TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011- 2015
QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên hƣớng dẫn:
Trần Hồng Ca
Bộ môn: Luật Tƣ Pháp
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Nhƣ
MSSV: 5115829
Lớp: Luật Tƣ pháp 1-K37
Cần Thơ, 11/2014
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
GVHD: Trần Hồng Ca
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Một số khái niệm......................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm bị can, bị cáo ...................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm quyền im lặng ..................................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm quyền im lặng của bị can, bị cáo ..................................................... 11
1.1.3.1. Quyền im lặng trong pháp luật nước ngoài ................................................... 11
1.1.3.2. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam. ............................................ 13
1.2. Vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự................................................... 14
1.2.1. Quyền im lặng đối với bị can, bị cáo.................................................................. 14
1.2.2. Quyền im lặng đối với cơ quan tiến hành tố tụng............................................. 15
1.3. Mối quan hệ giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng
hình sự .............................................................................................................................. 17
1.3.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội ............................................................... 17
1.3.2. Mối tương quan giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội ............... 18
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH GIÁN TIẾP VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA
BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Quyền im lặng trong Hiến pháp .............................................................................. 23
2.1.1. Giới thiệu về quyền im lặng theo tinh thần của luật Hiến pháp ...................... 23
2.1.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng ................................... 24
2.1.2.1. Quyền con người ............................................................................................ 24
2.1.2.2. Quyền bình đẳng ............................................................................................ 26
2.2. Quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ....................................... 30
2.2.1. Giới thiệu về quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự .............................. 30
2.2.2. Một số quy định liên quan gián tiếp đến quyền im lặng ................................... 33
2.2.2.1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình ............ 33
2.2.2.2. Quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo. .................................................. 35
GVHD: Trần Hồng Ca
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
2.2.2.3. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ...................................... 37
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUYỀN IM LẶNG
CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
3.1. Thực tiễn áp dụng quyền im lặng của bị can, bị cáo ............................................. 40
3.1.1. Một số vụ việc cụ thể về quyền im lặng của bị can, bị cáo ............................... 40
3.1.2. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng quyền im lặng để
giải quyết vụ án hình sự ................................................................................................ 45
3.1.2.1. Thuận lợi. ....................................................................................................... 45
3.1.2.2. Khó khăn. ....................................................................................................... 48
3.2. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện quyền im lặng......................................... 50
3.2.1. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp quyền im lặng ........ 50
3.2.1.1. Bất cập ........................................................................................................... 50
3.2.1.2. Giải pháp. ....................................................................................................... 52
3.2.2. Áp dụng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án ............................................... 55
3.2.2.1. Bất cập. .......................................................................................................... 55
3.2.2.2. Giải pháp. ....................................................................................................... 57
3.2.3. Người bào chữa tham gia vào buổi hỏi cung của vụ án ................................... 59
3.2.3.1. Bất cập ........................................................................................................... 59
3.2.3.2. Giải pháp ........................................................................................................ 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 64
GVHD: Trần Hồng Ca
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi quyền con người ngày càng được quan tâm
và chú trọng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các quốc gia phát triển đều quy định trong
pháp luật rằng công dân của họ có quyền im lặng và quyền có luật sư khi tham gia
quan hệ pháp luật hình sự. Không phân biệt đó là vụ án hình sự bình thường hay phức
tạp, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, có liên quan đến an ninh chính trị hay không.
Quyền im lặng từ lâu được áp dụng tại rất nhiều nước. Hiến pháp nhiều nước quy định
khi bắt giữ một người phải có luật sư chứng kiến hoặc phải giải thích quyền được mời
luật sư. Ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại thì quyền im lặng vẫn chưa được quy định
trực tiếp và rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Dù vậy, trong Điều 49 và Điều 50
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bị can, bị cáo có quyền trình bày hoặc không trình
bày lời khai, và trình bày ý kiến của mình do luật đã cho rằng trình bày lời khai và
trình bày ý kiến là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Đồng thời, tại Điều 209 của Bộ
luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định “ Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì
Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa tiếp tục hỏi những người khác và xem
xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Quy định này tuy không trực tiếp thể
hiện bị can, bị cáo có quyền im lặng trước câu hỏi của các cơ quan tiến hành tố tụng
nhưng lại gián tiếp khẳng định nên rằng sự im lặng của bị can, bị cáo là hoàn toàn hợp
pháp. Bị can, bị cáo không bị ép phải trả lời những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố
tụng. Mặc dù luật có gián tiếp nhắc đến quy định này nhưng nhìn chung kiến thức
pháp luật của người dân còn kém, chưa thật sự biết được quyền lợi của mình khi tham
gia quan hệ tố tụng hình sự. Bên cạnh đó việc nôn nóng giải quyết vụ án của các cơ
quan tiến hành tố tụng đã làm cho quyền im lặng bị xâm phạm nghiêm trọng dẫn đến
oan sai trong nhiều vụ án hình sự gần đây. Song song đó thì, pháp luật tố tụng hình sự
nước ta còn quy định tại Điều 10 như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải
chứng minh là mình vô tội”. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện thái độ của
Nhà nước đối với quyền của công dân. Dù với tư cách là bị can hay bị cáo thì họ cũng
cần phải được đối xử một cách công bằng và nhân đạo. Điều luật quy định về “ quyền”
chứng minh vô tội đối với bị can, bị cáo mà không quy định nó là nghĩa vụ đã thể hiện
sự tôn trọng quyền con người và đây là biểu hiện sự tồn tại của quyền im lặng. Kết hợp
với việc luật đã quy định trình bày lời khai là quyền chứ không là nghĩa vụ càng thể
hiện rõ hơn về việc bị can, bị cáo có quyền giữ im lặng. Việc bị can và bị cáo thực hiện
quyền im lặng là hoàn toàn hợp pháp và chúng ta cần có những quy định cụ thể để
hoàn thiện quyền này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo.
GVHD: Trần Hồng Ca
1
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Giữa lý luận và thực tiễn áp dụng quyền im lặng ở nước ta còn có nhiều bất cập
tranh cải như luật vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền im lặng mặt dù luật đã có
những quy định gián tiếp về quyền này, và chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để áp
dụng. Bên cạnh đó, người bào chữa vẫn chưa thể tham gia vào quá trình hỏi cung của
bị can, bị cáo, và việc áp dụng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chưa thật sự
khách quan dẫn đến nhiều vụ án oan sai vẫn còn xảy ra do các chủ thể tiến hành tố
tụng đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Do đó người viết lựa
chọn đề tài: “Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” để
làm luận văn cử nhân luật. Với mong muốn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc
tìm hiểu thêm về vấn đề này.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến quy định về quyền và lợi ích
của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời nêu lên nội dung và vai trò
của quyền im lặng trong tố tụng hình sự, những hạn chế, khó khăn của việc áp dụng
quyền im lặng trên thực tế. Sau đó đưa ra một số giải pháp khắc phục khó khăn trên,
qua bài viết này, hy vọng người đọc có thể biết thêm về quyền im lặng của bị can, bị
cáo trong tố tụng hình sự để quyền lợi của họ được đảm bảo. Trên cơ sở đó, góp phần
làm cho quyền im lặng của bị can, bị cáo có thể được luật hóa và bảo vệ như các quyền
khác của bị can, bị cáo.
Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền im lặng trong
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ một số khái niệm về quyền im lặng và bị can, bị cáo. Tìm hiểu
được nguồn gốc của nguyên tắc im lặng trong lịch sử lập pháp thế giới.
- Đưa ra được những dẫn chứng cho mối quan hệ giữa quyền im lặng trong pháp
luật Việt Nam.
