Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 91 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TÔN THẤT CẨM ĐOÀN



THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ
Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên- Huế




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH LUẬT







HÀ NỘI- 2002
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TÔN THẤT CẨM ĐOÀN




THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ
Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên- Huế

Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số : 50512



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH LUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
GS - TS Đào Trí Úc ,Viện trưởng
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật

HÀ NỘI- 2002



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung và xét xử sở thẩm
nói riêng được coi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, bởi lẽ để xác định một
người có tội và phải chịu hình phạt, người đó phải được đưa ra xét xử trước
phiên tòa; Tòa án là cơ quan duy nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quyền quyết định một người có tội hay không có tội.

Chính vì vậy, Điều 72 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Không ai bị coi là có
tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật”. Hoạt động xét xử của Tòa án là sự thể hiện chất lượng, uy tín của
hệ thống các cơ quan tư pháp trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thay mặt
Nhà nước đưa ra những phán quyết cuối cùng trong việc giải quyết vụ án hình
sụ.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tổ chức xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, luật tố tụng hình sự quy định trình tự
xét xử vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy,
việc xét xử vụ án hình sự có thể phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ xét
xử sơ thẩm, đến xét xử phúc thẩm khi có những điều kiện nhất định. Trường
hợp phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết
vụ án hoặc khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án hoặc quyết định đó thì bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật vẫn có thể được đưa ra xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm. Khác với các hình thức xét xử khác, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là bắt
buộc đối với bất kỳ vụ án hình sự nào.
Thực tiễn cho thấy trong tổng số các vụ án hình sự mà ngành Tòa án
đã giải quyết thì số lượng án sơ thẩm chiếm tỉ lệ lớn. Tại tỉnh Thừa Thiên-


2
Huế, hàng năm, các cấp Tòa án phải thụ lý, giải quyết khoảng từ 500 đến 600
vụ án hình sự, trong đó các vụ án được xét xử sơ thẩm chiếm trên 80%. Nếu
việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự không tuân thủ các quy định của thủ tục
tố tụng hình sự, thì sẽ dẫn đến việc xét xử của Tòa án bị sai sót, gây ra những
hậu quả rất xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự, lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên- Huế" mang tính cấp thiết

không những về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu
quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp
phần phục vụ thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
Trong thời gian qua, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã được một
số nhà luật học nước ta quan tâm nghiên cứu. Thạc sĩ Đinh Văn Quế có công
trình: “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000);
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả nói trên
chỉ mới đề cập đến những vấn đề lý luận chung về thủ tục xét xử sơ thẩm
trong luật tố tụng hình sự hoặc phân tích các quy định của pháp luật tố tụng
thực định về các thủ tục đó. Tác giả Đinh Văn Quế nghiên cứu về “Thủ tục xét
xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”;
Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thực tiễn áp
dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án ở các địa phương nói chung và ở tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thủ tục xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự, lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên-
Huế" là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương
trong tình hình hiện nay.


3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
Mục đích
Mục đích của luận văn này là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và
toàn diện về mặt lý luận những vấn đề về thủ tục xét xử sơ thẩm, đánh giá
đúng thực trạng áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp
ở tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định đúng nguyên nhân của những thiếu sót trong
việc áp dụng và trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu

quả việc áp dụng các thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp
trong cả nước nói chung và ở địa phương nói riêng.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra cho mình các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa
án.
- Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét
xử sơ thẩm của Tòa án.
- Phân tích thực trạng áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án các
cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế để xác định sơ hở, thiếu sót, nguyên nhân của
chúng. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án.
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm,
đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án các
cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.



4
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng
thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh tại Thừa Thiên Huế,
trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2000.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước và pháp
luật; những thành tựu của các khoa học: triết học, luật tố tụng hình sự, luật
hình sự, tội phạm học

Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật
tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của
Tòa án, hồ sơ xét xử sơ thẩm các vụ án do các Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế
thụ lý.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi trong các phương pháp hệ
thống, lịch sử, lôgíc, tổng hợp, so sánh, dự báo, kết hợp với phương pháp
tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực
tiễn trong áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật tố tụng
hình sự Việt Nam đề cập riêng đến việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về
thủ tục xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án
nhân dân các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả việc áp dụng các thủ tục đó. Trong luận văn này, với sự phân
tích một cách khoa học, tác giả đã cố gắng:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa
án.


