Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – thực tiễn tại tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.56 KB, 73 trang )

Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011 - 2015
TÊN ĐỀ TÀI:
QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC – THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Thầy Dƣơng Văn Học

Trần Thị Kiều Diễm

Bộ môn: Luật Thƣơng Mại

MSSV: 5115877
Lớp: Luật Hành Chính-K37

Cần Thơ, tháng 12/ 2014

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành Luận văn trước hết em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
qúy Thầy cơ Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy cho em trong những năm
học vừa qua; không những mang lại cho em những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học
tập mà còn cả kỹ năng sống và cách làm trước khi bước ra ngoài xã hội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Thầy
Dƣơng Văn Học đã tạo điều kiện giúp em có thể hồn thành tốt Luận văn tốt nghiệp
của mình.
Vì kiến thức và thời gian có hạn, cho nên khơng tránh khỏi những sai sót, em rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của qúy Thầy Cô, anh chị để luận văn của em
được tốt hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc qúy Thầy, Cơ ln dồi dào sức khỏe và luôn công
tác tốt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Xin trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kiều Diễm

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày


GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

tháng

năm 2014

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC ......................................................................................................................... 4

1.1. Khái quát chung về dân tộc thiểu số ......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số ........................................................................................ 4
1.1.2. Phân biệt dân tộc thiểu số và người bản địa .............................................................. 5
1.1.3. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam ..................................................................................... 6
1.2. Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ............................................................................. 8
1.2.1. Tính chất quyền của người dân tộc thiểu số .............................................................. 8
1.2.1.1. Tính chất của các quyền của các nhóm tập thể ...................................................... 8
1.2.1.2. Nghĩa vụ của Nhà nước .......................................................................................... 8
1.2.1.3. Cá nhân dân tộc thiểu số ........................................................................................ 9
1.2.1.4. Sự khác nhau cơ bản giữa quyền của người dân tộc thiểu số và quyền tự quyết
dân tộc .............................................................................................................................. 10
1.2.2. Quyền của người dân tộc thiểu số trong hệ thống pháp luật quốc tế ...................... 10
1.2.2.1. Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử chủng tộc năm
1965 (CRD)........................................................................................................................ 10
1.2.2.2. Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc,
chủng tộc, tơn giáo và ngôn ngữ năm 1992 ..................................................................... 12
1.2.3. Quyền của người dân tộc thiểu số trong pháp luật Việt Nam ................................. 13
1.2.3.1. Bảo tồn văn hóa của người dân tộc thiểu số ........................................................ 13
1.2.3.2. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế ............................................ 16
1.3. Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục .................................. 17
1.3.1. Tiếp cận cơ hội học tập ........................................................................................... 17
1.3.1.1.Giáo dục tiểu học và trung học ............................................................................. 17
1.3.1.2.Giáo dục phổ thông ............................................................................................... 18
1.3.1.3.Giáo dục đại học và sau đại học ........................................................................... 19
1.3.1.4.Chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số ....................... 21
1.3.2. Cơ sở vật chất trong giáo dục .................................................................................. 23
1.3.3. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục ................................................................. 26
GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

1.3.3.1. Giáo viên............................................................................................................... 26
1.3.3.2. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ................................................................ 28
1.3.4. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục.............................................................................................................................. 29
1.3.5. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số ............ 32
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU
SÔ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH CÀ MAU ....................................... 35
2.1. Tình hình dân tộc thiểu số tại tỉnh Cà Mau ........................................................... 35
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục tại tỉnh Cà Mau................................................................................................. 36
2.2.1. Trong việc sử dụng, giữ gìn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình ở lĩnh vực
giáo dục.............................................................................................................................. 36
2.2.2 Tiếp cận cơ hội học tập............................................................................................. 37
2.2.2.1. Giáo dục tiểu học và trung học ............................................................................ 37
2.2.2.2. Giáo dục phổ thông .............................................................................................. 38
2.2.2.3. Giáo dục đại học và sau đại học .......................................................................... 39
2.2.3. Cơ sở vật chất trong giáo dục .................................................................................. 41
2.2.4. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục ................................................................. 43
2.2.4.1. Giáo viên............................................................................................................... 43
2.2.4.2. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ................................................................ 45
2.2.5. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục.............................................................................................................................. 45
2.2.6. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số ............ 46
2.3. Hạn chế quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................................... 47
2.3.1. Tiếp cận cơ hội học tập............................................................................................ 47

2.3.2. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục ................................................................. 50
2.3.3. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục.............................................................................................................................. 51
2.3.4. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số ............ 52
2.4. Hƣớng đề xuất quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục tại
tỉnh Cà Mau .................................................................................................................... 52
2.4.1. Tiếp cận cơ hội học tập............................................................................................ 52
2.4.2. Nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục ................................................................. 55
2.4.3. Nguồn tài chính hỗ trợ chi phí học tập cho người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục.............................................................................................................................. 56
2.4.4. Sử dụng nguồn lao động sau đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số ............ 57
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CRD

