượt qua lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Điều đó đã chứng tỏ được rằng bảo hiểm có một vị trí khá quan trọng và vai trò rất to lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của bảo hiểm nổi bật ở những điểm sau:
Thứ nhất, bảo hiểm giữ vai trò trung tâm trong các chức năng của nền kinh tế hiện
đại.
4


Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nxb Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 23.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế đa dạng, phong phú các loại hoạt động kinh
tế - xã hội. Trong nền kinh tế đó có nhiều thành phần kinh tế tham gia, vì vậy đòi hỏi hoạt
động bảo hiểm phải thích ứng với cơ chế thị trường và phát huy vai trò, tác dụng của nó
trong nhiều lĩnh vực. Bảo hiểm đời sống có nhiệm vụ bảo vệ cho người dân chống lại
những tác động nguy hại đến nền kinh tế. Còn với bảo hiểm thương mại thì bảo vệ cho
các Công ty, doanh nhân vượt qua được các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng tài chính và
tình hình kinh doanh của Công ty. Số tiền đóng vào phí bảo hiểm, người ta cứ nghĩ là rất
lớn, nhưng thực tế thì rất nhỏ bé so với những tổn thất xảy ra. Nói chính xác hơn là số
tiền mà các Công ty bảo hiểm bồi thường tổn thất cho các cá nhân, tổ chức khi gặp rủi ro,
tổn thất lớn hơn nhiều số tiền mà họ đã đóng vào.
Thứ hai, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiệt hại, khắc phục
tổn thất kinh tế - xã hội tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống.
Như đã nêu trên, rủi ro có thể mang đến những thiệt hại: Của cải vật chất do con
người tạo ra và chính cả bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của người
dân, ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Ví dụ: Mưa to gió lớn tàn
phá hoa màu đang canh tác, đang đi trên đường lộ giành cho người đi bộ bị xe tông bị
thương, công nhân trong nhà máy vận hành máy móc và bị tai nạn lao động,… Khi đó,
người dân cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn
định tình hình tài chính. Sự có mặt của các tổ chức bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu đó một
cách nhanh nhất. Nhờ vào các khoản bồi thường từ quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập

trước một cách có ý thức mà các cơ sở sản xuất có thể xây dựng lại một cơ sở vật chất,
máy móc thiết bị đã bị cháy, bị động đất, bị mất cắp,…
Vai trò của bảo hiểm thể hiện trên nhiều phương diện. Bù đắp thiệt hại, khắc phục
tổn thất là vai trò chủ yếu của bảo hiểm, là tiền đề cho bảo hiểm ra đời. Ngoài ra, bảo
hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư
vào những lĩnh vực khác. Như vậy, trên phạm vi rộng trên toàn bộ nền kinh tế - xã hội,
bảo hiểm đóng vai trò như công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt động lâu
dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Đặc biệt, tạo cho người dân an tâm sản xuất,
không ngại đầu tư, kinh doanh và sản xuất.
Thứ ba, bảo hiểm đóng vai trò trung gian tài chính trong hệ thống tài chính quốc
gia.
Với sự phát triển ngày càng tăng cao của nền kinh tế, cuộc sống con người và cả
trong việc kinh doanh ngày càng gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để đối phó với những vấn đề
trên đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Thay vì
người dân phải bỏ ra một khoản tiền lớn để lập quỹ thì người dân sẽ đóng cho các Công
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
ty bảo hiểm một khoản phí nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn tương đối về khả
năng tài chính và có thể dùng tiền đó để nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh doanh.
Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các Công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền phân
tán rải rác thành những quỹ tiền tệ khá lớn. Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài
chính trung gian quan trọng và cũng là một mảng đậm nét góp phần khắc họa vai trò của
Công ty bảo hiểm trong kinh tế thị trường. Với vai trò trung gian tài chính, Công ty bảo
hiểm thực hiện các hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, chuyển hóa vốn

và đầu tư vốn.
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2007, các doanh nghiệp bảo
hiểm đã dầu tư vào nền kinh tế quốc dân trên 40.000 tỉ đồng tương đương 2,5 tỉ USD
bằng vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (chủ yếu là trung và dài hạn) góp
phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.5 So với thế giới, ngành bảo
hiểm Việt Nam còn non trẻ, các công tác bảo hiểm trong nước chưa thật sự hoạt động
hiệu quả trong môi trường cạnh tranh.
Thứ tư, bảo hiểm góp phần tạo việc làm cho xã hội.
Vấn đề khá quan trọng trong tình hình đất nước hiện nay là tình trạng thất nghiệp
ngày càng gia tăng, đời sống người dân thiếu thốn đủ bề, chính vì lẽ đó mà tệ nạn xã hội
ngày một nhiều thêm. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bảo hiểm sẽ góp phần giải
quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan. Đồng thời, ngành
bảo hiểm đã thu hút một lượng lớn lao động làm việc cho các doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp liên quan
như giám định tổn thất, định giá tài sản, giám định sức khỏe,…
Các chương trình hỗ trợ của bảo hiểm ngày càng phát triển và đa dạng, các hoạt
động mang tính chất cộng đồng thể hiện qua việc hỗ trợ tuyên truyền đề phòng hạn chế
tai nạn (nhất là tai nạn giao thông), bệnh tật, hỗ trợ các trung tâm phục hồi chức năng cho
người tàn tật, hình thành các trung tâm cứu trợ,… Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ
không chỉ thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của tất cả các thành viên trong xã hội mà
còn làm giảm thiệt hại về mặt kinh tế, tổn thất giảm đi, đồng nghĩa với giá trị của nền
kinh tế tăng lên, mức đóng góp của các thành viên trong quỹ bảo hiểm cũng giảm đi.6
1.1.5 Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Như đã nói ở phần trên, kinh doanh bảo hiểm hoạt động với nhiều loại hình, cũng
như đối tượng bảo hiểm ngày càng mở rộng và trở nên hết sức là phong phú. Vì thế hoạt
động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã phát triển đến trình độ rất cao, không những ở
5
6

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 37.

Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nxb Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 20-21.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Là một loại dịch vụ đặc biệt và với vai trò
trung gian tài chính quan trọng, cho nên bảo hiểm không được tiến hành một cách qua
loa, tự do, mà phải dựa trên cở sở một số nguyên tắc cơ bản, theo giáo trình nguyên lý
bảo hiểm thì gồm có những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not
certainty)
Theo nguyên tắc này, nhà bảo hiểm chỉ bảo hiểm rủi ro, tức là bảo hiểm một sự
cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của người
tham gia bảo hiểm hoặc của người được bảo hiểm và không thể biết trước. Nhà bảo hiểm
không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường
những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại chắc
chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra. Cụ thể trong thực tế, một người biết rằng con tàu không
đảm bảo chất lượng, không đủ khả năng đi biển, thế nhưng họ dẫn cố tình đi dù biết rằng
họ chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Trong tình huống này, thì Công ty bảo hiểm sẽ có quyền
từ chối chi trả bảo hiểm vì đấy là tai nạn mà chủ tàu đã biết xảy ra. Nhà bảo hiểm cũng
không bảo hiểm cho những sự việc đã xảy ra. Ví dụ: Anh A sau một đợt kiểm tra tổng thể
sức khỏe, đã phát hiện bản thân bị nhiễm HIV, ngay sau đó anh A đã mua bảo hiểm sức
khỏe cho mình. Trong trường hợp này nếu Công ty bảo hiểm phát hiện ra anh A đã bị
bệnh trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì có quyền không trả tiền bảo hiểm cho anh
A. Thậm chí, có thể bị tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu có yêu cầu của một trong

hai bên vì chứa yếu tố lừa dối theo quy định của Bộ luật dân sự về hiệu lực hợp đồng.
Nói tóm lại, nhà bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những gì có tính chất rủi ro, bất ngờ,
không lường trước được, nghĩa là không bảo hiểm cái gì đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy
ra. Bởi lẽ, bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết hậu quả của những sự cố rủi
ro ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể hạn chế được hoặc
chỉ hạn chế được phần nào.
Nguyên tắc 2: Trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối là muốn nói đến sự tin cậy lẫn nhau một cách
tuyệt đối giữa hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm, tức là giữa nhà bảo hiểm với người
được bảo hiểm. Người được bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
thông tin cung cấp cho bên kia, còn nhà bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin
do bên mua bảo hiểm cung cấp. Nếu một bên vi phạm thì hộp đồng bảo hiểm trở nên
không có hiệu lực.
- Người bảo hiểm phải công khai những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo
hiểm,... cho người được bảo hiểm biết. Ví dụ: Trong bảo hiểm hàng hải, mặt một của đơn
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
bảo hiểm bao gồm các nội dung như điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm, tỷ lệ bảo hiểm,... mặt hai bao gồm quy tắc, thể lệ bảo hiểm của Công ty bảo hiểm
có liên quan. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích rõ các điều kiện,
điều khoản của bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.7
- Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối
tượng bảo hiểm. Người được bảo hiểm cũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng

bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tai nạn và cũng không được nhận bảo
hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn.8 Ngoài ra, trong trường hợp người
được bảo hiểm khi biết những thay đổi có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như: Thay
đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm
rủi ro,… thì người được bảo hiểm phải nhanh chống và kịp thời thông báo cho bên bảo
hiểm biết.
Sở dĩ, có nguyên tắc này là vì trong giao dịch bảo hiểm, chỉ có người chủ (hoặc
người quản lý, sử dụng) mới biết được tất cả mọi yếu tố của đối tượng bảo hiểm, biết rủi
ro mình yêu cầu bảo hiểm, còn người bảo hiểm thường không biết rõ rủi ro mà chỉ dựa
vào những thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và
quyết định thái độ của mình đối với rủi ro là nhận hay không nhận bảo hiểm, nhận bảo
hiểm theo điều kiện, điều khoản như thế nào và tính tỉ lệ phí bảo hiểm bao nhiêu,... Do
đó, người yêu cầu bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo mọi yếu tố liên quan một cách
đầy đủ, trung thực và phải khai báo sự phát sinh các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến
đối tượng được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc khi tái tục hợp
đồng.
Nguyên tắc 3: Quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest)
Quyền lợi có thể được bảo hiểm được tạo lập cho một tổ chức, một cá nhân nếu tổ
chức hay cá nhân này có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm chịu
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quyền lợi có thể được bảo hiểm (lợi ích có thể được bảo
hiểm) được hình thành từ các căn cứ như là: Quyển sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, cấp
dưỡng; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Đối với người có quyền lợi có thể được bảo
hiểm là người có quan hệ với đối tượng bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Đó có thể
là người chủ sở hữu của tài sản, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận
cầm cố tài sản.9 Những người này có quyền ký kết hợp đồng bảo hiểm cho tài sản và
7

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 31.
Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 32.

9
Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 32.
8

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
trách nhiệm có liên quan. Nếu đối tượng bảo hiểm là sinh mạng của một con người thì
những người có quan hệ như là người nuôi dưỡng, cấp dưỡng; vay mượn, thuê mướn lao
động sẽ có thể đứng ra mua bảo hiểm.
Nói tóm lại: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan
đến sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo
hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.10 Nguyên tắc này chỉ
ra rằng, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Trong bảo
hiểm hàng hải, quyền lợi có thể được bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp
đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Nguyên tắc 4: Bồi thường (indemnity)
Bảo hiểm có nghĩa là đảm bảo, cam đoan cho một thiệt hại hoặc tổn thất nào đó
phát sinh từ trách nhiệm pháp lý. Theo nghĩa đó, thì “ cam đoan”, “bảo đảm” là một
hình thức của bồi thường. Mục đích của bảo hiểm chính là nhằm khôi phục lại vị trí tài
chính như ban đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Tuy nhiên,
trong th ực tế, có rất nhiều trường hợp các Công ty bảo hiểm không thể khôi phục được
hoàn toàn vị trí tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm mà chỉ có thể cố gắng khôi
phục được gần lúc đầu.11
Đặc biệt, trong nguyên tắc bồi thường thì các bên không được lợi dụng bảo hiểm

để trục lợi. Tức là, số tiền bảo hiểm bồi thường những tổn thất xảy ra không vượt quá số
tiền bảo hiểm tối đa ghi trong hợp đồng và cũng không được lớn hơn thiệt hại thực tế.
Còn với người được bảo hiểm thì không thể được bồi thường nhiều hơn thiệt hại do tổn
thất, không được kiếm lời bằng con đường bảo hiểm, tối đa người được bảo hiểm cũng
chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn thiệt hại. Nguyên tắc bồi thường
phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá tài chính, cũng như khi xem xét giá trị sinh mạng
hoặc bồi thường thương tật con người, chúng ta không thể đưa ra được số tiền chính xác.
Nguyên tắc 5: Thế quyền (subrogation)
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, ta hiểu “Thế quyền là quyền của một người, sau
khi bồi thường cho người khác theo một nghĩa vụ pháp lý, có thể thay thế vị trí của người
đó, cũng như hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó bất chấp quyền lợi của người
đó đã được thực thi hay chưa”.
Theo định nghĩa trên thì nguyên tắc thế quyền được hiểu, sau khi Công ty bảo
hiểm đã giải quyết khiếu nại cho người được bảo hiểm và một bên khác phải chịu trách
nhiệm đối với chi phí tổn thất, thì bên thứ ba này không được trốn tránh nghĩa vụ tài
10
11

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 32.
Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 32.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
chính của mình. Vì vậy, sau khi thanh toán bồi thường cho khiếu nại, Công ty bảo hiểm

sẽ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt tổn thất. Ví
dụ: An láy xe đi học trên đường 3 tháng 2, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Do vô
tình nhìn về phía sau để qua đường thì đã đâm vào sau xe của Ánh chạy phía trước An.
Trong tình huống này thì anh Ánh do có mua bảo hiểm xe, vì vậy đã được cấp một
đơn bảo hiểm xe nên đã gửi khiếu nại bồi thường chi phí sửa xe là 2 triệu. Sau đó Công
ty bảo hiểm của anh Ánh đã thanh toán hóa đơn sửa chữa xe và yêu cầu anh An bồi
thường tổn thất. An gửi hóa đơn này cho Công ty bảo hiểm của mình. Ngoài ra, anh Ánh
có thể trực tiếp đòi anh An trả tiền, khi đó Công ty bảo hiểm của anh An sẽ thanh toán
nếu như họ đồng ý là do lỗi của anh An. Tất nhiên là anh An không thể thực hiện cả hai
cách trên. Điều này nhằm tránh việc người được bảo hiểm kiếm lợi từ một sự cố bảo
hiểm và còn Công ty bảo hiểm thì không được phép thu nhiều hơn số tiền mà họ đã chi
bồi thường. Nói cách khác, không chỉ người được bảo hiểm mà cả Công ty bảo hiểm đều
không được phép thu lợi từ quyền của mình. Ngoài ra, nó cũng giúp Công ty bảo hiểm
nhân danh người được bảo hiểm, theo đuổi những quyền lợi hợp pháp hay những biện
pháp áp dụng có thể nhằm giảm bớt tổn thất. Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là mặc
dù người được bảo hiểm cũng có thể được bồi thường từ một nguồn khác ngoài nguồn
bồi thường từ Công ty bảo hiểm, nhưng trong trường hợp như vậy thì bất kì số tiền nào
người được bảo hiểm thu được cũng phải nhân danh Công ty bảo hiểm mà đã thực hiện
bồi thường.
1.2 Lịch sử phát triển của bảo hiểm
Kể từ khi có xã hội loài người cho đến nay, thì quá trình sinh hoạt, lao động, sản
xuất xã hội loài người luôn xuất hiện những tổn thất, rủi ro ngoài ý muốn mà không ai có
thể lường trước. Điều đó gây bất hạnh cho một số người và các tổ chức trong xã hội,
thường sau hậu quả đó họ hầu như không có khả năng khôi phục lại sức khỏe, khả năng
hoạt động bình thường hoặc khả năng sản xuất kinh doanh như cũ. Để nhằm hạn chế,
khắc phục hậu quả trên, con người đã vận dụng đủ mọi cách để tìm ra những biện pháp
phòng tránh tai nạn rủi ro, nhằm giữ vững sự ổn định trong đời sống kinh tế. Từ đó, con
người đã phát sinh ý tưởng lập quỹ dự trữ cứu tế và bảo hiểm tương hổ. Cụ thể hơn, nếu
họ được sự quan tâm của số đông người trong xã hội quan tâm giúp đỡ mỗi người một ít
thì sẽ tạo ra khả năng khôi phục lại sức lao động ban đầu của người gặp tổn thất ngoài ý

muốn đó. Người ta đã nhận thấy rằng tỉ lệ rủi ro, tổn thất ngẫu nhiên ngoài ý muốn xảy ra
với tỉ lệ rất thấp, nhưng rất khó để triệt tiêu tuyệt đối, cần phải có nguồn quỹ quyên góp
dự phòng sẵng để kịp thời giúp người dân hoặc tổ chức không may bị tổn thất do thiên
tai, dịch họa, tai nạn, hỏa hoạn,… và mọi sự bất cẩn đưa tới. Như vậy, rủi ro, tổn thất
ngoài ý muốn, nếu được càng đông người quan tâm thì sự bất hạnh của người đó giảm
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
thiểu một cách chủ động và tự giác nhờ có cá nhân và tổ chức biết đứng ra quyên góp quỹ
dự phòng. Cách xử lý đó dựa trên ý niệm “Cộng đồng hóa rủi ro, hiểm họa”.
Từ thời cổ xa xưa cũng đã từng có chế độ giúp đỡ lẫn nhau theo kiểu bảo hiểm
như vậy. Mãi cho đến thời đại gần đây, khi sản xuất xã hội ngày càng phát triển mạnh
mẽ, đồng thời theo đà phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng lưu thông hàng hóa tiền tệ,
trước những đòi hỏi cấp bách phân tán rủi ro trong quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa,
hoạt động bảo hiểm với tư cách dịch vụ tài chính đã ra đời. Nói tóm lại, bảo hiểm ra đời
khi có rủi ro phát sinh, tức là những tổn thất làm thiệt hại đến những lợi ích, tài sản, sức
khỏe, tính mạng con người,…
1.2.1 Lịch sử phát triển của bảo hiểm trên thế giới
Những tài liệu nghiên cứu về lịch sử nền văn minh thế giới đã ghi nhận dấu ấn
phôi phai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro. Khoảng 4000 năm trước Công nguyên,
những người thợ dẻo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẽ rủi ro
cho những người hoạn nạn12. Ngoài ra, những người Ba-Bi-Lon đã đưa ra các quy tắc tổ
chức các phương tiện vận tải bằng xe kéo để phân chia các thiệt hại do mất cắp và bị
cướp cho các thương gia cùng nhau chia sẽ bớt những mất mát, hư hỏng. Những người
Trung Hoa cổ đại thời vua Chu vào khoảng 500 trước Công nguyên cũng đã sử dụng kĩ

thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa
và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ
cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng gánh chịu.
Tại Rome, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng hình thành, lãi xuất có
thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo
hiểm và do đặc trưng bằng cơ chế lãi xuất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro. “Cho vay mạo
hiểm lớn” đã bị lạm dụng và vào năm 1234, Giáo hoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh
nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương
thức bảo đảm cho các khoản tín dụng mà chủ nhà băng đã cấp cho nhà buôn khi không
còn sự bảo đảm bằng lãi suất “cắt cổ”. Từ đó các chủ Ngân hàng đứng ra nhận các
khoảng tiền theo quy định của nhiều chủ tàu và nhà buôn để bảo đảm giá trị tàu buôn và
hàng hóa chuyên chở nếu gặp rủi ro bất khả kháng sẽ được Ngân hàng bù đắp tương
đương. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Bản hợp
đồng đầu tiên được ký kết tại Gênes (Ý) vào năm 1347, và cũng tại Gênes năm 1424
công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời đánh dấu sự phát triển của ngành bảo hiểm.