5
- Đánh giá đúng thực trạng áp dụng thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án
các cấp tỉnh Thừa thiên Huế.
- Góp phần giải quyết những vướng mắc về việc áp dụng thủ tục xét
xử sơ thẩm của Tòa án trong việ xử lý các vụ án hình sự tại địa phương.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ
tục xét xử sơ thẩm của Tòa án trên địa bàn tỉnh nhà.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu và các luận điểm được đưa ra trong luận
văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với hoạt động xét xử nói

chung, xét xử sơ thẩm của Tòa án nói riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ở chỗ:
- Về mặt lý luận, luận văn này là công trình nghiên cứu một cách
tương đối có hệ thống và toàn diện về thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án.
- Về mặt thực tiễn, luận văn này đề cập việc phân tích thực trạng áp
dụng các thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, góp
phần giải quyết các vướng mắc mà thực tiễn xử lý các vụ án hình sự tại địa
phương gặp phải.
- Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng với tính chất là tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ các cơ quan
bảo vệ pháp luật, cũng như cho giảng viên và sinh viên trong các trường đào
tạo đại học chuyên ngành luật.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có 88 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương.




6

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 KHÁI NIỆM, TÍNH CHẤT, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XÉT XỬ SƠ
THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm
Ngay từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, người ta đã khẳng định: ở đâu có
pháp luật, thì ở đó phải có một hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành
một cách nghiêm chỉnh. Sự bảo đảm đó, trước hết là phải bằng hoạt động của
cơ quan nhà nước có chức năng xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp

luật nhà nước. Hay nói cách khác, sự bảo đảm đó chính là hoạt động xét xử
của cơ quan chức năng trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện.
Ở nước ta, Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân đã quy định rõ
Toà án là cơ quan Nhà nước duy nhất có chức năng xét xử; hoạt động xét xử
là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của Toà án. Yêu cầu của việc xét xử là
phải xác định và làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở của sự
thật khách quan đó, Toà án nhân danh Nhà nước, đưa ra phán quyết bằng bản
án hoặc quyết định.
Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan xét xử của Nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống Toà án nhân dân trở thành công cụ đắc lực của
chuyên chính vô sản Việt Nam; cùng với các cơ quan khác như Viện kiểm sát,
cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp,
hoạt động của Toà án bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh.
Toà án là nơi biểu hiện tập trung nhất, cao nhất của quyền tư pháp. Tại Toà


7
án, các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định được đưa
ra xem xét và sử dụng một cách công khai thông qua các thủ tục tố tụng, để từ
đó đưa ra những phán xét cuối cùng. Toà án là nơi thể hiện công lý, sự đối xử
bình đẳng và công bằng trong tất cả các mối quan hệ; Toà án cũng là nơi thể
hiện chất lượng, trình độ hoạt động và uy tín của các cơ quan, tổ chức trong
hệ thống tư pháp của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính của mình, bằng phiên toà, Toà án
trước hết phải xét rồi mới xử. Xét chính là việc xác minh lại sự việc, hành vi
đã bị truy tố thông qua việc kiểm chứng, một cách khách quan và thận trọng,
các tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra cũng như mới
được xuất trình tại phiên toà, lời khai của bị cáo và những người tham gia tố
tụng khác, thông qua việc tranh tụng tại phiên toà. Mục đích của việc xét
chính là để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Xử chính là việc Toà án đưa

ra phán quyết của mình, kết luận bị cáo có phạm tội hay không, nếu có thì
phạm tội gì, phạm vào điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, áp dụng hình phạt
đối với bị cáo cũng như giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các vấn
đề cần thiết khác. Nặng tin vào hồ sơ, có định kiến sau khi đọc hồ sơ, xem
nhẹ việc xác minh sự thật khách quan tại phiên toà là biểu hiện của thái độ xử
mà không xét.
Nói tóm lại: xét xử là “hoạt động của Toà án tại phiên toà để xem xét
các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật, xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các
quyết định của Toà án” [ 25, Tr. 482 ]. Đây là một dạng đặc biệt của hoạt
động thực hiện quyền lực Nhà nước, do Toà án, mà cụ thể là Hội đồng xét xử
tiến hành công khai trước sự giám sát của đông đảo quần chúng nhân dân,
theo một trình tự và thủ tục hết sức chặt chẽ được quy định tại Bộ luật tố tụng
hình sự. Các trình tự và thủ tục này, một mặt bảo đảm sự nghiêm túc trong
hoạt động xét xử ở chốn pháp đình, mặt khác thể hiện bản chất dân chủ, bình
đẳng và công minh của pháp luật Xã hội chủ nghĩa.


