Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.65 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011-2015
Đề tài:

QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Thạch Huôn
Bộ Môn : Luật Thương Mại

Sinh viên thực hiện:
Neáng Sóc Dom
MSSV: 5115789
Lớp: Luật Tư Pháp 1-K37

Cần Thơ, Tháng 12- 2014

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....
.…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
....…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
....…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
....…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
....…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
....…………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, Ngày…..tháng……năm………

2


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, Ngày…..tháng……năm………

3


LỜI CẢM ƠN
******
Thấm thoát bốn năm học qua mau, cánh cửa đại học đang từ từ khép lại lưu giữ
bao kỉ niệm thời sinh viên và hành trang của mỗi chúng ta mang theo khi rời ghế giảng
đường là những tri thức mà Thầy Cô bao ngày qua đã tận tâm truyền dạy.
Để hoàn thành được quyển luận văn này, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân
là sự giúp đỡ của những người rất quan trọng luôn sát cánh cùng tôi, đó là những lời
động viên của cha mẹ, sự khích lệ của những người bạn và sự trợ giúp của những Thầy

Cô khoa luật – Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi những kiến thức để tôi có cách tiếp
cận tốt với vấn đề nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự nhiệt tình, tận tâm của người
hướng dẫn tôi, Ths. Thạch Huôn. Thầy đã truyền những kiến thức, những phương pháp
tiếp cận với vấn đề để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn và những lời chỉ bảo của Thầy
không những hữu ích với việc làm luận văn mà còn cho tôi những kinh nghiệm để bước
vào cuộc sống.
Với sự hiểu biết trên lĩnh vực này còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu có thể
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy
Cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui, gặt
hái nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện
Neáng Sóc Dom
MSSV : 5115789

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
******
BLHS
BLTTHS

Bộ luật hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT

CRC
Hanava
HRC

Cơ quan điều tra
Convention on the Rights of the Child (Công ước về quyền trẻ em)
Bộ quy tắc của LHQ về bảo vệ trẻ em bị tước tự do 1990
Human Right Campaign (Ủy ban về quyền con người)

ICCPR
LHQ

International Covenant on Civil and Political Rights ( Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị, 1966)
Liên Hiệp Quốc (United Nations)

NCTN
NCTNPT
PLHS
TAND

Người chưa thành niên
Người chưa thành niên phạm tội.
Pháp luật hình sự
Tòa án nhân dân

TANDTC
THTT
TNHS


Tòa án nhân dân tối cao
Tiến hành tố tụng.
Trách nhiệm hình sự

TTHS
UDHR
VAHS
VKS

Tố tụng hình sự
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948
Vụ án hình sự
Viện kiểm sát

VN
XHCN

Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa

5


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 10
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 11
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
5. Kết cấu đề tài ............................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ......................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm quyền con người ......................................................... 12
1.1.2. Khái niệm quyền công dân ........................................................... 13
1.1.3. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên
phạm tội.................................................................................................. 13
1.1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên ........................................... 13
1.1.3.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội ............................. 16
1.1.4. Khái niệm quyền của người chưa thành niên phạm tội ............... 17
1.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm
tội trên thế giới và Việt Nam ......................................................................... 18
1.2.1.Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội
trên thế giới ............................................................................................ 18
1.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ........................................... 18
1.2.1.2.Các văn bản pháp lý Quốc tế liên quan .................................... 19
1.2.1.3.Các nhóm quan điểm chính hiện nay ........................................ 21
1.2.2. Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm
tộiở Việt Nam ......................................................................................... 22
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người chưa thành
niên phạm tội ....................................................................................... 22
1.2.2.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên
phạm tội qua các giai đoạn .................................................................. 23
1.3. Các chủ thể liên quan .............................................................................. 26
1.3.1. Chủ thể quyền............................................................................... 26
1.3.1.1. Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc
tế ......................................................................................................... 26


6


1.3.1.2. Người chưa thành niên phạm tội với độ tuổi theo từng quốc gia
quy định. .............................................................................................. 26
1.3.2. Chủ thể trách nhiệm ..................................................................... 27
1.3.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng ....................................................... 27
1.3.2.2. Gia đình và các tổ chức khác .................................................. 20
1.4. Ý nghĩa và sự cần thiết của chế định quyền của người chưa thành
niên phạm tội ................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI ................................................................................................................ 31
2.1. Các nguyên tắc cơ bản quyền của người chưa thành niên trong pháp
luật pháp quốc tế ............................................................................................. 31
2.1.1. Sự an toàn được đặt lên hàng đầu ............................................... 31
2.1.2. Không bị phân biệt đối xử ............................................................ 32
2.1.3. Lịch sự, và chuyên nghiệp trong đối xử với người chưa thành niên
................................................................................................................ 33
2.1.4. Trước khi xét xử, người chưa thành niên luôn được suy đoán vô
tội............................................................................................................ 33
2.1.5. Người chưa thành niên được đối xử theo quy định pháp luật quốc
gia ........................................................................................................... 35
2.2. Quyền cơ bản của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật
quốc tế ............................................................................................................... 36
2.2.1.Giai đoạn điều tra .......................................................................... 36
2.2.1.1. Quyền khi tiếp xúc và giao tiếp với cán bộ thực thi ................. 36
2.2.1.2. Quyền được đảm bảo bí mật ................................................... 38
2.2.1.3. Quyền được trình bày quan điểm ............................................ 39
2.2.2. Giai đoạn bị bắt giữ hoặc bị giam giữ .......................................... 40

2.2.2.1. Quyền không bị bắt giữ và bị giam giữ tùy tiện ....................... 40
2.2.2.2. Quyền được giam riêng với người đã thành niên ..................... 41
2.2.2.3. Quyền được sự tham gia của cha mẹ (người giám hộ) và người
trợ giúp pháp lý ................................................................................... 42
2.2.2.4. Quyền giữ im lặng và quyền có luật sư.................................... 43
2.2.2.5. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ .................................. 44
2.2.2.6. Việc sử dụng vũ lực hoặc biện pháp khác đối với người chưa
thành niên chỉ là ngoại lệ .................................................................... 45
2.2.3. Giai đoạn bị xét xử và tuyên án .................................................... 47
7