Cơng ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về
chủng tộc, 1965

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

DTTS

Dân tộc thiểu số

PTDT

Phổ thông dân tộc

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

KT - XHĐBKK

Kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo. Ngay
từ những ngày đầu chính quyền mới được thành lập, tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra một trong ba nhiệm vụ then chốt trong đó có “diệc giặt dốt” và đã
từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu khơng có kiến thức thì khơng có thể
bình đẳng với các dân tộc khác được”. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh vấn
đề đầu tiên là phải phát triền nền giáo dục. Vì giáo dục ln là vấn đề hết sức quan
trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, là cơ sở tạo ra những con người có tài năng, có trí
tuệ, nguồn nhân lực quyết định đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
một đất nước và nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số thì vấn đề giáo dục cần
được quan tâm nhiều hơn.
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ đã được các cấp, các ngành
và toàn xã hội đặc biệt quan tâm và nhất là vấn đề giáo dục đối với đồng bào DTTS
nhưng vẫn chưa đáp ứng hết các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, có hồn cảnh kinh tế đặc
biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức về nhu cầu học tập của một bộ phận
đồng bào dân tộc chưa cao, nên vấn đề giáo dục dành cho người DTTS còn thấp hơn
trình độ học vấn chung. Đặc biệt hơn là trong thời đại của khoa học, cơng nghệ hiện
nay địi hỏi phải đào tạo nhiều nhân tài nhất là đối với Việt Nam ta muốn đất nước phát
triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trước tiên phải quan tâm tới
giáo dục.
Đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là con
đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” nên chiến lược con
người phải được đặt lên hàng đầu và giáo dục đóng vai trị quan trọng. Vì thế, Đảng và

Nhà nước Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục cho con em đồng
bào DTTS, cần tạo điều kiện cho người DTTS được đến trường và có nhiều chính sách
ưu tiên để giúp các em được bình đẳng như những dân tộc khác để vươn lên vượt khó
trong cuộc sống.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

Quyền của người DTTS nhất là trong lĩnh vực giáo dục hiện nay đã được Đảng,
Nhà nước chú trọng và quan tâm rất nhiều, vì họ là một trong những người dễ bị tổn
thương và thiệt thịi nhất, nếu khơng được quan tâm và bảo vệ tốt sẽ dễ bị mất đi những
quyền được hưởng trong vấn đề giáo dục của họ.
Việc giải quyết các vấn đề khó khăn của đồng bào DTTS bao gồm nhiều vấn đề
như: Sự đói nghèo, dân trí thấp của các dân tộc, nhất là các dân tộc ở vùng sâu, vùng
xa; sự khác nhau về văn hóa, phong tục, tập qn, tơn giáo và ngơn ngữ…Tuy nhiên,
vấn đề quan trọng hơn đó là vấn đề giáo dục của con em đồng bào DTTS trong pháp
luật hiện nay. Do đó, mà người viết chọn đề tài: “Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu làm luận văn
tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật trong vấn đề
quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Cà Mau. Qua đó, người viết
muốn chỉ ra những hạn chế cần được khắc phục từ đó đề xuất những biện pháp mang
tính khả thi trong lĩnh vực giáo dục cho người DTTS, nhằm tăng cường hơn nữa vấn đề
giáo dục cho người DTTS trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hiện

nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Quyền của người DTTS về vấn đề giáo dục trong pháp
luật Việt Nam. Nội dung chủ yếu của đề tài là những quy định của pháp luật về quyền
của người DTTS trong vấn đề giáo dục và thực tiễn đảm bảo quyền của người DTTS
trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Cà Mau. Từ đó, người viết phân tích những bất cập về
mặt pháp lý và thực tiễn của nội dung. Sau đó, người viết đề xuất những biện pháp để
hoàn thiện hơn nữa quyền của người DTTS trong vấn đề giáo dục.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với phương pháp truyền thống như: phương pháp phân
tích luật viết, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp
thống kê, tổng hợp những tài liệu, số liệu thu được, vận dụng cơ sở pháp lý…nhằm đi

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

sâu vào quy định của pháp luật hiện hành để tìm hiểu nội dung và những hạn chế mà từ
đó đưa ra đề xuất cho những vấn đề còn tồn tại trong thực tế.
5. Kết cấu luận văn
Trong đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo thì để tài được bố cục gồm hai chương:
Chƣơng 1: Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục
Người viết nêu ra một số khái niệm liên quan như DTTS, người bản địa; phân
biệt DTTS và người bản địa; các DTTS ở Việt nam về vấn đề: phân bố, đời sống – kinh
tế, tri thức – giáo dục; Những quy định pháp luật hiện hành về quyền của người DTTS
trong hệ thống pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam… và trọng tâm nhất là, người

viết phân tích vấn đề quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục.
Chƣơng 2: Thực tiễn đảm bảo quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh
vực – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau.
Người viết nêu ra những chính sách pháp luật của tỉnh Cà Mau về vấn đề giáo
dục như vấn đề: tiếp cận giáo dục, tạo cơ sở vật chất cho giáo dục, đầu tư cho giáo viên
người dân tộc, giáo dục văn hóa – ngơn ngữ dân tộc. Cùng với đó, là đưa ra những hạn
chế để đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa cho người DTTS trong vấn đề
giáo dục.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

CHƢƠNG 1: QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC
1.1.

