Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 77 trang )

Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015

Đề tài

CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN VĂN TRÒN

TRẦN HOÀI ÂN
MSSV: 5115869
Lớp: Luật tư pháp 2_ K37

TRƯỜNG ĐẠI
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

- Cần Thơ, 11/2014 1


HỌC CẦN THƠ
SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015

Đề tài

CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NGUYỄN VĂN TRÒN

TRẦN HOÀI ÂN
MSSV: 5115869
Lớp: Luật tư pháp 2_ K37

LỜI CẢM ƠN
GVHD: Nguyễn Văn Tròn


- Cần Thơ, 11/2014 -

2

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

---------Người viết xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ, đơn vị Khoa
Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành khóa luận văn tốt
nghiệp này. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
hướng dẫn - thầy Nguyễn Văn Tròn đã giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014
Sinh viên thực hiện

TRẦN HOÀI ÂN

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

3

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

---------.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014
Chữ ký Giảng viên hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

4


SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
---------.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày….,Tháng…..Năm 2014

Chữ ký Giảng viên phản biện

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

5

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
----------

Các từ viết tắt

Tiếng Việt đầy đủ

BLHS

Bộ luật Hình sự

TNHS

Trách nhiệm hình sự

BVMT

Bảo vệ môi trường


TPVMT

Tội phạm về môi trường

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

6

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC
--------Trang

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….…………...1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ………………………………………..….………1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. …………………………………….…...…………2
4. Phương pháp nghiên cứu. ………… ………………………………...……………2
5. Kết cấu của luận văn. …………………………………. ……………….…………2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI
TRƯỜNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM……………………...……...3
1.1.Khái niệm về môi trường.………………………………… …….…………….….3
1.2. Khái quát về tội phạm môi trường………………………….……………….......4
1.2.1. Khái niệm tội phạm về môi trường…………………….……………….........4
1.2.2. Đặc điểm của tội phạm về môi trường……………………………………….6
1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm về môi trường……..…..7

1.2.4. Hậu quả của tội phạm về môi trường gây ra…………….……….…...…….8
1.3. Sự hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt
Nam……………………………………………………………………………………….8
1.3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi
trường của Việt Nam…………………….……………………………….…………8
1.3.2. Quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự
Việt Nam …………………………….….…………………………..……….……….10
1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Bộ Luật Hình sự 1985…………………..……...10
1.3.2.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1985…....11
1.3.2.3. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999…....12
1.3.2.4. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự đã được sửa
đổi bổ sung năm 2009…………………...................….…………………………….13

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

7

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
1.4. Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới………………….……………………………………………………….…14
1.4.1. Trung Quốc………………………………….…………………………..…14
1.4.2. Singapore……………………………………………………………………15

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH….………….....……16
2.1. Các quy định chung về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự Việt
Nam……………………………………………………………………………………...16

2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường..….16
2.1.1.1. Mặt Khách thể của tội phạm về môi trường…………..………….……16
2.1.1.2. Mặt Khách quan của tội phạm về môi trường …………….…………..16
2.1.1.3. Mặt Chủ quan của tội phạm về môi trường……….…...………….…...18
2.1.1.4. Mặt Chủ thể của tội phạm về môi trường………………..…….…….…18
2.1.2. Phân loại các tội phạm về môi trường………………...…………..…….…19
2.1.3. Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường…………………….………20
2.2. Các quy định cụ thể về tội phạm môi trường theo pháp luật hình sự hiện
hành.……………………………………………………………………………..………21
2.2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182, BLHS hiện hành)……….………21
2.2.1.1. Định nghĩa: …………………………………………………..….………21
2.2.1.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………..……..………21
2.2.1.3. Hình phạt: …………………………………………………………….....22
2.2.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a) ……..…24
2.2.2.1. Định nghĩa: ……………………..…...……………………………..……24
2.2.2.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………24
2.2.2.3. Hình phạt: ……………………………………….………………………25
2.2.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b) …....26
2.2.3.1. Định nghĩa: ………………………………………………………...…....26
2.2.3.2. Dấu hiệu pháp lý……………...………………………………………….26
2.2.3.3. Hình phạt: ……………………………………………………….………27