2.2.3.1. Phạt tù chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất 47
2.2.3.2. Quyền được bảo vệ khỏi sự đối xử và trừng phạt vô nhân đạo 48
2.2.3.3. Quyền được chuyền sang các chương trình hoà nhập cộng đồng
............................................................................................................ 49
2.2.4.Giai đoạn khi bị tước quyền tự do ................................................. 50
2.2.4.1.Quyền được cung cấp, sử dụng những phương tiện và dịch vụ . 51
2.2.4.2. Quyền được giáo dục và tiếp cận các hoạt động khác ............. 52
2.2.4.3. Quyền được bảo vệ và hỗ trở khi trở về với xã hội .................. 56
2.3. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của người
chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam......................................................... 58
2.3.1. Lĩnh vực hình sự .......................................................................... 58
2.3.2. Lĩnh vực tố tụng hình sự .............................................................. 60
2.4. So sánh quyền của NCTNPT trong Pháp luật Việt Nam và Pháp luật
Quốc tế .............................................................................................................. 62
2.4.1. Khác biệt trong sử dụng thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành
niên”....................................................................................................... 62
2.4.2. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư người chưa thành niên ......... 63
2.4.3. Về hình phạt áp dụng và các biện pháp khác ............................... 64

2.4.4. Về sự tham gia tố tụng của các chủ thể khác ............................... 64
2.4.5. Về chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên............................ 65
2.5. Thực tiễn và một số giải pháp kiến nghị nhằm bảo vệ cơ chế quyền
của người chưa thành niên phạm tội ........................................................... 66
2.5.1. Thực trạng liên quan vấn đề quyền người chưa thành niên phạm
tội............................................................................................................ 66
2.5.1.1. Về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng ............................. 67
2.5.1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vấn đề giám hộ đối
với người chưa thành niên ................................................................... 68
2.5.1.3. Việc đảm bảo quyền bào chữa................................................. 69
2.5.1.4. Vấn đề bảo đảm bí mật, riêng tư người chưa thành niên ......... 70
2.5.1.5. Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội...........................................................................................61
2.5.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp người chưa thành niên phạm tội ........................................... 71
2.5.2.1. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền người chưa thành niên phạm
tội ........................................................................................................ 71
8


2.5.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền người chưa
thành niên phạm tội ............................................................................. 74
KẾT LUẬN ................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

9


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó luôn tác động
và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung và tới các đối tượng mà
nó điều chỉnh nói riêng. Một trong những đối tượng đặc biệt đó, có thế hệ trẻ, thế hệ
thanh thiếu niên hay cụ thể hơn là những NCTN chính là chủ nhân tương lai của đất
nước. Họ nắm giữ vẫn mệnh của đất nước trong tay, hành động của họ quyết định sự
phát triển hay suy thoái của một quốc gia. “Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ
em” là mục tiêu quan trọng đối với VN và các nước tham gia Công ước quốc tế về
quyền trẻ em. Tình hình tội phạm do NCTN thực hiện ngày càng phức tạp và đang trở
thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước, hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là
gánh nặng cho thế hệ mai sau. Bên cạnh việc phòng chống tội phạm ở lứa tuổi chưa
thành niên cần có cơ chế bảo vệ quyền của họ vì họ là nhóm xã hội “non nớt” dễ bị xâm
hại.
Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, NCTN đang phải tham gia vào các thủ tục tố
tụng của Toà án do việc thực hiện những hành vi trái pháp luật hình sự bị coi là tội
phạm. Quan hệ này diễn ra vào thời điểm mà NCTN vốn rất dễ bị tổn thương đang cần
được giúp đỡ và hướng dẫn nhất. Các thủ tục, các kỹ năng tố tụng đặc biệt hết sức quan
trọng để bảo đảm rằng sự tiếp xúc với các cơ quan THTT, người THTT thì các em
được đối xử một cách công bằng, được tạo cơ hội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối
với hành vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai
phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành những người có trách nhiệm.
Ở VN, mặc dù chính sách hình sự VN đã có những chế định đặc thù bảo vệ
quyền cho NCTN nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn có những vướng mắc cần khắc
phục. Đó là sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật và một bộ phận không nhỏ trong
đội ngũ các cán bộ, công chức còn thiếu ý thức, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Điều
đó khiến cho việc ghi nhận cũng như việc đảm bảo thực thi các quyền của NCTNPT
trong cuộc sống còn những tồn tại và hạn chế nhất định, thậm chí mức độ xâm hại đối
với các quyền của NCTNPT trong thời gian qua đã khiến dư luận phải vào cuộc và vấn
đề đã trở thành một chủ đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là
các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách phù hợp không

chỉ với những quy định trong ĐƯQT mà nước CHXHCNVN là thành viên, mà còn phù
hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.
Qua những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá
chính xác hiệu quả của pháp luật trong việc áp dụng đối với NCTNPT để đề ra những
10


quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi
phạm của NCTN và đặc biệt quyền của NCTN được bảo vệ chính đáng và phù hợp. Do
đó, việc nghiên cứu đề tài “Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam” là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết nhằm đáp ứng
phần nào yêu cầu của thực tiễn đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết cố gắng nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định pháp
luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước hiện hành về quyền của NCTNPT, qua đó
phân tích một cách cụ thể và so sánh chi tiết liên quan chế định này. Đồng thời người
viết tìm hiểu thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và
nêu ra một số vấn đề bất cập trong quy định hiện hành và đề ra phương hướng, giải
pháp và kiến nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTNPT.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quyền của NCTN được bảo vệ dưới cả hai góc độ: người phạm tội hoặc người bị
hại . Trong phạm vi bài viết này người viết chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn
xoay quanh quyền của đối tượng là NCTNPT. Cụ thể nội dung nghiên cứu bao gồm: lý
luận liên quan quyền của NCTNPT, những quy định của pháp luật có liên quan, phân
tích đánh giá những bất cập từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để khắc phục và
góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, người viết sử dụng một số kiến thức đã
học, thu thập và tổng hợp các tài liệu, các văn bản pháp luật trong nước và pháp luật
quốc tế, một số tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài. Đồng thời, vận dụng kết hợp