Khái quát chung về dân tộc thiểu số

1.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số theo tiếng Latinh (minorité ethnique) là thuật ngữ có nhiều
định nghĩa khác nhau trên thế giới, tùy theo khái niệm của từng bộ môn nghiên cứu hay
quan điểm của mỗi quốc gia.
Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc
thiểu số được chia ra làm 2 thành phần:
 Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử (minorités historiques) là tập thể tộc
người đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản

địa (peuples autochtones)
 Dân tộc thiểu số di cư (minorités immigrees) là những người nước ngoài sang
định cư tại một quốc gia đã có chủ quyền.
Đứng trên phương diện chính trị, mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau về thuật
ngữ “ dân tộc thiểu số”, kéo theo nhiều sự tranh cãi trên diễn đàn Liên Hợp Quốc. Sau
bao năm thảo luận gây go, Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua thuật ngữ “dân tộc
thiểu số” vào năm 1992 bằng cách dựa vào quan điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc
phái viên của Liên Hợp Quốc) đã đưa ra vào năm 1977: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ
ám chỉ cho một nhóm người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ
là cơng dân của quốc gia này; duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh
sống; thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tơn giáo và ngơn ngữ của họ; đủ tư
cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay
tại một khu vực của quốc gia này; có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung
của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ”1.
Năm 1995, Liên Hiệp Âu Châu đưa ra khái niệm về DTTS trong “Công ước của
Liên Hiệp Âu Châu về dân tộc thiểu số” rất gần gũi với khái niệm của Liên Hợp Quốc
biểu quyết vào năm 1992: “Dân tộc thiểu số ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc

1

Tư liệu: Minority Rights: International Standards and Guidance for Implementation (HR/PUB/10/1930).

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu và có quốc

tịch của khối Âu Châu”2.
Tại Khu vực Đông Nam Á, thuật ngữ DTTS vẫn là một chủ đề đang ở trạng thái
lu mờ, tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia và góc nhìn của mỗi bộ môn và tại Hội
luận 14-9-2013 khái niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa thì: Dân tộc thiểu số là
nhóm cơng dân của quốc gia có chủ quyền đến định cư tại một nước khác và được
chính quyền cơng nhận họ như nhóm người có quy chế cư trú thường trực hay cơng
dân của quốc gia này”3. Ví dụ như dân tộc thiểu số: Chăm, Tày, Khmer, Nùng… Còn
dân tộc đa số là dân tộc kinh ( tại Việt Nam).
Như vậy, có thể hiểu, DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn dân tộc đa số,
chiếm tỉ trọng thấp trong tương quan so sánh về số lượng dân số trong một quốc gia đa
dân tộc, là cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững, có ngơn ngữ riêng
và những nét văn hóa đặc thù.
1.1.2. Phân biệt dân tộc thiểu số và người bản địa
“Người bản địa” là khái niệm có nguồn gốc lịch sử gắn liền với thời kỳ các
nước theo chủ nghĩa thực dân, đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược và áp đặt thống
trị lên các quốc gia khác. Chiến lược di dân, khai thác thuộc địa của họ đã dẫn đến sự
phân hóa, và đã hình thành hai nhóm hay hai tầng lớp xã hội. Thứ nhất, tầng lớp những
người nước ngoài bao gồm “các quan cai trị” cùng với những người di dân đến đây làm
ăn và có mối quan hệ mật thiết với bộ máy cai trị và thứ hai là cộng đồng người dân
thuộc địa, được gọi là “người bản địa” hoặc “người bản xứ.”4
Dân tộc thiểu số và người bản địa là hai khái niệm khác nhau được sử dụng
chính thức trong các văn bản của Liên Hợp Quốc, tuy có mối quan hệ với nhau, song
hồn tồn khác nhau về nội dung, nhất là về bản chất và ý nghĩa chính trị.
Dân tộc thiểu số là “nhóm cơng dân của quốc gia có chủ quyền đến định cư tại
một nước khác và được chính quyền cơng nhận họ như nhóm người có quy chế cư trú
thường trực hay cơng dân của quốc gia này”, còn người bản địa “là tập thể tộc người đã
2

Tư liệu: Convention-cadre du Conseil de I’Europe pour la protection des minorites nationales.
Hội Luân 14-9-2013: Khái niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa,

o/index.php?option=com_content&view=article&id=922:hoikuna&catid=45:quandiem
xahoi&Itemid=61, [truy cập ngày 11-10-2014].
4
Võ Khánh Vinh, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, 2011, tr 281-282.
3

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

có mặt trên dải đất của họ đang sinh sống từ lâu đời. Trong suốt lịch sử từ trước đến
nay, người bản địa sống ở những vùng đất trước khi những người định cư ở nơi khác
đến. Họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh, bị xua đuổi, bị truy bức bởi những kẻ
thực dân và những người đi xâm chiếm đất đai, của cải. Môi trường sống của họ
thường bị tàn phá và đe dọa nặng nề.”5
1.1.3. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam
 Phân bố
Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước. Trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc khơng đều nhau, các dân tộc có số dân
trên một triệu người như Tày, Thái, Chăm, Khmer… Nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài
chăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu… Trong đó, nhiều nhất là “dân tộc kinh chiếm
86,2% dân số cả nước, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước”6.
Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung
các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau. Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng
miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khmer, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở
đồng bằng. Các DTTS có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cu trú thành những

khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và
các bản mường7.
 Đời sống – kinh tế
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện cơng tác dân tộc đến
năm 2014, thì nhờ thực hiện tốt cơng tác dân tộc, hiệu quả của chính sách dân tộc, tình
hình kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng núi
có những bước chuyển biến quan trọng. Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo đạt
được nhiều kết quả to lớn: Từ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp là chính, đến nay
vùng dân tộc và miền núi bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa, một

5

Hội Luân 14-9-2013: Khái niệm về dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa,
o/index.php?option=com_content&view=article&id=922:hoikuna&catid=45:quandiem
xahoi&Itemid=61, [truy cập ngày 11-10-2014].
6
Khái quát chung về cán bộ công chức người dân tộc thiểu số, [truy cập ngày 18-10-2014].
7
Phan Trung Hiền, Lâm Bá Khánh Toàn, Võ Nguyễn Nam Trung, Tài liệu hướng dẫn học tập Luật Hành chính
3, tr 15.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

số nơi đã xây dựng được mơ hình sản xuất có hiệu quả, xuất hiện nhiều hộ DTTS làm
kinh tế giỏi.