8
Để bảo đảm cho hoạt động xét xử của Toà án được chính xác, công
minh và có tính thuyết phục cao, nhiều nước trên thế giới quy định việc xét xử
của Toà án bao gồm nhiều cấp xét xử . Ở nước ta cũng vậy, các vụ án nói
chung cũng như các vụ án hình sự nói riêng đều được giải quyết theo hai cấp
xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Ngoài ra, trong một số trường
hợp đặc biệt thì vụ án có thể được giải quyết theo những trình tự và thủ tục
đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm.
Mỗi vụ án hình sự, sau khi Cơ quan điều tra đã thu thập chứng cứ để
chứng minh tội phạm và Viện kiểm sát đã ra bản cáo trạng truy tố bị can ra
trước Toà án thì hồ sơ vụ án được chuyển đến Toà án để xét xử . Khi Toà án
mở phiên toà lần đầu để xét xử vụ án thì đó chính là xét xử theo trình tự sơ
thẩm. Nếu sau đó, trong thời hạn luật định, bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị

kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án sẽ được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử
lại một lần nữa theo thủ tục xét xử phúc thẩm.
Như vậy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chính là lần xét xử đầu tiên
trong hoạt động xét xử của Toà án đối với một vụ án hình sự.
1.1.2. Tính chất, vị trí của xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Việt Nam
Như đã nói ở phần 1.1.1, việc xét xử sơ thẩm chỉ được tiến hành khi
Cơ quan điều tra đã điều tra vụ án; Viện kiểm sát đã truy tố bị can ra trước
Toà án bằng bản cáo trạng. Chính vì vậy xét xử sơ thẩm được xác định như là
một công đoạn trong giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án
hình sự. Do căn cứ để xét xử ở mỗi cấp cũng có sự khác nhau nên tính chất
xét xử ở mỗi cấp cũng có sự khác nhau. Nếu như tính chất của xét xử giám
đốc thẩm, tái thẩm là việc xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị; tính chất của xét xử phúc thẩm là
việc xét lại những bản án hoặc quyết định của cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị; thì tính chất của xét xử sơ thẩm là


9
việc Toà án lần đầu tiên điều tra, xem xét một cách khách quan, toàn diện và
công khai tại phiên toà đối với tất cả các tài liệu, chứng cứ thu thập được
trong giai đoạn điều tra, cùng với các tài liệu, chứng cứ được đưa ra tại phiên
toà, nhằm xác định chính xác sự thật về vụ án, trên cơ sở đó Toà án đưa ra
những quyết định giải quyết vụ án (bằng một bản án hoặc một quyết định).
Nếu như bản kết luận điều tra và bản cáo trạng chỉ là kết luận sơ bộ của Cơ
quan điều tra và của Viện kiểm sát để trên cơ sở đó đề nghị Toà án xét xử bị
caó thì bản án của Toà án mới là kết luận chính thức và công khai bị cáo có
tội hay không có tội, nếu có tội thì bị cáo phạm tội gì, theo quy định tại điều
khoản nào của Bộ luật hình sự; Toà án có áp dụng hình phạt đối với bị cáo
hay không, nếu áp dụng hình phạt thì là loại hình phạt gì; đồng thời Toà án

quyết định các biện pháp tư pháp đối với bị cáo cũng như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra hoặc kiến nghị với cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội sửa chữa những thiếu sót trong việc quản lý
Nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý con người; Nếu có căn cứ, Toà án còn
có thể khởi tố vụ án đối với người phạm tội mới hoặc hành vi phạm tội mới,
v.v Nói cách khác, tính chất của xét xử sơ thẩm chính là việc Toà án phải
xem xét và quyết định một cách công khai, toàn diện tất cả các vấn đề đặt ra
của vụ án, theo yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự.
Xuất phát từ tính chất như đã nêu trên nên hoạt động xét xử sơ thẩm
có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Xét xử sơ
thẩm được xác định như là một công đoạn đầu tiên trong giai đoạn kết thúc
của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Hay nói cách khác, xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét xử của
Toà án. Bởi vậy, Bộ luật tố tụng hình sự đã giành một phần lớn, gồm 7
chương (từ chương XV đến chương XXI - từ Điều 145 đến Điều 203) và Điều
61 để quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm.


10
Với ý nghĩa là cuộc điều tra công khai, tại phiên toà sơ thẩm, mọi tài
liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập được
đều được đưa ra xem xét một cách công khai; những người tiến hành tố tụng
được nghe trực tiếp lời khai, lời trình bày của người tham gia tố tụng; những
người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai, lời trình bày của nhau, họ
được đối chất, tranh luận và chất vấn một cách công khai về những vấn đề mà
tại cơ quan điều tra họ chưa có điều kiện thực hiện. Tại phiên toà, quyền và
nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được thực
hiện một cách công khai, đầy đủ; bị cáo, người bị hại đều bình đẳng với
nhau, thậm chí còn bình đẳng cả với đại diện viện kiểm sát trong việc xuất
trình chứng cứ, tranh luận và đưa ra yêu cầu. Do đó, có thể nói xét xử sơ thẩm

được coi như là đỉnh cao của quyền tư pháp, đỉnh cao của tính dân chủ trong
hoạt động tư pháp.
Như đã nói, xét xử sơ thẩm là bước xét xử lần một của nguyên tắc hai
cấp xét xử, nhưng trong thực tế thì không phải vụ án hình sự nào cũng trải qua
hai cấp xét xử. Việc xét xử tiếp một vụ án ở cấp phúc thẩm chỉ được thực hiện
khi bản án của cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị. Bởi vậy, nếu
việc xét xử sơ thẩm là chính xác, khách quan và toàn diện, tuân thủ những
quy định của pháp luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng thì tỷ lệ
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm sẽ giảm xuống, phần lớn các vụ
án hình sự sẽ được giải quyết xong ngay khi đã được xét xử sơ thẩm. Như
vậy, sẽ hạn chế được lượng án mà các toà án cấp trên phải giải quyết, tiết
kiệm được về thời gian cũng như tiền bạc cho việc giải quyết một vụ án hình
sự, hiệu quả hoạt động của toà án cũng như của bộ máy Nhà nước được nâng
cao.
Ngoài ra, xét xử sơ thẩm còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục ý
thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm. Phiên toà xét xử sơ thẩm thường có
đầy đủ những người tham gia tố tụng và có nhiều người khác tham dự. Nên,


11
với phiên toà công khai có văn hoá pháp luật cao, với bản án công bằng, thì sẽ
có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục công dân ý thức tôn trọng pháp luật,
tôn trọng quy tắc đời sống xã hội, bảo vệ pháp chế.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ
THẨM TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2.1. Các nguyên tắc, yêu cầu của các quy định về thủ tục xét xử
sơ thẩm
Trong hệ thống các quy phạm tố tụng hình sự, nguyên tắc tố tụng hình
sự chiếm một vị trí quan trọng. Nó là những quy định pháp luật cơ bản, chung
nhất, mang tính chỉ đạo được ghi nhận trong Hiến pháp (nguyên tắc Hiến

định), trong Bộ luật tố tụng hình sự (nguyên tắc luật định) và các văn bản
khác, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố
tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Các nguyên tắc
tố tụng hình sự thể hiện bản chất của tố tụng hình sự, là cơ sở cho mọi hoạt
động và hành vi tố tụng hình sự.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã thể hiện khá đầy đủ các nguyên
tắc tiến bộ, dựa trên nền tảng chung là dân chủ và pháp chế XHCN. Trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm, các quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm đều được
xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
Qua nghiên cứu thủ tục xét xử sơ thẩm, chúng tôi thấy những nguyên
tắc, yêu cầu cơ bản đó là:
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự: “
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật
này”


12
Trong tố tụng hình sự, không chỉ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, mà trong
tất cả các giai đoạn tố tụng, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải triệt để tuân thủ các
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi thực hiện các hoạt động, các hành vi
tố tụng.
Thực tiễn cho thấy hầu hết các vụ án bị xử oan sai là do trong quá
trình xét xử vụ án, nguyên tắc này đã không được tuân thủ một cách triệt để.
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một nguyên tắc
và yêu cầu cơ bản, có tính chất xuyên suốt của thủ tục tố tụng hình sự Việt
Nam.

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự là:
Khi tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, phải tôn trọng các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phải thường xuyên kiểm tra tính hợp
pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc
thay đổi những biện pháp đó, nếu thấy có vi phạm pháp luật hoặc không cần
thiết nữa.
Nội dung nguyên tắc này nhấn mạnh đến trách nhiệm của những
người tiến hành tố tụng, mà ở trong giai đoạn xét xử sơ thẩm chính là trách
nhiệm của thẩm phán và hội thẩm nhân dân, vì những người này khi thực hiện
hành vi tố tụng sẽ tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, tính hợp pháp và cần thiết của những
biện pháp đã được áp dụng nhất là đối với biện pháp tạm giam, phải được
thường xuyên kiểm tra, nếu thấy không còn cần thiết nữa thì phải huỷ bỏ hoặc
thay đổi. Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp đã áp dụng phải xuất phát
từ ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.



13
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
Đây là nguyên tắc Hiến định, được quy định tại Điều 52 Hiến pháp
năm 1992. Nguyên tắc này được thể hiện trong tố tụng hình sự nói chung và
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng như sau:
- Mọi người, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,
thành phần, địa vị xã hội nếu phạm tội thì đều bị xử lý theo pháp luật.
- Mọi người, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,
thành phần, địa vị xã hội nếu là người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia
tố tụng thì đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự, nội dung của quyền

bình đẳng trước Toà án là Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những
người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng
cứ, yêu cầu và tranh luận trước Toà án.
Hiện nay, do nhận thức chưa đầy đủ về quyền này nên ở một số phiên
toà đã xảy ra tình trạng Hội đồng xét xử, không tôn trọng việc bị cáo, người
bào chữa, người tham gia tố tụng đưa ra các chứng cứ, yêu cầu; tình trạng
thiếu sự tôn trọng lẫn nhau, gây mất trật tự tại phiên toà.
Nguyên tắc bảo đảm việc tham gia tố tụng hình sự của các tổ chức
xã hội và công dân.
Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự thì Mặt trận Tổ quốc,
Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên
hiệp phụ nữ, các tổ chức xã hội khác và công dân có quyền và nghĩa vụ tham
gia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, góp phần đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận
lợi để các tổ chức xã hội và công dân tham gia tố tụng hình sự .


14
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, nguyên tắc này được thể hiện ở các
nội dung như:
- Đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử là người chưa thành
niên thì thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩn nhân dân là giáo
viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện của nhà
trường hoặc tổ chức xã hội, cha mẹ hoặc người thân của bị cáo phải được
triệu tập đến tham gia phiên toà để phát biểu ý kiến về những vấn đề có liên
quan đến hành vi phạm tội của bị cáo.
- Khi phát hiện có những vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các tổ chức xã hội và công dân có
quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan này phải xem

xét, giải quyết và trả lời cho các tổ chức xã hội và công dân đã kiến nghị biết.
Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết
tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự với
nội dung: Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có
bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, nguyên tắc này được thể hiện là
người bị Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc
ngay cả khi đã tuyên án và kết án, nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì
họ chưa bị coi là người có tội, họ còn đầy đủ các quyền của một công dân, vì
vậy những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng không được có
định kiến, đối xử với họ như một kẻ có tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để bị cáo được thực hiện các quyền
của người công dân, bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo được sử dụng các
biện pháp do luật định để gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị
cáo.


