Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37
(2011 -2014)
Tên đề tài:

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. PHẠM VĂN BEO

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ TUYẾT KHA
MSSV: 5115803
Lớp: Luật Tư Pháp 1

Cần Thơ, 11/2011


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên ở giảng
đường Đại học. Để làm tốt bước ngoặc này và tham gia báo cáo ngày hôm nay em đã được sự
giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn và động viên từ gia đình, quý thầy cô cùng bạn bè. Nay cho em xin
phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến:
Các thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo
trong suốt quá trình học để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình để vận dụng trong


công việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Văn Beo – người thầy đã
dành nhiều tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình làm luận
văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh và giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp đúng như định hướng ban đầu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, cũng như
những người bạn luôn chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và những khó khăn trong học
tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành
thời gian để có những đóng góp quý báu để bài viết của em thêm hoàn chỉnh.
Bằng tất cả sự nổ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thiết sót. Rất mong được sự góp ý
tận tình và quý báu của quý Thầy Cô và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, Tháng 11 năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Tuyết Kha

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................3
5. Bố cục của đề tài .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT ......4
1.1 Quyền con người.......................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm quyền con người ...............................................................................4
1.1.2 Vài nét về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con
người trên thế giới và khái lược lịch sử tư tưởng về quyền con người ở trong lịch
sử, văn hóa, chính sách, pháp luật ở Việt Nam ......................................................... 5
1.1.2.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con người trên
thế giới ...................................................................................................................... 5
1.1.2.2 Khái lược lịch sử tư tưởng quyền con người trong văn hóa, lịch sử ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 11
1.1.3 Tính chất của quyền con người .......................................................................15
1.1.3.1 Tính phổ biến (universal)............................................................................16
1.1.3.2 Tính không thể tước đoạt ............................................................................16
1.1.3.3 Tính không thể phân chia (indivisible) ....................................................... 16
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) ............17
1.1.4 Đặc điểm quyền con người...............................................................................18
1.1.4.1 Quyền con người từ góc độ đạo đức - tôn giáo ..........................................18
1.1.4.2 Quyền con người dưới góc độ lịch sử - xã hội ...........................................18
1.1.4.3 Quyền con người từ góc độ triết lý ............................................................. 19
1.1.4.4 Quyền con người từ góc độ chính trị ......................................................... 19
1.1.4.5 Quyền con người từ góc độ pháp lý ............................................................ 20
1.2 Quyền được chết .....................................................................................................22
1.2.1 Khái niệm quyền được chết ..............................................................................22
1.2.1.1 Chết .............................................................................................................22
1.2.1.2 Quyền được chết ......................................................................................... 23

1.2.2 Các tiêu chí để thực hiện quyền được chết ..................................................... 26
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

1.2.2.1 Tiêu chí về y học ......................................................................................... 26
1.2.2.2 Tiêu chí về luật pháp ..................................................................................27
1.2.3 Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền được chết ............................... 29
CHƯƠNG II. VẦN ĐỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT
NAM ..................................................................................................................................32
2.1 Vấn đề quyền được chết theo quy định của các nước trên thế giới ................... 32
2.1.1 Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết ............................................32
2.1.2 Các quốc gia chưa hợp pháp hóa hay quy định một phần ............................. 37
2.2 Những quan điểm cơ bản đang tồn tại về ghi nhận quyền được chết trên thế
giới .................................................................................................................................37
2.2.1 Những quan điểm phản đối. ............................................................................37
2.2.2 Những quan điểm ủng hộ ................................................................................41
2.3 Quan điểm của Việt Nam về quyền được chết .................................................... 42
2.3.1 Việt Nam không thừa nhận quyền được chết .................................................42
2.3.2 Một số lý do Việt Nam không công nhận quyền được chết ............................ 43
2.3.3 Quan điểm của cá nhân về quyền được chết ..................................................44
2.4 Những đề xuất cho việt nam về quyền được chết trên cơ sở về quyền con người
........................................................................................................................................45
2.4.1 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền được chết trong hệ thống pháp luật .........45
2.4.1.1 Ý nghĩa pháp lý ........................................................................................... 45

2.4.1.2 Ý nghĩa xã hội ............................................................................................. 46
2.4.2 Lý do thừa nhận quyền được chết ...................................................................46
2.4.2.1 Quyền được chết mang tính nhân đạo sâu sắc ...........................................46
2.4.2.2 Quyền được chết là quyền tự quyết của cá nhân ........................................47
2.4.3 Điều kiện để được thừa nhận quyền được chết ..............................................48
2.4.3.1 Điều kiện của chủ thể có quyền được chết .................................................48
2.4.3.2 Những quy định đối với bác sĩ ....................................................................48
2.4.3.3 Quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh ..................................................... 49
2.4.3.4 Quy định đối với chức thư y tế ....................................................................50
2.4.3.5 Quy định đối với người được ủy nhiệm, được ủy quyền ............................. 50
2.4.3.6 Quy định khi bệnh nhân không có chúc thư y tế .........................................51
2.4.3.7 Một số yêu cầu khác ................................................................................... 52
2.4.4 Cần xây dựng Luật An tử ở Việt Nam ............................................................. 54
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

