Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2011 – 2015
Đề tài:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thu Hƣơng
Nguyễn Thị Khánh Vi
MSSV: 5115776
Lớp: Luật Tƣ pháp 1 – K37
GVHD: Nguyễn Thu Hương
1
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong luật hình sự
Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự,
tạo điều kiện tăng cường pháp chế và thể hiện nguyên tắc công bằng trong chính sách
hình sự nước ta, tạo ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm với không phải là tội
phạm, giữa tội phạm đơn lẻ và tội phạm do đồng phạm gây ra. Bộ luật hình sự hiện
hành khi quy định về đồng phạm chỉ mới liệt kê khái niệm ở Điều 20 và quyết định
hình phạt ở Điều 53 mà chưa đề cập đến những vấn đề có liên quan khác cho trường
hợp đồng phạm trong đó có trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm, việc xác
định trách nhiệm hình sự trong các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt,
hành vi thái quá của người thực hành,…Đó là những cơ sở pháp lý cần thiết trong việc
thực hiện nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự cho từng người trong đồng phạm.
Tuy nhiên, từ trước đến nay vấn đề thừa nhận các hướng giải quyết liên quan đến trách
nhiệm hình sự chỉ được nêu ở những tài liệu giảng dạy đã có mà xung quanh những
vấn đề được trình bày thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất
và quy định một cách chặt chẽ, chưa đầy đủ về mặt nội dung nên chưa thật sự phù hợp.
Từ những vấn đề nêu trên người viết thấy rằng việc nghiên cứu đề tài: “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam hiện hành” là cần thiết để hoàn thiện về mặt pháp luật
cũng như thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa các cơ quan tư pháp và nâng cao hiểu biết
cho người dân về những quy định của pháp luật về tội phạm nói chung và tội phạm do
đồng phạm gây ra nói riêng, góp phần phòng chống và ngăn ngừa tội phạm đạt hiệu
quả cao. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận
văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc đi sâu nghiên cứu, giải thích và làm sáng tỏ chế định trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối
với hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cũng như giúp cho chúng
ta hiểu thêm những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về các quy định của Bộ luật hình sự.
Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật
về: Trách nhiệm hình sự, đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với những người đồng
phạm theo Bộ luật hình sự; xoáy sâu làm nghiên cứu các vấn đề về trách nhiệm hình
GVHD: Nguyễn Thu Hương
2
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
sự cho những người đồng phạm thông qua nghiên cứu đặc điểm, ý nghĩa kết hợp với
việc nghiên cứu các nguyên tắc, căn cứ xác định trách nhiệm hình sự cho những người
này. Từ đó đánh giá tình hình tội phạm, tội phạm do đồng phạm gây ra trong giai
đoạn hiện nay. Cuối cùng tổng kết đưa ra đề xuất, ý kiến góp phần hoàn thiện chế định
này của luật hình sự trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khoa học luật hình sự, vấn đề chế định trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm là một vấn đề lớn gồm nhiều mãng kiến thức, phức tạp. Chính vì vậy,
trong giới hạn đề tài luận văn người viết chủ yếu chỉ nghiên cứu những vấn đề chung
xung quanh việc xác định trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm từ việc
phân tích lý luận chung về trách nhiệm của những người này kết hợp với các quy định
của pháp luật về vấn đề xác định trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm. Bên
cạnh đó, người viết làm một cuộc khảo sát nhỏ trước tình hình tội phạm trên cả nước
thông qua việc lựa chọn ngẫu nhiên 300 bản án từ các vụ án hình sự đã được đưa ra
xét xử trong các năm 2011, 2012, 2013 (nguồn từ báo Pháp luật và đời sống). Từ đó
đưa ra nhận xét về tình hình diễn biến nguy hiểm của đồng phạm trong tội phạm,
những vướng mắc, bất cập trong công tác áp dụng pháp luật từ việc xác định trách
nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm; qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chế
định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết chủ yếu dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với các
tài liệu liên quan đến đề tài như: giáo trình, các công trình nghiên cứu chuyên khảo có
giá trị và bình luận luật học kết hợp sưu tầm và tham khảo các tạp chí chuyên ngành;
thông tin trên mạng internet và các tài liệu khác liên quan từ đó tiến hành phân tích,
tổng hợp, chọn lọc ngẫu nhiên, so sánh đối chiếu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp
dụng về những trường hợp xác định trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt
Nam.
5. Bố cục đề bài
Để việc nghiên cứu và tìm hiểu luận văn này một cách có khoa học và dễ hiểu thì
ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.
- Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
3
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
-
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp trong việc xác định trách nhiệm hình
sự của những người đồng phạm.
Đề tài nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm” là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu
đề tài cần có một kiến thức sâu rộng và nắm vững thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngoài
ra, còn đòi hỏi người viết phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại
và vướng mắc còn tồn đọng, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Tuy nhiên, là một
sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu có tính khoa học
cao mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức, hiểu biết có giới hạn
vì vậy sẽ dẫn đến nhiều khiếm khuyết, thiếu sót trong đề tài nghiên cứu này là điều
không thể tránh khỏi, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá từ
quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
4
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM
Khi tìm hiểu và nghiên cứu về một đề tài khoa học nhất định thì vấn đề đầu tiên
chúng ta cần phải tìm hiểu là cơ sở lý luận của đề tài, để từ đó thấy được những vấn đề
chung nhất, khái quát nhất mà người viết đang tìm hiểu đồng thời giúp cho người đọc
nắm được những phần cơ bản, đầu tiên trong vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về đề tài trách nhiệm hình sự cho những người trong đồng phạm người viết
đã dành riêng chương này nêu lên những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến đề tài.
Tập trung làm rõ các khái niệm có liên quan đến trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm đồng thời trình bày những đặc điểm riêng trong trách nhiệm hình sự của
những người này, tổng quát qua một số dạng của đồng phạm và lịch sử hình thành của
chế định đồng phạm. Từ đó, góp phần làm rõ hơn những vấn đề được nghiên cứu.
