Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011-2015

Đề Tài

KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở,
CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ - LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu

Sinh viên thực hiện:
Trương Công Nguyên
MSSV: 5115825
Lớp: Luật thương mại 1 - K37

Cần Thơ, 11/2014


LỜI CÁM ƠN
Trải qua bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho
tôi những vốn kiến thức, những trải nghiệm và bài học quý báu làm hành trang bước
vào tương lai. Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay cũng như để hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp thì ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn


chân thành nhất đến:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, quý Thầy, Cô Khoa Luật đã tận tình
truyền đạt cho tôi những vốn kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Mạc Giáng Châu, cô đã hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Cô đã
giúp tôi có những định hướng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn
đề một cách hoàn chỉnh.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên để đề tài luận văn được hoàn thiện
hơn.
Cuối lời tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên thật nhiều sức
khỏe và thành công trong công việc.

Cần Thơ, ngày

tháng

Người viết

Trương Công Nguyên

năm


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

Giảng viên hướng dẫn


năm


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Giảng viên phản biện

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ............................................................................................................ 5
1.1. Khái quát chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự ..................... 5
1.1.1. Khái niệm chung về hoạt động khám xét ....................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm khám xét .................................................................................. 5
1.1.1.2. Khái niệm về khám xét người ................................................................... 8

1.1.1.3. Khái niệm về khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ............................. 8
1.1.2. Bản chất của hoạt động khám xét ................................................................... 9
1.1.2.1. Khám xét là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự ............................. 9
1.1.2.2. Khám xét là hoạt động tìm kiếm chứng cứ, lục soát có định hướng, có
kĩ thuật ................................................................................................................. 10
1.1.3. Mục đích khám xét ....................................................................................... 10
1.1.3.1. Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công
tác điều tra vụ án hình sự .................................................................................... 10
1.1.3.2. Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường
thiệt hại hoặc những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành ............ 12
1.1.3.3. Phát hiện tội phạm ................................................................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự ......................... 15
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động khám xét ................................................. 15
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự ................... 15
1.2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân ............................ 15
1.2.2. Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét .................................................. 17
1.2.2.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật ......................................................... 17
1.2.2.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ ............................................................... 17
1.2.2.3. Đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét ............................... 18
1.2.2.4. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ... 19
1.2.2.5. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công
dân bị khám xét.................................................................................................... 20
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn


Luận văn tốt nghiệp

1.2.2.6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân .................................................................. 21
1.2.2.7. Đảm bảo người tiến hành khám người không được khám người khác
giới và có người cùng giới chứng kiến ................................................................ 22
1.2.2.8. Đảm bảo người tiến hành khám xét không lạm dụng quyền trong hoạt
động khám xét ...................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHÁM XÉT
NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ .................................................................................................................................. 23
2.1. Khám người ....................................................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng bị khám xét .................................................................................. 23
2.1.1.1. Khám người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp ..................................... 23
2.1.1.2. Khám người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang....................... 24
2.1.1.3. Khám người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã ........................... 26
2.1.1.4. Khám người trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam ............. 27
2.1.1.5. Những người có mặt nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó
đang che giấu những đồ vật, tài liệu cần thu giữ ................................................ 27
2.1.2. Căn cứ khám xét người ................................................................................. 28
2.1.2.1. Căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội,
đồ vật, tài sản do phạm tội mà có ....................................................................... 28
2.1.2.2. Căn cứ nhận định trong người có đồ vật, tài liệu khác có liên quan
đến vụ án ............................................................................................................. 29
2.1.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét người ............................................................ 30
2.1.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp............................. 30
2.1.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn ..... 31
2.1.4. Trình tự, thủ tục khám xét người .................................................................. 33
2.1.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét người theo lệnh ............................................ 33
2.1.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét người không cần có lệnh .............................. 38

2.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ................................................................ 40
2.2.1 Đối tượng bị khám xét ................................................................................... 40
2.2.1.1. Chỗ ở ...................................................................................................... 40
2.2.1.2. Chỗ làm việc ........................................................................................... 41
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.3. Địa điểm ................................................................................................. 42
2.2.2. Căn cứ khám xét ........................................................................................... 43
2.2.2.1. Căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có
công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ
vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án ............................................................. 43
2.2.2.2. Tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã ............................... 43
2.2.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ...................................................................... 44
2.2.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp............................. 44
2.2.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn ..... 44
2.2.4. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ............................ 44
2.2.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều
kiện bình thường .................................................................................................. 45
2.2.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường
hợp không thể trì hoãn ........................................................................................ 49
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG
CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM

VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................... 51
3.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp đề xuất hoàn thiện luật ............ 51
3.1.1. Biện pháp khám xét người ............................................................................ 51
3.1.1.1. Đối tượng bị khám xét ............................................................................ 51
3.1.1.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ................................................................ 53
3.1.1.3. Trình tự, thủ tục khám xét ...................................................................... 58
3.1.2. Biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ...................................... 59
3.1.2.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ................................................................ 59
3.1.2.2. Trình tự, thủ tục khám xét ...................................................................... 59
3.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng và giải pháp đề xuất ........................ 61
3.2.1. Về việc áp dụng biện pháp khám xét người ................................................. 61
3.2.1.1. Tồn tại..................................................................................................... 61
3.2.1.2. Giải pháp ................................................................................................ 63
3.2.2. Về việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ........... 65
3.2.2.1. Tồn tại..................................................................................................... 65
3.2.2.2. Giải pháp ................................................................................................ 69
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu


SVTH: Trương Công Nguyên


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Khám xét là một biện pháp trong hoạt động điều tra được pháp luật tố tụng
hình sự ghi nhận với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra,
giúp quá trình giải quyết vụ án hình sự được diễn ra chính xác và khách quan, đồng
thời góp phần tích cực vào việc thắng lợi mục tiêu phòng chống tội phạm, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của biện pháp khám xét trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như sự ảnh hưởng của
biện pháp này đối với quyền lợi ích hợp pháp của công dân, song song với quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước, công tác lập pháp ở nước ta luôn chú trọng và xây
dựng các quy định của pháp luật về hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung và
biện pháp khám xét nói riêng cũng như việc bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Tùy vào giai đoạn, tình hình của đất nước mà các quy định của pháp
luật về biện pháp khám xét có sự thay đổi khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đất
nước tình hình hiện tại.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, đây là mốc son chói lọi in đậm trong lịch sử dựng nước của dân
tộc ta. Để củng cố, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân
cũng như phù hợp với bối cảnh tình hình đất nước mới thành lập nền dân chủ còn
non trẻ lúc bấy giờ, Nhà nước ta đã ban hành các Sắc lệnh quy định về bảo đảm các
quyền tự do cá nhân. Nhận định được tầm quan trọng đó, Hiến pháp năm 1946 đã

chú trọng đặc biệt đến việc bảo đảm quyền lợi dân chủ cho nhân dân. Trong luật số
103/SL/L.005 ngày 20 tháng 5 năm 1957 về “đảm bảo quyền tự do thân thể và
quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân”, biện pháp
khám xét lần đầu tiên được ghi nhận. Tiếp đó, với sự ra đời của Hiến pháp 1959,
Hiến pháp 1980 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì biện pháp khám xét với tư
cách là biện pháp điều tra được quy định cụ thể tại Chương XXI, Bộ luật tố tụng
hình sự - Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản. Những quy định của pháp luật
về biện pháp khám xét đã góp phần tác động to lớn đến công tác điều tra phát hiện,
thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều
tra và giải quyết các vụ án hình sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

1


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

Sau Hiến pháp 1980 là Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001
cùng với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các quy định về biện pháp khám xét
tiếp tục được hoàn thiện, được quy định cụ thể hơn so với tình hình thực tế và ngày
càng khẳng định vị trí, vai trò của biện pháp này trong quá trình điều tra vụ án. Hiện
nay, Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục quy định cụ thể hơn về các quyền con người
trong đó có các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, chỗ làm việc của công
dân.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành quả đạt được việc áp dụng biện pháp khám

xét hiện nay vẫn còn gặp một số thiếu sót, hạn chế. Vẫn còn tình trạng khám xét trái
pháp luật, khám xét không có căn cứ, khám xét không đúng trình tự, thủ tục xâm
phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khám xét. Việc nắm vững
những quy định của pháp luật cũng như có những nhận thức đúng đắn về việc áp
dụng biện pháp khám xét có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra giải quyết vụ án hình sự qua việc phát hiện,
thu thập các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật tài liệu liên quan đến vụ án.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình diễn biến tội phạm đang diễn ra một
cách tinh vi và phức tạp. Trước tình hình đó, biện pháp khám xét đang đứng trước
những yêu cầu và thách thức mới phải hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, là
biện pháp đắc lực hỗ trợ cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự và thể hiện
đúng vai trò của biện pháp khám xét.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Khám xét người, chỗ ở,
chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là cấp thiết
và mang tính thời sự. Đó cũng chính là lí do để người viết lựa chọn và nghiên cứu
đề tài luận văn này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc áp dụng biện
pháp khám xét phải tuân thủ các quy định về căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp dụng,
thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét. Bên
cạnh đó, còn phải chú trọng bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị khám xét,
người có đối tượng bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo pháp luật trong
giai đoạn điều tra. Theo pháp luật tố tụng hình sự hiện nay biện pháp khám xét bao
gồm: khám xét người; khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; khám xét đồ vật, thư
tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh áp dụng biện pháp
khám xét, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về căn cứ áp dụng, đối tượng bị khám
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên


2


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

xét, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục khám xét khi áp dụng biện pháp
khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành mà không nghiên cứu về biện pháp khám xét đồ vật, thư tín, điện
tín, bưu kiện, bưu phẩm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa
điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là nhằm làm sáng tỏ về mặt lý
luận cũng như thực tiễn về việc áp dụng biện pháp khám xét. Về mặt lý luận, biện
pháp khám xét là một trong những biện pháp của hoạt động điều tra được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhằm mục đích phát hiện, thu thập chứng
cứ có ý nghĩa cho việc điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh đó, hiện nay
chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm khám
xét. Các khái niệm khám xét theo khoa học pháp lý vẫn chưa được hiểu một cách
thống nhất và toàn diện. Vì thế, trong thời gian tới các nhà nghiên cứu luật học, các
nhà làm luật cần thống nhất đưa ra khái niệm khám xét một cách toàn diện và có
hiệu lực pháp lý. Thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét này cũng không thống nhất,
chính xác và đồng bộ. Xuất hiện tình trạng khám xét trái pháp luật xâm phạm đến
các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Giải pháp đề ra là cần xây dựng hoàn
hiện các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới. Có như vậy, biện pháp khám xét mới thực sự là biện pháp hữu hiệu phục
vụ cho hoạt động điều tra và giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như sau: phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp nghiên
cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và tổng hợp các
thông tin thông qua các bài viết, giáo trình, các văn bản pháp luật có liên quan, một
số sách và tạp chí chuyên ngành.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu luận văn này gồm có ba chương:
- Chương 1: Lý luận chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về khám xét người, chỗ ở, chỗ
làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự
- Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện
biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

3


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

Đề tài nghiên cứu “Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong
tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là vấn đề khá phức tạp. Đề tài này đòi hỏi
người viết cần có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được các vấn đề cốt lõi cả về lý
luận lẫn thực tiễn về biện pháp khám xét này. Để từ đó nhận thức được những tồn
tại và vướng mắc còn gặp phải và đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên
năm cuối, lần đầu tiên được tiếp cận với một đề tài nghiên cứu khoa học cũng như

vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót hay sai lầm trong đề
tài nghiên cứu này là điều không tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của Thầy, Cô và các bạn sinh viên.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

4


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái quát chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm chung về hoạt động khám xét
1.1.1.1. Khái niệm khám xét
Biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự là một chế định quan trọng trong
các hoạt động điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vì, điều tra
vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm
quyền điều tra vụ án hình sự tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh
về tội phạm.1 Bên cạnh đó, khám xét là một trong những hoạt động điều tra nhằm
phát hiện và thu thập những đồ vật, công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu có liên
quan đến vụ án. Chính hoạt động này đã góp phần hiệu quả, kịp thời cho quá trình
điều tra vụ án hình sự trở nên khách quan, toàn diện và đầy đủ những chứng cứ xác

định tội phạm.
Với tính chất là một hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự nhưng khái niệm
pháp lý về khám xét không được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003. Mặc dù các hoạt động điều tra khám xét đã được quy định trong pháp luật tố
tụng hình sự, được các cơ quan trong tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện
nay có những quan điểm khác nhau, chưa thống nhất nhận thức về hoạt động điều
tra khám xét. Có lẽ vì thế mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không đưa ra một
khái niệm cụ thể về biện pháp khám xét.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, khám xét là lục tìm cái đang che giấu.2 Khái
niệm khám xét theo Đại từ điển tiếng Việt được hiểu một cách đơn thuần nhất về
mặt ngữ nghĩa, chỉ đơn thuần là lục tìm những cái đang bị che giấu mà người cần
khám xét cần tìm. Cũng dễ hiểu vì đây không phải là một khái niệm pháp lý mà chỉ
đơn thuần là các diễn giải từ ngữ để người đọc có cái nhìn đơn giản thấy ra bản chất

1

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 2,
Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.16.
2
Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998,
tr.887.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

5



Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

mộc mạc mà bất cứ ai cũng có thể hiểu về khám xét. Từ những cái đơn giản ấy có
thể là một bước đệm góp phần hiểu được bản chất về các khái niệm pháp lý khám
xét hiệu quả hơn.
Khám xét với tính chất là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự lần đầu
tiên được quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Luật số 103-SL/L.005 ngày 20-519573 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở,
đồ vật, thư tín của nhân dân. Điều 9 Luật này quy định : “Trừ những trường hợp
quy định ở Điều 10 và Điều 11, khám người, đồ vật hoặc nhà ở, thư tín của tư nhân
thì phải có lệnh viết của Cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc
của Tòa án binh, tùy tính chất vụ phạm pháp”. Điều 10 quy định: “Trong những
trường hợp phạm pháp quả tang hoặc tiến hành điều tra vụ án mà can phạm đang
bị tạm giữ hoặc tạm giam, hoặc được ủy quyền điều tra toàn bộ vụ phạm pháp, Tư
pháp, Công an, Tòa án binh có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín của người
phạm pháp và những người có liên quan đến vụ án”. Điều 11 quy định: “Trong
những trường hợp khẩn cấp hoặc có triệu chứng phạm pháp, Công an có thể khám
người, đồ vật, nhà ở, thư tín”. Có thể nói biện pháp khám xét đã được coi trọng
trong công tác điều tra vụ án đã từ rất lâu từ đó khẳng định vai trò của biện pháp
khám xét trong giai đoạn điều tra.
Hiện nay trong khoa học luật tố tụng hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm khám xét:
Quan điểm thứ nhất: “Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng
cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản
do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác
chết hay người đang bị truy nã.”4
Quan điểm thứ hai: “Khám xét là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự

do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng, hạn chế quyền tự do thân thể, quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, điện tín của người bị áp dụng bằng cách tìm
tòi, lục soát người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản
Trần Quang Tiệp, Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
Tố tụng Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, năm 2009, tr.135.
3

