Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 ( 2011 - 2015)

Đề tài:
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI
LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Tăng Thanh Phương

Dương Ngọc Thúy

Bộ môn: Luật Tư Pháp

MSSV: 5115759
Lớp: Luật Tư pháp 1- K37

Cần Thơ, tháng 11 / 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Cô Ths. Tăng
Thanh Phương – Giảng viên Bộ môn Luật tư pháp, Khoa Luật –


Trường Đại học Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian qua, để tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn đến tất cả quý Thầy cô trong Hội
đồng phản biện và toàn thể Thầy cô trong Khoa Luật đã hết lòng
dìu dắt, dạy bảo, giúp em có được những kiến thức cơ bản nhất về
Luật học, cũng như những đóng góp quý báo cho em hoàn thành
bài viết này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài,
nhưng do thời gian ngắn và những điều kiện khách quan, nên chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô. Em xin
chân thành cám ơn.
Chúc quý Thầy Cô được mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong cuộc sống.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

DƯƠNG NGỌC THÚY


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

 ..........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Chữ ký giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

 ..........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Chữ ký giáo viên phản biện


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Các khái niệm có liên quan về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ................... 4
1.1.1. Khái niệm môi trường ................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường .................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất............................................................... 7
1.1.4. Khái niệm suy thoái môi trường đất ........................................................... 12
1.2. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất ........................................................................... 14

1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm .................................................................................................... 15
1.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ............................................................................................................. 17
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất..................................................... 22
1.5. Ý nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.............................................................. 25
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT


2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất...................................................................................... 28
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra ..................................................................................... 29
2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật....................................................... 32
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật ............. 34
2.1.4. Có lỗi của người gây thiệt hại.................................................................... 36
2.2. Xác định thiệt hại được bồi thường do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ............................................................................................................. 37
2.2.1. Các loại thiệt hại được bồi thường ............................................................ 37
2.2.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ........................................................ 37
2.2.1.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ..................................................... 39
2.2.1.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ................................................... 41
2.2.2. Giám định thiệt hại trong ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ..................... 44
2.3. Cách thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất.......................................................................................................................... 45
2.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 45

2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 45
2.3.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất ..................................................................................... 48
2.3.4. Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 49
2.3.5. Hình thức thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ........................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi làm làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất ở Việt Nam hiện nay ...................................... 52


3.2. Một số vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ......... 57
3.2.1. Xác định chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ............................ 57
3.2.2. Nghĩa vụ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra với hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ........... 58
3.2.3. Về phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất bằng con đường trọng tài và tòa án.................................... 61
3.2.4. Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất..................................................................................................... 62
3.2.5. Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất trong
trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại .......................................................... 64
3.2.6. Mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ............................. 65
3.2.7. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất ..................................................................................... 66

3.3. Phương hướng hoàn thiện chung các quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ....
............................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm đất gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, môi
trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hậu quả của sự ô
nhiễm này dẫn đến xung đột lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân và phát sinh tranh chấp
môi trường. Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn
chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật
dân sự, Luật bảo vệ môi trường.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì trách
nhiệm này được quy định là một trong những trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động
trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước giữa các
chủ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
gây ra là một trong những dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường nói chung được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi
trường năm 1993, theo đó “ tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của
mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật ”. Nhưng phải đến khi Luật

Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách cụ
thể và rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa”
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặc trưng của
lĩnh vực môi trường. Các quy định của pháp luật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan
trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện vẫn còn dừng lại ở mức quy định chung,
mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất gây nên trên thực tế cho các tổ tức, các nhân.
Chính vì những lý do trên người viết đã lựa chọn đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất” để làm luận văn tốt nghiệp.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

1

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật về loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. Tìm
hiểu quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, qua đó, đối chiếu, so
sánh, giữa quy định của pháp luật và thực tiễn về loại trách nhiệm này. Từ đó, đưa ra các
kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, góp phần đảm bảo việc nhận
thức và áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trên thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nói đến thiệt hạị trong lĩnh vực môi trường nói chung và thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là nói đến hai loại thiệt hại. Thứ nhất thiệt
hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Loại thiệt hại này thường gắn
liền với chủ thể bị thiệt hại là nhà nước, người đại diện cho tài sản thuộc sở hữu toàn
dân. Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn liền với chủ thể bị thiệt hại là tổ chức, cá
nhân cụ thể. Đó là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2010/NĐCP thì “ Việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của
con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự”. Tuy
nhiên, đối với việc xác định thiệt hại do suy giảm, chức năng tinh hữu ích của môi
trường, lại chịu sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật về môi trường, cụ thể Điều
131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Trong bài luận văn này người viết chỉ đi sâu nghiên cứu về “ Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất” được điều chỉnh
chung trong luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nghĩa là
chỉ tập chung nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng
của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường đất gây ra. Người viết chủ yếu dựa vào những quy
định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nghị định 113/2010/NĐ-CP quy định về xác định
thiệt hại với môi trường, cùng một số văn bản luật liên quan.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