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trong sách báo cũng như thực tiễn pháp lý, thuật ngữ “Trách nhiệm” thường
được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của
một người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước. Ví dụ: Trách nhiệm của
công dân trong việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc,
giáo dục con cái,…Thứ hai, Trách nhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh
chịu trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi vi phạm bổn phận,
nghĩa vụ nào đó. Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự được hiểu theo
nghĩa thứ hai. Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề lý luận phức tạp của
Luật hình sự, là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự. Tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào được đưa ra
xung quanh thuật ngữ này chính vì vậy trong khoa học luật Hình sự Việt Nam vẫn còn
tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như:
Tiến sĩ Phạm Văn Beo viết: Ttrách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm
pháp lý, buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi
phạm tội của mình, được thể hiện bằng việc Tòa án nhân danh Nhà nước, tuân
theo một thủ tục tố tụng riêng, kết án người phạm tội”.1
1
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,
Tr.136.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
5
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Cảm định nghĩa: “Trách nhiệm hình sự là hậu
quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối
với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật
hình sự quy định”. 2
Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc viết: “Trách nhiệm hình sự là hậu quả
pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước”.3
Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang quan niệm:“Trách nhiệm hình sự là một dạng
của trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả
bất lợi do Tòa án tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà
người đó thực hiện”. 4
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và
chỉ phát sinh khi có sự việc phạm tội. Cho nên, được xem là dạng trách nhiệm pháp lý
nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Nó chỉ được thực
hiện trong phạm vi quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với hai chủ thể có quyền và
nghĩa vụ nhất định. Một bên là Nhà nước còn bên kia là người phạm tội. Một người có
hành vi bị pháp luật hình sự cấm, không thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến
chốn những gì mà pháp luật hình sự yêu cầu gây ra hoặc đe dọa gây ra hậu quả cho xã
hội bị coi là tội phạm thì phải gánh chịu hậu quả, như là trách nhiệm pháp lý trước Nhà
nước và xã hội. Việc quy định trách nhiệm pháp lý bất lợi cho người có hành vi nguy
hiểm cho xã hội là một cơ chế để Nhà nước bảo vệ các quan hệ xã hội trước hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Trách nhiệm pháp lý ở đây được cụ thể bằng trách nhiệm hình
sự vì nó được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Như vậy, theo quan điểm của người viết, dưới góc độ tổng quát thì : Trách nhiệm
hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả bất lợi của việc thực hiện
tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội phải gánh chịu, được thể hiện bằng
việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy
định.
1.1.2 Khái niệm đồng phạm và những loại người trong đồng phạm
Trước khi tìm hiểu các khái niệm về những người đồng phạm chúng ta cần làm
rõ khái niệm đồng phạm như sau: “Đồng” theo từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng nhau,
2
Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung),Hà Nôi, 2000, Tr. 122
Đào Trí Úc, Mô hình lý luận về Bộ Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999, Tr.41
4
Đỗ Ngọc Quang, Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong Luật hình sự
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, Tr.14
3
GVHD: Nguyễn Thu Hương
6
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
như nhau, không thể khác được. “Phạm” là làm tổn hại đến những cái cần được tôn
trọng, bảo vệ nên tránh mắc phải. Như vậy, ghép chung hai từ “Đồng phạm” với nhau
hiểu theo nghĩa từ điển là cùng nhau phạm phải một việc nào đó hay một sai lầm nào
đó.5 Còn dưới góc nhìn của Luật hình sự thì đồng phạm lại được hiểu là cùng phạm
một tội.
Một cách tổng quát Bộ luật hình sự đã định nghĩa: Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hình sự.6
Qua tìm hiểu và nghiên cứu ta có thể thấy rằng đồng phạm là một khái niệm nói
lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tội
phạm trên thực tế diễn ra rất đa dạng nhiều trường hợp không chỉ đơn thuần chỉ có một
người thực hiện mà còn có nhiều người tham gia thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên,
không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó còn
phải cố ý thực hiện một tội phạm. Nếu có nhiều người tham gia nhưng không cùng
thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khóa mở cửa nhà B
vào ăn trộm tiền, C nhìn thấy nhưng không lên tiếng mà đợi đến khi A đi ra thì C lại
tiếp tục lẽn vào nhà B ăn trộm xe và nhiều bình cổ có giá trị. Trong trường hợp này cả
A và C đều thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tuy nhiên hai người này không cùng
thực hiện và không có sự hợp tác trước với nhau nên không thể xem A là đồng phạm
của B được.
Từ quy định trên của luật hình sự về khái niệm đồng phạm ta có thể thấy rằng
đồng phạm ít nhất phải do hai người cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Tuy nhiên,
không phải tất cả họ đều tham gia với vai trò là người thực hiện tội phạm mà họ có thể
tham gia với các vai trò khác nhau chính vì thế Bộ luật hình sự Việt Nam tại Điều 20
đã quy định khái niệm về những người cùng thực hiện một hành vi phạm tội trong vụ
án đồng phạm dựa trên mức độ và hoạt động tham gia của họ khi thực hiện tội phạm
như sau:
“2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là
những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
5
Từ điển tiếng Việt, [Truy
cập ngày 19/8/2014].
6
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
7
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.”
Ngƣời thực hành:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nghĩa là bằng hành vi của
mình, người thực hành thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Có hai trường hợp đều được xem là người thực hành như sau:
Trường hợp thứ nhất, người thực hành có thể tự mình thực hiện các hành vi
được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này có thể chỉ có một người
thực hành cũng có thể có nhiều người cùng thực hành. Nếu nhiều người cùng tham gia
với vai trò thực hành thì không cần mỗi người phải thực hiện đầy đủ các yếu tố của
cấu thành tội phạm mà chỉ cần tổng hợp hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm. Ví dụ: Ngày 20/3/2013, Biết anh T không có ở nhà A, B, C, D bàn bạc
và thống nhất với nhau sẽ vào nhà anh T ăn cắp xe máy wave S. Đến 11 giờ khuya
cùng ngày 4 người đã tiến hành thực hiện hành vi. A,B,C cùng vào nhà, D ở ngoài
canh cửa đề phòng anh T về đột xuất. A rọi đèn cho B dùng kềm cộng lực bẻ khóa mở
cửa. C vào nhà dắt xe ra. Kết quả 4 người này trộm được xe máy của anh T mang đi
bán được 5 triệu đồng để chia nhau tiêu xài. Từ tình huống trên ta có thể thấy rằng
hành vi của từng người không hề thỏa mãn mô tả cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài
sản nhưng hành vi của cả bốn người họ khi tổng hợp lại thì thỏa mãn cấu thành tội
phạm của tội này.
Trường hợp thứ hai, Một người tuy không trực tiếp thực hiện hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm nhưng đã sử dụng người khác như một công cụ, phương
tiện để thực hiện các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm thì cũng được xem
là người thực hành. Cụ thể ở các dạng sau:
Sử dụng người không có năng lực TNHS để người này trực tiếp thực hiện các
hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Ví dụ: A có hiềm khích với B nên rũ T (mới 8 tuổi) bỏ thuốc độc
vào giếng nước nhà B làm cho gia đình B bị ngộ độc phải nằm viện. Ở đây, mặc
dù T là người bỏ thuộc nhưng T vẫn chưa đủ tuổi chịu TNHS và không nhận
thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội nên T không phải chịu
TNHS. Còn A biết rõ rằng việc xúi giục của mình sẽ mang lại hậu quả nguy hiểm
cho người khác nhưng vẫn thực hiện nên A phải chịu TNHS với vai trò là người
thực hành.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
8
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Lợi dụng sai lầm của người khác để gây ra hậu quả của tội phạm mà người gây ra
hậu quả không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Chẳng hạn, A là giám đốc công ty Thành
Vinh trong đợt tổng kết sắp xếp lại nhân sự, A đã quyết định sa thải B và C. Từ
đó, B và C luôn tìm cách trả thù A. Một lần A bị ốm B và C đến nhà A thăm bệnh,
nhân lúc vợ A ở dưới bếp B và C đã bỏ thuốc độc vào cháo của A. Vợ A không
biết nên đã đúc cháo cho A ăn. Sau đó, A chết. Trong trường hợp này vợ A mặc
dù đúc cháo cho A ăn nhưng hoàn toàn không biết về việc cháo có thuốc độc nên
không có lỗi trong chuyện này, còn B và C mặc dù không tự tay đúc cháo cho A
nhưng là người bỏ thuốc độc do đó B và C cùng là đồng phạm trong vụ án giết
người với vai trò là người thực hành.
