I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN TH THU THO
CáC TộI PHạM Về MA TúY
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
Và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2010
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. TRNH QUC TON
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thu Thảo
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VÂN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ
MA TÚY THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8
1.1. Khái niệm về chất ma túy, tội phạm về ma tuý trong luật
hình sự Việt Nam 8
1.1.1. Khái niệm chất ma túy 8
1.1.2. Khái niệm tội phạm về ma tuý trong Luật hình sự Việt Nam. 10
1.2. Những qui định về các tội phạm về ma túy trong luật hình
sự Việt Nam 15
1.2.1. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985 15
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước
khi ban hành bộ luật hình sự năm 1999. 18
1.2.3. Nhưng qui định về các tội phạm về ma túy theo Bộ luật hình
sự năm 1999 21
1.3. Đường lối xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy 25
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH
SỰ VỀ MA TÚY TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC
NINH NĂM 2001 - 2013 40
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xét xử
các vụ án Hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh
Bắc Ninh 40
2.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động xét xử các vụ án
hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh 44
2.3. Những hạn chế về hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự về ma túy của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh và
nguyên nhân 54
2.3.1. Những hạn chế về hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về
ma túy của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân 54
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chê trong hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự về ma túy của Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh 57
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ CÁC TỘI
PHẠM VỀ MA TÚY 66
3.1. Các quan điểm về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma
tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh 66
3.2. Yêu cầu xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của
Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh 68
3.3. Nhu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp hình sự và nâng cao hiệu
quả xét xử các tội phạm về ma túy 70
3.4. Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về ma túy 74
3.5. Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình
sự về các tội phạm về ma túy 77
3.5.1. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan hoạt động xét xử
các tội phạm ma túy 77
3.5.2. Hoàn thiện về việc tham gia của người bào chữa 90
3.5.3. Hoàn thiện về đường lối xử lý đối với tội phạm về ma túy 90
3.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các tội phạm về ma túy 91
3.6.1 Hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán
và cán bộ công chức thuộc ngành Tòa án 91
3.6.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức nâng cao trình độ năng lực phẩm
chất đội ngũ Thẩm phán và cán bộ công chức của tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Ninh 92
3.6.3. Tăng cường công tác tuyên truyền về đấu tranh phòng chống
ma túy ở tỉnh Bắc Ninh 95
3.6.4. Tăng cường trang thiết bị và phương tiện cho hệ thống cơ quan
Tòa án ở tỉnh Bắc Ninh 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTH: Bộ luật tố tụng hình sự
HĐXX: Hội đồng xét xử
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1:
So sánh tình hình tội phạm về ma tuý với tình hình
tội phạm nói chung trên địa bàn tình Bắc Ninh
44
Bảng 2.2:
Tình hình tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
(các vụ án đã được điều tra, khám phá)
45
Bảng 2.3:
Tình hình khởi tố, truy tố, xét xử các vụ án về ma
tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm
20013 (cả cấp tỉnh và cấp huyện)
46
Bảng 2.4:
Tình hình xét xử các vụ án vê ma tuý
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.5:
Đặc điểm nhân thân của các bị cáo
41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy ngày nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu và là mối lo ngại
chung của các quốc gia trên khắp các châu lục. Tệ nạn ma túy trở thành một vấn
đề nóng bỏng, nhức nhối gây hậu quả nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, không một quốc gia,
một dân tộc nào thoát khỏi ảnh hưởng của những hậu quả tai hại do tệ nạn ma
túy gây ra. Tệ nạn ma túy là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm, tội
phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia và các tệ nạn xã hội. Lạm dụng ma
túy làm tiêu phí một khoản tiền to lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nghiện
ma túy còn là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây lây nhiễm căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS
.
Các vấn đề ma túy, tội phạm, HIV/AIDS, môi trường và nạn đói
nghèo có mối liên hệ mật thiết, gây tác hại nặng nề đối với nền kinh tế - xã hội
của quốc gia và biết bao đau thương đến các gia đình [7]; [8]; [9]; [53].