2

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phân tích luật, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp
chí nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất.
Chương 2: Cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất.
Chương 3: Thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

3

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Các khái niệm có liên quan về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm đa dạng và có nội hàm vô cùng rộng, được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: môi trường xã hội, môi trường sư phạm, môi trường
lao động, môi trường giáo dục, môi trường sinh viên, môi trường thiên nhiên v.v. Do vậy,
hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “ môi trường”, cụ thể như sau:
 Môi trường“ là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh
vật ấy"1;
 Môi trường “ là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”2;
 Môi trường “ là toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài vây quanh
tác động qua lại lẫn nhau”3;
 Môi trường “ là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi
chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay xã hội”4;
 Môi trường “ là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo
ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai
thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”5;
 Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu
như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là
những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Theo Khoản 1 Điều
3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 khái niệm môi trường được định nghĩa như sau: “
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ”.


1

Xem: Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng 1997, tr.618.
Xem: The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, tr. 616.
3
Xem Webter’s Ninh New Collegiate Dictionary, 1983.
4
Trong quyển Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, Nxb KH & KT Hà Nội, 1994.
5
Tuyên ngôn 1981 của UNESCO.
2

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

4

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì con người trở thành
trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau tạo thành trung tâm
đó, chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác nhau của môi trường.
Tóm lại, môi trường dù được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ khoa
học hay đến góc độ pháp lý, nhưng bản chất của môi trường vốn không thay đổi. Nó là tất
cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật; là những gì xung quanh
chúng ta cho ta cơ sở để sống và phát triển. Con người tồn tại trong môi trường, luôn chịu
ảnh hưởng của môi trường và ngược lại môi trường tạo cơ sở cho chúng ta sống, phát

triển, và luôn chịu sự tác động của con người.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Môi trường được hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có nằm
ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động đến chúng ở
chừng mực nhất định. Do đó, những tác động xấu của con người lên môi trường nhằm
phục lợi ích của mình tất yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Vậy ô nhiễm môi trường là như thế nào ?Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về ô nhiễm môi trường như: đối với góc độ sinh học, thì khái niệm này
chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi
theo chiều hướng xấu đi. Đối với góc độ kinh tế học, thì ô nhiễm môi trường là sự thay
đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua
đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài tới sức khỏe con người, các loài động thực vật
và các điều kiện sống khác.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu như sau: “ Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ
môi trường năm 2005). Ví dụ: nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp làm ô
nhiễm nguồn nước sông như sông Thị Vải, kênh Ba Bò, khói bụi từ các phương tiện giao
thông, từ các nhà máy, xí nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ chảy ra các dòng
sông, gây ra những căn bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư …
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì: “ Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về
hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

5

SVTH: Dương Ngọc Thúy



LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển biến các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm: ở dạng khí thải, nước thải, chất thải rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học
và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Điểm chung nhất giữa các định nghĩa trên về ô nhiễm môi trường là đều đề cập đến
sự biến đổi các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người
và sinh vật. Có thể thấy sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm . Các chất gây ô
nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc các yếu tố vật lý khi xuất
hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm, thường là các chất thải, tuy
nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế
phẩm… , và được phân thành các loại sau đây:
 Chất gây ô nhiễm tích lũy ( chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm
không tích lũy ( tiếng ồn);
 Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương ( tiếng ồn), trong phạm vi vùng
(mưa a xit) và trên phạm vi toàn cầu ( chất CFC);
 Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định ( chất thải từ các các cơ sở sản xuất
kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn ( hóa chất dùng cho nông
nghiệp);
 Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục ( chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục ( dầu tràn do sự cố tràn dầu).
Môi trường có thể bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau như ô nhiễm, ô nhiễm
nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi trường với các thành
phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng
môi trường cho phép. Theo Điều 92 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “ Môi trường bị ô

nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một
hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần
trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi
hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng
môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên”.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

6

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Theo cách hiểu thông thường: “ Ô nhiễm môi trường
đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô
nhiễm"6. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật. Đất được xem là ô
nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch
của môi trường đất. Trong pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT, khái niệm ô nhiễm môi trường đất được định nghĩa như sau: “ Ô
nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất so với tiêu chuẩn Việt Nam
( TCVN), quy chuẩn Việt Nam ( QCVN) cho phép làm nhiễm bẩn đất”. Ngoài ra, ô nhiễm
môi trường đất còn có thể được hiểu là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô
nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc (sự thay đổi về thành phần các tính vật chất lý,

hóa, sinh) của đất theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu
của con người. Các nhà khoa học môi trường trên thế giới đã cảnh báo rằng cùng với ô
nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng
đang trở thành vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bởi vì, ô môi trường nhiễm đất không chỉ
gây ra các tác động xấu đến các tính chất của đất, mà còn ảnh hưởng đến những thành
phần khác của môi trường, trong đó có con người chúng ta.
 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất
 Ô nhiễm đất có nguồn gốc từ tự nhiên do: hoạt động của núi lửa, nham thạch,
tuyết tan, mưa, bão, lũ lụt, xói mòn, hạn hán, quá trình thấm dầu…
 Ô nhiễm đất có nguồn gốc nhân tạo:
 Ô nhiễm đất từ hoạt động công nghiệp do hoạt động khai thác khoáng sản, sản
xuất…làm phát sinh bụi, nước thải, các chất thải hữu cơ, các chất khí độc hại ( SO2,
H2S..) thải ra môi trường. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp
vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước,
môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất
và gây ô nhiễm đất.
 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp sử dụng các chất: phân bón, thuốc trừ sâu,
chất kích thích sinh trưởng… các chất này thường có sẵn các kim loại nặng, chất khó phân
hủy, chất phóng xạ… khi tích lũy đến một giớ hạn nhất định, chúng sẽ trở thành chất gây
ô nhiễm.

6 Tổng Cục Môi Trường, Thế nào là ô nhiễm môi trường đất? ,

/>BB%85mm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng%C4%91%E1%BA%A5t.aspx, [ ngày truy cập 22/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

7

SVTH: Dương Ngọc Thúy



LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

 Ô nhiễm đất do việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mạng
lưới giao thông, như việc sử dụng một phần đất để xây dựng đường xá, các khu đô thị, và
khu công nghiệp đã làm thay đổi kết cấu của đất.
 Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt của con người hàng ngày: chất thải rắn đô thị
nếu không quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là chất thải y tế
và các loại chất thải có tính độc hại khác chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài.
Ví dụ: Theo khảo sát mới đây về tình trạng ô nhiễm môi trường đất của Viện Nước,
Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân
số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300
triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật.
Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao
thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử
dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng môi trường đất 7.
 Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta hiện nay
Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã được lồng ghép trong các văn bản chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, song việc triển khai thực hiện trên
thực tế còn hạn chế nên môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nhất là
môi trường đất đang có xu hướng bị ô nhiễm và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.
Theo niên giám thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là trên
33 triệu ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 26,1 triệu ha; đất
sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 3,7 triệu ha; 3,3 triệu ha còn lại là tổng diện tích
đất chưa được đưa vào sử dụng.
Điểm đáng lưu ý là phần lớn số diện tích chưa được sử dụng đều đã và đang bị suy
thoái, hoang mạc hóa hoặc bị mất giá trị sử dụng do không được khai thác hợp lý. Không
ít diện tích đất thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng bị ô nhiễm

nghiêm trọng trước xu hướng gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp.
Điều quan ngại là ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ
mục đích phát triển đô thị, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Thống kê của Hội khoa học
đất Việt Nam từ năm 2000 – 2007 cho thấy, con số này ước chừng lên tới trên 70.000 ha
mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng cao trong thời gian tới.