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

8

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

2.2.4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185) …..…………………27
2.2.4.1. Định nghĩa: ………………………………………………………...……27
2.2.4.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………27
2.2.4.3. Hình phạt: ………………………………………………………...……..29
2.2.5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) …………...…30
2.2.5.1. Định nghĩa: …………………………..……………………………….…30
2.2.5.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………………30
2.2.5.3. Hình phạt: …………………………………………………………….....31
2.2.6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)...32
2.2.6.1. Định nghĩa: ……………………………………………………………...32
2.2.6.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………...……….32
2.2.6.3. Hình phạt: ……………………………………………………….………34
2.2.7. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188) ……………………….………34
2.2.7.1. Định nghĩa: ……………………………………………………….……..34
2.2.7.2. Dấu hiệu pháp lý…………………………………………………..……..35
2.2.7.3. Hình phạt: ……………………………………………………….....……35
2.2.8. Tội hủy hoại rừng (Điều 189) …………….…………………………….…..36
2.2.8.1. Định nghĩa: ………………………….....……………………………..…36
2.2.8.2. Dấu hiệu pháp lý…….…..………………………….……………………36
2.2.8.3. Hình phạt: ……………….………………………………………………38
2.2.9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS) ………………………………..41
2.2.9.1. Định nghĩa: ……………………………………………………………..41
2.2.9.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………………..41
2.2.9.3. Hình phạt: ………………………………………………………………42
2.2.10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)
…………………………………………………………………………………………...44
2.2.10.1. Định nghĩa: …………………...……………………………………….44
2.2.10.2. Dấu hiệu pháp lý………….……………………………….…………...44


GVHD: Nguyễn Văn Tròn

9

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
2.2.10.3. Hình phạt: ……………………………………………… .……………45
2.2.11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) …….…46
2.2.11.1. Định nghĩa: ……………….………………………………….…..……46
2.2.11.2. Dấu hiệu pháp lý………………………………………………………46
2.2.11.3. Hình phạt……………………………………………………….………47

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG……………………………48
3.1. Thực trạng áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung
2009 đối với các tội phạm về môi trường. ………………………………………48
3.2. Những bất cập trong việc áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999,
sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường………………...…………51
3.2.1. Trong lĩnh vực hình sự……………………………………………….……..51
3.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế……………………...………...………….…..…..…53
3.2.3. Trong công tác giáo dục………………………………………….…………54
3.2.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. ……....……..……54
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật
Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường.……….…54
3.3.1. Trong lĩnh vực hình sự………………...………………………..………..…54
3.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế………………………………...………..………..…60
3.3.3. Trong công tác giáo dục……………………………………...……….….…60

3.3.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát. …………………..61

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..62

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

10

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những thay đổi lớn trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân ngày ngày càng được nâng cao, tình hình an
ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hình tội phạm cũng đang có chiều hướng gia tăng
đặc biệt là các tội phạm về môi trường (TPVMT).
Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao
đang đặt con người vào những thảm họa của thiên nhiên có thể xảy ra như sự nóng nên của
trái đất, lỗ hổng tầng ôzôn, tình trạng ngập lụt, sóng thần v.v... Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường (BVMT) đã trở nên vô cùng cấp thiết được các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc
biệt quan tâm.
Một thực tế không thể phủ nhận là môi trường nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm và
suy thoái nặng nề, nếu không có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục thì chúng ta sẽ phải
trả giá cho cho những tổn thất mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải gánh chịu bây giờ và
trong tương lai.
Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc BVMT, Đảng, Nhà nước và

Quốc hội đã đề ra nhiều giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách để
BVMT. Trong số các biện pháp pháp lý được sử dụng để BVMT thì biện pháp hình sự được
xem là khả thi nhất. Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, dành riêng
Chương XVII quy định các TPVMT. Tuy nhiên, các quy định này chưa phát huy hết hiệu
quả như mong đợi, vẫn mang tính lý thuyết chưa áp dụng được trên thực tế, một số vấn đề
lớn chưa được giải thích cụ thể dẫn đến cách hiểu không thông nhất của các cơ quan bảo vệ
pháp luật, cũng như một số quy định không có tính khả thi khó áp dụng. Vì vậy, việc nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra, xử lý các vụ phạm tội về môi trường, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các
TPVMT là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay. Do đó, người viết quyết định chọn đề
tài “ Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực
tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, các đặc trưng pháp lý cơ
bản của các TPVMT. Đồng thời, đánh giá về tình hình các TPVMT trong thời gian qua để từ
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

11

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
đó rút ra những phương pháp đúng đắn và đề xuất các giải pháp thiết yếu cho công tác đấu
tranh phòng, chống các TPVMT trong thời gian tới được thực thi nhanh chóng, rõ ràng và
hiệu quả. Qua đó kêu gọi sự chung tay xây dựng một môi trường trong lành góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự đối với nhóm
tội về môi trường được quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành; tình hình về các tội phạm

môi trường trong thời gian qua và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các TPVMT của các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Số liệu thống kê phục vụ cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu
trong đề tài được viện dẫn từ các báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo
cáo công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Bộ Công an; và một số
báo cáo chuyên đề về môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp, về tội phạm, về đấu tranh phòng, chống các tội
phạm nói chung và các TPVMT nói riêng. Đồng thời, dựa trên cơ sở các bài viết, các đề tài
khoa học của các nhà nghiên cứu lý luận về các TPVMT; các phương pháp mà luận văn đã
vận dụng như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh; chuyên gia; thống kê hình sự...
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tội phạm môi trường theo luật hình sự Việt
Nam.
Chương 2: Những quy định về các tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành.
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những
quy định của Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm môi trường