- Đưa ra những quy định gián tiếp về quyền im lặng trong Hiến pháp Việt Nam
3.
và trong Bộ tuật tố tụng hình sự.
- Trình bày những vướn mắt và thực tiễn áp dụng quyền im lặng đồng thời đề
xuất giải pháp cá nhân góp phần hoàn thiện thêm quyền im lặng trong pháp luật.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã dựa trên cơ sở phép duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp,
đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong
các tài tiệu tham khảo và công trình nghiên cứu,..
4.
GVHD: Trần Hồng Ca
2
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận còn có
những phần nội dung được kết cấu thành 3 chương:
5.
Chƣơng 1: Khái quát chung về quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố
tụng hình sự.
Phần này chủ yếu giới thiệu về một số khái niệm như: thế nào là bị can, bị cáo,
thế nào là quyền im lặng theo quy định của pháp luật các nước và luật tố tụng hình sự
Việt Nam có những quy định gián tiếp như thế nào về quyền im lặng. Đồng thời phần
này cũng nói lên vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam sẽ góp phần
giảm bớt được oan sai trong quá trình tố tụng.
Chƣơng 2: Những quy định gián tiếp về quyền im lặng của bị can, bị cáo
trong pháp luật Việt Nam.
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành chưa quy định trực tiếp về quyền im
lặng, nhưng những quy định mang tính gián tiếp dẫn chiếu về quyền im lặng trong tố
tụng thì vẫn có thông qua quyền con người và quyền bình đẳng trong hiến pháp, và
quyền trình bày lời khai, quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và bị can, bị
cáo không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình.
Chƣơng 3: Thực tiễn và giải pháp đối với quyền im lặng của bị can, bị cáo.
Quyền im lặng là một quyền tiến bộ mà thế giới đã và đang áp dụng, nhưng đối
với nước ta hiện nay thì việc áp dụng quyền này còn khó khăn vướng mắt chưa thể
thực hiện được như bất cập về việc chưa có văn bản quy định cụ thể quyền im lặng,
cũng như nguyên tắc xác định sự thật vụ án còn chưa khách quan, đồng thời luật sư
người bào chữa chưa thể tham gia các buổi hỏi cung để bảo vệ quyền và lợi ích cho bị
can, bị cáo. Vì vậy mà chương này người viết chủ yếu nêu lên bất cập và đề xuất
những quy định nhằm góp phần tạo điều kiện cho quyền im lặng có thể được luật hóa
trở thành những quy định cụ thể.
Do người viết còn hạn chế về trình độ nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực
tiễn, nên việc nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn
nữa. Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Hồng Ca đã
giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu,
các tác giả của các nguồn tài liệu mà người viết đã sử dụng để nghiên cứu hoàn thành
luận văn.
GVHD: Trần Hồng Ca
3
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm bị can, bị cáo
Bị can, bị cáo là những chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng để giải quyết vụ
án hình sự. Chủ thể này là những người được coi là bị tình nghi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị cơ quan
tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố, điều tra, xét xử để xác định sự thật. Tuy nhiên, điều
này không đồng nghĩa với việc xác định bị can, bị cáo là người có tội. Vì theo Điều 9
của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình
phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.
Bị can, bị cáo tuy bị tình nghi là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhưng về mặt pháp lý họ vẫn được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu
lực của pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện
pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật vụ án. Song song đó thì, trong tố
tụng hình sự việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể cũng có vai trò quan trọng
hơn hết. Bởi vì, khi giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác
nhau. Và tại mỗi giai đoạn thì địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng cũng
không giống nhau.Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà khái niệm của các chủ thể
bị tình nghi là thực hiện hành vi nguy hiểm này được quy định theo địa vị pháp lý khác
nhau.
Đối với bị can:
Khái niệm bị can được quy định lần đầu tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1988. Theo đó, một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình
sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội1. Hiện nay, theo
Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 hiện hành thì khái niệm bị can là “người
đã bị khởi tố về hình sự”, bằng quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền.
Bị can là nhân vật trung tâm của vụ án, trong quá trình tố tụng họ là người mà Cơ quan
điều tra sẽ phải tiến hành hoạt động điều tra và truy tố. Bị can là người bị coi là đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này xâm phạm quan hệ xã
hội do pháp luật hình sự bảo vệ, và cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ căn cứ để khởi
tố.
1
Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Phương
Hồng. Nguồn: [ Ngày truy cập: 10 / 05/ 2014].
GVHD: Trần Hồng Ca
4
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Đồng thời, hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội của bị can, phải đảm bảo yếu
tố cấu thành tội phạm như mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách
thể của tội phạm2. Bên cạnh đó thì khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu cho các
hoạt động điều tra, chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra
trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 150, 151 và Điều 152 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003. Giai đoạn khởi tố bị can có thể nói giống như giai đoạn đầu của quá
trình tố tụng và là giai đoạn làm xuất hiện tư cách bị cáo trong tố tụng sau này. Để bảo
đảm không có oan sai, không bỏ lọt tội phạm thì Điều 126 của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 chỉ yêu cầu khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người nào đó đã
thực hiện hành vi phạm tội. Cho nên, dù là Bộ luật tố tụng 1988 hay Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 thì khái niệm bị can cũng được hiểu là “ người đã bị khởi tố”. Nhưng để
khởi tố một người nào đó thì quyết định đó cũng nằm trong khuôn khổ của pháp luật,
một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ
xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định một người có tư cách
bị can từ khi nào là điều rất quan trọng. Bởi vì, khi một người bị xác định tư cách bị
can đồng nghĩa với việc người đó sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bị can.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì “bị can là
người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can”.
Khi một người đã bị khởi tố với tư cách bị can của vụ án thì quyền và nghĩa vụ của bị
can có thể không được đảm bảo như: tự do dân chủ, bất khả xâm phạm, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm…nhằm để bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho bị can, bị cáo thì pháp luật về
tố tụng hình sự có những quy định cụ thể cho bị can và bị cáo3. Bị can được sử dụng
tất cả các quyền mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, theo quy định của pháp luật
hiện hành ta có thể thấy rằng bị can mang những đặc trưng như sau:
Một là, bị can là đối tượng bị buộc tội trong vụ án. Trong một vụ án hình sự bị
can là người bị tình nghi là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu xâm
phạm quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ, nói cách khác bị can có thể bị xem
là tội phạm. Do đó mà, Cơ quan tiến hành tố tụng tức bên buộc tội phải tiến hành khởi
tố nhằm bảo vệ trật tự xã hội và an toàn pháp luật, để thực hiện nhiệm vụ của tố tụng
hình sự là “góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ
2
Xem thêm Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam-phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia
Hà Nội- 2009, trang 142.
3
Xem thêm Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
GVHD: Trần Hồng Ca
5
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm”4.
