BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ VĂN CƯƠNG
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM – NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI -2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ VĂN CƯƠNG
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM – NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62.38.01.07 (62.38.50.01)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS VÕ ĐÌNH TOÀN
2.TS. PHẠM THỊ GIANG THU
HÀ NỘI -2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án này
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Văn Cương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
NSNN Ngân sách Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
GTGT Giá trị gia tăng
XNK Xuất nhập khẩu
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ATO
Cơ quan thuế Australia
IRS Cơ quan thu nội địa Hoa kỳ
IRAS Cơ quan quản lý thu nội địa Singapore
APA Phương pháp xác định trước về giá tính thuế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………
1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ……………
10
1.1.Những vấn đề lý luận về quản lý thuế…………………………………………………. 10
1.1.1. Khái niệm quản lý thuế ……………………………………………………………………
10
1.1.2. Các thành tố cơ bản trong hệ thống quản lý thuế ………………………………………
16
1.1.3. Xu hướng quản lý thuế ở một số nước trên thế giới …………………………………
37
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế …………………………………… 48
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của pháp luật quản lý thuế……………………………………
48
1.2.2. Các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
54
1.3. Kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật quản lý thuế ở Việt
Nam……………………………………………………………………………………………
60
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM……………
66
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục hành chính thuế 66
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính thuế………………………………………
66
2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục hành
chính thuế ở nước ta…………………………………………………………………………………….
82
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiến thi hành pháp luật về giám sát và bảo đảm sự
tuân thủ pháp luật thuế……………………………………………………………………..
93
2.2.1. Quản lý thông tin về người nộp thuế……………………………………………………
93
2.2.2. Thanh tra, kiểm tra thuế …………………………………………………………………
100
2.2.3. Xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế…………………………………………………………
110
2.2.4. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quản lý thuế……..
120
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
123
3.1. Căn cứ để xác định giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam…………………………………………
123
3.1.1. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta…………………………………………………………
123
3.1.2. Sự chi phối của nền kinh tế thị trường Việt Nam………………………………...
124
3.1.3.Kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật quản lý
thuế ở nước ta và ở một số nước trên thế giới………………………………………………
126
3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam…………………………………………………
127
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính thuế …………………………………
128
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm sự giám sát và tuân thủ pháp luật quản lý thuế……
138
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý thuế ………………………………
146
3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để lấp lỗ hổng trong pháp luật quản lý thuế
148
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………………
162
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ……………………………………………………………………………………
164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
165
1
MỞ ĐẦU
1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việt Nam đã bước qua hơn hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách, cơ chế quản
lý kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, tạo nên hình
ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đóng góp
vào thành công chung đó có một phần từ công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nước
thực hiện trong hơn chục năm qua. Thành tựu nổi bật nhất của công cuộc cải cách thuế ở
nước ta là: “Hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu,
áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu cầu
chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thuế đã trở
thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong
nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
góp phần xoá đói giảm nghèo. Ngành thuế luôn hoàn thành và vượt dự toán thu qua từng
thời kỳ, số thu về thuế và phí hiện chiếm trên 93% số thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN)
hàng năm, nhờ đó NSNN đã bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, dành một phần tăng chi
đầu tư phát triển, chi trả nợ, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức độ cho phép” [6].
Tuy nhiên, qua thực tiễn quản lý thuế trước năm 2006 cho thấy, tình trạng trốn thuế,
lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa
phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ nội dung các quy định của
pháp luật thuế. Đặc biệt, bộ phận pháp luật quản lý thuế còn tình trạng vừa thừa, vừa
thiếu, vừa yếu, vừa khó thực hiện, khó quản lý, khó kiểm tra, giám sát, chưa phù hợp với các
chuẩn mực quản lý thuế quốc tế. Với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt
Nam vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế ngày càng
thông thoáng tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển, sẽ có thêm hàng chục
vạn DN, hàng triệu hộ kinh doanh ra đời, số người dân có thu nhập cao sẽ tăng nhanh, sẽ có
hàng chục triệu người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập, làm cho diện quản lý thuế
tăng lên nhanh chóng. Đó là thách thức lớn đặt ra đối công tác quản lý thuế ở nước ta. Hơn
nữa, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, quản lý thuế ở nước ta phải
theo những chuẩn mực chung của quốc tế. Trong khi đó, trình độ quản lý thuế ở Việt Nam
(trước năm 2006) được đánh giá là còn lạc hậu khá xa so với trình độ quản lý thuế ở những
nước tiên tiến trong khu vực. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng, Nhà nước ta đã định ra chiến
lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 là: “Hiện đại hoá toàn diện công tác quản
2
lý thuế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối
tượng nộp thuế, chịu thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp
thời các khoản thu cho NSNN.” [9].
Ngày 29/11/2006 Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế để thống nhất các quy định về
quản lý thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động trong việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ thuế của mình theo đúng quy định của pháp luật. Có thể khẳng định cho đến thời
điểm hiện nay pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam có nhiều quy định tiến bộ thể chế được khá
đầy đủ cơ chế tự khai, tự nộp thuế, định hình mô hình tổ chức quản lý thuế, hệ thống hoá,
đơn giản hoá được các thủ tục hành chính thuế, các nội dung về giám sát và bảo đảm tuân
thủ pháp luật thuế được quy định khá đầy đủ và nhất quán… Do đó, bước đầu đã phát huy
được hiệu quả trong thực thi hệ thống chính sách thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm trên, pháp luật quản lý thuế mà hạt nhân là Luật Quản lý thuế đã bộc lộ
những bất cập nhất định như: một số quy định không bảo đảm tính thống nhất hoặc chưa phù
hợp, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc có quy định chưa cụ thể, rõ ràng…Điều đó đã gây ra khó
khăn nhất định cho công tác quản lý thuế và cho người nộp thuế. Để pháp luật quản lý thuế
phát huy vai trò quan trọng đối với việc thực thi có hiệu quả các sắc thuế và để đảm bảo tốt
hơn quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế thì pháp luật quản lý thuế cần phải tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện.
Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 xác định mục tiêu tổng
quát: “Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Công tác quản lý thuế,
phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ
bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa
học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; Ứng dụng
công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao…phấn đấu đưa Việt
Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi
về thuế vào năm 2020.” [10].
Từ những vấn đề nêu trên đang đặt ra yêu cầu đối với những nhà nghiên cứu khoa học,
nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà lập pháp và đặc biệt là đối với khoa học pháp lý là
cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý thuế để
trên cơ sở đó, đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng pháp luật quản lý thuế
ở nước ta, từ đó xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả
pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Với những lý do trên đây, có thể khẳng định rằng, đề tài nghiên cứu: “Pháp luật quản
lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là có
tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong
lĩnh vực thuế có thể nêu một số công trình điển hình sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Tiêu biểu có các công trình:
- “Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” (Luận án
tiến sĩ luật học của Nguyễn Thị Thương Huyền- Hà Nội 2002);
Với công trình khoa học này, tác giả chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung liên
quan đến sắc thuế giá trị gia tăng, đặc biệt chỉ ra những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá
trình thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của thực trạng đó và những giải pháp để hoàn thiện
pháp luật thuế giá trị gia tăng. Trong công trình khoa học này, mặc dù tác giả có đề cấp đến
nội dung pháp luật quản lý thuế nhưng phạm vi chỉ gắn với việc quản lý thuế giá trị gia tăng
trong điều kiện Nhà nước ta chưa áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế và trong hệ thống pháp
luật thuế chưa có tách biệt giữa pháp luật về nội dung các sắc thuế và pháp luật về quản lý
thuế.
- “Những vấn đề Lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt
Nam” (Luận án tiến sĩ luật học của Trần Trung Nhân – Hà Nội năm 2006).
Với công trình khoa học này, tác giả tập trung vào việc xác định các tiêu chí để đánh
giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế; đánh giá thực trạng pháp luật thuế dựa
trên các tiêu chí mà tác giả đã xây dựng trong đó chủ yếu hướng đến việc hoàn thiện pháp
luật về nội dung các sắc thuế, còn bộ phận pháp luật quản lý thuế, công trình khoa học này
chỉ dành khoản hơn 10 trang ở chương 2 (từ trang 114 đến trang 125) để đánh giá khái quát
các quy định của pháp luật quản lý thuế và dành hơn 10 trang ở chương 3 (từ trang 172 đến
trang 180) để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong đó chủ yếu
hướng đến việc cần thiết phải ban hành Luật quản lý thuế để thống nhất công tác quản lý
thuế ở nước ta.
Ngoài hai công trình khoa học lớn trên còn một số công trình khoa học khác đề cập
đến pháp luật thuế như:
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế của
Việt Nam trong tiến trình Hội nhập Kinh tế Quốc tế” (Đề tài khoa học - Trường ĐH Luật Hà
Nội (2007), Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Ánh Vân.)
- “Những định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta” (Bài viết của TS
Võ Đình Toàn – Tạp chí Luật học số 5, 1995);
4
- “Góp phần hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (Bài viết
của PGS – TS Trần Đình Hảo – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, (1998);
- “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm” (Bài viết của TS Nguyễn Thị
Thương Huyền – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 19/2008
“Về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng” TS. Đinh
Dũng Sỹ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật- Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Số
5/2003, tr. 29 - 32
- “Vấn đề tài phán trong lĩnh vực thuế vụ ở Việt Nam”. Nguyễn Tuyến, Tạp chí Luật
học số 5/1997, tr 42-45;
- “Ưu đãi thuế và vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Bài viết của T.S
Nguyễn Thị Ánh Vân – Tạp chí Luật học số 6/1998)…
- “Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập
DN”, TS phạm Giang Thu; Tạp chí Luật học số 4/2008)…
- “Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với thuế lợi nhuận DN ở UCRAINA”, ThS.
Trương Thị Kim Dung, Tạp chí Luật học số 9/2006, tr. 60 – 66
- “Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào”. TS. Lê Nết , Nghiên cứu lập pháp -
Văn phòng quốc hội. Số: 7/2007, Tr: 39-41
- “Bất cập trong xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực thuế”, Văn Tân, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 11/2006, tr. 20 – 21
- “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng
hoàn hiện”, ThS Trần Vũ Hải, Tạp chí Luật học số 10/2007
- “Pháp luật thuế giá trị gia tăng và các biện pháp bảo đảm thực hiện” (Luận văn cao
học luật của Lê Thị Bích Liên – Hà Nội 2002);
- “Hoàn thiện pháp luật thuế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Luận
văn cao học luật của Trần Trung Nhân- Hà Nội 1998);
- “Hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Luận văn cao học luật của Vũ Văn Cương - Hà Nội 2003);
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trong nước kể trên, có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến pháp luật quản lý thuế nhưng mức độ và phạm vi hạn hẹp, chưa mang
tính hệ thống (chỉ giới hạn ở các quy định về quản lý thuế trong từng sắc thuế cụ thể hoặc
nghiên cứu pháp luật quản lý thuế với tư cách là một nội dung nghiên cứu liên quan pháp
luật thuế). Tình trạng này xuất phát từ việc các công trình nghiên cứu đó được thực hiện
trong điều kiện pháp luật thực định không có sự tách biệt giữa hai bộ phận pháp luật là pháp
luật quy định nội dung chính sách thuế và pháp luật về quản lý thuế [31, tr.51]. Hơn nữa, do
pháp luật thuế Việt Nam được cải cách, xây dựng hoàn thiện trong điều kiện nền kinh tế
5
nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nên có quá
nhiều vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế cần phải tập trung giải quyết. Vì vậy, xu hướng
hoàn thiện pháp luật thuế trong những năm qua, chủ yếu tập trung vào nội dung các quy định
phản ánh chính sách thuế mà ít quan tâm đến bộ phận pháp luật quản lý thuế. Bên cạnh đó,
có một số công trình nghiên cứu trực tiếp đề cấp đến pháp luật quản lý thuế nhưng ở góc độ
khái quát như: bài “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm” của TS Nguyễn Thị
Thương Huyền (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 19/2008) có đưa ra một số đánh giá về Luật
Quản lý thuế hiện hành, đặc biệt có chỉ ra một số nhược điểm của Luật quản lý thuế. Còn
một số công trình khoa học của các tác giả khác chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh về nội
dung của pháp luật quản lý thuế, bởi vậy, chưa cụ thể và chưa toàn diện.