7

Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường,Ô nhiễm môi trường đất trong hoạt động nông
nghiệp: Báo động, Hương Giang,
[ ngày truy cập
24/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

8

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Trên thực tế, dù đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp
thì đều bị ô nhiễm ở mức độ nhất định. Nếu như trong nông nghiệp, việc sử dụng không
hợp lý lượng phân bón hóa học hoặc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có thể
dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí thì trong hoạt động công nghiệp, xây dựng
và dân sinh, mức độ ô nhiễm nhiều khi còn đáng lo ngại hơn. Các hoạt động này không
chỉ làm tồn đọng nhiều kim loại nặng khó phân hủy như chì, kẽm, đồng, ni ken, cadimi…
mà còn gây phát thải nhiều loại khí, phóng xạ nguy hiểm, các chất thải xây dựng độc hại
như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, bê tông, đặc biệt là các chất gây ô nhiễm đất ở mức

độ cao như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hóa chất.
Bên cạnh các hoạt động gây ô nhiễm nêu trên, lượng hóa chất tồn lưu sau chiến
tranh cũng là nguồn ô nhiễm độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đất. Theo Báo
cáo môi trường quốc gia năm 2010, có đến 77 triệu lít chất diệt cỏ đã được quân đội Mỹ
sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, trong đó các chất da cam chứa hàm lượng lớn
chất siêu độc dioxin chiếm gần một nửa. Khu vực bị nhiễm dioxin chủ yếu tập trung tại
miền Nam Việt Nam, đặc biệt là tại các khu vực sân bay quân sự. Hơn 40 năm sau chiến
tranh, nồng độ dioxin tại nhiều vùng đã giảm mạnh, tuy nhiên tại các khu vực trọng điểm
thì hàm lượng chất độc này vẫn còn rất cao, ở mức trên 300.000 ppt TEQ8.
Cụ thể, tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định)
vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng
dioxin gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động
xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Ngoài ra còn có 335
điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước đã được xác định, nhưng chưa giải quyết
dứt điểm.
Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng
trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không
được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.
Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất cũng bị
ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có 60% khu công
nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị đều không được
xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng
nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.
8

ThienNhien.Net, Còn nhiều thách thức trong xử lý ô nhiễm và suy thoái đất, Hồng Ngọc,
[ngày truy
cập 24/9/2014].


GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

9

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa
chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có hàng
chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chỉ có 2 khu công
nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các khu, cụm công
nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các cụm công nghiệp và các làng nghề
không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý sơ bộ) xả trực tiếp vào môi trường, làm ô
nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ... Những con sông này
vẫn là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian các
chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện có xu
hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công
nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công nghiệp, y tế chứa nhiều nguy
cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý triệt để. Việc xử
lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi
trường đất và nước. Khí thải tại một số làng nghề tái chế kim loại có chứa các chất như
ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất
làm giảm độ PH của đất cũng gây ô nhiễm đất. Hóa chất bảo vệ thực vật là con dao hai
lưỡi, nếu sử dụng không hợp lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các
vùng trồng rau thâm canh của tỉnh lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng tăng gấp 3- 5

lần so với các vùng trồng lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác
hiện được sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Ngoài ra, hoạt động khai thác cát sỏi trên
sông Cầu, sông Đuống không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm sông
làm giảm diện tích đất canh tác, sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra, phân tích các mẫu đất trên địa bàn tỉnh của Trung tâm Quan
trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), kẽm (Zn)… đều
vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp mức độ ô
nhiễm tăng theo từng năm. Đơn cử như hàm lượng Pb trong đất tại các khu vực cụm công
nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề: có 13/42 mẫu bị ô nhiễm, trong đó 8 mẫu ô nhiễm
nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt quy chuẩn cho phép tới gần 3 lần. Trên sông Cầu, chỉ số
Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm… Theo dự
báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào những năm 2015,
2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ
phát triển công nghiệp và đô thị hóa9.
9

Bắc Ninh ONLINE, Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, Thái Uyên,
[ngày truy
cập 25/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

10

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Tại Đồng Nai, theo kết quả Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai

cho biết: cụ thể, tại 19 khu công nghiệp được quan trắc về chất lượng nguồn đất, kết quả
cho thấy có 2 khu công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm bởi các tác nhân đồng và kẽm trong
đất cao. Cụ thể, tại khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom có các hàm lượng Cu
(đồng) vượt gần 2 lần, hàm lượng Zn (kẽm) vượt 4,16 lần so với quy chuẩn cho phép của
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại khu công nghiệp Biên Hoà 1, hàm lượng Zn vượt tiêu
chuẩn 1,5 lần; hàm lượng Nitrat và Crom trong đất lần lượt là 916mg/kg và 729mg/kg
vượt quy chuẩn QCVN 03: 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai cũng cho biết, tại một
số khu xử lý chất thải rắn đóng tại phường Trảng Dài (thành phố Biên Hoà) và khu xử lý
chất thải Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) có hàm lượng Asentrong đất vượt quy chuẩn từ 1,6
đến 2 lần. Ngoài ra, tại bãi chôn lấp chất thải Quang Trung hàm lượng Nitrat và Crom
cao, từ 218 đến 301mg/kg. Theo đánh giá của Trung tâm này, nguyên nhân dẫn đến một
số khu vực trên bị ô nhiễm nguồn đất, do đây là những điểm tiếp nhận nguồn thải công
nghiệp và chất thải nguy hại10.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô
thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải
sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng
nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng.
Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi
trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn
lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải
ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc
hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng
34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3;
bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit
đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế
giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước,
không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất11.

10


Tin Môi trường, Một số khu công nghiệp ở Đồng Nai có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cao trong đất,
[ngày truy cập 25/9/2014].
11
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một
số giải pháp khắc phục,Trần Đắc Hiến,
[ ngày truy cập 25/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

11

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

1.1.4. Khái niệm suy thoái môi trường đất
Theo khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “ Suy thoái môi trường là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với
con người và sinh vật”.
Thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái,
các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác12.
Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu có sự suy
giảm cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc sự thay đổi về số lượng
sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại ( ví dụ : số
lượng động vật quý hiếm bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ
kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học);gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến

đời sống của con người và sinh vật, nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành
phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt
lở đất… thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái. Số lượng và chất lượng các
thành phần môi trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau , trong đó
nguyên nhân chủ yếu yếu nhất là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường,
làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau:
suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt
nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể
thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng
như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trữ lượng
của nó.
Trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào đưa
ra định nghĩa suy thoái môi trường đất là như thế nào? Tuy nhiên, từ khái niệm suy thoái
môi trường nói chung được ghi nhận trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì suy
thoái môi trường đất nói riêng có thể được hiểu như sau: “ Suy thoái môi trường đất là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường trong đất , gây ảnh hưởng xấu
đối với con người và sinh vật”.

12 Tổng Cục Môi Trường, Suy thoái môi trường là gì?,

/>%C3%A0g%C3%AC.aspx, [ ngày truy cập 26/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

12

SVTH: Dương Ngọc Thúy



LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường năm 2005, ô nhiễm môi trường đất
và suy thoái môi trường đất có một số điểm chung: cả ô nhiễm và suy thoái đất đều làm
cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái dẫn đến những biến đổi cho môi trường nói
chung và trong môi trường đất nói riêng. Môi trường đất bị biến đổi gây ra thiệt hại về tài
sản, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ
nguy hiểm hay tác động đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người thì ô nhiễm môi
trường đất sẽ nguy hiểm hơn và có tác động nhanh hơn so với suy thoái môi trường đất.
Môi trường đất bị suy thoái, khi vượt mức suy thoái thì môi trường đất bị gọi là ô nhiễm.
 Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường đất
Đất có thể bị suy thoái do các tác động của tự nhiên như: mưa, nắng, nhiệt độ, gió,
bão, lũ lụt, rét ,lốc xoáy, động đất, khô hạn, sống thần, núi lỡ, sông suối thay đổi dòng
chảy, nước biển xâm nhập… bên cạnh những nguyên nhân suy thoái đất từ tự nhiên thì
nguyên nhân suy thoái đất do con người gây nên( suy thoái đất có nguồn gốc nhân tạo) lại
rất phổ biến và đáng chu ý hiện nay bao gồm các nguyên nhân sau đây: quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất làm cho đất
bị xói mòn, nén chặt…, nước thải công nghiệp có chứa các chất độc hại như những kim
loại nặng (Pb, Hg, As, Cd…) và các chất tẩy rửa, thuốc sát trùng , các chất hữu cơ khó
phân giải, khí thải từ các nhà máy ( SO2, NOx…), làm cho đất bị suy thoái và ô nhiễm
nghiêm trọng, cấu trúc đất bị phá hủy do hoạt động xây dựng. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp của con người cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái đất như: sử dụng
các hóa chất độc hại, phân bón , thuốc trừ sâu … canh tác trên đất dốc lạc hậu ( cạo sạch
đồi, không chống xói mòn, không luân canh…), chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa,
không bón phân, hoặc bón phân không hợp lý, do hành vi khai thác quá mức các thành
phần trong đất dẫn đến làm hủy hoại các nguồn tài nguyên trong đất. Ngoài ra, môi trường
đất cũng có thể bị suy thoái do các nguyên nhân : chặt đốt rừng, ô nhiễm dầu, chất phóng
xạ, chất thải, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của con người…
 Hiện trạng suy thoái môi trường đất ở nước ta hiện nay