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

12

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nhu cầu được sống trong một môi trường sinh thái an toàn trong lành và sạch đẹp là
một trong những nhu cầu chính đáng và thiết yếu của nhân loại. Trải qua quá trình phát triển
của xã hội thì nhu cầu này của con người ngày càng cao hơn và trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại, khai thác tài nguyên, sản
xuất hàng hóa v.v…cùng với những mặt trái của nó đã gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến những
hậu quả như: nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí v.v…Mặt khác, công tác đấu
tranh với những hành vi tàn phá môi trường của nước ta chưa thu được hiệu quả cao, cùng
với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện cơ chế BVMT
hiệu quả hơn.
Việc xác định đúng khái niệm tội phạm môi trường là cơ sở quan trọng cho việc quy
định các tội phạm cụ thể và cho việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS đối với các TPVMT.
Trong khi khái niệm tội phạm môi trường đã được quy định trong BLHS của một số quốc
gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì BLHS của nước ta chưa đưa ra khái niệm chung về tội phạm
môi trường. Trong chương này người viết sẽ tập trung làm rõ khái niệm môi trường, khái
niệm về tội phạm môi trường, quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường
trong luật hình sự Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu các quy định về tội phạm môi trường
trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra cách hiểu thống nhất về
tội phạm môi trường và làm cơ sở cho việc định tội danh cũng như xác định hình phạt cho
các tội phạm môi trường đó.
1.1.Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Theo nghĩa thông thường môi trường là: toàn bộ nói chung những điều kiện
tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
hay sinh vật ấy.1; là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh
hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí,

nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.2; là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các
1

Xem: Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng , Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,1997, Tr 618.

2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, [ngày truy cập 01/10/2014].

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

13

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
hệ thống do con người sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao
động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu
cầu của mình.3 Môi trường sử dụng trong lĩnh vực pháp lý được hiểu như là mối liên hệ giữa
con người và tự nhiên, trong đó môi trường là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao
quanh con người. Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 định nghĩa môi trường “bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Theo định nghĩa của luật BVMT thì bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại
trong một môi trường của nó. Tuy nhiên môi trường, cái mà loài người hiện nay phải đối mặt
và nghiên cứu bảo vệ đó là môi trường sống bao quanh con người. Môi trường sống của con
người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là

ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự
nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho
con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người
thêm phong phú.
Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tôn giáo, tổ chức đoàn thể v.v.. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo
một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.4
1.2. Khái quát về tội phạm môi trường
1.2.1. Khái niệm tội phạm về môi trường
Việc xác định khái niệm tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định
tội danh cũng như xác định hình phạt. Trong khi khái niệm tội phạm môi trường đã được
quy định trong BLHS của một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì ở nước ta đến nay khái
3

Xem Tuyên ngôn của UNESCO 1981
Tổng cục môi trường, Môi trường là gì?, />B0%E1%BB%9Dngl%C3%A0g%C3%AC.aspx, [ngày truy cập ngày 01/10/2014].
4

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

14

SVTH: Trần Hoài Ân



Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
niệm về tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hoá mà mới chỉ được định nghĩa trong một
số công trình nghiên cứu. Song, các định nghĩa này còn nhiều điểm chưa hoàn toàn rõ ràng
hoặc đầy đủ: Một số tác giả cho rằng: "TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những
người có năng lực TNHS thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường;
xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT, gây ra những
hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái"5. Trong khái niệm này có hai điểm chưa được rõ
ràng:
Thứ nhất, khái niệm trên chưa chỉ ra đặc trưng hết sức quan trọng của tội phạm nói
chung, TPVMT nói riêng, mà được tất cả các nhà luật học công nhận: "tội phạm là hành vi
vi phạm pháp luật hình sự". Cũng chính vì lý do này nên khái niệm trên chưa hoàn toàn
chính xác. Không ai nghi ngờ "Hành vi nguy hiểm cho xã hội" là đặc trưng chung của các
hành vi vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, tội phạm, vi phạm kỷ luật v.v..., vậy
khái niệm nêu trên có thể bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong
lĩnh vực môi trường.
Thứ hai, khái niệm trên có thể gây sự hiểu nhầm giữa đối tượng và Khách thể của
tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã hội bị xâm hại và
được chỉ ra rất rõ ràng trong Điều 1 và Điều 8 BLHS 1999.
Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Các TPVMT là các hành vi
nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về BVMT, qua đó gây thiệt hại
cho môi trường"6. Khái niệm này có ưu điểm là rất ngắn gọn, tuy nhiên cũng còn có vài
điểm cần bàn thêm: Cũng giống như ở khái niệm trước, khái niệm TPVMT trong giáo trình
Luật Hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội chưa tạo ra được sự khác biệt giữa TPVMT
và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Việc đưa "thiệt hại cho môi
trường" vào trong khái niệm TPVMT có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Yếu tố "thiệt hại" trong cấu
thành tội phạm chỉ bắt buộc đối với những cấu thành tội phạm vật chất. Những cấu thành
hình thức khẳng định việc tội phạm đã được thực hiện ngay khi đã thực hiện hành vi, bất kể
hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa. Như vậy, sử dụng cấu trúc "gây thiệt hại cho môi
trường" trong khái niệm có thể dẫn tới sự hiểu nhầm rằng: "tất cả TPVMT có cấu thành vật
chất". Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ Khách thể bị xâm hại. Có thể nói, một trong

