Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.35 KB, 71 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã
dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Đây chính là kết quả
của sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới hai vấn đề xã hội
và môi trường. Sự tăng nhanh về thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị
sản xuất hàng hoá đã làm cho chúng ta lầm tưởng về một sự phát triển toàn
diện của kinh tế - xã hội để rồi tiếp tục gây ra sự cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại
môi trường và gây gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đã đến lúc chúng ta cần
phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tăng trưởng và phát triển, qua đó thấy được
sự nguy hiểm của việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đem lại.
Trước tình hình này, một loạt những Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức
nhằm xác định cho nhân loại một con đường phát triển nhằm đáp ứng sự phát
triển toàn diện của xã hội. Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, quan điểm về “phát
triển bền vững” đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của
hàng trăm tổ chức quốc tế, là đề tài của các cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu
và là một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi
quốc gia. Ý niệm “phát triển bền vững” nhấn mạnh đến khả năng phát triển
kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở
các lĩnh vực khác, nhất là môi trường. Phát triển mà làm huỷ hoại thiên nhiên,
phát triển mà chỉ dựa vào những tài nguyên có thể cạn kiệt là một sự phát
triển không bền vững. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển có lồng
ghép, phối hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chỉ đạo
trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bài học thực tiễn
quý báu đã trải qua như: việc phá các khu rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu
Long để trồng lúa đã làm cho vùng này trong những năm qua phải gánh chịu


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1
Báo cáo thực tập chuyên ngành
tình trạng lũ lụt nặng nề, hay như việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc trừ
sâu nhập lậu từ Trung Quốc về, kể cả những thứ bị cấm dùng do độc hại đã
gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy,
chúng ta đã xây dựng con đường phát triển bền vững dưới sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Trong những năm qua, nhờ phát huy tốt lợi thế của đất nước, con người
tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thuỷ sản đã thể hiện vai trò của
mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản đã góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng
thông qua xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực này. Trong
những năm qua, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trong vùng đã
tăng lên rõ rệt, tình trạng đói nghèo giảm hẳn. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao
động trong vùng không còn nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Từ
đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để những mục tiêu này trở thành thực tế
chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chúng ta
cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đưa ra những nhìn nhận khách quan
và qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hợp lý, tạo nền tảng cho sự phát
triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
Trong thời gian thực tập tại Vụ kinh tế Nông nghiệp – Bộ kế hoạc và
Đầu tư, nhận thức được sự cần thiết phải phát triển bền vững, cũng như vai
trò quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ
sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015”.
Bài viết sẽ được nghiên cứu trên phương pháp chính là: dựa trên những
quan điểm, lý luận về phát triển bền vững và vai trò của nuôi trồng thuỷ sản

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2
Báo cáo thực tập chuyên ngành
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bài viết sẽ đi vào phân tích
những kết quả đạt được trong thời gian qua, so sánh và đối chiếu với các tiêu
chí của phát triển bền vững, qua đó đánh giá và đưa ra nhận xét về tình hình
thực tế, đồng thời căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước để đưa
ra những giải pháp cụ thể và kiến nghị.
Bố cục của đề tài sẽ được chia thành 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ
sản.
- Chương II: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
giai đoạn 2001 – 2007.
- Chương III: Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản
đến năm 2015.
Để hoàn thành bài viết này, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
chuyên viên Vụ kinh tế Nông Nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là
chú Chu Văn Tý đã tạo điều kiện cho em tìm tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài này. Em cũng cảm ơn thầy giáo Th.S Phạm Xuân Hoà đã tận tình
hướng dẫn em trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Tuy nhiên do lượng thời gian có hạn, lượng kiến thức của bản thân về
thực tế còn ít. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và phê
bình thẳng thẳn của các thầy cô giáo trong khoa để thực hiện tốt hơn những
đề tài sau này.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3
Báo cáo thực tập chuyên ngành
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I. Vai trò của ngành Thủy sản đối với phát triển Kinh tế - Xã hội.
1. Một số khái niệm liên quan.
Trong suốt thời gian dài phát triển của đất nước ta, con người Việt
Nam, văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với sông nước, với những hoạt động
trên bến dưới thuyền, quăng chài thả lưới. Ngay từ thưở khai sinh, con người
đã biết đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của chính mình.
Theo thời gian, nghề cá ngày càng phát triển khẳng định tầm quan trọng của
mình, không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của người
dân ven biển mà còn là ngành kinh tế đóng góp lớn cho sự phát triển của đất
nước.
Ngành Thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những
khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người.
Theo điều 2 của Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua: Hoạt động thủy sản là
việc tiến hành khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt
động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành Thủy sản
hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là:
 Lĩnh vực khai thác thủy sản.
 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sinh.
 Lĩnh vực chế biến thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản có thể được hiểu là hoạt động kinh tế khai thác con
giống trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ và ương nuôi các loài thuỷ sản để
chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4
Báo cáo thực tập chuyên ngành
Căn cứ vào môi trường nuôi - trồng người ta chia thành 3 bộ phận
chính:

1.1. Nuôi thủy sản nước ngọt.
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự
nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản (mà nơi sinh
trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ
thương phẩm. Ở đây nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp
hơn 5‰.
Một số loại hình nuôi thủy sản nước ngọt:
 Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ:
Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai, rô phi, tra, basa,…là
những đối tượng ổn định trong nghề nuôi thủy sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống
sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân đạt hơn 3tấn/ha.
Riêng cá tra nuôi trong ao hầm, với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể
cho năng suất tới 300 tấn/ha. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hoặc mới
tạo ra như cá trôi Ấn Độ (rohu), mrigala, cá chép lai ba máu …đang được
phát triển nhanh.
 Nuôi cá mặt nước lớn. (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa):
Hình thức nuôi lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các
đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi
Ấn Độ, v.v…
 Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ:
Được tiến hành theo mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa, luân canh hoặc
xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu
nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và các vùng ngập lũ hiện nay là các
loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thủy sản trong ruộng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
Báo cáo thực tập chuyên ngành
trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm
tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông

nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn,
ếch, baba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi.
1.2. Nuôi thủy sản nước lợ.
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợ
cửa sông, ven biển. Ở đây, nước lợ được hiểu là môi trường nước có độ mặn
thay đổi theo mùa.
Đối tượng nuôi các loài tôm chủ yếu: Tôm sú (P.monodon), tôm he
(Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P.indicus), tôm nương (P. orientalis),
tôm rảo (Metapenaeus ensis) và một số loài như cá vược (chẽm), cá mú
(song), cá chình…
Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh
giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi
hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hóa chất,
kháng sinh, thuốc kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng
Sông Cửu Long.
1.3. Nuôi trồng động thực vật nước mặn.
1.3.1 Nuôi thủy sản nước mặn.
Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng
cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi
trên bãi triều.
Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá gió, cá hú, cá
cam…), nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
6
Báo cáo thực tập chuyên ngành
1.3.2 Trồng rau câu, rong sụn.
Những tỉnh trồng rau câu chủ yếu là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Bến
Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và có kết quả, đang được nhân rộng ở
nhiều địa phương miền Trung và Nam Bộ.
2. Đặc điểm ngành Thủy sản.

2.1. Ngành Thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.
Ngành Thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất độc lập do có
những điều kiện hoạt động sau:
 Có đối tượng lao động riêng.
 Có công cụ và phương pháp lao động riêng.
 Có lực lượng chuyên môn hóa thể hiện đó là một nghề nhất định.
2.2. Là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp và phức tạp.
Ngành Thủy sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như
ngành sản xuất Nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống dưới
nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có những chu kỳ tăng trưởng, chu
kỳ sinh sản, có môi trường sống riêng theo từng loài, theo thời tiết rất đa dạng
và phong phú. Vì vậy, đi đôi với việc khai thác các nguồn thủy hải sản tự
nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi.
Như vậy về mặt sản xuất thì ngành vừa mang tính công nghiệp vừa mang tính
chất nông nghiệp và việc quản lý sản xuất trong ngành thủy sản mang tính
chất hỗn hợp.
Ngành Thủy sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối
tượng sau khi khai thác có tính chất nhanh hỏng, chất lượng và giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường sống nhanh bị giảm sút
và biến đổi. Điều này đòi hỏi sản xuất thủy sản phải được tổ chức liên hoàn,
khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, từ việc khai thác, nuôi trồng cho đến việc
chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
7
Báo cáo thực tập chuyên ngành
3. Vai trò và vị trí của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.
Vai trò của ngành Thủy sản được khẳng định trong Nghị quyết của
Chính phủ ngày 15/6/2000 về “ Một số chủ trương và chính sách về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp ” với vai trò là Ngành
sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong

nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành ngành sản xuất có lợi thế lớn
nhất trong nền Nông nghiệp của Việt Nam, sản lượng thủy sản đạt 3 đến 3,5
triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất
khẩu vươn lên hàng đầu khu vực Châu Á.
Mặt khác, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP của ngành Thủy
sản giai đoạn 1995 – 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Ngành
Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ
trọng của ngành Thủy sản trong tổng giá trị GDP toàn quốc liên tục tăng, từ
2,9%(năm 1995) lên 3,4%(năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
3.1. Tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
Là một đất nước đang phát triển, con đường thuận lợi để đưa Việt Nam
tiến lên trở thành một nước công nghiệp là phải phát huy những lợi thế của
đất nước. Trong đó, ngành Thủy sản là một trong những ngành khai thác lợi
thế so sánh hiệu quả nhất.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành Thủy sản đã có những bước
tiến kô ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược phát triển Kinh tế -
Xã hội ngành Thủy sản thời kỳ 1991 – 2000 đã hoàn thành vượt mức.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành Thủy sản đang
chuyển dân từ sản xuất mang nặng tính công nghiệp sang sản xuất kinh doanh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
8
Báo cáo thực tập chuyên ngành
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chúng ta có thể thấy rõ điều này
qua bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm Toàn quốc
Công nghiệp
Xây dựng

Dịch vụ
Nông – Lâm – Thủy sản
Tổng số
Riêng Thủy
sản
1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0
1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5
1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6
1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1
2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5
2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4
Tốc độ tăng
trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6
Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản.
Bảng 1: Giá trị của ngành Thuỷ sản trong cơ cấu xuất khẩu.
3.2. Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước.
Từ đầu những năm 1980, ngành Thủy sản đã đi đầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế
giới. Năm 1996, ngành Thủy sản mới chỉ quan hệ với 30 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Đến năm 2001 quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và
vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành Thủy
sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
xuyên của ngành. Năm 2003 xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam vào 4 thị
trường chính là: Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá
trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng, sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của
ngành Thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

9
Báo cáo thực tập chuyên ngành
bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào khu vực thế giới.
3.3. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Thủy sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho
người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mỗi mặt hàng thủy sản của
mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức trung bình tiêu thụ sản
phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như
một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng
chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thủy sản. Có thể nói ngành Thủy
sản có đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
3.4. Góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Ngành Thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các
công đoạn của quá trình sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên
phạm vi cả nước.
Số lao động của ngành Thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm
1996) lên 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy mỗi
năm tăng thêm hơn 100.000 người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường
xuyên của ngành Thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả
nước là 2%/năm.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy
sản chủ yếu ở quy mô là hộ gia đình nên đã thu hút mọi lực lượng lao động,
tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm
nghèo. Các hoạt động phục vụ như: vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản
phẩm…chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải
thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền
núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm đến hơn 90%.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

10
Báo cáo thực tập chuyên ngành
Thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế lớn của ngành về
phát triển thủy sản, với sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế và của Nhà nước,
nhiều cơ sở hạ tầng của ngành đã được xây dựng và cải tạo. Những cơ sở này
thường được hình thành ở những vùng chài ven biển hoặc những địa phương
làm nông nghiệp có mức sống thấp, bước đầu đã tạo những nguồn lực vật chất
thiết yếu như vốn, công nghệ, thông tin, tàu bè, cảng cá, hệ thống thủy lợi…,
tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những hộ nghèo có cơ hội tham gia
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo.
II. Vị trí của nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu ngành.
1. Vai trò của nuôi trồng thủy sản.
1.1. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và thương
mại quốc tế thủy sản.
Là một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực và Quốc tế, nhu cầu
về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay là
rất lớn. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp từ hai nguồn chính là khai thác
và nuôi trồng thủy sản. Trong xu thế hạn chế khai thác thủy sản nhằm bảo vệ
môi trường như hiện nay, nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp từ nuôi trồng cũng đảm bảo sự ổn định và phù hợp với nhu cầu của
thế giới nhờ thực hiện tốt công tác khuyến ngư và phát triển giống mới. Như
vậy nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng
hơn, góp phần phát triển thương mại thủy sản.
1.2. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Cùng với nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản hàng năm tạo ra một
lượng lớn công ăn việc làm. Nuôi trồng thủy sản là nghề được phát triển ở
hầu hết các địa phương trong cả nước, giải quyết một lượng lớn lao động
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
11
Báo cáo thực tập chuyên ngành

