Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

xây dựng kế hoạch giá thành và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm kẹo cứng caramen của công ty cổ phần hải hà-haihaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.96 KB, 36 trang )

Trường Đại học Hải Phòng
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
BÀI TẬP LỚN
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Đề tài:Xây dựng kế hoạch giá thành và đề xuất biện
pháp hạ giá thành sản phẩm kẹo cứng Caramen của
Công ty Cổ phần Hải Hà-HaiHaCo.
Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thế Bình
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Ánh Nguyệt
Lớp: Quản trị kinh doanh K10B
HẢI PHÒNG,2011
1
MỞ ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,nền kinh
tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước tạo rao động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của
nền kinh tế.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường
cần phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh từ việc đầu tư vốn tổ
chức.Hàng tháng,quý,năm phải phân tích giá thành sản phẩm và các chỉ
tiêu kinh tế để giúp doanh nghiệp biết được tình hình thưc trạng tài
chính,tình hình biến động tăng giảm chi phí.Từ đó xác định nguyên nhân
và đề ra biện pháp giảm chi phí,hạ giá thành sản phẩm.
Qua tìm hiểu quá trình hình thành phát triển và phân tích đánh giá
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Em thấy sản phẩm kẹo cứng
caramen đem lại lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của Công
ty.Để phát triển và cạnh tranh lâu dài trên thị trường đặc biệt là khi nước
ta đã gia nhập WTO thì việc cạnh tranh về chất lượng và giá bán ngày
càng trở nên quyết liệt.Vì vậy em chọn đề tài "Xây dựng kế hoạch giá
thành và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Hà " với mục đích phân tích tính toán đúng đủ chi phí đưa


vào sản xuất kinh doanh,nâng cao chất lượng quản lý,hạn chế tối đa
những chi phí không cần thiết làm ảnh hưởng xấu đến giá thành sản
xuất.Đồng thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí,giảm giá thành để
từ đó giúp doanh nghiệp xác định giá bán đảm bảo được yếu tố kinh
doanh nhưng sản phẩm vẫn có tính cạnh tranh cao.
Kết cấu chuyên đề gồm:
Chương I:Những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong sản xuất doanh nghiệp.
2
Chương II:Khái quát chung về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà-
HaiHaCo.
Chương III:Tính toán chi phí và giá thành sản phẩm kẹo cứng caramen
150g và đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP.
I.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.
1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động
sống,lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để
tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.Trong đó hao
phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho
cán bộ công nhân viên.Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản
hao phí về nguyên vật liệu,nhiên liệu,hao mòn máy móc,thiết bị,công
cụ Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với
quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất gồm 12 khoản mục:
• Tiền lương:là tiền doanh nghiệp trả cho người lao động được tính

vào giá thành khi họ tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp tuân theo quy định của pháp luật.
R
l
=G
tl
.Q(đồng/năm)
Trong đó: G
tl
:đơn giá tiền lương để sản xuất cho 1đơn vị
sản phẩm.
Q:khối lượng sản phẩm.
R
l
=(1-K
bh
)[L
cb
*N
cb
*Nk(1+K)+(L
cb
*N
cb
*P)/22.5]+P
t
*T
t
Trong đó: L
cb

:lương cấp bậc
N
cb
:số lượng cán bộ
K
bh
:hệ số tính bảo hiểm
N
l
:khoản phụ cấp
K:các khoản phụ cấp liên quan đến tiền lương,làm việc
4
độc hại
P
t
:mức thưởng
T
t
: thời gian thưởng
• Bảo hiểm xã hội
R
bhxh
=K
bhxh
* R
l
Kbhxh là 16% tính trong giá thành (doanh nghiệp trả cho
người lao động).
6% không tính trong giá thành (người lao động trả).
Thay đổi theo chế độ bảo hiểm xã hội mà bộ thương binh xã