những đặc trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là Khách thể giúp phân biệt với các
5

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, trang 320.
Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội,
2009, trang 153.
6

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

15

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
tội phạm khác.
Qua nghiên cứu, chọn lọc những nội dung hợp lý, theo người viết TPVMT có thể
được khái quát chung như sau: TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự
quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc
BVMT tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và BVMT sống cho con người.
Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi
trường sống của con người.
1.2.2. Đặc điểm của các tội phạm về môi trường
Từ khái niệm TPVMT có thể khái quát những đặc điểm của TPVMT như sau:
Thứ nhất, hành vi Khách quan của nhóm TPVMT là hành vi xâm phạm các quy định
của Nhà nước về BVMT. Ví dụ: như hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất
gây ô nhiễm môi trường, phát bức xạ, phóng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải
(Điều 182 BLHS hiện hành); hay những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
và động vật, thực vật như hành đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm

động vật thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (Điều 187
BLHS hiện hành) v.v…
Thứ hai, hậu quả do các TPVMT gây ra cũng rất đa dạng, hành vi vi phạm các quy
định của BLHS về tội phạm môi trường có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên,
môi trường sống của con người; qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của con người. Những thiệt hại về tài sản ở đây bao gồm cả thiệt hại thực tế
và chi phí khắc phục thiệt hại đã gây ra.
Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội
danh và định khung hình phạt của hầu hết các tội danh thuộc nhóm tội này.
Thứ ba, Chủ thể của các TPVMT đều có thể là chủ thể bình thường. Chủ thể của tội
phạm môi trường thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Động cơ mục đích của người phạm tội
tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội.
Các TPVMT được quy định chi tiết trong BLHS và chưa có văn bản hướng dẫn thi
hành dưới luật. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường trong BLHS hiện hành đều xác định
hành vi phạm tội rõ ràng, và những quy định những căn cứ để truy cứu TNHS, căn cứ định
khung và định hình phạt. Các quy định về TPVMT của Việt Nam cũng tuân thủ một số công
ước và hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel về kiểm soát,
vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

16

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội phạm về môi trường
Các TPVMT đang diễn ra ngày càng tăng có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện tác
động đến và nó tập chung chủ yếu ở một số nguyên nhân và điều kiện sau đây:
Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng các điều luật về tội

phạm môi trường trong BLHS hiện hành.
Cấu thành cơ bản của các tội quy định trong Chương XVII ( các TPVMT) của BLHS
hiện hành cũng có những nét đặc thù, nhiều tình tiết định lượng, định tính chưa được cụ thể
hoá đòi hỏi phải được nghiên cứu, hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về
môi trường chưa được chặt chẽ và hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra
của lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra chuyên ngành về điều tra tội phạm môi trường.
Thứ ba, công tác tổ chức phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường
chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa xây dựng được kế hoạch hợp lý, cụ thể nhằm
phối hợp các hoạt động của các bộ, ngành có liên quan để thực hiện chiến lược về BVMT
của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, việc nhận diện được một hành vi vi phạm pháp luật môi trường là rất khó,
đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật, phải có sự đánh giá của
các cơ quan chuyên ngành, phải định tính, định lượng cụ thể mới có thể xác định đó là một
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong khi đó việc trang bị các phương tiện khoa
học kỹ thuật cho cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực môi trường của nước ta còn hạn
chế, gây khó khăn cho việc định lượng hậu quả mà các hành vi vi phạm gây ra.
Thứ năm, về quan niệm và nhận thức, trong một thời gian dài, vấn đề BVMT còn bị
xem nhẹ, chưa coi vấn đề môi trường là cấp thiết cần ưu tiên giải quyết, ý thức pháp luật, ý
thức BVMT của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ,
hộ kinh doanh và bộ phận dân cư miền núi, vùng sâu vùng xa... nhiều người còn chưa hiểu
được thế nào là môi trường trong lành, như thế nào là gây ô nhiễm môi trường, TPVMT...
Thứ sáu, công tác giáo dục ý thức BVMT đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội
còn nhiều hạn chế. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường nói chung còn mang
tính hình thức, khuếch trương phong trào mà chưa tiến hành một cách thường xuyên, sâu
rộng trong quần chúng nhân dân.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn


17

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
1.2.4. Hậu quả của tội phạm về môi trường gây ra
Hậu quả do các TPVMT gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường
sống của con người, qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của con người. Ví dụ như: Ô nhiễm không khí làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dẫn
đến các bệnh như: chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch và thậm chí chết sớm trong
trường hợp nặng; Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh cho con người như: thương
hàn, viêm gan, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm não, giun đũa v.v..; Tầng ozone bảo vệ tất cả
các sinh vật sống trên trái đất khỏi tia cực tím, việc ô nhiễm không khí kéo dài là nguyên
nhân làm mỏng tầng ozone, qua đó đe dọa sự sống của nhân loại; Hành vi hủy hoại rừng dẫn
đến mất cân bằng hệ sinh thái gây ra các thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất.v.v..; Các
loài sinh vật ngoại lai phát tán sẽ làm giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
mùa màng và tốn hao tiền của cho chi phí khắc phục hậu quả;.v.v…
1.3. Sự hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt
Nam
1.3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ
môi trường của Việt Nam
Từ những năm 60, vấn đề BVMT đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua
các chủ trương, chính sách như: Chỉ thị số 7/TTg ngày 16/01/1964 về việc thu tiền bán
khoáng lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác
trồng cây gây rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng ngày 11/09/1972.v.v.. Tuy nhiên, vào
thời điểm này chúng ta cũng chưa thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của công tác BVMT đối
với sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước, đây cũng là thái độ chung của cộng đồng
quốc tế đối với công tác BVMT.
Đến năm 1980, lần đầu tiên vấn đề BVMT mới được chính thức ghi nhận tại điều 36

của Hiến pháp 1980: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân
dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Tuy nhiên, từ năm 1980 đến
1992, việc ban hành các văn bản pháp luật để cơ sở cho công tác BVMT vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Công tác quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
trên thực tế gần như bị thả nổi. Đây là nguyên nhân chính làm mất đi một nửa diện tích rừng,
làm 40% diện tích lãnh thổ trở thành đất trống, đồi núi trọc, thế giới đông thực vật và nguồn
lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng.v.v..

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

18

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
Trước thực trạng trên, Đại hội Đảng VII ( 1991) đã chỉ rõ ảnh hưởng và tác dụng to
lớn của môi trường đối với con người và sự phát triển lâu dài của đất nước. Trên cơ sở đó,
Điều 29 Hiến pháp 1992 xác định rõ: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và BVMT. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ
hoại môi trường”. Với quy định này, Hiến pháp 1992 đã khẳng định tính nghiêm khắc của
quy định pháp luật với công tác BVMT, làm cơ sở cho việc quy định các TPVMT trong
BLHS sau này. Đồng thời, vấn đề BVMT không chỉ là chính sách của Đảng và Nhà nước,
mà nó còn được pháp luật hóa và trở thành một ngành luật độc lập, mang tính nguyên tắc
cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sau Hiến pháp, ngày 27/12/1993 Luật BVMT đã được Quốc hội thông qua. Văn bản
này đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối
với công tác BVMT. Đây là sự biểu hiện tập chung nhất việc cụ thể hóa Hiến pháp 1992.

Luật BVMT đã hệ thống hóa và khái quát khá đầy đủ tinh thần của nhiều văn bản pháp luật
có liên quan đến công tác BVMT, đặc biệt là quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống suy thoái và ô
nhiễm môi trường, cũng như thẩm quyền giải quyết, xử lý các sự cố về ô nhiễm môi trường.
Để cụ thể hóa Luật BVMT Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP ngày
18/10/1994 hướng dẫn Luật BVMT. Trong đó, Chính phủ đã phân công trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với các cơ quan có thẩm quyền về BVMT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
đối với nhiệm vụ BVMT; quy định danh mục tiêu chuẩn môi trường và hệ thống tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường của tổ chức và cá nhân trong
và ngoài nước gây tổn hại nghiêm trọng đối với môi trường Việt Nam.
Cùng với việc ban hành Nghị định 175/CP, một số văn bản quy phạm pháp luật về
BVMT trong các lĩnh vực cụ thể như hành chính, dân sự.v.v…, đã được Nhà nước lần lượt
ban hành như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995; Nghị định số 26/CP ngày
26/4/1996 quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về BVMT; Thông tư số 2433
ngày 3/6/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số
26/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT; Thông tư liên bộ số
1590/1977/TTLB-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ
Xây dựng hướng dẫn tổ chức triển khai quản lý chất thải.v.v..
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng đã quy định một số
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