Hai là, bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết
định khởi tố bị can. Khi có đầy đủ căn cứ để xác định bị can đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội và xác định được căn cứ khởi tố vụ án theo Điều 126 Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và những cơ quan thuộc Điều 111 sẽ
tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án, kể từ thời điểm này thì người bị khởi tố cũng
chính là bị can của vụ án có nghĩa vụ phải tham gia vào quá trình tố tụng. Sau khi cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra đã tiến hành triệu tập bị
can, hỏi cung bị can và thực hiện các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự đối với bị can như: khám xét, thu giữ vật chứng, hoặc áp dụng
những biện pháp ngăn chặn khi cần thiết. Bởi do nguyên nhân, khi phát hiện hành vi
có yếu tố cấu thành tội phạm cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định
khởi tố bị can nhằm mục đích chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện
chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Ba là, bị can sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi có quyết định khởi tố bị can thì tư cách chủ thể của bị
can được xác lập, bị can sẽ có quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào giai đoạn điều tra
của vụ án. Trong quá trình điều tra và truy tố thì bị can là đối tượng bị cơ quan tố tụng
tiến hành xác minh làm rõ hành vi phạm tội của bị can, nhằm mục đích là tìm ra tội
phạm trong vụ án và đồng thời cũng tránh buộc tội sai người, sai tội. Đồng thời, bị can
cũng phải tham gia vào một phần của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, do trong giai
đoạn này là giai đoạn chuyển tiếp giữa tư cách chủ thể của bị can thành tư cách bị cáo.
Bốn là, tư cách tố tụng của bị can sẽ có thể bị chấm dứt khi Cơ quan điều tra
đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, Tòa án đình chỉ vụ án trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử đối với bị can hoặc tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong giai
đoạn điều tra tư cách bị can có thể chấm dứt khi Cơ quan điều tra ra quyết định đình
chỉ điều tra theo khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự “ Có một trong những
căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19,
Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự; Đã hết thời hạn điều tra mà không
chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”. Khi Viện kiểm sát đình chỉ vụ án
theo Điều 169, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo Điều 180 hoặc khi
Viện kiểm sát rút quyết định truy tố theo Điều 181 thì tư cách bị can trong quá trình
4
Điều 1 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
GVHD: Trần Hồng Ca
6
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
tham gia tố tụng chỉ là người bình thường không còn là bị can của vụ án. Bên cạnh đó
thì, khi Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyết định sau đây đưa vụ án
ra xét xử thì kể từ thời điểm này thì tư cách tố tụng của một người là bị can sẽ chuyển
thành là bị cáo.
Đối với bị cáo:
Khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, khái niệm được quy định theo
Điều 34: “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Trong giai đoạn xét
xử Tòa án chỉ đưa một người ra xét xử với tư cách bị cáo nếu Viện Kiểm sát đã truy tố
người đó trước Tòa án, nếu Viện kiểm sát không truy tố thì Tòa án không được xét xử
một người với tư cách bị cáo trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những
việc hình sự nhẹ”5. Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, xét thấy có đủ căn cứ để
khẳng định rằng bị can đã phạm tội thì đề nghị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án
để xét xử. Kể từ thời điểm Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử thì bị can trở thành bị cáo. Bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.
Đến nay, thuật ngữ “bị cáo” đã được ghi nhận lại trong khoản 1, Điều 50 của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó “Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định
đưa ra xét xử ”. Bên cạnh đó thì, bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa
vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bị
cáo có một vị trí quan trọng trong quá trình truy tố và xét xử của Cơ quan tiến hành tố
tụng, tuy họ là người “bị Tòa án đưa ra xét xử” nhưng vấn đề về quyền và nghĩa vụ
của bị cáo vẫn được đảm bảo theo pháp luật về tố tụng hình sự. Và khái niệm bị cáo
không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm, mà bị cáo chỉ là những người bị
buộc tội bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Bị cáo cũng không phải là người có tội bởi vì
họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản
án đã có hiệu lực pháp luật. Cũng tương tự như bị can, bị cáo cũng có những quyền và
nghĩa vụ được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho bị cáo. Nhằm để bảo đảm quyền con người cho bị cáo không bị xâm hại.
Như vậy, bị cáo là người mang những đặc điểm pháp lý như sau:
Một là, bị cáo là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án. Kể từ
khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo trở thành người bị cơ quan tiến hành tố
tụng buộc tội một cách chính thức và công khai, khi đó sự truy cứu trách nhiệm hình
sự- nghĩa là hậu quả bất lợi mà bị cáo phải gánh chịu trước xã hội hay Nhà nước do đã
5
Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Phương
Hồng. Nguồn: [ Ngày truy cập: 10 / 05/ 2014].
GVHD: Trần Hồng Ca
7
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
có hành vi vi phạm và khi đó bị cáo sẽ được xác định theo hai hướng là bị cáo là người
có tội hoặc là không có tội. Không giống như bị can, bị cáo sẽ chịu sức ép về danh dự,
uy tín và nhân phẩm do phải tham gia tố tụng một cách công khai trước Tòa án.
Hai là, bị cáo chỉ được đưa ra xét xử khi Viện kiểm sát đã truy tố trước Tòa án.
Như vậy, đến giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì bị can sẽ bị Tòa án quyết định đưa ra
xét xử và trở thành bị cáo. Nhưng nếu Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra không truy
tố bị can trước Tòa án khi không có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi
phạm tội thì tư cách bị can sẽ không trở thành bị cáo. Do đó, địa vị pháp lý của bị cáo
chưa có do trong giai đoạn này tư cách người bị tình nghi có hành vi phạm tội này vẫn
còn là bị can, và bị can chỉ là đối tượng bị điều tra và truy tố chứ không phải đối tượng
bị đem ra xét xử như bị cáo.
Ba là, tư cách bị cáo xuất hiện khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong giai
đoạn khởi tố vụ án một khi đã có đầy đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị
can thì Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra sẽ đưa ra quyết định khởi tố và trong giai
đoạn này tư cách bị can sẽ trở thành bị cáo khi Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi tố của
Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ
đưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tư cách tố tụng bị cáo được hình thành kể từ
khi Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án và đưa ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử. Nhưng nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì tư
cách bị cáo sẽ không được xác lập.
Bốn là, bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến
khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đưa vụ án ra xét xử là
một trong những quyết định của thẩm phán sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm thay
đổi địa vị pháp lý của người bị truy tố là bị can sang địa vị pháp lý của bị cáo để xét xử
vụ án tại phiên tòa. Theo quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì tại khoản 2
Điều 176 về thời hạn chuẩn bị xét xử “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có
quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do
chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày”, kể từ thời
điểm này thì bị cáo chính thức tham gia vào quá trình xét xử trước tòa án.
Đồng thời, theo Điều 187 thì sự có mặt tại phiên tòa là quyền và cũng là nghĩa
vụ của bị cáo vì họ là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Tòa án phải triệu
tập bị cáo đến phiên tòa, bị cáo không thể vắng mặt nếu không có lý do chính đáng.
Đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì tư cách bị cáo lúc
này sẽ trở thành người có tội nếu chứng cứ chứng minh được bị cáo đã là người có tội,
tư cách bị cáo là người bị tình nghi là người có hành vì phạm tội sẽ không còn, từ thời
điểm này thì bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn khi chứng cứ chứng
GVHD: Trần Hồng Ca
8
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
minh bị cáo là người không có tội thì bị cáo cũng đương nhiên mất tư cách là bị cáo
mà trở thành công dân bình thường.
Khái niệm bị can, bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm người có tội bởi đây
là vấn đề mang tính nguyên tắc. Bị can, bị cáo chỉ là những người bị tình nghi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm cần truy
cứu trách nhiệm hình sự. Họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án
ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cho nên cần phải đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của bị can, bị cáo không bị xâm phạm trong quá trình tố tụng. Đây là
nguyên tắc cơ bản nhằm thể hiện sự nhân đạo của nhà nước ta hiện nay dành cho
những đối tượng bị xem là có hành vi phạm tội. Vì theo quy định tại Điều 72 Hiến
pháp 1992 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình
tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và Điều 9 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Do đó, dù một công dân
đã bị khởi tố với tư cách bị can, bị cáo vẫn được suy đoán là vô tội, họ phải được tôn
trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trước pháp luật. Chúng ta không nên
có định kiến về việc gọi bị can, bị cáo là người đã có tội mà cần phải đối xử với họ
như những công dân bình thường khác, được bình đẳng trước pháp luật và có đầy đủ
quyền và nghĩa vụ không bị hạn chế.
