Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.83 KB, 2 trang )
Muốn đạt được hiệu quả cao trong học tập, lao động sản xuất thì
phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Thực hành
càng nhiều thì lí thuyết càng sáng tỏ. Lí thuyết phù hợp với thực
tiễn thì thực hành càng đạt hiệu quả cao.
A. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI
1. Thể loại: Kiểu bài bình luận về vấn đề xã hội.
2.Nội dung
- Câu tục ngữ được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, do đó, khi bình luận cần làm nổi rõ:
+ Tầm quan trọng của kĩ năng thực hành (tay quen).
+ Mối quan hệ giữa lí thuyết (trăm hay) và thực hành.
+ Bình luận mở rộng vấn đề: phê phán việc coi trọng lí thuyết, coi nhẹ thực hành và ngược lại.
Tư liệu: Kiến thức đã học từ bộ môn khác và thực tế đời sống.
B.DÀN BÀI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng giữ lí thuyết và thực hành: “Học đi đôi với hành”. Và định kiến lệch giữa
lí thuyết và thực hành.
- Dẫn đề bài (câu tục ngữ).
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vừa bình luận vừa giải thích ý nghĩa câu tục ngữ về mặt đúng và chưa đúng, có thể bình luận xen kẽ,
hoặc tách từng phần riêng rẽ.
+ Ý đúng của câu tục ngữ.
- Nếu nắm vững lí thuyết mà chưa một lần qua thực hành thì sẽ gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến thất bại,
gây hậu quả xấu.
- Thực tế có người không được học hành qua các trường lớp nhưng do đúc kết được kinh nghiệm, hoặc
thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần với một công việc nào đó nên khi làm có kĩ năng và đạt kết quả. Ý
nghĩa này chỉ áp dụng ở hoàn cảnh xã hội mà nền kinh tế còn lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
+ Ý chưa đúng của câu tục ngữ:
- Coi trọng thực hành mà xem nhẹ lí thuyết. Thực ra lí thuyết được xây dựng từ thực tiễn nên lí thuyết
giúp cho thực hành đạt được hiệu quả cao, tạo cho thực hành có kĩ năng hơn, tránh được thiệt hại đáng