19

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân có liên quan đến công tác BVMT như: Nghĩa vụ
của chủ sở hữu trong BVMT (Điều 268); Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng (Điều 272);

Quy định việc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra (Điều 286).
Trong lĩnh vực hình sự, các tội phạm liên quan đến môi trường được quy định tại một số
điều của BLHS 1985 và toàn bộ Chương XVII của BLHS 1999.
1.3.2. Quá trình hình thành các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình
sự Việt Nam
1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Bộ Luật Hình sự 1985
Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta tập chung vào việc hàn
gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội để thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế.
Mặt khác, giai đoạn này công nghiệp chưa phát triển mạnh, các máy móc thiết bị chưa được
sử dụng nhiều nên khí thải còn hạn chế, rừng chưa bị tàn phá nghiêm trọng… Do đó, vấn đề
BVMT trong giai đoạn này ít được quan tâm.
Trước những năm 60, hầu như chúng ta mới chỉ có một số rất ít các văn bản pháp luật
quy định về bảo vệ các yếu tố môi trường thiên nhiên như: Sắc lệnh 142/SL ngày 21 -121949 quy định về việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Kể từ những
năm 60, xuất hiện một số văn bản có giá trị pháp lý cao như: Pháp lệnh quy định về quản lý
nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy ngày 27-09-1961; Pháp lệnh về bảo vệ
rừng ngày 11-09-1972… Đặc biệt trong thời kì này là vấn đề BVMT đã được quy định trong
đạo luật cao nhất của Nhà nước ta – Hiến pháp năm 1980. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy
định: “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân
đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. quy định này đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng
và cơ bản nhất cho sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc BVMT thiên nhiên và những
yếu tố bao quanh nó.
Ngày 06-09-1972, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh quy định việc
bảo vệ rừng. Theo pháp lệnh này thì tất cả các hành vi gây thiệt hại đến rừng đều bị nghiêm
cấm và chịu những hình phạt nghiêm khắc. Cụ thể, tại Chương II – Những biện pháp bảo vệ
rừng – Pháp lệnh quy định: Cấm phá rừng (Điều 3); Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái
với các điều quy định của Nhà nước (Điều 4); Chính phủ quy định những khu rừng cấm
nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học hoặc
phục vụ các lợi ích đặc biệt khác. Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp để


GVHD: Nguyễn Văn Tròn

20

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn bắn chim, muông, thú rừng (Điều 5)… Để nghiêm trị các
hành vi kể trên Pháp lệnh quy định các hình phạt khá nghiêm khắc như: Kẻ nào vi phạm một
trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái
phép lâm sản mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt
tiền từ một đồng đến hai trăm đồng. Cơ quan Kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo
hoặc phạt tiền đến một trăm đồng; trong trường hợp số tiền phạt quá một trăm đồng thì cơ
quan Kiểm lâm nhân dân tỉnh xét và xử lý (Điều 21); Kẻ nào vi phạm một trong những điều
ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản,
gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc đã bị xử phạt mà còn vi phạm thì sẽ bị truy tố
trước Toà án nhân dân và có thể bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm và phạt tiền từ hai trăm
đồng đến hai nghìn đồng, hoặc một trong hai hình phạt đó (Điều 22). Như vậy, Pháp lệnh
quy định bảo vệ rừng 1972 đã quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến tài
nguyên thiên nhiên rừng.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản có liên
quan về quản lý và BVMT như: Chỉ thị số 134-TTg ngày 21-06-1960 của Thủ tướng Chính
phủ về việc cấm bắn voi; Nghị quyết số 36/CP ngày 11-03-1961 của Hội đồng Chính phủ về
việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24-05-1971 của Hội
đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Thông tư số
24-TT/75 ngày 20-09-1975 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời về việc bảo vệ và
phục hồi rừng….
Đánh giá một cách khái quát, pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 1945 đến trước
1985 có thể thấy mặc dù chưa đầy đủ, nhưng ở mức độ nhất định đã có những quy định khá

cụ thể và chặt chẽ trong việc BVMT trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, do những
hạn chế Khách quan của điều kiện kinh tế xã hội mà trong lĩnh vực lập pháp, các quy định
về BVMT nói chung và pháp luật hình sự trong việc BVMT nói riêng chưa được nhận thức
đầy đủ và khái quát thành một khách thể nhóm với tư cách là đối tượng được bảo vệ của
pháp luật hình sự.
1.3.2.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1985
Cùng với sự phục hồi và ngày càng phát triển của nền kinh tế xã hội, sức ép của vấn
đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên: quá trình đô thị hóa; thuốc bảo vệ thực vật được
sử dụng rộng rãi; nạn phá rừng tràn lan làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng; công
nghiệp phát triển ngày càng có nhiều chất thải độc hại thải ra môi trường; tầng ozon bị thủng

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

21

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
đã làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên…. Vấn đề BVMT trở thành thách thức lớn của xã hội.
Nhận thức được việc BVMT là một nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo cho sự ổn
định, phát triển bền vững của đất nước, trên cơ sở hiến định, Nhà nước ta đã quy định vấn đề
BVMT trong BLHS năm 1985. BLHS năm 1985 đã coi một số hành vi xâm hại đến các yếu
tố của môi trường gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm và các cá nhân vi phạm sẽ bị truy
cứu TNHS. Một số tội phạm cụ thể về môi trường được ghi nhận trong Bộ luật, tại Chương
VII "Các tội phạm về kinh tế" và Chương VIII "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng
và trật tự quản lí hành chính", đó là: Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo
vệ đất đai; Điều 181. Tội vi phạm và quản lý các quy định về quản lý và bảo vệ rừng; Điều
195. Tội vi phạm các quy định về BVMT gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 216. Tội vi phạm
về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm

trọng.
Nhìn chung, Trong giai đoạn 1985 – 1999 các quy định này cùng với các quy định
trong lĩnh vực chuyên nghành pháp luật về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, về quản lý và bảo
vệ các thành tố khác nhau của môi trường… đã góp phần đáng kể trong việc răn đe và trừng
trị các tội phạm xâm hại môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về BVMT.
1.3.2.3. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999
Bước vào thời kì đổi mới, vấn đề BVMT càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên các điều luật quy định về tội phạm môi trường trong BLHS 1985 do những hạn chế về
mặt lập pháp và do sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế xã hội đã bộc lộ nhiều
hạn chế và thiếu sót, bỏ loạt những tội phạm mới nảy sinh.
Trước đòi hỏi cấp bách của tình hình hiện nay về việc BVMT là cần có một biện
pháp mạnh để ngăn chặn sự suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường, phục hồi và phát
triển môi trường sinh thái, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường, cần thiết phải xây dựng một khung pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
việc xử lý các hành vi xâm hại tới môi trường góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng
chống tội phạm môi trường, BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm chương XVII – Các TPVMT,
quy định 10 tội danh cụ thể: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô nhiễm nguồn
nước (Điều 183); Tôi gây ô nhiễm đất (Điều 184); Tội nhập khẩu công nghệ máy móc, thiết
bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn BVMT (Điều 185); Tội lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực
vật (Điều 187); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội hủy hoại rừng (Điều 189);

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

22

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190); Tội vi phạm
chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
Chương XVII – Các TPVMT – của BLHS 1999 đã thay thế cơ bản các quy định về
các TPVMT trong BLHS 1985; đồng thời, bổ sung thêm một số tội danh mới xuất hiện trong
thời gian gần đây. Đây là thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước ta trước
thực trạng môi trường tiếp tục bị suy thoái, ô nhiễm với mức độ cao; thể hiện thái độ kiên
quyết, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi làm suy thoái, ô nhiễm môi trường,
xâm hại đến các yếu tố của môi trường thiên nhiên.
1.3.2.4. Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2009
Sau hơn 9 năm áp dụng BLHS năm 1999 vào thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội
phạm môi trường, cho thấy những quy định về tội phạm môi trường đã bộc lộ nhiều bất cập
như: điều kiện để xử lý hình sự một số hành vi xâm phạm môi trường còn quá phức tạp,
trong khi đó những quy định giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự còn chưa thống
nhất; chưa có quy định chi tiết, rõ ràng thế nào là “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng”v.v…Do vậy, khả năng áp dụng BLHS năm 1999 và hiệu quả trong công
tác đấu tranh, phòng chống tội phạm môi trường chưa cao.
Trước tình hình đó, ngày 19/06/2009 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 số 37/2009/QH12 theo hướng quy định đơn giản
hơn về dấu hiệu của các TPVMT. Sau khi sửa đổi, bổ sung các TPVMT gồm mười một tội
được quy định tại Chương XVII BLHS. Các tội đó là: Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi
trường; Điều 182a. Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b. Tội
vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh
thổ Việt Nam; Điều 186. Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người; Điều 187. Tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Điều 188. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy
sản; Điều 189. Tội hủy hoại rừng; Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 191. Tội vi phạm các
quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài
ngoại lai xâm hại. Sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm luật qua việc sửa đổi, bổ
sung các TPVMT là công cụ pháp lý quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống các tội

phạm môi trường hiện nay, tạo thuận lợi không chỉ trong nhận thức mà còn trong áp dụng
quy định của Bộ luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

