Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG THANH TOÁN tại WEBSITE của CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM TOÀN cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 57 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Nguyễn Thị Hội –
Giảng viên Bộ môn Công nghệ thông tin đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy tác giả
trong bốn năm ngồi trên ghế giảng đường trường Đại học Thương Mại, những kiến thức
mà tác giả nhận được sẽ là hành trang giúp tác giả vững bước trong tương lai.
Tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và các thầy
cô trong Thư viện trường đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu tài liệu quý báu trong
thời gian qua để hoàn thành đề tài.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp trong phạm vi và khả
năng bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự chỉ bảo và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn để bài làm ngày một hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
ii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ iv
Danh mục từ viết tắt v
PHẦN 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài 1
1.1.1. Tầm quan trọng của đề tài 1
1.1.2. Ý nghĩa của đề tài 1


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 2
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
1.3. Mục tiêu 4
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài 4
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4
1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu: 5
1.6. Kết cấu của khóa luận 5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU. 6
I. Cơ sở lý luận về thanh toán trực tuyến 6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2. Một số lý thuyết về thanh toán trực tuyến của công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu 8
2.1.3. Phân định nội dung nghiên cứu về thanh toán trực tuyến của công ty cổ phần bảo
hiểm Toàn Cầu 18
II. Đánh giá, phân tích thực trạng thanh toán tại website của công ty cổ phần bảo
hiểm Toàn Cầu 19
2.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu 19
iii

2.2.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu 21
2.2.3. Tình hình ứng dụng CNTT và HTTT của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu. 24
2.2.4. Phân tích và đánh giá thực trạng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu 29
PHẦN 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨC

NĂNG THANH TOÁN TẠI WEBSITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN
CẦU 35
3.1. Định hƣớng giải pháp 35
3.1.1. Giải pháp thanh toán trực tuyến bằng thẻ ghi nợ 35
3.1.2. Giải pháp thanh toán trực tuyến qua hệ thống thanh toán bằng tiền điện tử (ví điện
tử hay két điện tử) 37
3.1.3. Giải pháp thanh toán trực tuyến bằng chuyển tiền điện tử (EFT) 40
3.2. Các đề xuất 41
3.2.1. Cải thiện hạ tầng 41
3.2.2. Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực R&D 42
3.3. Một số kiến nghị 42
3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý 42
3.3.2. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với TMĐT, nâng cao năng lực giải
quyết tranh chấp trong hoạt động TTTT 43
3.3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy TMĐT 44
3.4. Một số hƣớng phát triển của đề tài 45
KẾT LUẬN 46
Tài liệu tham khảo vii
Các phụ lục viii


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiê
̉
m Toàn Cầu 23
Bảng 2.2 Danh sách nhân viên tham gia phỏng vấn sâu 27
Bảng 2.3 Kết quả điều tra câu hỏi về phần mềm đã và đang dùng 28
Bảng 2.4 Kết quả điều tra về việc xử lý dữ liệu 28

Bảng 2.5 Kết quả điều tra về sự đồng bộ giữa hệ thống ứng dụng và HTTT 28
Bảng 2.6 Kết quả điều tra về rủi ro an toàn bảo mật thông tin 29
Bảng 2.7 Hình thức thanh toán trực tuyến của GIC: 31
Bảng 2.8 Bảng số liệu các phương thức TTTT mà khách hàng sử dụng 31
Bảng 2.9 Số liệu về các yếu tố quyết định để khách hàng lựa chọn TTTT 33
Bảng 2.10 Số liệu về các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng TTTT trên website 34
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của GIC (2010 – 2013) 24
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các phương thức TTTT mà khách hàng sử dụng 32
Biểu đồ 2.3 Các yếu tố quyết định để khách hàng lựa chọn TTTT 33
Biểu đồ 2.4 Đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng TTTT trên website 34
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 22
Hình 2.1: Quy trình thanh toán trực tuyến 10
Hình 2.2: Quy trình thanh toán trực tuyến qua hệ thống thẻ 13
Hình 2.3: Quy trình TTTT qua ví điện tử Ngân lượng 15
Hình 2.4: Quy trình TTTT qua ví điện tử Bảo Kim 16




v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
Nghĩa Tiếng Việt
ATM
Automatic Teller Machines
Thiết bị giao dịch tự động
AES
Advanced Encryption

Standard
Tiêu chuẩn mã hóa
B2B
Business to Business
Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà
cung cấp với nhau thông qua mạng
Internet
B2C
Business to Consumer
Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà
cung cấp với khách hàng thông qua mạng
Internet
C2C
Consumer to Consumer
Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa khách
hàng với khách hàng thông qua mạng
Internet
CMND

Chứng minh nhân dân
CNTT

Công nghệ thông tin
CSDL

Cơ sở dữ liệu
ĐKKD

Đăng ký kinh doanh
EC

European Commission
Ủy ban châu Âu
e-commerce

Thương mại điện tử
EFT
Electronic Funds Transfer
Chuyển tiền điện tử
GIC
Global Insurance Company
Tên tiếng Anh của công ty cổ phần bảo
hiểm Toàn Cầu
GPRS
General Packet Radio Service
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
HT

Hệ thống
HTTT

Hệ thống thông tin
IDG
International Data Group

IEEE
Institute of Electrical and
Electronics Engineers
Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử
vi


LAN
Local area network
Mạng cục bộ
MAP
Merchant Account Provider
Nhà cung cấp tài khoản dành cho thương
gia
MIT