1.1.2. Khái niệm quyền im lặng
Ở Mỹ, câu nói mà bất cứ cảnh sát viên nào cũng thuộc lòng có tên là lời cảnh
báo Miranda (Miranda warning) tạm dịch là “Anh có quyền im lặng”. Nó được dùng
để thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng
giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự
phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù
người đó không bị bắt giữ. Khi một người bị cảnh sát bắt giữ, cảnh sát phải nói với họ
rằng: "Họ có quyền giữ im lặng; Bất cứ điều gì họ nói cũng sẽ được dùng để chống lại
họ trước tòa; Họ có quyền có luật sư; và nếu họ không thể thuê được luật sư họ sẽ
được chỉ định một luật sư miễn phí”. Bất cứ lời thú tội nào có được bằng việc vi phạm
các quy tắc Miranda đều phải bị bác bỏ, cũng như các bằng chứng khác đạt được do
kết quả của lời thú tội sai quy tắc này6. Tu chính án thứ Năm bảo vệ cá nhân khỏi việc
Alan B.Morrison, Fundamentals of American Law ( Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ), Khoa
học luật Trường Đại học New York, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, trang 156, 157.
6
GVHD: Trần Hồng Ca
9
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
bị bắt buộc làm chứng chống lại bản thân họ, chứ không phải chống lại người khác7,
cho phép một cá nhân (nhưng không cho phép một tập đoàn) từ chối trả lời câu hỏi
hoặc cung cấp cho chính phủ bất cứ thông tin nào đó mà có nguy cơ dẫn tới việc khởi
tố hình sự.
Theo luật của Hoa Kỳ thì vào những năm 1960 ở Mỹ xuất hiện một án lệ mang
tên cảnh báo Miranda. Đó là một vụ án mà thủ phạm là Ernesto Miranda, sinh năm
1941 (13 tuổi đã bị bắt và sau đó liên tục phạm tội). Năm 1962, có một số vụ bắt cóc
và cưỡng dâm các cô gái trẻ. Sau khi cảnh sát đưa đi nhận dạng tiếng nói của nạn
nhân, Miranda thừa nhận mình là thủ phạm. Miranda viết bản tự thú và trên đầu mỗi tờ
giấy đều có in sẵn những dòng chữ rằng người khai hoàn toàn tự nguyện, không bị đe
dọa, lừa dối hay được hứa sẽ được giảm tội. Nhưng Miranda không được thông báo
rằng mình có quyền mời luật sư được giảm tội. Tháng 6 năm 1963, Miranda phải ra
tòa với tội danh cướp và cưỡng dâm. Luật sư Alvin Moore được chỉ định biện hộ đã
phản đối tòa kết án dựa trên việc sử dụng lời khai của Miranda để chống anh ta. Giữa
năm 1966, Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Earl Warren ra phán
quyết với nội dung: Một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo
một cách rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ
được sử dụng để chống lại người đó trước tòa án. Người đó phải được thông báo rõ
ràng rằng anh ta có quyền tư vấn với luật sư và có quyền có luật sư bên cạnh mình
trong khi thẩm vấn và rằng nếu người đó là người nghèo, anh ta sẽ được chỉ định một
luật sư đại diện8. Phán quyết của toà án Tối cao Mỹ lật ngược bản bán của Tòa án tối
cao bang Arizona, và cho rằng Miranda không phạm tội cưỡng dâm và phán quyết trở
thành án lệ mang tính bắt buộc đối với các bang.
Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo một cách
rõ ràng và dứt khoát về những quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những
lời khai của họ mới được chấp nhận. Phán quyết của Toà án tối cao lại dựa trên Tu
chính án thứ Năm9 (nói về quyền im lặng) chứ không phải Tu chính án thứ Sáu10 (nói
về quyền được có luật sư) như ban đầu. Từ đó, khái niệm quyền im lặng đã trở thành
quyền được đặt lên hàng đầu trong pháp luật tố tụng nước ngoài khi cơ quan tiến hành
Alan B.Morrison, Fundamentals of American Law ( Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ), Khoa
học luật Trường Đại học New York, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, trang 475.
8
Báo điện tử Người đưa tin, Nguồn gốc của lời cảnh báo Miranda: “Anh có quyền im lặng”, Quang
Hòa. Nguồn: [Ngày truy cập: 02 /06 /2014 ]
7
9
10
Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXb Tri Thức năm 2009, trang 573.
Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXb Tri Thức năm 2009, trang 573.
GVHD: Trần Hồng Ca
10
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
tố tụng muốn tạm giữ hay bắt khẩn cấp bị can, bị cáo. Những lời cảnh báo Miranda
tạm dịch là “Anh có quyền im lặng” thông báo cho một người bị tình nghi khi bị bắt
hay bị hỏi cung rằng họ có những quyền như sau:
Thứ nhất, họ có quyền im lặng và không bị yêu cầu phải đưa ra bất cứ lời khai
nào hay trả lời bất cứ một câu hỏi nào. Bất cứ điều gì họ nói có thể được ghi lại và có
thể được sử dụng để chống lại họ trong phiên toà hình sự.
Thứ hai, họ có quyền trao đổi với luật sư có thể nhận sự giúp đỡ của luật sư hay
có một luật sư bên cạnh trong bất cứ cuộc hỏi cung nào.
Thứ ba, nếu họ không có khả năng thuê luật sư, sẽ có một luật sư chỉ định cho
họ. Nếu họ muốn sự có mặt của luật sư bên cạnh mình, toà án sẽ cung cấp cho họ một
luật sư miễn phí.
Thứ tư, nếu họ muốn trả lời các câu hỏi ngay lúc đó mà không có sự hiện diện
của luật sư, họ vẫn có quyền ngừng trả lời các câu hỏi bất cứ lúc nào.
Do đó có thể thấy quyền im lặng là quyền mang những đặc điểm như: Đây là
một trong những quyền cơ bản của công dân và là quyền con người đã được công nhận
trong luật quốc tế; Quyền im lặng là quyền mà nghi can dùng để bảo vệ mình chống lại
sự buộc tội từ phía cơ quan tiến hành tố tụng; Chỉ khi nghi phạm được thông báo một
cách rõ ràng về quyền được im lặng của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của
họ mới được chấp nhận;
Nói tóm lại, quyền im lặng chính là quyền mà người bị buộc tội không phải
trả lời bất kỳ câu hỏi nào trước bên cáo buộc, quyền im lặng cũng chính là quyền
không tự buộc tội mình của bị can, bị cáo. Quyền im lặng mang đặc điểm của quyền
con người, quyền này thể hiện ý chí của người bị buộc tội có quyền bảo vệ bản thân
khỏi bị hình phạt trước pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cáo buộc của bên
buộc tội. Nói cách khác thì, quyền im lặng cũng chính là ngay khi bị bắt giữ thì nghi
phạm sẽ được giải thích quyền công dân của mình đó là quyền được giữ im lặng để
chờ người bào chữa của mình, khi chưa có người bào chữa thì nghi phạm có quyền
không trả lời các cơ quan điều tra bất kỳ câu hỏi gì, nhằm mục đích bảo đảm tối đa
quyền con người.