23

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
1.4. Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới
Nhằm có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện Chương các
TPVMT, việc nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm thích hợp của một số nước ngoài trong
việc hình sự hóa các hành vi xâm phạm môi trường là hết sức cần thiết và hữu ích.
1.4.1. Trung Quốc
Cũng giống như nhiếu nước đang phát triển khác, Trung Quốc đang đứng trước nhiều
thách thức to lớn cần phải giải quyết trong đó có vấn đề môi trường. Nền kinh tế phát triển
với tốc độ cao cùng với dân số khổng lồ đã và đang là những nhân tố gây sức ép mạnh đối
với môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này.Trước tình hình đó
Chính phủ Trung Quốc đã coi BVMT sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách
phát triển kinh tế xã hội của mình. Một trong những biên pháp cứng rắn và hữu hiệu nhất là
việc áp dụng những chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm pháp luật về môi
trường.
Tại Tiết 6 “ Các tội xâm phạm việc bảo vệ tài nguyên môi trường” trong BLHS 1997
của Trung Quốc có chín điều luật từ Điều 338 đến Điều 346. Khác với cách quy định trong
BLHS của Việt Nam và nhiều nước khác, các điều trong BLHS Trung Quốc không có ghi
tên điều luật.Ví dụ, Điều 338 nói rằng: “người nào thải, chôn vùi hoặc xử lý các chất phóng
xạ, các chất thải chứa các vi trùng gây bệnh và các vật liệu độc hại hoặc các chất nguy hiểm

khác vào đất, nước, khí quyển…”.
Các tội quy định tại Tiết 6 bao gồm các tội có cấu thành hình thức (các Điều 339,
340, 341) và các tội có cấu thành vật chất ( các Điều 338, 342, 343). Tuy nhiên, trong cả hai
loại vừa nêu , đều có chung một điểm là hình phạt nặng hay nhẹ đều được quy định căn cứ
vào tính chất của hành vi loại dụng cụ, hậu quả gây ra. Hầu hết các điều luật trong Tiết 6 đều
coi yếu tố hậu quả là tình tiết định khung tăng nặng. Ví dụ: Điều 345 quy định ba khung
hình phạt khác nhau cho hành vi chặt cây rừng trái phép, cụ thể là:
Khung 1: Số lượng lớn có thể bị phạt đến ba năm tù giam
Khung 2: Số lượng rất lớn có thể bị phạt đến bảy năm tù giam
Khung 3: Số lượng đặc biệt lớn có thể bị phạt đến bảy năm trở lên
Như vậy, các TPVMT đã được quy định thành một Tiết riêng trong BLHS Trung Quốc.
Với cách thức quy định các tội danh hết sức đa dạng và linh hoạt, BLHS sự đã liệt kê được
các hành vi xâm hại môi trường phổ biến nhất hiện nay.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

24

SVTH: Trần Hoài Ân


Các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam hiện hành - Lý luận và thực tiễn
1.4.2. Singapore
Ở Singapore TNHS đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không được
quy định trong các văn bản pháp luật hình sự mà được quy định ngay tại các luật về môi
trường như Luật không khí sạch; Luật về môi trường sức khỏe cộng đồng; Luật về xuất nhập
khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm…Các chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
pháp luật môi trường gồm: phạt tù, phạt tiền, bắt bồi thường và lao động bắt buộc. Trong đó
chế tài phạt tiền được xem là phổ biến nhất với nhiều mức độ phạt tiền khác nhau. Ví dụ,
theo Luật về môi trường sức khỏe cộng đồng (mục 108) của Singapore quy định “người nào
vi phạm hoặc thực hiện không đúng bất kỳ quy định nào của đạo luật này sẽ bị kết tội về vi

phạm đó, nếu ở đó hình phạt tù không được quy định thì sẽ bị phạt tiền đến hai nghìn đôla
sing và trong trường hợp tái phạm sẽ bị phạt tiền đến bốn nghìn đôla sing hoặc phạt tù đến
ba tháng hoặc cả hai hình phạt trên”. Khác với Luật hình sự Việt Nam TNHS đối với các
hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Singapore không chỉ áp dụng đối với thể nhân mà
còn áp dụng đối với các pháp nhân.
Nghiên cứu pháp luật hình sự của Việt Nam và một số nước trên thế giới như Trung
Quốc, Singapore cho thấy TPVMT trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới có
những quy định khác nhau. Có nước quy định tại chương (tiết) các TPVMT, có nước lại tách
ra thành các điều luật cụ thể; có nước quy định hành vi vi phạm pháp luật về BVMT phải
chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hình sự ở các ngành luật cụ thể... Tuy nhiên, dù cách thức
quy định khác nhau, nhưng có điểm tương đồng là các hành vi xâm hại đến môi trường một
cách nghiêm trọng đều bị xem là loại tội phạm cần phải trừng phạt nghiêm khắc.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

25

SVTH: Trần Hoài Ân


×