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn này, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã và đang tiếp tục coi trọng và tập trung đầu tư cho nhiệm vụ
phòng, chống ma túy. Trong những năm qua, bằng nội lực của mình và với sự
giúp đỡ, phối hợp của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước đã chủ động
triển khai đồng bộ và toàn diện nhiều chủ trương, biện pháp rất tích cực nhằm
đấu tranh phòng, chống ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy thì hoạt
động xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với các tội phạm về ma túy là vô
cùng quan trọng. Xét xử là chức năng cơ bản của Tòa án nhân dân nước ta,
điều này đã được ghi nhận trong điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hoạt động xét xử nói chung, xét xử án hình
sự trong đó có xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng là hoạt động áp dụng
2
pháp luật để ra các bản án, các quyết định thể hiện tính nghiêm minh và sự
công bằng của pháp luật. Do vậy, tăng cường công tác xét xử các vụ án hình
sự nói chung và các vụ án về ma túy nói riêng vừa là nhiệm vụ, vừa là trách
nhiệm, vừa là đạo đức của cán bộ, công chức ngành Tòa án, có ý nghĩa quyết
định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử.
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về một
số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Đến ngày
02/06/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định cải cách tư pháp mà trọng
tâm là hoạt động xét xử, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực
hiện chủ trương này, trong những năm qua hoạt động xét xử của của ngành Tòa
án đã đạt được những kết quả tích cực. Chính sách, pháp luật về hình sự và tố
tụng hình sự đã từng bước được định hình và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các
chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được môi trường pháp lý thuận lợi để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công dân [16]; [17].
Mặc dù tỉnh Bắc Ninh chưa phải là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma
túy, nhưng với đặc điểm là tỉnh đồng bằng, giao thông thuận lợi, có đường
thủy, đường sắt, đường bộ nối liền với các tỉnh, thành phố khác, giáp danh các
tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội, có nhiều làng
nghề phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước
ngoài, thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Điều này, đã tạo điều kiện
cho các tệ nạn xã hội thâm nhập và phát triển, trong đó nổi cộm là tệ nạn ma
túy. Tệ nạn ma túy không chỉ diễn ra ở các khu vực thành phố, thị xã mà đã
lan về cả những vùng quê yên tĩnh. Nguy hại hơn, ma túy còn len lỏi vào cả
học đường đầu độc thế hệ trẻ, gây ra nhiều hậu quả to lớn cho mỗi con người,
3
mỗi gia đình và toàn xã hội. Đứng trước thực trạng đó, ngành Tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử nhiều vụ án về ma túy, đưa ra xét xử lưu động về
các tội phạm ma tuý tại nhiều địa bàn trong tỉnh nhằm tuyên truyền, giáo dục
các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy và răn đe các đối tượng có biểu
hiện vi phạm. Nhưng cho đến nay, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Đòi hỏi các Cơ quan, người tiến hành tố tụng cần
có những biện pháp quyết liệt và nỗ lực hơn nữa trong đấu tranh phòng,
chống tệ nạn ma túy.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Tuy
vậy, việc xét xử để ra các bản án, quyết đinh của Tòa án các cấp ở tỉnh Bắc
Ninh còn có những sai sót nhất định, dẫn đến việc cấp Tòa án có thẩm quyền
hủy, sửa tuy không nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của ngành, tác động
tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Các tội phạm
về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010” để làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xét xử án hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân là vấn đề được một số
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu có giá
trị được công bố. Tuy nhiên xét xử các vụ án hình sự về ma túy chưa được
quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình có giá trị liên quan trực tiếp
đến đề tài luận văn như sau:
Dưới góc độ Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gồm có: Luận án tiến sĩ
của Phạm Minh Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ năm 2006; Luận văn thạc sỹ của Bùi
4
Mạnh Cường: “Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án
ma túy ở Việt Nam” tại, bảo vệ năm 2006; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn
Dư: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang”, năm 2007; Luận văn thạc sĩ của Phạm Hồng Trang:
"Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh
Nghệ An", năm 2010.
Dưới góc độ đề tài nghiên cứu khoa học gồm có: Đề tài nghiên cứu
khoa học của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh: “Những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh” do TS Nguyễn Minh Tuyên - Phó Chánh tòa án nhân dân tỉnh
Bắc Ninh, đề tài nghiệm thu năm 2009; Đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều
tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tệ
nạn và tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” do Nguyễn Việt
Hùng - Kiểm sát viên - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang làm Chủ
nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 6/2007.
Dưới góc độ bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành: Bài viết của
tác giả Lưu Tiến Dũng: “Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử”,
Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 05/2005; Bài viết của tác giả Chu Thị Trang
Vân: “Vai trò sáng tạo của Toà án trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự”, Tạp chí Lập pháp số 27 tháng 09/2007.