Cưỡng bức, uy hiếp tinh thần, sức khỏe của người khác, bắt họ thực hiện hành vi
gây nguy hiểm mà họ không mong muốn. Ví dụ: A, B và D rũ nhau vào nhà chị
M ăn trộm, nhưng đến khi đi thì D hối hận và không chịu đi. Khi đó A và B đã ra
sức đánh và hâm dọa D “Mày không đi tao sẽ giết mày” làm D sợ quá nên phải
đi theo. Trường hợp này D không phải chịu TNHS vì D đã bị cưỡng bức về tinh
thần và sức khỏe nên đã đi cùng mà D không mong muốn.
Trong trường hợp chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, nếu quyết định của cấp trên
không đúng pháp luật mà người thi hành quyết định của cấp trên không biết được
tính chất không đúng pháp luật của quyết định và cũng không có nghĩa vụ phái
biết, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi. 7 Trong
trường hợp này người ra quyết định là người phải chịu trách nhiệm hình sự với
vai trò là người thực hành.
Ngƣời tổ chức
Đoạn 2 Khoản 2 Điều 20 quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu,
chỉ huy việc thực hiện tội phạm”.
Theo quy định này thì người tổ chức được phân hóa thành 3 loại:
Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm
đồng phạm.8 Hoạt động phạm tội của họ thể hiện ở hành vi bày mưu, lập kế
hoạch tiến hành tội phạm. Những người đồng phạm khác dựa vào kế hoạch của
họ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Người chủ mưu có thể tham gia trực
7
Trịnh Tiến Việt, Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu được đặct ra khi sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 04, năm 2013, Tr.23.
8
Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2008,
tr.100.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
9
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
tiếp vào việc thực hiện tội phạm hoặc cũng có thể không tham gia vào mà đứng
ngoài tổ chức.
Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn
thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc,
giao trách nhiệm cho nhóm đồng phạm9. Trong một vụ đồng phạm có thể do
một người cầm đầu nhưng cũng có thể do nhiều người cầm đầu. Nhiệm vụ của
người này là đứng ra thành lập các tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ
chức phạm tội đó. Ví dụ: tổ chức đánh bạc, cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản
của người khác,…Người cầm đầu luôn đứng trực tiếp trong tổ chức để điều
khiển hoạt động phạm tội.
Người chỉ huy: Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển tổ chức phạm tội.10
Người điều khiển là người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn
nhóm như vạch ra phương hướng hoạt động, kế hoạch thực hiện, phân
công,…cho những người đồng phạm khác. Thông thường chỉ trong đồng phạm
phức tạp hoặc phạm tội có tổ chức mới xuất hiện người chỉ huy.
Như vậy, việc phân biệt ba loại người “chủ mưu” , “cầm đầu”, “chỉ huy” chỉ là
tương đối. Một tổ chức tội phạm có thể tồn tại ba loại người này với ba người khác
nhau song cũng có thể cả ba vai trò đó cùng tồn tại trong một người đồng phạm. Trong
mối quan hệ với những người đồng phạm khác thì người tổ chức là người giữ vai trò
thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm đó. Điều
đặt biệt của người tổ chức là hoạt động của họ không được mô tả trong cấu thành tội
phạm. Người tổ chức phải thông qua hành vi của người thực hành mới gây ra hậu quả
của tội phạm.
Ngƣời giúp sức
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện
tội phạm. Hành vi của người giúp sức là tạo ra những điều kiện để người thực hành
thực hiện hành vi phạm tội. Những điều kiện đó có thể là vật chất hoặc tinh thần. Giúp
sức về vật chất như cung cấp vũ khí, phương tiện, tài sản cho nhóm tội phạm hoạt
động. Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có
tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn cho việc
thực hiện tội phạm chẳng hạn như: chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình,…
Có trường hợp hành vi giúp sức được thực hiện bằng không hành động. Đó là
trường hợp có những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng họ lại cố ý
9
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2005.
Tr.172.
10
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009,
Tr.261.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
10
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
không hành động và qua đó đã làm cho hành vi phạm tội được thực hiện dễ dàng. Ví
dụ: A là bảo vệ của cơ sở sản xuất hàng đa dụng. Khi làm nhiệm vụ thấy bạn cùng
phòng của mình là B đang mang tài sản ra khỏi kho nhưng A không bắt giữ mà giả vờ
như không hay biết để B mang tài sản ra khỏi kho. Sau khi mang tài sản ra ngoài B
bán và chia tiền cho A.
Một dạng giúp sức đặc biệt nữa là giúp sức bằng lời hứa hẹn trước sẽ che giấu
người phạm tội, che giấu các tang chứng, vật chứng hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm
tội mà có được khi tội phạm đã hoàn thành.
Hành vi giúp sức được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào thực hiện,
khi tội phạm đang tiến hành giúp một người đang có ý định phạm tội có thêm điều
kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ của hành vi giúp sức tự nó
được biểu hiện là hành vi ít nguy hiểm hơn hành vi của những người đồng phạm khác.
Đây cũng là cơ sở của việc phân hóa TNHS của những người đồng phạm.
Ngƣời xúi giục
Người xúi giục là người không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã
thực hiện hành vi của mình bằng cách tác động lên suy nghĩ, ý chí của người khác
khiến người này nảy sinh ý định phạm tội và đi đến thực hiện tội phạm. Họ là người đề
xuất việc phạm tội và thúc đẩy việc phạm tội đó được thực hiện thông qua người khác.
Để thực hiện điều đó người xúi giục bằng những hành động của mình tích cực tác
động đến người bị xúi giục.
Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như: kích động, lôi kéo,
cưỡng ép, dụ dỗ, lừa gạt,…tuy nhiên hành vi xúi giục không nhất thiết phải có đủ các
thủ đoạn trên mà chỉ cần một trong các hành vi trên cũng đủ cấu thành hành vi phạm
tội và phải chịu TNHS. Dù với hình thức nào thì hành vi xúi giục cũng phải trực tiếp,
nghĩa là người xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định, việc kêu gọi,
hô hào mà không hướng tới một chủ thể nào thì không phải là xúi giục. Hành vi xúi
giục phải cụ thể nghĩa là phải gây ra một tội phạm cụ thể. Việc truyền bá, gieo rắc tư
tưởng xấu cho một người hoặc một số người khiến những người này đi vào con đường
phạm tội cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu
thành tội độc lập khác như dụ dỗ, ép buộc người khác phạm pháp.