một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích luật viết, phân tích tổng
hợp, lịch sử, logic, so sánh pháp luật, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu
lý luận và sưu tầm trên sách vở….
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài gồm 2 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền của người chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người
chưa thành niên phạm tội.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quyền con người
QCN hay còn gọi là nhân quyền là một phạm trù đa diện và khá phức tạp. Chính
vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về QCN, mỗi định nghĩa tiếp cận theo những
góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả
theo học thuyết quyền tự nhiên: QCN là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà
một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người1. Ở cấp độ quốc tế, có một
định nghĩa của Văn phòng cao ủy LHQ về QCN2: QCN là những bảo đảm pháp lý toàn
cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự
bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con
người.3 Hay nói một cách đơn giản như học giả Trung Quốc Đồng Vân Hồ thì “có thể
nói gọn lại, nhân quyền là quyền tồn tại, phát triển một cách tự do, bình đẳng”.4
Ở VN, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề QCN. Trong tác phẩm Giáo
trình Lý luận và pháp luật về QCN, các tác giả định nghĩa: QCN là những nhu cầu, lợi
ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia

và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó, Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng:
QCN là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và
luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và
tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết
định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật.5 Bên cạnh định
nghĩa QCN với tư cách là phạm trù luật học còn có một số định nghĩa phổ biến trong
giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền ở nước ta : Nhân quyền (hay QCN) là những
năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng
nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
tế.6
Như vậy nhìn ở gốc độ nào và ở cấp độ nào thì QCN cũng được xác định như là
những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực
1

/>Office of High commissoner for Human Right – OHCHR
3
OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New
York and Geneva, 2006, trang 1.
4
Xem Đồng Văn Hồ, “Nguồn gốc của khái niệm nhân quyền và diễn biến lịch sự của nó”, Tạp chí Thế giới tri
thức (Trung Quốc), số 13-1992.
5
Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người - trong tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân", Tập
1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 30 - 56.
6
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về Quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2

12



này được kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại. Đó là sự kết hợp giữa các
yếu tố dân tộc và quốc tế, giai cấp và nhân loài. Khi xem xét QCN cần phải đặt trong
một không gian và thời gian nhất định để có được nhìn nhận khách quan nhất về QCN.
1.1.2. Khái niệm quyền công dân
Quyền công dân đã xuất hiện từ lâu trong lịch sự nhân loại, được sử dụng phổ
biến trong khoa học pháp lý. Quyền công dân ở các quốc gia trên thế giới thường quy
định các chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các văn bản pháp
luật, đặt biệt là trong Hiến Pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Quyền công dân
gắn liền với một quốc gia nhất định, được pháp luật của mỗi quốc gia ghi nhận, thể hiện
mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác định bởi chế định quốc tịch.
Quyền công dân là tập hợp những QCN được pháp luật của một nước ghi nhận
và chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hưởng các quyền công
dân mà pháp luật nước đó quy định. Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm quyền công dân
hẹp hơn khái niệm QCN, không bao quát tất cả các quyền của cá nhân con người được
nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế.
Về phương diện chủ thể, QCN ngoài cá nhân được xác định là công dân còn bao hàm
cả những người không phải là công dân (người nước ngoài, người không quốc tịch..).
Những người này tuy không được hưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các
QCN với tính cách là một thực thể tự nhiên – xã hội.
Theo PGSTS.Trần Ngọc Đường có đúc kết quan niệm về quyền công dân như
sau: “ Quyền công dân là QCN, là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định
và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với người mang quốc tịch
của nước mình, thể hiện mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với
một nhà nước cụ thể”.7
Tại VN, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con
người” và“quyền công dân”. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước
Quốc tế về QCN và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng từ “mọi
người” và từ “không ai” khi thể hiện QCN và dùng từ “công dân” khi quy định về
quyền công dân.

1.1.3. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội
1.1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên
“Người chưa thành niên” không phải là một khái niệm mới, nó được sử dụng phổ
biến dùng trong nhiều ngành khoa học nhưng mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi ngành khoa
học có khái niệm về NCTN khác nhau. Luật học nghiên cứu NCTN để xác định quyền
7

PGS.TS. Trần Ngọc Đường: “ Bàn về Quyền con người, Quyền công dân” (Sách tham khảo), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2004, tr.22.

13


và nghĩa vụ, trách nhiệm của họ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Bên cạnh khái
niệm này chúng ta còn bắt gặp các khái niệm “vị thành niên”, “trẻ em”.
 Khái niệm NCTN theo Pháp luật hiện hành của một số nước khác
Nghiên cứu về NCTN các nhà tâm lý học trên thế giới đã đưa ra nhiều ý kiến,
quan niệm khác nhau. Chẳng hạn như G.Stanley cho rằng thời kỳ chưa thành niên là
thời kỳ quá độ từ trẻ em chuyển lên người lớn; là thời kỳ gắn liền với những xung đột,
xáo trộn tâm trạng. Nhà tâm lý học Erik. Erikson cho rằng thời kỳ chưa thành niên diễn
ra ở giai đoạn thứ năm trong tám giai đoạn của cuộc đời con người.8
NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Để xác định một người nào đó ở giai đoạn nào
trong cuộc đời, người ta thường căn cứ vào độ tuổi. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định
độ tuổi cụ thể của NCTN. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tuổi chưa thành niên
cũng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như : E.Spranger cho rằng tuổi chưa thành
niên bắt đầu từ 14 tuổi và kết thúc khi được 17 tuổi; Còn D.B.Bromley và
Đ.B.Encônhin thì cho rằng tuổi chưa thành niên bắt đầu từ 11 tuổi và kết thúc khi 15
tuổi; từ 12 đến 15 tuổi (J.piagie) hay có sự phân biệt giữa nam và nữ như: nam là từ 14
đến 16 tuổi, nữ là từ 11 đến 13 tuổi (Buhler); nam 12 đến 17 tuổi, nữ 12 đến 15 tuổi