15

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, việc xác định sự thật khách
quan của vụ án không chỉ là mục đích của hoạt động tố tụng mà nó còn thể
hiện toàn bộ nội dung, bản chất của quá trình chứng minh tội phạm.
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự, là
một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tụng ở tất cả các giai đoạn. Ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm, nguyên tắc này yêu cầu người tiến hành tố tụng, mà
cụ thể là Hội đồng xét xử, phải xác định nội dung vụ án: đúng với thực tế
khách quan, tức là phải nêu đúng sự việc phạm tội, không thêm bớt, không
nêu những nhận xét, đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng và của người tiến

hành tố tụng; toàn diện, tức phải xem xét, đánh giá các chứng cứ buộc tội
cũng như gỡ tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nguyên nhân và điều kiện phát
sinh tội phạm ; đầy đủ, tức không bỏ sót tình tiết nào của vụ án.
Trong thực tiễn, không ít trường hợp, do không thực hiện đúng
nguyên tắc này, việc xem xét, đánh giá chứng cứ của thẩm phán, hội thẩm
nhân dân mang tính chủ quan, tuỳ tiện nên dẫn đến vụ án bị xử oan, sai.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo
Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Bị can, bị cáo có quyền tự
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của
họ.”
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho bị cáo sử dụng tất cả các biện
pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ mình trước toà án. Những người
tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho bị cáo hoặc người bào chữa của bị
cáo được sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để chứng minh
bị cáo vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.


16
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo ở giai đoạn xét xử sơ
thẩm được coi như tập trung nhất về quyền bào chữa.
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng
hoặc người tham gia tố tụng
Theo điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm phán, hội thẩm nhân
dân, kiểm sát viên, điều tra viên, thư ký phiên toà, người phiên dịch, người
giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng
để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hành nhiệm vụ của mình.
Để nguyên tắc này được thực hiện, thủ tục tố tụng hình sự quy định cụ
thể những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc người tham
gia tố tụng ( như việc thay đổi thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân quy định

tại Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự, )
Nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia
Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Việc xét xử ở Toà án có
hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, hội
thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán”
Nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia được coi là một
nguyên tắc dân chủ và là việc cụ thể hoá nguyên tắc “ bảo đảm việc tham gia
phiên toà của các tổ chức xã hội và công dân”, nhưng là việc tham gia trực
tiếp vào việc xét xử, có quyền như thẩm phán. Nguyên tắc này thể hiện tính
nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án, là sự kết hợp giữa kiến thức
pháp lý của thẩm phán và sự hiểu biết của hội thẩm nhân dân về thực tế tâm
tư của nhân dân
Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho giai đoạn xét xử và cũng không phải
là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các giai đoạn xét xử mà chỉ ở giai đoạn
xét xử sơ thẩm thì nó mới là nguyên tắc bắt buộc.


17
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật
Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khi xét xử, thẩm phán và
hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
Độc lập xét xử không chỉ là nguyên tắc xét xử mà còn là nguyên tắc
hiến định, nhằm bảo đảm việc xét xử của Toà án không bị chi phối bởi bất cứ
sự tác động nào khi ra bản án hoặc những quyết định.
Nội dung của nguyên tắc này là thẩm phán và hội thẩm nhân dân hoàn
toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong khi tiến hành chức năng xét xử
các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng. Các cơ quan, tổ chức xã hội
hoặc bất cứ ai khác không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Toà án.
Trong thực tiễn, không ít trường hợp, có những cá nhân tìm cách tác

động, gây áp lực để tác động đến hoạt động xét xử của thẩm phán, hội thẩm
nhân dân, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc này. Sự sai phạm này, trách
nhiệm trước hết là của thẩm phán và hội thẩm nhân dân vì họ tự mình đã
không đấu tranh và không thực hiện đúng nguyên tắc này.
Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự:
“Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”
Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số là một nguyên tắc
thật sự dân chủ trong hoạt động xét xử và có quan hệ mật thiết với các nguyên
tắc khác như: nguyên tắc “ xét xử có hội thẩm tham gia”, nguyên tắc “ thẩm
phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Thực
hiện một nguyên tắc này cũng tức là bảo đảm cho nguyên tắc khác được thực
hiện.
Nguyên tắc này được bảo đảm bằng các quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự về thành phần hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm, về thủ tục nghị án.