Kinh tế ở vùng DTTS, miền núi có sự tăng trưởng đáng kể. Bộ mặt nơng thơn
vùng DTTS có nhiều thay đổi tích cực, đời sống mọi mặt được nâng lên, tỷ lệ hộ đói
nghèo giảm đáng kể. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đồng bào từng bước
được cải thiện, đáp ứng được việc đi lại, học hành, chữa bệnh của đồng bào và được cụ
thể là những chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần cải thiện nhiều mặt đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào các DTTS. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh, từ 22% năm 2005 xuống
9,45% năm 2010 (chuẩn cũ) và từ 14,2% năm 2010 xuống 9,6% năm 2012 (chuẩn giai
đoạn 2010 – 2015), 97,42% xã đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã; 84% số xã đặc biệt
khó khăn có điện lưới; 98,7% xã có bưu điện văn hóa xã và 100% xã có máy điện
thoại; phủ sóng phát thanh được trên 90%, gần 80% sóng truyền hình…và gần 70%
trạm y tế xã có y, bác sĩ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn,
người nghèo vùng dân tộc miền núi cơ bản được giải quyết và đặc biệt hơn nữa đồng
bào các DTTS được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng bào
nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí.

 Tri thức – giáo dục
Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện cơng tác dân tộc đến
năm 2014 thì: Năm 2012, 100% số xã có trường tiểu học; 100% số xã đạt chuẩn phổ
cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ nhập học đúng độ
tuổi bậc giáo dục tiểu học bình qn cả nước đạt gần 98%, trong đó 95% số trẻ em
DTTS được đến trường.
Tất cả các tỉnh, vùng có đơng người DTTS đều có trường trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông
nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế. Từ năm 2010, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 82/2011 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS và Năm
2011, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam
đến năm 2020. Người DTTS ở tất cả các vùng miền được tạo điều kiện tham gia các
hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc mình. Cụ thể 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu
học, nhiều xã đạt chuẩn phổ cập trung học; 349 trường PTDTNT được xây dựng, thu

hút gần 70 nghìn học sinh dân tộc nội trú các cấp theo học.
GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

Tóm lại, dân số giữa các dân tộc không đều nhau nên việc thực hiện các chính
sách chưa đáp ứng hết giữa các dân tộc với nhau, điều kiện tiếp cận cơ hội học tập đối
với người DTTS cịn khó khăn, tỷ lệ học sinh đến trường còn thấp, cuộc sống của đồng
bào DTTS cịn nghèo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với
quyền của người DTTS để họ có thể tiếp cận với giáo dục được tốt hơn.
1.2. Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
1.2.1. Tính chất quyền của người dân tộc thiểu số
1.2.1.1. Tính chất của các quyền của các nhóm tập thể
Khái niệm người thiểu số được xem xét như một nhóm (group), một cộng đồng
(community) hoặc một dân tộc (people) và vì vậy, các quyền của người thiểu số cần
được xem xét dưới góc độ các quyền của nhóm hay các quyền tập thể.
Trên thực tế, mặc dù cách diễn đạt trong hầu hết các văn kiện quốc tế liên quan
đến người thiểu số và có nhấn mạnh tính chất quyền của cá nhân; tuy nhiên, các văn
kiện này cũng đồng thời xác định, các cá nhân thuộc nhóm các DTTS có thể hưởng thụ
các quyền đó một mình hoặc cùng với thành viên khác của dân tộc mình. Thêm vào đó,
các văn kiện này đã thừa nhận một loạt các quyền của người thiểu số mà xét về cách
hưởng thụ, thực hiện, chúng mang tính chất của các quyền của nhóm hoặc tập thể
(quyền được hưởng thụ nền văn hóa, được sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng…) như tại
Điều 27 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 được quy định như
sau: Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tơn giáo và ngơn ngữ, những
cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng
mình, khơng bị khước từ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực

hành tơn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ. Và tại khoản 1
Điều 3 của Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc nhóm thiểu số về chủng tộc
hoặc dân tộc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo 1992 được quy định như sau: Những người thuộc
các nhóm thiểu số thực hiện các quyền của họ, kể cả những quyền được nêu trong
Tuyên bố này, một mình cũng như tập thể cùng với các thành viên khác mà khơng có
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
1.2.1.2. Nghĩa vụ của Nhà nước
Đây là nhóm chủ thể có vai trị chủ đạo trong việc đưa quyền của người DTTS
vào thực tiễn thông qua các hoạt động của bộ máy Nhà nước. Bằng việc ban hành các
GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