Các công trình và bài viết trên đã nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật
trong xét xử các vụ án hình sự nói chung; trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về ma túy trong luật hình sự nói riêng. Đây là các tài liệu tham khảo bổ
ích cho học viên trong quá trình viết luận văn. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi
sâu vào tình hình xét xử về những vụ án về ma túy. Việc nghiên cứu hoạt
động xét xử các vụ án về ma túy tại tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh còn phụ
thuộc vào các hoàn cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội cụ thể. Vì vậy, đây là đề tài
5
đầu tiên đi sâu nghiên cứu vấn đề xét xử các vụ án hình sự về ma túy trong
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất lý luận
và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 -2013. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
xét xử các về ma túy
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu Một số vấn đề chung về cá tội phạm về ma túy theo luật
hình sự Việt Nam dưới góc độ lý luận Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật.
Luận văn nêu lên những đặc điểm, phân tích thực trạng thực tiễn xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh từ năm
2009 đến năm 2013 và các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao
hiệu quả xét xử các tội phạm về ma túy trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành
luật Hình sự và tố tụng hình sự, luận văn này chỉ tập trung vào những vấn đề
lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh. Luận văn khái quát những vấn đề chung của quy trình xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự về ma túy từ việc nghiên cứu các tình tiết cụ thể của vụ án
đến việc chọn quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định tại
phiên tòa xét xử công khai, dựa trên thực tiễn xét xử các vụ án về ma túy
trong 5 năm gần đây. Theo nội dung của đề tài nghiên cứu trong giai đoạn
2000-2010, nhưng để đáp ứng tính sát thực của đề tài, được sự đồng ý, cho
phép của Giảng viên hướng dẫn, học viên mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài
đến năm 2013.
6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là quan điểm chỉ đạo của Đảng
về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-
NQ/TW của Bộ chính trị.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là:
Phân tích, tổng hợp lịch sử, so sánh, thống kê và sử dụng tài liệu thứ cấp.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hình thành cơ sở lý luận về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma
túy, đáp ứng đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là
đóng góp nhằm nâng cao nhận thức lý luận cho việc thực hiện chức năng xét
xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có các vụ án về ma túy nói riêng của
Tòa án nhân dân.
- Tổng kết thực tiễn rút ra những nhận định, đánh giá có ý nghĩa góp
phần nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại
ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất được một hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất
lượng xét xử các vụ án về ma túy trên địa tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và
thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự. Đặc biệt
là những người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự của các cấp Tòa án ở
tỉnh Bắc Ninh.
Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,
7
nghiên cứu và học tập trong các trường Đại học chuyên luật hoặc các cơ sở
đào tạo không chuyên luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm về ma túy theo Luật
hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu
quả xét xử các tội phạm về ma túy
8
Chương 1
MỘT SỐ VÂN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về chất ma túy, tội phạm về ma tuý trong luật hình
sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Từ xa xưa do trình độ nhận thức của con người còn thấp, y học chưa
phát triển nên con người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong
các loại cây đó có cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca và sau đó người ta
cũng phát hiện tác hại của nó. ở Việt Nam, thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ban
đầu có nghĩa là thuốc phiện, rồi đến cây cần sa và cây côca. Một số ý kiến cho
rằng, gọi là "ma túy" bởi vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái,
có thể chữa một số bệnh và tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho
con người mê mẩn, ngây ngất, túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam
ma túy đồng nghĩa với sự xấu xa tội lỗi. Ngày nay, ngoài các sản phẩm của
cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca còn có các chất được tổng hợp trong
phòng thí nghiêm. Nên khái niệm ma túy được mở rộng về nội dung, ở các
nước khác nhau thì khái niệm ma túy cũng quan niệm khác nhau. Điểm chung
của Luật về kiểm soát ma túy của các nước là đều đề cập đến ma túy bao gồm
các chất gây nghiện và các chất hướng thần.
Ma túy, theo gốc Hán – Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Chất ma tuý lúc
đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê; sau này khi khoa học
phát triển con người tổng hợp được các chất tự nhiên có khả năng gây nghiện, thì
chất ma tuý được hiểu là những chất có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm
dụng. Nói một cách tổng quát: Chất ma túy là các chất hóa học có nguồn tự
nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay
9
đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ làm cho con người bị lệ thuộc khi đó gây tổn
thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Theo Luật Phòng chống
ma túy (LPCMT) của nước ta công bố ngày 22/12/2000 quy định:
- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh dễ gây
tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất hóa chất không thể thiếu được trong quá trình
điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ
ban hành.
Theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ
ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, thì các chất ma túy gồm 227
chất, chia làm 03 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá
trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát.
- Danh mục 1; Các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử
dụng, việc sử dụng chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học và điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ
quan có thẩm quyền (gồm 47 chất trong đó có một số chất thường
gặp như hêrôin, morphin, ecstasy, cần sa và nhựa cần sa ).
- Danh mục 2: Các chất ma túy độc hại được dùng hạn chế
trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội
phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (bao gồm 112
chất trong đó có một số chất thường gặp như côcain, thuốc phiện,
nhựa côca )
10
- Danh mục 3: Các chất ma túy độc dược dùng trong phân
tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc
trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (bao gồm 68 chất trong đó
có một số chất thường gặp như diazepam, delorazepam ).
- Danh mục 4: Các hóa chất không thể thiếu trong quá trình
điều chế ma túy (22 chất trong đó có một số chất thường gặp như
acetone, acetic anhydride ) [26].
Như vậy, dưới góc độ khoa học pháp lý thì ma túy có một số các đặc
điểm sau: ma túy là một chất gây nghiện, khi thâm nhập vào cơ thể con người
làm thay đổi một số chức năng hoạt động thần kinh làm cho con người lệ
thuộc vào chất này. Tại Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
(CHXHCN) Việt Nam 1992 quy định: Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và chất ma túy khác. Tại
LPCMT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 9/12/2000 đã xác định chất ma túy là chất nghiện, chất hướng
thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chất ma túy như sau:
Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành, khi sử dụng gây lên tình trạng kích thích
hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.2. Khái niệm tội phạm về ma tuý trong Luật hình sự Việt Nam
- Khái niệm tội phạm về ma tuý: Cũng như các tội phạm khác, tội phạm
về ma tuý là: “những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong
BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý…”
(khoản 1, điều 8 BLHS 1999). Tội phạm về ma tuý cũng là “ hành vi nguy
hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. Các tội
11
phạm về ma tuý được Nhà nước ta xác định là một loại tội phạm nghiêm
trọng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình nghiện hút và buôn lậu ma
túy diễn ra hết sức nghiêm trọng, đã trở thành thảm họa chung của toàn nhân
loại. Con người khi sử dụng một vài lần các chất ma túy sẽ có nhu cầu được
cung cấp thường xuyên với liều lượng ngày càng cao hơn. Chất ma túy vào cơ
thể sẽ gây ra sự rối loạn về tâm sinh lý và tàn phá, hủy hoại sức khỏe; khi
không đáp ứng được nhu cầu họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác và có
thể làm tất cả những gì kể cả tội ác để giải tỏa cơn nghiện. Nạn nghiện hút,
tiêm chích ma túy không những trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người mà còn
làm kiệt quệ kinh tế gia đình và xã hội, là nguyên nhân đẩy người lương thiện
vào con đường phạm tội. Vì vậy, Nhà nước phải độc quyền và thống nhất
quản lý các chất ma túy với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các
quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc
kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn tạo ra một lớp người nghiện, làm
suy thoái giống nòi, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Do tác hại lâu
dài và nhiều mặt của việc vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy
như vậy, nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý
chất ma túy đều bị quy định là tội phạm. Căn cứ vào các điều luật về tội phạm
ma túy trong BLHS năm 1999, tội phạm ma túy được hiểu là "hành vi cố ý
xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước”[ 25, tr.175].
BLHS năm 1999 quy định 10 điều luật về tội phạm ma túy gồm:
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa
chất ma túy (Điều 192); Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều
193); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy (Điều 194); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
12
(Điều 195); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép
chất ma túy (Điều 196); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
(Điều 197); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
198); Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199) (Tội này đã
được bãi bỏ từ ngày 01/01/2010 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009); Tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200); Tội vi
phạm quy định về quản lý sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất
ma túy khác [27, Điều 201].