Bùi Kiên Điện, Giáo trình khoa học điều tra hình sư, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, năm 2005, tr.85.
4

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

6


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện, bắt
người đang truy nã.”5
Quan điểm thứ ba: “Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết
tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.”6
Quan điểm thứ tư: “Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tòi, lục
soát có định hướng người, chỗ ở, chỗ làm việc, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện,

bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu
vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm hoặc những vật, tài liệu có liên
quan đến vụ án đang giải quyết.”7
Nhìn chung, quan điểm thứ nhất, thứ hai và thứ ba đều có những điểm hợp lý
khi nói về biện pháp khám xét. Quan điểm thứ nhất đã nêu lên được bản chất pháp
lý của biện pháp khám xét: “Khám xét là biện pháp điều tra”. Quan điểm thứ hai
nêu lên chủ thể áp dụng của biện pháp khám xét: “do cơ quan, người có thẩm quyền
áp dụng”. Quan điểm thứ ba cũng nêu lên bản chất của biện pháp khám xét là:
“Khám xét là hoạt động điều tra”. Mặc dù các quan điểm trên đã thể hiện được bản
chất, mục đích của biện pháp khám xét nhưng các quan điểm trên vẫn thật sự chưa
bao quát và đầy đủ về biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự.
Nhìn chung quan điểm thứ tư là mang tính chất khái quát nhất về biện pháp
khám xét. Quan điểm này đã nói lên rõ bản chất pháp lý, đối tượng bị khám xét
cũng như mục đích, vai trò khi áp dụng biện pháp điều tra này. Việc nắm rõ khái
niệm cũng như bản chất pháp lý của biện pháp khám xét có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, giúp cho việc áp dụng biện pháp này trở nên hiệu quả hơn.
Từ những quan điểm và sự phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận về khái
niệm khám xét như sau: khám xét là biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự bằng
các hoạt động tìm kiếm, lục soát có định hướng người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa
điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công
cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm hoặc những đồ vật, tài liệu
khác liên quan đến vụ án và phát hiện tội phạm.

Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc
gia- Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tr.187.
6
Hoàng Thị Minh Sơn(chủ biên), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2007, tr.304.
7
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 2,

Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.24.
5

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

7


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự có đối tượng là người,
chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, mỗi loại
có trình tự, thủ tục tố tụng riêng.
1.1.1.2. Khái niệm về khám xét người
Khám xét người là một trong những hoạt động khám xét điều tra vụ án hình
sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự nên khám xét người mang bản
chất đặc trưng của khám xét là biện pháp điều tra. Khám xét người là một biện pháp
điều tra được tiến hành trong tố tụng hình sự và đối tượng bị khám xét này phải tuân
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Theo khoa học tố tụng hình sự
có thể hiểu khái niệm khám xét người như sau: “Khám người là biện pháp điều tra
được thực hiện bằng việc lục soát, tìm kiếm trong người, trong quần áo đang mặc
và đồ vật hoặc các tài sản khác mang theo người nhằm phát hiện, thu thập những
đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án”.8 Với tính chất là biện pháp điều tra khám
xét nên đối tượng bị khám xét là những đối tượng được quy định trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003.

1.1.1.3. Khái niệm về khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
Đối tượng bị khám xét trong biện pháp khám xét này cụ thể là: chỗ ở, chỗ
làm việc, địa điểm. Mỗi đối tượng bị khám xét trên có đặc điểm riêng nên trình tự,
thủ tục áp dụng khi khám xét là không giống nhau tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.
Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng
hoặc buồng, khu vực riêng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh ngiệp đã phân cho
cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc buồng nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở
riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền… đang được cá
nhân đó sử dụng.
Chỗ làm việc là phòng hoặc buồng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp mà người đó phục vụ công tác hoặc nơi người đó tiến hành các hoạt
động sản xuất, nghiên cứu, học tập.
Địa điểm là ruộng, vườn, ao, hồ, những khu vực nằm ngoài chỗ ở nơi có công
cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu cần thu giữ hoặc có người bị truy nã đang lẩn trốn.
Từ những phân tích các đối tượng trên, có thể đưa ra khái niệm về khám xét
chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc lục
soát, tìm kiếm có định hướng trong phạm vi khu vực chỗ ở, chỗ làm việc của người
Phạm Văn Lợi( chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp
Hà Nội, năm 2005, tr.312.
8

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

8


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn


Luận văn tốt nghiệp

bị khám xét hoặc địa điểm có liên quan đến người bị khám xét nhằm phát hiện, thu
thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện người đang bị truy
nã.
1.1.2. Bản chất của hoạt động khám xét
1.1.2.1. Khám xét là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự
Khám xét được quy định trong chương XII của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 tại các Điều 140, Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều
148, Điều 149. Những quy định đó đã nói lên rõ căn cứ khám xét, thẩm quyền ra
lệnh khám xét, trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khám xét cụ thể để tiến
hành biện pháp khám xét. Tính chất tố tụng của khám xét được thể hiện như sau:
Khám xét là biện pháp điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự. Vì lẽ đó, khi
áp dụng biện pháp khám xét chỉ được tiến hành khi có đủ căn cứ và điều kiện do
pháp luật tố tụng hình sự quy định thì mới được tiến hành áp dụng biện pháp này để
đảm bảo hoạt động điều tra khám xét là hợp pháp và hiệu quả.
Về phía cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp khám xét phải tuân
thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về quyền hạn và trình tự, thủ
tục khám xét. Vì biện pháp khám xét có đối tượng khá rộng và riêng biệt mỗi đối
tượng có trình tự, thủ tục khám xét khác nhau nên việc tuân thủ trên là rất quan
trọng, góp phần nâng cao hiệu quả khám xét, tránh các hành vi vi phạm về trình tự,
thủ tục xâm phạm đến các quyền của công dân.
Về đối tượng bị khám xét bắt buộc phải chấp hành và có trách nhiệm tạo điều
kiện cho người thi hành khám xét hoàn thành nhiệm vụ. Trong trường hợp, đối
tượng bị khám xét có hành vi cản trở hoặc chống lại gây khó khăn cho việc tiến
hành khám xét, họ vẫn phải chịu sự khám xét khi cơ quan thẩm quyền có đầy đủ
căn cứ khám xét. Đồng thời, họ cũng có thể chịu hậu quả pháp lý nhất định về hành
vi cản trở việc tiến hành khám xét một cách thuận lợi và hiệu quả, vì khám xét là
một trong những biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự hiện nay.

Đối với kết quả khám xét thì những tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội,
đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, tài sản thu được phục vụ cho công tác điều
tra bồi thường thiệt hại trong khi khám xét sẽ có giá trị pháp lý được pháp luật thừa
nhận. Vì những tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu, tài sản thu
được trong khi tiến hành khám xét góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án,
chứng minh tội phạm của Cơ quan điều tra.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

9


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.2. Khám xét là hoạt động tìm kiếm chứng cứ, lục soát có định hướng,
có kĩ thuật
Xuất phát từ thủ đoạn cất giấu, lẩn trốn để tránh bị phát hiện, trốn tránh pháp
luật khi phạm tội thường tìm mọi cách tinh vi, xảo quyệt để cất giấu công cụ,
phương tiện phạm tội gây ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm chứng cứ của Cơ
quan điều tra nên phải có sự định hướng trong hoạt động điều tra cũng như khám
xét để tránh sự mất phương hướng trong công tác thu thập chứng cứ phục vụ công
tác điều tra án hình sự. Tính định hướng là đặc tính góp phần cho hoạt động khám
xét có mục tiêu, phương hướng khi điều tra khám xét. Điều này rất quan trọng khi
khám xét phải có định hướng về đối tượng cần khám xét, đồng thời kết hợp các kiến
thức nghiệp vụ về kĩ thuật khám xét hợp lý áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Vì các đối tượng bị khám xét tương đối đa dạng nên việc định hướng, kĩ thuật khám

xét cho hoạt động này phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác trên từng đối tượng cụ
thể để thu về sự hiệu quả thu thập, phát hiện tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho vụ án
hình sự.
Đồng thời, khám xét mang bản chất là hoạt động tìm kiếm chứng cứ nên khi
tiến hành hoạt động phải tìm kiếm, lục soát các đối tượng bị khám xét để phát hiện
tội phạm và thu giữ những chứng cứ chứng minh tội phạm, hoạt động phạm tội.
1.1.3. Mục đích khám xét
1.1.3.1. Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với
công tác điều tra vụ án hình sự
Khi tiến hành khám xét ở những đối tượng khác nhau, Cơ quan điều tra có
thể phát hiện, thu thập được những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho công tác điều
tra vụ án hình sự như vũ khí, công cụ, phương tiện phạm tội, những vật mang dấu
vết tội phạm hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án mà các đối
tượng khi thực hiện tội phạm che giấu hay trốn tránh pháp luật. Tài liệu, chứng cứ
có ý nghĩa đối với công tác điều tra là những tài liệu, đồ vật, phương tiện phạm
tội… có thật, phản ánh một cách trung thực những tình tiết của vụ án, có mối quan
hệ khách quan với những sự kiện cần chứng minh của vụ án và đồng thời những tài
liệu, chứng cứ đó phải là hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình
sự.
Từ những tài liệu, chứng cứ đó là cơ sở để Cơ quan điều tra vạch ra kế hoạch,
phương hướng điều tra tiếp theo, tổ chức các biện pháp điều tra phù hợp. Đây là
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

10


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn


Luận văn tốt nghiệp

mục đích mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và xuyên suốt của biện pháp khám xét
trong tố tụng hình sự hiện nay.
Ví dụ như trong trường hợp, khám xét nhà nghi can giết người man rợ, cướp
vàng. Người dân bàng hoàng khi thấy nhà hàng xóm bị cơ quan Công an khám xét,
thu được cả túi vàng tang vật trong vụ giết người man rợ, cướp tiệm vàng.
Như An ninh Thủ Đô online đã đưa tin trưa ngày 29/08/2011, cơ quan Công
an đã xác định được một trong những nghi can "sát nhân máu lạnh" gây ra vụ giết
người man rợ, cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Lục Nam (Bắc Giang) là Lê Văn Luyện
(sinh năm: 1993, hộ khẩu thường trú: thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang).
Khi các trinh sát ập vào nhà, nghi can này đã kịp bỏ trốn, bỏ lại một túi vàng
tang vật. Ngay sau đó bố mẹ của Luyện là ông Lê Văn Miên (sinh năm: 1969) và bà
Trương Thị Thơm (sinh năm: 1970) được triệu tập về trụ sở Công an huyện Lục
Nam để điều tra, làm rõ. Được biết ông Miên, bà Thơm làm nghề bán thịt lợn.
Ngay sau khi xác định nghi can, lực lượng Công an đã tiến hành khám xét
nhà và phát hiện thấy một số tang vật liên quan đến vụ án. Khi thấy ô tô cảnh sát
đến khám xét, đã có rất đông người dân tò mò kéo đến xem. Khi phóng viên báo An
ninh Thủ đô có mặt tại thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, hàng nghìn
người dân vẫn vây kín khu vực ngôi nhà thủ phạm, nơi cơ quan Công an đang làm
các nghiệp vụ cần thiết.9
Theo vụ án trên, sau khi cơ quan Công an Bắc Giang đã xác định được một
trong những nghi can "sát nhân máu lạnh" gây ra vụ giết người man rợ cướp tiệm
vàng Ngọc Bích, lực lượng Công an đã tiến hành khám xét nhà đối tượng và phát
hiện thấy một số tang vật liên quan đến vụ án giết người cướp tài sản trên. Từ việc
khám xét của cơ quan Công an đã mang lại hiệu quả trong việc xác minh tội phạm
từ những tang vật thu được khi tiến hành khám xét nghi can. Cho thấy, việc áp dụng
biện pháp khám xét trong trường hợp này góp phần phát hiện, thu thập những tài

liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án hình sự.

An ninh Thủ đô, Xem khám nhà nghi can giết người man rợ, cướp vàng, Đức Tuấn, Hoàng
Phong, , [ngày truy cập 10/09/2014].
9

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

11


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

1.1.3.2. Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi
thường thiệt hại hoặc những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu
hành
Trong quá trình khám xét, cần chú ý phát hiện và thu giữ những vật là đối
tượng của tội phạm hoặc những đồ vật, tài sản do mua bán, đổi chác những vật đó
mà có. Khi đó người tiến hành khám xét cần linh hoạt để nhận ra những đồ vật, tài
sản do mua bán, đổi chác để thu giữ kịp thời để phục vụ cho công tác bồi thường
thiệt hại trong tố tụng hình sự. Vì thực tế các đối tượng phạm tội thường dùng các
thủ đoạn che giấu, làm thay đổi trạng thái, bán, đổi chác các đồ vật, tài sản phạm tội
để làm lạc hướng Cơ quan điều tra khi tiến hành khám xét. Phát hiện, thu giữ những
đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường góp phần quan trọng trong việc khắc
phục hậu quả do người phạm tội gây ra. Đây cũng là mục đích khá quan trọng của

Cơ quan điều tra khi tiến hành khám xét.
Khi tiến hành khám xét nếu phát hiện được những đồ vật thuộc loại cấm tàng
trữ, lưu hành theo pháp luật hiện hành thì cơ quan, người tiến hành khám xét phải
thu giữ những đồ vật, tài liệu đó và chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền.
Những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành như: ma túy, thuốc nổ, chất
nổ, vũ khí…, các đồ vật, tài liệu khác bị cấm tàng trữ, lưu hành theo pháp luật hiện
hành. Việc thu giữ những đồ vật, tài liệu thuộc loại hàng cấm tàng trữ, lưu hành góp
phần ngăn chặn những đồ vật, tài liệu đó gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội.
Ví dụ như trong trường hợp triệt phá đường dây buôn bán ma túy, vũ khí
xuyên quốc gia cực lớn. Theo An ninh Thủ Đô - đường dây buôn bán trái phép ma
túy, vũ khí vừa bị triệt phá hoạt động xuyên quốc gia, có tính chất chuyên nghiệp.
Ngày 29/10/2014, Phòng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Cảnh
sát biển (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
(Bộ Công an) và Công an tỉnh Quảng Ninh vừa khám phá chuyên án buôn bán, vận
chuyển trái phép ma túy, bắt 2 đối tượng, thu 20 bánh heroin, 8 khẩu súng và một
lượng lớn tiền mặt.
Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, sau một thời gian dài điều tra, hồi
13h15 ngày 29/10, tại Km 106+700 Quốc lộ 18A, thuộc khu Đồn Điền, phường
Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Ban chuyên án đã phục kích, bắt
quả tang đối tượng Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1976, trú tại Cẩm Phú, Cẩm Phả,
Quảng Ninh) đang vận chuyển trái phép 20 bánh heroin. Lực lượng chức năng đã
thu giữ 1 khẩu súng K59, 9 viên đạn, 1 xe ô tô Fortuner và 15 triệu đồng. Ngay sau
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