2.4.3.1 Điều kiện để một Quốc gia có thể ban hành Luật An tử ............................ 54
2.4.3.2 Một số kiến nghị về việc tiếp cận quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật
An tử ở Việt Nam.....................................................................................................55
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là vấn đề có lịch sử phát triển lâu dài và nội dung rộng lớn; là
vấn đề nhạy cảm, phức tạp, bởi nó gắn bó với các chế độ chính trị khác nhau. Quyền con
người đang trở thành một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước
phương Tây; “ngoại giao nhân quyền” trở thành một nội dung quan trọng trong học
thuyết nhân quyền ở các nước này. Quyền con người đang là vấn đề chính trị, pháp lý
nhạy cảm, là lĩnh vực vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế đương đại.
Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đang ra sức sử dụng
vấn đề quyền con người mà họ gọi là “vấn đề nhân quyền” như một công cụ quan trọng
để phá hoại, can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc.
Đối với nước ta, dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” các thế lực thù địch tăng
cường tiến hành hoạt động phá hoại tư tưởng, tuyên truyền cho nền dân chủ tư sản và
những quan điểm giá trị của phương Tây, vu cáo, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo
của Đảng ta. Chúng xuyên tạc, vu cáo, tạo ra một hình ảnh Việt Nam vi phạm “nhân
quyền” nhằm cô lập ta trên trường quốc tế; sử dụng vấn đề “nhân quyền” làm điều kiện
cho việc mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật và viện trợ nhân đạo, hòng ép ta
phải thỏa hiệp, nhân nhượng, từng bước thay đổi đường lối chính trị. Thủ đoạn của chúng
là tách riêng và khuếch đại một số quyền con người cụ thể, ví dụ: Mỹ cho rằng “nhân
quyền” hoàn toàn mang tính nhân loại, tính toàn cầu; tự do chính trị là cốt yếu của “nhân
quyền”, còn kinh tế là thứ yếu.
Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong
chiến lược “diễn biến hòa bình” nói chung, vấn đề “nhân quyền” nói riêng, cần tiến hành
đồng bộ các biện pháp, trong đó biện pháp tổ chức nghiên cứu về quyền con người, phát
triển các tư tưởng nhân đạo, giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin, của chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, làm rõ sự khác nhau giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin và Đảng ta với quan điểm tư sản về quyền con người, có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nghiên cứu về quyền con người còn tạo cơ sở lý luận, cung cấp các luận cứ khoa
học cho việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về quyền con người, tạo thế chủ động
chính trị trong cuộc đấu tranh về quyền con người trên quốc tế.
Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu về quyền con người,

còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân, quán triệt quan điểm, chính sách của
Đảng. Nhà nước ta về quyền con người, nhận rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta nhằm
phục vụ con người và vạch trần những luận điểm bịp bợm và thủ đoạn xấu xa của các thế
lực thù địch về quyền con người.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

Chính gì vậy, việc nghiên cứu về quyền con người có ý nghĩa đặc biệt trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
hiện nay.
Trên thế giới hiện nay sự quan tâm về quyền con người đặc biệt là quyền được
chết là vấn đề con để mở, bao hàm nhiều quan nhiệm khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề này
còn xa lạ với nhiều người và pháp luật nước ta cũng chưa hề có quy định nào về quyền
được chết.
Có thể thấy, quyền được chết là một vấn đề lớn và đặc biệt gây nhiều tranh cãi bởi
tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực: Y học, chính trị, xã hội, tôn giáo…
Về mặt pháp lý, nếu quyền được chết được pháp luật công nhận thì những cuộc
chiến pháp lý rắc rối kéo dài sẽ có lối thoát dễ dàng.
Về mặt xã hội, quyền được chết càng có ý nghĩa hơn nữa. Việc từ chối cái chết
nhẹ nhàng, trong sự tỉnh táo giữa những người thân chính là sự tiếp tay dung dưỡng, duy
trì nổi đau thể xác và có lẽ là cả tinh thần đối với người bệnh. Chính vì cuộc sống là quý
giá nhất, nên hơn ai hết, chính những người bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại

muốn chết. Khi sự sống của bệnh nhân không còn được đảm bảo nữa; Mắc bệnh vô
phương cứu chữa, đang phải chịu đựng đau đớn kéo dài…thì an tử theo yêu cầu là cách
thức hợp lý nhất để chấm dứt đau khổ. Người bệnh được ra đi tự nguyện, thanh thản. Gia
đình bệnh nhân không phải chịu những tốn kém không đáng có. Xã hội bớt những cực
nhọc, lo toan và được bình yên hơn. Đó là một kết thúc đẹp, một “cái chết nhân đạo”.
Với những ý nghĩa đặc biệt như trên, luận văn xin tập trung nghiên cứu về quyền
được chết với mong muốn hiểu rõ hơn về bản chất của “cái chết êm ả”. Bên cạnh đó,
cũng đề cập đến một số vấn đề nhầm góp phần dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật và
xã hội để quyền được chết dần được hiểu và tôn trọng như một quyền cơ bản của con
người. Từ đó, đề xuất một số ý kiến trong quá trình xây dựng Luật an tử ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quyền được chết và
quyền con người, mối quan hệ gắn bó giữa quyền được chết và quyền con người. Làm rõ
những giá trị nhân đạo, tốt đẹp mà quyền được chết đã mang lại, cũng như đề cao việc
xây dựng Luật An tử trong tương lại.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài muốn làm sáng tỏ lý luận về quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền
con người. Những quan điểm hiện nay về quyền được chết trên thế giới và ở Việt Nam
cũng như điều kiện để có một cái chết êm ả, qua đó đề xuất cho phép có quyền được chết
và hợp pháp hóa Luật An tử ở Việt Nam.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