1.1.3. Khái niệm quyền im lặng của bị can, bị cáo
1.1.3.1. Quyền im lặng trong pháp luật nước ngoài
Quyền được im lặng khi bị bắt ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có từ lâu với
mục đích đảm bảo tối đa quyền con người. Hiến pháp nhiều nước quy định khi bắt giữ
một người phải được thông báo về quyền được im lặng và phải có luật sư chứng kiến
hoặc phải giải thích quyền được mời luật sư. Trong khi đó, ở một số mô hình tố tụng
khác, quyền im lặng có thể được diễn giải qua những cách thức thể hiện khác. Như
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì tại điểm g khoản 3 Điều
GVHD: Trần Hồng Ca
11
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
14 có quy định trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi
hỏi một cách bình đẳng đầy đủ những bảo đảm tối thiểu như “Không bị ép buộc phải
chứng minh chống lại mình hoặc buộc tự thú là người có tội”11. Quyền im lặng là
quyền pháp lý cơ bản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quyền này được ghi nhận
rất sớm ở Anh vào thế kỷ 16. Nền tảng lý luận của quyền im lặng xuất phát từ quan
điểm lịch sử về sự cân bằng giữa quyền lực nhà nước và quyền công dân. Theo đó,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình
hoặc không buộc phải nhận mình phạm tội. Nhà nước có nghĩa vụ phải tìm kiếm
chứng cứ để chứng minh những cáo buộc của mình12.
Chẳng hạn, theo luật của Australia: “Một người bị tình nghi không có nghĩa vụ
phải nói với điều tra viên về hành vi phạm tội bị cáo buộc và mọi nỗ lực của điều tra
viên nhằm ép người bị tình nghi nói ra sẽ dẫn đến việc bị xét lại về giá trị pháp lý khi
sử dụng một cuộc thẩm vấn như vậy trong giai đoạn truy tố sau đó”, hay khoản 3,
Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Dự thẩm viên
phải báo cho người bị điều tra biết, nếu không được sự đồng ý của người ấy thì không
thể tiến hành hỏi cung họ nếu không có sự hiện diện của luật sư”. Ở Đức, quyền im
lặng được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị
tình nghi đến khi bị xét sử13. Vẫn còn nhiều quy định ở các nước khác như Điều 29 Bộ
luật tố tụng hình sự Hà Lan, Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự Italia, Điều 198 Bộ luật
tố tụng hình sự Nhật Bản14. Bên cạnh đó, hiến pháp Nhật Bản cũng qui định “không ai
bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”.
Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định cụ thể về quyền im lặng
trong pháp luật tố tụng hình sự. Quy định này xuất phát từ bản chất của việc truy tố tội
phạm, trong đó nghĩa vụ của bên buộc tội phải chứng minh được tội phạm và bị cáo
không có nghĩa vụ chứng minh bất cứ điều gì. Quyền im lặng trong pháp luật nước
ngoài giống như một nghĩa vụ bắt buộc mà bên buộc tội phải thông báo cho bên bị
buộc tội biết về việc họ có quyền giữ im lặng. Một khi bên bị buộc tội không được
Xem thêm Quyền con người các văn kiện quan trọng, Nxb.Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội
1998, trang 236.
12
Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. (Ronald
Banaszak, Fair Trial Rights of the Accused, Greenwood Press, 2002, trang 10).
11
13
Báo điện tử Thanh niên online, Quyền im lặng cần được thực hiện và quy định ngay trong Hiến
pháp, Trần Hồng Phong. Nguồn: http:// /www.thanhnien.com2013/11/quyen-im-lang-can-uoc-thuchien-va-quy.html. [Ngày truy cập:12 /05/2014]
Báo điện tử Lao Động, “Quyền im lặng” nhìn từ Australia, Phan Trung Hoài. Nguồn: http://
laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/quyen-im-lang-nhin-tu-australia-129402.bld. [Ngày truy cập:
23/08 / 2014]
14
GVHD: Trần Hồng Ca
12
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
thông báo đầy đủ về quyền này thì mọi lời khai của bên bị buộc tội coi như là không
có giá trị pháp lý vì bên bị buộc tội đã bị xâm phạm về quyền theo tinh thần của pháp
luật về đảm bảo đầy đủ nhân quyền cho công dân.
1.1.3.2. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Ở Việt Nam, quyền im lặng không được quy định trực tiếp và rõ ràng trong
Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng trong Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy
định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị
can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Bên cạnh
đó, Điều 49 và Điều 50 trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định một số quyền
của người bị can, bị cáo sau khi bị bắt tạm giữ, tạm giam, trong đó có quyền được biết
lý do của việc bắt giữ, tội danh, cũng như được giải thích quyền và nghĩa vụ trong tố
tụng hình sự, quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Đặc biệt là tại điểm c,
khoản 2 của Điều 49 trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định bị can có quyền
“ Trình bày lời khai”, trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ nên có thể
nói rằng bị can có quyền trình bày và có quyền không trình bày lời khai cũng đồng
nghĩa với việc bị can vẫn có quyền giữ im lặng trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó,
điểm g khoản 2 Điều 50 cũng quy định bị cáo có quyền “Trình bày ý kiến, tranh luận
tại phiên tòa”.Do đó, quyền của bị can, bị cáo khi tự mình bào chữa có thể được thực
hiện hoặc không thực hiện nếu bị can, bị cáo không muốn thực hiện quyền này. Mặt
khác, theo Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì
Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa tiếp tục hỏi những người khác và xem
xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”. Hiểu theo một nghĩa nào đó thì điều
luật đã gián tiếp công nhận quyền được im lặng của bị cáo tại phiên tòa. Tuy không có
quy định rõ ràng và cụ thể về việc bị can, bị cáo có quyền im lặng nhưng sự quy định
trực tiếp về việc bị can, bị cao có quyền trình bày lời khai của mình thì cũng đã gián
tiếp nói lên trình bày lời khai là “quyền” chứ không phải “nghĩa vụ” nên bị can, bị cáo
có thể im lặng hoặc không im lặng mà tự mình bào chữa cho bản thân họ.
Việc mới đây Việt Nam chính thức tham gia Công ước chống tra tấn và ngày 1211-2013 ứng cử và được bầu vào Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc được hiểu là Nhà
nước Việt Nam chính thức công khai và cam kết nâng cao quyền con người, trong đó
có quyền im lặng. Như vậy, việc thực hiện “quyền im lặng” cũng chính là thực hiện
cam kết của mình15. Quyền im lặng theo pháp luật hình sự của thế giới đó là quyền
Báo điện tử Thanh Niên online, Quyền im lặng cần được thực hiện và quy định ngay trong Hiến
pháp, Trần Hồng Phong. Nguồn : http:// /www.thanhnien.com2013/11/quyen-im-lang-can-uoc-thuchien-va-quy.html. [Ngày truy cập:12 /05/2014].
15
GVHD: Trần Hồng Ca
13
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
không tự tố giác được ghi nhân trong Công ước Quyền Dân sự của Liên Hợp Quốc.
Quyền này thể hiện trong việc bị can, bị cáo có quyền không nói gì khi bị bắt.
Quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam tuy vẫn là quyền được suy rộng ra
từ các quyền khác vẫn chưa được pháp luật thừa nhận một cách chính thức với một
khái niệm hoàn chỉnh cho riêng mình nhưng mọi hoạt động tố tụng trong pháp luật tố
tụng hình sự điều mang hướng gợi mở cho quyền này. Nhìn chung thì từ Điều 10, Điều
49, Điều 50 và Điều 209 của Bộ luật tố tụng hiện hành và cả Điều 4 Hiến pháp năm
2013 cũng đang mang đến cho quyền im lặng một hướng hình thành mới, bởi lẽ trong
những điều luật này đều gián tiếp quy định là bị can, bị cáo có quyền được giữ im lặng
không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan tiến hành tố tụng.