Lưu ý:
Cấu thành tội phạm của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi có hai dấu hiệu là năng
lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt cấu thành
tội phạm còn đòi hỏi có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ có dấu hiệu này
mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà cấu thành tội phạm đó phản ánh. Chủ
thể có thêm dấu hiệu như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
11
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Các đặc điểm của chủ thể đặc biệt có liên quan đến giới tính, độ tuổi, quan hệ gia
đình của người phạm tội. Ví dụ: tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự
1999), Tội loạn luân (Điều 158 Bộ luật hình sự 1999); Tính chất bắt buộc mà người
thực hành đòi hỏi phải có đối với những tội mà cấu thành tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc
biệt phải là những đặc điểm liên quan đến chức vụ, đặc điểm liên quan đến nghề
nghiệp, vị trí công tác của một người như: Tội làm nhục, hành hung đồng đội (Điều
321 Bộ luật hình sự 1958), Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 Bộ luật hình sự
1999), Tội không chấp hành bản án (Điều 223 Bộ luật hình sự),…Đối với các chủ thể
trong đồng phạm: “Những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành có
những đặc điểm của chủ thể đặc biệt thì thõa mãn”11. Như vậy trường hợp đồng phạm
chung một tội, các chủ thể tham gia đồng phạm chỉ cần có người thực hành thỏa mãn
điều kiện của chủ thể đặc biệt. Những người đồng phạm khác có thể thỏa hoặc không
thỏa các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt cũng không sao. Ví dụ: tội tham ô tài sản quy
định tại Điều 278 Bộ luật hình sự:“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản mình có trách nhiệm quản lý…”. Theo đó, tội tham ô tài sản xảy ra khi và chỉ
khi đòi hỏi duy nhất là chủ thể người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn
và thỏa mãn các yêu cầu của chủ thể đặc biệt trong tội này. Còn người tổ chức, giúp
sức, xúi giục,..không nhất thiết cũng không cần thiết phải là người có chức vụ, quyền
hạn.
Tóm lại, từ định nghĩa về đồng phạm và những loại người trong đồng phạm ta có
thể thấy rằng đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt được thực hiện cùng với sự cố
ý tham gia của nhiều người. Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có
thể là sự tham gia của cả bốn loại người đồng phạm: người thực hành, người tổ chức,
người xúi giục, người giúp sức nhưng cũng có thể chỉ có một hành vi tương ứng với
một trong bốn loại người đó.
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Từ trước đến nay, lý luận cũng như thực tiễn xét xử ở nước ta đã thừa nhận tội
phạm có thể được thực hiện dưới một trong hai hình thức là tội phạm đơn lẻ và đồng
phạm. Trong trường hợp đồng phạm được thực hiện dưới hình thức tội phạm đơn lẻ thì
mọi vấn đề liên quan đến tội phạm chỉ cần xác định thông qua hành vi của một người.
Ngược lại, trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì
những vấn đề liên quan lại phải được xem xét như là kết quả tổng hợp từ hành vi của
nhiều người. Chính sự khác biệt về số lượng người thực hiện tội phạm như vậy đã tạo
11
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo Trình đại học Luật Hà Nội (Phần chung), Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội 2009, Tr.143.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
12
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
cho đồng phạm tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức phạm tội đơn lẻ.
Do đó, việc xác định một tội phạm là tội phạm đơn lẻ hay đồng phạm gắn bó chặt chẽ
với TNHS của những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên, cũng
cần phải khẳng định rằng cùng với sự khác biệt về số lượng người tham gia thì việc
xác định các dấu hiệu pháp lý liên quan đến đồng phạm cũng phức tạp hơn nhiều so
với tội phạm đơn lẻ.
Nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm và tuổi chịu TNHS thực hiện một
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự phải chịu
TNHS trước pháp luật thì đối với việc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm cũng
vậy. Nghĩa là, trong trường hợp không chỉ có một người thực hiện tội phạm mà có từ
hai người trở lên cùng hợp tác với nhau thực hiện một tội phạm thì những người đó
cùng phải chịu TNHS về việc của mình làm phụ thuộc vào vai trò của mình trong quá
trình thực hiện và đương nhiên mỗi người ở những vai trò khác nhau cũng phải chịu
TNHS khác nhau. Khái niệm trên cũng đã đề cập đến vấn đề năng lực và tuổi chịu
TNHS của những người đồng phạm bởi lẽ những người được xem là đồng phạm khi
cơ bản họ phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm. Vì nếu trường hợp
cùng có hai người thực hiện một tội phạm nhưng trong đó có một người dưới tuổi chịu
TNHS hoặc mắc các bệnh không có đủ năng lực TNHS thì hoàn toàn không có đồng
phạm.
Xuất phát từ khái niệm đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực
hiện một hành vi phạm tội với lỗi cố ý và TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý buộc
người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình,
người viết đưa ra một khái niệm tương đối tổng quát về TNHS của những người đồng
phạm như sau: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là hậu quả pháp lý
bất lợi cho những người phạm tội trong trường hợp có hai người trở lên có đầy đủ
năng lực và tuổi chịu TNHS phải chịu trách nhiệm khi họ thực hiện hành vi phạm tội
với các vai trò là người thực hành, người tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác cùng
thực hiện một hành vi phạm tội.
1.2. Đặc điểm trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
1.2.1. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
Có quan điểm cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là việc thực hiện chế tài pháp lý
hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội”.12 Theo người viết
12
Trường kiểm sát Hà Nội, Phạm Mạnh Hùng , Cơ sở của trách nhiệm hình sự, />/detail/380563 Co-so-cua-trach-nhiem-hinh-su.html, [Truy cập ngày 20/8/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
13
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
quan điểm này đã phần nào làm hẹp đi nội dung của TNHS. Bởi vì trong số các biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước có tính chất pháp lý hình sự áp dụng đối với người
phạm tội thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu và nghiêm khắc nhất. TNHS
theo luật hình sự Việt Nam đã được phân chia thành hai loại: loại có hình phạt và loại
không có hình phạt (miễn hình phạt).
Trong trường hợp có hình phạt, TNHS mà người phạm tội phải chịu trước hết thể
hiện ở bản án kết tội kèm theo việc quyết định hình phạt của Tòa án đối với người
phạm tội. Người phạm tội không chỉ bị kết tội, “bị coi là có tội” mà còn phải chịu
hình phạt do Tòa án quyết định trong bản kết tội đó.
Trong trường hợp miễn hình phạt, TNHS được thể hiện ở bản kết tội của Tòa án
mà không có quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Người phạm tội bị Tòa án,
nhân danh Nhà nước kết án vì đã thực hiện hành vi phạm tội. Với bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật, người phạm tội chính thức “bị coi là có tội” nhưng người đó không
bị Tòa án quyết định hình phạt mà được miễn hình phạt.
Từ những vấn đề trên, không thể coi TNHS là việc thực hiện chế tài pháp lý
hình sự phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội và để xác định khái
niệm TNHS trước hết cần phải làm rõ các đặc điểm vốn có của nó.
Đặc điểm thứ nhất: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật
hình sự coi là tội phạm.
Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể được áp dụng đối
với người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện
hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình
sự.
Tội phạm là hành vi được quy định trong bộ luật hình sự. Điều này có nghĩa là
các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể được quy định ở cả phần chung và phần
các tội phạm cụ thể của luật hình sự. Phần chung bộ luật hình sự, không chỉ quy định
khái niệm tội phạm mà còn quy định các dấu hiệu có ý nghĩa xác định chung đối với
mọi tội phạm như: nội dung của lỗi cố ý và vô ý, tuổi chịu TNHS, vấn đề năng lực
TNHS, các dấu hiệu của chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và TNHS của những
người đó. Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy định về các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể, trong đó xác định các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cũng
như mức hình phạt áp dụng đối với từng loại tội đó.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
14
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Đặc điểm thứ hai: TNHS là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội.