Hiện nay cả nước ta có đến hơn 13 triệu héc - ta đất suy thoái, đất trống, đồi núi trọc.
Trong đó, có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai
trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử
dụng bị thoái hóa nặng.
Theo văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang
có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong
hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt
Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân
mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (số liệu công bố tháng
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

13

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể
các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn13.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn hàng năm
lên tới 33,8 - 150,5 tấn/ha. Trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu
ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao. Đó là chưa kể dải hoang mạc cát ven biển từ
Quảng Bình đến Bình Thuận lên đến 419.000 ha. Cộng thêm hiện tượng mặn hóa, phèn
hóa, xâm thực mặn ở các cửa sông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trở lên gay
gắt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên.
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn bị suy thoái do hóa chất sử dụng trong nông
nghiệp (tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp khoảng 2,5-3
triệu tấn/năm, trong đó 70% cây trồng không sử dụng được, thải ra môi trường), còn tại
các đô thị là do sản xuất, sinh hoạt (chỉ 60% KCN có hệ thống xử lý nước thải; nước thải

sinh hoạt của các khu dân cư hầu hết không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường)14.
1.2. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, ở nước ta chưa được một văn bản luật nào đưa ra định nghĩa về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra .Vậy
trách nhệm bồi thượng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm. suy thoái môi trường đất gây ra
là gì? Trước tiên nếu muốn hiểu rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, thì cần hiểu như thế nào là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra?.
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi
trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Từ những quy định chung của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và những quy định của Luật bảo vệ môi
trường năm 2005 về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm ,suy thoái môi trường (
từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách nhiệm
13

KhoaHoc.com.vn, 28% diện tích đất của Việt Nạm bị hoang hóa, Hồng Vân,
[
ngày truy cập 26/9/2014].
14
Tinmoi.vn, Môi trượng bị ô nhiễm nặng,
[ ngày truy cập 28/9/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


14

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại
là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù
tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của
mình gây ra.
Qua những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó mà cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác phải bồi thường khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác.”.
Ví dụ: vụ công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), chôn thuốc trừ sâu độc hại xuống lòng đất làm cho môi
trường đất bị ô nhiễm , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn hộ dân sinh sống
trong khu vực. Vụ việc nêu trên cần phải có một tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm hay
nói cách khác chủ thể nào gây ô nhiễm môi trường đất thì phải có trách nhiệm bồi thường
và khắc phục hậu quả.
Tóm lại, khi gây thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, cũng
như các loại hành vi gây thiệt hại khác. Các chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi
thường tổn thất gây ra với môi trường. Trách nhiệm này được hiểu trước hết là với cộng
đồng, với xã hội của người gây ra thiệt hại cho môi trường, vì họ đã xâm hại đến các điều
kiện sống chung của con người. Tiếp đến là trách nhiệm đối với tổ chức cá nhân, cụ thể là
nạn nhân của sự xâm hại đó. Điều này được thể hiện thông qua việc bồi thường thiệt hại

đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại.
1.2.2. Đặc điểm
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra thuộc một loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung
như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện
bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra cũng giống như các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác,
là một dạng của trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

15

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt
hại chính là một quan hệ tài sản được luật dân sự điều chỉnh ở Điều 307 và chương XXII
Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự. Đây là trách
dân sự ngoài hợp đồng và theo pháp luật dân sự thì chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện
nhất định đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Tuy
nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là một trong những trường hợp đặc biệt. Theo
đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là trách nhiệm pháp lý nâng cao không cần thiết đòi
hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Nghĩa là, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp này sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi.

 Thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm cả thiệt hại trực
tiếp và gián tiếp. Theo Khoản 6, Khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 định
nghĩa :“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi
trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Các định nghĩa trên cho thấy ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất trước hết là sự biến đổi, sự suy giảm các thành phần môi trường. Thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên là thiệt hại trực tiếp hay nói cách khác, chính các yếu tố của
môi trường tự nhiên là đối tượng bị xâm phạm trực tiếp. Những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe đối với cá nhân, tổ chức do ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra phát
sinh trên cơ sở tồn tại các thiệt hại đối với môi trường sinh thái.
Ví dụ: theo báo cáo của đoàn khảo sát Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công nghệ
môi trường ngày 16/01/2006 về vụ ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ
đối với ao hồ, môi trường đất cạnh bãi thải của Công ty pin acqui Vĩnh Phú, đoàn khảo
sát phân tích thấy hạm lượng kẽm (Zn), cadium ( Cd) cao gấp bốn lần tiêu chuẩn cho
phép trong đất nông nghiệp, hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn 40 lần và có khả năng tích tụ
trong cơ thể con người qua dây truyền thực phẩm, có thể gây bệnh khi nồng độ đủ lớn15.
 Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm về
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản. Ví dụ: khi môi trường đất bị ô nhiễm sức khỏe
con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh hô hấp… những người bị
mắc bệnh phải bỏ ra một khoản để chi cho việc khám chữa bệnh đồng thời thu nhập của
họ cũng bị giảm sút do không lao động. Các loại thiệt hại về tài sản chẳng hạn thiệt hại về
năng suất cây trồng, các loài thủy sản bị chết do đất bị ô nhiễm.

15

Việt Báo.vn, “ Làng ung thư” ở Phú Thọ: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Khiết Hưng,
[ ngày
truy cập 02/10/2014].


GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

16

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

 Chủ thể có hành vi làm ô nhiễm và suy thoái môi trường đất phải có trách nhiệm
bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo quy định taị Điều 624 Bộ luật dân sự năm
2005 “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi
trường không có lỗi”. Căn cứ từ quy định tại điều luật trên, thì chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong trường hợp này là cá nhân, pháp nhân, tổ chức kể cả trường hợp
thiệt haị xảy ra hoàn toàn không có lỗi của người gây thiệt hại. Như vậy, đối với thiệt hại
ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung cũng như thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất gây ra nói riêng, yếu tố lỗi không phải là yếu tố điều kiện quyết định đến
việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Riêng
trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên có liên quan để làm rõ
trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường do
bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường
thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được
giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: khắc
phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệt hại về môi trường .
Ví dụ: việc công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu vào môi trường đất đã bị

xử lý với mức phạt là 421,150 triệu đồng. Bênh cạnh đó, Nicotex Thanh Thái còn phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cũng như thực hiện các
biện pháp để khắc phục hậu quả xảy ra16.
1.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất
Nguyên tắc được hiểu theo nghĩa chung nhất là các yêu cầu, chuẩn mực cụ thể
buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, những người có quyền và lợi ích có liên quan phải
tuân theo. Dưới góc độ pháp lý, nguyên tắc là các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có ý nghĩa
bao trùm, xuyên suốt trong quá trình thực hiện một hoạt động pháp lý. Do trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra là một
chế định trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên khi áp dụng cũng
dựa trên nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
16

CAND online, Xử phạt Công ty cổ phần Nicotex chôn hóa chất, Thái Thanh,
[ ngày truy cập 03/10/2014].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

17

SVTH: Dương Ngọc Thúy


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, theo căn cứ tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm
2005 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng quy định:

 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
 Theo quy định trên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra gồm các nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận đây là một nguyên tắc cơ bản mang tính
đặc thù của các quan hệ dân sự trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong đó có bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.
Được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP, theo Nghị quyết thì: “ Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên
về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận
đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội”17. Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận phản
ánh một cách rõ ràng nhất bản chất của quyền dân sự là “ tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận”. Sự thỏa thuận này thể hiện mong muốn, ý chí của các bên và trên thực tế
đây là phương pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng khắc phục thiệt hại đã xảy ra và
phù hợp với quyền lợi của các bên. Việc thỏa thuận thiệt hại có thể bao gồm những nội
dung sau:
 Thỏa thuận về mức bồi thường: khi có thiệt hại xảy ra trước hết các bên có
quyền được tự do thỏa thuận mức bồi các thường thiệt hại. Mức bồi thường theo thỏa
thuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với thiệt hại thực tế xảy ra. Đối với
những thiệt hại về môi trường, mức bồi thường theo thỏa thuận thường có thể bằng

17


Điểm 2 mục 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

18

SVTH: Dương Ngọc Thúy


×