2

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp


Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng một vài
phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu mối quan hệ giữa quyền được
chết và quyền được sống.
Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng trên lý luận của
quyền con người nhằm giải thích cho quyền được chết.
Phương pháp tổng hợp, thông kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu.
5. Bố cục của đề tài
Phần mở đầu, phần kết luận và mục lục, đề tài được trình bày gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận về quyền được chết trên cơ sở tiếp cận quyền con người
Chương 2: Việc thực hiện quyền được chết trên thế giới, thực tiễn ở Việt Nam và
những đề xuất

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT
1.1 Quyền con người

1.1.1 Khái niệm quyền con người
Quyền con người (hamam rights) là một vấn đề khá phức tạp cho đến nay chúng
ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về
quyền con người. Do vậy, trên thế giới mỗi quốc gia có cách nhìn nhận không giống nhau
về quyền con người. Liên quan đến nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị,
đạo đức, pháp lý…Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người,
mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau, khó có thể bao
quát đầy đủ thuộc tính của nó. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các
học giả theo học thuyết quyền tự nhiên (natural rights): Quyền con người là những quyền
cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con
người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường
xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp
lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của
con người.1
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người. Trong tác
phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền
con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.2
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng
quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức
và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản,
vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới
bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các
chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định
như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn
mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người,
1


Bộ Tư pháp - Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người- tập1 Quyền dân sự
và chính trị,
/>achments/8/Mot%2520so%2520kien%2520thuc%2520PL%2520ve%2520quyen%2520con%2520nguoi%2520%2520danh%2520cho%2520Giao%2520vien.doc+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn , [truy cập ngày 12-09-2014].
2
Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 38.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này mọi thành viên trong gia đình nhân
loại mới được bảo vệ nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá
nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định,
một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ
trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong một cuộc khảo sát gần đây do CNN –
một trong các cơ quan truyền thống nổi tiếng nhất thế giới tiến hành, quyền con người
được xem là một trong mười phát minh làm thay đổi thế giới (cùng với nông nghiệp,
phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, mạng thông tin toàn cầu (world
wide web ), xà phòng, số không, và lực hấp dẫn).3
Liên quan đến khái niệm trên, cũng cần lưu ý rằng thuật ngữ human rights trong
tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (theo tiếng thuần Việt) hoặc quyền con
người (theo Hán – Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là ‘ quyền con

người’4. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có
thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền
con người.
1.1.2 Vài nét về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con
người trên thế giới và khái lược lịch sử tư tưởng về quyền con người ở trong lịch sử,
văn hóa, chính sách, pháp luật ở Việt Nam
1.1.2.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con người trên
thế giới
Quyền con người là một trong những thành tựu và động lực phát triển của xã hội
loài người. Cuộc đấu tranh vì quyền con người đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đầy máu
và nước mắt ở khắp nơi trên thế giới. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của loài
người xét cho cùng là cuộc đấu tranh vì quyền con người. Vì thế, quyền con người là một
phạm trù lịch sử và sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển đầy
biến động của lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của loài
người, nội dung quyền con người tiếp tục phát triển. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện
pháp luật quốc tế về quyền con người, nhận thức về quyền con người trên thế giới đã
không ngừng được tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.5
Có quan điểm cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về quyền con người thể hiện
trong các luật lệ của chiến tranh, mà: “Luật lệ của chiến tranh thì lâu đời như bản thân
chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất”. Như vậy tư tưởng về
quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử,
3

Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 38.
4
Viện ngôn ngữ học: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa, Thông tin, 1999, tr. 1239.
5
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8.


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

có lẽ con người chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng (với ý nghĩa là
những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định),
về quyền con người. Bởi vậy, quan điểm phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền con người có
được từ khi trên trái đất xuất hiện nền văn minh cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh
rực rỡ ở Trung Đông. Chính trong nền văn minh này, nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã
ban hành một đạo lực có tên là Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 trước công
nguyên), mục đích của đức vua khi thuyết lập ra đạo lực này là để: “…ngăn ngừa những
kẻ mạnh áp bức kẻ yếu,…làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,…đem
lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương
quốc”. Được xem là văn bản pháp luật đầu tiên nói đến quyền con người. Ngoài ra, tư
tưởng quyền con người còn thể hiện trong các tác phẩm tôn giáo bao gồm Kinh Vệ Đà
của đạo Hindu ở Ấn Độ, Kinh Phật của Đạo Phật; Kinh thánh của Đạo Thiên chúa và
kinh Kôran của đạo Hồi. Những tư tưởng về sự bình đẳng và tự do giữa các cá nhân trong
xã hội sau đó được khái quát bởi Protagoras (490 – 420 trước công nguyên) và các nhà
triết học thuộc trường phái ngụy biện Sophism trong một nhận định nổi tiếng: “Thượng
đế tạo ra mọi người đều là tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả”.6
Trong thời kỳ trung cổ ở Châu Âu, tự do của con người bị hạn chế một cách khắc
nghiệt do sự kết cấu giữa vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thờ
Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, chính sự khắc nghiệt đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các văn

kiện pháp lý nổi tiếng về nhân quyền của nhân loại vào cuối thời kỳ này, mà điển hình
trong số đó là Hiến chương Magna Carta do vua John của nước Anh ban hành năm 1215.
Hiến chương đã khẳng định một số quyền con người cụ thể như: Quyền sở hữu, thừa kế
tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền của các phụ nữ góa
chồng được quyết định tái hôn hay không; quyền được xét xử đúng đắn và được bình
đẳng trước pháp luật… Quan trọng hơn, bản Hiến chương này (được coi là một trong
những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại) đã đề cập cụ thể đến việc tiếc chế, kiểm
soát quyền lực của Nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân, mà tiêu biểu cụ thể ở hai
quy phạm mà hiện vẫn là nền tảng trong các cơ chế bảo vệ nhân quyền trong thời đại
ngày nay, đó là: Luật bảo vệ người dân trước những hành động bắt giữ, giam cầm hay kết
án trái pháp luật của các cơ quan công quyền, và hành xử đúng pháp luật, tôn trọng tất cả
quyền hợp pháp của công dân. Thời kỳ phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực
rỡ của các tư tưởng, học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII –
XVIII, nhiều nhà triết học đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý luận cơ bản
của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý, mà tiêu biểu
như là Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704)…, Thomas Hobbes
6