Theo luật hình sự Việt Nam, TNHS chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người
thực hiện hành vi mà luật hình sự coi là tội phạm. TNHS phải tương xứng với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do người phạm tội thực hiện. C.Mác đã
viết: “Nếu như khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt, thì tội phạm thực tế
lại giả định phải có một mức độ trừng phạt nhất định. Tội phạm thực tế là có giới hạn.
Vì vậy, cả sự trừng phạt phải có giới hạn, dầu chỉ có thể cho nó tính chất thực tế - nó
phải được hạn chế bởi nguyên tắc của pháp luật để trở thành hợp pháp. Vấn đề là ở
chỗ làm cho sự trừng phạt trở thành hậu quả thực tế của việc phạm tội. Dưới con mắt
của kẻ phạm tội thì sự trừng phạt phải là hậu quả tất yếu của hành vi của chính người
đó – do đó phải là hành vi của chính người đó. Giới hạn của hành vi của y phải là giới
hạn của sự trừng phạt.”13 Người phải chịu TNHS chỉ có thể là người phạm tội, nghĩa
là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm khi đã đạt độ
tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS và có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
Đặc điểm thứ ba: TNHS được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực
pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự
quy định.
Trách nhiệm hình sự thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền) và người phạm tội. TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm
tội, thể hiện trước hết ở việc Tòa án nhân danh Nhà nước, kết án người phạm tội. Nếu
không có bản án kết tội của Tòa án thì không thể nói đến TNHS đối với một người.
Bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác nhận người phạm
tội chính thức “bị coi là có tội”. Đó chính là hậu quả pháp lý thể hiện một trong những
nội dung quan trọng của TNHS mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước. Đa số
các trường hợp bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội đi kèm với việc Tòa
án quyết định hình phạt đối với người đó. Trong trường hợp này, TNHS được thể hiện
ở dạng bản án kết tội và hình phạt. Do đó bản án kết tội của Tòa án áp dụng đối với
người phạm tội không gắn với việc Tòa án quyết định hình phạt mà gắn với việc Tòa
án quyết định miễn hình phạt với người đó.
Từ lẽ đó, TNHS có thể có hình phạt và cũng có thể không có hình phạt. Trong
trường hợp bản án kết tội của Tòa án có kèm theo quyết định miễn hình phạt đối với
người phạm tội thì TNHS của người phạm tội thể hiện ở việc người phạm tội được kết
án bằng bản án có tội mà không được thể hiện bằng việc người đó phải chịu hình phạt.
Trong trường hợp bản án kết tội của Tòa án có kèm theo quyết định hình phạt thì
13
C.Mác – Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr.169.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
15
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
TNHS không chỉ thể hiện ở bản án kết tội mà còn thể hiện ở loại và mức hình phạt cụ
thể mà Tòa án quyết định đối với người phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó.14
Như vậy, theo quan điểm của người viết, bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực
pháp luật là cơ sở pháp lý chính thức xác nhận người phạm tội bị coi là có tội. Cùng
với bản án kết tội, Tòa án có thể quyết định hình phạt hoặc quyết định miễn hình phạt
đối với người phạm tội. Trong trường hợp, người phạm tội được miễn hình phạt thì
TNHS vẫn được ghi nhận để xem xét tiền án, tiền sự cho họ nhưng họ sẽ không cần
phải chấp hành hình phạt.
Đặc điểm thứ tƣ: TNHS là trách nhiệm trước Nhà nước, kết quả của việc áp
dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được xác định và thực hiện theo một trình tự,
thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Việc xác định các căn cứ để có thể áp dụng TNHS là kết quả của cả một quá
trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự.
Song TNHS chỉ có thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng đối với người phạm
tội.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự nước ta, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi
xác định có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án, khi có đủ căn cứ để xác định một
người đã thực hiện tội phạm thì khởi tố bị can. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn do Bộ luật tố
tụng hình sự quy định như bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt
tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án gắn với các
quyết định tố tụng như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn,
quyết định truy tố bị can. Chức năng xét xử, kết tội người phạm tội thuộc về Tòa án
dựa trên kết quả của quá trình điều tra và quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Tòa án sẽ
ra phán quyết về việc có kết tội người đã bị truy tố hay không. Nếu có đủ cơ sở để kết
án người phạm tội, Tòa án sẽ ra bản án kết tội đối với người đó, bản án kết tội của Tòa
án chính là sự thể hiện của TNHS áp dụng đối với người phạm tội. Việc thực hiện
TNHS từ phía Nhà nước và việc phải chịu TNHS từ phía người phạm tội chỉ bắt đầu
khi bản án kết tội của Tòa án đối với bị cáo có hiệu lực pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là một dạng đặc biệt của
TNHS nói chung. Chính vì vậy, TNHS cũng bao gồm những đặc điểm chung cơ bản
của TNHS như: là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội
14
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Phạm Mạnh Hùng, Cơ sở của trách nhiệm hình sự,
.vn/portal/detail/3805_63_Co-so-cua-trach-nhiem-hinh-su.html, [Truy cập ngày 20/8/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
16
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
phạm; là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội; được thể hiện dưới dạng bản án kết
tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự
khác do luật hình sự quy định; được xác định và theo một trình tự và thủ tục đặc biệt
do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm cơ bản của
loại trách nhiệm pháp lý này TNHS của những người đồng phạm cũng có những đặc
điểm riêng của mình cụ thể như sau:
Thứ nhất, Những người đồng phạm phải cùng thực hiện một tội với lỗi cố ý
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là kết quả quá trình thực hiện
tội phạm của nhiều người mà theo quy định của luật hình sự thì ít nhất phải có hai
người trở lên cùng thực hiệc tội phạm với lỗi cố ý. Dấu hiệu cùng thực hiện một tội
phạm nghĩa là những người tham gia bằng hành vi của mình đều góp phần thực hiện
tội phạm hoặc thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Cố ý cùng thực hiện một tội phạm đòi
hỏi mỗi người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một hoặc một số hành vi sau:
Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục thực
hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm.15 Tương ứng với bốn loại hành vi
này là bốn loại người đồng phạm, bao gồm: người tổ chức, người xúi giục, người giúp
sức và người thực hành.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của một người đối với hành vi gây nguy hiểm cho
xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.16 Phân tích dấu hiệu lỗi trong
đồng phạm là trường hợp mà những người tham gia thực hiện hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực
hiện. Đồng thời biết được người khác cũng có hành vi nguy hiểm cùng với mình. Tất
cả họ đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình cũng như hậu
quả từ đồng phạm mà họ tham gia thực hiện, cùng mong muốn có hoạt động chung,
mong muốn có hậu quả xảy ra và có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
Tại Điều 20 Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định: “Đồng phạm là trường hợp
có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” nghĩa là đồng phạm chỉ xảy ra
với lỗi cố ý, mỗi người trong đồng phạm khi thực hiện hành vi phạm tội đều với lỗi cố
ý và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong
đồng phạm được thể hiện ở hai mặt lý trí và ý chí như sau:
15
Cao Thị Oanh, Vấn đề về mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chí Luật học số 02/2002, tr.44.