văn bản pháp luật hoặc đưa ra những quy định của pháp luật về quyền của người
DTTS. Nhà nước ban hành những chính sách, xây dựng những chương trình hành động
để phát triển quyền người DTTS. Ngoài ra, để bảo tồn và thúc đẩy đời sống văn hóa
của đồng bào DTTS, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản u cầu các cơ quan
nhà nước và chính quyền địa phương tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao mức hưởng
thụ cho đồng bào DTTS.
Người DTTS là người có những đặc thù riêng khác với dân tộc đa số, do đó các
cá nhân hay cộng đồng người DTTS có một số quyền nhất định được pháp luật quy
định và bảo vê, chẳng hạn như họ có quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa, chữ viết của
dân tộc mình. Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo tồn nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vây, Nhà nước có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và
phát triển quyền của người DTTS, thông qua khoản 1 Điều 60 Hiến pháp 2013 quy
định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Bên cạnh đó, người DTTS lại là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương
trong xã hội, họ thường bị bỏ quên và bị gạt ra bên ngoài xã hội, nên so với các dân tộc
đa số, họ cần được tôn trọng, bảo vệ và cần được quan tâm hỗ trợ, như họ có quyền
được nhà nước hỗ trợ về mọi mặt để phát triển đồng đều trong xã hội, quan điểm chỉ
đạo của Nhà nước Việt Nam là những điều kiện ưu đãi cho người DTTS nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của họ, từ đó hỗ trợ cho họ thực hiện các quyền bình đẳng, từng
bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Từ chủ trương đó, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng tập
trung nhiều dân tộc ít người, trong đó có chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đất ở và đất sản xuất và các nhu cầu thiết yếu phục vụ
cho việc sản xuất và đồng bào nghèo DTTS, và đặc biệt là chính sách giáo dục.
1.2.1.3. Cá nhân dân tộc thiểu số
Nói đến quyền của người DTTS thì chủ thể quyền ở đây không ai khác hơn là
các cá nhân, thành viên của người DTTS. Vì quyền của người DTTS là một trong
những quyền đặc thù riêng nên chủ thể quyền ở đây chỉ có thể giới hạn là người DTTS
trong cộng đồng của họ. Ngoài ra, chủ thể quyền cũng có thể là một nhóm người, tập
thể người DTTS, cùng chung tay thực hiện quyền của mình thông qua mỗi hoạt động

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

từng cá nhân. Cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai, cũng có thể là giữa những người DTTS
với nhau, đều là những chủ thể trực tiếp thực hiện các quyền của người DTTS.
Như vậy có thể hiểu rằng, quyền của người DTTS là một trong những quyền
mang tính đặc thù riêng biệt chỉ có ở những cá nhân của cộng đồng người DTTS mà
thơng qua nó, những cá nhân này có thể thực hiện được những đặc điểm riêng của

mình về bảo tồn nền văn hóa, ngơn ngữ, tơn giáo, truyền thống và tập quán của dân tộc
họ, đảm bảo rằng họ có thể thực hiện tất cả các quyền mà pháp luật quy định cho riêng
họ mà không có sự phân biệt đối xử nào.
1.2.1.4. Sự khác nhau cơ bản giữa quyền của người dân tộc thiểu số và quyền
dân tộc tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết (The Rights of seft determination) và Quyền của người
DTTS (The Rights of Ethnic Minorities) là hai khái niệm tuy có mối quan hệ với nhau,
song hoàn toàn khác nhau về nội dung, nhất là về bản chất và ý nghĩa chính trị.
Khái niệm “dân tộc” trong cụm từ “quyền dân tộc tự quyết” được dùng chỉ dân
tộc/quốc gia (nation). “Quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia - dân tộc, còn
quyền của các dân tộc thiểu số (Ethnic Minority) chính là quyền cơng dân và những
quyền về văn hóa – xã hội của một bộ phận dân cư là nhóm người thiểu số về dân tộc
trong một quốc gia nào đó.
Tóm lại, đối với người DTTS đã được Nhà nước quan tâm rất nhiều trong việc
hỗ trợ phát triển về mọi mặt và quyền của người DTTS là một trong những quyền
mang tính đặc thù riêng biệt chỉ có ở những cá nhân của cộng đồng người DTTS được
thụ hưởng nền văn hóa, ngơn ngữ, tơn giáo, tập qn và truyền thống của họ. Tuy
nhiên, không chỉ quyền của người DTTS quy định trong nhiều văn bản pháp luật Việt
Nam mà còn quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế.
1.2.2. Quyền của người dân tộc thiểu số trong hệ thống pháp luật quốc tế
1.2.2.1. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về chủng
tộc năm 1965 (CRD)
Theo khoản 1 Điều 1 của CRD thì “phân biệt chủng tộc” có nghĩa là bất kỳ sự
phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, dòng dõi,
nguồn gốc dân tộc, hoặc sắc tộc, với mục đích hoặc có tác dụng vơ hiệu hóa hay làm
giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đẳng, các quyền và tự do
GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào
khác của đời sống công cộng. Định nghĩa này được sử dụng như là cơ sở cho nhiều văn
kiện liên quan đến phân biệt chủng tộc. Phân biệt chủng tộc là một trong những hành vi
bất hợp pháp rất nghiêm trọng, nó xảy ra ở rất nhiều khu vực trên thế giới.
Qua điều này cho thấy rằng, “phân biệt chủng tộc” cũng có nghĩa là sự phân biệt
đối xử dựa trên dân tộc hoặc người gốc dân tộc ở việc hưởng thụ quyền của họ trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đề cập đến lĩnh vực giáo dục của người
DTTS.
Vì vậy, để khơng có sự phân biệt đối xử với người DTTS dựa trên nguồn gốc
dân tộc và đặc tính thiểu số của họ thì “Các quốc gia thành viên, trong trường hợp cho
phép, sẽ có những biện pháp đặc biệt và cụ thể trong các lĩnh vực để đảm bảo sự phát
triển phù hợp và bảo vệ một số nhóm chủng tộc hoặc các cá nhân thuộc các chủng tộc
đó, với mục đích nhằm giúp họ được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền của
mình”8.
Bên cạnh đó, “Để phù hợp với những nghĩa vụ cơ bản nêu trong Điều 2 của
CRD, các quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và loại trừ nạn phân biệt chủng tộc dưới
mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của mỗi người, khơng phân
biệt chủng tộc, màu da, hay nguồn gốc dân tộc, đặc biệt được thừa hưởng nhiều quyền
trong đó có quyền được Giáo dục và Đào tạo”9.
Như vậy, theo CRD, dù các DTTS có khác nhau về nguồn gốc dân tộc đi chăng
nữa thì trong việc được GD&ĐT, họ đều được đối xử bình đẳng như nhau mà khơng có
sự phân biệt, kỳ thị nào. Trong việc giáo dục, người DTTS có điều kiện tốt hơn để
nâng cao kiến thức và phát huy tài năng của mình.
Để bảo vệ tốt hơn quyền của người DTTS, Cơng ước cịn quy định: “Các quốc
gia thành viên cam kết sẽ thông qua những biện pháp khẩn trương và hiệu quả, đặc biệt
trong lĩnh vực giảng dạy, giáo dục, văn hóa và thơng tin nhằm chống lại các định kiến
có thể dẫn tới phân biệt chủng tộc và để khuyến khích sự hiểu biết, lịng khoan dung và

tình hữu nghị giữa các quốc gia và các nhóm chủng tộc, sắc tộc cũng như để tuyên
truyền các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn thế
giới về Quyền con người, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ tất cả các hình thức
8
9

Khoản 2 Điều 2, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về chủng tộc, 1965.
Điểm e Khoản 5 Điều 5, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về chủng tộc, 1965.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

phân biệt chủng tộc, cũng như của Công ước này”10. Như vậy, cho thấy rằng các quốc
gia luôn luôn đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn để chống lại các định kiến
không phân biệt chủng tộc, dân tộc với nhau.
1.2.2.2. Tuyên ngơn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân
tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992
Mặc dù Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân
tộc, chủng tộc, tơn giáo và ngôn ngữ chỉ đơn giản là một tuyên bố chính trị nhưng nó
đại diện cho một trong những tài liệu Quốc tế đầu tiên có nhiều đóng góp cho việc thúc
đẩy bảo vệ quyền lợi của người DTTS.
Theo Tuyên ngơn, “Những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng
tộc, tôn giáo và ngôn ngữ (dưới đây gọi là những người thuộc các nhóm thiểu số) có
quyền được hưởng nền văn hóa, được thừa nhận và thực hành tôn giáo, được sử dụng
ngôn ngữ của cộng đồng họ, dưới hình thức riêng rẽ hoặc trong tập thể, một cách tự do
và không bị can thiệp hay bị bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào”11. Họ cịn có

quyền tham gia một cách tích cực vào đời sống văn hóa, tơn giáo, xã hội, kinh tế và đời
sống cộng đồng.12
Những thành viên của cộng đồng DTTS cịn có thể thực hiện quyền của họ với
tư cách cá nhân cũng như trong cộng đồng cùng với các thành viên khác trong nhóm
của họ mà khơng có bất kì sự phân biệt đối xử nào.13
Các quốc gia phải thực hiện những biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho
những người DTTS được thể hiện những đặc điểm riêng của họ, và được phát triển văn
hóa, ngơn ngữ, truyền thống, tập quán của họ, trừ khi những việc cụ thể đó vi phạm
pháp luật quốc gia và trái với các chuẩn mực quốc tế.14

10

Điều 7 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử về chủng tộc, 1965.
Khoản 1 Điều 2, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ, 1992.
12
Khoản 2 Điều 2, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tơn
giáo và ngôn ngữ, 1992.
13
Khoản 1 Điều 3, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ, 1992.
14
Khoản 2 Điều 4, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tơn
giáo và ngôn ngữ, 1992.
11

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

Các quốc gia phải thực hiện những biện pháp thích hợp để những người DTTS
có thể có đầy đủ những cơ hội được học hỏi tiếng mẹ đẻ của họ hoặc được giáo dục
bằng tiếng mẹ đẻ của họ bất cứ khi nào có thể.15
Các quốc gia trong những trường hợp thích hợp cần thực hiện những biện pháp
trong lĩnh vực giáo dục để giúp phát triển kiến thức về lịch sử, truyền thống, ngơn ngữ
và văn hóa của người DTTS đang sống trong phạm vi lãnh thổ của họ, những người
thuộc nhóm này cần có đầy đủ cơ hội để có được kiến thức xã hội nói chung.16
Như vậy, Tun ngơn đã quy định rất cụ thể quyền được thể hiện những đặc
điểm riêng, phát triển ngơn ngữ, văn hóa, truyền thống riêng của cộng đồng DTTS.
Ngoài ra, quyền được học tiếng mẹ đẻ và giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ, quyền được giáo
dục để phát triển kiến thức lịch sử của dân tộc cũng là một trong những quyền quan
trọng góp phần giúp cho người DTTS phát huy tốt hơn nữa quyền được bảo tồn về văn
hóa của mình.
1.2.3. Quyền của người dân tộc thiểu số trong pháp luật Việt Nam
1.2.3.1. Bảo tồn văn hóa của người dân tộc thiểu số
a. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Theo khoản 3 Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: “Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng
Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”. Đây chính là
sự khẳng định một quyền đặc thù của người DTTS, đó là quyền được bảo tồn về văn
hóa của cộng đồng mình. Và tại Điều 41 của Hiến pháp quy định: “Mọi người có
quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử
dụng các cơ sơ văn hóa. Bên cạnh đó, tại Điều 42 của Hiến pháp cũng quy định: “Cơng
dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngơn ngữ
giao tiếp”.
Quy định trên của Hiến pháp cũng được tái khẳng định và cụ thể trong nhiều văn
bản pháp luật khác, trong đó bao gồm Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc bảo

vệ các quyền nhân thân tại Điều 25, quyền xác định dân tộc tại Điều 28 và quyền kết
15

Khoản 3 Điều 4, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ, 1992
16
Khoản 4 Điều 4, Tuyên ngôn về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tơn
giáo và ngôn ngữ, 1992.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

hôn giữa các dân tộc tại Điều 39; Và Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 tại Điều 24; Bộ
luật tố tụng Dân sự năm 2004 tại Điều 20; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 tại
Điều 10 đều quy định: “Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
dân tộc mình và cần có người phiên dịch”.
Từ đó cho thấy rằng, thể hiện sự bình đẳng, cơng bằng của mọi cơng dân trước
pháp luật và bình đẳng giữa các DTTS với nhau. Đồng thời, cũng góp một phần nhỏ
vào việc các DTTS có thể giữ gìn được ngơn ngữ dân tộc của mình.
b. Nghị định 05/2011/NĐ-CP
Nghị định này quy định trong công tác dân tộc cần “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng
nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc”17.
Nghị định đã đề cập đến “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc được đưa vào quá trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường
phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường

xuyên, trung học dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học
phù hợp với địa bàn dân tộc”18.
Ngoài ra, Nghị định còn nhấn mạnh việc hỗ trợ cho các giáo viên giảng dạy
tiếng DTTS, hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa 19, chính sách thông tin –
truyền thông20,…nhằm hướng tới một mục tiêu chung nhất là đảm bảo quyền được bảo
tồn bản sắc văn hóa cho người DTTS trong lĩnh vực giáo dục.
c. Nghị định 82/2010/NĐ-CP và thông tƣ 50/2011
Nghị định 82/2010 và Thông tư hướng dẫn Nghị định này cũng quy định rất cụ
thể việc dạy và học tiếng nói của các DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo
dục thường xuyên. Đối tượng được học tiếng dân tộc là người DTTS có nguyện vọng,
nhu cầu học tiếng dân tộc.21

17

Khoản 3, Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.
Khoản 6, Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.
19
Điều 13 Nghị đinh 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.
20
Điều 17 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.
21
Điều 3 Nghị định 82/2011 và thông tư 50/2011 hướng dẫn Nghị định 82/2011 quy định việc dạy và học tiếng
nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
18

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm



Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

Nghị định cịn quy định chính sách dành cho giáo viên dạy tiếng DTTS quy định
về cơ sở vật chất cho việc dạy học là trả lương dạy thêm giờ, còn đối với người học
được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, vở viết phục vụ việc học
tiếng DTTS. Chính những quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thành viên của
cộng đồng DTTS có điều kiện được giáo dục học tiếng mẹ đẻ của mình, và nâng cao
chất lượng giáo dục cho tiếng DTTS và cũng góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc của dân
tộc mình.
d. Quyết định 1270/QĐ-TTg
Quyết định này phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS ở Việt
Nam đến năm 2020, tập trung ưu tiên cho phát triển văn hóa các DTTS ít người, các
dân tộc khơng có điều kiện tự bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa dân tộc mình. Với
địa bàn miền núi, vùng DTTS, cùng với địa bàn các DTTS có nguy cơ bị biến dạng văn
hóa22.
Mục tiêu của đề án là bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa. Trên cơ sở đó, đưa
ra các nhiệm vụ trọng tâm như: bảo tồn khẩn cấp văn hóa của các DTTS ít người; xây
dựng đời sống văn hóa các DTTS; coi trọng việc tổ chức và thực hiện việc bảo tồn văn
hóa23.
Từ những mục tiêu và nhiệm vụ đó, đề án đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu để
bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS, góp phần tạo điều kiện cho các DTTS phát huy tối
ưu quyền của mình.
e. Quyết định 2472/QĐ-TTg
Quyết định này quy định về việc Nhà nước cấp (không thu tiền) một số ấn phẩm
báo, tạp chí cho vùng DTTS ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 -2015,
nhằm tăng cường cơng tác thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa vùng DTTS.24

22


Khoản 5 Điều 4, Quyết định 1270/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam đến năm 2020”.
23
Khoản 7 Điều 1, Quyết định 1270/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triền văn hóa các dân tộc thiểu
số Việt Nam đến năm 2020”.
24
Điều 1, Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc
thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015.

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

Như vậy, Quyết định này cũng phần nào góp phần bảo vệ quyền của người
DTTS. Thông qua những sách báo được cấp miễn phí như Báo Dân tộc, Báo Khmer
ngữ, Tạp chí dân tộc,…các DTTS có điều kiện tiếp cận với thơng tin, góp phần nâng
cao trình độ nhận thức về quyền của người DTTS nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
1.2.3.2. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
a. Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg
Quyết định này cũng quy định rất cụ thể về một số chính sách hỗ trợ giải quyết
đất ở và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào DTTS nghèo, có đời sống khó khăn vùng
đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2013 – 2015, có thường trú ổn định và hợp pháp
tại địa phương thuộc 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Đối tượng áp dụng: Hộ đồng bào DTTS có đời sống khó khăn và có nhiều chính
sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ đất ở, hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm, phát triển sản

xuất và nhất là giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo.
Qua Quyết định này cũng đã phần nào góp phần trong việc xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc nhằm tạo điều kiện để cải thiện đời sống của đồng bào DTTS
nghèo, đời sống khó khăn có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ về phát triển kinh tế mà cịn
góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội, quốc phịng an ninh.
b. Nghị quyết 30a/2008//NQ-CP
Nghị quyết này quy định về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 61 huyện nghèo. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thì xóa đói giảm
nghèo là: nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm
dân cư.
Mục tiêu của Nghị quyết là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất,
tinh thần của người nghèo, đồng bào DTTS thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm
2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản khơng cịn hộ dân ở nhà tạm; cơ
bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi
GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

khơng có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Mục
tiêu cụ thể đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình
của tỉnh. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng
mức trung bình của khu vực.
Thơng qua Nghị quyết này có rất nhiều chính sách hỗ trợ trong việc giảm nghèo,
đặc biệt là đối với đồng bào DTTS nghèo như: hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu

nhập, hỗ trợ cho cán bộ và sinh viên khó khăn có điều kiện giảng dạy và học tập, chính
sách cơ chế, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các thôn, bản, xã và huyện và nhất là hỗ trợ trực
tiếp cho người nghèo theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ,
mức đầu tư.
1.3.

Quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục

1.3.1. Tiếp cận cơ hội học tập
1.3.1.1.Giáo dục tiểu học và trung học
a. Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTg
Quyết định này còn (gọi tắt là QĐ 2123) về Đề án phát triển giáo dục đối với
dân tộc ít người giai đoạn 2010 – 2015. Mục tiêu của đề án là: Tạo điều kiện phát triển
về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc ít
người, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc ít người và trẻ em, học sinh
dân tộc ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường tốt, được hưởng chế độ chăm
sóc, ni dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, bổ sung vào đội ngũ cán bộ phục vụ
cho địa phương và đất nước.
Sau 3 năm thực hiện, thì đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý sau:
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thì tỉ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi dân tộc ít
người ra lớp đạt bình qn trên 98%. Việc tăng tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc
ít người đến trường đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi. Kết quả, trẻ em DTTS 5 tuổi đến lớp được chuẩn bị tiếng Việt trước khi
vào lớp 1. Bên cạnh đó, các tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt việc dạy tiếng Việt cho học
sinh DTTS cấp Tiểu học thông qua học 2 buổi/ngày hoặc học thêm buổi trong tuần.
Từ chỗ các trường chủ yếu vận động học sinh đến lớp là chính, tỷ lệ huy động
học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Số học sinh vùng

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học


SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực tiễn tại tỉnh Cà Mau

cao đi học tăng nhanh, số học sinh vào lớp 1 và lớp 6 được huy động hết, số trẻ 5 tuổi
đi học mẫu giáo đạt 99,8% và không phải tự nấu ăn mà để dành thời gian cho việc học
bài, tham gia hoạt động vui chơi, ngoại khóa.
Để tiếp tục thực hiện đề án trên từ năm 2013 -2015 thì Bộ GD&ĐT đã đề ra
mục tiêu: đảm bảo 100% trẻ em đều được đến trường và được hưởng các chính sách hỗ
trợ chi phí học tập.
b. Quyết định số 239/QĐ-TTg
Quyết định quy định rất cụ thể về phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Mục tiêu cụ thể của quyết định là: Nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được
học chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1. Tiêu
chuẩn phổ cập là: Đối với xã, phường, thị trấn: Huy động 95% trở lên số trẻ em năm
tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong
một năm học. Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Bảo đảm 90% số xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Đối
với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: bảo đảm 100% số huyện, quận, thị xã thuộc
tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Đến năm 2015,
quy mô trẻ em mầm non 5 tuổi của cả nước là 1.378.600 cháu. Trong đó, cơng lập là
1.097.700 cháu, chiếm tỷ lệ 79,6%; ngồi cơng lập là 280.900 cháu, chiếm 20,4%; duy
trì 70% số trẻ 3 đến 4 tuổi đến lớp mẫu giáo và 25% số trẻ đến nhà trẻ.
1.3.1.2. Giáo dục phổ thông
Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT
Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thơng dân
tộc nội trú, thì hàng năm cả nước đã tuyển sinh vào các Trung học phổ thông như sau:

Năm học 2010 – 2011, cả nước có 14.851.820 học sinh phổ thơng, trong đó học
sinh phổ thơng người DTTS là 2.275.771 em (trong đó cấp THPT 288.123 em, chiếm
10,2% so với tổng số học sinh cấp THPT. Năm học 2012 – 2013, cả nước có
14.747.926 học sinh phổ thơng, trong đó học sinh phổ thơng người DTTS là 2.339.471

GVHD: Thầy Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm


×