(Grimn).9
Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN
(Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi,.
Theo quy định tại Điều 1 CRC thì : "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Trong một số
văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trong
quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là NCTN. Bên cạnh
đó Quy tắc Hanava nêu cụ thể: “NCTN là người dưới 18 tuổi..." (Quy tắc 2.1 mục a).
Ngoài ra khái niệm này còn được hiểu rằng: “NCTN là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo
từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với
việc xét xử người lớn”.10
Như vậy khi đưa ra khái niệm trẻ em hay NCTN, pháp luật quốc tế không dựa
vào đặc điểm tâm - sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần mà trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua việc xác định độ tuổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia có
thể quy định độ tuổi đó sớm hơn, khái niệm NCTN ở các quốc gia cũng khác nhau.
8

Erik Erikson và học thuyết về sự phát triển con người,
/>9
Vũ Dũng, Tâm lý học tuổi vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 4/1998, trang 12-21.
10
Quy tắc số 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh

14


 Khái niệm NCTN theo Pháp luật Việt Nam hiện hành
Ở VN, trước đây thường sử dụng khái niệm “trẻ em”, “vị thành niên” để chỉ
những người dưới 18 tuổi. Xét về định tính,11 khi đề cập đến thuật ngữ “trẻ em” thông
thường chúng ta liên tưởng đến hình ảnh ngây thơ, bột phát còn NCTN là những đối

tượng còn phải sống phụ thuộc vào gia đình và nhà trường dễ bị ảnh hưởng nặng từ môi
trường xung quanh. Độ tuổi này đang có sự non nớt về thể chất và nhận thức, nên luôn
cần được xã hội và pháp luật quan tâm chăm sóc nhiều hơn so với nguời đã thành niên.
Trong một số sách báo và trong đối thoại thường ngày, ta còn có thể gặp khái niệm “vị
thành niên”, một khái niệm hoàn toàn đồng nghĩa với “chưa thành niên”, vì vị được
hiểu là thiếu, khuyết hoặc chưa tới hoặc chưa đủ…12
Theo PLVN, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa trên
những thành tựu do các ngành khoa học khác nhau mang lại cũng như tiếp thu các văn
bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra về NCTN, tùy theo từng lĩnh vực
điều chỉnh của từng ngành luật. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của
NCTN là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với NCTN trong
từng lĩnh vực cụ thể.
PLHS VN coi NCTN là người chưa đầy đủ năng lực TNHS như người đã thành
niên phạm tội. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định NCTN bao gồm những người từ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi; còn những người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là người
không có đủ năng lực TNHS. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, tại Điều 18 nói rõ:
“Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là NCTN”.
Theo Điều 119 Bộ luật Lao động hiện hành thì: “Người lao động chưa thành niên là
người dưới 18 tuổi” hay tại Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành cũng
quy định vấn đề này “ Người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính có thể bị áp
dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này”.
Tóm lại, khái niệm NCTN được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất
và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản
pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ
thể của NCTN. Như vậy, có thể khái niệm: NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát
triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý
như người đã thành niên.
11


Định tính : xác định theo tính chất, theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), NXB văn hóa –
Thông tin Tp.HCM, 1999, tr.643.
12
Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ tiếng việt, NXB tổng hợp TP.HCM, tr.2030, 1688. Vị thành niên là
người chưa đến tuổi trưởng thành. Thanh niên là người được pháp luật là đã trưởng thành và phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm về việc làm của mình.

15


1.1.3.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
NCTNPT là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Quy tắc Bắc Kinh đã có quy định ngắn gọn về vấn đề này, theo đó “ NCTNPT là trẻ em
hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội”.13 Bên cạnh đó, Quy
tắc còn định nghĩa “phạm tội” là bất cứ hành vi (hành động hoặc không hành động) nào
bị pháp luật xử phạt tùy theo từng hệ thống pháp luật.14 Như vậy khái niệm trên được
xây dựng một cách thẩn trọng để có thể áp dụng trong các hệ thống pháp luật khác
nhau. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề NCTNPT theo những mức độ, cách thức khác
nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật của mỗi nước.
Ở VN, để một NCTN được xem là phạm tội thì phải thỏa các điều kiện dưới đây:
 Trước hết, họ phải là NCTN
Vấn đề này đã được người viết phân tích ở mục 1.1.3.1. Để xem xét NCTN có
phải là người phạm tội hay không, cần xem xét về độ tuổi. Tuổi chịu TNHS của
NCTNPT được chia thành hai nhóm tuổi: nhóm thứ nhất, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi, nhóm này phải chịu TNHS về mọi tội phạm mà không cần biết họ phạm tội cố ý
hoặc vô ý. Và nhóm thứ hai là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó người trong
nhóm tuổi này phải chịu TNHS với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.15
BLHS cũng căn cứ vào lỗi và mức độ nguy hiểm của tội phạm để quyết định có
tội hay không có tội. Với mức nguy hiểm của tội phạm có sự phân định với những mức

độ khác nhau cụ thể. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười
lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.16
 Điều kiện tiếp theo đồng thời với điều kiện đủ tuổi chịu TNHS là NCTN phải
có năng lực TNHS
Theo Điều 13 BLHS hiện hành về tình trạng không có năng lực TNHS có thể hiểu
là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
13

Điểm c Quy tắc 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh
Điểm b Quy tắc 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh
15
Điều 12 BLHS BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
16
Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
14

16


hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tuy nhiên, người phạm tội trong khi có
năng lực TNHS, nhưng đã lâm vào tình trạng nêu trên trước khi bị kết án, thì cũng được
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu
TNHS. Từ quy định trên, có thể rút ra được: người có năng lực TNHS là người không
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng

điều khiển hành vi của mình.”
 Đã thực hiện hành vi mà Luật Hình sự quy định là tội phạm
Sau khi đáp ứng các điều kiện trên (là NCTN, đủ tuổi chịu TNHS, có năng lực
TNHS) và người đó phải thực hiện hành vi mà hành vi đó được PLHS quy định là tội
phạm thì mới được xem là NCTN phạm tội. Tức là người đó đã thực hiện ít nhất một
hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến khách thể được BLHS hiện hành bảo vệ.
 Cuối cùng là hành vi phạm tội thực hiện bởi NCTN phải là hành vi có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý. NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là
người phạm tội phải chịu TNHS khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ được thực
hiện do có lỗi. Tuy nhiên, do khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội trong hành
vi của mình, cũng như khả năng điều khiển hành vi ở các lứa tuổi của NCTN khác
nhau, nên đánh giá về mức độ lỗi của NCTN đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do
họ thực hiện cũng khác nhau.
Như vậy, theo tinh thần của điều luật và những phân tích nêu trên có thể định
nghĩa NCTNPT ( theo pháp luật VN ) như sau : “NCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội
phạm, tức là họ phải có năng lực TNHS, trong đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với
trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, đặc biệt nghiêm trọng hoặc từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi đối với mọi tội phạm.”
1.1.4. Khái niệm quyền của người chưa thành niên phạm tội
“Quyền” được hiểu theo góc độ pháp lý là điều mà pháp luật công nhận cho
người có quyền được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Một hoạt động mà các quốc gia
trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống pháp luật liên
quan đến NCTNPT tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN.
Hiện nay vẫn chưa có khái niêm cụ thể về “quyền của người chưa thành niên
phạm tội”. Trên cơ sở tiếp thu từ các khái niệm có liên quan, theo quan điểm của người
viết, chúng ta có thể hiểu rằng: “ Quyền của NCTNPT là quyền được bảo vệ và hưởng
một số quy định đặc biệt hơn so với người đã thành niên phạm tội khi NCTN tham gia
vào các thủ tục thủ tục tố tụng do việc thực hiện những hành vi trái PLHS bị coi là tội

17


phạm”. Có nghĩa là các em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm phạm và
ngược đãi từ thời điểm hành vi phạm pháp bị phát hiện cho đến suốt quá trình điều tra,
truy tố và xét xử hành vi đó. Kết quả là hình thành thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho đối
tượng này, được xây dựng trên cơ sở những đặc thù về tâm sinh lý của họ, trên cơ sở
yêu cầu đảm bảo QCN của họ cao hơn so với đối tượng là người đã thành niên. Những
thủ tục đặc biệt này đặc ra những yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về nghĩa vụ tố tụng của
cơ quan THTT trong quan hệ với bị can, bị cáo là NCTN, và thuận lợi hơn, hỗ trợ nhiều
hơn cho họ trong việc sử dụng các quyền tố tụng của mình, hạn chế nhiều hơn những
tác động tiêu cực có thể có đối với quá trình giải quyết vụ án.
Ở góc độ pháp luật VN, chúng ta có thể khái niệm “ Quyền của NCTNPT là tổng
thể hành vi tố tụng mà pháp luật TTHS Việt Nam cho phép người đã bị khởi tố về hình
sự và người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử là người dưới 18 tuổi có thể sử dụng
cũng như được hưởng những quy định, trình tự, điều kiện riêng hoặc có tính chất bổ
sung để có thể bảo vệ một cách tốt nhất, thuận lợi nhất lợi ích chính đáng của NCTN.”
Điều này có nghĩa rằng, NCTN trực tiếp tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực
hình sự và TTHS. Quan hệ này diễn ra vào thời điểm mà NCTN vốn rất dễ bị tổn
thương đang cần được giúp đỡ và hướng dẫn nhất. Các kỹ năng tố tụng đặc biệt hết sức
quan trọng để bảo đảm rằng sự tiếp xúc với các cơ quan THTT, người THTT thì các em
được đối xử một cách công bằng, được tạo cơ hội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối
với hành vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai
phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành người có trách nhiệm.
1.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên
thế giới và Việt Nam
1.2.1.Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế
giới
1.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Quyền của trẻ em nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng ngày càng trở thành

vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế. Như ta đã biết, “Quyền của NCTNPT ” là một
bộ phận nhỏ cấu thành “quyền trẻ em”. Do đó để biết rõ lịch sự phát triển của chế định
quyền của NCTNPT chúng ta cần tìm hiểu thông qua lịch sử hình thành “quyền trẻ
em”.
Từ lâu trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và
được các nhà nước quan tâm bảo vệ về mọi mặt, kể cả khi trẻ em có hành vi lệch lạc.
Từ thề kỷ XIV, ở Châu Âu đã xuất hiện những dự án công cộng dành cho trẻ em (bệnh
viện spedale Degli Innocenti ở Florent, Italia). Hoặc cũng thời kì này ở Châu Á, Bộ luật
Hồng Đức còn có quy định thể hiện sự khoan hồng đối với NCTNPT.
18


Mặc dù vậy, trong thời kỳ trước đây, ở tất cả các xã hội, việc bảo vệ trẻ em về cơ
bản xuất phát từ các gốc độ tình thương, lòng nhân đạo và sự che chở chứ không phải
dưới gốc độ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ trước về cơ
bản chưa mang tính phổ biến, và ràng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tượng trong xã hội.
Phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “ quyền trẻ em” mới được đề cập sau
một loạt biến cố quốc tế lớn. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã khiến rất
nhiều trẻ em ở Châu Âu bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tình cảnh đó đã thúc
đẩy hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển năm 1919.
Vào năm 1923, bà Eglantyne Jebb – người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em của nước Anh
năm 1919 – đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa nhận và
bảo vệ các quyền của trẻ em. Vào năm sau (1924), bản Tuyên ngôn này được Hội Quốc
Liên thông qua. Sự kiện này có thể coi là mốc đánh dấu thời điểm thuật ngữ “quyền trẻ
em” lần đầu tiên được nêu chính thức trong pháp luật quốc tế.
Sau khi thành lập LHQ đã đưa vấn đề quyền trẻ em phát triển lên một bước ngoặc
mới. Với mệnh đề mở đầu phổ biến trong UDHR và hai công ước về các quyền dân sự,
chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là mọi người có quyền hoặc
bất cứ người nào đều có quyền… Điều 24: Công ước về các quyền chính trị-quân sự
năm 1966 (VN gia nhập năm 1982) nêu rõ “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc,

màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc
dòng dõi đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước”.
Dựa trên cách tiếp cận đó, năm 1959, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một văn
kiện riêng về quyền trẻ em (Tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em) khẳng định: “Loài
người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất”. Tuyên bố này là tiền đề để
LHQ xây dựng và thông qua Công ước về quyền trẻ em (CRC) vào ngày 20/11/1989.
Có thể nói trước năm 1989, có rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế về QCN nói chung
nhưng chưa có ĐƯQT riêng về quyền trẻ em, tình trạng trẻ em bị xâm phạm, bị ngược
đãi, bị bốc lột…xảy ra ở tất cả các khu vực trên thế giới.
Với sự nỗ lực của các quốc gia CRC đã được thông qua và kí kết ngày
20/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Cũng có thể khẳng định, Công ước là đỉnh
cao của nền pháp luật quốc tế. Kể từ đây các quốc gia đã có nền tảng pháp lý vững chắc
để bổ sung hoàn thiện pháp luật liên quan trẻ em của quốc gia mình.
1.2.1.2.Các văn bản pháp lý Quốc tế liên quan
Trong hệ thống pháp luật về QCN, có rất nhiều hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn
hoặc các khuyến cáo trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến việc thực thi CRC. Những
văn kiện này quy định chi tiết các tiêu chuẩn hoặc cung cấp các hướng dẫn thực hành
chi tiết trong lĩnh vực hẹp và cụ thể hơn bao gồm:
19


 Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ đối với quản lý Tư pháp NCTN năm
1985 (Quy tắc Bắc Kinh), quy định khuôn khổ pháp lý mà hệ thống tư pháp của các
quốc gia nên tuân theo để đảm bảo rằng trẻ em vi phạm pháp luật được đối xử một cách
công bằng và nhân đạo. Trong đó chỉ rõ các yêu cầu đối với việc quy định tuổi chịu
TNHS, bảo vệ sự riêng tư, quyền của NCTNPT và các yêu cầu về thủ tục điều tra, truy
tố, xét xử, việc xử lý chuyển hướng và giam giữ.
 Bộ quy tắc của LHQ về bảo vệ trẻ em bị tước tự do năm 1990, gọi tắc là quy tắc
Hanava, thiết lập một tiêu chuẩn tối thiểu cho việc bảo vệ những trẻ em bị tước tự do
dưới mọi hình thức, bao gồm trẻ em sống trong các cơ sở giam giữ hoặc nhà tù. Các

yêu cầu đối với quản lý các cơ sở giam giữ NCTN như hồ sơ tài liệu; môi trường vật
chất và nơi ăn ở; giáo dục đào tạo nghề và việc làm… được quy định rõ ràng và chi tiết.
 Các bình luận của Ủy ban quyền trẻ em (UN Committee on the Right of the
Child) đưa ra những hướng dẫn thực hiện và lưu ý đối với việc thực thi CRC liên quan
đến tư pháp NCTN, và quyền tham gia của trẻ em trong đó bao gồm tham gia các hoạt
động tư pháp.
Những văn kiện pháp lý nêu trên có cùng đặc điểm là chuyên dành cho bảo vệ trẻ
em trong lĩnh vực tư pháp; nhưng đề cập đến những khía cạnh khác nhau, có mức độ
phổ biến và ảnh hưởng khác nhau. Quy tắc Bắc Kinh và Quy tắc Havana phổ biến hơn
và thường xuyên được viện dẫn hơn. Song các văn bản pháp lý nêu trên có mối quan hệ
tương trợ, cùng nhau tạo nên những khuôn khổ và chuẩn mực cho việc bảo vệ quyền trẻ
em trong lĩnh vực tư pháp nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng. CRC có hiệu lực
bắt buộc, tạo ra những trách nhiệm chính thức đối với 193 quốc gia.
Ngoài những văn kiện pháp lý chuyên dành cho trẻ em, có nhiều các công ước
quốc tế khác về QCN cũng có thể viễn dẫn như:
- Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (United Nations 1948);
- Các quy tắc về tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với tù nhân (United Nations
1955);
-

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (United Nations 1966a);
Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc làm hèn
hạ (United Nations 1984);

Những công ước quốc tế không chuyên dành cho trẻ em nêu trên mặc dù không
đặc biệt liên quan như những văn kiện chuyên dùng cho trẻ em nhưng có những đóng
góp trong việc làm sáng tỏ những vấn đề nhất định về quyền trẻ em trong lĩnh vực mà
người viết đang nghiên cứu.

20



1.2.1.3.Các nhóm quan điểm chính hiện nay
Các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng mọi người đều phải được đối xử
bình đẳng và chung sống với nhau trong hòa bình và tự do. Tất cả trẻ em cũng đều có
các quyền như vậy và những quyền này đều được thừa nhận trong Công ước của LHQ
về Quyền trẻ em. Những quyền này nhằm để đảm bảo rằng trẻ em được hưởng những
gì mà các em cần để lớn lên, phát triển và học tập trong hòa bình, sức khỏe và trở thành
người có ích cho xã hội.
Một trong những quyền quan trọng mà các em dễ bị xâm phạm nhất đó là “quyền
được bảo vệ khỏi những khó khăn trong suốt quá trình tư pháp hình sự”. Có nghĩa là
các em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm phạm và ngược đãi từ thời điểm
hành vi phạm pháp bị phát hiện cho đến suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử hành
vi đó. Như vậy có thể thấy rằng, ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã
hội, lịch sử lập pháp, truyền thống và các yếu tố về tâm - sinh lý của con người, cũng
như về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở NCTN mà có
những quy định về độ tuổi, mức độ chịu TNHS, thủ tục, cách thức xử lý hành vi phạm
tội... của NCTN khác nhau. Song không thể phủ nhận một điều, đó là mục đích xem
xét, xử lý hành vi phạm tội của NCTN nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa
sai lầm, phấn đấu trở thành người có đức, có tài giúp ích cho xã hội. Pháp luật của các
nước đều hướng tới bảo vệ QCN của NCTN từ mọi góc độ.
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, do xu hướng ngày càng gia tăng của các tội
phạm có tính chất mức độ ngày càng nguy hiểm do NCTN thực hiện. Ở một số quốc
gia, điển hình là Canada, Anh và xứ Wales… đã có cách tiếp cận mang tính cứng rắn
hơn trong việc xử lý trách nhiệm của NCTN có hành vi phạm tội. Hệ thống Tòa án cho
NCTN đã từng tồn tại ở các quốc gia này đã chuyển dần từ yêu cầu về trách nhiệm
phục hồi sang việc nhấn mạnh yếu tố trách nhiệm và trừng phạt trong việc xử lý các
hành vi phạm tội do NCTN thực hiện, theo hướng gần tương đương đối với người đã
thành niên phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy đường lối “cứng rắn” này
trong việc xử lý NCTNPT cũng không chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt của nó trong việc

làm giảm bớt số lượng các vi phạm pháp luật và tội phạm do NCTN thực hiện hay hỗ
trợ quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên.17
Về xu hướng áp dụng nhiều hơn các biện pháp có tính chất trấn áp. Trong thời
gian gần đây, tội phạm vị thành niên ở Pháp có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm
có tính chất băng nhóm. Các nghiên cứu mới nhất đều khẳng định tội phạm vị thành
niên có hướng trẻ hóa, tái phạm nhiều lần ngày càng cao mà nguyên nhân chính là tâm
17

Viện khoa học xét xử, tlđd.