Học viện Công nghệ Massachusetts
OECD
The Organization for
Economic Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OTAC
One Time Authentication
Certification
Công nghệ Chứng thực và Xác thực nhất
thời
RSA
Rivest-Shamir-Adleman
Giải thuật mã hóa công khai
SMS
Short Message Services
Dịch vụ tin nhắn ngắn
SSL
Secure Socket Layer
Giao thức an toàn tầng giao vận
TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam
TMĐT

Thương mại điện tử
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
TP

Thành phố
TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh
TTĐT

Thanh toán điện tử
TTTT

Thanh toán trực tuyến
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
VECOM
Vietnam E-commerce
Association
Hiệp hội thương mại điện tử
VINASA
Vietnam Software And IT
Service Association

Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm
VNBC
Viet Nam Bank Card
Hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ
ngân hàng
WAN
Wide Area Network
Mạng diện rộng


1

PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
1.1.1. Tầm quan trọng của đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay không còn là khái niệm quá mới lạ ở Việt Nam.
Cùng với sự bùng nổ của Internet, 3G và các thiết bị di động, thương mại điện tử ở Việt
Nam như được chắp thêm sức mạnh để cất cánh. Người ta có thể tạo ra một trang web,
một chủ đề trên các diễn đàn, mạng xã hội để bán hàng chỉ qua vài cái click chuột.
Song hành với sự phát triển của TMĐT không thể không kể đến thanh toán điện tử.
Những lợi ích mà thanh toán điện tử mang lại là điều không thể phủ nhận, cụ thể như sự
thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, Bởi vậy, thanh toán trong
TMĐT chính là chìa khóa cho sự thành công của TMĐT. Thanh toán điện tử tại Việt Nam
bắt đầu có những bước đi đầu tiên từ cuối năm 2006, đầu năm 2007 và nó đã tạo điều kiện
cho TMĐT Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển, tăng trưởng vượt bậc. Tuy
nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định thì mức tăng trưởng đó vẫn chưa xứng với tiềm
năng mà nó có thể đem lại. Và trong số các trở ngại của việc triển khai TMĐT tại Việt
Nam thì thanh toán được xem là trở ngại trung gian trong tất cả các trở ngại.
Thanh toán trực tuyến (TTTT) là hình thức thanh toán mà bất kỳ một doanh nghiệp nào
khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều phải chú trọng triển khai nếu như

muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Các website tại Việt Nam hiện nay đã ứng dụng rất
nhiều các hoạt động TTTT, tuy nhiên, thực sự chưa có một website nào tạo được một nét
khác biệt so với các wevsite khác mà hầu như giữa các website có khá nhiều nét tương
đồng. Thực tế qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu, tác giả nhận
thấy việc ứng dụng và triển khai hoạt động thanh toán trên website còn nhiều hạn chế và
cần thiết phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chức năng thanh toán tại
website www.gic.com.vn của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
1.1.2. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu các giải pháp TTTT của Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu mang
lại cái nhìn tổng quan về thực trạng TTTT tại Việt Nam và cụ thể tại công ty cổ phần bảo
hiểm Toàn Cầu. Với mong muốn đưa ra những đề xuất tốt nhất cho việc nâng cao hiệu

2

quả TTTT tại công ty này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả chức năng thanh toán tại website của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu”.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
TTĐT nói chung, TTTT nói riêng phát triển gắn liền với sự phát triển của TMĐT. Sự
phát triển đó được xem là tất yếu khi nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ngày càng phát
triển, bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia
trên thế giới kéo theo giao thương quốc tế được đẩy mạnh.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về TTĐT nói chung cũng như TTTT
nói riêng. Tác giả xin nêu ra một số nghiên cứu đáng chú ý như:
Online payment systems for e-commerce - Caroline Paunov (consultant) and Graham
Vickery - The Organization for Economic Co-operation and Development (OECD)
Secretariat – 2006. (Các hệ thống thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử của tác
giả Caroline Paunov (tư vấn) và Graham Vickery – Ban thư ký OECD xuất bản năm
2006). Báo cáo này đề cập đến sự phát triển của kinh doanh điện tử, thương mại điện tử
và tái cơ cấu các chuỗi giá trị toàn cầu. Báo cáo này phân tích sự phát triển của hệ thống

thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử trước năm 2006, bao gồm các cơ chế
thanh toán khác nhau, mức độ mà các hệ thống khác nhau được sử dụng và tác động đến
các ngành công nghiệp.
E – commerce, Electronic Payments – A.Koponen – Helsinki University of
Technology, Telecommunications Software and Multimedia Laboratory – 2009. (Thương
mại điện tử, Thanh toán điện tử của tác giả A.Koponen – Trường Đại học Công nghệ,
phần mềm viễn thông và thí nghiệm đa phương tiện Helsinki, xuất bản năm 2009). Chủ
đề của báo cáo này là giới thiệu một số vấn đề có liên quan đến TMĐT như công nghệ, xã
hội và các vấn đề kinh tế. Về công nghệ, tác giả trình bày về giải pháp mạng, tiêu chuẩn
dữ liệu và bảo mật, công nghệ đa phương tiện, bảo mật dữ liệu trong TTTT và ngân hàng,
sự phát triển của điện thoại di động, công nghệ chuyển vùng của thiết bị kỹ thuật số cá
nhân. Tất cả các vấn đề này đều phát triển theo hướng giúp cho việc sử dụng dịch vụ
TMĐT mọi nơi một cách dễ dàng, thuận lợi.