16
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,
Tr.210.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
17
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Về lý trí:
Trong nhận thức của những người đồng phạm đều phải biết hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, đồng thời biết rằng người khác cũng có hành vi nguy hiểm như
mình. Trong trường hợp vụ đồng phạm có nhiều người tham gia, bản thân mỗi chủ thể
khi thực hiện hành vi của mình không thể biết được hành vi cụ thể của những người
tham gia khác. Nhưng có một điều mà những người phạm tội luôn tin tưởng là bên
cạnh họ còn có những người khác cùng phạm tội. Vì vậy, dù ít hay nhiều giữa những
người đồng phạm luôn có sự liên kết cùng hành động điều này làm tăng lên tính nguy
hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ.
Nếu một người chỉ biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà không biết
là có người khác cũng đang hành động như mình thì chưa phải là cùng cố ý do vậy
chưa có đồng phạm. Chẳng hạn, trên một chuyến tàu A và B tình cờ gặp và quen nhau.
Sau một lúc trò chuyện A biết B cùng xuống chung một ga với mình nên A đã gửi cho
B giữ giúp mình một bọc hàng. B vốn là một tên trộm chuyên nghiệp nên đoán là trong
bọc hàng có nhiều thứ giá trị nên nhận lời ngay; nếu có cơ hội thì sẽ lấy cắp bọc hàng
ngay. Gần cuối ga tàu bất ngờ công an đến bắt và phát hiện trong bọc hàng có 500g
Heroin. Trong trường hợp này A chỉ biết mình có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là
vận chuyển ma túy chứ không hề biết là B có ý định muốn ăn trộm đồ của mình giữa
A và B không có sự cố ý cùng phạm một tội do vậy A và B không đồng phạm với
nhau.
Mặt khác mọi người trong đồng phạm còn thấy trước được hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội cuả mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ thực hiện và
mục đích của họ là cùng nhau thực hiện được hành vi và kế hoạch mà họ đã đặt ra.
Về ý chí
Những người đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn
hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Trở lại định nghĩa đồng phạm ở
Điều 20 Bộ luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức là lỗi của họ phải là lỗi
cố ý chứ điều luật không yêu cầu là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp do đó điều mà
chúng ta quan tâm khi tìm hiểu về ý chí của những người đồng phạm là tìm hiểu xem
họ có cùng mong muốn hoặc cùng để mặc cho hậu quả phát sinh hay không. Ví dụ: A
và B cùng thuê ao của hợp tác xã để nuôi cá, nhưng C lại nhiều lần đến kéo trộm cá
trong ao của A và B. Một hôm đang ngồi trong liều A nghe tiếng động và hát hiện ra C.
Khi bắt được C, A dùng côn đánh vào cổ C còn B thì dung đòn gánh đánh vào lưng và
chân của C. Sau đó A và B bỏ C nằm đấy và đi về nhà. Trường hợp này A và B tuy
không mong muốn C sẽ chết nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó, A và B
cùng là đồng phạm trong tội giết người.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
18
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Phân tích dấu hiệu lỗi trên cả hai mặt lý trí và ý chí cho ta thấy: đồng phạm là
trường hợp những người tham gia hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình thực hiện đồng thời họ cũng biết rằng có
những người khác cũng đang thực hiện hành vi gây nguy hiểm cùng với họ. Những
người này đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả
chung của tội phạm mà họ gây ra, đồng thời họ cùng mong muốn có hoạt động chung,
cùng mong muốn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Bằng những hành vi cụ thể những người đồng phạm tham gia vào vụ án đều gây
ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối
liên kết và có mối quan hệ nhân quả với nhau. Quan hệ nhân quả trong đồng phạm là
dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp17 . Khi tội phạm được thực hiện với sự cố ý cùng
tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm đều
có khả năng thực tế, trực tiếp làm phát sinh hậu quả.
Trong trường hợp hành vi của những người đồng phạm chưa có khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành
vi đó với nhau thành một thể thống nhất. Ví dụ: A vì có thù tức với H nên đã rủ B và C
cùng đánh H cho bỏ tức. B và C đồng ý nên cả A, B, C cùng bàn bạc lập kế hoạch để
sớm hành động. Khi biết H có phiên trực phải về muộn nên ba người này đứng đợi H ở
đầu làng. Khi nhìn thấy H đến A liền dùng côn đánh vào người H làm H ngã xuống,
tiếp đó B giữ chặt tay H liên tiếp đánh vào người H còn C thì dùng dao đâm vào
những bộ phận khác nhau trên người H. Kết quả H chết cho bị thương quá nặng. Như
vậy bản thân hành vi của từng người đồng phạm là rất nguy hiểm xong trong trường
hợp này sự liên kết hành động của A, B, C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết
của H.
Ngoài dấu hiệu lỗi là cùng cố ý và cùng thực hiện trong nhiều trường hợp đồng
phạm còn đòi hỏi dấu hiệu động cơ và mục đích. Khi đó mục đích là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: trong nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia
mục đích chống chính quyền hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt
buộc trong tất cả các tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội có mục đích
chống lại chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc
gia với những tội khác có dấu hiệu của mặt khách quan tương tự. Nếu không thỏa mãn
dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm và những người tham gia tội phạm sẽ
chịu TNHS độc lập với nhau.
Trường hợp cụ thể, A và B cùng là nhà báo, A là cấp trên của B và thường xuyên
giao cho B thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động tôn giáo hiện nay ở miền
17
Quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân
GVHD: Nguyễn Thu Hương
19
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Nam. A sử dụng các thông tin mà B thu thập được để cung cấp cho các tổ chức phản
động nước ngoài với mục đích chống chính quyền nhân dân. Ta có thể thấy rằng ở đây
giữa A và B không phải đồng phạm về tội chống chính quyền nhân dân mà chỉ A mới
phải chịu TNHS độc lập về tội gián điệp theo Điều 80 Bộ luật hình sự. Hành vi của B
tuy có tạo điều kiện cho A thuận lợi trong việc thực hiện tội phạm nhưng giữa A và B
không có sự thống nhất ý chí nên không được xem là đồng phạm tội gián điệp.
Xuất phát từ quy định của bộ luật hình sự và thực tiễn phạm tội đồng phạm
chúng ta thấy rằng: Đồng phạm là một dạng tội phạm đặc biệt được thực hiện bởi
nhiều người biểu hiện ở mặt khách quan là sự liên kết hành vi phạm tội của những
người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm.
Thứ hai, Có ít nhất hai người có điều kiện chủ thể cùng thực hiện một tội phạm
Tất cả những người tham gia trong vụ đồng phạm đều phải có ít nhất hai người
trở lên cùng đủ tuổi và năng lực chịu TNHS thì TNHS đối với trường hợp đồng phạm
mới được áp dụng cho họ. Yếu tố chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là cơ sở quyết
định tính chất của tội phạm. Thực tế cho thấy, một tội phạm chỉ do một người thực
hiện nhưng cũng có thể nó là kết quả của sự liên kết, phối hợp của nhiều chủ thể khác
nhau. Sự tham gia của nhiều người vào vụ án đã làm cho tội phạm có sự thay đổi về
bản chất và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi
tội phạm được thực hiện bởi nhiều người thì những người này sẽ có tâm lý dựa vào
sức mạnh tập thể, nên liều lĩnh và táo bạo hơn, quyết tâm phạm tội hơn.