18
Nguyên tắc xét xử công khai
Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc dân chủ của hoạt
động xét xử được quy định tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự. Tính công
khai trong hoạt động xét xử được thể hiện ở chỗ phiên toà phải tiến hành công
khai, mọi công dân (trừ những người dưới 16 tuổi) đều có quyền được dự và
theo dõi diến biến của phiên toà. Ngay cả khi để đảm bảo bí mật Nhà nước
hoặc giữ gìn đạo đức xã hội, Toà án có thể xử kín, nhưng việc tuyên án vẫn
phải công khai. Nguyên tắc xét xử công khai không chỉ thể hiện tính dân chủ
mà còn bảo đảm nhân dân kiểm tra được hoạt động của Toà án, đề cao được
trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng.
Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự thì xét xử

trực tiếp là “ Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng
cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định,
xem xét vật chứng và nghe lời người bào chữa”
Xét xử trực tiếp có tác dụng kiểm tra tính chân thật của những tài liệu
do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra, truy tố.
Trong thực tiễn, các yêu cầu của nguyên tắc này chưa được tuân thủ
một cách đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, Hội đồng xét xử chưa thật sự lắng
nghe ý kiến, lời trình bày của bị cáo và những người tham gia tố tụng, mà quá
chú trọng và tin tưởng vào các tài liệu chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu
thập và có trong hồ sơ vụ án. Không ít trường hợp bản án không phải căn cứ
vào các chứng cứ đã thu thập tại phiên toà mà chủ yếu là dựa vào các chứng
cứ có trong hồ sơ vụ án.


19
Xét xử bằng lời nói thể hiện ở chỗ bị cáo và những người tham gia tố
tụng khai báo hoặc trình bày bằng lời nói với Hội đồng xét xử; việc tranh luận
cũng được thực hiện bằng lời nói.
Xét xử liên tục là việc Toà án tiến hành xét xử một vụ án từ lúc khai
mạc phiên toà cho đến khi tuyên án phải diễn ra một cách liên tục, trừ thời
gian nghỉ.
Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự
Theo Điều 21 Bộ luật tố tụng hình sự thì tiếng nói và chữ viết dùng
trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường
hợp này phải có người phiên dịch.
1.2.2. Một số nội dung chính của các quy định về xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự
1.2.2.1. Những quy định về thủ tục chuẩn bị xét xử

Chuẩn bị xét xử là chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra
xét xử theo quy định của pháp luật. Ở giai đoạn này, Tòa án, Viện kiểm sát và
những người tiến hành tố tụng phải xử lý các tình huống có liên quan đến việc
đưa hoặc không đưa vụ án ra xét xử.
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn
chuẩn bị xét xử đối với tội ít nghiêm trọng là ba mươi ngày, đối với tội
nghiêm trọng là bốn mươi lăm ngày, đối với tội rất nghiêm trọng là hai tháng,
đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là ba tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ
án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định kéo dài
thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội ít
nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội rất
nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi đã có quyết định đưa vụ


20
án ra xét xử, phải mở phiên tòa trong thời hạn mười lăm ngày; trong trường
hợp có lý do chính đáng, thì có thể mở phiên tòa trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung, thì trong thời hạn mười lăm
ngày sau khi nhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội ít nghiêm trọng là bốn
mươi lăm ngày, đối với tội nghiêm trọng là sáu mươi ngày, hai tháng + ba
mươi ngày đối với tội rất nghiêm trọng, ba tháng + ba mươi ngày đối với tội
đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung, Tòa
án có thêm mười lăm ngày để làm các thủ tục đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy không ít trường hợp vụ án được trả lại để điều tra bổ sung,
sau khi Tòa án nhận được hồ sơ, có thể ra một trong những quyết định sau:
Thứ nhất, tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu như cơ quan điều
tra chưa đáp ứng được yêu cầu của Tòa án.
Thứ hai, quyết định tạm đình chỉ vụ án, nếu sau khi nhận lại hồ sơ vụ

án, bị cáo mới bỏ trốn hoặc mới mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của Hội
đồng giám định pháp ý.
Thứ ba, quyết định định chỉ vụ án, nếu sau khi nhận được hồ sơ vụ án,
bị cáo mới chết.
2. Các quyết định của Tòa án trong thời hạn chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, có nhiều việc Tòa án
phải thực hiện như áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; trả lại
hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung hoặc truy tố lại; tạm đình chỉ vụ án hoặc đình
chỉ vụ án; triệu tập phiên tòa, tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tất cả
các hoạt động này được thực hiện dưới hình thức một văn bản:
a) Tòa án áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Theo quy định tại Điều 152, sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Tòa án có
quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.