Tội phạm ma túy cũng có những đặc điểm chung như các tội phạm
khác về tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và
tính chịu hình phạt. Tuy nhiên tội phạm ma túy cũng có những đặc điểm riêng
so với các loại tội phạm khác như:
Có tính nguy hiểm cao cho xã hội:
Thể hiện ở chỗ, các tội phạm về ma túy đều trực tiếp, hoặc
gián tiếp liên quan đến ma túy, xâm phạm tới sự độc quyền quản lý
chất ma túy của Nhà nước, để cho ma túy xâm nhập vào cộng đồng
làm gia tăng số người nghiện, gây tác động xấu về nhiều mặt như
kinh tế, chính trị, văn hóa và trật tự an toàn xã hội; xâm hại nghiêm
trọng tới tính mạng, sức khỏe của con người; là nguyên nhân làm
phát sinh các loại tội phạm khác [22,tr.18].
- Có tính chống đối pháp luật rất cao của kẻ phạm tội: Các đối tượng
phạm tội ma túy thường có nhân thân xấu, khi bị phát hiện thường chống trả
hết sức quyết liệt và sẵn sàng sử dụng vũ khí. Khi một mắt xích trong đường
dây tội phạm ma tuý bị lộ, để bảo đảm an toàn cho hoạt động phạm tội của
mình, chúng sẩn sàng thủ tiêu đồng phạm.
13
- Tính bí mật, khép kín, cắt đoạn và kéo dài của hoạt động phạm tội:
Đặc tính hình sự nổi bật của tội phạm ma tuý là tính “cắt đoạn” và tính “liên
hoàn”, hoạt động theo đường dây chặt chẽ thường là các thành viên trong gia
đình họ hàng, chất ma tuý gọn nhẹ, lãi suất cao.
Vì vậy, để bảo đảm tuyệt đối bí mật cho hoạt động phạm tội, các đối
tượng phạm tội về ma túy thường hình thành các đường dây chìm, khép kín
từ người mua đến người vận chuyển và người bán, khép kín trong một nhóm
đối tượng và thường là những người thân như: vợ chồng, con cái, anh chị
em , đặc biệt là tính cắt đoạn, người nào biết việc người ấy, không biết tới
người thứ ba thể hiện tính chia cắt rất nghiêm ngặt. Tính liên hoàn đó là một
chuỗi hành vi phạm tội, từ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán đến
người sử dụng; đặc biệt do tính chất siêu lợi nhuận của mua bán ma túy
mang lại, nên không dễ gì khi đã bước vào con đường phạm tội mà tự dứt bỏ
ra được; mặt khác, đã tham gia đường dây mua bán ma túy lớn nếu tự ý rút
khỏi đường dây cũng rất dễ bị đồng bọn thủ tiêu. Nên các đối tượng phạm
tội thường diễn ra nhiều năm.
Vì vậy, BLHS quy định về tội phạm ma túy có tính nguy hiểm cho xã
hội cao hơn so với các tội phạm khác (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc
gia), nên trong 10 điều luật quy định về tội phạm ma túy, có hai điều quy định
tội có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản
4 Điều 194), bốn điều quy định tội có mức cao nhất của khung hình phạt là tù
chung thân (khoản 4 Điều 195, khoản 4 Điều 197, khoản 4 Điều 200, khoản 4
Điều 201); 12 trường hợp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, 8 trường hợp là
tội phạm rất nghiêm trọng, 10 trường hợp là tội phạm nghiêm trọng và chỉ có
2 trường hợp là tội ít nghiêm trọng. Xuất phát từ đặc điểm này mà việc xét xử
đối với người phạm tội về ma túy thường nghiêm khắc hơn so với các tội
phạm khác [28]; [29]; [30].
14
Do vậy, khái niệm tội phạm về ma tuý được hiểu như sau: Tội phạm về
ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến những
quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma tuý, gây thiệt hại
cho lợi ích của xã hội, của công dân và gây mất trật tự an toàn xã hội và phải
chịu hình phạt do Bộ luật hình sự quy định.
Tội phạm về ma tuý có nhiều loại:
Đối với các vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với quy
mô lớn thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường
dây xuyên quốc gia, nhưng lại không giống như tổ chức của các vụ án có tính
chất tổ chức khác, người chỉ huy, phân công, điều hành không lộ diện, có vụ
có rất đông người tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma túy
nhưng thông thường chỉ người thứ nhất biết người thứ hai chứ không biết
người thứ ba. Cũng chính vì đặc điểm này mà hoạt động điều tra, khám phá
các đường dây ma túy rất khó khăn, không ít những vụ án sau khi xét xử mói
phát hiện trong đường dây vận chuyển, mua bán ma túy còn có những người
phạm tội khác, cá biệt có trường hợp trước khi thi hành án tử hình, người bị
kết án tử hình mới khai ra đồng phạm.