Chủ thể trong đồng phạm phải là những người có đầy đủ năng lực TNHS. Hai
hay nhiều người trong đồng phạm đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện của chủ thể.
Nghĩa là mỗi người trong số họ đều phải đạt tuổi chịu TNHS theo điều 12 của Bộ luật
hình sự và phải không mắc bệnh làm mất đi khả năng nhận thức cũng như điều khiển
hành vi của họ theo Điều 13 Bộ luật hình sự thì TNHS trong trường hợp đồng phạm
mới được đặt ra đối với họ.
Thứ ba, Những người đồng phạm phải cùng chịu trách nhiệm hình sự về một tội
nếu tổng hợp hành vi phạm tội của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm một tội nhất định
Khi một người thực hiện tội phạm đơn lẻ thì bắt buộc hành vi phạm tội của họ
phải thỏa mãn đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm thì TNHS mới được đặt ra đối
với họ. Còn đối với trường hợp đồng phạm thì mặc dù hành vi của từng người đồng
phạm không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhưng chỉ cần tổng hợp
hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tất cả những người
này đều bị truy cứu TNHS về tội phạm mà mình đã gây ra. Bởi lẽ trong trường hợp
GVHD: Nguyễn Thu Hương
20
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
phạm tội đơn lẻ chỉ có một người thực hiện hành vi phạm tội thì tội phạm đã hoàn
thành, còn trong trường hợp đồng phạm mỗi người đồng phạm có thể được phân cho
những vai trò, vị trí khác nhau nhưng nhìn chung tổng hợp những hành vi của họ sẽ
gây nên một tội phạm hoàn thành, do đó họ phải cùng chịu trách nhiệm chung về toàn
bộ vụ án. Ví dụ: Ngày 26/3/2014, Lê Văn Thái cùng đồng bọn là Lê Văn Dương và
Nguyễn Văn Truyền lợi dụng lúc chị Nguyễn Thị Kim Hai đi vắng đã lén lút đột nhập
vào nhà chị Kim Hai. Thái phân công cho Truyền đứng ở quán cà phê đối diện nhà để
canh chừng nếu thấy có biến thì báo cho Thái. Dương bẻ khóa còn Thái thì trực tiếp
vào nhà lấy đi 6.250.000 đồng và nhiều tài sản khác trị giá tổng tài sản là 19.000.000
đồng. Trong vụ án này, mặc dù Truyền, Dương không trực tiếp lấy đi tài sản nhưng
hành vi của họ đã giúp sức cho Thái và tổng hợp hành vi của cả ba người đã thỏa mãn
cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản. Nên cả ba phải cùng nhau chịu TNHS
chung về tội này.
Thứ tƣ, Mỗi người đồng phạm phải chịu TNHS, hình phạm độc lập tương ứng
với hành vi phạm tội của mình
Trong trường hợp tội phạm thực hiện với hình thức đồng phạm thì từng người
trong đồng phạm cũng phải chịu TNHS độc lập, hình phạt quyết định đối với từng
người đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm. Điều này
có nghĩa là sự phân hóa, cũng như cá thể hóa TNHS của từng người trong đồng phạm
là vô cùng quan trọng. Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, có nhiều người loại người
trong đồng phạm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp
sức,…Những người này giữ những vai trò khác nhau trong một vụ đồng phạm do đó
TNHS và hình phạt dành cho mỗi người họ là khác nhau. Bên cạnh đó vấn đề nhân
thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, hình phạt cho mỗi người trong đồng
phạm cũng được xem xét khi xác định cho họ.
Thứ năm, Việc xác định TNHS cho những người đồng phạm được thức hiện bởi
một quy trình tố tụng chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng
Cũng giống như TNHS cho tội phạm đơn lẻ, việc xác định cũng như các bước
trong quy trình tố tụng hình sự xác định TNHS cho những người đồng phạm cũng
được thực hiện bởi một thủ tục tố tụng chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối
với những vụ án đồng phạm cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ làm một hồ sơ duy
nhất cho toàn bộ vụ án nhưng trong hồ sơ đó phải kèm theo hồ sơ án của từng người
đồng phạm tham gia trong vụ án đó. Cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, lấy lời
khai của từng bị can một sau đó mới tổng hợp làm thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh gửi
sang cho viện kiểm sát lập quyết định khởi tố vụ án. Tòa án đưa toàn bộ vụ án ra xét
GVHD: Nguyễn Thu Hương
21
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
xử trong cùng một phiên tòa, nhưng trong quá trình thẩm vấn, xét hỏi tại tòa thì lại
thực hiện đối với từng bị cáo một. Từ đó ghi nhận, đánh giá mức độ cũng nhưng tính
chất tham gia của từng người mà định tội cho họ một cách chính xác đảm bảo cho bản
án đúng người, đúng tội, đúng theo quy định của pháp luật.
1.3. Các hình thức của đồng phạm
Để xác định một tội phạm có phải là đồng phạm hay không chúng ta có thể dựa
vào các dấu hiệu về mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm đó. Khoa học luật
hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự từ trước đến nay cũng
dựa vào các dấu hiệu này để phân loại các hình thức đồng phạm.
1.3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
Căn cứ vào đặc điểm về mặt chủ quan thì đồng phạm được phân loại thành đồng
phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
Đồng phạm không có thông mƣu trƣớc
“Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm không có sự
thỏa thuận, bàn bạc với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc có thỏa thuận
nhưng không đáng kể, có thể nhất trí phạm tội ở hiện trường hoặc đồng phạm được
hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm18.”
Nghĩa là những người đồng phạm không có sự bàn bạc thống nhất trước với nhau
về kế hoạch thực hiện tội phạm đồng thời giữa những người đồng phạm cũng không có
sự phân công vai trò như tổ chức, thực hành hay xúi giục. Ở hình thức này có thể
những người đồng phạm chỉ có thể nhất trí với nhau về việc thực hiện tội phạm ở hiện
trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc đồng phạm hình thành khi có
người đang thực hiện đồng phạm người khác nhìn thấy và cùng tham gia. Ví dụ: N và
M rủ nhau lên rừng hái cà phê. Đến khi trời tối trên đường về hai người nhìn thấy một
con bò đang đi lạc và ăn cỏ ở cuối rừng. Cả hai nảy sinh ý định bắt trộm con bò đó
sau đó hai người này dắt trộm con bò xuống Huyện và bán được 5 triệu đồng. Ở đây A
và B cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của công dân. Nhưng trước khi thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản giữa N và M không có bàn bạc kế hoạch trước.
Như vậy, so với các hình thức đồng phạm thì hình thức đồng phạm không có
thông mưu trước ít nguy hiểm hơn.