12


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

đó, cơ quan chức năng đã khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Hải, thu giữ
thêm 7 khẩu súng, trong đó có 4 khẩu súng bắn đạn ghém, 1 khẩu súng AK, 1 khẩu
súng ngắn RG88PTB, 1 khẩu súng dạng côn xoay tự chế, 171 viên đạn 1 gói ma túy
tổng hợp, 1 xe ô tô Toyota Camry và 250 triệu đồng.
Đồng thời Ban chuyên án đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với
đồng phạm của Nguyễn Văn Hải là Hoàng Vĩnh Phúc (sinh năm 1965, trú tại khu 7,
phường Hải Yên, thành phố Móng Cái), qua đó thu giữ 2 gói ma túy tổng hợp, gần
1,4 tỉ đồng và 50.000 Nhân dân tệ.
Theo đánh giá của Ban chuyên án, đây là đường dây mua bán, vận chuyển
trái phép chất ma túy, vũ khí xuyên quốc gia đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất
chuyên nghiệp. Các lực lượng chức năng đã tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng
chuyên án.10
Từ vụ án trên cho thấy, việc khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Hải
và đồng phạm Hoàng Vĩnh Phúc của Phòng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy (Bộ Công an) và Công an tỉnh Quảng Ninh qua đó đã phát hiện đường
dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí xuyên quốc gia đặc biệt
nghiêm trọng, có tính chất chuyên nghiệp. Cho thấy việc áp dụng biện pháp khám
xét trong vụ án này đã góp phần quan trọng phát hiện, thu giữ đồ vật, tài liệu thuộc
loại cấm tàng trữ, lưu hành theo pháp luật hiện hành.
1.1.3.3. Phát hiện tội phạm
Xuất phát từ hành vi thực hiện tội phạm, người phạm tội dùng nhiều thủ đoạn
để che giấu hành vi phạm tội và trốn tránh pháp luật đòi hỏi phải tiến hành khám xét
để phát hiện kịp thời công cụ, phương tiện phạm tội, phát hiện những đồ vật, tài liệu
có liên quan đến vụ án để chứng minh tội phạm.
Trong một số trường hợp cụ thể, khám xét được tiến hành tại chỗ ở, chỗ làm

việc, địa điểm của đối tượng nhằm mục đích phát hiện người đang bị truy nã đang
chạy trốn, ẩn nấp. Đây là cơ sở có ý nghĩa cho công tác điều tra vụ án khi tiến hành
biện pháp khám xét để kịp thời phát hiện tội phạm, nâng cao hiệu quả của công tác
điều tra vụ án hình sự.
An ninh Thủ đô, Triệt phá đường dây buôn bán ma túy, vũ khí xuyên quốc gia cực lớn, Bá
Chiêm, , [truy cập ngày 11/11/2014].
10

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

13


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

Ví dụ như trong trường hợp bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2kg ma tuý tổng
hợp ở tỉnh Phú Thọ.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đã ra lệnh khám xét
nơi ở và bắt khẩn cấp đối với Tô Thị Nguyệt sinh năm 1978, hộ khẩu thường trú tại
phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy, thu giữ hơn 2kg ma túy tổng hợp.
Tô Thị Nguyệt là một mắt xích quan trọng trong chuyên án ma túy MTH 614
được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh xác lập ngày
17/6/2014. Đây là chuyên án đấu tranh với hoạt động mua bán trái phép chất ma túy
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Ngô Minh Nam sinh năm 1980 ở phường Hùng Vương

(thị xã Phú Thọ) cầm đầu. Đến thời điểm hiện tại, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy Công an tỉnh đã khởi tố và bắt tạm giam 41 đối tượng. Khám xét nơi ở
của Nguyệt tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Quá trình
khám xét lực lượng Công an đã phát hiện và thu giữ 762 gam ma túy đá, 1.194,6
gam ketamin, 600 viên hồng phiến, 750 viên thuốc lắc. Tổng trọng lượng số ma túy
tổng hợp bị thu giữ là 2.216 gam. Để che giấu hoạt động mua bán trái phép chất ma
túy, Nguyệt đã thuê một cửa hàng tại số 4 ngõ 155 Đặng Tiến Đông, phường Trung
Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để làm nghề cắt tóc, gội đầu nhưng thực chất
không hoạt động mà chỉ để tàng trữ, trao đổi, mua bán ma túy cho các đối tượng tại
thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Hiện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.11
Từ vụ án trên, việc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh
Phú Thọ khám xét nơi ở Tô Thị Nguyệt đã phát hiện và thu giữ 762 gam ma túy đá,
1.194,6 gam ketamin, 600 viên hồng phiến, 750 viên thuốc lắc mà đối tượng này đã
có hành vi che giấu để hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Những tang vật bị
thu giữ đó là chứng cứ quan trọng góp phần phát hiện hành vi phạm tội của Tô Thị
Nguyệt. Qua đó cho thấy, biện pháp khám xét trong trong vụ án này góp phần phát
hiện tội phạm từ những chứng cứ thu thập được sau khi tiến hành biện pháp khám
xét.