nông nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó, do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao
hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện
chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi diện tích từ trồng lúa, làm muối kém hiệu
quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao
mức sống dân cư.
1.3. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa.
Việt Nam với dân số đông thứ 2 Đông Nam Á và có tốc độ tăng dân số
trên 1,3%/năm, đã trở thành một thị trường tiêu thụ thủy sản tiềm năng. Trong
giai đoạn hiện nay, mức sống của người dân đang dần được cải thiện, nhu cầu
về thực phẩm chất lượng cao, giàu protein, có lợi cho sức khỏe ngày một
tăng. Khi mà khai thác đang có xu thế chững lại và tập trung cho xuất khẩu thì
nuôi trồng thủy sản trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường nội địa.
1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những biện pháp nhằm thực
hiện chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp – Nông thôn nói chung, trong toàn nền
kinh tế nói riêng. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang
việc sử dụng có hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi trồng thủy sản đã và
đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu
hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và đặc biệt là sự
tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư
nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các
ngành Dịch vụ và Công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty
chế biến thủy sản. Như vậy, phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần đưa
nền kinh tế Việt Nam tiến tới một cơ cấu lành mạnh hơn, tiến bộ hơn.
1.5. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
12
Báo cáo thực tập chuyên ngành
Đóng góp của nuôi trồng thủy sản trong sự tăng trưởng của nền kinh tế

Việt Nam là không thể phủ nhận. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng có
giá trị cao trên thị trường thế giới, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho
đất nước, là nguồn lực cơ bản cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Nuôi trồng thủy sản góp
phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, hạn chế các tệ nạn xã
hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan. Đây là những điều kiện
quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nước ta.
2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.1. Giới thiệu tổng quan về các tỉnh Bắc Trung Bộ.
 Điều kiện tự nhiên:
Bắc Trung Bộ là một phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn
dài từ nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là
một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể xã hội.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và KTTĐ miền Trung,
trên trục giao thông Bắc – Nam về đường sắt bộ; nhiều đường ô tô hướng
Đông Tây (7,8,9,29)nối Lào với biển Đông, có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng
Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ,
Cửa Việt, Thuận An…) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế
giữa các tỉnh, các vùng quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông bắc Thái Lan,
Myanma…
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, tây giáp Trường Sơn và Lào, phía
Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven
biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng
phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động
cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
13
Báo cáo thực tập chuyên ngành
cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng
với các vùng trong nước và quốc tế.

Tài nguyên phong phú và đa dạng:
- Đất: 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi; đất
dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng sử dụng cho phát
triển công nghiệp, đô thị. Tổng quỹ đất 5117,4 ngàn ha, đã sử dụng 2791,2
ngàn ha (54,4%), chưa sử dụng 2362,2 ngàn ha (45,6%). Đất nông nghiệp
693,3 ngàn ha (13,5%).
- Rừng: Lâm nghiệp quản lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn
ha, trữ lượng gỗ 134737 m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa. Đứng sau Tây
Nguyên về tài nguyên rừng song chủ yếu là rừng nghèo. Đất không có rừng
1599,8 ngàn ha (không kể 204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh
doanh nghề rừng.
- Biển: có 670km bờ biển, 23 cửa sông nhiêu bãi tắm đẹp, nhiều đầm
phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế
tổng hợp (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực 5000 tấn…)
- Nước: Tổng trữ lượng nước mặt 154,3 km3/năm (18,29km3/ năm/
người) song phân bố không đồng đều theo thời gian nên gây lũ và hạn cục bộ.
 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.
Lịch sử trải qua nhiều biến động phức tạp, từng là phên dậu chống
ngoại xâm, nơi có nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đồng thời gánh chịu
sự tàn phá nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh, con người phải chống chọi
thiên nhiên khắc nghiệt tạo nên tính cách: kiên cường, khẳng khái, thông
minh, cần kiệm, giàu lòng vị tha, yêu nước, sản sinh nhiều nhân tài, đóng góp
nhiều cho cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Dân số bằng 13,3% cả nước, tốc độ tăng trưởng trên tốc độ trung bình
cả nước (2,26%) trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn tốc độ tăng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
14
Báo cáo thực tập chuyên ngành
trung bình của cả nước nên đời sống của người dân còn thấp. Có 50,4% dân
số trong tuổi lao động, 25 dân tộc, dân tộc ít người chiếm 9,4%, chủ yếu phân

bố ở phía Tây, đời sống nghèo, mù chữ nhiều. Mật độ dân cư 186 ng/km2, tỷ
lệ đô thị hóa xấp xỉ 12%, nông thôn chiếm 88% dân số, có 3 thành phố, 7 thị
xã và 61 thị trấn. Tỷ lệ biết chữ 7,87% bằng mức trung bình cả nước.
Dân số trung bình
Diện tích
(km2)
Mật
độ(người/km2)
Bắc Trung Bộ 10668,3 51552 207
Thanh Hoá 3680,4 11136 330
Nghệ An 3064,3 16499 186
Hà Tĩnh 1306,4 6027 217
Quảng Bình 847,9 8065 105
Quảng Trị 625,8 4760 131
Thừa Thiên - Huế 1143,5 5065 226
Nguồn: Niên giám thống kê 2006.
Bảng 2: Dân số các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Có 4,9 triệu lao động, sản xuất chưa phát triển, lao động gia tăng
3,1%/năm, sức ép việc làm lớn, hàng năm hàng chục ngàn người ra khỏi vùng
lập nghiệp. Trong lao động, có 35,7% trẻ song học vấn không cao, trình độ
tay nghề kém, thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ chuyên môn khoa học kỹ
thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ lệ thất nghiệp
5,96%, phần lớn là nông thôn. Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp chiếm đến
73,4%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chỉ có 26,6%, năng suất lao động
thấp.
Mức thu nhập thành thị gần 2 lần nông thôn, số hộ rất giàu 0,57%, giàu
1,17%, dưới trung bình 26,07%, nghèo và rất nghèo 24,88%.
2.2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
15

Báo cáo thực tập chuyên ngành
Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản xét
trên cả mặt diện tích nuôi trồng và nguồn lợi về giống loài.
2.2.1Về diện tích nuôi trồng.
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh đều có ranh giới hành chính giáp với
biển Đông. Vùng đặc quyền kinh tế trên biển có diện tích khá rộng, vùng
kinh tế Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích mặt biển cao so với các vùng
khác trong nước. Khu vực Bắc Trung Bộ có tổng diện tích mặt nước tiềm
năng để nuôi trồng thuỷ sản là 144.858 (ha) với diện tích mặt nước nuôi
trồng là 50.515 (ha). Vùng Bắc Trung Bộ chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng đã
chiếm một tỉ lệ lớn về diện tích tiềm năng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản
của cả nước. Bảng số liệu sau sẽ giúp chúng ta so sánh tỷ lệ diện tích mặt
nước tiềm năng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng với cả nước:
Vùng/
Khu vực
Mặt nước (ha) tiềm năng NTTS Mặt nước (ha) NTTS
Tổng Lợ/mặn Nước ngọt Tổng Lợ/mặn
Nước
ngọt
TOÀN
QUỐC
1.852.06
1
891.30
8
960.753 971.49
0
629.914 344.576
Bắc
Trung Bộ

144.858 39.045 105.813 50.815 17.820 32.995
Nguồn: Bộ Thuỷ sản.
Bảng 3: Diện tích mặt nước và diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Bắc Trung Bộ cũng rất phong phú về diện tích nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt và nước lợ. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bắc Trung Bộ rất
đa dạng và chằng chịt trong đó có các sông lớn như: sông Mã, sông
Hồng...Đây là nguồn cung cấp các loài thuỷ sản nước ngọt rất đa dạng, chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa và một phần cho chế biến xuất khẩu. Tuy
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
16
Báo cáo thực tập chuyên ngành
nhiên, lượng nước trên những sông ngòi này phân bổ không đều theo không
gian và theo các mùa trong năm. Vì vậy để phát huy tốt lợi thế này, ngành
và các địa phương cần có quy hoạch tốt hệ thống thuỷ lợi, góp phần khai
thác tốt những tiềm năng về mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt và nước lợ.
2.2.2 Về giống loài thủy sản.
Nằm trong vùng nhiệt đới, ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự
nhiên, Bắc Trung Bộ có nhiều lợi thế về giống loài. Theo đánh giá, Vùng
Bắc Trung Bộ có nhiều loại thuỷ sản nước ngọt, lợ quý hiếm, có thể nuôi
trồng được nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa với vị thế địa lý nằm
gần các thị trường tiêu thụ lớn, khả năng giao lưu hàng hoá bằng đường bộ,
đường thuỷ, đường hàng không đều rất thuận lợi, tạo cho ngành kinh tể thuỷ
sản ở đây có những điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.
Vùng Bắc Trung Bộ cũng sở hữu một hệ sinh thái biển đa dạng, phục
vụ tốt cho mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Qua khảo sát và
nghiên cứu của Bộ Thuỷ sản cùng với sự phối hợp của các chuyên gia trong
vùng năm 1996, đến nay đã phát hiện được khoảng 9.000 loài động vật và
thực vật biển, trong đó: Thực vật nổi có 537 loài và biến loài; rong biển có
653 loài, 24 biến loài và 20 dạng; cỏ biển có 15 loài; cây ngập mặn có 77

loài; động vật nổi có 660 loài...Như vậy nếu tỉnh bình quân theo chiều dài
bờ biển thì mỗi cây số chứa đựng gần 3 loài. Tuy nhiên trong đó cá tạp
chiếm tỷ lệ khá cao và những loài này không phân bổ đều mà thường tập
trung trong những vùng đa dạng về sinh cảnh và nơi ở, và những nơi có điều
kiện sống thuận lợi (những vùng nước nông biển). Do đó, để phát triển nuôi
trồng thuỷ sản một cách bền vững thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nuôi
trồng và bảo vệ, phát triển các giống loài và môi trường cư trú của chúng,
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
17
Báo cáo thực tập chuyên ngành
đặc biệt là các khu rừng ngập mặn, các đai cỏ biển và rong tảo, các rạn san
hô.
2.2.3 Về điều kiện thời tiết và khí hậu.
Nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển tốt nhờ khí hậu
Á nhiệt nóng ẩm và có pha một chút ôn đới. Tài nguyên khí hậu quan thực sự
quan trọng, đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh thuỷ sản giống như một món quà tặng của tự nhiên cho con
người ở đây. Chế độ thuỷ văn ở hầu hết các sông, đặc biệt là vùng hạ lưu của
sông đều thích hợp cho nhiều loài thuỷ sản sinh sống và phát triển, tạo thành
một vùng sinh thái đặc trưng về nhiệt độ, dòng chảy, tính chất thuỷ lý hoá và
nguồn thức ăn tự nhiên cho thuỷ sinh vật.
Độ phì nhiêu kinh tế của các loại hình thuỷ vực, ao, hồ, ruộng…là khá
cao, có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Độ phì nhiêu kinh tế bao gồm độ
phì nhiêu tự nhiên do đất phong hoá lâu đời mà có và độ phì nhiêu nhân tạo
do con người tạo ra khi cải tạo vùng nước, bón thêm các loại phân xanh, phân
chuồng, phân vô cơ…làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, các thức ăn tự nhiên
cho nuôi trồng thuỷ sản.
Người lao động của vùng đều biết nuôi trồng thuỷ sản như một nghề
truyền thống và hơn nữa, trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã
được coi là một nghề chính, có khả năng làm giàu. Lao động nông ngư dân

với kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của mình đang là yếu tố
thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
18
Báo cáo thực tập chuyên ngành
III. Sự cần thiết của việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.
1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Để hiểu rõ được khái niệm phát triển bền vững chúng ta cần nhìn nhận
lại 2 khái niệm mà nhiều khi sự phân biệt chúng không thật sự chính xác, đó
là: Tăng trưởng kinh tế và Phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất
khi nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề
này cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở
quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh
sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể
biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua
các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình
quân đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ảnh sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế.
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển bền vững cũng đã đi đến thống nhất. Phát
triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát
triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là
sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá
trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung
của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng

tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên
một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
19
Báo cáo thực tập chuyên ngành
kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và
thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo xu thế
của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ảnh sự biến đổi về chất của nền kinh
tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh
trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường, dựa vào
dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến
đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát
triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh duỡng, sự tăng lên của tuổi
thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí
giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân,…Hoàn thiện các tiêu chí trên là
sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Như vậy tăng trưởng và phát triển có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng
trưởng là một phương tiện cơ bản để có thể đạt được phát triển nhưng bản
thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ bản chất của sự phát triển.
Tăng trưởng thể hiện sự tiến bộ về kinh tế còn phát triển là sự tiến bộ toàn bộ
về mặt kinh tế xã hội, văn hóa, môi sinh. Tăng trưởng diễn tả động thái của
nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự biến đổi về chất lượng của nền kinh tế
và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ Xã hội của các
quốc gia.
Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của
nhiều nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có
những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương
lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan
niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề về

phát triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo
đó phát triển bền vững là “…Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
20
Báo cáo thực tập chuyên ngành
không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu thế hệ tương lai”. Quan
niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát
triển. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy
đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường
xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã
xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải
thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững.
Sự phát triển bền vững của một xã hội có thể được đánh giá bằng
những tiêu chí nhất định trên ba phương diện kinh tế, xã hội, tài nguyên và
môi trường như sau:
 Sự bền vững về kinh tế:
Có tăng trưởng của GDP và GDP/người cao. Những quốc gia có thu
nhập trong thời gian trước càng thấp thì tăng trưởng ngày càng phải cao.
Trong điều kiện hiện nay, nước có thu nhập thấp phải có tăng truởng
GDP/người khoảng 5% mới có thể xem là bền vững về kinh tế. Nếu tăng
trưởng thấp hơn thì nền kinh tế đó là không bền vững.
Có GDP, GDP/người không thấp hơn mức trung bình hiện nay của các
nước đang phát triển thu nhập trung bình. Nếu tăng trưởng GDP cao nhuưng
mức GDP/người thấp thì coi như chưa đạt mức bền vững.
Cơ cấu GDP lành mạnh nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định
lâu dài. Tỷ lệ đóng góp của Công nghiệp và Dịch vụ trong GDP phải cao hơn

Nông nghiệp.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
21
Báo cáo thực tập chuyên ngành
 Sự bền vững về xã hội:
Được đánh giá qua một số tiêu chí như chỉ số phát triển con người
(HDI), chỉ số phát triển giới (GDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các tiêu chỉ
giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa.
 Sự bền vững về môi trường:
Trong quá trình sử dụng các yếu tố chất lượng môi trường sống của con
người, như sự trong sạch của không khí, nước, đất, không gian vật lý, cảnh
quan…không được làm giảm chất lượng các yếu tố xuống dưới cho phép theo
các quy định của Nhà nước hoặc của xã hội.
Chật lượng các yếu tố môi trường sau sử dụng không được nhỏ hơn chỉ
tiêu quy định.
Lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng thay thế.
Lượng thay thế phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng.
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.
Như chúng ta đã thấy, phát triển bền vững đang là một xu thế tất yếu,
một sự lựa chọn sống còn của mọi quốc gia. Đây là con đường duy nhất giúp
con người thoát khỏi những rủi ro về mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường,
mà hầu hết trong đó, cần phải thực hiện đồng loạt trên mọi lĩnh vực, mọi
thành phần của nền kinh tế. Vì vậy không có lý do nào Ngành Thủy sản nói
chung và hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng cần phải phát triển bền
vững, đặc biệt khi hoạt động của nuôi trồng thủy sản gắn liền với môi trường
sinh thái và con người. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy
sản cũng bắt nguồn từ chính đặc điểm hoạt động và vai trò của nó đối với sự
phát triển.
Theo dự báo, đến năm 2025 dân số thế giới sẽ đạt tới con số 8,5 tỷ
người trong đó có tới 83% sống ở các nước đang phát triển. Với cách thức