3

Report Online Payment 2012 – Authors: Jip de Lange, Alessandro Longoni, Adriana
Screpnic – The Executive Committee of E Commerce Europe (Báo cáo thanh toán trực
tuyến 2012 của các tác giả Jip de Lange, Alessandro Longoni, Adriana Screpnic – Ủy ban
điều hành TMĐT châu Âu, xuất bản năm 2012). Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng
thể về các phương pháp và thói quen thanh toán trong TMĐT trên toàn cầu. Nó cũng cho
thấy một thế giới đầy hấp dẫn và luôn phát triển không ngừng, có nhiều sự đổi mới cho
phép các nhà bán lẻ thông qua các website có thể cung cấp các dịch vụ của họ xuyên biên
giới, duy trì sự tăng trưởng và phát triển.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
TTTT trong những năm gần đây không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Song trên
thực tế có rất ít các sách hay tài liệu khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Các doanh
nghiệp tại Việt Nam trong quá trình triển khai TTTT thường chủ động tìm hiểu các nguồn
tài liệu trên thế giới cũng như nghiên cứu các mô hình thanh toán kinh điển như PayPal,
AliPay, Payoo, chủ động hợp tác với các doanh nghiệp tổ chức quốc tế cung cấp dịch vụ

thanh toán.
Trường Đại học Thương mại là trường đầu tiên trong cả nước thành lập khoa Thương
mại Điện tử, và là một trong số rất ít các trường có tổ chức đào tạo chuyên ngành Quản trị
Thương mại Điện tử một cách quy mô, bài bản. Tuy nhiên, cũng chưa có một giáo trình
chính thức về TTĐT, tài liệu mà giáo viên và sinh viên tiếp cận là bài giảng “Thanh toán
trong Thương mại điện tử” – do các giáo viên khoa Thương mại Điện tử của trường biên
soạn dựa trên các tài liệu quốc tế, và thường xuyên được cập nhật.
Một số tài liệu và công trình nghiên cứu khác em đã sưu tầm được như:
Nghị định 101/2012/NĐ - CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
Báo cáo: “Các loại hình TTTT quốc tế và Việt Nam” – Sinh viên Lâm Thị Phương
Thoa và Võ Thị Cẩm Nhung – Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Báo cáo trình bày một cách
tương đối toàn diện về các vấn đề của TTTT, từ cơ sở ra đời, điều kiện của TTTT tại Việt
Nam đến các loại hình thanh toán trực tuyến mà quốc tế cũng như Việt Nam đã và đang
áp dụng, giới thiệu một số cổng TTTT tiêu biểu, từ đó có những đánh giá tổng thể về hình
thức thanh toán này tại Việt Nam.


4

1.3. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của bài khóa luận là làm nổi bật những nội dung sau:
 Trình bày cơ sở lý thuyết về thanh toán trực tuyến và các phương thức thanh toán
trực tuyến hiện nay.
 Trình bày thực trạng về vấn đề thanh toán trực tuyến của công ty hiện nay thông qua
các câu hỏi phỏng vấn và phiếu điều tra.
 Đưa ra một số giải pháp về thanh toán trực tuyến cho công ty.
 Một số đề xuất và kiến nghị.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm:

 CNTT và HTTT của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
 Website của công ty và một số website sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến.
 Thanh toán trực tuyến và giải pháp thanh toán trực tuyến hiệu quả.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về mặt thời gian:
 Các số liệu được lấy từ các năm 2010-2013 của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
 Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 24/02/2014 đến 25/04/2014.
b. Về mặt không gian:
 Nghiên cứu tại một doanh nghiệp, cụ thể là công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
1.5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài
1.5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp quan sát:
Khảo sát, tìm hiểu CNTT, HTTT và chức năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu dựa trên hiểu biết và các kiến thức đã được học nhằm đánh giá tình hình ứng
dụng CNTT, HTTT và chức năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
Các thông tin này phục vụ cho các mục 2.2.3 và 2.2.4.
 Phương pháp phỏng vấn, điều tra:

5

Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn và phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ đối tượng là nhân
viên công ty và một số khách hàng và đối tác của công ty về những nội dung phục vụ cho
bài nghiên cứu.
Các thông tin này phục vụ cho mục II của phần 2 bài khóa luận.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thông tin được thu thập từ website www.gic.com.vn, báo cáo tài chính của công ty cổ
phần bảo hiểm Toàn Cầu qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013.
Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin tổng quát về quá trình thành
lập và phát triển, tổ chức nhân sự, tình hình tài chính, tình hình hoạt động của công ty cổ
phần bảo hiểm Toàn Cầu. Các thông tin này được sử dụng trong mục 2.2.1 và 2.2.2.

Nghiên cứu các tài liệu về thanh toán trực tuyến đề tìm ra giải pháp thanh toán trực
tuyến hiệu quả cho công ty. Các thông tin này được dùng trong mục 3.1.
1.5.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
 Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và xử lý thông qua phần
mềm Microsoft Excel.
 Dữ liệu có được từ việc phỏng vấn, điều tra và thu thập tài liệu sẽ được chọn lọc,
phân tích, tổng hợp để lấy được thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
1.6. Kết cấu của khóa luận
Phần đầu của khóa luận gồm các mục: lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ, danh mục từ viết tắt.
Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 phần lớn, cụ thể:
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng thanh toán trực tuyến của công ty cổ phần bảo hiểm
Toàn Cầu.
Phần 3: Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chức năng thanh toán tại
website của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
Kết thúc khóa luận là kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan
khác.


6

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU.
I. Cơ sở lý luận về thanh toán trực tuyến
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Thanh toán điện tử là gì?
Theo Ủy ban Châu Âu (European Commission - EC), Thanh toán điện tử được hiểu là
việc thực hiện các hoạt động thanh toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc
xử lý truyền dữ liệu điện tử. (Theo [1]).

Theo [2], Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
thông điệp điện tử (eletronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt.
Tiếp cận dưới góc độ tài chính, TTĐT được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện
tài chính từ một bên sang một bên khác thông qua các phương tiện điện tử.
Tiếp cận dưới góc độ Công nghệ thông tin, TTĐT được hiểu là việc thanh toán dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp
cho việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Thanh toán điện tử sử dụng các chứng từ điện tử thay cho các chứng từ giao dịch
truyền thống.
b. Thanh toán trực tuyến là gì?
Cũng như TTĐT, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về TTTT:
Theo NetBuilder – một công ty cung cấp các dịch vụ trực tuyến thì “TTTT là giao dịch
trao đổi giữa hàng và tiền theo những chuẩn nhất định thông qua các phương tiện truyền
thông trực tuyến”.
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ Công thương năm 2006 thì “TTTT là
việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ và được mua bán trên Internet
thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt”.
c. Các công nghệ ứng dụng trong TTTT
 Các kiểu mã hóa:
o Mã hóa khóa bí mật:

7

Mã hóa với khóa bí mật chỉ dùng chung khóa cho cả quá trình mã hóa và giải mã. Yếu
tố bí mật nằm ở chỗ phải giữ bí mật thông tin khóa đảm bảo không ai giải mã được thông
điệp.
o Mã hóa khóa công khai:
Phương pháp mã hoá công khai (Public Key Cryptography) đã giải quyết được vấn đề
của phương pháp mã hoá khoá bí mật là sử dụng hai khoá public key và private key.
Phương pháp này còn được gọi là mã hoá bất đối xứng (Asymmetric Cryptography) vì

trong hệ sử dụng khoá mã hoá E
k
và khoá giải mã D
k
khác nhau (E
k
# D
k
). Trong đó, E
k

được sử dụng để mã hoá nên có thể được công bố, nhưng khoá giải mã D
k
phải được giữ
bí mật. Nó sử dụng hai khoá khác nhau để mã hoá và giải mã dữ liệu.
 Tiêu chuẩn mã hóa Advanced Encryption Standard (AES):
Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiếnlà một thuật toán tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ nhằm
mã hóa và giải mã dữ liệu. AES là một thuật toán “mã hóa khối” (block cipher) ban đầu
được tạo ra bởi hai nhà mật mã học người Bỉ là Joan Daemen và Vincent Rijmen. Kể từ
khi được công bố là một tiêu chuẩn, AES trở thành một trong những thuật toán mã hóa
phổ biến nhất sử dụng khóa mã đối xứng để mã hóa và giải mã (một số được giữ bí mật
dùng cho quy trình mở rộng khóa nhằm tạo ra một tập các khóa vòng). Ở Việt Nam, thuật
toán AES đã được công bố thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7816:2007 năm 2007 về
Thuật toán mã hóa dữ liệu AES.
 Công nghệ bảo mật trong thanh toán:
o Rivest-Shamir-Adleman (RSA):
Giải thuật mã hóa công khai RSA là một tiêu chuẩn được các tác giả Ronal Rivest, Adi
Shamir và Leonard Adleman phát triển tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào
năm 1977 hiện tiêu chuẩn được các tổ chức Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (American
National Standards Institute), Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử (Institute of Electrical and

Electronics Engineers – IEEE) và Phòng thí nghiệm RSA công nhận (RSA Laboratories
là một bộ phận của Tập đoàn EMC) công nghệ đạt tiêu quốc tế, được kiểm nghiệm về tính
an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu khắt khe của các ngân hàng hàng đầu thế giới. Khách
hàng sẽ được ngân hàng cấp một thiết bị bảo mật là Token key (chìa khóa điện tử). Để
truy cập hệ thống, khách hàng cần đồng thời hai mật khẩu, một mật khẩu do chính khách

8

hàng lựa chọn và ghi nhớ, một mật khẩu khác được tạo ra bởi token key gồm 6 chữ số
hiển thị trên màn hình của thiết bị. Mật khẩu do token key sinh ra do thuật toán ngẫu
nhiên, riêng biệt, không thể trùng lặp và liên tục thay đổi sau mỗi 1 phút (ứng dụng công
nghệ One Time Password). Hệ thống của ngân hàng chỉ cho phép thực hiện giao dịch nếu
đồng thời hai mật khẩu trên được khách hàng nhập đúng.
o Công nghệ “Chứng thực và Xác thực nhất thời” One Time Authentication
Certification (OTAC):
Công nghệ OTAC, một sáng chế độc quyền quốc tế của MobizCom, là giải pháp tự
phát sinh mã xác thực cho mỗi giao dịch. OTAC sử dụng giải thuật phức hợp để xác thực
đúng người có quyền thực hiện giao dịch và chứng thực các lệnh gửi không gửi thông tin
nhạy cảm, cá nhân của khách hàng qua mạng di động. Hơn thế nữa, số OTAC chỉ có giá
trị tại một thời điểm giao dịch duy nhất nên dù hacker đánh cắp được cũng không có giá
trị cho lần sử dụng sau.
o Sử dụng chữ ký số:
Chữ ký số có thể hiểu như con dấu điện tử của người phát hành văn bản, tài liệu trong
giao dịch điện tử. Chữ ký số đã được chứng minh về mặt kỹ thuật đảm bảo an ninh, duy
nhất và không thể giả mạo được. Chữ ký số được lưu trữ trong thiết bị đặc biệt (USB
Token), bảo vệ bởi mật khẩu nên có mức đảm bảo an ninh cao.
2.1.2. Một số lý thuyết về thanh toán trực tuyến của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn
Cầu
a. Sự phát triển của thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến
 Thanh toán điện tử