18
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,
Tr.265.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
22
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Đồng phạm có thông mƣu trƣớc
“Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người
đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện”.19
Ví dụ: H rủ K cùng mình đột nhập vào nhà ông G để trộm cắp tài sản. K đồng ý
cả hai thường xuyên tụ tập lại nhà K để bàn bạc, lên kế hoạch. H giao cho K tìm cách
giết chết con chó giữ nhà của ông G, còn H sẽ theo dõi hoạt động thường xuyên của
các thành viên trong gia đình ông G. Đợi lúc gia đình ông G đi vắng hai người này đã
đột nhập vào nhà lấy trộm 10.000.000, một xe máy và một số vật dụng khác có giá trị.
Ở hình thức đồng phạm này những người đồng phạm ít nhiều đều có sự phân
công, bàn bạc, tính toán và lên kế hoạch. Có sự phân công vai trò nên quan hệ phạm
tội chặt chẽ. Loại đồng phạm này có tính nguy hiểm rất cao cho xã hội.
1.3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan
Dựa vào những dấu hiệu khách quan ta có thể phân biệt đồng phạm thành hai loại
là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
Đồng phạm giản đơn
“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia
vụ đồng phạm đều là người thực hành”.20
Đây là trường hợp những người tham gia đồng phạm đều thực hiện hành vi phạm
tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nghĩa là, mỗi người bằng chính hành vi của
mình đều trực tiếp thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi phạm tội. Ở hình thức
đồng phạm này sự gắn bó của những người phạm tội không đáng kể và hạn chế ở chỗ
mỗi người phạm tội chỉ biết về hoạt động phạm tội của một hoặc một số người khác tại
thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm. Ví dụ:
khoảng 20h Nguyễn Văn Bình dùng kềm sắt và một con dao nhỏ trèo lên cột điện tại
xã Long Điền nơi có dây truyền thanh đi qua. Nguyễn Văn Bình rũ Trần Văn Trôn làm
cùng, Trôn đồng ý. Tại đây Bình và Trôn cùng phân công nhau trèo lên 6 cây cột điện
có hai đường dây bắt qua, dùng kềm cắt được 5 khoảng dây mỗi khoảng dài 50m, tổng
cộng được 250m dây. Tiếp đó chúng dùng dao tách vỏ ra để lấy dây đồng bên trong.
Về mặt chủ quan, đồng phạm giản đơn thường không có sự phân công vai trò cụ
thể (như người tổ chức, xúi giục, thực hành, giúp sức), mà về cơ bản họ có cùng một
19
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2009,
Tr. 141.
20
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
2009, Tr.142
GVHD: Nguyễn Thu Hương
23
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
vai trò là những người cùng hành động. Trong ví dụ trên cả Bình và Trôn đều thỏa các
tình tiết được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP)21 của tội “trộm cắp tài sản” với
vai trò là người thực hành. Chính vì vậy, những người đồng phạm trong hình thức
đồng phạm giản đơn được coi là những người đồng thực hành.
Đồng phạm phức tạp
“Đồng phạm phức tạp là hình thức của đồng phạm trong đó có một hoặc một số
người tham gia với vai trò là người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ
vai trò là người tổ chức, xúi giục, giúp sức22.”
Trong đồng phạm giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc trước với nhau và
kế hoạch phạm tội và giữa họ có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng điều này tạo nên
mối quan hệ chặt chẽ giữa họ. Ở hình thức đồng phạm này không chỉ có người thực
hành mới thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có cả hành vi
của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
Ví dụ: A,B,C mang theo dao đi vào công viên thì phát hiện E và F đang ngồi tâm
sự với nhau. Bên cạnh hai người có một chiếc xe máy. A phân công cho B đứng ngoài
canh gác và cảnh giác. C dùng dao không chế E còn A sẽ xử lí F. Kế hoạch được thực
hiện C dùng dao gí màng sườn E bắt E phải giao đồng hồ, tiền và chìa khóa xe cho
mình. E không đưa cố gắng kháng cự C đã dùng dao đâm vào tay và chân E khiến E
phải đưa ra. C đưa chìa khóa cho B sau đó chúng trói E và F lại cả ba liền nhảy lên
xe máy bỏ chạy.
Tội phạm được thực hiện là sự phối hợp cùng thực hiện của những người đồng
phạm. Trong vụ đồng phạm trên không chỉ có người thực hành (A và C) mà còn có cả
người giúp sức (B) cùng thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội
Cướp tài sản quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999.
1.3.3. Phạm tội có tổ chức trong đồng phạm
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa pháp lý của
nó đã được các nhà làm luật quy định tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự: “Phạm tội
có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm”.
21
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể
được quy định trong luật hình sự.
22
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
2005, Tr. 266
GVHD: Nguyễn Thu Hương
24
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Trong đồng phạm có tổ chức giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết
chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ
thể. Thông thường chúng ta có thể xác định đồng phạm có tổ chức dựa vào các đặc
điểm như sau:
Thứ nhất, nhóm tội phạm được tổ chức và thực hiện với phương hướng hoạt
động lâu bền, thể hiện ở sự ổn định, thường xuyên. Trong nhóm tội phạm có tổ chức
sự tham gia của các thành viên mới là rất hạn chế vì các thành viên cũ sợ bị lộ, tan vỡ.
Nhóm tội phạm luôn tồn tại kỹ luật chặt chẽ, mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều
khiển chung, thống nhất của người cầm đầu.
Thứ hai, Có sự phân công thực hiện tội phạm trong nhóm, người thì được phân
công thực hiện việc chuẩn bị như: theo dõi đối tượng, đề xuất phương án hành động,
che dấu tội phạm. Người thì tổ chức bảo vệ, lưu trữ, giữ gìn, vận chuyển, tiêu thụ tài
sản chiếm đọat được. Mỗi tên đều hiểu rõ trách nhiệm của mình, do đó chúng hành
động có tổ chức và chặt chẽ.
Với những đặc điểm trên đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép
phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn do đó
trong một số trường hợp là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (Điều 136, 143,
238,…Bộ luật hình sự.
Lưu ý:
Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Luật hình sự xã hội chủ nghĩa
không truy cứu TNHS đối với một tổ chức (pháp nhân)23. Vì vậy, không có khái niệm
tổ chức tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử vẫn
có thể có một tập thể, một tổ chức phạm tội. Tức là có sự thống nhất từ người đứng
đầu đến các nhân viên thực hiện một tội phạm, nhưng khi truy cứu TNHS thì chỉ truy
cứu từng cá nhân trong tổ chức đó. Ví dụ: Trong vụ án Tân Trường Sanh, có một đơn
vị là phòng Phòng chống buôn lậu thuộc Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã tổ
chức nhận hối lộ. Việc nhận hối lộ ở đây không phải do từng cá nhân thực hiện mà là
do phòng thực hiện, người đưa hối lộ cũng không đưa cho một cá nhân nào mà đưa
chung cho cả Phòng, Phòng cử người nhận tiền hối lộ và chia cho tất cả những người
khác theo phương thức người có chức vụ nhiều hơn nhân viên, người có thời gian
công tác ở Phòng lâu hơn được chia nhiều hơn. Tuy phòng chống buôn lậu không phải
23
Tòa án nhân dân tối cao: Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật hình
sự, page_id=1754190&p cateid=1751909
&article _details=1&item_ id=10931636, [Truy cập ngày 25/8/2014]
GVHD: Nguyễn Thu Hương
25
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi