Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO Ở PHẦN VẬT LÝ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 42 trang )

Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO Ở PHẦN VẬT LÝ 8
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ VÀ MÔ TẢ MÔ TẢ NỘI DUNG:
1. Lý do chọn chuyên đề:
Qua thực tế giảng dạy bộ môn vật lí khối 8 về áp suất, áp suất chất lỏng, bình
thông nhau, máy dùng chất lỏng, định luật pascal, áp suất của khí quyển, lực đẩy Ácsi-mét, sự nổi của vật ở trường THCS Đông Bình về mức độ nội dung ở phần vật lí lớp
8 nâng cao còn gặp nhiều khó khăn như sau:
Chưa biết cách diễn đạt được kiến vật lí về các lĩnh vực nêu trên.
Chưa biết cách suy luận một cách chặt chẽ về các kiến thức có liên quan.
Chưa biết cách kết hợp nhiều kiến thức khác nhau để giải một bài tập nâng.
Từ những lý do trên tôi chọn chuyên đề:
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO Ở PHẦN VẬT LÝ 8
”, nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức và các bài tập nâng cao để giải bài tập vật
lí.
2. Mô tả nội dung:

Trong chương I: Cơ học, học sinh sẽ được tìm hiểu từ bài 1 đến 18. Trong
chuyên đề này, học sinh tìm hiểu gồm những bài từ bài 7 đến bài 12, trọng tâm
đi vào các bài tập về áp suất chất lỏng và bình thông nhau, lực đẩy Ác-si-mét và
sự nổi. Lý do vì trong chương trình THCS chuyên đề về áp suất chất lỏng là một
phần rất quan trọng của chương trình; phần kiến thức về bình thông nhau là một
chuyên đề hay và khó; đó là một chuyên đề trong chương trình giảng dạy nâng
cao hay bồi dưỡng học sinh giỏi THCS. Những bài tập về bình thông nhau luôn
là công cụ tốt để rèn luyện trí thông minh, tư duy, sáng tạo và khả năng liên hệ
thực tế.
Theo chương trình mới, phần áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển được
giảm nhẹ một cách đáng kể với chương trình cũ. Cụ thể là chường trình mới bỏ
được định luật Pascal, không xét áp suất chất khí đựng trong bình, không mở
rộng áp dụng lực đẩy Ác-si-mét cho chất khí. Chỉ có hai kết luận về chất lỏng
được áp dụng mở rộng cho không khí trong khí quyển, đó là trong chất khí, áp


suất cũng tác dụng theo mọi phương với áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao
của cột không khí.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Những kiến thức cơ bản

Áp suất
Tập hợp các bài tìm hiểu về áp suất gây ra bởi chất rắn, chất lỏng và chất
khí của chương trình vật lí 8 được bắt đầu bằng bài hình thành khái niệm áp
a.

Trang 1


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

suất. Các thí nghiệm dùng để hình thành khái niệm áp suất trong bài đều được
dựa trên đặc điểm truyền áp lực của chất rắn.Do chương trình không yêu cầu
đưa ra cơ chế cũng như đặc điểm của sự truyền áp lực và áp suất của các chất
khác nhau, nên ở bài này và những bài sau chỉ dựa vào một số thí nghiệm và
quan sát hằng ngày để nhận biết sự tồn tại của áp suất và ý nghĩa của chúng
trong đời sống kỹ thuật.
Những vấn đề cơ bản của bài này là cho học sinh hiểu được:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp suất được tính bằng công thức:
p=
Trong đó, p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
Đơn vị của áp suất là Pascal (Pa): 1Pa = 1N/m2
b. Áp suất của chất lỏng – bình thông nhau.
* Áp suất của chất lỏng có những đặc điểm sau đây:
Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất tác dụng theo mọi phương và

có giá trị như nhau.
Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng
một độ cao h được tính theo công thức:
p = d.h
Trong đó: h là độ sâu được tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất
lỏng.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
* Bình thông nhau:
Chú ý: Hiện tương mặt thoáng của chất lỏng trong các bình thông nhau
nằm trên cùng một mặt phẳng ngang được suy ra từ đặc điểm của áp suất trong
lòng chất lỏng. Điều cơ bản ở đâu là bình thông nhau phải có đường kính trong
đủ lớn để không xảy ra hiện tượng mao dẫn. Do hiện tượng mao dẫn nên một
ống thủy tinh có đường kính nhỏ hơn 1mm, nhúng vào một chậu nước tạo thành
một bình có hai nhánh thông nhau thì mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng cao
hơn mực nước trong chậu. Vì học sinh lớp 8 không học hiện tượng mao dẫn nên
giáo viên nên tránh hiện tượng này khi làm thí nghiệm, không dùng bình có
đường kính trong quá nhỏ, dưới 2mm.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng
của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp
suất, nên ta luôn có:
=
Trong đó: f là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện S
F là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện s