Theo sự tiến hóa của con người, vì nhu cầu đòi hỏi đã trải qua các hình thái thanh toán
khác nhau. Khởi đầu sơ khai nhất là thanh toán bằng hóa tệ (phi kim rồi đến kim loại),
thanh toán bằng tiền giấy, ngày nay thanh toán bằng tiền điện tử đang dần trở nên phổ
biến và được sử dụng rộng rãi.
Năm 1924, tập đoàn xăng dầu của Mỹ đã cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên, cho
phép người dân sử dụng tấm thẻ này để mua xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu trên toàn
quốc.

9

Những năm 1950, do công nghệ Tổng hợp PVC ngày càng rẻ, từ ý tưởng của một
doanh nhân người Mỹ, 200 chiếc thẻ đầu tiên làm bằng chất liệu Plastic đã được phát
hành và cấp cho những người giàu có, có tiếng tăm trong xã hội Mỹ. Những tấm thẻ nhựa
đầu tiên đó là do Diners Club phát hành và chỉ được sử dụng hạn chế trong một số nhà
hàng, khách sạn, các khu giải trí sang trọng tại Mỹ lúc bấy giờ.
Đến năm 1970, khi kỹ thuật điện toán bắt đầu phát triển cùng với những đột phá trong
công nghệ vi xử lý đã dẫn tới việc thẻ thanh toán được ghép một mạch vi xử lý gọi là
chip, có thể lưu trữ các thông tin về tài khoản và cung cấp mức độ bảo mật cao hơn rất
nhiều lần so với thẻ băng từ do nó được cài đặt ở các chế độ đọc được nhưng không thể
thay đổi hay xóa được.
Năm 1984, Ứng dụng đầu tiên của thẻ thông minh được công ty điện thoại của Pháp là
Frand PTT ứng dụng trên các thẻ điện thoại. Sau thành công này, hàng loạt các ứng dụng
mới của mạch vi xử lý bắt đầu được triển khai trong các thẻ thanh toán cho khách hàng.
Euro, Mastercard và Visa cùng nhau hợp tác phát triển ra chuẩn EMV (EMV là chuẩn thẻ
thanh toán thông minh do 3 liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Europay, Master Card và
Visa đưa ra).
 Thanh toán trực tuyến
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và viễn thông đã thúc đẩy TMĐT phát
triển mạnh mẽ, như một xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng cũng như nhu cầu tìm kiếm khách hàng của các doanh nghiệp. Việc công nghệ hóa

đời sống con người biến mọi giao dịch hàng ngày đều được thực hiện qua Internet.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các website TMĐT hiện nay rất phổ biến các
phương thức TTTT. Trong đó phải kể đến sự phát triển vượt bậc của phương thức thanh
toán qua ví điện tử. Bên cạnh đó cũng không thể quên sự phát triển đa dạng của hệ thống
thanh toán thẻ qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) mà các ngân phát
hành thẻ cung cấp.


10

 Mô hình hoạt động của quy trình TTTT:

Hình 2.1: Quy trình thanh toán trực tuyến
(Nguồn: website www.ezgo.vn)
Bước 1: Người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã chọn hàng
hóa. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình.
Bước 2: Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến ngân hàng của
người bán (trong trường hợp người bán có tài khoản buôn bán) hoặc chuyển thẳng đến
nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trực tuyến (gọi là bên thứ ba như: PayPal, OnePay,
…) mà người bán đã chọn. Thông tin thẻ tín dụng không được lưu trên server của người
bán, do đó, hạn chế khả năng bị hacker đánh cắp thông tin.
Bước 3: Ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ
với ngân hàng nơi phát hành thẻ, thông qua giao thức SET (Secure Electronic
Transaction). Việc kiểm tra này được thực hiện tự động rất nhanh, trong vòng vài giây.
Bước 4: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định) cho ngân
hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.
Bước 5: Sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.
Bước 6: Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán.
Nếu bán thì sẽ gửi email xác nhận cũng như hóa đơn và các văn bản cần thiết khác cho
người mua, đồng thời xử lý đơn hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi như kết thúc,

người bán cũng gửi thông điệp cho người mua, nêu rõ lý do không bán.


11

b. Lợi ích và hạn chế của thanh toán trực tuyến
 Lợi ích:
o Không bị hạn chế về không gian và thời gian:
Với thanh toán trực tuyến, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau,
không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để
đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng mà không phải đến tận nơi
để mua và trả tiền.
o Tiết kiệm được thời gian và đơn giản hóa quá trình thanh toán:
Thông thường đối với thanh toán truyền thống các giao dịch tại quầy cho một khách
hàng chuyển tiền mất khoảng 15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng thanh
toán trực tuyến thông qua các giao dịch trên Internet, qua điện thoại, qua hệ thống thẻ
chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút.
o Tính an toàn cao nhất là khi mua sắm các sản phẩm có giá trị lớn:
Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt khi đi mua hàng có thể giảm thiểu rủi ro
mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch
bằng tiền mặt.
o An toàn cho tài khoản:
Đối với việc thanh toán bằng thẻ khi mua hàng, khi bạn làm rơi hay mất thẻ thì cùng
không bị mất tiền trong tài khoản.
 Hạn chế:
o Nguy cơ bị tiết lộ các thông tin tài chính cá nhân:
An ninh mạng của ngân hàng hay các trang web bán hàng trực tuyến có thể gặp một số
vấn đề hay có lỗ hổng ở đâu đó mà nhà quản trị không lường trước hay khắc phục ngay
được có thể làm lộ các thông tin của khách hàng.
o Hạn chế về cơ sở hạ tầng và điểm chấp nhận thanh toán trực truyến:

Ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo từng dự án, từng doanh nghiệp, ngân hàng
thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận thanh toán còn ít do vậy tại một số nơi
người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiền mặt.