1.2. Vai trò của quyền im lặng trong tố tụng hình sự
1.2.1. Quyền im lặng đối với bị can, bị cáo
Trong thực tiễn tố tụng cho thấy, nếu bị can, bị cáo khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm
giam mà khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình thì sẽ được coi là tình tiết
giảm nhẹ. Ngược lại, nếu họ im lặng, không khai báo thì thường bị cáo buộc ngoan cố,
chống đối pháp luật và bị đề nghị xử lý với chế tài nghiêm khắc hơn dù không có quy
định “ngoan cố” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự16… Nhưng trên thực tế thì
luật chỉ quy định sự khai báo của bị can, bị cáo chỉ là tình tiết giảm nhẹ và chỉ được
xem là chứng cứ chứng minh cho vụ án đó như theo điểm b, khoản 2 của Điều 64
trong Bộ luât tố tụng hiện hành khi nó được xác minh làm rõ của Cơ quan điều tra.
Đồng thời, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng. Để phá án và
làm rõ tội phạm, Cơ quan điều tra phải dùng nhiều biện pháp chứ không chỉ phụ thuộc
vào lời khai của bị can, bị cáo nên không thể nói nghi can im lặng ảnh hưởng đến công
tác phá án.
Những vụ án oan gần đây khiến dư luận nghi ngờ do bức cung, nhục hình
nhắc nhiều đến quyền im lặng và quyền được có luật sư. Ví dụ như, vụ án Nguyễn
Thanh Kiều bị 5 công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình trong quá trình lấy lời
khai dẫn đến tử vong do chấn thương sọ não, Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) được
minh oan sau 10 năm ngồi tù cho hành vi chưa bao giờ gây ra, nếu có luật sư tham vấn
trong quá trình bị hỏi cung thì hẳn ông đã không “nhận tội bừa” và nhiều vụ án oan,
sai khác đã không xảy ra, và mới đây Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục tuyên
Lê Bá Mai án chung thân về tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em vẫn đang gây tranh cãi.
Báo điện tử Pháp luật và Xã hội Cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng - Tại sao không?,
Phương Thảo. Nguồn: [ Ngày truy cập: 25 /08/2014]
16
GVHD: Trần Hồng Ca
14
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Vẫn còn nhiều vụ án oan sai khác xảy ra chỉ vì bị can, bị cáo không được quyền giữ im
lặng.
Quyền im lặng ở đây không phải là quyền không khai báo mà là quyền được
không trình bày lời khai khi không có người bào chữa bên cạnh để hướng dẫn và bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân bị can, bị cáo khi họ không hiểu biết về kiến thức
pháp luật. Bên cạnh đó, bị can được quyền không khai cho đến lúc có luật sư chứ
không phải im lặng mãi. Quyền im lặng sẽ giúp cho bị can, bị cáo không phải trả lời
theo những câu hỏi mở dạng như là “có” hoặc “không” của Cơ quan điều tra để tránh
buộc tội cho bản thân mình. Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Văn Độ thuộc Tòa án nhân dân
tối cao đã nêu quan niệm “quyền im lặng” là quyền không khai báo khi không có sự tư
vấn của luật sư để tránh “tự mình buộc tội mình”, gây thiệt hại cho bản thân. Do đó,
nếu qui định trong phạm vi thực tế nhất định có thể đảm bảo quyền bào chữa của bị
can, bị cáo17.
Bị can, bị cáo được quyền im lặng sẽ góp phần giảm được án oan. Đồng thời,
giúp bị can, bị cáo không tự buộc tội mình và gây hậu quả bất lợi cho bản thân họ.
Quyền im lặng hiện nay lại là một qui định thật sự tiến bộ, bảo đảm cho các quy định
của pháp luật được thực thi nghiêm túc trong quá trình tố tụng hình sự. Nếu quyền im
lặng được quy định cụ thể thì những bản án được kết tội sẽ thật sự nghiêm minh hơn,
và án oan sẽ không còn tồn tại, mặt khác bị can, bị cáo sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Đảm bảo sự công bằng của pháp luật, đảm bảo thực thi quyền có
luật sư của bị can, bị cáo và bảo vệ nhân quyền của mỗi công dân.
1.2.2. Quyền im lặng đối với cơ quan tiến hành tố tụng
Ở các nước trên thế giới, bước đầu tiên mà các điều tra viên cần phải làm
trước quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo là thông báo cho họ biết về quyền được
im lặng của người đó. Nếu bị can, bị cáo đồng ý thì việc lấy lời khai của cơ quan tiến
hành tố tụng mới trở thành chứng cứ chứng minh cho vụ án và thể hiện sự công bằng
đối với bị can, bị cáo. Việc thông báo về quyền im lặng cho bị can, bị cáo biết rõ đó là
nghĩa vụ bắt buộc của cơ quan tiến hành tố tụng. Ở Việt Nam, chưa có quy định rõ
ràng về quyền im lặng vì thế mà tình trạng ép cung dùng nhục hình hiện nay đang gây
bức xúc trong dư luận. Rất nhiều vụ án oan sai do hồ sơ bị sai lệch ngay từ đầu, khi ra
tòa, bị cáo phản cung, cho rằng họ đã bị bức cung, ép cung nên mới nhận tội. Lúc này,
dư luận không tránh khỏi nghi ngờ Cơ quan Điều tra đã thiếu công tâm. Vì trong
Công ty Luật hợp danh FDVN, Quyền im lặng chờ luật sư, Xuân Dung. Nguồn:
. [ Ngày truy
cập:25/08/2014]
17
GVHD: Trần Hồng Ca
15
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
những lần lấy lời khai của bị can, bị cáo chỉ có Cơ quan điều tra mới là người biết rõ
và cũng chỉ có hai bên giữa người bị can, bị cáo và Cơ quan điều tra nên cũng không
tránh khỏi sự nghi ngờ về việc Cơ quan tiến hành tố tụng vừa “ thổi còi vừa đá bóng”.
Vì thế, nếu được thực hiện quyền im lặng để chờ luật sư, người bào chữa chứng kiến,
thì họ chính là “người làm chứng” cho các lời khai của bị can, bị cáo đã khai là khách
quan, là nhân chứng khẳng định rằng có hay không bị can, bị cáo bị bức cung, ép cung,
nhục hình… Rõ ràng, nếu có quyền im lặng, Cơ quan điều tra sẽ không bị mang tiếng
“oan”, khó giải bày khi chỉ có hai bên là Điều tra viên làm việc với bị can, bị cáo.
Ở một số trường hợp khác, trong quá trình khai nhận của bị can, bị cáo trong lúc
hỏi cung không phải là sự thật. Bị can, bị cáo khai man nhằm che giấu tình tiết vụ án,
đánh lạt hướng Cơ quan điều tra nhằm để bảo vệ bản thân khỏi tội, che giấu cho người
thân, bạn bè phạm tội hoặc nhận tiền của tội phạm cho lời khai giả nhằm che giấu cho
tội phạm . Ví dụ như, vụ án Đỗ Hùng Long nhận tội thay bạn là Nguyễn Đồng Hòa
trong vụ gây tai nạn giao thông làm chết người diễn ra vào ngày 16/7/2003 tại Bà RịaVũng Tàu và Nguyễn Văn Hiện nhận tội thay con ông chủ là Hồ Sỹ Đức tại Bà RịaVũng Tàu làm sai lệch nội dung vụ án, kéo dài quá trình điều tra, xét xử18. Trong
những trường hợp này, lời khai của bị can, bị cáo càng làm cho Cơ quan tiến hành tố
tụng gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nên, lời khai của bị can, bị cáo không thể đem làm
chứng cứ để buộc tội họ.