Trang 2


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG


Nếu hai bình thông nhau chứa hai chất lỏng có trọng lượng riêng khác
nhau, thì khi cân bằng mực nước trong hai bình sẽ chênh lệch nhau sao cho tại
một mặt S ở chỗ hai bình thông nhau, áp lực do hai cột nước trong hai bình gây
nên ở hai mặt S phải bằng nhau:
F1 = F2
p1 S = p 2 S
d1h1 = d2h2
Bình nào chứa chất lỏng có trọng lượng riêng lớn hơn thì độ cao của cột
nước sẽ nhỏ hơn. Trong hình vẽ vì d1 < d2 nên cột nước trong bình lớn cao hơn
trong bình nhỏ. Nếu hai bình chứa cùng một chất lỏng thì d1 = d2 nên h1 = h2,
mực nước trong hai bình ngang nhau.
c. Áp suất khí quyển:
Các phân tử chất khi trong không khí tuy rất nhỏ bé nhưng đều có khối
lượng và do đó đều bị Trái Đất hút. Tuy nhiên, do có chuyển động nhiệt nên các
phân tử khí trong không khí không rơi xuống đất mà “bay lượn” trong không
gian bao quanh Trái Đất tạo thành lớp khí quyển dày tới hàng ngàn ki-lô-mét.
Chúng ta đang sống ở đáy của lớp khí quyển này và hằng ngày phải chịu tác
dụng của áp suất do nó gây ra. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
Áp suất khí quyển tác động hàng ngày đến đời sống con người nhưng
cũng phải đến thế kỷ XVII, người ta mới thừa nhận sự tồn tại của áp suất này.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng bơm để hút nước lên cao. Các nhà
triết học thời kỳ này cho rằng nước đi theo ống bơm lên cao là do “thiên nhiên
sợ khoảng trống”. Mãi đến khi những người thợ ở một khu vườn định dùng bơm
để kéo nước lên đến độ cao 10m thì người ta mới nhận thấy rằng dù có có gắng
thế nào thì nước cũng sẽ không thể lên đến độ cao chờ đợi. Để giải thích hiện
tượng này, Ga-li-le cho rằng, thiên nhiên quả là có sợ khoảng trống, song chỉ tới
một giới hạn nào đó mà thôi. Nhưng học trò của ông là Tô-ri-xe-li thì không tin
như thế. Năm 1943, Tô-ri-xe-li đã tiến hành thí nghiệm. Cụ thể như sau: Tô-rixe-li lấy một ống thủy tinh dài 1m, một đầu kín, đổ đầy thủy ngân vào. Lấy ngón
tay bịt miêng ống rồi quay ngược ống xuống. sau đó, nhúng chìm miệng ống vào
1 chậu đựng thủy ngân rồi bỏ tay bit miệng ống ra. Ông nhận thấy thủy ngân

trong ống thụt xuống, còn lại khoảng 76cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân
trong chậu.Thí nghiệm cho biết áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy
ngân trong ống Tô-ri- xe-li, chú ý là phía trên cột thủy ngân trong ống là chân
không, không có không khí. Bởi thế người ta đo áp suất khí quyển bằng cách đo
chiều cao cột thủy ngân này trong ống. Đơn vị đo là ce-ti-met thủy ngân (cmHg).
d. Lực đẩy Ác-si-mét
Lực đẩy Archimedes (hay được viết lực đẩy Archimède hay lực đẩy Ác-si-mét)
là lực tác động bởi một chất lưu (chất lỏng hay chất khí) lên một vật thể nhúng
trong nó, khi cả hệ thống nằm trong một trường lực (như trọng trường hay lực

Trang 3


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

quán tính). Lực này có cùng độ lớn và ngược hướng của tổng lực mà trường lực
tác dụng lên phần chất lưu có thể tích bằng thể tích vật thể chiếm chỗ trong chất
này. Lực này được đặt tên theo Ác-si-mét, nhà bác học người Hy Lạp đã khám
phá ra nó. Lực đẩy Ác-si-mét giúp thuyền và khí cầu nổi lên, là cơ chế hoạt
động của sự chìm nổi của tàu ngầm hay cá, và đóng vai trò trong sự đối lưu của
chất lưu.
Tuy nhiên, để dễ hiểu, trong sách giáo khoa phổ thông được trình bày như
sau: “Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng từ dưới lên với lực có
độ lớn bằng trọn lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực
đẩy
Ác-si-mét”.
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
FA = d.V
Trong đó, d: trọng lượng riêng của chất lỏng.
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

e. Sự nổi
Nếu ta thả một vật ở trong chất lỏng thì:
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ac-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Vật nổi lên khi: FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích
của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
2. Giải pháp:
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ÁP SUẤT, ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN VÀ BÌNH
THÔNG NHAU, LỰC ĐẨY ÁC SI MÉT, SƯ NỔI.

BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
1. Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong
tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
Trả lời
Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không
khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên.
Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất
bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể
nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.
2. Khi thu hoạch các cây có củ (củ cải trắng, củ cải đỏ ...), người ta nhận thấy
những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc chỗ
đất sét ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao lại khác nhau vậy?
Trả lời
Không khí khó lọt vào đất sét ẩm. Lúc nhổ cây lên là đã tạo ra một áp suất
thấp ở phía dưới gốc cây, vì thế, ngoài lực liên kết, cần phải thắng cả lực của áp
suất không khí.
A.


Trang 4


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

3. Tại sao tại Biển Chết, con người có thể dễ dàng nổi trên mặt nước mà không
cần bơi hay dùng phao.
Trả lời
Do trọng lượng riêng của người nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước biển.
dngười = 11214 N/m3
dnước biển = 11740N/m3
Vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270 phần nghìn. Tỷ
trọng nước biển còn lớn hơn cả tỷ trọng người vì thế ta có thể nổi trên biển như
một tấm gỗ.
B. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG:
Câu 1: Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm
x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt 3 mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính
áp lực và áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét
các kết quả tính được.
Trả lời
Áp lực trong cả ba trường hợp : P = 0,84.10 = 8,4N
Nếu đặt mặt 6 × 7cm xuống sàn thì :
=
= 2000N/

Nếu đặt mặt 5×7cm xuống sàn thì :

=

= 2400N/


Nếu đặt mặt 5×6cm xuống sàn thì :

=

= 800N/

Câu 2: Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi
nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm.
Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi mở khóa T và khi nước đã đứng
yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
Trả lời
Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện ống lớn là
2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở hai nhánh có cùng chiểu cao h.
Đo thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:
2s.30 = s.h + 2s.h
h = 20cm
Câu 3: Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một
nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột
xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10.300N/m3 và của xăng là
7.000N/m3.
Trang 5


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Trả lời
Xét hai điểm A và trong hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng ngang
trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước biển.
Ta có: pA = pB. Mặt khác, pA = d1h1; pB = d2h2

Nên d1h1 = d2h2
Theo hình vẽ thì h2 = h1 – h. Do đó:
d1h1 = d2 (h1 – h) = d2h2 – d2h
(d2 – d1) h1 = d2h
h1 =
=
= 56mm
Câu 4: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên
miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được
nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đấy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?
Trả lời
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng trong nước
FA = dnước .Vsắt = 10 000. 0,002 = 20N
Lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác
nhau vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và
thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi
nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập
cả hai thỏi đồng vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không?
Tại sao?
Trả lời
Cân không thăng bằng. Lực đẩy của nước tác dụng vào 2 thỏi tính theo
công thức
FA1 = dVAl , FA2 = dVCu
Vì dCu > dAl ⟹ VCu > VAl ⟹ FA1 > FA2
Câu 6: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm
vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trọng
lượng riêng gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước? Biết trọng lượng
riêng của nước là 10.000N/m3.
Trả lời

Nhúng quả cầu chìm vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-simét nên chỉ số của lực kế giảm 0,2N, tức là FA = 0,2N
Ta có FA = Vdn , trong đó, dn là trọng lượng riêng của nước; V là thể tích
phần nước bị chiếm chỗ. Thể tích của vật là
V=
=
= 0,00002m3 ⟹ d = =
= 105
000kg/m3

Trang 6


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Tỉ số:

= 10,5 lần

Câu 7: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khi có trọng lượng là 1,458N.
Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một khoảng bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại để khi
thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước
và nhôm lần lượt là 10.000N/m3 và 27.000N/m3.
Trả lời
Thể tích của quả cầu nhôm:
V =
=
= 0,000054dm3 = 54cm3
Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu sau khi khoét lỗ là V1. Để quả cầu
nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại P1 của quả cầu phải bằng lực đẩy
Ác-si-mét: P1 = FA

dA1V’ = dn . V ⟹ V’ =

=

= 20cm3

Thể tích nhôm đã khoét là: 54 – 20 = 34cm3
Câu 8: Một chai thủy tinh có thể tích 1,5lit và khối lượng 250g. Phải đổi vào
chai ít nhất bao nhiêu nước để nó chìm trong nước? Trọng lượng riêng của nước
là 10.000N/m3.
Trả lời
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên chai: FA = Vdn = 15N
Trọng lượng của chai: P = 10m = 2,5N
Để chai chìm trong nước cần đổ vào chai một lượng nước có trọng lượng
tối thiểu là:
P’ = FA – P = 12,5N
Thể tích nước cần đổ vào chai là V’ =
= 0,00125m3 = 1,25 lít
1.

Các bài tập khó và bồi dưỡng học sinh giỏi

Câu 1: Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích
thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18cm. Biết trọng
lượng riêng của dầu là 8.000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là
10.000N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình?

Trang 7



Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Trả lời

+ Gọi h là độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở nhánh của bình.
+ Gọi A và B là hai điểm có cùng độ cao so với đáy bình nằm ở hai nhánh.
+ Ta có: Áp suất tại A và B do là do cột chất lỏng gây ra là bằng nhau:
PA = P B
dd . 0,18 = dn . (0,18 - h)
8000 . 0,18 = 10000. (0,18 - h)
1440 = 1800 - 10000.h
10000.h = 360
h = 0,036 (m) = 3,6 ( cm)
Vậy: Độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở hai nhánh là: 3,6 cm.
Câu 2: Một ống chữ U có 2 nhánh hình trụ tiết diện khác nhau và chứa thủy
ngân. Đổ nước vào nhánh nhỏ đến khi cân bằng thì thấy mực thủy ngân ở 2
nhánh chênh nhau h = 4cm. Tính chiều cao cột nước cho biết trọng lượng riêng
của thủy ngân là d1 = 136.000N/m3, của nước là d2 = 10000N/m3. Kết quả có
thay đổi không nếu đổ nước vào nhánh to.

Trang 8


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Xét áp suất tại các điểm có mức ngang mặt thủy ngân bên có nhánh nước ở 2
nhánh nên ta có:
p1 = p2 hay d1.h = d2.d2
(h1;h2 lần lượt là chiều cao của cột thủy ngân và nước ở nhánh I và II )
d1.h 0, 04.136000

=
d
10000
Suy ra h2 = 2
= 0,544(m) = 54,4(cm)

Kết quả trên không phụ thuộc việc nước được đổ vào nhánh to hay nhánh
nhỏ.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Học sinh biết cách diễn đạt được kiến Vật Lí về các lĩnh vực nêu trên.
Học sinh biết cách suy luận một cách chặt chẽ về các kiến thức có liên quan.
Học sinh biết cách kết hợp nhiều kiến thức khác nhau để giải một bài tập nâng.
Bảng thống kê kết quả đạt được
Hs trứơc khi khảo sát Hs sau khi khảo sátkiểm
Tổng số
tra
Lớp
học sinh
TS
%
TS
%

IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Áp dụng cho lớp học nâng cao.
Lồng ghép trong tiết giải bài tập.
Áp dụng cho các lớp 8.
Áp dụng cho nhiều năm sau.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Trong quá trình giảng dạy vật lí ở trường THCS việc hình thành cho học sinh
phương pháp, kỹ năng giải bài tập vật lí là hết sức cần thiết, từ đó giúp các em đào sâu
mở rộng kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển
năng lực tư duy của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học góp phần để hình thành nhân cách con người lao động mới, sáng tạo,
thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, phương pháp dạy học bộ môn phải
thực hiện các chức năng nhận thức, phát triển và giáo dục, tức là lựa chọn phương
pháp học bộ môn sao cho học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
2. Kiến nghị:

Trang 9


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Cần có sự phối hợp chặt chẽ: giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm,
giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, có sự phối hợp các lực lượng trong
và ngoài nhà trường để kịp thời sửa những hành vi sai phạm của học sinh, giúp các em
có ý thức hơn trong học tập.
Cần có tiết dạy phụ đạo cho học sinh giỏi.
Có phòng chức năng bộ môn.
Tuy nhiên vì điều kiện và thời gian, cũng như tình hình thực tế của học sinh nên
việc thực hiện chuyên đề này còn chỗ nào thiếu sót, kính mong thầy, cô trao đổi, góp ý
cho chuyên đề này.

CHUYÊN ĐỀ: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
-Kiến thức cần nắm
-Kiến thức bổ sung

-Các dạng bài tập và cách giải
I.Kiến thức cần nắm:
1.Áp suất
-Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.
-Công thức tính áp suất:

p=

F
S

Trong đó: F là áp lực ( N)
S là diện tích bị ép ( m2 )
P là áp suất ( N/m2 hoặc Pa)
2.Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách bề mặt chất lỏng một đoạn h:
p = d.h = 10D.h
Trong đó: h là độ cao cột chất lỏng từ điểm tính đến bề mặt chất lỏng ( m
)
D,d là khối lượng riêng ( kg/m3 ) và trọng lượng riêng (N/m3 )
P là áp suất do cột chất lỏng gây ra ( N/m2 )
Trang
10


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

3.Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng: p = p0 + d.h
Trong đó: p0 là áp suất khí quyển ( N/m2 )
d.h là áp suất do cột chất lỏng gây ra ( N/m2 )
p là áp suất tại điểm cần tính ( N/m2 )

*Áp suất tại các điểm trong lòng chất lỏng nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang là
bằng nhau
4.Bình thông nhau:
Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh
luôn bằng nhau
Bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau đứng yên, mực chất lỏng ở hai
nhánh không bằng nhau nhưng các điểm trên cùng một một mặt phẳng nằm ngang có
áp suất bằng nhau.
II.Kiến thức bổ sung:
1.Ứng dụng của nguyên tác bình thông nhau trong thực tế:
-Máy dùng chất lỏng
-Ống đo mực chất lỏng trong bình kín
-Hệ thống dẫn nước máy do nhà máy nước lắp đặt
2.Một số hiện tượng vật lí liên quan đến dạng bài tập:
-Dùng hai lực khác nhau ép trên hai mặt chất lỏng của hai nhánh trong bình
thông nhau thì hai mặt thoáng của hai nhánh sẽ chênh lệch nhau.
-Trộn hai chất lỏng không hòa lẫn vào nhau thi chất lỏng nào có trọng lượng
riêng nhỏ hơn sẽ ở phía trên, chất có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ ở phía dưới.
III.Các dạng bài tập và cách giải
Bài 1: Trong một ống chữ U có chứa thủy ngânNgười ta đổ một cốc nước cao 1,2m
vào nhánh phải và đổ cột dầu cao 0,6m vào nhánh trái. Tính độ chênh lệch mức thủy
ngân ở hai nhánh. Biết trọng lượng riêng của nước, dầu và thủy ngân lần lượt là d 1 =
10000N/m3 , d2 = 8000N/m3 và d3 = 136000N/m3
Trang
11


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

-Hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự:

Tóm tắt đề và vẽ hình  Tìm công thức, kiến thức liên quan  tiến hành giải
 kết luận hoặc biện luận.

Tóm tắt:

h1 = 1,2m
h2 = 0,6m
d1 = 10000N/m3

h2

d2 = 8000N/m3

h1

d3 = 136000N/m3

h

h=?m
B

A

-Kiến thức liên quan:
Áp suất ở nhánh A: pA = d1.h1
Áp suất ở nhánh B: pB = d2h2 + d3.h
*Áp suất tại các điểm trong lòng chất lỏng nằm trên cùng mặt phẳng nằm
ngang là bằng nhau: pA = pB
-Tiến hành giải:

Gọi h (m) là độ chênh lệch mức thủy ngân ở hai nhánh.
Ta có:

pA = d1.h1
pB = d2h2 + d3.h
Trang

12


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Mà pA = pB nên d1.h1 = d2h2 + d3.h
 d3.h = d1h1 – d2.h2
=> h = d1h1 – d2.h2
d3
Thay số ta tính được h = 0,035m
Kết luận: vậy độ chênh lệch mức thủy ngân ở hai nhánh là 0,053 m

Bài 2: Hai xi lanh xó tiết diện S1 và S2 , đáy thông với nhau và có chứa nước. Trên mặt
nước có đặt các pittông mỏng khối lượng khác nhau nên mặt nước ở hai bên chênh
lệch nha một đoạn h.
a) Tìm trọng lượng vật đặt lên pittông lớn để mực nước ở hai bên ngang nhau.
b) Nếu đặt vật lên pittông nhỏ thì mực nước ở hai bên chênh lệch nhau bao

nhiêu?
Giải
a.Chọn A là điểm tính áp suất nằm ở dưới pittông nhỏ

S1


S2
khi không có vật nặng thì: pA = P2/S2
(với P2 là trọng lượng pittông 2)

h

và pB = p1 + P1/S1 (với P1là trọng lượng pittông 1)
(Với B là điểm trong xylanh S 1 và nằm cùng mặt phẳng

B

A
nằm ngang với điểm A trong pittông 2)
Do pA = pB nên P2/S2 = P1 + P1/S1


(1)

P2/S2 = d.h + p1/S1 ( d là trọng lượng riêng của nước)
Trang

13


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Khi đặt vật nặng lên pittông lớn thì mực nước hai bên ngang nhau nên ta có:
P2/S2 = (P1 + P)/S1 = P1/S1 + P/S1


(2)

Từ (1) và (2) ta có: d.h + P1/S1 = P1/S1 + P/S1


P = d.h.S1

b. Tương tự khi đặt vật ở pittông nhỏ thì:
P2/S2 + P/S2 = (P1 + P)/S1 = P1/S1 + d.H (3)
Thay P = d.h.S1 và P2/S2 = d.h + P1/S1 vào (3) ta được:
Suy ra H = (1 + S1/S2).h

TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
CHUYÊN ĐỀ : ÁP SUẤT – ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN – LỰC ĐẨY
AC- SI- MET

1/ Áp suất:

- Công thức tính áp suất:

p=

F
S

- Đơn vị áp suất là paxcan(Pa):

 F = p.S

⇒

F
S = p


1Pa =

1N
1m 2

2/ Áp suất chất lỏng:
- Chất lỏng đựng trong bình sẽ gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành
bình và mọi vật đặt trong nó.
p

d = h
⇒
h = p

d ( Với d là trọng lượng riêng
- Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

của chất lỏng; h là chiều cao (độ sâu) của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng chất lỏng)

Trang
14


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

Chú ý:

Trong cột chất lỏng đứng yên, áp suất của mọi điểm trên cùng mặt phẳng nằm
ngang (cùng độ sâu)
có độ lớn như nhau Một vật nằm trong lòng chất lỏng, thì ngoài áp suất chất lỏng, vật
còn chịu thêm áp suất khí quyển do chất lỏng truyền tới.
3/ Bình thông nhau:
- Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở một độ cao.
- Trong bình thông nhau chứa hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan, thì mực mặt
thoáng không bằng nhau, trong trường hợp này áp suất tại mọi điểm trên cùng mặt
phẳng nằm ngang có giá trị bằng nhau.
- Bài toán máy dùng chất lỏng: Áp suất tác dụng lên chất lỏng được chất lỏng
truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
+ Xác định độ lớn của lực: Xác định diện tích của pittông lớn, pittông nhỏ.
+ Đổi đơn vị thích hợp.
F S
f .S
Fs
fS
Fs
= ⇒F=
⇒ f =
⇒s=
⇒S=
f
s
s
S
F
f


4/ Áp suất khí quyển:
- Do không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu tác
dụng của áp suất khí quyển. Giống như áp suất chất lỏng áp suất này tác dụng theo
mọi phương.
- Áp suất khí quyển được xác định bằng áp suất cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xeli.
- Đơn vị của áp suất khí quyển là mmHg (760mmHg = 1,03.105Pa)
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm ( cứ lên cao 12m thì giảm 1mmHg).
5/ Lực đẩy Acsimet:
- Mọi vật nhúng trong chất lỏng đều bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với
một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này
được gọi là lực đẩy Acsimet.
- Công thức tính: FA = d.V
- Điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng:

Trang
15


Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học theo chuyên đề bồi dưỡng HSG

+ FA > P ⇒ Vật nổi
+ FA = P ⇒ Vật lơ lửng
+ FA < P ⇒ Vật chìm

Trang
16


B.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài1: Một bình thông nhau có ba nhánh đựng nước ; người ta đổ vào nhánh (1) cột thuỷ

ngân có độ cao h và đổ vào nhánh (2) cột dầu có độ cao bằng 2,5.h .
a/ Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất ? Thấp nhất ? Giải thích ?
b/ Tính độ chênh lệch ( tính từ mặt thoáng ) của mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h ?
c/ Cho dHg = 136000 N/m2 , dH2O = 10000 N/m2 , ddầu = 8000 N/m2 và h = 8 cm. Hãy tính độ
chênh lệch mực nước ở nhánh (2) và nhánh (3) ?
Giải
Bài1
HD:
a/ Vì áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao và trọng lượng riêng của chất lỏng hơn nữa
trong bình thông nhau áp suất chất lỏng gây ra ở các nhánh luôn bằng nhau mặt khác ta có
dHg = 136000 N/m2 > dH2O = 10000 N/m2 > ddầu = 8000 N/m2 nên h(thuỷ ngân) < h( nước ) <
h (dầu )
b/ Quan sát hình vẽ :
(1) (2)

?

?

(3)

2,5h

?
h”
h
h’
M

N


E

H2O
Xét tại các điểm M , N , E trong hình vẽ, ta có :
P M = h . d1
(1)
PN = 2,5h . d2 + h’. d3 (2)
PE = h”. d3
(3) .
Trong đó d1; d2 ; d3 lần lượt là trọng lượng riêng của TN, dầu và nước. Độ cao h’ và h” như
hình vẽ .




GV: Tổ lý


h.d1
+ Ta có : PM = PE ⇔ h” = d 3 ⇒

h.( d1 − d 3 )
h.d1
d3
h1,3 = h” - h = d 3 - h =

+ Ta cũng có PM = PN ⇔ h’ = ( h.d1 - 2,5h.d2 ) : d3 ⇒ h1,2 = ( 2,5h + h’ ) - h =
h.d 1 − 2,5h.d 2 − h.d 3
d3


+ Ta cũng tính được h2,3 = ( 2,5h + h’ ) - h” = ?
c/ Áp dụng bằng số tính h’ và h” ⇒ Độ chênh lệch mực nước ở nhánh (3) & (2) là h” - h’
=?
Bài 2 : Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm2 cao h = 30cm, khối
gỗ được thả nổi trong hồ nước sâu H = 0,8m sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng
riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và

d H 2O

= 10 000 N/m3.

Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy :
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ ?
b) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước

H

theo phương thẳng đứng ?
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy
hồ theo phương thẳng đứng ?

Giải
Bài 3
HD : a) Gọi chiều cao phần khối gỗ chìm trong nước là x (cm) thì :
(h-x)
+ Trọng lượng khối gỗ : P = dg . Vg = dg . S . h
( dg là trọng lượng riêng của gỗ )
+ Lực đấy Acsimet tác dụng vào khối gỗ : FA = dn . S . x ;


x
H

khối gỗ nổi nên ta có : P = FA ⇒ x = 20cm
b) Khi khối gỗ được nhấc ra khỏi nước một đoạn y ( cm ) so với lúc đầu thì
lực Acsimet giảm đi một lượng

GV: Tổ lý


F’A = dn . S.( x - y ) ⇒ lực nhấc khối gố sẽ tăng thêm và bằng :
F = P - F’A = dg.S.h - dn.S.x + dn.S.y = dn.S.y và lực này sẽ tăng đều từ lúc y = 0 đến khi y =
x , vì thế giá trị trung bình của lực từ khi nhấc khối gỗ đến khi khối gỗ vừa ra khỏi mặt nước
1
1
là F/2 . Khi đó công phải thực hiện là A = 2 .F.x = 2 .dn.S.x2 = ? (J)

c) Cũng lý luận như câu b song cần lưu ý những điều sau :
+ Khi khối gỗ được nhấn chìm thêm một đoạn y thì lực Acsimet tăng lên và lực tác dụng lúc
này sẽ là
F = F’A - P và cũng có giá trị bằng dn.S.y.Khi khối gỗ chìm hoàn toàn, lực tác dụng là F =
dn.S.( h - x ); thay số và tính được F = 15N.
+ Công phải thực hiện gồm hai phần :
1
- Công A1 dùng để nhấn chìm khối gỗ vừa vặn tới mặt nước : A1 = 2 .F.( h - x )

- Công A2 để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ ( lực FA lúc này không đổi ) A2 = F .s (với s
= H - h ) ĐS : 8,25J

Bài 4:

1) Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ giống nhau cùng chứa nước. Người ta thả
vào nhánh A một quả cầu bằng gỗ nặng 20g, quả cầu ngập một phần trong nước thì thấy
mực nước dâng lên trong mỗi nhánh là 2mm. Sau đó người ta lấy quả cầu bằng gỗ ra và đổ
vào nhánh A một lượng dầu 100g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh ? Cho
Dn = 1 g/cm3 ; Dd = 0,8 g/cm3
2) Một ống thuỷ tinh hình trụ, chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân có cùng khối
lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong ống là 94cm.
a/ Tính độ cao của mỗi chất lỏng trong ống ?
b/ Tính áp suất của chất lỏng lên đáy ống biết khối lượng riêng của nước và của thuỷ ngân
lần lượt là
D1 = 1g/cm3 và D2 = 13,6g/cm3 ?
Giải

Bài 4:
(A)
(A)
GV: Tổ lý

(B)

(B)


HD :
+ h = 2 mm = 0,2 cm. Khi đó cột nước ở 2
N

M

nhánh dâng lên là 2.h = 0,4 cm

+ Quả cầu nổi nên lực đẩy Acsimet mà nước tác
dụng lên quả cầu bằng trọng lượng của quả cầu ; gọi
tiết diện của mỗi nhánh là S, ta có P = FA ⇔ 10.m = S.2h.dn ⇔ 10.m = S.2h.10Dn ⇒ S =
50cm2
+ Gọi h’ (cm) là độ cao của cột dầu thì md = D.Vd = D.S.h’ ⇒ h’ ?
Xét áp suất mà dầu và nước lần lượt gây ra tại M và N, từ sự cân bằng áp suất này ta có độ
cao h’’ của cột nước ở nhánh B . Độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh là : h’ - h’’
Bài 5: Một khối gỗ hình hộp có kích thước 20 x 40 x 150cm. Người ta đặt nó lên sàn nhà
lần lược theo ba mặt khác nhau. Tính áp suất nó tác dụng lên sàn nhà trong từng trường hợp.
3
Cho biết khối lượng riêng của gỗ là 800 kg/ m
Giải
Thể tích khối gỗ:
3
V = a x b x c = 0,2 x 0,4 x 1,5 = 0,12 m

Gọi m là khối lượng của khối gỗ:
D=

m
⇒ m = DV
. = 800.0,12 = 96kg
V

Trọng lượng của khối gỗ:
P = m.g = 96.10 = 960N
Diện tích các mặt của khối gỗ lần lược là:
S1 = a.b = 0, 2.0, 4 = 0, 08m3
S 2 = b.c = 0, 4.1,5 = 0, 6m3
S3 = a.c = 0, 2.1,5 = 0,3m3


Áp suất tác dụng lên mặt bàn khi đặt theo mặt S1

GV: Tổ lý


P1 =

P 960
=
= 12000 Pa
S1 0, 08

Áp suất tác dụng lên mặt bàn khi đặt theo mặt S2
P2 =

P 960
=
= 1600 Pa
S 2 0, 6

Áp suất tác dụng lên mặt bàn khi đặt theo mặt S3
P3 =

P 960
=
= 3200 Pa
S3 0,3

Bài 6: Một miếng gỗ có dạng một khối hộp chữ nhật với chiều dày 10cm. khi thả vào nước,

nó nổi trên mặt nước với mặt song song với mặt nước. Phần nổi trên mặt nước là 3cm. Xác
định trọng lượng riêng của gỗ.
Giải
3
TT: h = 10cm, hn =3cm, d 2 = 10000 N/ m

Tìm d1 = ?
Khói gỗ chiệu tác dụng của hai lực:
P= 10m = 10 D1 V
Lực đẩy Ác-si-mét:
FA = d 2 .Vc

Khối gỗ cân bằng:
P = FA
⇒ 10 D1.V = d 2 .Vc


Vc 10 D1
=
V
d2

Gọi chiều cao của phần chìm là hc , chiều cao của khối gỗ là h.