21


lý coi thường pháp luật, không sợ bị trừng phạt bởi pháp luật.18 Chính vì vậy, trong hai
dự luật của các nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra quy định có tính chất cứng rắn hơn như
: cho phép các cơ quan THTT áp dụng biện pháp đưa người phạm tội ra xét xử ngắn
nhất 19 hay hạn chế việc áp dụng những biện pháp cảnh cáo hoặc giao về cho cha mẹ
hay người thân thích mà cho phép áp dụng biện pháp cách ly môi trường phạm tội đối
với trẻ em từ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đối với NCTN tái phạm nhiều lần từ 16 tuổi trở
lên không áp dụng nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt20, còn đối với người dưới 16 tuổi tái
phạm nhiều lần, Tòa án vẫn có thể áp dụng nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt, nhưng phải
bằng những căn cứ có sức thuyết phục.
Ở Mỹ, hệ thống luật pháp vị thành niên cũng luôn gây tranh cãi. Rất nhiều người
tự do lập luận rằng có các vị thành niên phải được hưởng những quyền theo Hiến pháp
áp dụng cho người lớn và chỉ trích hệ thống luật pháp vị thành niên vì tính gia trưởng
và độc đoán.21 Những ngưởi bảo thủ thì chỉ trích gắt gao tính khoan dung của hệ thống
pháp luật vị thành niên, chỉ rằng nam giới 21 tuổi có tỉ lệ phạm tội cao nhất. Bất chấp
sự chỉ trích, hệ thống luật pháp vị thành niên vẫn tồn tại vẫn tồn tại do chưa có sự nhất
trí về một phương án thay thế. Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với trẻ em cũng như đối với NCTN dù

họ có phạm tội nghiêm trọng như thế nào. Tuy vậy, tại một số ít nước trên thế giới, theo
báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trên thế giới và tổ chức Ân xá quốc tế, trong
năm 2005 vẫn còn áp dụng tù chung thân cho trẻ em và NCTN là Hoa Kỳ, Israel, Cộng
hoà Nam Phi, Tanzania.
1.2.2. Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt
Nam
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người chưa thành niên phạm
tội
Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, Đảng và nhà nước ta
luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu.

18

Xem dự án phòng ngừa tội phạm có tính chất tái phạm của người đã thành niên và NCTN (Projet de loi sur la
re1cidive des majeurs et des mineur) ngày 13/6/2007
19
NCTNPT từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thông thường thời gian điều tra theo thủ tục rút ngắn mất từ 10 đến 30
ngày, theo dự luật ngày 21/11/2006 cho phép áp dụng xét xử trong thời gian ngắn nhất – thẩm chí là một ngày.
20
Theo dự luật ngày 13/06/2007, hình phạt áp dụng trong trường hợp này như người đã thành niên.
21
Xem Janet E.Ainsworth, “Re-Imagining childhood and Reconstructing the Legal order: The case for abolishing
Juvenile court”, 69 N.C.L.Rev, 1083 (1991); Barry C.Feld, “Criminalizing the America Juvenile Court”, trong 17
Crime and Justice: An Annual Review or Review or Research 197 (michael Tonry chủ biên, 1993).

22



Hiến pháp đầu tiên năm 1946 có quy định “…trẻ em được săn sóc về mặt giáo
dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo
được Chính phủ giúp đỡ” và điều đó cũng được kế thừa qua các Hiến pháp năm 1959,
1980,1992, 2013 các quyền trẻ em ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển.
Từ khi VN ký Công ước CRC, hàng loạt luật mới ra đời như Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em (1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991), Luật Bảo vệ sức
khỏe nhân dân (1989) đã nhấn mạnh xã hội với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, trừng
phạt nghiêm khắc đối với vi phạm quyền trẻ em. Mặc dù vậy, quyền và luật không phải
là những khái niệm đồng nghĩa. Việc thực hiện quyền trẻ em trên thực tế vẫn đang
đứng trước nhiều khó khăn thách thức.
Sau khi ký CRC, các quyền trẻ em trong Công ước đã được cụ thể hóa vào hệ
thống pháp luật VN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, như trong Bộ luật Dân sự,
BLTTHS, BLHS, Bộ luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em… Riêng BLTTHS và BLHS, quyền của trẻ em hay
NCTNPT được quy định cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn.
1.2.2.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội qua
các giai đoạn
 Trong thời kỳ phong kiến ( Thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX)
PLVN thời kỳ phong kiến tuy là pháp luật của giai cấp cầm quyền song cũng có
những quy định thể hiển tính nhân đạo, bảo đảm cho quyền của NCTN được thực hiện.
Pháp luật thời kì này quy định độ tuổi chịu TNHS là từ 15 tuổi trở lên, người từ 15 tuổi
trở xuống chỉ phải chịu trừng phạt khi phạm tội nghiêm trọng – Tội thập ác. Trẻ em từ
7 tuổi trở xuống được tha miễn hoàn toàn. Như vậy, Quốc Triều Hình Luật không quy
định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng
khác nhau tuỳ theo độ tuổi cụ thể. Có thể thấy, đường lối chung trong việc xử lý
NCTNPT trong Bộ luật Hồng Đức là hạn chế việc áp dụng các chế tài hình sự và vạn
bất đắc dĩ buộc phải áp dụng chúng.
 Trong thời kỳ Pháp thuộc
Thoát khỏi hệ tư tưởng phong kiến, PLHS VN thời kỳ này đã có ghi nhận tiến bộ
dành cho NCTN. PLHS không có một quy phạm chung về độ tuổi bắt đầu phải chịu