Đồng thời, trong lúc lấy lời khai của bị can, bị cáo thì trạng thái tâm lý, hay tình
trạng sức khỏe của bị can, bị cáo có thích hợp cho việc lấy lời khai hay không chỉ có
cơ quan tiến hành tố tụng biết và bị can, bị cáo biết nếu khi ra tòa bị can, bị cáo phản
cung với lý do cho lời khai trong tình trạng sức khỏe không tốt thì cũng ảnh hưởng đến
kết quả của bản án, phải yêu cầu điều tra hoặc lấy lời khai lại từ đầu làm mất nhiều
thời gian và hao tổn kinh phí. Do đó, nếu bị cáo được quyền im lặng chờ luật sư hay
người bào chữa thì họ sẽ là nhân chứng cho việc lấy lời khai đó, có thể bảo vệ được
quyền và lợi ích của bị can, bị cáo và là người đảm bảo cho sự khách quan cho Cơ
quan tiến hành tố tụng.
Khi chúng ta có quy định cụ thể về quyền im lặng thì điều này không chỉ đảm
bảo khách quan, giảm vi phạm tố tụng, mà còn giúp cho quá trình tố tụng nhanh hơn,
không phải điều tra lại nhiều lần khi phải xem xét xác minh lại lời khai của bị can, bị
cáo là khách quan hay do bị ép cung, dùng nhục hình. Trên thực tế, để phá án và làm
rõ tội phạm, Cơ quan điều tra phải dùng nhiều biện pháp chứ không chỉ phụ thuộc vào
Báo điện tử An ninh-Pháp luật, Nguồn: Ngày truy cập:30/08/2014]
18
GVHD: Trần Hồng Ca
16
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
lời khai, nên không lo ngại nếu cho bị can, bị cáo quyền im lặng sẽ làm ảnh hưởng đến
công tác điều tra.
1.3. Mối quan hệ giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng
hình sự
1.3.1. Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội
Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng La tinh “praesumptino”, được hiểu là
coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề,
hiện tượng đó. Nguyên tắc suy đoán vô tội bắt nguồn từ luật La Mã cổ đại, cách đây
trên 15 thế kỷ nhưng nó gần như đã bị vô hiệu trong các tòa án vô nhân đạo suốt thời
Trung cổ và chỉ được phục hưng kể từ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Sự phục
hồi nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự dẫn đến sự ra đời của
một nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của thế giới
cho đến ngày nay, đó là quyền không tự tố giác (right against self-incrimination)19.
Nguyên tắc này đã được ghi trong nhiều văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế
giới về nhân quyền năm 1948; Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966. Tại Điều 11 của Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp
quốc thì “ Bất cứ ai bị buộc tội cũng có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội đó
được chứng minh theo pháp luật tại một phiên tòa công khai mà tại đó người bị buộc
tội được đảm bảo quyền bào chữa” và khoản 2, Điều 14 trong Công ước quốc tế về
quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều có quy định: “Người bị
cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội
của người đó được chứng minh theo pháp luật.”. Pháp luật tố tụng hình sự của nhiều
nước trên thế giới đã thừa nhận nguyên tắc trên, nguyên tắc suy đoán vô tội, như một
trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình20. Đồng thời, trong mối
quan hệ với pháp luật quốc tế quy định này cũng giống với quy định tại Điều 31 Bộ
luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga năm 200121. Theo những nội dung này, một người
dù đã bị kết án bởi Tòa án mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì người này không
phải chịu hình phạt cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Báo mới online, Quyền im lặng sẽ giảm án oan, Trương Trọng Nghĩa. Nguồn:
[ Ngày truy
cập:10/04/2014]
20
Phạm Mạnh Hùng, Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.Theo Tạp chí
Kiểm soát số 15/2012.
19
Trang chuyên Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế
định về xét xử của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đinh Thế Hưng. Nguồn:
21
Ngày truy cập:25/06/2014]
GVHD: Trần Hồng Ca
17
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Ở nước ta hiện nay tuy thuật ngữ “ suy đoán vô tội” chưa được Hiến pháp và
pháp luật Việt nam ghi nhận chính thức mà chỉ mới ghi nhận trong dự thảo bổ sung
sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng nội dung của nó đã được đề cập đến cụ thể như
khoản 1, Điều 31 của bản Hiến pháp năm 2013 nêu, “Người bị buộc tội được coi là
không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, áp dụng
suy đoán vô tội như sự thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng nhân
phẩm và bảo vệ danh dự cho bị can, bị cáo. Tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội
thể hiện ở các nội dung sau: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của
Tòa án có hiệu lực pháp luật22 ; Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng
minh là mình vô tội23.
Nhìn chung thì dù ở mỗi quốc gia có những kỹ thuật lập pháp khác nhau, nhưng
điều có chung quan điểm về nguyên tắc suy đoán vô tội nhằm mục đích bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền bảo đảm dân chủ, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Yêu
cầu của nguyên tắc “Suy đoán vô tội” là các chủ thể của cơ quan tiến hành tố tụng phải
tôn trọng danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo và phải đối xử và tôn trọng họ như
những người công dân bình thường. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia
trong quá trình tố tụng bao gồm Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của công dân đứng trên góc độ tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, quyền công dân. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử
vụ án hình sự đã thể hiện quyền được xét xử công bằng đối với bất kỳ người bị buộc
tội nào. Quyền được xét xử công bằng là một tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế
nhằm bảo vệ cá nhân không bị xâm phạm bởi bất kỳ chủ thề nào trước pháp luật.
1.3.2. Mối tương quan giữa quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội
Quyền được suy đoán vô tội là quyền cơ bản của công dân. Trong hệ thống các
nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” có mối quan hệ chặt chẽ hơn cả với
nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003) và để đảm bảo quyền bào chữa thì cũng cần phải có quyền im lặng. Về
mặt pháp lý, không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cho nên nếu một người đã bị coi là có tội ngay từ khi bị khởi tố thì
22
23
Điều 9, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
GVHD: Trần Hồng Ca
18
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
quyền bào chữa, tranh tụng trước Tòa án để tìm ra sự thật của vụ án sẽ không thể thực
hiện. Khi đó, xét xử chỉ là việc Tòa án đi tìm lời giải cho một bài toán có sẵn đáp số là
bị cáo là người có tội và bắt giam họ giam vào tù. Đồng thời, sẽ làm ảnh hưởng đến
quyền được chứng minh mình vô tội của bị can, bị cáo.
Quyền chứng minh sự vô tội được ghi nhận tại Điều 9 Công ước quốc tế về
nhân quyền mà Việt Nam là thành viên khi đó, “Bị cáo được thông báo tức thời và thật
chi tiết bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu được về bản chất và lý do buộc tội anh ta”, và
cụ thể hóa nội dung này thì tại Điều 24 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố
tụng hình sự thì “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người
tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường
hợp này cần phải có phiên dịch” và Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy
định “Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình
sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo”. Như vậy, bị can, bị cáo mới
thực sự biết mình bị khởi tố, điều tra về tội gì (trong giai đoạn điều tra) và thậm chí
còn biết được mình phạm tội gì và để khi đó bị can, bị cáo có thể thực hiện quyền
chứng minh sự vô tội của mình thông qua việc đưa ra các chứng cứ, chứng minh sự vô
tội của mình.