Báo Phú Thọ, bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2kg ma tuý tổng hợp, Quang Hưng,
, [truy cập ngày 12/11/2014].
11

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

14



Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động khám xét
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của công dân,
của những người có chức vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là một trong
những nguyên tắc Hiến định, bao trùm nhất được thể hiện trong tất cả các giai đoạn
tố tụng hình sự. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật”. Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc này được cụ thể hóa trong việc
xác lập trật tự, trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự và đòi hỏi mọi hoạt động
tố tụng hình sự phải được luật quy định chặt chẽ, cụ thể, được mọi công dân, tổ
chức chấp hành nghiêm minh.
Các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ
các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các cơ quan này trong khi tiến
hành tố tụng phải tuân thủ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Vì mọi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể dẫn đến vi phạm các quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân.
Từ góc độ áp dụng biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự thì nguyên tắc
này đảm bảo sự kịp thời, hiệu quả đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đến các
quyền công dân trái pháp luật, ngăn chặn các hành vi nhằm cản trở việc khám xét vi
phạm pháp luật tố tụng hình sự. Đồng thời, trong khi tiến hành biện pháp khám xét
thì cơ quan, người tiến hành phải nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm túc những quy

định của pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh khám
xét, trình tự, thủ tục khi tiến hành khám xét. Từ đó, nguyên tắc này tạo nên tính
pháp lý, khuôn khổ nghiêm khắc của pháp luật tố tụng hình sự.
1.2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những
nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền công dân, Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền năm 1948 có quy định: “Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia
có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ
bản do hiến pháp hay luật pháp quy định”. Nhà nước của ta vốn là nhà nước của
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

15


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

dân, do dân và vì dân, bản chất nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Chính vì lẽ đó mà
việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nhiệm
vụ cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự nói chung và pháp luật về khám xét nói
riêng.
Nguyên tắc này có tính khái quát cao, các quyền cơ bản của công dân được
quy định trong Hiến pháp. Đó là quyền bình đẳng trước pháp luật, bất khả xâm
phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và
nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
Trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản

của công dân phải được quán triệt trong mọi hoạt động tố tụng hình sự. Cụ thể hóa
thì các quyền này được quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như
sau: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều
tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải
tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên
kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời
hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc
không còn cần thiết nữ”. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 điều chỉnh mọi hoạt động tố tụng hình sự và trong đó có
biện pháp khám xét.
Ở góc độ khám xét, áp dụng biện pháp khám xét chỉ khi có những căn cứ
nhất định theo quy định của pháp luật để tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của
công dân. Biện pháp khám xét thực tế khi áp dụng sẽ ảnh hưởng đến các quyền cơ
bản trên nhưng khi áp dụng biện pháp khám xét buộc các chủ thể có thẩm quyền
tiến hành khám xét trong phạm vi trách nhiệm của mình nhằm tôn trọng và bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cần phải thường xuyên kiểm tra tính
hợp pháp và sự cần thiết khi áp dụng biện pháp khám xét để đồng thời hủy bỏ biện
pháp khám xét đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.
Trên tinh thần đó pháp luật tố tụng hình sự đã quy định chặt chẽ về căn cứ, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục khi áp dụng biện pháp khám xét.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

16


Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn

Luận văn tốt nghiệp

1.2.2. Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét
1.2.2.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật
Đây là nguyên tắc tuy không được cụ thể hóa thành điều luật trong pháp luật
tố tụng hình sự nhưng đây là nguyên tắc được định hình trong khi áp dụng biện
pháp khám xét phải tuân thủ. Chỉ được tiến hành khám xét khi có đầy đủ các căn cứ
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Căn cứ để tiến hành khám xét là những
tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập thông qua các hoạt động điều tra
hoặc bằng các biện pháp khác, các nguồn tin khác. Mà các tài liệu, chứng cứ này
phải được kiểm tra, xác minh và bảo đảm tính tin cậy cao. Qua đó, có đủ căn cứ
nhận định đối tượng bị khám xét có cơ sở để tiến hành khám xét.
Tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm
quyền ra lệnh khám xét trong các trường hợp bình thường và không thể trì hoãn
được quy định cụ thể và chặt chẽ trong Điều 141 Bộ luật này. Đảm bảo việc tiến
hành biện pháp khám xét trên thực tế không lạm dụng quyền hạn, khám xét không
đúng thẩm quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân khi bị áp dụng
biện pháp khám xét.
Khi tiến hành khám xét phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ
tục khám xét các đối tượng cụ thể tại các Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145,
Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các đối tượng khám xét có trình tự, thủ
tục khám xét riêng và phù hợp với đặc điểm của mỗi đối tượng này.
Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được
có những hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân, nghiêm chỉnh tuân
theo pháp luật về hoạt động khám xét. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả khám
xét hợp pháp và khách quan.
1.2.2.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ
Hoạt động khám xét phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ.

Bí mật, bất ngờ là yếu tố cơ bản để hoạt động khám xét khi tiến hành đạt được mục
đích của mình. Do xuất phát hoạt động khám xét mang bản chất là hoạt động điều
tra vụ án trong tố tụng hình sự mà yếu tố bí mật, bất ngờ là vô cùng quan trọng. Với
mục đích phát hiện kịp thời những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho cho công tác
điều tra vụ án hình sự thì yếu tố trên phải được đảm bảo. Khi yêu cầu này được
nghiêm chỉnh thực hiện, người phạm tội sẽ không có điều kiện che giấu, tiêu hủy
chứng cứ hoặc chạy trốn. Ngoài ra, trong quá trình khám xét Cơ quan điều tra cũng
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

SVTH: Trương Công Nguyên

17


×