Đối với những hành vi mua bán ma túy có tính chất tiêu thụ, người
phạm tội thường chia ma túy thành những gói nhỏ (tép, chỉ ) để bán cho các
con nghiện. Việc tổ chức tiêu thụ ma túy rất tinh vi, người phạm tội thường sử
dụng những địa điểm thuận lợi, có phân công người canh gác, khi các lực
lượng chống ma túy phát hiện thì chúng tẩu thoát dễ dàng.
Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội
chủ yếu là những người bán lẻ ma túy cho con nghiện, sau đó cho họ mượn
luôn địa điểm, dụng cụ để họ hút, chích ma túy, ít có trường hợp người phạm
tội đứng ra tổ chức như kiểu tổ chức đánh bạc.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma túy thời gian qua
15
còn cho thấy, người có hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ít
khi bị bắt quả tang, nếu có bị bắt quả tang thì cũng chỉ bị bắt với trọng lượng
ma túy ít và nhờ có tin tố giác của nhân dân, còn lại đa số các vụ án ma tuý
được điều tra, truy tố thuộc dạng án truy xét đó là bắt được người mua ma túy
để sử dụng và từ lời khai của người sử dụng ma túy CQĐT mới xác minh, truy
tìm người bán ma túy. Khi người mua ma túy để sử dụng bị bắt thì lập tức
người bán ma túy đã kịp tẩu tán hoặc bỏ trốn nếu có nguy cơ bị lộ. Trường hợp
người mua chất ma túy khai ra người bán chất ma túy cho mình, nhưng nếu chỉ
có lời khai của người mua chất ma túy mà không có các nguồn chứng cứ khác
mà người bán ma túy không nhận tội thì cũng rất khó xử lý [33,tr.275].
Nắm chắc những đặc điểm của tội phạm về ma túy sẽ giúp cho cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có những phương pháp phù hợp
trong việc áp dụng các quy định của BLHS và BLTTHS vào việc điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án về ma túy.
1.2. Những qui định về các tội phạm về ma túy trong luật hình sự
Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985
Cũng như các loại tội phạm khác, tội phạm ma tuý từ khi xuất hiện đã
gây tác hại nhiều mặt cho đời sống xã hội. Do vậy, ngay sau khi Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm
đến vấn đề ngăn chặn thuốc phiện. Xác định được việc đấu tranh ngăn chặn
thuốc phiện không thể là công việc một sớm, một chiều, nên ngoài việc giáo
dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu đực tác hại của thuốc phiện để nhân dân
tự giác tránh xa thuốc phiện thì Chính phủ còn sử dụng cả biện pháp quá độ
để sớm ổn định tình hình. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh số 47/SL tạm thời giữ lại một số luật lệ cũ quy định về các tội phạm ma
16
túy không trái với nội dung chính thể Cộng hoà. Đây chính là một trong
những văn bản pháp lý quan trọng nhằm sớm ổn định tình hình đất nước.
Song do điều kiện lịch sử lúc đó cả dân tộc ta đang dồn hết sức lực cho cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nên việc xoá bỏ trồng cây thuốc
phiện và quản lý thuốc phiện cha thể thực hiện được. Cho tới ngày 05/3/1952,
Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử
lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện. Tiếp theo đó,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 255/TTg ngày 22/12/1952
quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý
như: Phạt tiền từ một đến năm lần trị giá thuốc phiện lậu, tịch thu thuốc phiện
khi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép. Người vi phạm có thể còn bị truy
tố ra trước Toà án nhân dân. Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định số 580/TTg bổ sung Nghị định số 150/TTg, quy định những trường
hợp có thể bị đưa ra Toà án để xét xử. Cùng với Nghị định này, theo thẩm
quyền, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và
Thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối
với những vụ án buôn lậu thuốc phiện [46]; [48].