2.2. Các công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài
Tiêu biểu có các công trình:
- “Diagnostic Framework for Revenue Administration”, Gill, J.B.S (2003), World
Bank, Washington, D.C;
- “A new approach to tax compliance”, Braithwaite, V.(2001), Working Paper, Centre
for tax system integrity, the Australian National University, Canberra;
- “Why do people pay tax”, Alm, J., & McClelland, G.H., Schulze (1992), Journal of
Public 48, North-Holland.
- “The theory of tax evasion: A retrospective view”, Sandmo, A. (2004), The research
Forum on Taxation, Rosendal, Norway;
- “Improving tax compliance in developing countries via self-assessment system –
what could Bangladesh learn from Japan?” Sarker, T.K.(2003), Asia-Pacific Tax Bulletin.
- “Tax Compliance, self-assessment and administration in Newzealand”, James,S.,
Alley, C.(1999), the Newzealand Journal of Taxation law and policy,
- “Managing small and medium-size taxpayers in developing economies”, Terkper,
S.(2003), Tax Notes International, 13 January 2003,
- “Improving tax compliance”, Carlos A.silvani 1992, Internation Monnetary Fund;
- “Tax administration information on expenses claimed by small business sole
proprietorships”. Tài liệu của Văn phòng kế toán tổng hợp Hoa Kỳ, Nhà xuất bản: Diane
Publishing (2004);
“Tranfer pricing guidelines for multinational enterpries and tax administration” của
OECD (2001);
-“Quản lý hành chính thuế tại Pháp”- M.Bouvier, trong tập sách “Quesais-Je” (1988);
“ Tax administration in Korea”, Jim Kwon Huyn 2002.
6
“Tax administration reform in trasition”, Katarina ott 1998, the case of Croatia,
insitute for public Finance, Zagreb, Croatia.
Các công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài nêu trên, có đề cập tới một số vấn
đề mang tính lý thuyết chung hoặc đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của quản lý thuế
dưới các góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, trong phạm vi các quốc gia
khác nhau như: Nghiên cứu sự tác động của chính sách thuế đến hiệu lực quản lý thu thuế;
Vấn đề nhân sự - tham nhũng tác động đến quản lý thu thuế; Hay sự tác động qua lại của
nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường quản lý thuế; Một số công trình nghiên cứu
tập trung vào hướng mới là nghiên cứu sự phù hợp và sự thích nghi của quản lý thuế đối với
sự thay đổi của người nộp thuế trong đó làm rõ tại sao và làm thế nào để người nộp thuế tuân
thủ luật thuế; tại sao người nộp thuế lại trốn thuế và xác định những yếu tố tạo ra sự trốn
thuế. Một số nghiên cứu đi sâu xem xét những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của người
nộp thuế bằng cách tiếp cận kinh tế; cách tiếp cận hành vi qua yếu tố văn hóa và yếu tố tâm
lý…Bởi vậy, các công trình khoa học này là tài liệu có tính chất tham khảo có giá trị mà
không trùng lặp với phạm vi nghiên cứu “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
Nhìn lại các công trình nghiên cứu luật học trong lĩnh vực thuế thời gian qua có thể
khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu luật học nào ở cấp độ luận án
tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam. Bởi vậy, có nhiều vấn
đề lý luận về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế đang còn bỏ ngỏ hoặc cần được nghiên
cứu, luận giải một cách sâu sắc và toàn diện. Việc đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi
hành pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam chưa đầy đủ, khách quan chưa có tính hệ thống.
Những định hướng và giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa có đầy đủ cơ sở lý luận khoa học cần thiết và
chưa được quan tâm đúng mức.
Với cách nhìn nhận, đánh giá nêu trên, chúng tôi cho rằng: Công trình nghiên cứu
khoa học pháp lý ở cấp độ luận án tiến sĩ về “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực
cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
3 / MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trên cơ sở
kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để luận chứng khoa học cho việc xác định phương
7
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Các quan điểm khoa học, các số liệu thực tiễn có liên quan đến điều chỉnh pháp luật
đối với quan hệ quản lý thuế.
- Các quy định của pháp luật quản lý thuế hiện hành của Việt Nam và những quy định
pháp luật quản lý thuế của một số nước điển hình.
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và hoàn thiện thể chế theo cơ
chế thị trường định hướng XHCN liên quan đến quản lý thuế.
- Các văn kiện của Bộ Tài chính, ngành thuế liên quan đến quản lý thuế.
- Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý thuế và pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý
thuế.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam bao gồm hai bộ phận: Bộ phận pháp luật quy
định nội dung của các sắc thuế (pháp luật phản ánh nội dung chính sách thuế) và bộ phận
pháp luật quy định về quản lý thuế [31, tr.51]. Luận án nghiên cứu bộ phận pháp luật quản lý
thuế ở Việt Nam (bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản lý thuế ở Việt Nam).
