TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011-2015
Đề tài:
BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT
NAM-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ths.NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ
NGUYỄN VĂN NHẨN
Bộ môn Luật Thương Mại
MSSV: 5115738
Lớp Luật Tư Pháp 1 K37
Cần Thơ, tháng 12/2014
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Cần thơ, ngày tháng năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Cần thơ, ngày tháng năm 2014
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN ................ 3
1.1.
Các khái niệm có liên quan ................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về công dân .................................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về bảo hộ công dân ........................................................................ 5
1.2. Đặc điểm của bảo hộ công dân............................................................................ 6
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.
Chủ thể bảo hộ ................................................................................................ 6
Chủ thể được bảo hộ ....................................................................................... 7
Biện pháp bảo hộ công dân ............................................................................. 8
Nguyên tắc bảo hộ công dân ......................................................................... 10
Điều kiện bảo hộ công dân............................................................................ 14
1.2.6. Mối quan hệ giữa bảo hộ công dân với tị nạn chính trị ............................... 16
1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan ........................................................ 18
1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể bảo hộ ......................................................... 18
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể được bảo hộ ................................................ 18
1.4. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ công dân ......................................... 19
1.4.1.
1.4.2.
Điều ước quốc tế ........................................................................................... 19
Tập quán quốc tế ........................................................................................... 20
1.4.3. Pháp luật quốc gia ........................................................................................ 21
1.5. Sự phát triển của chế định bảo hộ công dân trên thế giới và ở Việt Nam .... 22
1.5.1. Sự phát triển của chế định bảo hộ công dân trên thế giới ............................ 22
1.5.2. Sự phát triển của chế định bảo hộ công dân trong pháp luật Việt Nam..... 223
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN, THỰC TIỄN VẤN
ĐỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................. 26
2.1. Bảo hộ công dân được quy định trong pháp luật quốc tế .............................. 26
2.1.1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 ......................................................... 26
2.1.2. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm1961 .......................................... 26
2.1.3. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963............................................... 29
2.1.4. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành
viên gia đình họ năm 1990 ........................................................................................ 311
2.2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân ............................................ 344
2.2.1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ............. 344
2.2.2. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 ............................................................. 355
2.2.3. Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 ......................... 399
2.3. Thực tiễn bảo hộ công dân của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam . 41
2.3.1. Hoạt động bảo hộ công dân trên thế giới ..................................................... 41
2.3.1.1. Hoạt động bảo hộ công dân của Mỹ ............................................................. 41
2.3.1.2. Hoạt động bảo hộ công dân của Đài Loan ................................................... 42
2.3.2. Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam ................................................... 44
2.4. Những tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hộ công dân và giải
pháp đề xuất.................................................................................................................. 45
2.4.1.
Những thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hộ công dân ...... 45
2.4.2. Những khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hộ công dân ...... 46
2.4.3. Giải pháp, kiến nghị ...................................................................................... 47
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 48
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay sự giao lưu của các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, phát triển và trở
nên phức tạp. Công dân của một quốc gia có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới,
vì vậy vấn đề bảo hộ quyền và lợi ích của họ được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
Có thể nói một trong những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia
hiện nay là vấn đề bảo hộ công dân. Sở dĩ nói như thế là vì một trong những yếu tố cấu
thành nên một quốc gia chính là dân cư sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó. Trong
mối quan hệ qua lại giữa quyền và nghĩa vụ của công dân với một quốc gia, công dân
phải thực hiện một số nghĩa vụ, đồng thời cũng được hưởng một số quyền nhất định mà
quốc gia đã dành cho họ. Một trong những quyền mà mọi công dân quan tâm nhất hiện
nay là quyền được bảo hộ khi đang ở nước ngoài, đây chính là trách nhiệm của quốc gia
đối với công dân của mình.
Ở nước ta, trước yêu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trên nhiều lĩnh vực, vì vậy cần có sự
hiểu biết về luật quốc tế để làm chuẩn mực cho các hoạt động đối ngoại nhằm đảm bảo
quyền lợi của nhà nước cũng như của công dân nước ta. Trong thời buổi hội nhập vào
nền kinh tế thị trường như hiện nay, công dân của nước ta ra nước ngoài vì nhiều lí do
khác nhau, có thể là học tập, lao động, du lịch...nhưng dù họ ra nước ngoài vì bất kì lí do
gì thì nhà nước cũng có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích cho họ.
Hiện nay, vấn đề bảo hộ công dân là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với
mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, tình
hình chính trị bất ổn của một quốc gia có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân
một quốc gia khác, đặc biệt là về tính mạng và tài sản. Chẳng hạn như cuộc đụng độ giữa
các phe phái với quân chính phủ Nam Sudan năm 2013 đã khiến các quốc gia khác phải
rút nhân viên ngoại giao và đưa công dân của họ về nước. Các quốc gia sẽ thực hiện biện
pháp gì để bảo hộ công dân mình và phải căn cứ vào đâu ? Ở Việt Nam, các cơ quan nhà
nước đã tiến hành bảo hộ công dân như thế nào?
Người viết đã chọn đề tài “Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn” để làm rõ vấn đề trên và làm bài luận cuối khóa của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
về vấn đề bảo hộ công dân từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác bảo hộ
công dân. Trên cơ sở những giải pháp kiến nghị đó người viết hy vọng công tác bảo hộ
công dân của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
1
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài bảo hộ công dân là một đề tài rất rộng, vì trên thực tế có rất nhiều vấn đề liên quan
đến hoạt động bảo hộ công dân. Chẳng hạn bảo hộ cho người lao động di trú, bảo hộ
trong trường hợp công dân bị bắt giữ ở nước ngoài...Tuy nhiên, trong phạm vi bài luận
này, người viết chỉ tập trung phân tích những vấn đề lí luận của pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam về bảo hộ công dân trong một số văn bản như: Hiến chương Liên hợp quốc
năm 1945, Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm1961, Công ước Viên về Quan hệ
lãnh sự năm 1963, Công ước quốc tế về Bảo vệ quyền của người lao động di trú và các
thành viên gia đình họ năm 1990, Hiến pháp Việt Nam 2013, Luật Quốc tịch Việt Nam
năm 2008, Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009. Đồng thời tìm hiểu
thực tế một số trường hợp bảo hộ công dân trên thế giới và Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung của đề tài và đưa ra kiến nghị giải pháp về bảo hộ công dân,
người viết đã sử dụng các biện pháp như so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ
những vấn đề có liên quan.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm hai
chương:
Chương 1: Khái quát chung về vấn đề bảo hộ công dân
Chương 2: Pháp luật về vấn đề bảo hộ công dân, thực tiễn vấn đề bảo hộ công dân trên
thế giới và Việt Nam
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
2
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về công dân
Nhà nước xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định tương ứng với
các điều kiện về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển. Nhà nước khác với
các tổ chức ở chổ nhà nước có chủ quyền quốc gia còn tổ chức chỉ đại diện cho tiếng nói
của mình, không thể đại diện cho tiếng nói của quốc gia. Trong khi đó, quốc gia đại diện
cho toàn thể người dân trên một vùng lãnh thổ, quốc gia là chủ thể của luật quốc tế.
Trong khoa học pháp lí khái niệm “công dân” được hiểu khác nhau theo thời gian.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, “công dân” được hiểu là một người đàn ông tự do, là
thành viên của một chế độ chính trị và có đủ phẩm chất mà chính thể đó yêu cầu. Còn
“công dân” trong thời kỳ Trung cổ lại được dùng để chỉ những người dân sống trong các
pháo đài và các thành thị, những người hoạt động sản xuất thủ công và buôn bán trong
các phường hội1 .
Như vậy, trong thời kì này một thể nhân được xem là công dân của một quốc gia khi
người đó sống trong lãnh thổ của quốc gia và tham gia các hoạt động sản xuất thủ công
để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, họ phải tuân theo những luật lệ mà
quốc gia đó đặt ra. Bên cạnh đó, địa vị của công dân trong thời kì này cũng không được
bình đẳng với nhau, những công dân sống trong các pháo đài hay thành thị thường có địa
vị cao hơn những người không sống trong đó và được nhà nước bảo vệ tốt hơn. Hơn nữa,
hầu như không có một cơ chế nào khác để xác định một người là công dân của quốc gia
ngoài những đặc điểm nhận dạng qua vẻ bề ngoài như màu da, cách ăn mặc hay ngôn
ngữ...
Từ xa xưa vai trò và vị trí của người dân sống trên một vùng lãnh thổ nhất định đã
được coi trọng, bằng cách này hay cách khác họ đã chứng minh sự cần thiết của mình đối
với xã hội. Cho đến năm 1933, một lần nữa địa vị của người dân được nhấn mạnh và họ
được coi là một thành phần rất cơ bản để tạo nên một quốc gia. Theo quy định tại điều 1
Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được
coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: Dân cư thường
xuyên; Lãnh thổ được xác định; Chính phủ; Năng lực tham gia vào các quan hệ quốc tế
[1] TS. Nguyễn Chí Hiếu, Văn hóa học: Quan niệm về “công dân” trong lịch sử tư tưởng,
[truy cập ngày 17/5/2014]
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
3
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
với các chủ thể quốc tế khác. Như vậy, một trong những bộ phận cấu thành nên quốc gia
chính là dân cư của quốc gia đó. Theo công pháp quốc tế hiện đại thì “dân cư là tổng
hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật của quốc gia đó2”. Khái niệm dân cư rộng hơn khái niệm
công dân, bởi vì dân cư bao gồm những người là công dân và cả những người không phải
là công dân. Trong một quốc gia, không chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công
dân nước ngoài và những người không phải là công dân vì không có quốc tịch. Mối quan
hệ pháp lí ràng buộc giữa nhà nước với công dân của một quốc gia chủ yếu được thông
qua chế định quốc tịch.
Theo từ điển Tiếng Việt, công dân có nghĩa là : “Người dân có đủ quyền lợi và nghĩa
vụ với đất nước3”. Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một
nhà nước nhất định. Nhờ xác định này mà thể nhân được hưởng quyền mà nhà nước
dành cho họ và được nhà nước bảo hộ khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đồng
thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ với nhà nước.
Như vậy, công dân của một quốc gia là người có quốc tịch của quốc gia đó, được
hưởng những quyền lợi cũng như phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định theo pháp luật
của quốc gia. Theo điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 thì “công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam”. Như vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mối
liên hệ bền vững của một thể nhân với một quốc gia nhất định. Ở Việt Nam, quốc tịch
Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam. Khi một
người có hai hay nhiều quốc tịch thì người đó có thể được coi là công dân của hai hay
nhiều quốc gia và vì vậy phải chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau. (điều 3 Công ước Lahaye 1930 về Một số vấn đề liên quan tới xung đột luật
quốc tịch quy định: Trừ các quy định của Công ước này, một người có hai hay nhiều
quốc tịch có thể được mỗi nước mà người ấy có quốc tịch coi là công dân của mình).
Từ những phân tích trên có thể thấy công dân của một quốc gia có một số đặc điểm
sau: Công dân của một quốc gia là người có quốc tịch của quốc gia đó, được pháp luật
của quốc gia quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia. Còn đối
với những người không phải là công dân của quốc gia mà họ đang cư trú thì quyền và
nghĩa vụ hạn chế hơn. Phần lớn công dân của quốc gia cư trú trên lãnh thổ của quốc gia
[2] Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 105.
[3] Ts.Lê Xuân Anh-Nguyễn Huỳnh Anh-Lê Linh Đan-Nguyễn Hồng Lê-Nguyễn Hồng Lan-Bùi Chính
Nguyên-Nguyễn Thục Quyền-Bùi Thu Trang, Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb Đại học quốc
gia Tp.Hồ Chí Minh, 2013, tr. 94.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
4
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
đó, công dân đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia mình có nhiều quyền và nghĩa vụ
hơn công dân đang cư trú ở nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm về bảo hộ công dân
Quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm là một trong những
quyền cơ bản và quan trọng của mỗi công dân khi ở trong hoặc ngoài lãnh thổ của quốc
gia mà mình mang quốc tịch. Từ khi một người được coi là công dân của một quốc gia
nào đó thì họ có các quyền và nghĩa vụ do quốc gia đó đặt ra cho họ.
Theo từ điển Tiếng Việt, “bảo hộ” có nghĩa là : “Bênh vực, trông nom. Bảo hộ kẻ
yếu4”. Từ định nghĩa này có thể thấy bảo hộ là việc một người, một tổ chức hay một
quốc gia bảo vệ những người yếu thế, quan tâm giúp đỡ họ. Bảo hộ công dân là một yêu
cầu cần thiết đối với mỗi quốc gia có chủ quyền. Từ đó khẳng định chủ quyền của quốc
gia so với các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, bảo hộ công dân có thể
được hiểu theo hai nghĩa5:
Thứ nhất, theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các
quyền và lợi ích này bị xâm phạm ở nước ngoài đó. Như vậy, theo nghĩa hẹp bảo hộ công
dân chỉ diễn ra khi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở
tại có hành vi vi phạm pháp luật, gây phương hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân thì nhà nước mà người đó là công dân mới có thể tiến hành các hoạt động bảo
hộ công dân.
Thứ hai, theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân còn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về
mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của mình đang ở nước ngoài, kể cả trong
trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này. Như vậy, bảo hộ
công dân theo nghĩa rộng có nghĩa là nhà nước tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho công dân mình ở nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở nước sở tại
một cách tốt nhất.
Việc thực hiện bảo hộ đối với công dân mình ở nước ngoài được tiến hành trên cơ sở
phù hợp với pháp luật của quốc gia nước ngoài đó. Do vậy việc bảo hộ không có nghĩa là
giải phóng công dân đó khỏi sự trừng phạt theo tội phạm mà người đó đã thực hiện, mà
sự bảo hộ là công cụ để đảm bảo tuân thủ chế độ pháp lí về người nước ngoài của quốc
gia sở tại. Nếu như người nước ngoài đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc gia sở
tại thì sự bảo hộ được tiến hành theo hướng làm sáng tỏ bối cảnh mà người nước ngoài
đó vi phạm pháp luật và tìm cách giúp họ được giảm nhẹ hình phạt một cách hợp pháp.
[4] Thái Xuân Đệ-Lê Dân, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Bàng, 2012, tr. 31.
[5] Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 123 –
124.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
5
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Chẳng hạn như cơ quan đại diện có thể giới thiệu cho người vi phạm pháp luật những vị
luật sư có kinh nghiệm để giúp người đó tham gia tố tụng...
Như vậy, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài trong trường hợp các quyền và
lợi ích này bị xâm phạm hoặc kể cả trong trường hợp không có bất kì sự xâm phạm nào
theo quy định của pháp luật.
1.2.
Đặc điểm của bảo hộ công dân
1.2.1. Chủ thể bảo hộ
Thực tiễn luật quốc tế hiện nay đã thừa nhận các quốc gia có trách nhiệm bảo hộ công
dân của mình. Đó là nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân mình nhưng là quyền năng
của quốc gia so với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Theo đó quyền năng của quốc
gia trong luật quốc tế phát sinh và tồn tại trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc
gia là sự thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia trong các lĩnh
vực lập pháp, hành pháp, tư pháp trên lãnh thổ của mình loại trừ mọi quyền lực bên
ngoài và không nằm dưới quyền lực quốc gia khác trong quan hệ quốc tế6. Như vậy,
trong mối quan hệ với quốc gia khác về vấn đề bảo hộ công dân của mình, mọi quốc gia
đều bình đẳng với nhau. Nghĩa là không có quốc gia nào có quyền áp đặt các nghĩa vụ
hay bất kì sự hạn chế nào đối với các quốc gia khác.
Hiện tại, quốc gia trao chức năng thực hiện công tác bảo hộ công dân cho các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của mình, khoa học pháp lí quốc tế hiện nay chia các cơ quan
này thành hai loại:
Thứ nhất, các cơ quan trong nước: Như đã nêu trên, việc quy định cơ quan nào thực
hiện công tác bảo hộ công dân phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và quốc gia
trong khả năng quyền lực của mình có thể quy định một hay nhiều cơ quan để thực hiện
chức năng bảo hộ công dân của nước mình. Trên thực tế, do chế độ kinh tế xã hội, đặc
điểm dân cư... ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau nên việc quy định cơ quan
nào thực hiện bảo hộ công dân cũng không giống nhau. Ở Việt Nam, các cơ quan trong
nước có chức năng bảo hộ công dân là chính phủ, chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao...
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài: Trong công pháp
quốc tế hiện đại, thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại
diện ngoại giao hay lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện, hoặc cũng có
thể cả hai cơ quan này cùng thực hiện hoạt động bảo hộ công dân nếu việc đó không trái
với pháp luật nước sở tại. Đối với Việt Nam, các cơ quan có chức năng bảo hộ công dân
[6] Nguyễn Trung Tín-PGS.TS Nguyễn Đăng Dung-Lê Mai Thanh-Nguyễn Hoàng Vân, Tìm hiểu luật
quốc tế, Nxb Đồng Nai, 1997, tr. 58.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
6
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
là các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các cơ quan khác được Bộ Ngoại
giao ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.
Hiện nay, Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận chủ
yếu trong hai Công ước: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, Công ước
Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963.
Như vậy, chủ thể bảo hộ công dân chính là quốc gia mà công dân đó mang quốc tịch.
Tuy nhiên, trong trường hợp quốc gia không thể trực tiếp bảo hộ cho công dân mình thì
có thể ủy quyền cho một quốc gia khác bảo hộ. Ví dụ như trong trường hợp quan hệ
ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc cơ quan đại diện được rút về hẳn hoặc tạm thời
thì “nước cử đi có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi của mình và của công dân mình
cho một nước thứ ba mà nước tiếp nhận có thể chấp nhận được”, bên cạnh đó “với sự
đồng ý của nước tiếp nhận và theo yêu cầu của một nước thứ ba không có đại diện ở
nước này. Nước cử đi có thể đảm nhiệm việc bảo vệ tạm thời các quyền lợi của nước thứ
ba và của công dân nước đó” (điều 45, điều 46 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại
giao).
1.2.2. Chủ thể được bảo hộ
Trong quan hệ quốc tế, vấn đề bảo hộ công dân là một vấn đề được các quốc gia quan
tâm từ rất lâu, các quốc gia thường kí kết hay gia nhập các điều ước để tạo cơ sở pháp lí
cho việc bảo hộ công dân của họ, đồng thời họ cũng quy định chi tiết trong pháp luật của
mình về vấn đề này đặc biệt là về chủ thể được bảo hộ. Ở Việt Nam cũng vậy, theo điều
1 Luật Quốc tịch Việt Nam: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá
nhân với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
của công dân Việt Nam đối với nhà nước và quyền, trách nhiệm của nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Như vậy, có thể thấy rằng, quốc
tịch Việt Nam là cơ sở pháp lí đầu tiên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân
Việt Nam đối với nhà nước Việt Nam và ngược lại. Đồng thời cũng là cơ sở để công dân
Việt Nam nhận được sự bảo hộ từ nhà nước Việt Nam. Suy rộng ra, một người muốn
nhận được sự bảo hộ của một quốc gia thì điều kiện cần thiết nhất chính là có quốc tịch
của quốc gia đó.
Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ
nghĩa tư bản, khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản.
Thông thường, người nào cũng có một tổ quốc và từ khi sinh ra đều mang một quốc tịch
nhất định. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó,
bền vững về chính trị và pháp lý giữa nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
7
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
xác định công dân của một nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
qua lại giữa nhà nước và công dân7.
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý bao
gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập
giữa cá nhân với một nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại
giữa nhà nước và công dân. Mỗi quốc gia có một chế định pháp lý khác nhau về quốc
tịch, do vậy luật quốc tịch mỗi nước quy định cụ thể vấn đề về nhập quốc tịch, thôi quốc
tịch, trở lại quốc tịch của mỗi người dân phù hợp với đặc thù của nước đó.
Bên cạnh các nước theo nguyên tắc một quốc tịch thì có một số nước cho phép công
dân của nước họ có quyền mang hai hay nhiều quốc tịch. Việc có nhiều quốc tịch đem lại
lợi ích thực tế cho bản thân như đảm bảo tìm kiếm việc làm hoặc lợi ích xã hội của từng
cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề có nhiều quốc tịch có thể đem lại bất lợi cho công dân của
một nước trong trường hợp tranh chấp về thẩm quyền bảo hộ giữa các quốc gia mà người
đó mang quốc tịch.
Theo nguyên tắc chung tại điều 5 Công ước Lahaye năm 1930 về xung đột luật quốc
tịch8 quy định: Tại một nước thứ ba, một người có nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có
một quốc tịch, không phương hại đến việc áp dụng pháp luật của nước mình về địa vị
pháp lý của cá nhân và các hiệp định đang có hiệu lực, nước thứ ba chỉ công nhận duy
nhất một quốc tịch trong số các quốc tịch mà người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của
nước mà người đó thường trú và cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước mà tại thời
điểm hiện tại người đó có mối quan hệ gắn bó. Trong thực tiễn quốc tế hiện nay, đối với
những người có nhiều quốc tịch, các nước thường áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu
hiệu. Theo nguyên tắc này, những người nhiều quốc tịch được coi là công dân của nước
mà người đó sinh sống nhiều nhất hoặc thực tế gắn bó nhiều nhất (thông thường thì
người đó được coi là công dân của nước mà ở đó người ấy được hưởng các quyền chính
trị và dân sự). Theo quy định này, dù một người có bao nhiêu quốc tịch đi nữa thì cũng
chỉ được một quốc gia bảo hộ khi có vấn đề cần bảo hộ phát sinh.
Như vậy, căn cứ để một người nhận được sự bảo hộ của một quốc gia thì người ấy
phải là công dân của quốc gia đó (trừ một số trường hợp). Bên cạnh đó, dù một người có
hai hay nhiều quốc tịch thì cũng chỉ được một quốc gia trong số các quốc gia mà mình có
quốc tịch bảo hộ mà thôi.
1.2.3. Biện pháp bảo hộ công dân
[7] Ths. Nguyễn Văn Toàn, Quốc tịch và Luật quốc tịch Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2009, tr. 4.
[8]Công ước Lahaye năm 1930 về xung đột luật quốc tịch có hiệu lực từ ngày 01/7/1937
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
8
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Hoạt động bảo hộ công dân rất đa dạng bao gồm tất cả các hoạt động mà quốc gia
thực hiện để giúp đỡ công dân mình. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan đại
diện sẽ sử dụng những biện pháp bảo hộ khác nhau để bảo hộ cho công dân. Tuy nhiên,
biện pháp bảo hộ đó phải phù hợp với pháp luật của quốc gia sở tại cũng như những điều
ước quốc tế có liên quan đã được quốc gia nước cử đại diện và nước nhận đại diện kí kết
hoặc tham gia. Đồng thời dựa trên quy định của pháp luật nước mình, cơ quan đại diện
thực hiện các biện pháp bảo hộ cụ thể trên thực tế. Thông thường các cơ quan đại diện
thực hiện chức năng hành chính giống như cơ quan hành chính ở nước cử để bảo hộ cho
công dân mình ở nước tiếp nhận, chẳng hạn như việc cấp các loại giấy tờ theo yêu cầu
của công dân.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với quốc gia sở tại, cơ quan đại diện có quyền đấu
tranh bằng nhiều biện pháp khác nhau để bảo hộ quyền và lợi ích cho công dân mình
trước những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền của
nước tiếp nhận. Yêu cầu chính quyền sở tại phải tôn trọng và thực thi pháp luật một cách
nghiêm túc. Nếu chính quyền sở tại không tuân thủ pháp luật thì quốc gia nước cử có thể
sử dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn để buộc chính quyền sở tại phải tuân thủ. Một số
biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là cấm vận kinh tế hay rút cơ quan đại diện.
Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, vì vậy trước khi áp dụng
biện pháp này các quốc gia cần cân nhắc thật kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, Luật quốc tế cũng
có những giới hạn cho việc áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân. Cụ thể là các biện
pháp bảo hộ được giới hạn ngay trong các điều ước quốc tế mà các quốc gia ký kết hoặc
tham gia, trong trường hợp không có điều ước quốc tế, quốc gia có thể giới hạn các biện
pháp bảo hộ công dân bằng tập quán quốc tế. Tức là trong trường hợp vấn đề bảo hộ
công dân được quy định trong điều ước giữa hai quốc gia, thì khi bảo hộ công dân hai
quốc gia liên quan phải áp dụng các biện pháp đã được nêu trong điều ước đó với điều
kiện là điều ước đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Trong thực tiễn, biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp đầu tiên để thực
hiện bảo hộ công dân. Chẳng hạn, khi ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối và yêu cầu
thả ngư dân Việt Nam. “Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc
gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử
dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm yêu cầu của nhiệm vụ; Hoạt động chính
thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các cơ quan
đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực
hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích
của quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Đồng thời, ngoại giao là nghệ
thuật đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
9
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng
và cũng cố hợp tác quốc tế9”. Như vậy, biện pháp ngoại giao là một trong những biện
pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động bảo hộ công dân của
các quốc gia. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quốc gia sẽ tiến hành biện pháp này
một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Tuy luật quốc tế quy định là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ công dân.
Nhưng trong thực tế quan hệ giữa các nước, một số quốc gia lại cho rằng việc sử dụng vũ
lực là quyền của mình khi các biện pháp hòa bình khác đã được sử dụng hết mà không
mang lại kết quả như mong muốn. Ví dụ: Vào tháng 12/2013, tại Nam Sudan,Tổng thống
Salva Kiir cáo buộc cựu Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu tiến hành đảo chính dẫn
đến các cuộc đụng độ xảy ra khiến hàng trăm người chết và hàng chục ngàn người chạy
trốn vào các cơ sở của Liên hợp quốc. Trước tình hình đó, chính phủ Mỹ đã cử gần 100
binh lính để bảo vệ các công dân Mỹ, nhân viên và tài sản tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô
Juba10.
Như vậy việc sử dụng biện pháp gì để bảo hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền
lợi nào của công dân bị vi phạm, tầm quan trọng của quyền bị vi phạm đối với cá nhân
và lợi ích của quốc gia mình. Đồng thời việc thực hiện biện pháp bảo hộ công dân phải
phù hợp với pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan.
1.2.4. Nguyên tắc bảo hộ công dân
Trong hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các
nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, có những
nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh
quan hệ trong từng ngành luật cụ thể. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế vấn đề bảo hộ
công dân cũng phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Chẳng hạn như
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực
hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda); Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh
chấp quốc tế. Hiện nay, nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể được hiểu là “những
tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus
cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế. Trong luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn
tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán
[9] PGS. TS. Vũ Dương Huân, Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010, tr. 20-21.
[10] Thiện Đạo, Báo Phụ nữ: Nam Sudan: Chiến sự lan rộng, Mỹ xem xét gửi thêm quân,
[truy cập ngày 20/8/2014]
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
10
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
quốc tế11”. Trong quan hệ giữa các quốc gia về vấn đề bảo hộ công dân của mình, các
quốc gia áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia :
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết
lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. Hiến
chương Liên hợp quốc đã ghi nhận “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên
tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và đồng thời cũng
là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tổ chức quốc tế này. Trên cơ sở đó ngày
24/10/1970, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua những Nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế, trong đó có nội dung cũng không kém phần quan trọng đó là: Tất cả mọi quốc
gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là
những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh
tế, chính trị và xã hội (Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế của Đại hội đồng
Liên hợp quốc). Như vậy, trong mối quan hệ quốc tế, các quốc gia đều bình đẳng với
nhau mà không có bất kì sự phân biệt nào. Bởi vì luật quốc tế được tạo ra để áp dụng
chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới nên sẽ không có sự phân biệt việc áp dụng
giữa nước lớn và nước nhỏ. Về nguyên tắc, quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến dân
cư được giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không phân biệt đối xử. Các
quốc gia có quyền kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ công
dân trên cơ sở bình đẳng chủ quyền, tức là các điều ước được kí kết trên cơ sở thỏa thuận
và tự nguyện, không một quốc gia nào có quyền đưa ra điều kiện và bắt buộc quốc gia
khác phải tuân theo. Ví dụ như hai quốc gia có thể kí kết điều ước quốc tế về thời hạn
thông báo cho quốc gia có công dân bị bắt giữ là 2 ngày, thì thời hạn này phải được áp
dụng chung cho cả 2 quốc gia, một trong hai quốc gia không có quyền kéo dài thời hạn
này, bởi vì có thể gây ảnh hưởng đến việc bảo hộ công dân của quốc gia kia.
Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc
gia là quốc gia được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình và
của công dân nước mình. Đây là một nội dung rất quan trọng bởi vì chỉ khi nào quốc gia
trực tiếp tham gia vào quan hệ bảo hộ công dân với quốc gia khác thì các quyền và lợi
ích của công dân mới được đảm bảo. Bởi vì khi một công dân nước ngoài ở quốc gia sở
tại thì quyền và lợi ích của họ có nguy cơ bị vi phạm nhiều hơn công dân của nước sở tại,
đồng thời họ cũng là một bên yếu thế so với cơ quan chức năng của chính quyền sở tại,
[11] Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, 2007, tr. 39.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
11
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
vì vậy quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch thông qua các cơ quan đại diện có
quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân mình.
Bên cạnh đó, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia còn bao hàm nội
dung các quốc gia đều bình đẳng với nhau về mặt pháp lí. Tức là các quốc gia có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau. Bởi vì quy phạm luật quốc tế được áp dụng công bằng cho tất
cả và có hiệu lực pháp lí như nhau, không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào. Chẳng
hạn, cơ quan lãnh sự của nước cử chỉ có thể thực hiện chức năng lãnh sự ngoài khu vực
lãnh sự tại nước tiếp nhận khi được nước tiếp nhận đồng ý, vì vậy dù quốc gia nước cử
có hùng mạnh như thế nào thì cũng không có quyền thực hiện chức năng lãnh sự bên
ngoài khu vực lãnh sự khi nước tiếp nhận chưa đồng ý.
Như vậy, khi tiến hành bảo hộ công dân của mình, các quốc gia có quyền bình đẳng
với nhau về quyền và nghĩa vụ, điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu
hay nghèo trong cộng đồng quốc tế đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ với các
quốc gia khác. Bên cạnh đó nguyên tắc này cũng nêu rõ một quốc gia không có quyền áp
đặt một chính sách hay hạn chế nào đối với quốc gia khác. Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ
quốc tế cho thấy khả năng tham gia vào quan hệ quốc tế của các quốc gia không giống
nhau, do đó trong một số trường hợp luật quốc tế đã có những quy phạm nhằm trao cho
một số quốc gia nhất định những quyền đặc biệt mà các quốc gia khác không có.
Thứ hai, nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt
servanda):
Theo khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “để đảm bảo cho tất cả các
hội viên Liên hợp quốc được hưởng những quyền và lợi ích do tư cách hội viên mà có,
hội viên Liên hợp quốc phải thành khẩn làm tròn những nghĩa vụ mà họ đã đảm nhiệm
chiếu theo những điều khoản của Hiến chương này”. Như vậy, từ khi Hiến chương Liên
hợp quốc ra đời đến nay, các quốc gia đã có căn cứ pháp lí cụ thể để đảm bảo cho quyền
lợi của mình, đồng thời cũng có căn cứ để buộc các quốc gia khác thực hiện nghĩa vụ đối
với mình một cách “thiện chí”. Trong vấn đề bảo hộ công dân, bên cạnh phải tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các quốc gia còn phải tuân thủ những cam kết mà
mình đã thỏa thuận trong các điều ước song phương hay đa phương về vấn này và chiếu
theo khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc vừa nêu trên đây là một nghĩa vụ
bắt buộc của các quốc gia.
Trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, điều 26 Công ước Viên về Luật điều ước
quốc tế năm 1969 đã chỉ ra rằng “ Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên
tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Như vậy, mọi điều ước được kí
kết hoặc gia nhập đều tạo cho quốc gia các quyền và nghĩa vụ nhất định, quốc gia có thể
từ bỏ quyền của mình nhưng phải làm tròn nghĩa vụ với quốc gia khác. Bởi vì khi một
quốc gia không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền của quốc
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
12
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
gia khác. Ngoài các văn bản trên, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong Tuyên bố năm
1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí
thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ
các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật quốc tế. Chẳng hạn như
quốc gia phải cho phép quốc gia khác thực hiện công tác bảo hộ công dân của họ trên
lãnh thổ của mình và không được thực hiện những hành vi cản trở quá trình bảo hộ công
dân của họ.
Thứ ba, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:
Trong thực tiễn quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia dù được thiết lập trên cơ sở điều
ước song phương hay đa phương thì tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ một
số nguyên nhân nhất định. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế
có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn, xung đột, không thống nhất được về
quyền và lợi ích với nhau. Nhận thấy được điều đó, từ rất sớm Liên hợp quốc cùng với
bản Hiến chương của mình đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên
thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận
“Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp
hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công
lý”. Như vậy, trong quá trình bảo hộ công dân mà các quốc gia có tranh chấp với nhau
thì trước tiên hết các quốc gia có liên quan phải giải quyết vấn đề trên cơ sở hòa bình,
không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp được nêu cụ thể tại điều 33 Hiến
chương Liên hợp quốc mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn đó là các biện pháp: “...
đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các
hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của
mình”. Như vậy, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với
mọi quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, các bên
tranh chấp có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp
đều được giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Điều này cũng có
nghĩa là các tranh chấp phải được giải quyết phù hợp với nguyên tắc “tự do lựa chọn các
biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp”.
Bên cạnh các nguyên tắc nói trên, khi bảo hộ công dân của mình tại nước ngoài, quốc
gia bảo hộ còn phải tôn trọng chủ quyền của quốc gia nơi tiến hành bảo hộ, đặc biệt là
không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước này với bất kì mục đích gì.
Do vấn đề bảo hộ công dân thường có liên quan tới hai quốc gia nên các quốc gia có
nghĩa vụ hợp tác với nhau trên cơ sở luật quốc tế. Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia
được quy định cụ thể trong Tuyên bố của đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các
nguyên tắc của luật quốc tế, theo đó: “Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
13
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
các lĩnh vực của quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào hệ thống chính trị, kinh tế, văn
hóa...”. Như vậy, theo nguyên tắc này thì mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
trong tất cả các lĩnh vực kể cả bảo hộ công dân. Tuy nhiên, nếu xem xét nguyên tắc này
một các độc lập tách rời các nguyên tắc khác thì thật khó có thể khẳng định rằng đây là
một nguyên tắc bắt buộc đối với mọi quốc gia. Vì thế, chỉ có thể khẳng định nguyên tắc
này là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khi đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các
nguyên tắc khác, bởi lẽ việc thực hiện mọi nguyên tắc chỉ có thể thành công khi các quốc
gia hợp tác chặt chẽ với nhau. Việc tuân thủ nguyên tắc này là điều kiện rất quan trọng
trong việc cũng cố sự tuân thủ nguyên tắc khác của luật quốc tế. Ví dụ, nếu sự hợp tác
quốc tế của các quốc gia tiến hành tốt đẹp thì không chỉ sự bình đẳng chủ quyền của các
quốc gia được tôn trọng mà các tranh chấp giữa các quốc gia cũng có thể được giải quyết
một cách nhanh chóng và hòa bình. Ngược lại sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khác
của luật quốc tế sẽ là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho sự tuân thủ nguyên tắc này. Ví
dụ, sự hợp tác giữa các quốc gia chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn trong bối cảnh các quốc
gia dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ với nhau hoặc luôn can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
1.2.5. Điều kiện bảo hộ công dân
Như đã nói trên, một người có quốc tịch của một quốc gia sẽ được quốc gia đó bảo
hộ. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện có quốc tịch của quốc gia thì người cần được sự bảo
hộ còn phải ở trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn như người đó bị
xâm phạm các quyền hay lợi ích, gặp thiên tai, chiến tranh...và quốc gia chỉ bảo hộ công
dân của mình khi người đó không thể tự bảo vệ mình trước cá nhân hay các cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp quốc gia bảo hộ
công dân mình khi người đó yêu cầu. Theo khoa học pháp lí quốc tế hiện nay, quốc gia
có thể tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, quốc gia chỉ thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của mình hay nói cách
khác người được bảo hộ phải mang quốc tịch của quốc gia tiến hành bảo hộ. Điều này
được quy định cụ thể tại điều 3 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó một
trong những chức năng quan trọng nhất của cơ quan đại diện ngoại giao là: “Bảo vệ
quyền lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi tại nước tiếp nhận trong phạm vi
cho phép của luật quốc tế”. Bên cạnh đó, điều 5 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
cũng có quy định tương tự. Như vậy, hai công ước trên đã quy định cụ thể chức năng cơ
bản của cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự là chỉ bảo vệ quyền lợi của công dân
nước mình. Tuy nhiên, trong trường hợp một người có hai hay nhiều quốc tịch thì chỉ
được một trong số các quốc gia mà mình mang quốc tịch bảo hộ mà thôi và các quốc gia
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
14
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
cũng không được bảo hộ công dân của mình khi người đó đang cư trú trên lãnh thổ của
quốc gia mà người đó cũng có quốc tịch12. Quốc gia sở tại sẽ có quyền quyết định chọn
một trong số các quốc gia mà người cần được bảo hộ có quốc tịch đứng ra bảo hộ cho
công dân của họ. Vì vấn đề xem xét quốc gia nào có thẩm quyền bảo hộ thuộc phạm vi
chủ quyền của quốc gia sở tại đó.
Thứ hai, quốc gia thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của mình khi người đó bị xâm
phạm các quyền và lợi ích ở nước ngoài hoặc khi công dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn
cần được nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ như gặp thiên tai, chiến tranh, bệnh tật nghiêm
trọng...Đây chính là cơ sở thực tiễn để nhà nước tiến hành bảo hộ công dân. Chẳng hạn,
từ cuối tháng 7 năm 2014, tình hình chiến sự tại Libya diễn biến phức tạp, nhiều nước đã
rút nhân viên ngoại giao. Bộ Ngoại giao cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt
Nam và các cơ quan chức năng liên quan đã lên phương án đảm bảo an toàn và đưa lao
động Việt Nam rời Libya. Tính đến ngày 22/8/2014 chỉ còn hơn 340 trong tổng số 1750
lao động Việt Nam tại quốc gia Bắc Phi này, hiện tại các cơ quan chức năng vẫn đang
tiến hành hỗ trợ đưa những người còn lại về nước13.
Thứ ba, quốc gia tiến hành bảo hộ công dân của mình khi người đó không còn khả
năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích của họ. Tức là họ đã sử dụng tất cả biện pháp hợp
pháp mà vẫn không được quốc gia sở tại khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm hại hoặc chưa chấm dứt hành vi xâm hại trên thực tế. Tuy nhiên trong một số trường
hợp quốc gia cũng bảo hộ cho công dân mình khi người đó không bị xâm phạm quyền và
lợi ích đó là trường hợp giúp đỡ công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở quốc gia sở
tại.
Thứ tư, một điều kiện cũng không kém phần quan trọng đó là sự yêu cầu bảo hộ của
công dân. Trong một số trường hợp, sự yêu cầu bảo hộ của công dân là điều kiện cần
thiết để quốc gia tiến hành bảo hộ công dân của mình. Cụ thể, nếu người đó không muốn
quốc gia đứng ra bảo hộ mình vì một lí do nào đó thì họ có thể không hợp tác với các cơ
quan có thẩm quyền dẫn đến công tác bảo hộ công dân không có kết quả, làm mất thời
gian và công sức của các cơ quan có liên quan. Bên cạnh đó, trong trường hợp một công
dân của nước cử cư trú ngoài khu vực lãnh sự bị xâm phạm quyền và lợi ích thì có thể
yêu cầu cơ quan lãnh sự gần nơi người đó cư trú đứng ra bảo hộ cho họ. Trong trường
[12] Điều 4 Công ước LaHaye năm 1930 về Xung đột luật quốc tịch: “ Một nước không được bảo hộ
ngoại giao cho công dân của mình tại một nước khác mà người này cũng có quốc tịch và hiện đang cư
trú”
[13] TTXVN/VIETNAM+,Vietnam+:Hoàn tất việc sơ tán lao động Việt Nam tại Libya vào đầu tháng 9,
[truy cập ngày 5/9/2014]
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
15
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
hợp này, nhờ có sự yêu cầu mà cơ quan lãnh sự mới biết được tình trạng hiện tại của
công dân và tiến hành những biện pháp bảo hộ cần thiết nếu được nước tiếp nhận đồng ý.
Tuy nhiên sự yêu cầu bảo hộ của công dân chỉ tồn tại trong một số trường hợp nhất định,
còn đối với trường hợp cơ quan đại diện đã biết công dân của mình bị xâm phạm quyền
và lợi ích thì cơ quan này sẽ chủ động đứng ra bảo hộ cho công dân trừ trường hợp công
dân không muốn được bảo hộ.
Như vậy, để khởi động một quá trình bảo hộ công dân thì cần phải có các điều kiện
như người được bảo hộ phải có quốc tịch của quốc gia bảo hộ, những quyền và lợi ích
của công dân bị xâm phạm và công dân đó không thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích đó.
Bên cạnh đó quốc gia cũng giúp đỡ công dân thực hiện các quyền lợi ở quốc gia sở tại
mà không cần có sự xâm phạm nào.
1.2.6. Mối quan hệ giữa bảo hộ công dân với tị nạn chính trị
Trên thực tế, quốc gia trong phạm vi chủ quyền của mình không chỉ có nghĩa vụ bảo
hộ công dân của mình mà còn có nghĩa vụ bảo hộ một bộ phận dân cư khác không phải
là công dân của quốc gia khi quốc gia cho phép một hoặc một số người hưởng quyền tỵ
nạn chính trị trong lãnh thổ của mình. Nghĩa vụ đó của quốc gia được thể hiện chủ yếu
trong Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951. Theo đó, khi quốc gia cho phép
một người tỵ nạn chính trị trong lãnh thổ của mình thì quốc gia có một số quyền và nghĩa
vụ đối với người đó, kể cả quyền bảo hộ ngoại giao khi người đó đang ở một nước ngoài
khác mà không phải là nước người đó có quốc tịch. Vì vậy, trong phần này người viết
xin trình bày một số vấn đề có liên quan đến tỵ nạn chính trị.
Tỵ nạn chính trị là việc một quốc gia dành cho một hoặc một số người khả năng tránh
khỏi sự truy tố vì các nguyên cớ chính trị, xã hội, tôn giáo, sắc tộc…từ phía quốc gia mà
những người đó có quốc tịch hoặc cư trú thường xuyên14 . Người tỵ nạn là một trong
những nhóm người dễ bị tổn thương nhất do vị thế đặc biệt của họ (phải lưu lạc tìm nơi
sinh sống mới tại một quốc gia khác trong hoàn cảnh bị xua đuổi, truy bức). Vì vậy, Liên
hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 (UDHR) nhằm bảo
vệ một cách tốt hơn quyền lợi của nhóm người này. Cụ thể, tại khoản 1 điều 14 Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tìm kiếm và hưởng tỵ
nạn ở nước khác khi bị ngược đãi”. Tuy nhiên, tại khoản 2 điều này cũng nêu ngoại lệ
không áp dụng quyền tỵ nạn chính trị: “Quyền này không được áp dụng trong trường
hợp đương sự bị truy tố về những tội phạm không mang tính chất chính trị hay vì những
hành vi đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc”. Như vậy, bất
kì một người nào khi bị quốc gia mình đang sinh sống ngược đãi vì lí do chính trị, xã
[14] Nguyễn Trung Tín-PGS.TS Nguyễn Đăng Dung-Lê Mai Thanh-Nguyễn Hoàng Vân, Tìm hiểu luật
quốc tế, Nxb Đồng Nai, 1997, tr. 126
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
16
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
hội... thì có quyền tìm đến một quốc gia khác để xin tỵ nạn chính trị. Ví dụ: Sau khi tiết
lộ chương trình nghe lén gây chấn động của chính phủ Mỹ, cựu điệp viên Edward
Snowden trú chân tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo của Matxcơva kể từ ngày
23/6. đến ngày 12/7, cựu điệp viên Edward Snowden có cuộc gặp với nhiều luật sư nổi
tiếng và các nhà hoạt động nhân quyền tại Nga với mong muốn được tỵ nạn chính trị tại
đây. Đơn xin tỵ nạn đã được nộp cho nhà chức trách Nga thông qua Cơ quan Di trú Liên
bang (FMS)15. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 4/9, Tổng thống Nga
Vladimir Putin tuyên bố sẽ không dẫn độ cựu điệp viên Edward Snowden cho giới chức
Washington. Bởi vì nếu bị dẫn độ về Mỹ thì Snowden có thể đối mặt án tử hình16.
Sau Tuyên ngôn 1948, hệ thống luật quốc tế về người tỵ nạn đã phát triển khá phong
phú. Đặc biệt quan trọng là Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 và Nghị định
thư của Công ước năm 1967.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về vị thế của người tị nạn năm 1951 (điều 1 A),
khái niệm người tị nạn (refugees) có thể hiểu là “những người mà phải chạy ra khỏi đất
nước nơi mình có quốc tịch do bị đàn áp vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc
hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội hay chính trị nào đó và không thể hoặc
không muốn trở về do sợ hãi bị đàn áp và có cơ sở rõ ràng cho thấy họ có thể bị đàn áp
nếu trở về”.
Chế định tỵ nạn chính trị trong pháp luật quốc tế thể hiện chủ yếu ở chổ một hoặc
một số người được một quốc gia dành cho quyền tỵ nạn chính trị trên cơ sở thực hiện chủ
quyền quốc gia và phải được các quốc gia khác tôn trọng. Hay nói cách khác, việc cho
phép tỵ nạn chính trị là quyền chủ quyền của quốc gia. Quốc gia có thể cho phép hoặc
không cho phép một người nào đó được hưởng trên lãnh thổ của mình quyền tỵ nạn
chính trị. Tuy nhiên, nếu như quốc gia đã cho phép một người hưởng trên lãnh thổ của
mình quyền tỵ nạn chính trị thì khi đó xuất hiện một số quyền và nghĩa vụ quốc tế nhất
định. Một quy phạm luật quốc tế được thừa nhận chung dưới dạng tập quán-quy phạm về
việc quốc gia cho phép người nào đó quyền tỵ nạn chính trị trên lãnh thổ của mình thì có
nghĩa vụ bảo hộ ngoại giao đối với người đó (trong thời gian người đó ở quốc gia thứ
ba). Trong trường hợp người tỵ nạn muốn đi ra nước ngoài vì lí do gì đó, thì quốc gia mà
[15] Vietnam+, VTC NEWS, 'Kẻ lộ mật' Snowden nộp đơn xin tị nạn ở Nga, , [truy cập ngày 25/11/2014]
[16] Huyền Lê, VTC NEWS, Chuyện về 'kẻ lộ mật' chấn động nước Mỹ sắp kết thúc?, [truy cập ngày
25/11/2014]
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
17
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
người tỵ nạn đang cư trú phải cấp cho người đó những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của
người này, ngoại trừ trường hợp vì lí do an ninh quốc gia hay trật tự công cộng không
cho phép (khoản 1 điều 28 Công ước của Liên hợp quốc về người tị nạn năm 1951). Bên
cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng nhất của Công ước là cấm các nước đang
cưu mang người tỵ nạn trục xuất họ khỏi lãnh thổ nước mình, đặc biệt là đẩy họ trở về
những lãnh thổ mà họ có thể bị đe dọa về tính mạng và nhân phẩm (khoản 1 điều 33).
Như vậy, về bản chất thì hoạt động bảo hộ công dân và hoạt động bảo hộ ngoại giao
đối với người tỵ nạn chính trị là giống nhau, bởi vì cả hai đều là bảo hộ quyền và lợi ích
cho một người nào đó. Tuy nhiên, giữa hai hoạt động này có một điểm khác nhau rất cơ
bản đó là bảo hộ ngoại giao đối với người tỵ nạn chính trị là hoạt động bảo hộ đối với
một người không có quốc tịch của quốc gia bảo hộ. Còn hoạt động bảo hộ công dân là
việc một quốc gia bảo hộ cho những người mang quốc tịch của mình.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan
1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể bảo hộ
Trong xu thế hội nhập, để thể hiện sự quan tâm đến công dân của mình, quốc gia sẽ
bảo hộ quyền và lợi ích của họ khi ở nước ngoài. Để thể hiện sự quan tâm đó quốc gia có
thể hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyền
được bảo hộ của công dân. Thực tế các quốc gia thường hay kí kết các điều ước quốc tế
với nhau về vấn đề này để tạo cơ sở pháp lí khi có trường hợp cần phải xúc tiến quá trình
bảo hộ công dân.
Quốc gia có thể thực hiện tất cả các biện pháp mà luật quốc tế cho phép để bảo hộ
công dân của mình, thế nhưng khi đã kí kết điều ước quy định cụ thể biện pháp bảo hộ
công dân thì quốc gia phải tôn trọng và thực thi các điều ước ấy. Ví dụ, trong điều ước,
các quốc gia có thể thỏa thuận một thời hạn hợp lí để thông báo cho cơ quan đại diện của
nước cử trường hợp công dân của nước cử bị bắt giữ hay phải tham gia vào một quá trình
tố tụng. Bên cạnh đó, quốc gia tiến hành bảo hộ phải tôn trọng pháp luật của các quốc gia
sở tại cũng như pháp luật và tập quán quốc tế, đồng thời quốc gia không thể viện dẫn vấn
đề bảo hộ công dân để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác dù bằng bất kì hình
thức gì. Hơn nữa, quốc gia có nghĩa vụ đối xử một cách bình đẳng giữa các công dân của
mình khi họ đang ở nước ngoài, không được phân biệt đối xử dù dựa trên bất kì căn cứ
nào.
Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là hiến chương Liên hợp quốc, có tính
đến hoàn cảnh của mỗi nước để đảm bảo cho người dân được bảo vệ kịp thời khi bị xâm
phạm quyền và lợi ích.
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể được bảo hộ
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
18
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Như đã đề cập ở trên, công dân của một quốc gia là người có quốc tịch của quốc gia
đó và có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Theo thông lệ quốc tế hiện nay,
công dân của một quốc gia khi đang ở nước ngoài thì sẽ được quốc gia bảo hộ quyền và
lợi ích.
Để được một quốc gia bảo hộ, trước hết người được bảo hộ phải được coi là thể nhân
trước pháp luật. Vì vậy tại điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm
1966 (ICCPR) đã quy định: “Mọi người đều có quyền được thừa nhận là một thể nhân
trước pháp luật ở mọi nơi”. Điều 16 của Công ước đã bảo đảm một quyền cơ bản là
được pháp luật thừa nhận là một con người. Nếu một cá nhân không được pháp luật thừa
nhận, cá nhân đó sẽ mất đi sự thừa nhận các quyền khác của mình. Một ví dụ thường
được nêu ra là trường hợp những người Do Thái dưới chế độ Đức Quốc Xã bị tước đi sự
thừa nhận về mặt pháp lý (legal recognition), sự chối bỏ quyền cơ bản này đã kéo theo sự
chối bỏ hàng loạt các quyền khác của họ.
Điều 5 Công ước Lahaye 1930 quy định: “Tại một nước thứ ba, một người có nhiều
quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch. Không phương hại đến việc áp dụng
pháp luật của nước mình về địa vị pháp lý của cá nhân và các Hiệp định đang có hiệu
lực, nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc tịch trong số các quốc tịch mà
người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú và cư trú chủ
yếu hoặc quốc tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có mối quan hệ gắn bó
nhất”. Như vậy, theo quy định tại điều này thì khi một người có nhiều quốc tịch của
nhiều quốc gia khác nhau thì người đó chỉ được một trong số các quốc gia đó bảo hộ khi
đang ở một quốc gia mà mình không mang quốc tịch. Trong trường hợp này, quốc gia sở
tại sẽ có quyền quyết định một trong các quốc gia mà người đó là công dân đứng ra bảo
hộ cho họ.
Hơn nữa, tại điều 7 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948 quy định: Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà
không có bất kỳ sự phân biệt nào...xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế, mọi công dân đều được đối xử bình đẳng như nhau trước pháp luật. Tức là khi bị xâm
phạm quyền và lợi ích thì các công dân khác nhau được đối xử bình đẳng như nhau mà
không có bất kì sự phân biệt đối xử nào trong việc được bảo hộ. Tuy nhiên, quyền bình
đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình
huống và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự
đối xử khác biệt dựa trên các điều kiện hợp lí, khách quan và nhằm mục đích đạt được sự
bình đẳng thì không bị coi là trái với nguyên tắc của luật quốc tế.
Bên cạnh các quyền nêu trên, công dân của một quốc gia ở nước ngoài cũng phải
gánh vác những nghĩa vụ nhất định, chẳng hạn như phải tuân thủ pháp luật của quốc gia
mình, pháp luật quốc gia sở tại cũng như pháp luật quốc tế.
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
19
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn
Bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam-một số vấn đề lí luận và thực tiễn
1.4.
Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ công dân
1.4.1. Điều ước quốc tế
Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế quy định: “Điều ước quốc tế là
tất cả các thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được điều
chỉnh bằng pháp luật quốc tế, nó có thể được biểu hiện trong văn kiện duy nhất, hoặc hai
hay nhiều văn kiện có mối quan hệ với nhau, và chúng không phụ thuộc vào một tên gọi
riêng nào cả”. Như vậy, với tư cách là một trong các nguồn cơ bản của luật quốc tế nói
chung và là nguồn quan trọng để điều chỉnh hoạt động bảo hộ công dân nói riêng, điều
ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý mang tính bắt buộc để xác lập,
thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau. Tuy nhiên,
không phải tất cả các điều ước quốc tế được ký kết đều là nguồn luật để điều chỉnh hoạt
động bảo hộ công dân. Một điều ước muốn trở thành nguồn luật điều chỉnh hoạt động
bảo hộ công dân phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, điều ước đó phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Thứ hai, nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy
phạm Jus Cogens của luật quốc tế; Theo điều 53 Công ước Viên 1969 thì Jus cogens là
quy phạm chung, được cộng đồng quốc tế công nhận, thông qua và áp dụng, không một
(hoặc một nhóm) quốc gia nào có quyền thay đổi (hoặc chỉ thay đổi bằng quy phạm có
tính chất tương tự). Vì nó đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng nên khi vi phạm Jus
cogens có thể sẽ gây thiệt hại về quyền và lợi ích của các quốc gia khác trên thế giới, Jus
cogens có hiệu lực pháp lý cao nhất nên các điều ước quốc tế khi ký kết không được trái
với các quy phạm này.
Thứ ba, điều ước đó phải được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan
của pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận bình đẳng của các chủ thể trong quan
hệ pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế có ý nghĩa:
(i) Xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể
của luật quốc tế hình thành và phát triển. Bên cạnh đó điều ước quốc tế còn giúp tăng
cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể với nhau.
(ii) Điều ước quốc tế còn là công cụ, phương tiện pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Hiện nay, vấn đề bảo hộ cho công dân được quy định trong một số công ước như:
Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước
Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước về quyền của người lao động di trú và
thành viên gia đình họ năm 1990...
GVHD:Ths.Nguyễn Tống Ngọc Như
20
SVTH: Nguyễn Văn Nhẩn