phát triển như hiện nay có lẽ nạn đói sẽ vẫn là một mối đe dọa thường xuyên
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
22
Báo cáo thực tập chuyên ngành
đối với nhiều người, và khả năng cung cấp lương thực thực phẩm của trái đất
sẽ không đáp ứng được một cách lâu dài và đầy đủ cho những nhu cầu ngày
một tăng. Khí hậu ngày một khắc nghiệt, đất đai dành cho nông nghiệp không
còn nhiều và bị thoái hóa, bức xạ tử ngoại gia tăng do tầng ô-zôn bình lưu bị
mỏng đi. Ngay lúc này đây năng suất ở các vùng sản xuất lương thực lớn đã
và đang bị giảm sút. Một thách thức đặt ra cho trái đất là phải đảm bảo một
cách bền vững khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm đang ngày một gia tăng.
Với vai trò là ngành cung cấp thực phẩm chủ đạo cho dân cư, ngành Thủy sản
đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải duy trì và có những biện
pháp đảm báo sự phát triển của mình một cách bền vững.
Sự tổn thất về đa dạng sinh học đang tiếp diễn trên toàn thế giới và ở cả
Việt Nam, chủ yếu là do sự phá hủy, làm ô nhiễm môi trường sinh sống và do
hoạt động khai thác quá khứ. Chỉ trong chưa đầy ½ thế kỷ tập trung khai thác,
nhiều nguồn tài nguyên đã ở trong tình trạng báo động, có nguy cơ bị cạn kiệt
và biến mất vĩnh viễn, trong đó có tài nguyên sinh vật, một dạng tài nguyên
có khả năng tái tạo. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã làm thay
đổi lớn đến môi trường sống của trái đất hiện tại và nhiều thế hệ mai sau. Qua
khảo sát và phân tích, tuy mới ở trong giai đoạn đẩu của sự phát triển, ngành
Thủy sản Việt Nam những năm qua nhìn chung đã khai thác tới trần các tiềm
năng thiên nhiên về nguồn lợi thủy sản ở mức bền vững. Thậm chí ở một số
vùng gần bờ đã khai thác quá giới hạn cho phép 10 – 12%, dù chỉ chiếm diện
tích 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng phải chịu áp lực khai thác rất cao,
chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển. Nguồn lợi hải sản gần bờ
và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước. Số lượng loài động vật thủy sản
quý, hiếm, có giá trị kinh tế bị đe dọa đã tăng 9 lần so với trước năm 1990,
hiện có trên 240 loài. Tỉ lệ thủy sản chưa trưởng thành khai thác được trong

một mẻ lưới chiếm 25 – 40% sản lượng khai thác, trong khi tỷ lệ cho phép chỉ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
23
Báo cáo thực tập chuyên ngành
lả 15%. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên ở các thủy vực thuộc các tỉnh
phía Bắc và miền Trung hầu như cạn kiệt, đối với Nam Bộ sản lượng khai
thác được hàng năm chỉ còn 50% so với trước năm 1975. Diện tích rừng ngập
mặn đã thu hẹp khoảng 40 – 45% sovới trước năm 1954. Tỷ lệ rạn san hô giàu
giảm từ 35% xuống còn 5 – 7%. Hậu quả của việc khai thác quá mức đã làm
giảm thiểu sự đa dạng sinh học của vùng nước Việt Nam, dẫn tới năng suất
của một số nghề khai thác hải sản đã giảm từ 30 – 60% so với trước năm
1986. Trước tình hình đó, cần phải hạn chế và đi đến giảm dần cường lực khai
thác các nguồn lợi nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Và một
trong nhứng biện pháp là đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để giảm dần tổng sản
lượng khai thác. Nuôi trồng thủy sản sẽ là một hướng đi hữu hiệu trong việc
bảo vệ sự đa dạng sinh học vủa môi trường nước, duy trì và tái tạo tốt các
nguồn giống có giá trị cao. Điều này tất yếu cũng đòi hỏi nuôi trồng thủy sản
phải phát triển một cách bền vững.
Một lý do khác cũng khẳng định sự cần thiết phải phát triển bền vững
nuôi trồng thủy sản đó là vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề này đang rất
được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, là trọng tâm của phát triển bền
vững. Môi trường trong nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa to lớn bởi nuôi trồng
thủy sản sản xuất trực tiếp trên môi trường, lợi dụng và phát huy những lợi
thế của môi trường để nâng cao năng suất. Các yếu tố của môi trường được
nuôi trồng thủy sản tận dụng như những đối tượng sản xuất và tư liệu sản
xuất. Hiện nay nuôi trồng thủy sản đã sử dụng nguồn nước, các khu rừng
ngập mặn, các bãi cát, các nguồn gen… trong môi trường để tiến hành nuôi
trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú và các loại cá. Hàng
loạt nguy cơ đối với môi trường có thể xảy ra nếu khi nuôi trồng thủy sản
chúng ta chỉ hướng tới mục tiêu kinh tế mà quên mất môi trường. Điều này sẽ

dẫn tới sự suy giảm hệ gen, cạn kiệt và làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt, thu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
24

×