Thực tiễn pháp lý cho thấy, điều chỉnh quan hệ quản lý thuế ở Việt Nam gồm ba loại
nguồn quy phạm: Các quy phạm pháp luật quốc gia; Các quy phạm ghi nhận trong các điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Các quy phạm pháp luật nước ngoài nhưng
được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Trong các loại
quy phạm pháp luật kể trên thì quy phạm pháp luật quốc gia được ban hành, sửa đổi, bổ sung
do ý chí của Nhà nước, dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Do đó, để đạt được mục
đích của việc nghiên cứu, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
quản lý thuế trong hệ thống pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hành để xác định phương
hướng và giải pháp hoàn thiện. Còn các điều ước quốc tế chỉ nghiên cứu ở góc độ là yếu tố
tác động đối với pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam.
4/ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luận án được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận biện chứng duy vật và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê để giải quyết nội dung khoa học của đề tài.
8
Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng nhiều trong chương 1 để làm rõ những
khái niệm, phạm trù mà luận án sử dụng từ đó rút ra những kết luận khoa học làm cơ sở cho
việc đánh giá thực trạng và xác định định hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật
quản lý thuế ở Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận lịch sử, phân tích, so sánh, phương pháp thống kê được sử dụng
trong chương 2 để luận giải cho nhận định, đánh giá về thực trạng pháp luật quản lý thuế ở
Việt Nam hiện nay.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng cuối mỗi mục chương 2 và một số mục chương 3
luận án để rút ra những kết luận và định ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý
thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
5/ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
a) Luận án hệ thống hoá các quan điểm và làm rõ lý luận về quan hệ quản lý thuế và
pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý thuế.
b) Luận án làm rõ cấu trúc và các yếu tố chi phối nội dung pháp luật quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
c) Luận án đưa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp luật quản lý thuế và thực tiễn
áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận về nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở cho
việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
d) Luận án xác định những tư tưởng cơ bản để định hướng chung cho các giải pháp
hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam.
e) Luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về pháp luật quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ
sung và phát triển những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam nói chung
và pháp luật quản lý thuế Việt Nam nói riêng, làm rõ cơ sở khoa học để nghiên cứu hoàn
thiện trong một chỉnh thể thống nhất từng bộ phận pháp luật quản lý thuế và cả hệ thống
pháp luật thuế.
Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý phục vụ
việc hoạch định chính sách; phục vụ quản lý hoạt động thực tiễn trong các cơ quan tài chính,
thuế, hải quan…và các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế.
9
Các kết luận, các ý kiến được trình bày trong luận án có thể giúp ích cho các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật thuế và trong tổ
chức thực hiện pháp luật thuế.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được trình bày với
kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế
Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam .
10
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.Những vấn đề lý luận về quản lý thuế
1.1.1. Khái niệm quản lý thuế
Hiện nay còn tồn tại nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Thuật ngữ quản lý có thể
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu các ngành khoa học
khác nhau như: kinh tế học, hành chính học, luật học, xã hội học... đều sử dụng thuật ngữ
quản lý với nội dung phù hợp đối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành.
Dưới góc độ chung của các chuyên ngành khoa học, “Quản lý là điều khiển, chỉ đạo
một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để
cho một hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt
được những mục đích đã định trước” [1, tr.258].
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu nước ngoài: “Quản lý là tổ chức và lãnh
đạo các nguồn lực nhằm đạt được kết quả mong muốn” [78, tr.467]. Định nghĩa này đề cập
và nhấn mạnh vào mục tiêu của hoạt động quản lý là kết quả mà hoạt động quản lý cần đạt
tới. Đối tượng cụ thể của quản lý ở đây là các nguồn lực có trong một tổ chức, cơ quan, DN
hay một quốc gia.
Trong cuốn giải thích thuật ngữ pháp lý Việt Nam có giải thích: “quản lý là sự tác
động của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của
tổ chức. Nó nhằm chỉ một tập hợp các hoạt động cần thiết phải được thực hiện nhằm đạt
được những mục tiêu chung” [1, tr.258].
Có một số định nghĩa về quản lý được ghi nhận ở các tài liệu khác:
“Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích đúng ý chí và phù hợp với
quy luật khách quan” [28, tr.61]. Hoặc “Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người
nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và
hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được
mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất” [29, tr.136]
Qua các giải thích trên cho thấy, thuật ngữ quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt
động và một loạt các nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục đảm nhận và giải quyết. Đó là
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Ngoài ra, khi sử dụng thuật ngữ này
người ta còn có hàm ý bao gồm cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của một tổ
11
chức, nghĩa là nói tới quản lý là nói tới kết quả đạt được với chất lượng tốt nhất và chi phí
thấp nhất chứ không chỉ là những quy trình thực hiện các thao tác kỹ thuật đơn thuần.
Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội kể từ khi có nhà nước và gắn với quyền
lực nhà nước. Quản lý thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của nhà nước cho
nên người ta thường quan niệm quản lý thuế là quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. Tuy
nhiên, hiện nay để quản lý thuế có hiệu quả, ở những mức độ nhất định có sự tham gia các tổ
chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế của nhà nước.
Qua nghiên cứu sự ra đời, tồn tại và phát triển của thuế cho thấy, thuế là phạm trù kinh
tế khách quan luôn gắn liền với nhà nước. Khi Nhà nước xuất hiện làm phát sinh các nhu
cầu chi tiêu, để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu, nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để tham
gia vào việc phân phối một phần sản phẩm xã hội bằng cách đặt ra chế độ thuế khoá buộc
các thành viên trong xã hội phải đóng góp - phương thức động viên tài chính đầu tiên trong
lịch sử đó là thuế. Do yêu cầu chi tiêu của nhà nước ngày một tăng, ngoài việc huy động
nguồn tài chính từ thuế, nhà nước còn sử dụng một số hình thức huy động khác như phát
hành công trái, thu phí, lệ phí... Nhưng thuế vẫn là hình thức động viên tài chính chủ yếu của
các nhà nước trong các chế độ xã hội có nhà nước. Như vậy, thuế được sinh ra từ nhà nước,
tồn tại dựa vào quyền lực nhà nước và nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu chi tiêu của nhà
nước. Bởi vậy, ngay từ khi thuế ra đời, việc quản lý thuế đã trở thành hoạt động tất yếu của
nhà nước.