hội quy định.
• Khấu hao tài sản:
khấu hao theo đường thẳng:
R=(nguyên giá- giá trị còn lại dự kiến)/thời gian tính khấu hao.
=(K-S
dt
)/T
kh
• Tiền ăn tiêu vặt nếu có được tính theo quy định bởi cơ chế chi tiêu
nội bộ mỗi doanh nghiệp thay đổi theo từng thời kỳ
Tiền ăn=định mức*số người*số ngày được ăn*số tháng 1ng/1 ngày.
• Chi phí sửa chữa:là việc doanh nghiệp bỏ ra để phục hồi tính năng
hoạt động của tài sản,thiết bị như thiết kế.
Dựa vào hố sơ kỹ thuật đơn giá của phụ tùng thay thế được tính
theo tỷ lệ % nguyên giá kỹ thuật.
R sửa chữa=R
sc
(đồng/năm) x K nằm từ 0.5%-4%.
• Chi phí vật liệu chính=định mức tiêu hao x sản lượng(đồng/năm)
= Đ x Q
• Vật rẻ mau hỏng=tổng định mức tiêu dùng x đơn giá
Ước tính tỷ lệ % theo đơn giá 0.03-0.05% nguyên giá.
• Năng lượng=định mức x đơn giá x khối lượng sản phẩm.
5
• Bảo hiểm tài sản =tỷ lệ % nguyên giá từ 0.9-3.4% tùy theo tài sản.
• Lệ phí:tùy theo loại hình hoạt động mà có những lệ phí tương ứng.
• Chi phí quản lý 60-80% quỹ tiền lương.
• Chi phí khác là khoản chi phí hợp lý nằm ngoài những điều khoản
trên như tiếp khách,chi phí đào tạo huấn luyện và những chi phí
khác(50-70% quỹ tiền lương).

2.Phân loại chi phí sản xuất.
Để quản lý vào hoạch toán chi phí theo từng nội dung cụ thể,theo từng
đối tượng tập hợp chi phí,từng đối tượng tính giá thành,cần phải tiến hành
phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học,thống nhất theo những chỉ
tiêu nhất định.Chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức sau:
2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.
Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính,phụ.phụ tùng thay thế,công cụ,dụng cụ sử dụng sản xuất kinh
doanh.
Yếu tố chi phí nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng
số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công
nhân viên chức.
Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn: phản
ánh phần bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn trích ra theo tỷ
lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công
nhân viên.
Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài
sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh.
6
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền
chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
2.2.Phân loại sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh về toàn bộ chi phí nguyên vật

liệu chính,phụ,nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất,chế tạo sản
phẩm hay dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương,phụ cấp tiền lương,các
khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn
theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất.
Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan
đến tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên
quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
2.3.Phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm
sản xuất: chi phí của doanh nghiệp được chia thành biến phí,định phí.
• Biến phí (chi phí biến đổi):là nhữn chi phí có sự thay đổi về lượng
tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công
trực tiếp
• Định phí(chi phí cố định): là những chi phí không thay đổi về tổng số
khi có sự thay đổi khối lượng sản xuất trong mức độ nhất định như
chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân,chi phí
điện thắp sáng
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng
chịu chi phí:gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
7
3.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là các loại chi phí được
tập hợp trong một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân
tích chi phí và giá thành sản phẩm,dịch vụ.Giới hạn phục vụ kinh doanh có
thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng,bộ phận giai đoạn công nghệ )

hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm,nhóm sản phẩm,chi tiết
sản phẩm ).
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh thực chất là
xác định nơi xảy ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.Để xác định đúng đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào:
Tính chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: đó là sản xuất đơn
giản,phức tạp,sản xuất liên tục,sản xuất song song.
Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay hàng loạt.
Đặc điểm tổ chức sản xuất:tổ chức sản xuất có hay không có phân
xưởng bộ phận công trường sản xuất.
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp.
Đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh
doanh có thể là nhóm sản phẩm,từng mặt hàng từng bộ phận ,cụm chi tiết
sản phẩm.
4.Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Quản lý chi phí sản xuất là phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất.
Quản lý chi phí sản xuất giúp lập kế hoạch cung ứng vật tư,tiền vốn,sử
dụng lao động cho kỳ sau,cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc
dân.Công việc quản lý chi phí sản xuất cung cấp số liệu cho công tác tính
giá thành,phân tích tình hình thực hiên tính giá thành làm tài kiệu tham
khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm
cho kỳ sau.Giúp cho các nhà quản lý xác định phương pháp kế toán tổng
hợp phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.Giúp
cho công tác quản lý kinh doanh phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho
8
việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm,tăng hiệu quả
kinh doanh.
II.Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm.

1.Khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất,phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản,vật tư,lao
động,tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ
thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được những mục đích sản
xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm hạ
giá thành sản phẩm.Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán hiệu
quả kinh tế các hoạt động sản xuất.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền tổng số hao phí lao động
sống và lao động vật hoá tính cho khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm được tính toán xác định theo từng loại sản
phẩm,dịch vụ cụ thể hoàn thành và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn
thành toàn bộ quy trình sản xuất thành phẩm hoặc hoàn thành một số giai
đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức la 1/2 thành phẩm.
Giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng công tác của
doanh nghiệp bao gồm các mặt:trình độ công nghệ,trình độ tổ chức sản
xuất,trình độ quản lý.
Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm,dịch vụ hoàn thành,cũng
có thể là bán thành phẩm,chi tiết sản phẩm,nhóm sản phẩm,đơn đặt
hàng Đó là loại snả phẩm sản xuất cụ thể mà yêu cầu quản lý cần xác
định được giá thành và giá thành đơn vị để định giá bán và tính toán ra
kết quả kinh doanh hoặc đánh giá được kết quả hoạt động của bộ phận
sản xuất.
2.Phân loại giá thành sản phẩm.
2.1.Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
9
Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức,dự toán chi phí
của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản

phẩm và được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi
phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá
trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất
sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
2.2.Phân loại theo vị trí phát sinh chi phí.
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên
qian đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng,bộ
phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp,nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phí liên
quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất,quản lý và bán
hàng).Do vậy giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành
toàn bộ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = giá thành sản phẩm sản xuất
+ chi phí quản lý + chi phí tiêu thụ sản phẩm.
3.Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công việc,lao vụ,nửa thành
phẩm,chi tiết hoặc bộ phận cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.Đối
tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang
trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hoạch toán kinh tế nội bộ và
tiêu thụ sản phẩm.
Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần dựa vào các cơ sở sau
đây:
- Đặc điểm công nghệ quy trình sản xuất:sản xuất giản đơn hay phức tạp
10
• Với sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối
cùng.

• Với sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở
bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
-Loại hình sản xuất:đơn chiếc,sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng
loạt với khối lượng lớn.
• Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ,đối tượng tính giá
thành là sản phẩm của từng đơn chiếc.
• Sản phẩm hàng loạt và sản xuất với khối lượng lớn,phị thuộc vào quy
trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) thì đối tượng tính
giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng
giai đoạn công nghệ.
4.Ý nghĩa của giá thành và cách tính giá thành.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế,kỹ thuật tổng hợp được dùng để đánh
giá chất lượng hoạt động của xí nghiệp và phản ánh một cách tổng quát
các mặt kỹ thuật,kinh tế,tổ chức của xí nghiệp.
Đặc biệt trong điều kiên hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường,giá
thành luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà doanh nghiệp.Tính
đúng đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản
lý chi phí.

III.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản
xuất.Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí còn giá thành sản phẩm
phản ánh mặt kết quả sản xuất.Tất cả những khoản chi phí phát sinh và
chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm,dịch vụ đã hoàn
thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Nói cách khác giá
11
thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng
công việc,sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Sơ đồ về mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Tổng giá thành sản phẩm = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí
phát sinh trong kỳ + chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các
ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản
phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
IV.Các phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng các số liệu chi
phí đã tập hợp trong kỳ để tính tổng giá thành đơn vị sản phẩm theo
khoản mục và cho từng đối tượng tính giá thành.Bao gồm các loại sau:
1.Phương pháp tính giá thành thực tế
Giá thành thực tế sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ được xác
định như sau:
Z=C+D
đk
–D
ck
Giá thành đơn vị sản phẩm là:
Z
đv
=Z/Q=C+D
đk
-D
ck
/Q
Trong đó:
Z:tổng giá thành sản phẩm,dịch vụ của từng đối tượng tính
giá thành.
Z
đv
:giá thành đơn vị sản phẩm của từng đối tượng tính giá

thành.
C: tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
D
đk
và D
ck
:chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
2.Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp sau:
• Quy trình công nghệ giản đơn.
12
• Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng hoạch toán chi
phí.
• Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Tổng giá thành sản phẩm=chi phí dở dang đầu kỳ +chi phí phát sinh
trong kỳ -chi phí dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị sản phẩm =tổng số giá thành/ khối lượng sản phẩm
hoàn thành.
3.Phương pháp loại trừ giá thành sản phẩm phụ
Phương pháp nay được áp dụng với doanh nghiệp có cùng dây
chuyền sản xuất,cùng sử dụng một loại chi phí sản xuất thu được sản
phẩm chính và các sản phẩm phụ khác.Giá thành sản xuất của sản
phẩm chính hoàn thành được xác định theo công thức sau:
Giá thành sản xuất =chi phí dở dang đầu kỳ -chi phí dở dang cuối kỳ
+chi phí phát sinh -giá trị sản phẩm phụ.
Để đơn giản người ta trừ giá thành sản phẩm phụ vào khoản mục
nguồn vay lãi chính trong kỳ.
4.Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có cùng một
dây chuyền sản xuất,cùng sử dụng một loại chi phí sản xuất thu được

nhiều loại sản phẩm tương tự nhau nhưng có kích thước,trọng lượng
khác nhau.
5.Phương pháp tính giá thành tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp mà cùng sử
dụng một loại chi phí sản xuất ra các nhóm sản phẩm khác nhau,mỗi
nhóm lại có các kích cỡ khác nhau.
6.Phương pháp tính giá thành cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp mà quy trính
công nghệ chia làm nhiều giai đoạn sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn
cuối cùng.
13
Công thức: Z = C
dddk
+ C
1
+ C
2
+ + C
n
– C
ddck
Trong đó:
Z:giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ
C
dddk
: chi phí dở dang đầu kỳ
C
ddck
:chi phí dở dang cuối kỳ
C

1
, ,C
n
:chi phí sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn 1, n.
7.Phương pháp tính giá thành theo phân bước
Được áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ
phức tạp,liên tục,quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai
đoạn công nghệ theo quy trình nhất định.
8.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Là phương pháp được áp dụng các chi phí sản xuất phát sinh được tập
hợp và phân bổ lại theo đơn đặt hàng riêng biệt.Khi đơn đặt hàng hoàn
thành thì tổng số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đólà giá thành thực
tế của sản phẩm khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt
hàng,phương pháp này áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp sản xuất
đơn chiếc.
9.Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng thích hợp với đơn vị snả xuất có các điều
kiện sau:
• Quy trình công nghệ sản xuất định hình và sản phẩm đã đi vào
sản xuất ổn định.
• Các loại định mức kinh tế đã tương đối hợp lý,chế độ quản lý định
mức đã kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên.
• Trình độ tổ chức quản lý và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất vs
tính giá thành tương đối vững vàng.
V.Nội dung và phương pháp lập kế hoạch tính giá thành.
Đây là bộ phận kế hoạch quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh
doanh,phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp về các mặt công
14
nghệ,tổ chức lao động,tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Nội dung của kế hoạch gồm:

• Đề xuất các biện pháp hạ giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
• Lập phương án giá của sản phẩm.
• Lập kế hoạch giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.
Giá thành một đợn vị sản phẩm được thiết lập theo các khoản mục
chi phí:
1.Phương pháp tính khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Phương pháp chung là lấy định mức tiêu hao trên 1 đơn vị sản phẩm
* giá kế hoạch của nguyên vật liệu.
2.Phương pháp tính chi phí nhân công trực tiếp.
Nếu có sẵn đơn giá tiền lương tổng hợp thì chỉ việc điền vào bảng
tính giá thành.Nếu không có sẵn đơn giá lương tổng hợp thì có thể lấy
tổng quỹ lương năm kế hoạch / sản lượng năm kế hoạch sẽ được chi
phí tiền lương trên 1 sản phẩm sau đó tính thêm chi phí theo lương bao
gồm bảo hiểm xã hội,kinh phí công đoần và bảo hiểm y tế.
3.Phương pháp tính chi phí gián tiếp.
Bước 1:lập dự toán chi phí theo từng khoản mục cả năm.
Bước 2:phân bổ tổng dự toán cho các loại sản phẩm.
Bước 3: chia tổng chi phí đã phân bổ cho sản lượng trong năm.
CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH
KẸO HẢI HÀ-HAIHACO
I.Đặc điểm chung về công ty.
15
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch là Hai Ha
Company(viết tắt là HaiHaCo) có trụ sở chính:25 Trương Định-Hai Bà
Trưng-Hà NộiCông ty cổ phần phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập
theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của
Bộ công nghiệp nhẹ.Với hơn 40 năm hình thành và phát triển công ty đã
trải qua các giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1959-1969:trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền bắc,xuất phát từ kế hoạch 3 năm(1958-1960) của Đảng
ngày 1/1/1959 Tổng công ty nông thổ sản miền bắc(trực thuộc bộ
nội thương) đã quyết định xây dựng xưởng thực nghiệm làm
nhiệm vụ nghiên cứu hạt nhân trần.Từ giữa 1954 đến tháng
4/1960 thực hiện chủ trương của tổng công ty nông thổ sản miền
bắc công nhân đã bắt tay vào nghiên cứu sản xuất thử mặt hàng
miến(sản phẩm đầu tiên) từ đậu xanh để cung cấp cho nhu cầu
của nhân dân.Sau đó 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời,đi
vào hoạt động với máy móc thô sơ.Do vậy sản phẩm chỉ bao gồm
miến,nước chấm,mạch nha.Năm 1966 Viện thực vật đã lấy nơi đây
làm cơ sở vừa thực nghiệm vừa sản xuất các đề tài thực phẩm để
từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu
cần tại chỗ.Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà máy thực nghiệm
thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản
lý.Ngoài sản xuất tinh bột ngô,còn sản xuất viên đạm,nước
tương,nước chấm lên men,nước chấm hoa quả,dầu đạm
tương,bánh mỳ,bột dinh dưỡng trẻ em.
• Giai đoạn 1970-1980:
Từ tháng 6/1970 thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm,nhà
máy chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu
bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm với số công nhân viên 555
16
người.Nhà máy đổi tên thành nhà máy thực phẩm Hải Hà.Nhiệm vụ
chính của công ty là sản xuất kẹo,mạch nha,tinh bột.
• Giai đoạn 1981-1990:
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI 1986 đất nước ta từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường,đây chính là giai đoạn thử thách đối với nhà
máy.Năm 1987 xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải
Hà thuộc bộ công nghiệp và nông nghiệpthực phẩm quản lý.Thời kỳ này