Từ năm 1954 đất nước ta tạm chia làm hai miền với hai chế độ chính
trị, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy ở mỗi miền rất khác
nhau, ở miền Nam, tình hình buôn bán ma tuý, tình trạng nghiện hút phát
triển nhanh, việc buôn bán ngày càng có quy mô lớn có tính tổ chức cao,
hình thành các tổ chức sử dụng ma túy công khai. Tính đến năm 1975 (sau
giải phóng) có khoảng 170.000 người nghiện ma túy. Sau khi giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết áp
dụng nhiều biện pháp để bài trừ tệ nạn nghiên hút, do đó chỉ sau bảy năm
(đến năm 1982) con số người nghiện giảm xuống chỉ còn 40.000 người .
Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP về
17
chống buôn lậu thuốc phiện. Trên cơ sở Nghị định này, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an đã ra Thông tư liên ngành
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước, trong đó xác định: Nghị định
số 580/TTg về trừng trị tội buôn lậu thuốc phiện tiếp tục có hiệu lực thi
hành và cho áp dụng thống nhất trong cả nước.
Song Nghị định số 150/TTg và Nghị định số 225/TTg, chỉ đề cập xử lý
hành vi tàng trữ và vận chuyển trái phép, không đề cập đến việc xử lý hành vi
sản xuất hoặc buôn bán trái phép thuốc phiện, chỉ tới khi ban hành Nghị định
số 580/TTg thì mới quy định những trường hợp: buôn lậu thuốc phiện có
nhiều người tham dự và có thủ đoạn gian lận; tang vật trị giá trên 1.000đ (tính
theo thời giá năm 1955); buôn nhỏ hoặc làm môi giới có tính chất thường
xuyên, chuyên nghiệp đã bị phạt tiền nhiều lần; các vụ có liên quan đến nhân
viên chính quyền hoặc bộ đội và không thi hành quyết định phạt tiền của cơ
quan Thuế vụ hoặc Hải quan có thể bị đa ra Toà án để xét xử. Người có các
hành vi phạm tội nêu trên có thể bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm, phạt tiền
từ một đến năm lần trị giá thuốc phiện lậu, tịch thu tang vật và các phương
tiện dùng vào việc phạm tội.
Thông tư số 635/VHH-HS và Thông tư số 33/VHH-HS của Bộ Tư
pháp hướng dẫn:
Trường hợp buôn lậu thuốc phiện gây tác hại lớn làm cản trở
việc thực hiện chính sách và kế hoạch Nhà nước thì có thể áp dụng
sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 để xử phạt trên năm năm tù. Đối
với bọn cầm đầu những tổ chức buôn lậu có thể phạt từ năm năm tù
đến mời năm tù; bọn tay chân chuyên nghiệp phạt từ ba đến năm
năm tù; bọn cơ hội phạm tội đã giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm
thì phạt từ một đến ba năm tù, trường hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ thì vẫn có thể phạt dưới một năm tù hoặc cho hưởng án treo
18
Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh trừng trị
các tội đầu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong
đó ma tuý được coi là đối tượng của buôn lậu và mức phạt có thể
lên tới tử hình. Tuy nhiên pháp lệnh mới chỉ đề cập tới vấn đề buôn
lậu ma tuý dưới góc độ xử phạt hành chính và xử phạt hình sự, chứ
cha đề cập tới khía cạnh khác của ma túy [19].
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 1999
Vào những năm 1980, tình hình sản xuất, lưu thông và sử dụng ma túy
có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là buôn bán qua biên giới. Trước tình hình
đó, Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta đã được Quốc hội thông qua
ngày 27/6/1985 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội
liên quan đến ma túy tại ba điều: Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái
phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Điều 166: Tội buôn bán hàng cấm; và
Điều 203: Tội tổ chức dùng chất ma túy.
Theo Bộ luật hình sự năm 1985, chỉ có một Điều (Điều 203) quy định
riêng về “tội tổ chức dùng chất ma túy”, còn các hành vi sản xuất, mua bán,
vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy chưa được quy định thành tội
riêng mà những hành vi mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới thì bị truy
cứu theo Điều 97 “Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua biên giới” [35] và những hành vi mua bán, vận chuyển ma tuý trong nội
địa thì truy tố theo Điều 166 là “Tội buôn bán hàng cấm” [35]. Bộ luật hình
sự 1985 là công cụ sắc bén để đấu tranh, chống các tội phạm về ma túy. Song
việc quy định không tách bạch chung và chưa bao quát đã làm giảm hiệu quả
của Bộ luật hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Theo
Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi buôn bán, tàng trữ các chất ma tuý phải xử
lý theo tội "Buôn bán hàng cấm", còn hành vi sản xuất, vận chuyển trái phép