Quan hệ thu nộp thuế không chỉ là quan hệ quyền lực và nghĩa vụ mà nó còn là quan
hệ lợi ích phát sinh giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, thu nộp
thuế bao giờ cũng là quan hệ khá phức tạp. Không những thế, hoạt động thu thuế của nhà
nước còn nhằm mục đích hiện thực hóa các mục tiêu của hệ thống chính sách thuế như: tác
động đến thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh,
hướng dẫn tiêu dùng và điều hoà thu nhập dân cư đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội. Tầm
quan trọng và tính chất đặc biệt của thuế, nên các nhà nước luôn luôn phải tìm ra phương
thức quản lí sao cho có hiệu quả nhất để nhằm đạt được mục tiêu và phát huy tối đa vai trò
của thuế trong đời sống thực tiễn. Nếu nhà nước không quản lí thuế hoặc quản lí kém hiệu
quả đều gây ra những hệ quả xấu cho nhà nước và cho toàn xã hội. Cụ thể: Nhà nước không
thể có nguồn tài chính lớn để tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng
thời, sẽ nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: tham ô, hối lộ, móc ngoặc, để
thất thu hoặc lạm thu; hoặc sẽ xảy ra tình trạng gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế… tạo ra sự
không công bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, không đảm bảo kỷ
cương xã hội, nhà nước không thể thực hiện vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế - xã hội,
12
lợi ích của nhà nước và của tổ chức, cá nhân chân chính đều có thể bị xâm hại. Chính vì thế,
quản lý thuế là hoạt động cần thiết, quan trọng luôn được nhà nước và cả xã hội quan tâm.
Quản lý thuế được một số tác giả khái niệm hóa như sau:
“Quản lý thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sách thuế hay là
việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế” [16, tr.18].
“Quản lý thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế là việc định ra một hệ thống
các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức
này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” [33, tr.11].
“Quản lý thuế liên quan đến cách thức mà các luật thuế được thực thi, liên quan đến
sự tác động qua lại giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế, là cách thức mà ở đó sự
tuân thủ được thúc đẩy và cưỡng chế bởi cơ quan thuế” [91].
“Quản lý thuế là một quá trình tổ chức thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình
tác động của các cơ quan thuế lên các tổ chức và công dân nhằm bảo đảm và tăng cường sự
tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời hạn trong điều kiện môi
trường quản lý thuế luôn biến động” [44, tr.33].
Theo Luật Quản lý thuế Trung Quốc: “Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt động bảo
đảm mục tiêu thu NSNN bao gồm: quản lý đăng ký thuế, quản lý sổ sách chứng từ, quản lý
khai báo nộp thuế, truy thu tiền thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về
thuế” [16, tr18].
Từ khảo lược các quan niệm trên đây, vấn đề đặt ra là cần tiếp cận khái niệm quản lý
thuế theo hai phạm vi:
Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế.
Quản lý thuế không chỉ bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào
NSNN mà còn bao gồm hoạt động xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành
pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ
hưởng NSNN.
Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ
chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói một cách khác đó là hoạt động chấp
hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ
trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân
là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế.
Điều 3, Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam liệt kê các nội dung quản lý thuế
gồm: “Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh
13
tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế;
giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế” [69]. Điều luật này cho thấy nhà lập pháp Việt Nam xác
định quản lý thuế theo nghĩa hẹp.
Tuỳ thuộc vào mục đích của người nghiên cứu mà định nghĩa về quản lý thuế sẽ được
tiếp cận ở những phạm vi khác nhau. Để phù hợp với pháp luật thực định ở nước ta, trong
luận án này, tác giả luận án sử dụng khái niệm quản lý thuế theo nghĩa hẹp, tương thích với
quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2006. Trên cơ sở khái niệm quản lý thuế theo nghĩa
hẹp này, theo chúng tôi quản lý thuế có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về bản chất quản lí thuế là một bộ phận của quản lý tài chính công. Vì vậy,
quản lý thuế được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính công nói
chung và quản lý nguồn thu của NSNN nói riêng. Do thuế là khoản thu mang tính bắt buộc
nên phương pháp quản thuế thường được sử dụng chủ yếu là phương pháp quản lý hành
chính. Tuy nhiên, quản lý thuế trong xã hội hiện đại đang phát triển theo xu hướng thu hẹp
biện pháp quản lý hành chính cưỡng bức, mở rộng biện pháp quản lý mang tính phục vụ,
dịch vụ.
Chúng tôi cũng có cùng quan niệm cho rằng: “Mặc dù ý thức được sự cần thiết và tính
tất yếu của thuế nhưng thuế chưa bao giờ được người dân cảm nhận như một thực tế dễ
chịu. Vì vậy, những người có trách nhiệm quản lý thuế thường phải đối mặt với những mối
quan hệ khó điều chỉnh, thậm chí đôi khi còn nảy sinh xung đột. Công tác quản lý thuế về
lâu dài vẫn còn là những nhiệm vụ hành chính khó khăn và ít có khả năng gây được thiện
cảm của người dân” [72, tr.263]. Đặc điểm này đòi hỏi trong công tác quản lý thuế phải rất
kiên trì, phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp, công cụ phương tiện khác nhau
để đạt hiệu quả trong quản lý.