Đặng Nhật Trường, Luận văn Quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật quốc tế và Việt Nam, Đại học
Cần thơ, 2010 – 2014, tr. 7.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp


Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

cho rằng “mọi người có quyền tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Nhưng do sự tồn tại
không an toàn và những mối đe dọa từ phía tự nhiên nên con người đến với Nhà nước.
Nhà nước đã trao những quyền lực không bị giới hạn và quyền con người đặt dưới Nhà
nước”. Theo các tác phẩm của mình John Locke cũng có những ý tưởng cơ bản như
Hobbes. Theo John Locke, “trước hết quyền con người bao gồm quyền sống, quyền tự do
và quyền sở hữu”. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm lo cho mỗi cá nhân có thể thực hiện
được các quyền tự do của họ. Nhà nước còn phải bảo đảm các quyền tự nhiên của con
người và duy trì nó.7
Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ phục hưng đã có
ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở
nhiều quốc gia của châu lục này, đặc biệt là hai cuộc cách mạng nổi tiếng trên thế giới nổ
ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng đã có những tác động to
lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở
hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới.
 Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: Vấn đề quyền con người đã được chính
thức ghi thành văn bản trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), khi cuộc chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ thắng lợi. Tuyên ngôn 1776 thể hiện những
điểm chủ yếu của chế độ dân chủ hiện đại, có ý nghĩa quan trọng về những nguyên tắc
chính trị và quyền con người. Tư tưởng về quyền con người được biểu hiện cụ thể hơn và
có hệ thống hơn trước đó, Tuyên ngôn khẳng định chân lý về quyền con người là hiển
nhiên, vốn có, là không thể xâm phạm, nó tồn tại cùng với con người, không phải vũ
đoán hoặc do ý chí sắp đặt mà là tự nhiên, do “tạo hóa” sinh ra. Tuyên ngôn mở đầu bằng
những lý lẽ: “ Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: Tất cả mọi người sinh ra
đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống,
quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, quyền con người theo quan niệm của
Tuyên ngôn là một giá trị nhân loại, xuất hiện và tồn tại cùng xã hội loài người.
Tuyên ngôn 1776 nêu rõ quyền con người gồm ba nội dung chủ yếu: quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền đó là bình đẳng với tất cả mọi người.

Tuyên ngôn đặt quyền sống lên hàng đầu. Giá trị cao quý nhất đối với con người là cuộc
sống. Giữa quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc không có
sự đối lập và loại trừ lẫn nhau. Để thực hiện các quyền sống, quyền được tự do và được
mưu cầu hạnh phúc, con người có quyền đấu tranh, làm cách mạng, điều đó được Tuyên
ngôn nêu ra vừa là quyền, vừa là bổn phận.8

7

Nguyễn Đức Minh, Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà
nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2014, tr. 43-52, tr. 44.
8
Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 38.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789: Tuyên ngôn Hoa Kỳ có
ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng cách mạng Pháp. Quyền con người có tầm quan trọng
lịch sử đặc biệt đối với Pháp. Vấn đề này đã được chú ý vào thế kỷ XVIII với Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền 26/08/1789. Hiến pháp đầu tiên của Pháp được ban hành
vào năm 1791.
Năm 1946, Ủy ban quyền con người lập ban soạn thảo Tuyên ngôn toàn thế giới

về quyền con người. Pháp đóng vai trò tích cực trong việc thông qua Tuyên ngôn tại Đại
hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1948.
Hiến pháp hiện hành là Hiến pháp thành văn thứ 15, được ban hành năm 1958 và
trải qua 17 lần sửa đổi (bản sửa đổi cuối cùng vào năm 2008). Lời nói đầu của Hiến pháp
ghi nhận quyền con người và nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân dựa trên cơ sở
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Nội dung Tuyên ngôn không chuyển hóa vào
Hiến pháp Pháp, nhưng Hiến pháp có dẫn chiếu đến Tuyên ngôn và văn bản này được áp
dụng như một phần của Hiến pháp năm 1958. Có thể nói rằng, chế định quyền con người
và quyền công dân được ghi nhận theo Hiến pháp Pháp thông qua Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền 1789.9
 Các văn kiện quốc tế về quyền con người (international human rights
instruments): Một trong những thành tựu lớn nhất của Liên hợp quốc trong thế kỷ XX là
lần đầu tiên con người trong lịch sử của mình đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật
quốc tế về quyền con người chủ yếu gồm những điều ước (treaties) được thể hiện ở các
hiến chương (charters), công ước (conventions, covenants)…có giá trị pháp lý ràng buộc
với các quốc gia thành viên (qua gia nhập hay phê chuẩn), cũng như các văn bản khác
khác tuy không có giá trị pháp lý ràng buộc với những quốc gia thành viên song lại có giá
trị và ý nghĩa rất lớn về đạo đức và xã hội như tuyên ngôn (declarations), hướng dẫn
(guidelines), nguyên tắc (principles), khuyến nghị (recommendations), quy tắc
(rules)…được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng.
Hệ thống này gồm hàng trăm văn kiện đã và đang được tất cả các quốc gia và các tổ
chức quốc tế trên thế giới tán thành, chấp nhận làm cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho việc
thực hiện và bảo vệ quyền con người. Điều đáng chú ý là hàng trăm văn kiện này đều là
đa phương (multilateral) trong khi với hàng trăm điều ước trong những lĩnh vực khác đã
đăng ký với Liên hợp quốc thì chỉ có 5% là đa phương.10

9

Lê Mai Thanh, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp một số quốc gia, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, 2013, tr. 11.