12

o Có thể gặp phải nhầm lẫn dẫn đến mất tiền không mong muốn:
Một số người sử dụng thường không đọc kỹ các hợp đồng, hóa đơn dẫn đến nhầm lẫn
mất tiền. Họ đôi khi phạm những sai lầm không đáng như khi mua hàng trên mạng, do
không hiểu nên vô tình bấm vào phím “yes” của dịch vụ revolving (quay vòng) trên trang
mua hàng có sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến, thế là tháng nào người ta cũng gửi
hàng đến và trừ tiền trong tài khoản hoặc thẻ.
c. Các phương thức thanh toán trực tuyến
 TTTT qua hệ thống thẻ
TTTT qua hệ thống thẻ được xem là hình thức thanh toán đơn giản cũng như phổ biến
nhất hiện nay. Phân loại theo công nghệ sản xuất, thẻ bao gồm: thẻ băng từ (Magnetic
Stripe) và thẻ thông minh (Smart Card). Tuy nhiên cách phân loại theo tính chất thanh
toán của thẻ được nhiều người biết đến hơn cả, gồm 4 loại: Thẻ tín dụng (Credit Card),
thẻ ghi nợ (Debit Card), thẻ rút tiền mặt (Cash Card) và thẻ lưu trữ giá trị (Stored Value
Card). Các loại thẻ có thể thanh toán trực tuyến bao gồm:
Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán
cho các hàng hóa, dịch vụ với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cho phép căn cứ
vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ. Thẻ tín dụng là
một hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không thu lãi (khoảng từ 10
đến 45 ngày). Chủ thẻ có thể thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ số tiền đã chi
tiêu trong kỳ sao kê.
Thẻ tín dụng có ưu điểm là có thể chi tiêu bằng tất cả các loại tiền, tài khoản hoặc tài
sản thế chấp độc lập với việc chi tiêu song nhược điểm của nó là không được hưởng lãi

suất số dư trong tài khoản và mất phí rất cao khi rút tiền mặt. Thêm nữa, tại Việt Nam, thủ
tục xin cấp phép loại thẻ này khá rườm rà, điều kiện cấp phép khó khăn, do đó thẻ tín
dụng không phải là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ do ngân hàng phát hành cho người có tài
khoản tiền gửi mở tại ngân hàng. Chủ thẻ được phép chi tiêu trong phạm vi số dư trên tài
khoản tiền gửi. Việc thanh toán này được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản tiền từ tài
khoản của chủ thẻ sang tài khoản của người bán hàng. Để gia tăng tính cạnh tranh sản
phẩm của mình, các ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một hạn mức thấu chi.

13

Việc mở một tài khoản thẻ ghi nợ tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khá dễ
dàng. Và đây cũng là loại thẻ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Thẻ rút tiền mặt (Cash card): Là loại thẻ với chức năng chuyên biệt là rút tiền mặt tại
các máy ATM hoặc tại tại các ngân hàng. Chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi tài tài khoản ở
ngân hàng hoặc phải được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng thẻ được. Số tiền rút ra một
lần sẽ đước trừ dần vào số tiền ký quỹ. Thẻ rút tiền mặt có hai loại, một loại chỉ có thể rút
được ở các máy ATM của ngân hàng phát hành, loại thứ hai có thể rút được ở các ngân
hàng khác tham gia vào liên minh thanh toán.
Đã có rất nhiều ngân hàng phát hành các loại thẻ này như: BIDV, Agribank,
Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Sacombank, ACB, Eximbank
 Quy trình TTTT qua hệ thống thẻ

Hình 2.2: Quy trình thanh toán trực tuyến qua hệ thống thẻ
(Nguồn: Bài giảng thanh toán trong thương mại điện tử)
o Bước 1: Khách hàng truy cập website, lựa chọn sản phẩm và bắt đầu thanh toán.