GV: Tổ lý


hc d1
=
h d2




⇒ hc = h − hc = h −


hn d 2 − d1
=
h
d2



3 10000 − d1
=
10
d2

d1
h
h = ( d 2 − d1 )
d2
d2

⇒ 0,3d 2 + d1 = 10000
⇒ d1 = 10000 − 0,3d 2 = 10000 − 0,3.10000 = 7000 N / m3

Vậy trọng lượng riêng của gỗ bẳng 7000N/ m

3


CHỦ ĐỀ
ÁP SUẤT, ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, ÁP SUẤT CHẤT KHÍ
BÌNH THÔNG NHAU, MÁY DÙNG CHẤT LỎNG, ĐỊNH LUẬT PAXCAL
I - Một số kiến thức cần nhớ.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức:

P=

F
S

- Càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng lớn.
Công thức: P = d.h
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12 m thì cột thủy ngân giảm xuống 1mm
Hg.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng ở các nhánh đều ở cùng
một độ cao.

- Trong máy ép dùng chất lỏng ta có công thức:

F
S
=
f
s

II - Bài tập vận dụng

Bài 1
Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 300 000N/m 2. Biết trọng lượng
riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
GV: Tổ lý


b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200cm 2 khi lặn sâu
25m.
* Gợi ý:

p
h= d

a)

ADCT: P = dh ⇒

b)

F
P = d.h P = S ⇒ F = P.S
ĐS:

a) 30m

b) 5 000N

Bài 2
Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt thoáng ở hai

nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng, cho biết trọng lượng riêng của nước biển là
10 300 N/m3, của xăng là 7000 N/m3
* Gợi ý:
- Ta có PA = PB ⇒ d1h1 = d2h2
mà ;

h2 = h1 - h

⇒ d1h1 = d2(h1 - h)

d2h
d − d1
⇒ h1 = 2
ĐS : 5,6 cm

A
h2
h1
h
B

GV: Tổ lý


Bài 3
Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện
tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m 2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người
nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm 2 ?
Lời giải:
- Áp suất xe tăng tác dụng lên mặt đường


F1
26000
=
S
1,3 = 20 000N/m2
P1 = 1
- Áp suất của người tác dụng lên mặt đường

F2
450
=
S
0.02 = 22 500N/m2
P2 = 2
- Áp suất của người tác dụng lên mặt đường là lớn hơn áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt
đường.

Bài 4
Tính áp suất do ngón tay gây ra ấn lên cái kim, nếu sức ép bằng 3N và diện tích của mũi kim là
0,0003cm2
Lời giải:
Áp suất do ngón tay gây ra:

F
1
3
−8
−8
P = S = 3.10

= 10 = 100 000 000 N/m2
Bài 5
Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là
100 000 N/m2. Tính diện tích tối thiểu của móng.
GV: Tổ lý


Lời giải:
m = 120 tấn = 120 000kg
- Vậy áp lực của ngôi nhà tác dụng lên mặt đất là: F = 1 200 000 N

F
F 1200000
Theo công thức P = S ⇒ S = P = 100000 = 12 m2
ĐS: 12 m
Bài 6
Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m 2 hãy tính áp lực của
khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là
136 000 N/m3 .
Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của
áp lực này?
Lời giải:
- Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là 76 cmHg
P = d.h = 136 000. 0,76 = 103 360 N/m2

F
Ta có P = S ⇒ F = P.S = 165 376 (N)
- Người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ
thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau.
Bài 7

Mô tả nguyên tắc hoạt động của một máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng là
80000N tác dụng lên pit-tông lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu ? Biết pittông lớn có diện tích lớn gấp 200 lần pit-tông nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pittông nhỏ sang pit-tông lớn.
Lời giải:
Theo đề bài ta có:

S = 200.s

F
S
=
s
Áp dụng công thức: f

=> f = 400N

CHỦ ĐỀ
LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT, SỰ NỔI CỦA VẬT
I - Một số kiến thức cần nhớ.
- Mọi vật nhúng vào chất lỏng (hoặc chất khí) đều bị đẩy từ dưới lên một lực đúng bằng trọng
lượng phần chất lỏng (Chất khí) bị vật chiếm chỗ.
GV: Tổ lý


×