10

Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 11.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

 Hiến chương Liên hợp quốc (the charter of the United Nations)
Hiến chương Liên hợp quốc được Liên hợp quốc thông qua ngay sau chiến tranh thế
giới vào năm 1945. Đây là văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và là văn bản quốc tế
đầu tiên trải qua gần 60 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã
hội, trong đó các điều khoản về bảo vệ và thực hiện quyền con người “cho tất cả mọi
người” (human rights for all). Hiến chương đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập
một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới.
Lời mở đầu của Hiến chương khẳng định: “tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân
phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, vào quyền bình đẳng giữa
các nước lớn nhỏ”. Điều 3 kêu gọi các quốc gia “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng
quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không phân biệt
chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Hiến chương kêu gọi tất cả các nước hành
động phối hợp với liên hợp quốc để đạt được việc tôn trọng và thực hiện quyền con
người trên toàn thế giới.11
 Bộ luật quốc tế về quyền con người (the International Bill of Human

Rights)
Ngày 10-12-1948 tại Lâu đài Chailót ở Pari (Pháp), bốn mươi tám trong số năm
mươi tám nước thành viên đầu tiên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn trên thế
giới về quyền con người (the Universal Declaration of Human Rights) đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển xã hội loài người. Đây là lần đầu tiên các
quyền cơ bản và tự do kể trên của con người đã được cộng đồng quốc tế công nhận và
được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản
có giá trị pháp lý ràng buộc, không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các
hành vi vi phạm, Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho
việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống
pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay.
Hơn 50 năm qua kể từ năm 1948 đến nay, có rất nhiều công ước và các văn kiện
khác về quyền con người cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn.
Đây cũng là văn kiện quốc tế được trích dẫn nhiều nhất về vấn đề quyền con người và
hiện đã được dịch ra hơn 250 ngôn ngữ trên thế giới. Từ đó đến nay Liên hợp quốc lấy
ngày 10 tháng 12 là ngày quyền con người (Human rights day).
Kể từ khi có Tuyên ngôn, vấn đề quyền con người được chú trọng hơn bao giờ hết
trên chính trường quốc tế. Trên thực tế, Tuyên ngôn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
những cam kết và hành động quốc tế trong việc đảm bảo các quyền cùng tự do cơ bản
của con người và coi đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền tự
11

Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 12.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha



Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển của chính họ. Những
nhóm dân cư thiệt thòi và dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số và người
bản địa, người tàn tật…được xác định là có các quyền bảo vệ khỏi những tập tục phân
biệt đối xử vốn tồn tại lâu đời ở nhiều quốc gia và trong nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Tuyên ngôn coi quyền con người là cơ sở, tiền đề cho hòa bình, công lý, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Nhiều nước, đặc biệt những nước mới dành được độc lập từ ách thực dân đã
trích dẫn hoặc đưa toàn bộ nội dung của Tuyên ngôn vào Hiến pháp và pháp luật của
nước mình. 12
 Các văn kiện cơ bản khác về quyền con người (other major human rights
in – struments)
Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng
làm đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các
công ước khác về quyền con người của Liên hợp quốc về cấm và trừng trị những tội ác
chống loài người như Công ước về cấm về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948,
Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Nghị
định thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953, công ước về trấn áp việc buôn
người và bóc lột mại dâm người khác 1949, Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ,
buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956, công ước về
chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo
hay hạ nhục năm 1984…
Liên hợp quốc cũng đã thông qua những công ước và nghị định thư về bảo vệ
quyền con người của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, lạm dụng và bóc lột mà cơ
bản nhất gồm Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951, Công ước về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, công ước về quyền trẻ em năm 1989,
Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả các người lao động di cư và thành viên

gia đình của họ năm 1990…
Ngoài ra, Liên hợp quốc đã thông qua khoản 80 văn kiện khác gồm các tuyên bố,
tuyên ngôn, quy ước đạo đức, quy tắc, nguyên tắc…liên quan đến việc bảo vệ và thực
hiện quyền con người.
Một số khu vực cũng đã có những thỏa thuận có tính chất ràng buộc pháp lý như
Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 (the European Convention on Human
Rights), công ước châu Mỹ về quyền con người năm 1969 (the American Convention on
Hu – man rights), Hiến chương châu Phi về quyền con người và các quyền của các dân

12

Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 14.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

tộc năm 1981 (the African Charter on Human and People’s Rights), Hiến chương Ả Rập
về quyền con người năm 1994 (the Arab Charter of Human Rights)…13
1.1.2.2 Khái lược lịch sử tư tưởng quyền con người trong văn hóa, lịch sử ở Việt
Nam
Đối với chúng ta, nội dung quyền con người được đặt ra xuất phát từ điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, từ bản chất của chế độ ta. Quyền con

người gắn liền với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Trong
những quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được hưởng tự do và độc
lập là quyền cơ bản, quan trọng nhất, quyết định toàn bộ những quyền con người khác.
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc tại Hà Nội ngày 02-9-1945 đã thể hiện rõ quan điểm này: “Nước Việt Nam có quyền
được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền
tự do độc lấp ấy”. Đó cũng chính là Tuyên ngôn nhân quyền của người Việt Nam.14
Trong Hiến pháp năm 1946: Những quyền con người khác cũng đã chính thức
được Nhà nước ta ghi nhận với tính chất là các quyền công dân. Quyền bình đẳng đã
được quy định tại Điều thứ 6: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Điều thứ 7 quy định cụ thể hơn: “Tất cả công
dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình”.
Điều thứ 10 Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận năm quyền con người khác với tính
chất là quyền công dân:
“Công dân Việt Nam có quyền:
-

Tự do ngôn luận.

-

Tự do xuất bản.

-

Tự do tổ chức và hội họp

-


Tự do tính ngưỡng.

-

Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín, quyền tư hữu tài sản, quyền
học bằng tiếng của mình, quyền được học tập, quyền không bị tra tấn, đánh đập, ngược
đãi, quyền dùng tiếng nói của mình trước Tòa án, quyền được cư trú chính trị trên đất
Việt Nam, quyền bầu cử, ứng cử cũng đã được ghi nhận tại các Điều 11, 12, 15, 16, 18,

13

Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 20.
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 18.
14

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người


66, 68, trong đó đáng chú ý Điều thứ 68 quy định: “Cấm không được tra tấn, đánh đập,
ngược đãi những bị cáo và tội nhân”.
Có thể nói việc Nhà nước ta chính thức ghi nhận về mặt pháp lý những quyền con
người nói trên ngay sau khi giành được chính quyền, khó khăn chồng chất, thể hiện tính
chất ưu việt, tiến bộ của chế độ ta. Để thấy hết tính ưu việt của những quy định này, có
thể dẫn chứng: trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua và tuyên bố
theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10-12-1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã
ghi nhận các quyền trên tại các Điều 5, 9, 13, 17, 18, 19, 20, 26…15.
Như vậy, ngay trong Hiến pháp 1946, Nhà nước ta đã chính thức ghi nhận những
quyền con người cơ bản nhất với tính chất là quyền công dân tạo thành nội dung chủ yếu
của quyền con người. Đây có thể nói là những thành tựu lớn trong kỹ thuật lập pháp của
nước ta về quyền con người.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, nội dung quyền con người ở nước
ta ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và được Nhà nước ta ghi nhận về mặt pháp lý,
đảm bảo thực hiện trên thực tế.16
Trong Hiến pháp năm 1959: Ngoài những quyền con người đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1946 nêu trên, hàng loạt quyền con người mới được bổ sung với
tính chất là quyền công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, quyền làm việc, quyền tự do
nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa
khác đã được ghi nhận tại các Điều 29, 30, 33, 34. Đồng thời, hai quyền con người khác
cũng đã được ghi nhận tại các Điều 31, 32 Hiến pháp năm 1959, đó là quyền nghỉ ngơi,
quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Đáng chú ý,
Điều 25 Hiến pháp năm 1959 ngoài việc khẳng định lại những quyền con người với tính
chất là quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 như quyền tự do
ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội đã bổ sung thêm quyền biểu tình: “công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu
tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các
quyền đó”.
Trong Hiến pháp năm 1980: Ngoài những quyền con người đã được ghi nhận
trong hai Hiến pháp trên, đã bổ sung thêm một số quyền con người khác với tính chất là

quyền công dân. Đó là: “Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và
của xã hội” được quy định tại Điều 56, “quyền được bảo vệ sức khỏe được quy định tại
Điều 62, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm được
quy định tại Điều 70. Đáng chú ý, việc Nhà nước ta chính thức ghi nhận quyền tham gia
15

Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 66 -67.
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 20.
16

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

12

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội là một bước tiến, thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam và điều này cũng
phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người (trong Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền, quyền con người tương ứng được quy định tại Điều 21: “ Mọi người đều có quyền
tham gia vào việc quản lý đất nước mình, trực tiếp hoặc thông qua việc lựa chon các đại
diện”.17
Trong Hiến pháp năm 1992: Một số quyền con người khác cũng đã được chính
thức ghi nhận với tính chất là quyền công dân. Đó là quyền tham gia thảo luận các vấn đề

chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 53, quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật được quy định tại Điều 57, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác được quy định tại Điều 58, quyền xây dựng
nhà ở theo quy hoạch và pháp luật được quy định tại Điều 62. Đáng chú ý, Điều 72 Hiến
pháp năm 1992 đã quy đinh nguyên tắc suy đoán vô tội – một nguyên tắc tiến bộ của văn
minh nhân loại, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện
quyền con người: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Quy định này hoàn toàn phù hợp với
quy định tại Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền: “Mỗi bị cáo đã bị buộc tội có
quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một
phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết.
Không ai bị coi là phạm tội về bất cứ hành động hoặc không hành động nào đã xảy ra
vào thời điểm mà theo pháp luật quốc gia hay luật quốc tế không cấu thành một tội phạm
hình sự. Tương tự như vậy, không ai bị tuyên hình phạt nặng hơn mức hình phạt được áp
dụng vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.18
Trong Hiến pháp 2013: Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong Chương về "Quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" có nhiều điểm mới về nhận thức và
cách thức thể hiện (kỹ thuật lập hiến).
Chương "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân" từ Chương V trong Hiến pháp
năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Việc thay đổi vị trí nói trên
không đơn thuần là một sự dịch chuyển cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà là một sự
17

Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 22.
18

Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 22 - 24.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi
quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến,
thông qua quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư
pháp và các thiết chế độc lập khác, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc
thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới,
thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ "quyền con người", không đồng
nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người,
quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con
người” và“quyền công dân”. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự
nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền
con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của
công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo đối với công dân của nước
mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới được hưởng quyền công dân của quốc gia đó,

ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác
biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các
nước, Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện quyền
con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.
Ba là, Trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi
nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy
đủ trong các điều luật. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật”(Điều 14); ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và
đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước
ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân”… và ở nhiều điều khác.
Bốn là, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong
Dự thảo Hiến pháp. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một
số quyền vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã
hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền và tự do của người khác… Hiến
pháp sửa đổi năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành
nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp


Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Theo đó, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ
các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định.
Năm là, một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới trong việc mở
rộng và phát triển quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở nước
ta. Đó là các quyền: “Quyền được sống trong môi trường trong lành” (Điều 43), “Quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ
sở văn hóa” (Điều 41).
Sáu là, kỹ thuật lập hiến có nhiều đổi mới. Cách thể hiện có những điều riêng quy
định về nguyên tắc như Điều 14, Điều 15. Các điều quy định về quyền, tham khảo các
điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên, nội dung các cách diễn đạt đảm bảo
tương thích. Ví dụ như Điều 31 quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội
cho đến khi được chứng minh theo trình tự Luật định và có bản án kết tội của Tòa án có
hiệu lực pháp luật”. Về quy định này, trước đây chỉ có một điều kiện “không ai bị coi là
có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp
luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Như vậy, chỉ cần một điều kiện là có bản án của
tòa án đã có hiệu lực thì một người bị coi là có tội và chịu hình phạt. Viết như Hiến pháp
sửa đổi năm 2013, một người bị kết tội phải có 2 điều kiện: Một là, phải tuân theo một
trình tự luật định và hai là, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Viết như vậy mới
phù hợp với Công ước về quyền con người mà nước ta đã ký kết và thừa nhận.19
 Từ sự phân tích ở trên cho thấy, quyền con người có nội dung rất rộng từ chính
trị , dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội, từng bước được Nhà nước ta ghi nhận và bảo đảm
thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và với các tiêu chuẩn tiến bộ về quyền
con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
1.1.3 Tính chất của quyền con người
Quyền con người có một số tính chất cơ bản. Các tính chất này thể hiện tính phổ
biến của nó. Điều này có nghĩa là các tính chất cơ bản của nó được thể hiện ở một số
quốc gia không phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế của họ. Nếu như ở đâu đó quyền

con người không thể hiện được các tính chất cơ bản như vậy thì điều đó có nghĩa là
quyền con người chưa được đảm bảo theo các tiêu chí chung.
Trong khoa học pháp lý và các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người,
người ta thường nói tới các tính chất cơ bản sau về quyền con người như: Tính phổ biến,
tính không thể tước đoạt, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

19

Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, Báo điện tử Viện Nghiên cứu lập
pháp, 2014, [truy cập ngày 26-09-2014].

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

15

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

1.1.3.1 Tính phổ biến (universal)
Tính chất này có nghĩa quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con
người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại
không có sự phân biệt đối xử với bất cứ lý do gì. Mọi cá nhân cần được thừa nhận giá trị
con người một cách bình đẳng, xứng đáng và được tôn trọng như nhau, bất kể có những
khác biệt về tính cách và hoàn cảnh cá nhân. Nói cách khác, tất cả mọi người đều có
quyền con người – những quyền mà mỗi người và mọi người có “đơn giản là với tư cách
là một con người”. Ngoài ra quyền con người còn thể hiện ở chổ mọi người đều bình

đẳng về mọi quyền con người được pháp luật quy định trong những lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng trong cơ hội thực hiện các quyền con
người và đòi hỏi thực hiện các quyền con người, mọi người đều bình đẳng khi bảo vệ các
quyền con người bị xâm phạm, mọi người vi phạm quyền con người đều phải bị xử lý.
Quyền con người luôn luôn đề cao phẩm giá cá nhân của con người, và vì vậy có thể áp
dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, ở mọi thời điểm và trong mọi hoàn cảnh.20
1.1.3.2 Tính không thể tước đoạt
Tính không thể tước đoạt của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người
không thể bị tước đoạt một cách tùy tiện trừ trường hợp sự tước đoạt đó nhằm bảo vệ các
quyền con người của người khác do hành vi vi phạm pháp luật của người bị tước đoạt. Ví
dụ, một người phạm tội giết người thì có nghĩa là đã tước đoạt quyền sống của người
khác và như vậy anh ta cần phải bị trừng phạt bằng các biện pháp mà pháp luật quy định
nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa và giáo dục đối với chính anh ta nói riêng và xã hội nói
chung (ví dụ, biện pháp tù giam sẽ tước đoạt của anh ta một số quyền cơ bản của con
người). Tuy nhiên, sự tước đoạt ở đây được giải thích có cơ sở từ chính góc độ bảo vệ
các quyền con người.21
1.1.3.3 Tính không thể phân chia (indivisible)
Thể hiện ở chỗ quyền con người là tổng thể các quyền và tự do của con người gắn
bó với nhau, trong đó không có quyền nào quan trọng hơn quyền nào. Ví dụ, các quyền
chính trị - dân sự cũng cần thiết và quan trọng không kém các quyền kinh tế, văn hóa và
xã hội. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh khác nhau, người ta có thể nhấn mạnh hoặc chú ý
bảo vệ tới một số các quyền nhất định. Ví dụ, trong trường hợp dịch bệnh đe dọa, quyền
được chăm sóc y tế và các biện pháp cần thiết để đảm bảo điều đó có thể được áp dụng
và vì vậy các quyền khác có thể ít được chú ý tới hoặc thậm chí có thể bị tổn thương.
Song điều đó không có nghĩa là có sự phân biệt tầm quan trọng các quyền con người.
20

Võ Khánh Vinh, Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 5, 2009, tr. 60-65, tr. 62.
21


Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr. 12 – 17,
tr.12.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp

Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

Vấn đề ở đây là ở chổ quyền con người cần phải được đảm bảo trên thực tế sao cho hiệu
quả phù hợp với tình hình hay đối với một số đối tượng như phụ nữ và trẻ em, đã có các
công ước quốc tế mang tính phổ biến về việc bảo vệ riêng quyền của phụ nữ và trẻ em.
Điều này cũng không có nghĩa là có sự phân chia các quyền của các đối tượng khác nhau
mà là ở chỗ các đối tượng này thường là các nạn nhân của sự vi phạm quyền con người vì
các yếu tố khách quan như truyền thống văn hóa hoặc các yếu tố sức khỏe…
Vấn đề ở đây là ở chỗ nếu chúng ta quan tâm thích đáng đến một nhóm đối tượng
riêng biệt – những đối tượng thường là nạn nhân của sự vi phạm quyền con người thì trên
thực tế chúng ta có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm quyền con người được che
đậy và bao biện bởi các lý do truyền thống văn hóa không thể chấp nhận được.22
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)
Đặc điểm này có nghĩa là việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một
phần phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền này ít hoặc nhiều ảnh hưởng
tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm
quyền con người ít hoặc nhiều có tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.

Thực tế cho thấy trong mọi hoàn cảnh, rất khó, thậm chí là không thể thực sự
thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyền
khác đơn cử, để đảm bảo tốt các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần
bảo đảm một loạt các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác như: quyền được giáo dục,
quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng…vì nếu không, các quyền bầu
cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ bệnh tật và mù chữ.
Bên cạnh các đặc điểm cơ bản kể trên, một số tài liệu còn đề cập đến một vài đặc
điểm khác của quyền con người, cụ thể như sau:
- Quyền con người được xây dựng trên sự tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi
cá nhân;
- Quyền con người đặt ra những nghĩa vụ (hành động hoặc không hành động) đối
với các chủ thể, trong đó đặc biệt là các Nhà nước (states) và các cơ quan, viên chức nhà
nước (state actors);
- Quyền con người được bảo vệ bằng pháp luật và ở phạm vi quốc tế;
- Chủ thể chính của quyền con người (right – bearer) là cá nhân (individual) và ở
mức độ nhất định là các nhóm (group), trong khi chủ thể chính của nghĩa vụ bảo đảm

22

Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr. 12 – 17,
tr.12 - 13.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

17

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


Luận văn tốt nghiệp


Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người

quyền con người (duty – bearer) là các Nhà nước và trong một số trường hợp khác là các
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.23
1.1.4 Đặc điểm quyền con người
Nhận thức chung cho rằng, quyền con người là một phạm trù đa diện, có nhiều đặc
điểm khác nhau nếu nhìn nhận từ các góc độ khác nhau như đạo đức, tôn giáo, chính trị,
xã hội, pháp luật…cụ thể như sau:
1.1.4.1 Quyền con người từ góc độ đạo đức - tôn giáo
Những ý niệm đầu tiên về quyền con người có lẽ được nảy sinh từ quan niệm về
các chuẩn mực đạo đức – cách thức đối xử giữa người với người trong xã hội – mà vốn
có và hiện còn trong văn hóa truyền thống của hầu hết dân tộc trên trái đất. Cụ thể, ở
khắp nơi trên thế giới, người ta đều lưu truyền những quy tắc ứng xử, coi đó là những
quy luật vàng, kiểu như: nếu muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì hảy đối xử
với người khác như thế; ác giả, ác báo hoặc gieo gì gặt nấy…Rõ ràng, ẩn chứa trong nội
hàm của các quy luật vàng này là yêu cầu tôn trọng các quyền, tự do chính đáng và tự
nhiên của người khác.
Những quy tắc đạo đức hàm chứa những ý tưởng về quyền con người như vậy sau
đó được đúc kết, khái quát, bổ sung và phát triển trong giáo lý của các tôn giáo. Sức
mạnh đức tin của các tôn giáo đó biến các ý tưởng về quyền con người như vậy trở thành
những quy phạm đạo đức – tôn giáo được tuân thủ rộng rãi ở nhiều xã hội, trong đó đề
cao và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm –
những yếu tố nền tảng của quyền con người.
Nhìn tổng thể, trong suốt quá trình phát triển của quyền con người, kể cả khi
quyền con người đó được pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn bị
các phạm trù đạo đức và tôn giáo chi phối. Sự chi phối đó không bộc lộ mà lặng lẽ, ẩn
tàng nhưng rất sâu sắc. Nói cách khác, trong suốt quá trình phát triển của nó, quyền con
người luôn phản ánh và mang nặng dấu ấn của các giá trị và quy tắc đạo đức và tôn
giáo.24

1.1.4.2 Quyền con người dưới góc độ lịch sử - xã hội
Nhìn từ góc độ lịch sử và xã hội, quyền con người bắt nguồn từ các quan hệ xã hội,
là kết quả và phụ thuộc vào sự vận động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế
cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan điểm khác
nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơ chế khác nhau để
thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.
23

Vũ Công Giao, Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 5 ,2009, tr. 66 -72, tr. 67 - 68.
24
Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 43.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

18

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha


×