14

o Bước 2: Khách hàng được truy cập vào website của nhà cung cấp dịch vụ thanh

toán trung gian thông qua một kết nối an toàn.
o Bước 3: Khách hàng tiến hành khai báo thông tin về thẻ thanh toán và máy chủ
của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian sẽ truyền toàn bộ thông tin này cùng
với yêu cầu xác thực thanh toán tới nhân hàng phát hành thẻ của khách hàng thông
qua trung tâm trao đổi dữ liệu thẻ.
o Bước 4: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ kiểm tra tính đúng đắn của thẻ thanh toán và
xác thực việc thanh toán (bằng cách chuyển tiền từ tài khoản thẻ của ngân hàng sang
tài khoản ngân hàng của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian đồng thời gửi
thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thông qua trung tâm trao đổi dữ liệu
thẻ.
o Bước 5: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nhận được thông báo phát sinh có trong
tài khoản ngân hàng của mình sẽ gửi thông báo yêu cầu website bán hàng giao hàng.
o Bước 6: Website bán hàng tiến hành giao hàng cho khách hàng.
o Bước 7: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán sẽ tiến hành nạp tiền vào tài khoản điện
tử của website bán hàng được thiết lập bởi nahf cung cấp dịch vụ thanh toán và thực
hiện chuyển tiền nếu website bán hàng yêu cầu từ tài khoản điện tử sang tài khoản
ngân hàng của website bán hàng.
o Bước 8: Ngân hàng của website bán hàng sẽ gửi thông báo về phát sinh có trong
tài khoản ngân hàng.
o Bước 9: (Chỉ áp dụng với thẻ tín dụng) Ngân hàng phát hành thẻ gửi sao kê chi
tiết về giao dịch và yêu cầu khách hàng thanh toán nếu có.
o Bước 10: (Chỉ áp dụng với thẻ tín dụng) Khách hàng xem thông tin chi tiết về
giao dịch trong sao kê và tiến hành thanh toán.
 TTTT qua hệ thống thanh toán bằng tiền điện tử
Tiền điện tử hay ví điện tử đơn giản được hiểu là một tài khoản điện tử được kết nối
liên thông với một hệ thống tài khoản ngân hàng và một hệ thống TTTT (cổng thanh
toán).
Ví điện tử lưu trữ rất nhiều thông tin về thẻ của chủ tài khoản. Nó tạo thuận lợi cho
khách hàng khi mua sắm trực tuyến bởi số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được sao


15

chép từ ví điện tử và dán vào một đơn hàng trực tuyến mà không cần nhập số từ bàn
phím. Ví điện tử sử dụng một phần mềm để thực hiện các bước thanh toán.
Ví điện tử là một dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động như một ngân hàng
điện tử trên Internet bởi vậy cũng chịu sự ảnh hưởng của luật Ngân hàng. Chủ tài khoản
ví điện tử có thể chuyển đổi một phần từ tài khoản ví điện tử sang tài khoản ngân hàng, và
có thể rút tiền mặt. Cũng như các phương thức thanh toán trực tuyến khác, ví điện tử cũng
đòi hỏi phải kết nối với một cổng thanh toán trực tuyến.
Hiện nay, đa số các ví điện tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã triển khai hình
thức thanh toán tạm giữ. Đây là hình thức thanh toán an toàn, bảo vệ được quyền lợi của
khách hàng – người tiêu dùng cũng như người bán sản phẩm dịch vụ qua mạng.
Trên thế giới, các ví điện tử nổi tiếng phải kể đến như: PayPal (của tập đoàn eBay, Hoa
Kỳ), Alipay (của Alibaba Group), Wallet (hay Google Check–out của Google), Tại
Việt Nam có Ngân Lượng, Bảo Kim, Mobi Ví, Payoo,
 Quy trình TTTT qua ví điện tử Ngân lƣợng (Thanh toán tạm giữ)

Hình 2.3: Quy trình TTTT qua ví điện tử Ngân lượng
(Nguồn: Website


16

 Quy trình TTTT qua ví điện tử Bảo Kim


Hình 2.4: Quy trình TTTT qua ví điện tử Bảo Kim
(Nguồn: Website
 Các hình thức TTTT khác ( TTTT bằng các loại séc điện tử và chuyển tiền điện tử)
o TTTT bằng các loại séc điện tử (e-check) và chuyển tiền điện tử (Electronic

Funds Transfer - EFT)
Séc điện tử là một phương tiện thanh toán mới kết hợp với sự an toàn, tốc độ và hiệu
quả xử lý của tất cả các phương tiện nghiệp vụ điện tử. Séc điện tử hoạt động như séc
giấy nhưng dưới dạng điện tử.
Thanh toán bằng séc điện tử (e–check) và chuyển tiền điện tử (EFT) có sự khác nhau.
EFT khấu trừ tiền thanh toán từ tài khoản ngân hàng của một doanh nghiệp hoặc của cá
nhân và tiền được kiểm tra trước khi chấp thuận phương pháp EFT. Không cần tài khoản
ngân hàng đặc biệt (merchant account) nhưng bạn cần có một nhà cung cấp phương pháp
chuyển tiền điện tử.
E – check phát sinh một loại séc bằng giấy mà theo đó người mua phải đặt cọc vào tài
khoản tiền gửi của người bán một khoản tiền và bất cứ một séc tiêu chuẩn nào cũng phải
thông qua quy trình này. Giống như séc bằng giấy, séc điện tử có thể quay trở lại khi
trong quỹ không đủ tiền để thanh toán, trong khi đó phương pháp EFT cần kiểm tra trước
khi quá trình thanh toán hoàn thành. Thông thường e – check không yêu cầu bất cứ một

17

cái gì khác ngoài tài khoản tiền gửi. Đây chính là phương pháp thanh toán tuyệt vời cho
các giao dịch B2B.
Phương pháp EFT được coi là phương pháp nhanh hơn và đáng tin cậy hơn phương
pháp thanh toán bằng e – check. Phương pháp EFT tự động kiểm tra tiền gửi và ngay lập
tức chuyển sang tài khoản của bạn. Sử dụng e – check vẫn phát sinh trường hợp rút quá
tiền bất kể séc điện tử hay séc giấy. Nếu như tiền trong tài khoản tiền gửi của bạn không
còn để trả bằng e – check thì người bán cần thông qua các bước bắt buộc để thanh toán lại
bằng séc tiêu chuẩn. Khách hàng có thể phải trả tiền rút quá ở ngân hàng và tiền phạt.
Nhiều nhà cung cấp merchant account (Merchant Account Provider - MAP) chấp nhận
thanh toán bằng thẻ tín dụng đã đưa ra phương pháp thanh toán EFT và e – check.
o Thanh toán qua thư điện tử (e – mail)
Thanh toán qua thư điện tử cho phép cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài
khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử.