nhà máy mở rộng sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất mới.Sản
phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và xuất khẩu
sang các nước Đông Âu.
• Giai đoạn 1991 đến nay:
Tháng 1/1992 nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý,trước
biến động của thị trường nhiều nhà máy đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn
đứng vững và vươn lên.Trong năm 1992,nhà máy thực phẩm Việt
Trì(sản xuất mỳ chính) đã sáp nhập vào Công ty và đến năm 1995 Công
ty kết nạp thành viên mới là nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam
Định.Tháng 7/1992,nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty
bánh kẹo Hải Hà(tên giao dịch là haihaco) thuộc Bộ công nghiệp
nhẹ.Mặt hàng sản xuất chủ yếu là ,kẹo sữa dừa,kẹo hoa quả,kẹo cà
phê,kẹo cốm,bánh biscuit,bánh kem xốp.Các xí nghiệp trực thuộc công
ty bao gồm xí nghiệp kẹo,xí nghiệp bánh,xí nghiệp phù trợ,xí nghiệp thự
phẩm Việt Trì,xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định.
Trong quá trình phát triển công ty đã liên doanh với:
Năm 1993 công ty liên doanh với công ty Kotobuki của Nhật Bản thành
lập liêm doanh Hải Hà-Kotobuki.Tỷ lệ vốn góp Hải Hà 30%(12 tỷ
đồng),Kotobuki 70%(28 tỷ đồng).
Năm 1995 thành lập liên doanh Miwon của Hàn Quốc tại Việt Trì với số
vốn góp của Hải Hà là 11 tỷ đồng.
17
Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà-Kameda tại Nam Định,vốn góp
của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng.Nhưng do hoạt động không hiệu quả nên đến
1998 thì giải thể.
Đến nay tổng số lao động của công ty khoảng 1700 người,với số vốn
vổ phần là 49%(phần lớn là cán bộ công nhân viên công ty) và 51% vốn
thuộc sở hữu của Tổng công ty thuốc lá.
2.Chức năng,nhiệm vụ của công ty.
Công ty được thành lập với chức năng sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi

tầng lớp nhân dân và một phần để xuất khẩu
Trên thị trường sản xuất bánh kẹo hiên nay,Haihaco là một trong 5
nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam,là đối thủ cạnh tranh trực
tiếp của các công ty như Bibica,Kinh đô miền bắc.Haihaco được bình
chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Về thị phần,Haihaco chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước
tính theo doanh thu.
3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý.
3.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh,hiện nay công ty gồm 6 xí
nghiệp:
• Xí nghiệp bánh:có 3 dây chuyền sản xuất chuyên sản xuất các
loại bánh quy,bánh kem xốp,gato,bánh bisciut,bánh mặn
• Xí nghiệp kẹo:gồm 2 dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo
mềm,kẹo có nhân và không nhân như kẹo xốp
cam,cốm,dâu Trong đó có dây chuyền sản xuất kẹo chew và kẹo
caramen của Đức hiện đại.
Về mặt quản lý,xí nghiệp kẹo cứng và kẹo mềm trước đây đã được
nhập thành một xí nghiệp là xí nghiệp kẹo.Tuy nhiên trong lập trình phần
mềm chưa thay đổi nên trên thực tế,kế toán chi phí sản xuất và tính giá
18
thành sản phẩm cũng như những phần hành khác đều tính riêng cho xí
nghiệp kẹo cứng và xí nghiệp kẹo mềm.
• Xí nghiệp kẹo chew: nhiệm vụ là sản xuất các loại kẹo chew
như:chew nho đen,chew taro,chew đậu đỏ,chew nhân bắp
• Xí nghiệp phụ trợ: chuyên cung cấp nhiệt lượng cho các xí nghiệp
gồm 4 lò hơi và các công cụ khác,ngoài ra còn làm nhiệm vụ sửa
chữa,cơ khí,điện,nề mộc,và bộ phận sản xuất phụ như sản xuất
giấy,in hộp
• Nhà máy thực phẩm Việt Trì: sản xuất các loại kẹo,glucoza,bao

bì,in và một số vật liệu khác.Bên cạnh đó năm 1998 xí nghiệp còn
được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly
cốc
• Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định:sản xuất bột dinh
dưỡng,bánh kem xốp và một số bánh khác.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng chúng có những đặc thù
chung nên được phân thành các nhóm sản phẩm và được sản xuất trên
cùng một dây chuyền công nghệ.Quy trình công nghệ sản xuất được
khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ sản xuất kẹo cứng:
19
NẤUHOÀ
ĐƯỜNG
LÀM
NGUỘI
MÁY LĂN
CÔN
Trong những dây chuyền sản xuất của công ty đều có những đặc
trưng và đặc điểm riêng biệt.Với quy trình sản xuất kẹo cứng,trình bày
cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Hoà đường
20
VUỐT
KẸO
GÓI TAY
SÀNG
LÀM
LẠNH
MÁY GÓI
DẬP HÌNH

ĐÓNG TÚI
BƠM
NHÂN
TẠO
NHÂN
Trong quy trình này đường,nha,nước được đưa vào theo tỷ lệ nhất
định,hoà tan với nhau thành dung dịch đồng nhất ở nhiệt độ từ 100
0
c-
110
0
c theo tỷ lệ quy định.Việc hoà đường được tiến hành thủ công,do
vậy yêu cầu trong giai đoạn này công nhân phải lành nghề,nắm chắc kỹ
thuật để có thể sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu.
Giai đoạn 2: Nấu
Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặc dịch kẹo sau khi đã được
hoà tan,dung dịch này được cho vào nồi nấu.Thông thường kẹo cứng
được nấu ở nhiệt độ 130
0
c-154
0
c.
Giai đoạn 3:Làm nguội
Sau khi đã qua giai đoạn 2 dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được
đổ ra bàn làm nguội.Khi nhiệt độ giảm xuống còn 70
0
c tuỳ từng loại kẹo
người ta cho thêm hương liệu như bột dứa,tinh dầu dứa vào hỗn
hợp Đến một nhiệt độ thích hợp,đảm bảo khi đưa vào khâu định hình
kẹo không bị dính,người ta chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 4: Tạo hình
Giai đoạn này gồm nhiều khâu:qua máy lăn côn,máy vuốt,tạo nhân,
bơm nhân(nếu là kẹo cứng có nhân),sàng và làm nguội.Khi chuyển từ
bàn làm nguội sang máy lăn côn,các mảng kẹo sẽ được trộn đều một
lần nữa.Máy vuốt kẹo sẽ vuốt những mảng kẹo thành dải dài và đưa
sang máy dập hình để cắt theo những khuôn mẫu nhất định sẵn.Sau đó
những viên kẹo sẽ rơi xuống những tấm sàng và được làm nguội nhanh
xuống nhiệt độ 40
0
c-50
0
c đảm bảo cho kẹo ở trạng thái cứng, giòn,không
bị biến dạng khi gói.Ở khâu dập hình viên kẹo,phần kẹo thừa sẽ được
đưa ngay vào nồi CKA22 để nấu lại và thực hiện các khâu như cũ.
Giai đoạn 5:gồm các khâu gói kẹo,đóng gói,đóng thùng.
Việc gói kẹo,đóng gói được thực hiện cả trên máy và thủ công nhằm
tận dụng sức lao động,sau đó sẽ được đong gói,đóng thùng.
Trong 5 giai đoạn trên,3 giai đoạn đầu không những đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng lớn đến
21
chất lượng kẹo sản xuất ra.Do vậy ngoài việc bố trí những công nhân
có tay nghề cao,kiến thức chuyên môn vững vàng,công ty còn yêu cầu
bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở những giai đoạn này
một cách khắt ke,kỹ lưỡng.
3.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị của công ty.
• Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
Gồm Đại hội đồng cổ đông,Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc và Ban
kiểm soát.
-Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công
Ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.Đaih Hội đồng cổ đông

thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết
tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản.
-Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý của công ty,nhân danh công ty
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty.Hội
đồng quản trị gồm 5 người:2 người đại diện cho vốn cổ đông và 3 người
đại diện cho vốn thuộc Tổng công ty thuốc lá.
-Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
22
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT

Bộ máy quản lý của công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ,hợp lý
và hiệu quả.
Ban lãnh đạo của công ty gồm 3 người:1 Tổng giám đốc và 2 phó Tổng
giám đốc.
- Tổng giám đốc là người điều hành,chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh là người có nhiệm vụ theo
dõi,quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc.
-Phó giám đốc phụ trách tài chính là người trực tiếp theo dõi,quản lý
tình hình tài chính của công ty,chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc.
• Các phòng ban trực thuộc bao gồm:

-Văn phòng giải quyết các vấn đề mang tính hành chính,thủ tục,bố
trí,sắp xếp nhân lực
23
TỔNG GIÁM
ĐỐC
P.TỔNG
GIÁM ĐỐC
CÁC
TRƯỞNG
PHÓ,PHÒNG
BAN
-Phòng tài vụ:thực hiện tổ chức hạch toán kế toán,phân tích thông
tin,cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý và điều hành sản
xuất kinh doanh.
-Phòng kỹ thuật:chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất,quy trình công
nghệ,tính toán đề ra định mức,chế tạo sản phẩm mới.
-Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ cung ứng vật tư,nghiên cứu thị
trường,lập kế hoạch sản xuất,đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm
hợp lý,đảm bảo cho các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh.
-Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
• ơ đồ quản lý của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
24
BAN GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG P.TÀI VỤ P. KỸ THUẬT P. KINH
DOANH
P.KCS
XN KẸO XN KẸO
CHEW
XN PHỤ
TRỢ

NMTP VIỆT
TRÌ
NM BỘT DINH
DƯỠNG NAM
ĐỊNH
Sản phẩm của công ty được chia thành sản phẩm chính và sản phẩm
phụ.Với sản phẩm chính bao gồm các loại bánh kẹo vào một thời điểm
thì mỗi dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm,quy trình sản xuất
đều khép kín,kết thúc một ca máy thì sản phẩm sản xuất được hoàn
thành và không có sản phẩm dở dang.Với sản phẩm phụ,ngoài hoạt
động sản xuất chính là bánh kẹo còn có hoạt động sản xuất cắt bìa,in
hộp,gia công túi,rang xay cà phê ,các hoạt động này được tiến hành ở
bộ phân sản xuất phụ.Sản phẩm này sau khi hoàn thành sẽ nhập kho để
phục vụ cho hoạt động sản xuất chính hoặc có thể được bán ra ngoài.
Là một công ty có quy mô lớn,quy trình công nghệ phức tạp,hằng năm
công ty phải sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội.Do đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ
trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và bao gồm nhiều loại khác
nhau.Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của công ty chiếm
một tỉ trọng lớn trong tính giá thành sản phẩm:kẹo cứng(73,4%,,kẹo
mềm(71,2%),bánh(65%).Nguyên vật liêu của công ty chủ yếu được chế
biến từ thực phẩm của ngành công nghệ công nghiệp hoá chất.Các
nguyên vật liệu phần lớn không để được lâu,khó bảo quản,dễ hư
hỏng,thời gian sử dụng ngắn gây khó khăn trong việc thu mua,bảo
quản,dự trữ.Những đặc điểm này đòi hỏi công ty phải có hệ thống kho
tàng và quy định bảo quản cũng như việc xuất nhập vật tư theo đúng
yêu cầu quản lý.
Hàng năm công ty phải sử dụng một số lượng lớn nguyên vật liệu như
đường,glucozo,sữa béo,váng sữa,bột mỳ,cà phê,bơ,hương liệu Một
25

XN BÁNH

×