21
Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án Tòa án
hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn
chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền
họăc tài sản có giá trị để đảm bảo. Trong các biện pháp ngăn chặn nói trên,
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án chỉ có thể áp dụng các biện pháp như
tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
đảm bảo.
Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp bị cáo chưa bị
cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát áp dụng bất cứ biện pháp ngăn chặn nào hoặc
đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, nhưng đến thời điểm vụ án do Tòa án thụ
lý, biện pháp đó bị huỷ bỏ.
Tòa án thay đổi biện pháp ngăn chặn là buộc người bị truy tố phải
chịu một biện pháp cưỡng chế khác trong các biện pháp cưỡng chế được quy

định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng không phải là biện pháp mà
cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát đã áp dụng. Ví dụ: khi Tòa án nhận hồ
sơ vụ án, người bị truy tố bị áp dụng biện pháp tạm giam, nhưng trong thời
gian chuẩn bị xét xử, Tòa án thay đổi biện pháp đó bằng biện pháp cấm đi
khỏi nơi cư trú. Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là trường hợp khi Tòa án
thụ lý hồ sơ vụ án, bị cáo đang bị Tòa án áp dụng một trong các biện pháp
ngăn chặn, nhưng Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp đó và không buộc bị
cáo phải chịu bất kỳ một biện pháp ngăn chặn nào khác.
Thực tiễn xét xử cho thấy, trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án
không chỉ áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn mà còn áp
dụng, thay đổi, hoặc hủy bỏ cả những quyết định khác không phải là biện
pháp ngăn chặn như kê biên tài sản hoặc hủy bỏ biện pháp không phải là kê
biên tài sản. Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam phải do


22
Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định, còn các biện pháp ngăn chặn
khác phải do thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định.
Thời hạn tạm giam người bị truy tố để chuẩn bị xét xử không được
quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 151 Bộ luật tố tụng hình
sự, tức là thời hạn tạm giam không được quá thời hạn bảy mươi lăm ngày đối
với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá một trăm hai mươi
ngày đối với tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng theo quy định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự, đối với bị
cáo đang bị tạm giam, mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết,
nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra
lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên ,do chưa có hướng
dẫn cụ thể về vấn đề này, nên trong thực tiễn xét xử, vấn còn có các quan
điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tòa án đã ra lệnh tạm giam bị cáo 75

ngày hoặc 120 ngày, mà đến ngày mở phiên tòa, thời hạn tạm giam đã hết,
Tòa án vẫn chưa mở được phiên tòa, thì có quyền ra lệnh tạm giam cho đến
khi phiên tòa kết thúc và như vậy thời hạn ra lệnh tạm giam lần này không có
thời hạn.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự quy
định, đến ngày mở phiên tòa mà thời hạn tạm giam đã hết là trường hợp đúng
ngày mở phiên tòa thì thời hạn tạm giam hết, chứ không phải tính đến ngày
mở phiên tòa, thời hạn tạm giam hết.
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm thứ nhất, vì quan điểm này
tạo ra khoảng trống không có giới hạn của việc tạm giam bị cáo, và như vậy
là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự.




23
b)Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự, thì sau
khi nhận được hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có
nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy thiếu
những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung ở phiên tòa được hoặc có
căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác hoặc phát hiện có vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để
điều tra bổ sung.
c) Tòa án quyết định tạm đình chỉ vụ án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự, thì thẩm
phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 135 Bộ luật
tố tụng hình sự. Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự quy định những căn cứ đó
như sau:
- Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận

của Hội đồng giám định pháp y.
- Chưa xác định được bị can hoặc không biết bị can ở đâu.
d) Tòa án quyết định đình chỉ vụ án
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa
phiên tòa có thể ra quyết định đình chỉ vụ án, khi có một trong các căn cứ quy
định tại các điểm3, 4, 5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, căn cứ
để thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án
cũng là căn cứ để không khởi tố vụ án, là căn cứ để cơ quan điều tra đình chỉ
điều tra theo Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự, là căn cứ để Viện Kiểm sát rút
quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa theo Điều 156 Bộ luật tố tụng hình
sự Những căn cứ đó là:
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.

×