12

Học viện tài chính, Giáo trình lý thyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 37.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Về cơ sở pháp lý, có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật

đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe e Bourgogne năm 1458,
những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558.
Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601
của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn
và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng
hải.13
Sau bảo hiểm hàng hải là sự ra đời của các loại bảo hiểm khác. Trước hết cần nói
đến là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn. Năm 1667, Công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra
đời, được đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 02/9/1666, hỏa
hoạn kéo dài trong nhiều ngày và đã hủy diệt khoản 13.200 căn nhà trong đó có hơn 100
nhà thờ trong vòng bốn ngày liên tiếp. Điều đó đã để lại một sự thiệt hại quá lớn không
thể cứu trợ được. Trong hoàn cảnh đó, các nhà chức trách thành phố Luân Đôn đã nghĩ ra
việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo
hiểm hỏa hoạn. Đó là những cơ sở cho ra đời các Công ty bảo hiểm hỏa cháy ra đời. Năm
1684, Công ty bảo hiểm cháy Friendly Society Fire Office được thành lập, Công ty hoạt
động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, người được bảo hiểm
phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhiều Công ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra
đời ở nước Anh như là: “Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714); Westminister
(1717),…14 Do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn đầu tiên ở Luân Đôn, năm 1786, ở nước
Pháp, Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên được thành lập đó là: “Company L’assurance
Centree L’incendie” và “Company Royade” (năm 1788).15 Bảo hiểm nhân thọ cũng đã
được ghi nhận hình thành rất sớm, vào năm 1583 ở Anh quốc, năm 1759 ở Hoa Kỳ.
Cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí,
hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện và phát triển rất nhanh như bảo hiểm tai nạn,
bảo hiểm vỡ kính, bảo hiểm mưa đá và băng tuyết, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm máy bay, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự,… Ngày nay, bảo hiểm đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tếxã hội và ngành bảo hiểm đang giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc
gia, nhất là các nước phát triển.16


13

Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 18.
Học viện tài chính, Giáo trình lý thyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 39.
15
Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 19.
16
Học viện tài chính, Giáo trình lý thyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 40.
14

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
1.2.2 Lịch sử phát triển của bảo hiểm ở Việt nam
Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về thời gian
xuất hiện của hoạt động bảo hiểm. Nhưng ta biết rõ bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn
so với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng
như khách quan. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm
ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,… đã để ý đến Đông Dương.
Các hiệp hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt nam bởi các Công ty thương mại lớn.
Ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào
những năm 30 của thế kỷ XX, các đại lý bảo hiểm hỏa hoạn và bảo hiểm nhân thọ của
các Công ty bảo hiểm Pháp đã ký được những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ở nước ta,
hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được biết đến nhưng không đáng kể, không có một

Công ty bảo hiểm nào được thành lập. Điều đó cho ta thấy, hoạt động bảo hiểm ở nước ta
ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Cho tới khi miền
Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam
khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền.
Ở miền Nam trước năm 1975, có hơn 52 Công ty trong và ngoài nước đã triển
khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở,
bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động,... Các Công ty hoạt
động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường
miền Nam. Các Công ty bảo hiểm trong nước thường được thành lập dưới dạng Hội vô
danh và Hội tương hỗ. Các Công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức
Công ty chi nhánh. Hầu hết các Công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung
gian bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo
hiểm trên phạm vi toàn miền Nam. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy,
cạnh tranh lành mạnh, các Công ty bảo hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo
hiểm của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường
hợp tác. Việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ
Tài chính. Các văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài
ra, Hội đồng tư vấn bảo hiểm quốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng. Sau năm 1975,
một số Công ty bảo hiểm tư nhân ở miền Nam đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào
Công ty bảo hiểm Việt Nam.
Ở miền Bắc trước năm 1975, hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra
đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, Chính
phủ đã ký Quyết định 1979/CP ngày 17-12-1964 cho phép thành lập Công ty Bảo hiểm
Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt
chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là Công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Giang



Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
cho ngành bảo hiểm Việt Nam và thực hiện hai chức năng quản lý Nhà nước và trực tiếp
kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do
những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát
triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện
chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo
hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó cũng tương
đối cao.
Sang thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến theo cơ chế thị
trường, hoạt động bảo hiểm đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế. Bảo Việt
không còn giữ chức năng quản lý Nhà nước và trở thành một doanh nghiệp kinh doanh
thuần tuý. Tháng 12 năm 1993, Nghị đinh 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 của Chính
phủ về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong ngành
kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam. Tình trạng độc quyền kinh doanh bảo hiểm của Nhà
nước đã chấm dứt với sự ra đời một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm. Tháng 3 năm 1996,
Bảo Việt đã bắt đầu triển khai những loại bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và với những bước
nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng, bảo hiểm nhân thọ đã nhanh chóng khẳng định vị thế
quan trọng trong ngành bảo hiểm.17
Bước sang thế kỷ thứ XXI, cùng với sự phát triển năng động không ngừng của thị
trường bảo hiểm thế giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam đòi hỏi ngày càng tăng trưởng
và phát triển để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Một đòi hỏi trước tiên là phải đổi mới và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Ngày 09 tháng12 năm 2000, Luật Kinh
doanh Bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua
tại kì họp thứ 8 Quốc hội khoá X và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2001. Tiếp theo đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01
tháng 08 năm 2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh
doanh Bảo hiểm năm 2000 và cùng ngày Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08
của Chính phủ qui định chế độ tài chính đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm và Doanh

nghiệp Môi giới Bảo hiểm. Nhằm cụ thể hóa hai Nghị định này ngày 20 tháng 08 năm
2001 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72 - Hướng dẫn thi hành Nghị định số 43 và
Thông tư này được thay thế bằng Thông tư số 99/2004/TT - BTC - Hướng dẫn thi hành
Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 của Chính phủ qui định chế độ tài chính
đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm và Doanh nghiệp Môi giới Bảo hiểm. Tiếp đó, ngày 28
tháng 08 năm 2001 Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 71 - Hướng dẫn thi hành
Nghị định số 42 và Thông tư số 98/2004/TT - BTC - hướng dẫn thi hành Nghị định 42,
Thông tư này thay thế thông tư 71/2001/TT - BTC.
17

Phạm Văn Thống, Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, , [ngày truy cập 13-9-2014].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Cùng với việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ – TTg ngày
tháng 8 năm 2003 - Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt
Nam đến năm 2010. Đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạch định và ổn
định chiến lược kinh doanh trong tương lai. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm toàn
diện, tăng tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm/GDP (2,5% vào năm 2005 và 2,4% vào năm
2010); bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận những sản phẩm bảo hiểm đạt
tiêu chuẩn quốc tế đang đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía mà trước hết là Nhà nước và các
doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
1.3 Khái quát chung về Công ty cổ phần bảo hiểm

1.3.1 Khái niệm Công ty cổ phần bảo hiểm
Hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng cần có một loại hình thức hợp pháp để kinh
doanh, trong đó không ngoại trừ hoạt động bảo hiểm. Đây cũng là một trong những điều
kiện cần để được thành lập và cấp giấy phép hoạt động. Từ những quỹ thành lập nên để
đảm bảo, phòng ngừa rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra để cho cá nhân, tổ chức an tâm kinh
doanh sản xuất. Trước tình hình đó thì các doanh nghiệp đã hình thành nên các hình thức
hợp pháp để đứng ra tập hợp số tiền đó (được gọi là phí bảo hiểm) và chịu trách nhiệm
khi có rủi ro bất ngờ xảy ra đối với cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm. Trong đó, Công
ty cổ phần bảo hiểm là loại hình hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần bảo hiểm là loại hình của doanh nghiệp bảo hiểm trong đó các
thành viên cùng góp vốn để kinh doanh bảo hiểm, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ
tương ứng với phần đóng góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong
phạm vi phần vốn góp của mình vào Công ty.
1.3.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần bảo hiểm
Công ty cổ phần bảo hiểm là một loại hình của Doanh nghiệp bảo hiểm được
thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy
định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm. Do đó, đặc điểm hoạt động
của Công ty cổ phần bảo hiểm được thể hiện:
Thứ nhất, đối tượng kinh doanh đa dạng:
Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra
rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế của tài
sản. Như là Bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm vận
chuyển hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu,…
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Giang



Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này chính là tính mạng, thân thể,
sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện
mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được
bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do
người bảo hiểm trả. Như là, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn
hàng khách, bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên,…
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do
ràng buộc của các quy định trong luật dân sự. Theo đó, người được bảo hiểm phải bồi
thường bằng tiền cho người thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự
vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Chẳng hạn là, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự lái xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ hãng hành không,…
Thứ hai, bảo hiểm là ngành kinh doanh có nguồn vốn lớn:
Công ty cổ phần bảo hiểm ngày nay được rất nhiều người tin tưởng tham gia vào
các hợp đồng bảo hiểm, thu hút ngày càng lớn nguồn vốn. Hiện các Công ty cổ phần bảo
hiểm đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn. Nguồn vốn của Công ty cổ phần bảo hiểm
bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi đầu tư,… Trong đó, vốn điều lệ phải
đảm bảo không được thấp hơn vốn pháp định do luật quy định.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải có dự phòng bảo hiểm:
Công ty cổ phần bảo hiểm phải trích lập dự phòng bảo hiểm, bởi lẽ điều cần thiết
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty cổ phần bảo hiểm là
phải luôn duy trì khả năng thanh toán. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Công ty
cổ phần bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng
thanh toán bằng dự phòng bảo hiểm, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài
chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục.
Nếu không khôi phục được khả năng thanh toán, đồng nghĩa với việc Công ty cổ phần
bảo hiểm sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Để Công ty cổ phần bảo hiểm tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm
đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm thì Công ty cổ phần bảo hiểm đã làm
quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong quá trình
phát triển thì các Công ty cổ phần bảo hiểm cần phải hợp tác với nhau để đưa đến thống
nhất và đòi hỏi cạnh tranh lành mạnh.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Giang


Đề tài: Pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Thứ năm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân theo các quy định của pháp
luật và các điều ước quốc tế có liên quan:
Để Công ty cổ phần bảo hiểm hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường,
pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan không thể thiếu trong việc điều chỉnh hoạt
động bảo hiểm.
1.3.4 Sự cần thiết và vai trò của Công ty cổ phần bảo hiểm trong nền kinh tế
Việt nam hiện nay
1.3.4.1 Về khía cạnh kinh tế - xã hội
Vai trò của Công ty cổ phần bảo hiểm không khác gì nhiều so với vai trò bảo hiểm
đã được đề cập phần trước. Với một loại hình cụ thể là Công ty cổ phần bảo hiểm, ngoài
giữ vai trò trung tâm, là một trung tâm tài chính, giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp,
phòng ngừa tổn thất, hạn chế rủi ro xảy ra,… thì Công ty cổ phần bảo hiểm có vai trò như
là một công cụ an toàn, dự phòng đảm bảo cho khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ
thể dân cư và hơn thế còn làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Công ty cổ phần bảo hiểm là một ngành kinh doanh độc lập, tồn tại dưới nhiều
hình thức đa dạng và phong phú, có hoạch toán thu chi, lãi lỗ rõ ràng. Vì thế, hằng năm

các Công ty cổ phần bảo hiểm cũng thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước như
mọi Công ty khác hoạt động trong nền kinh tế. Với các khoản đóng góp đó, cũng giúp
cho ngân sách Nhà nước một phần nào tăng lên.
Đặc biệt, Công ty cổ phần bảo hiểm không những làm tăng thu cho Ngân sách mà
còn làm giảm chi tiêu cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, để giúp Nhà nước giảm bớt chi
tiêu những khoản lớn để bù đắp cho những tổn thất như phải xây dựng lại đường xá, cầu
cống, nhà xưởng, công trình,… thì Công ty cổ phần bảo hiểm đã thực hiện tốt khâu
phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tài sản cộng đồng, giảm đến mức thấp nhất
những thiệt hại đáng tiếc, điều đó cho ta thấy bảo hiểm cũng đã góp một phần không ít
vào Ngân sách Nhà nước. Mặc khác, với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng
góp, Công ty cổ phần bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp khó khăn để họ khôi phục đời sống, sản
xuất kinh doanh. Như vậy, ngoại trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã
hội rộng lớn thì Nhà nước không cần phải chi ra để trợ cấp cho những tổn thất thuộc
phạm vi bảo hiểm.
1.3.4.2 Về khía cạnh tài chính
Thứ nhất, đối với người tham gia bảo hiểm:

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Giang


×