Đây là hình thức thanh toán phổ biến tại các ngân hàng thế giới hơn là tại Việt Nam.
Với việc áp dụng công nghệ này các ngân hàng có thể từng bước tiếp cận với một lượng
khách hàng lớn hơn, từng bước vươn ra thị trường thế giới.
Để thực hiện phương thức thanh toán này người thanh toán cần cung cấp số tài khoản
trực tuyến của công ty sau đó nhấp chuột vào đường dẫn đến trang thanh toán điện tử.
Người gửi cần nhập các thông tin về người nhận, trị giá các giao dịch, số thẻ tín dụng hay
tài khoản nơi tiền gửi được rút. Sau khi người thanh toán nhập đủ tại hòm thư của mình
thì người nhận sẽ nhận được thông báo tiền đã được gửi và được cung cấp một siêu liên
kết để nhận tiền. Thuận tiện của phương pháp này là người thanh toán không cần phải
trực tiếp cung cấp số thẻ tín dụng của mình cho người bán hàng, vì vậy sẽ tránh được
nhiều rủi ro khi thanh toán trực tuyến.
o Thanh toán ngang hàng (P2P Payments)
Thanh toán P2P là một trong những phương thức TTTT phát triển nhanh nhất khi mà
nó có khả năng chuyển khoản trực tuyến giữa hai cá nhân. Người dùng có thể mở một tài
khoản của một nhà cung cấp dịch vụ kết nối với tài khoản ngân hàng. Sau đó người dùng
sẽ chuyển tiền vào tài khoản P2P và có thể thực hiện thanh toán với các cá nhân khác
cũng có tài khoản ở nhà cung cấp dịch vụ đó.

18

o Thanh toán qua SMS di động
TTTT qua SMS di động là dịch vụ giúp khách hàng có thể thực hiện chuyển khoản
ngân hàng bằng cách gửi tin nhắn SMS từ điện thoại di động.
Ngày nay, với sự phát triển của hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ
thanh toán qua SMS ngày càng trở nên phổ biến, được xem là dịch vụ nhanh chóng, tức
thì, an toàn và tiện lợi.
2.1.3. Phân định nội dung nghiên cứu về thanh toán trực tuyến của công ty cổ phần
bảo hiểm Toàn Cầu
a. Các tài liệu tham khảo chính của khóa luận
[1] Bộ môn Nguyên lý TMĐT (2012), Bài giảng Thanh toán trong Thương mại Điện

tử, Trường Đại học Thương mại.
[2] Trần Ngọc Thái (2005), Giáo trình Thương mại điện tử.
[3] A.Koponen (2009), E – commerce, Electronic Payments, Helsinki University of
Technology, Telecommunications Software and Multimedia Laboratory.
[4] Caroline Paunov and Graham Vickery (2006), Online payment systems for e-
commerce, The Organization for Economic Co-operation and Development (OECD)
Secretariat.
 Một số website:
[5] Website của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu: www.gic.com.vn.
[6] Website: www.nganluong.vn, www.baokim.vn,
[7] Ủy ban điều hành TMĐT Châu Âu (
[8] Các website trên thị trường Việt Nam hoạt động theo mô hình sàn giao dịch điện
tử như www.vatgia.com, www.chodientu.vn, www.rongbay.com,…
b. Phân định tài liệu và áp dụng cho lý thuyết hay ứng dụng, thực hành
 Tài liệu áp dụng cho lý thuyết ở các mục 2.1.1, 2.1.2:
o Bộ môn Nguyên lý TMĐT (2012), Bài giảng Thanh toán trong Thương mại Điện
tử, Trường Đại học Thương mại.
o Trần Ngọc Thái (2005), Giáo trình Thương mại điện tử.

19

o Caroline Paunov and Graham Vickery (2006), Online payment systems for e-
commerce, The Organization for Economic Co-operation and Development (OECD)
Secretariat.
o Website: www.nganluong.vn, www.baokim.vn,
o Ủy ban điều hành TMĐT Châu Âu (
 Tài liệu áp dụng cho ứng dụng, thực hành ở các mục 2.2.4, 3.1:
o Các website trên thị trường Việt Nam hoạt động theo mô hình sàn giao dịch điện
tử như www.vatgia.com, www.chodientu.vn, www.rongbay.com,…
o A.Koponen (2009), E – commerce, Electronic Payments, Helsinki University of

Technology, Telecommunications Software and Multimedia Laboratory.
o Website của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu: www.gic.com.vn.
o Website: www.nganluong.vn, www.baokim.vn,
II. Đánh giá, phân tích thực trạng thanh toán tại website của công ty cổ phần bảo
hiểm Toàn Cầu
2.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
a. Thông tin chung về công ty
Tên đầy đủ và chính thức: Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
Tên tiếng Anh: Global Insurance Company
Tên viết tắt: GIC
Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà Nam Á. Số 201- 203 Cách Mạng Tháng 8, phường 4,
quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Hội sở phía Bắc: Tầng 4 số 141 Lê Duẩn – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 04 3942 9136 – Fax: 04 3942 9123
Website: www.gic.com.vn
Mã số thuế: 0304422444
Ngày thành lập: 19/06/2006
Giấy phép ĐKKD: số 37GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 19/06/2006 tại Hà Nội
Loại hình công ty: công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 400.000.000.000 VNĐ
Ngành nghề kinh doanh chính: kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư

×