trách nhiệm hình sự mà việc quy định này có sự khác nhau tùy từng miền, vùng cụ thể từ 10 tuổi ở Trung Kỳ, từ 13 tuổi ở Nam Kỳ và không quy định cụ thể ở Bắc Kỳ.
 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2003
 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hiến Pháp năm 1946 ra đời đã có những
quan tâm lớn về các quyền trẻ em, tuy nhiên mọi hoạt động tố tụng giải quyết VAHS
23


chủ yếu tuân thủ và dực trên cơ sở các quy định mang tính hiến định trong Hiến pháp
1946. Do vậy, chưa thể có được chế định riêng về thủ tục đặc biệt áp dụng để giải quyết
các vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN. Hoạt động tố tụng mà NCTNPT vẫn phải tuân
thủ đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng dành cho người đã thành niên phạm tội.
Sang chế độ XHCN, khi xử tội NCTN đều phải tôn trọng những nguyên tắc: “Tư
pháp chưa quyết định thì chưa được bắt bớ và giam cầm công dân VN” – Điều 11 Hiến
pháp 1946 và “Các phiên tòa đều phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”, “người bị
cáo được quyền bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư”, “cấm không được tra tấn, đánh
đập, ngược đãi bị cáo và tội nhân” – Điều 67 và Điều 68 Hiến pháp 1946.
Những quy định trên, về cơ bản đã đảm bảo cho NCTNPT được xét xử một cách
công bằng, khách quan, Tuy rằng chế định quyền của NCTNPT trong giai đoạn này
chưa được đề cập đến, nhưng đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển các chế định
về thủ tục đặc biệt cho những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN giai đoạn sau này.
 Giai đoạn 1954 đến 1975
Pháp luật VN lúc này chia thành hai mạng. Hệ thống pháp luật XHCN được xây
dựng từ năm 1945 ở miền Bắc, tiếp tục được kế thừa và phát triển. Còn ở miền Nam, đế
quốc Mỹ và ngụy quyền cũng xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng.
Trước tiên, Chính phủ VN cộng hòa ban hành Luật số 11/58 ngày 3/7/1958 thiết
lập Tòa án thiếu nhi. Tuy nhiên việc thiết lập Tòa án thiếu nhi chỉ mang tính hình và
chẳng bao giờ được thi hành trên thực tế, trước hết nhờ những quy định mập mờ đó.
Đến năm 1959 mặc dù chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những
vụ án NCTN nhưng những quy định trong bản Hiến pháp 1959 về cơ bản đã đảm bảo

cho bị can, bị cáo là NCTN được xét xử một cách công bằng, khách quan. Đây là cơ sở
cho sự hình thành và phát triển các chế định liên quan đến quyền của NCTNPT.
Tại miền Bắc XHCN, mặc dù chưa có bộ luật TTHS, song các chế định về thủ tục
đặc biệt giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN đã được ban hành với nhiều
hình thức khác nhau như thông tư, bản tổng kết kinh nghiệm của TANDTC. Những văn
bản này không chỉ đề cập đến nguyên tắc chủ yếu khi xét xử NCTNPT mà còn bao gồm
các chế định về bào chữa, đại diện gia đình…khi giải quyết vụ án NCTN.
Tóm lại, do chưa có Bộ luật TTHS nên hoạt động xét xử NCTNPT nói riêng vẫn
phải dựa vào các bản án lệ, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ bản
và quan trọng nhất là đặc nền móng cho sự phát triển của chế định về quyền của
NCTNPT trong các giai đoạn sau.

24


 Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất với sự
thông qua BLTTHS năm 1988
Đến năm 1985, BLHS đầu tiên của nước CHXHCNVN ra đời. Những vấn đề về
NCTNPT được quy định cụ thể trong chương VII gồm 11 Điều. Những quy định này
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa những sai lầm để trở thành những công dân có ích
cho xã hội. Không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối với
NCTNPT. Trong bối cảnh lịch sử mới, cần thiết phải có những bộ luật, luật có tính hệ
thống, hiệu lực ổn định trong thời gian dài. Với những cố gắng, nỗ lực của các nhà làm
luật, ngày 28/6/1988 BLTTHS VN được thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/1989 thay
thế cho các văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về thủ tục VAHS nói chung và thủ tục
xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN nói riêng.
 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai với việc
ban hành BLTTHS năm 2003
BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCNVN, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/1988. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp

của pháp luật TTHS truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, đồng thời tham khảo những kinh nghiệm của pháp
luật hình sự thế giới, nhất là pháp luật TTHS của Liên Xô (cũ). Bộ luật quy định trình
tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó có quy định “ Thủ
tục đặc biệt” tại Chương XXXI – phần VII là sự kế thừa và phát triển pháp TTHS dành
cho NCTNPT của nhà nước ta. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng công tác xét xử, các cơ
quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản dưới luật thi hành Chương XXXI
BLTTHS 1988.
Những quy định về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN trong bộ luật này hầu
như được kế thừa trong quy định của BLTTHS năm 2003 hiện hành. Đó là các hướng
dẫn tại Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15.6.1999 của TANDTC về việc thực hiện
một số quy định của BLTTHS đối với bị cáo là NCTN. Đồng thời, BLTTHS hiện hành
dành một chương riêng quy định về thủ tục tố tụng đối với với các quy định về điều tra,
truy tố, xét xử, quy định về các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam, giám sát
để đảm bảo sự có mặt) và chấp hành hình phạt đối với NCTNTPT. Bên cạnh đó, Bộ
luật cũng bổ sung một số quy định mới để đảm bảo cho thủ tục tố tụng được cụ thể, rõ
ràng, dễ hiểu mang tính khả thi, tạo điều kiện cho người THTT và người tham gia tố
tụng thực hiện quyền và trách nhiệm tố tụng. Như vậy ở giai đoạn này, chế định quyền
của NCTNPT được thể hiện rõ ràng hơn thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước
ta đối với NCTNPT.
25


×