Thứ hai, về chủ thể trong quản lý thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là tài
sản quốc gia để phục vụ lợi ích cho toàn xã hội. Vì thế, tham gia quản lý thuế là trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội [69]. Tuy nhiên, trách nhiệm quản
lý thuế trước hết là thuộc về nhà nước. Để bảo đảm thực thi trách nhiệm này, Nhà nước trao
quyền hạn, trách nhiệm quản lý thuế cho Bộ Tài chính mà trực tiếp là hệ thống cơ quan quản
lý thuế gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính trong thực thi nhiệm
vụ quản lý thuế. Việc quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý
thuế trong Luật Quản lý thuế ở nước ta hiện nay đã thể hiện tư tưởng xã hội hoá hoạt động
quản lý thuế của nhà làm luật. Xã hội hóa hoạt động quản lý thuế, có thể được hiểu là công
tác quản lý thuế phải được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ tham gia xây dựng ban hành
pháp luật thuế đến quá trình thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Từ đó, góp phần xây dựng
chính sách thuế, quản lý thuế một cách dân chủ, minh bạch, nâng cao các quyền, nghĩa vụ
14
của người nộp thuế, quyền giám sát của người dân; đồng thời, tạo ra sự thay đổi cơ bản về
nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với nghĩa vụ thuế, xây
dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với công tác quản lý
thuế.
Đối tượng chủ yếu chịu sự quản lý thuế của nhà nước là người nộp thuế được xác định
trong các Luật thuế cụ thể do nhà nước ban hành. Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý
nguồn thu NSNN nói chung và quản lý thuế nói riêng, trong Luật Quản lý thuế của Việt
Nam hiện nay có mở rộng hơn về đối tượng chịu sự quản lý thuế của Nhà nước đó là: Ngoài
đối tượng nộp thuế do Luật thuế quy định còn có các chủ thể phải nộp các khoản thu khác
thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.Trong một số
trường hợp đối tượng chịu sự quản lý thuế của nhà nước còn bao gồm: tổ chức, cá nhân khấu
trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế và cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là cái đích mà quản lý thuế hướng tới và nhằm đạt
được. Theo chúng tôi, quản lý thuế thực chất là nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:
- Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN dựa vào khai thác
cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sở thuế tiềm năng.
- Tối thiểu hóa chi phí quản lý thuế của nhà nước và chi phí tuân thủ của người nộp
thuế.
- Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường như: Ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập và điều tiết các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo mục tiêu của nhà nước đã định trong từng thời kỳ.
- Tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách đầy đủ, kịp thời và tự
nguyện theo các quy định của luật thuế.
- Góp phần bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế khác nhau
trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh,
tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển.
- Quản lý thuế không chỉ có mục tiêu bảo đảm những quyền và lợi ích cho nhà nước
mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Trong các mục tiêu nói trên, mục tiêu tăng cường sự tuân thủ thuế là mục tiêu cơ bản
nhất để đạt được các mục tiêu còn lại trong quản lý thuế. Bởi vì, khi sự tuân thủ thuế của
người nộp thuế ở mức cao nhất (nộp đầy đủ, đúng hạn và tự nguyện) chính là cơ sở để duy
trì những nguồn thu hiện tại và mở rộng nguồn thu trong tương lai. Khi sự chấp hành luật
thuế của người nộp thuế được thực hiện, giúp Nhà nước sử dụng tốt nhất công cụ thuế trong
việc điều tiết quản lý nền kinh tế thị trường. Sự tuân thủ thuế của đại bộ phận DN và người
15
dân sẽ góp phần xây dựng một nền văn hóa tuân thủ thuế. Khi sự tuân thủ thuế của người
nộp được thực hiện một cách tự nguyện, tự giác sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ quan
quản lý thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế. Chính từ việc xác định được mục tiêu
chính này, một số quốc gia đã định ra chiến lược đổi mới quản lý thuế theo hướng: Lấy
người nộp thuế làm trung tâm, coi người nộp thuế là khách hàng mà cơ quan quản lý thuế
phải phục vụ, tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện tốt các quyền,
nghĩa vụ thuế của họ.
Thứ tư, hoạt động quản lý thuế là hoạt động đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn cao nên
được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Quản lý thuế và các văn
bản pháp luật khác có liên quan). Quản lý thuế tương tự các lĩnh vực quản lý nhà nước khác
là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật và các công cụ quản lý khác, trong đó pháp luật là
công cụ chủ yếu, là chuẩn mực, buộc mọi người phải tuân theo, dù là người quản lí thuế hay
người nộp thuế. Đây là một yêu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường và là yêu cầu
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền quản lí thuế theo luật nhằm bảo vệ quyền lợi nhà
nước, đồng thời coi trọng và bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của người nộp thuế.
Việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý thuế chủ yếu bằng các
quy phạm pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, tham gia điều chỉnh các quan hệ quản lý thuế
còn có các bộ phận pháp luật khác có liên quan. Hơn nữa, trong quản lý thuế ở nước ta hiện
nay, phương tiện để thực hiện quản lý thuế không phải chỉ có pháp luật mà chuẩn mực xã
hội, dư luận xã hội cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với một nền văn hoá lúa nước rất
biết coi trọng thể diện như ở Việt Nam: “Mất mặt là mất hết sự tôn trọng của xã hội – một
dấu hiệu của sự phá sản” [36,tr.15]. Do đó, bên cạnh việc nâng cao hiệu lực của các quy
định pháp luật thì tác động vào dư luận xã hội là một giải pháp hiệu quả cần phải quan tâm,
nghiên cứu để cải thiện công tác quản lý thuế.
Thứ năm, quản lý thuế thuộc lĩnh vực quản lý có tính kỹ thuật phức tạp, mang tính
chuyên môn cao, hiệu quả quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có
yếu tố: Trình độ năng lực của bộ máy quản lý thuế; điều kiện cơ sở vật chất của ngành thuế;
trình độ nhận thức và văn hoá tuân thủ (ý thức chấp hành) pháp luật thuế của người dân; sự
hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế và các thể chế quản lý kinh tế - xã hội có liên quan...
Đặc điểm này của quản lý thuế đặt ra yêu cầu muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế cần có
giải pháp đồng bộ, quan tâm phát triển nhiều mặt trong tổ chức hoạt động quản lý thuế như
chất lượng cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất…thì Nhà nước mới có thể đạt được mục tiêu
nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế.
16
1.1.2. Các thành tố cơ bản trong hệ thống quản lý thuế
1.1.2.1. Cơ chế quản lý thuế
Cơ chế là một khái niệm khá phức tạp được xem xét ở nhiều góc độ và nhiều phương
diện khác nhau.
Từ cơ chế, có gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
móc. Giới sinh vật học và giới y học dùng khái niệm cơ chế để biểu thị phương thức liên hệ
tác động và điều tiết qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể có sự thay đổi sinh lý hoặc bệnh
lý [20].
Theo từ điển tiếng Việt: “Cơ chế là phương thức hoạt động theo đó một quá trình nào
đó được thực hiện” [2, tr.207].
Theo cách định nghĩa này thì cơ chế quản lý thuế nói chung có thể hiểu là phương thức
quản lý thuế mà Nhà nước sử dụng để quản lý quá trình thu nộp thuế từ các đối tượng nộp
thuế cho NSNN.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khái niệm cơ chế phải được đặt trong hệ
thống xác định mà cơ chế đó vận hành. “Cơ chế chỉ tồn tại đồng thời và song song với cơ
cấu của hệ thống. Nếu các bộ phận, các phần tử của hệ thống chưa có quan hệ ràng buộc
tới mức tạo thành cơ cấu hợp lý (chỉnh thể) thì khái niệm vận hành, khái niệm cơ chế chưa
có ý nghĩa. Cơ chế không chỉ là phương thức hoạt động phù hợp với quy luật khách quan
vốn có của hệ thống mà cơ chế còn gồm một hệ thống các quy tắc ràng buộc hành vi của các
phần tử, các bộ phận, các phân hệ của hệ thống” [62]
TS Nguyễn Quốc Hoàn cho rằng: “Cơ chế luôn được giải thích gắn liền với hoạt động
của một hệ thống các biện pháp tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của
chúng. Vì vậy, thuật ngữ cơ chế chứa đựng hai nội dung đó là: cấu trúc của một chỉnh thể
bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có mối liên hệ mật thiết với nhau và phương thức vận
hành hay hoạt động của chỉnh thể đó. Tức là sự tương tác giữa các bộ phận trong cấu trúc
của chỉnh thể theo những nguyên tắc và quá trình xác định nhằm đạt kết quả nhất định” [27,
tr.20]
Trong khoa học quản lý: “Cơ chế quản lý là hệ thống các quy tắc điều chỉnh các hành
vi, hoạt động của các chủ thể trong hệ thống quản lý; là hệ thống các biện pháp, hình thức,
cách thức tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống
quản lý đó phù hợp với những quy luật khách quan theo mục tiêu đã xác định để bảo đảm
cho hoạt động của hệ thống thông suốt. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ chế quản lý, người ta
không chỉ chú ý đến cơ chế vận hành các yếu tố cấu thành của nó mà còn phải chú ý nhiều
hơn đến mối liên hệ và tác dụng của các yếu tố cấu thành trong tổng thể hệ thống đó. Cơ
17
chế quản lý tác động sâu sắc đến hiệu quả quản lý. Do vậy, hiệu quả quản lý là một trong
những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá tính đúng đắn của cơ chế quản lý” [20].
Cũng nói về cơ chế quản lý, tác giả Lâm Chí Dũng cho rằng: “Cơ chế là tổng thể các
yếu tố có quan hệ hữu cơ, tác động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những
mục tiêu nhất định. Về cơ bản, cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều
khiển của chủ thể quản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ...và những
yếu tố khác tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống” [17].
Tóm lại, với các quan niệm trên đây mặc dù góc độ tiếp cận cơ chế có khác nhau
nhưng đều có sự tương đồng về xác định dấu hiệu của cơ chế, đó là cơ chế gồm hai bộ phận
hợp thành gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất, bao gồm:
- Bộ máy để chủ thể điều khiển thực hiện mục đích của mình, hợp thành bởi các yếu tố
như con người, thiết chế tổ chức…
- Chế độ hoạt động và quan hệ giữa các bộ phận thuộc cơ chế thể hiện bằng quy định
của pháp luật, các quy tắc của từng bộ phận của cơ chế định ra.
Trong quản lý thuế, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà
nước theo pháp luật qui định, còn các cơ quan quản lý thuế được giao trách nhiệm tổ chức,
điều hành, giám sát và bảo đảm việc thực hiện pháp luật thuế và thu tiền thuế cho NSNN.
Trên cơ sở này đã hình thành mối quan hệ quản lý, trong đó, trách nhiệm và quyền hạn của
người nộp thuế và cơ quan thuế luôn có mối liên hệ hết sức chặt chẽ dựa trên các cách thức
tổ chức thực hiện các hoạt động này gọi là cơ chế quản lý thuế. Mỗi một cơ chế quản lý thuế
thể hiện một cách thức thực hiện khác nhau trong quản lý thuế.
Trên thế giới có 2 loại cơ chế quản lý thuế chính: cơ chế cơ quan thuế tính thuế
(official asessment) và cơ chế người nộp thuế tự tính thuế (self asessment), hay còn gọi là cơ
chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.
- Cơ chế cơ quan thuế tính thuế: Theo cơ chế này đòi hỏi cán bộ thuế phải kiểm tra tất
cả các tờ khai thuế, các khoản phải thu dựa trên những số liệu mà cơ quan thuế có được để
xác định số thuế chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho người nộp thuế thực hiện. Với
cơ chế này, thể hiện sự không tin tưởng hoặc ít tin tưởng của Nhà nước đối với người nộp
thuế. Cách thức quản lý thuế mang nặng tính áp đặt, sử dụng quyền lực nhà nước là chủ yếu
để quản lý thuế đối với người nộp thuế và tiến độ thu thuế thường chậm. Việc xác định số
thuế phải nộp trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý thuế, không khuyến khích
người nộp thuế tự giác tuân thủ. Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng của người
nộp thuế gia tăng nhanh chóng, để quản lý thuế có hiệu quả đòi hỏi nguồn nhân lực của cơ
quan quản lý thuế phải gia tăng tương ứng, chi phí quản lý thuế tăng cao.
18
- Cơ chế tự khai, tự nộp thuế: Theo cơ chế quản lý thuế này, việc kê khai, tính thuế,
nộp thuế được thực hiện trên nền tảng sự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế. Người nộp thuế căn cứ các qui định của pháp luật thuế để xác định các loại thuế phải
nộp, tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp số thuế đã tính vào NSNN. Người nộp thuế có trách
nhiệm lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán để chứng minh các số liệu đã kê khai. Cơ quan thuế
có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế, các thủ tục về
thuế, từ đó họ tự thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế tập trung nguồn
lực để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thông qua công tác
kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế
của người nộp thuế. Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế đối với người nộp thuế được
thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những
trường hợp cần thanh tra, kiểm tra thuế để chi phí quản lý và không gây phiền hà cho người
nộp thuế. Như vậy, thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế không phải buông lỏng sự quản lý,
giám sát người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế thực hiện quản lý, giám sát bằng phương
pháp mới hiện đại, hiệu quả hơn. Cơ chế quản lý thuế này giúp tạo được sự cân bằng giữa
hai chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý thuế là chức năng phục vụ và chức năng giám
sát, kiểm tra hoạt động tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế; tạo nên sự kết hợp
hài hoà vai trò của cơ quan quản lý thuế: Một cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về thuế và đồng thời là một cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho cộng đồng DN
và xã hội.
Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã là vấn đề nổi bật trong quản lý thuế vào
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hầu hết các nước áp dụng thuế giá trị gia tăng
và đi liền theo đó là thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Một số nước như: Anh, Pháp thực
hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế từng bước, trước tiên là áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng,
sau đó áp dụng đối với thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân…Việc chuyển đổi sang
áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế làm cho việc quản lý thuế đơn giản hơn và cho phép cơ
quan thuế tập trung cao hơn vào việc quản lý sự tuân thủ của người nộp thuế, hiệu quả quản
lý thuế được nâng cao rõ rệt [57].
Tại một số nước như: Mỹ, Nhật bản, Đan Mạch, Thuỵ Điển, cơ chế tự khai, tự nộp
thuế đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ trước, nhằm mục tiêu thực hiện dân chủ hoá hệ thống
quản lý thuế. Điểm nổi bật của quản lý thuế ở các nước này là việc cơ quan quản lý thuế
tăng cường các hoạt động hỗ trợ người nộp thuế và các chương trình thanh tra, kiểm tra
được lựa chọn trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế [57].
Tại các nước có nền kinh tế mới nổi, các nước ASEAN như: Philipin, Inđônêxia, Thái
lan, Malaixia…, việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế được coi là trọng tâm của quá trình
19
cải cách quản lý thuế cùng với việc thành lập các bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế lớn.
Malaixia cũng đã bắt đầu thực hiện thí điểm cơ chế tự khai, tự nộp thuế đối với các công ty
từ năm 2001 và mở rộng áp dụng cơ chế này đối với các cá nhân kinh doanh và cá nhân làm
công vào năm 2004 [57].
Trở lại với vấn đề khái niệm “cơ chế tự khai, tự nộp thuế” theo chúng tôi, có thể có hai
cách hiểu như sau:
- Khái niệm cơ chế tự khai- tự nộp thuế (Self assessment) hiểu theo nghĩa hẹp đó là
một phương thức quản lý thuế theo đó đối tượng nộp thuế tự xác định căn cứ tính thuế, tự
tính thuế, tự kê khai số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn luật định. Hay nói
một cách cụ thể hơn, các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế căn cứ vào hoạt động và kết
quả hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế được Luật thuế dự liệu, dựa vào các căn cứ tính
thuế được Luật thuế đó quy định để tự tính ra số thuế phải nộp, tự xác định các ưu đãi thuế
mà mình được hưởng (nếu có) trong kỳ kê khai, sau đó tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ
nộp số thuế đã kê khai vào NSNN theo đúng thời hạn qui định của pháp luật.
Với cách tiếp cận như trên thì “cơ chế tự khai, tự nộp thuế” mới chỉ ra cách thức thực
hiện thu nộp thuế mà không đề cập đến tất cả các yếu tố, các bộ phận cấu thành trong hệ
thống quản lý thuế và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố, bộ phận của hệ thống đó trong
quá trình quản lý thu nộp thuế.
Cơ chế tự khai - tự nộp thuế hiểu theo nghĩa rộng, đó là một cơ chế quản lý thuế được
xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế được cụ thể bằng việc đối tượng
nộp thuế tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuế mà pháp luật qui định và cơ quan quan lý
thuế và các thiết chế có liên quan được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù
hợp với nguyên tắc đó.
Như vậy, khái niệm “cơ chế tự khai, tự nộp thuế” theo nghĩa rộng không chỉ đề cập
đến cách thức, phương thức vận hành của quá trình thu nộp thuế với vai trò lấy người nộp
thuế làm trung tâm trong đó có đề cao quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế mà
còn đề cập đến cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế,
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời còn đề cập đến các
mối quan hệ giữa các chủ thể trên trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
và cả các yếu tố tác động chi phối đến quá trình vận hành của hệ thống quản lý thuế đó.
Trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm cơ chế tự khai, tự nộp thuế theo
nghĩa rộng, trong đó có tập trung vào những bộ phận, yếu tố quan trọng gắn liền với việc thể
chế hoá bằng pháp luật đối với cơ chế tự khai, tự nộp thuế.