Việc chính thức luật hóa nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho
một quy trình tố tụng tiến bộ, phù hợp với cải cách tư pháp mà dự thảo sữa đổi Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2014 đã ghi nhận. Một trong những nội dung cơ bản của nguyên
tắc suy đoán vô tội là mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ phải được giải thích có
lợi cho bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, một nội dung khác của nguyên tắc suy đoán vô tội
mà Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cụ thể hóa là trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về các cơ quan tố tụng. Điều này đã tạo nên mối liên kết cho quyền im lặng của
bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự, quyền được im lặng và quyền được suy
đoán vô tội có cùng chung một mục đích chính là thể hiện nhân quyền của bị can và bị
cáo trước cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Thạc sĩ Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và
Pháp luật) chỉ ra cái thiếu đầu tiên là luật không quy định quyền được im lặng của bị
can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng. Điều này đã tạo khoảng trống pháp lý, tạo cơ
hội cho một số cơ quan tố tụng vận dụng sai nguyên tắc suy đoán vô tội24. Bởi lẽ, hoạt
động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại
từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con
người. Suy đoán vô tội nhằm đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự
Trang Luật Đại Việt, Cần ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội”, Đức Minh. Nguồn:
[Ngày truy cập:
25/06/2014]
24
GVHD: Trần Hồng Ca
19
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
giữa một bên là nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố xét xử được bảo vệ bằng quyền
lực nhà nước với một bên bị can, bị cáo. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội
và quyền im lặng được thể hiện theo những khía cạnh của pháp luật như sau:
Thứ nhất, suy đoán vô tội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị
cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng tinh thần của pháp luật hiện nay đảm bảo quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và việc đảm bảo quyền con người cũng
bao hàm quyền được im lặng của bị can, bị cáo. Bởi do, ở các nước trên thế giới đã
xem quyền im lặng trong quá trình tố tụng của bị can, bị cáo là quyền con người. Tôn
trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản
để đảm bảo quyền con người. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng chính là nguyên
tắc giúp bảo đảm quyền im lặng được thực thi trong tố tụng hình sự. Trong quá trình tố
tụng, những người tiến hành tố tụng sẽ có thể tiến hành những hoạt động tố tụng và ra
những quyết định tố tụng đối với cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan, trong
những hoạt động và quyết định đó ít nhiều sẽ mang tính bắt buộc cưỡng chế thi hành
đối với bị can, bị cáo và có thể sẽ xâm hại đến quyền cơ bản của công dân. Sự xâm
phạm đó có thể là sự xâm phạm về quyền trình bày lời khai của bị can, bị cáo. Nếu bị
can, bị cáo không được suy đoán vô tội ngay từ đầu thì quyền và lợi ích của bị can, bị
cáo có thể bị hạn chế, một khi quyền bị hạn chế thì quyền im lặng sẽ không thể thực
hiện được
Thứ hai, suy đoán vô tội có ý nghĩa định hướng trong hoạt động tố tụng, đem
đến sự cân bằng trong quá trình tố tụng giữa một bên đại diện cho pháp luật là cơ quan
tiến hành tố tụng và một bên là chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội là bị can, bị
cáo xâm phạm quan hệ xã hội được bộ luật hình sự bảo vệ. Về mặt pháp luật, bên buộc
tội và bên bị buộc tội một khi đã ngang bằng với nhau thì quyền và nghĩa vụ của hai
bên sẽ luôn được đảm bảo. Do chưa bị coi là người có tội nên các cơ quan tiến hành tố
tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đi nữa. Bị can, bị cáo cần phải được đối xử bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ cũng như những người tham gia tố tụng khác được cơ quan
tiến hành tố tụng tìm chứng cứ chứng minh là người không có tội chứ không phải tìm
mọi bằng chứng chỉ để buộc tội. Vì thế khi cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành hoạt
động điều tra sẽ không còn dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà là dựa vào chứng cứ
xác minh được để buộc tội bị can, bị cáo. Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều vụ án oan
trong quá trình tố tụng hình sự là do lỗi một phần từ việc xem trọng lời khai của bị
can, bị cáo hơn là chứng cứ chứng minh cho sự thật của vụ án. Do đó, khi suy đoán vô
tội cho bị can, bị cáo là tạo điều kiện cho bị can, bị cáo không phải chứng minh mình
vô tội, mà bản thân họ đang là người vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật
GVHD: Trần Hồng Ca
20
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như
Quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
vậy nên họ không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, không có nghĩa vụ khai báo
tình tiết vụ án và đương nhiên họ được quyền im lặng
Thứ ba, suy đoán vô tội giúp giảm bớt oan sai, bức cung dùng nhục hình trong
quá trình lấy lời khai của Cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo tạo điều kiện
cho sự phát huy quyền im lặng. Suy đoán vô tội loại trừ định kiến kết tội một chiều
trong quá trình tố tụng của chủ thể tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo không bị xem là có
tội và có quyền im lặng hoặc trình bày lời khai, vì quyền và nghĩa vụ của bị can và bị
cáo chưa bị hạn chế do họ vẫn là người vô tội. Sự im lặng của bị can, bị cáo không bao
hàm ám chỉ im lặng là đồng ý với mọi sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng. Bên
cạnh đó thì khi bị can, bị cáo được suy đoán là người vô tội thì dù họ có trả lời hay
không trả lời câu hỏi của Cơ quan tiến hành tố tụng thì nhiệm vụ của Điều tra viên vẫn
phải đi tìm chứng cứ chứng minh cho sự thật của vụ án. Trong luật cũng có quy định
về lời khai của bị can, bị cáo cũng cần được xem xét và đánh giá25, nói cách khác lời bị
can, bị cáo nói ra không thể lấy làm chứng cứ trực tiếp mà không cần xem xét đánh giá
và xác minh sự thật26. Do đó, khi đã xem bị can, bị cáo là người không có tội trước khi
bản án có hiệu lực pháp luật thì cần phải xem xét yếu tố đảm bảo quyền cho họ đặc
biệt là quyền trình bày lời khai và quyền trình bày ý kiến tranh luận tại Tòa. Vì khi đã
quy định đây là quyền thì nó có thể thực hiện theo hai hướng là bị can, bị cáo tự
nguyện khai báo tình tiết của vụ án hoặc im lặng không khai báo trước Cơ quan tiến
hành tố tụng để nhờ người bào chữa.
Nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với quyền im lặng. Bởi vì nếu
đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc bảo đảm quyền của họ sẽ bị xâm
phạm và việc thực hiện quyền im lặng của người bị buộc tội sẽ không thể thực hiện. Bị
can, bị cáo sẽ bị bức cung hoặc cho lời khai giả do áp lực từ phía cơ quan tố tụng khi
ban đầu họ đã bị nhận định có tội, việc lấy lời khai hay thẩm vấn bị can, bị cáo chỉ còn
mang tính chất hình thức chứ không còn vì mục đích tìm ra sự thật của vụ án. Khi
chúng ta có sự vi phạm trong nguyên tắc suy đoán vô tội thì cũng làm ảnh hưởng đến
sự thật vụ án, ảnh hưởng đến quyền bào chữa của vụ án, và sự im lặng để chờ người
bào chữa cũng bị xâm hại. Vì thế cho nên, nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc
đầu tiên cho sự bảo vệ nhân quyền của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo sẽ không được
quyền im lặng chờ người bào chữa nếu như ngay từ đầu cơ quan tố tụng định tội cho bị
can, bị cáo. Nguyên tắc suy đoán vô tội còn khẳng định: Bị cáo có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh mình sự vô tội của mình. Như vậy, đồng nghĩa với việc bị can,
bị cáo không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của cơ quan quan tiến hành tố tụng.
25
Xem thêm Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
26
Xem Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
GVHD: Trần Hồng Ca
21
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Như