Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
-------o0o-------

LUẬN V N T T NGHI P C NH N LUẬT
NI N KH A (2011 – 2015)
Đ

i

PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VI T NAM
LI N QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Anh Thư

Bùi Thị Trúc Nghi
MSSV: 5116000
Lớp: Luật Tư pháp 2 - K37

Cần Thơ, 12/2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
 ...................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
 ...................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Giảng viên phản biện


LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho
tôi những vốn kiến thức, những trải nghiệm và bài học quý báu làm hành trang bước
vào tương lai. Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay cũng như để hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp thì ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, quý Thầy, Cô Khoa Luật đã tận tình
truyền đạt cho tôi những vốn kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Anh Thư, Cô đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp. Cô đã giúp tôi có những định hướng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và
giải quyết vấn đề một cách hoàn chỉnh.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên để đề tài luận văn được hoàn thiện

hơn.
Cuối lời tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên thật nhiều sức
khỏe và thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Người viết

Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT ............................................................................................. Bảo vệ môi trường
TNMT ................................................................................. Tài nguyên và Môi trường
NĐ ................................................................................................................ Nghị định
TT .................................................................................................................. Thông tư
CP ................................................................................................................ Chính phủ
TTCP ......................................................................................... Thủ tướng Chính phủ
TPHCM .................................................................................Thành phố Hồ Chí Minh
UBND ................................................................................................ Ủy ban nhân dân
CTNH .............................................................................................. Chất thải nguy hại
CTR ......................................................................................................... Chất thải rắn
CTL ........................................................................................................ Chất thải lỏng
CTK ......................................................................................................... Chất thải khí

GVHD: Nguyễn Anh Thư


SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ...................................................................................................... 4
1.1. Khái quát chung về quản lý chất thải ở Việt Nam...................................... 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải ............................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm chất thải ........................................................................... 4
1.1.1.2. Phân loại chất thải ............................................................................. 5
1.1.2. Khái quát về quản lý chất thải ................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải ............................................................... 7
1.1.2.2. Hoạt động quản lý chất thải ............................................................... 8
1.2. Ảnh hưởng của chất thải và vai trò của quản lý chất thải ở Việt Nam .. 10
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải và sự cần thiết của quản lý chất thải ............... 10
1.2.2. Vai trò của quản lý chất thải ở Việt Nam ............................................... 12
1.3. Những kinh nghiệm về quản lý chất thải trên thế giới ............................. 13
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT
NAM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI ............................................ 15
2.1. Chủ thể quản lý chất thải ............................................................................ 15
2.1.1. Hệ thống cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải ................ 15
2.1.1.1. Cơ quan có thẩm quyền chung ......................................................... 15
2.1.1.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn................................................ 17
2.1.2. Các chủ thể khác ..................................................................................... 21

2.2. Các hoạt động quản lý chất thải cụ thể...................................................... 22
2.2.1. Hoạt động quản lý chất thải nguy hại ..................................................... 22
2.2.2. Hoạt động quản lý chất thải thông thường .............................................. 28
2.2.2.1. Quản lý chất thải rắn........................................................................ 28
2.2.2.2. Quản lý chất thải lỏng ...................................................................... 30
2.2.2.3. Quản lý chất thải khí ........................................................................ 31
2.3. Xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải ........................ 32
2.3.1. Xử phạt vi phạm hành chính ................................................................... 33
2.3.2. Trách nhiệm hình sự................................................................................ 35
2.3.3. Trách nhiệm dân sự ................................................................................. 36
GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

2.3.4. Xử lý kỷ luật............................................................................................ 37
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.......................................................................................................................... 40
3.1. Thực trạng về quản lý chất thải ở Việt Nam ............................................ 40
3.1.1. Thực trạng về quản lý chất thải nguy hại ................................................ 40
3.1.2. Thực trạng về quản lý chất thải thông thường ........................................ 43
3.2. Những thuận lợi và khó khăn về quản lý chất thải ở Việt Nam .............. 46
3.2.1. Những thuận lợi về quản lý chất thải ...................................................... 46
3.2.2. Những khó khăn về quản lý chất thải ..................................................... 47
3.3. Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật về quản lý chất thải ở Việt Nam hiện nay ....................................... 48
3.3.1. Một số tồn tại trong việc quản lý chất thải.............................................. 48
3.3.2. Giải pháp đề xuất .................................................................................... 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chất thải là một trong những vấn đề đang được sự quan tâm của
nhân loại, nó hoàn toàn có thể trở thành một thảm họa đối với sự phát triển bền
vững của các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với thách thức chung của toàn cầu từ chất thải. Đặc biệt là trong
tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước thì việc giải quyết các vấn
nạn nhức nhối này càng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì chất thải chính là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh
hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động xấu không chỉ tới sức khỏe, đời sống con
người mà còn làm suy giảm chất lượng môi trường chung. Hiện nay, tác nhân tiêu
cực này đã và đang trở thành một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững của Việt Nam. Do đó, Nhà nước bên cạnh những nỗ lực cố gắng
để đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế và nâng cao đời sống của người dân cũng

không quên việc quan tâm kìm chế sự gia tăng chất thải, giữ gìn môi trường sống.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, một trong những vấn đề cấp
bách của các cấp, các ngành là công tác BVMT, cần phải đưa vấn đề quản lý chất
thải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Bắt kịp xu hướng chung của toàn cầu cũng như nhìn nhận thực tiễn,
Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề chất thải và đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật để ngăn chặn và điều chỉnh về vấn đề khó khăn này. Tuy nhiên vẫn chưa
đạt được hiệu quả vì thực tế cũng cho thấy việc giảm thiểu và loại bỏ chất thải rất
phức tạp do chất thải chính là sản phẩm tất yếu của quá trình sản xuất và tiêu dùng
xã hội. Bên cạnh, sự quan tâm của Nhà nước là chưa đủ và đúng mức vì hiện tại vẫn
còn những quy định của pháp luật về vấn đề chất thải chưa được các cá nhân, cơ
quan, tổ chức đảm bảo thực hiện và các biện pháp xử phạt cũng chưa đủ mạnh. Do
vậy, hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật quản lý chất thải đầy đủ là một mục
tiêu quan trọng mà chúng ta phải hướng tới. Bởi, một khung pháp luật đồng bộ và
hoàn thiện về vấn đề này sẽ là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta thực hiện được
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Không những thế, việc quản lý tốt chất
thải sẽ góp phần BVMT, nâng cao đời sống nhân dân và tạo điều kiện, động lực để
phát triển đất nước.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về môi trƣờng ở
Việt Nam liên quan đến quản lý chất thải” là cấp thiết và mang tính thời sự. Đó
cũng chính là lí do để người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này.
GVHD: Nguyễn Anh Thư

1

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp


Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý chất thải, tức là
nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý chất thải. Tuy nhiên, đứng trên
khía cạnh quản lý chất thải nói chung, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về chủ
thể quản lý chất thải, các hoạt động quản lý từng loại chất thải cụ thể, những biện
pháp xử lý khi có hành vi vi phạm về quản lý chất thải theo quy định của Luật
BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Pháp luật về môi trƣờng ở Việt Nam liên quan
đến quản lý chất thải” là nhằm tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật về
quản lý chất thải. Pháp luật quản lý chất thải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối
với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Đồng thời pháp luật còn định hướng hành vi, xử sự
của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến các loại chất thải. Qua đó,
ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải vào môi trường, giảm thiểu
những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người cũng như môi trường
sống. Bên cạnh, người viết sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp tìm ra những giải pháp
hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp nghiên cứu trên
tài liệu, sách vở; sưu tầm số liệu thực tế và tổng hợp các thông tin thông qua các bài
viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách và tạp chí chuyên ngành.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu luận văn này gồm có ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý chất thải ở Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Những quy định của pháp luật môi trường Việt Nam liên quan

đến quản lý chất thải
- Chương 3: Thực tiễn về quản lý chất thải ở Việt Nam hiện nay
Đề tài nghiên cứu “Pháp luật về môi trƣờng ở Việt Nam liên quan đến
quản lý chất thải” là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Nó đòi hỏi người viết cần
có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được các vấn đề cốt lõi cả về lý luận lẫn thực tiễn
của công tác quản lý chất thải, cũng như về những thay đổi của pháp luật môi
trường ở nước ta hiện nay. Để từ đó nhận thức được những tồn tại và vướng mắc
còn gặp phải và đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu
GVHD: Nguyễn Anh Thư

2

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

tiên được tiếp cận với một đề tài nghiên cứu khoa học cũng như vốn kiến thức hiểu
biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này
là điều không thể tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
đánh giá, phê bình của Thầy, Cô và các bạn sinh viên.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

3

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi



Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Chất thải nói chung và quản lý chất thải nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức
bức xúc đối với công tác BVMT của các nước trên Thế giới cũng như của Việt
Nam. Để có thể quản lý tốt các loại chất thải, trước hết chúng ta phải nắm vững các
khái niệm liên quan như định nghĩa chất thải, quản lý chất thải cũng như phân loại
được các loại chất thải để có thể tìm ra những phương pháp xử lý hiệu quả chất thải.
Bên cạnh, Việt Nam phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới
trong vấn đề quản lý chất thải.
1.1. Khái quát chung về quản lý chất thải ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải
1.1.1.1. Khái niệm chất thải
Chất thải là những thứ tồn tại xung quanh con người và thông thường chúng ta
hiểu chất thải là những chất con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng. Khi thải bỏ
những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể
gây bất lợi cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Nhưng thật ra khái niệm
chất thải cũng rất phong phú, theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì
định nghĩa chất thải là rác thải và những đồ vật bị bỏ nói chung. Với cách hiểu này,
chất thải gồm rác là những thứ vụn vặt, làm bẩn và đồ vật không còn giá trị, không
có tác dụng nên không giữ lại. Hiểu theo cách thông thường là vậy còn theo pháp
luật định nghĩa “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”1

Từ những định nghĩa nêu ở trên thì chúng ta có thể hiểu “Chất thải là những
vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra môi trường”. Chất
thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với
những thuật ngữ khác nhau như CTR phát sinh trong hoạt động sản xuất gọi là rác
thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất được
gọi là phế thải; chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước gọi là nước thải...2
Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng
cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.

1
2

Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Nguyễn Văn Phương, Chất thải và Quản lý chất thải, Tạp chí Luật học, số 4, 2003.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

4

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

1.1.1.2. Phân loại chất thải
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện
nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận

thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải,
có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được
phát sinh từ các hộ gia đình như là bao bì vứt ra, thực phẩm thức ăn dư thừa...
- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại là những chất thải
có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Những chất thải trong công nghiệp là loại chất thải phát sinh chủ yếu trong các cơ
sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ
cao, các hoạt động sản xuất, chế biến gia công, đóng gói thải ra các chất có chứa
kim loại, chất nhiễm dầu, axít, chất độc hại khác... Còn chất thải trong nông nghiệp
là loại chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp bao gồm các loại thực vật chết,
lá cành, cỏ, rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô, phân gia súc, gia cầm, động vật
chết, giết mổ động vật, chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,
thuốc thú y, đựng phân bón...
- Chất thải y tế là bất kì chất thải nào phát sinh trong việc chuẩn đoán điều trị
hoặc tiêm chủng cho người, động vật trong bệnh viện, phòng nghiên cứu hoặc trong
thử nghiệm sinh học. Cụ thể, chất thải trong y tế là nguồn chất thải phát sinh từ hoạt
động của các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm,
phòng bệnh, nguồn thải ra bao gồm kim tiêm, găng tay, bao bì đóng gói dụng cụ y
tế, vỏ, chai lọ đựng thuốc, dược phẩm quá hạn...
 Phân loại chất thải theo tính chất hóa học
Theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính
của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
 Phân loại theo mức độ, đặc tính nguy hại của chất thải đối với con người
và sinh vật thì có CTNH, chất thải thông thường.
- CTNH là chất có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. “CTNH là chất thải có một
trong năm đặc tính sau dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ.”3
Các chất dễ phản ứng là chất không bền vững trong điều kiện thông thường. Nó dễ

3

Trịnh Thị Thanh - Nguyễn Khắc Kinh, Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2005.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

5

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

dàng gây nổ hay là phóng thích khói, hơi mù, khí độc hại, khi chúng tiếp xúc với
nước hay các dung môi. Đối với chất dễ bốc cháy thì đặc tính của nó là những chất
dễ bắt lửa, rất dễ bị cháy (bắt cháy ở nhiệt độ 600C). Còn các chất thực hiện phản
ứng oxy hóa khử rất mạnh với nguyên vật liệu kim loại hoặc chứa kim loại thì gọi
đó là chất dễ ăn mòn. Đặc biệt, những chất độc hại cũng rất nguy hại bởi đây là các
chất có tính độc hại hoặc gây tai họa khi con người ăn uống thực phẩm có chứa
chúng, hoặc hít thở hấp thụ chúng, như các hóa chất độc hại, các kim loại nặng,
xianua, cadimi… Bên cạnh đó, những chất có tính phóng xạ cũng là CTNH. Hiện
nay, có các CTNH điển hình như axit và kiềm, dung dịch xyanua và hợp chất, chất
oxy hóa, dung dịch kim loại nặng, dung môi, cặn dầu thải, amiăng. CTNH có thể
tồn tại ở nhiều trạng thái, tùy vào trạng thái mà có các loại như CTNH ở thể rắn
(CTR nguy hại), CTNH ở thể lỏng hoặc bùn nhão, CTNH ở thể khí.

- Chất thải thông thường là chất thải ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Từ khái niệm
trên, ta có thể thấy chất thải thông thường bao gồm các loại CTR, CTL, CTK. Trước
hết, chúng ta có thể hiểu CTR là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt
động con người và sinh vật. Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng
được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ đi, kể cả chất
thải của các hoạt động sống của sinh vật. Hơn nữa, CTR còn có thể tồn tại trong rác
nhà bếp (vỏ hộp sữa, bã cà phê…), vật phế thải (phế liệu kim loại, các chai lọ rỗng,
giấy bìa…), bùn từ hệ thống xử lý nước thải, nước cấp hay các hệ thống xử lý ô
nhiễm, các chất thải khác ở dạng rắn, bán rắn, lỏng hay khí trong các vật chứa.
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại CTR tại nguồn còn mang
lại những lợi ích đối với môi trường. Còn CTL được hiểu là nước thải đã được thải
ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn
giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Cụ thể hơn, “Nước thải có thể hiểu là nước đã
bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả
vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.”4 Dựa vào công nghệ xử lý nước thải,
nước thải được phân thành các loại sau nước thải gia đình, nước thải sinh hoạt, nước
thải đô thị, nước thải bệnh viện, nước thải sản xuất nông nghiệp, nước thải từ hoạt
động công nghiệp như công nghiệp thực phẩm, nước thải các ngành công nghiệp
khác (nước thải sản xuất) và nước thải đô thị từ các hệ thống cống thoát... Đối với
CTK thì được khái niệm là những khí thải tồn tại xung quanh con người và nó được
4

Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về thoát nước khu đô thị
và công nghiệp.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

6


SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác. CTK này
có thể là khí nhà kính (các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến
đổi khí hậu) hoặc các khí được sinh ra từ hoạt động của các khu công nghiệp, các
nhà máy, xí nghiệp và đặc biệt là từ các ngành công nghiệp như ngành điện, hóa
chất, chế tạo cơ khí...
Cùng với sự phát triển của xã hội thì lượng chất thải ngày nay không ngừng
gia tăng. Các loại chất thải đang đe dọa đến môi trường và con người, do đó chúng
ta cần có biện pháp kiểm soát và biện pháp ngăn chặn, áp dụng phương tiện kỹ thuật
cao xử lý kịp thời sự lan rộng hoặc rò rỉ phát tán ra môi trường. Chính vì vậy, mỗi
cách phân loại chất thải nêu trên đều có một mục đích nhất định nhằm phục vụ và
giúp cho việc nghiên cứu, sử dụng, kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả hơn.
1.1.2. Khái quát về quản lý chất thải
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải
Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế,
tiêu hủy và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm làm
giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con người và môi trường.
Theo Luật BVMT năm 2005, Khoản 2 Điều 3 thì “Quản lý chất thải là hoạt động
phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải
loại chất thải.” Với định nghĩa trên, ta có thể thấy hoạt động quản lý chất thải
không chỉ thuộc về đối tượng phát sinh chất thải mà còn thuộc về các đối tượng
khác. Như vậy, nhiệm vụ quản lý chất thải là nhiệm vụ chung của chủ thể phát sinh
chất thải và của cả chủ thể quản lý chủ thể phát sinh chất thải. Tùy theo vị trí, nhiệm

vụ mà mỗi đối tượng thực hiện công việc của mình. Quản lý chất thải là sự kết hợp
kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ
chất thải theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Việc
thống nhất quản lý chất thải là việc lựa chọn, áp dụng kỹ thuật, công nghệ và
chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý tốt các
loại chất thải. Mỗi chất thải sẽ có cách quản lý khác nhau và Luật BVMT năm 2005
cũng đã có những quy định cụ thể đối với việc quản lý từng loại chất thải gồm
CTNH, CTR thông thường, nước thải, khí thải.5 Công tác quản lý CTNH là tập hợp
các hoạt động nhằm kiểm soát CTNH từ nguồn phát đến suốt quá trình thu gom,
5

Nguyễn Văn Phương, Việt Nam với việc thực thi công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và
việc tiêu hủy chúng, Tạp chí khoa học pháp luật, số 2, 2006.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

7

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

vận chuyển và tiêu hủy CTNH. Riêng đối với CTR, NĐ số 59/2007/NĐ-CP của CP
về quản lý CTR quy định hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch

quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể hơn quy
định của pháp luật, thực tế quản lý CTR còn bao gồm các hoạt động phòng ngừa và
giảm thiểu phát sinh CTR, phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển; tăng cường tái
sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy.6
Tóm lại, “Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các chất thải.” Quản lý chất thải thường liên quan đến các chất thải do
hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng
của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải
cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải
có thể bao gồm chất thải thông thường hoặc chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản
lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
1.1.2.2. Hoạt động quản lý chất thải
Để có thể quản lý tốt các loại chất thải thì trước hết ta phải biết cách phân loại
được các chất thải. Có nhiều cách để phân loại nhưng theo quy định của pháp luật
thì có các loại chất thải sau, đó là chất thải thông thường và CTNH. Mỗi loại chất
thải này sẽ chứa đựng nhiều loại chất thải khác nhau và đặc biệt chúng đều có ảnh
hưởng nhất định đến môi trường và con người. Do đó, để có thể quản lý tốt các loại
chất thải thì trước hết phải dựa vào cách phân loại chất thải trên để xác định đó là
chất thải gì. Việc làm này rất quan trọng vì chỉ khi biết được chất thải đó là gì,
thuộc dạng nào thì chúng ta mới nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn
ngừa và quản lý tốt chất thải đó.
Thu gom chất thải là một hoạt động gồm tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời các loại chất thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Việc thu gom chất thải sẽ do các tổ
chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải thực hiện. Trước khi thu gom
phải tiến hành phân loại chất thải tại nguồn để công tác thu gom có hiệu quả và
đúng theo quy định của pháp luật.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu

gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
6

TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Trường Đại học Văn Lang, tháng 9 năm
2010.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

8

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

cuối cùng. Có thể kèm theo việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung
chuyển, sơ chế chất thải. Các chất thải phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương
tiện chuyên dụng phù hợp và bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường
trong quá trình vận chuyển. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu về an
toàn kỹ thuật và BVMT tương tự như các phương tiện vận chuyển hàng hóa cùng
loại theo quy định của pháp luật.
Giảm thiểu chất thải là một quá trình có liên quan đến việc giảm lượng chất
thải sản xuất trong xã hội, giúp loại bỏ các phát sinh chất thải và dai dẳng, hỗ trợ
các nổ lực thúc đẩy phát triển một xã hội bền vững hơn. Một phương pháp quan
trọng của quản lý chất thải là công tác phòng chống chất thải được tạo ra, còn gọi là
giảm chất thải. Phương pháp này bao gồm tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng,
sửa chữa những đồ bị hỏng thay vì mua mới, thiết kế sản phẩm tái sử dụng, khuyến

khích và thiết kế sản phẩm sử dụng ít vật liệu để đạt được cùng một mục đích. Ví dụ
giảm trọng lượng của lon nước giải khát, bên cạnh phải tìm ra giải pháp giảm lượng
rác thải, nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường
Tái sử dụng, tái chế chất thải là một việc làm thực tế phục hồi nguồn tài
nguyên đề cập đến việc thu thập và tái sử dụng các vật liệu phế thải như thùng chứa
đồ uống rỗng, các vật liệu mà từ đó được tái chế thành các sản phẩm mới. Nguyên
liệu để tái chế có thể được thu thập một cách riêng biệt từ chất thải chung, sử dụng
các thùng chuyên dụng và xe thu gom. Ở một số nơi, chủ sở hữu của các chất thải
được yêu cầu phân loại vật liệu vào thùng khác nhau, ví dụ như giấy, nhựa, kim
loại. Còn ở một số nơi khác, tất cả các vật liệu tái chế được đặt trong một thùng duy
nhất và việc phân loại được xử lý sau tại cơ sở trung tâm. Các sản phẩm tiêu dùng
phổ biến nhất bao gồm nhôm từ lon nước giải khát, đồng từ dây, thép từ bình phun,
chai lọ thủy tinh, hộp bìa, báo, tạp chí, nhựa PVC. Các mặt hàng này thường được
làm từ một vật liệu duy nhất, làm cho chúng tương đối dễ dàng để tái chế thành các
sản phẩm mới. Các loại vật liệu được chấp nhận để tái chế khác nhau theo thành
phố và quốc gia. Mỗi thành phố và quốc gia có chương trình tái chế khác nhau, có
thể xử lý các loại vật liệu tái chế khác nhau. Sau khi chất thải được tái chế thành sản
phẩm thì chúng ta có thể sử dụng và từ đó giúp hạn chế được phần nào chất thải cho
môi trường và cuộc sống.
Hiện nay có rất nhiều hoạt động để xử lý và tiêu huỷ tốt chất thải, đó là các
phương pháp như chôn lấp chất thải, đốt chất thải, đổ thải ra Đại dương, phát triển
bền vững, tái chế sinh học, phục hồi năng lượng. Đầu tiên, muốn có một phương
pháp vệ sinh và tương đối rẻ tiền của việc xử lý chất thải trước hết phải xây dựng
GVHD: Nguyễn Anh Thư

9

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi



Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

được bãi chôn lấp vệ sinh. Đặc điểm thiết kế của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh và
hiện đại bao gồm các phương pháp để ngăn nước rỉ rác ngấm vào nước ngầm bằng
cách tạo một lớp đất sét hoặc vật liệu nhựa lót dưới đáy. Đồng thời bãi chôn lấp hợp
vệ sinh cũng cần có hệ thống khai thác khí được cài đặt để trích xuất các khí bãi rác.
Bên cạnh, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đốt để có thể hạn chế chất thải. Đốt
là một phương pháp xử lý trong đó CTR hữu cơ phải chịu đốt để chuyển đổi thành
cặn và các sản phẩm khí. Lò đốt rác chuyển đổi chất thải thành nhiệt, khí đốt, hơi
nước và tro. Tiêu hủy được thực hiện cả ở quy mô nhỏ của các cá nhân và trên quy
mô lớn của ngành công nghiệp, không những thế nó cũng được sử dụng để xử lý
CTR, lỏng, khí. Hơn thế nữa, tiêu hủy được công nhận là một phương pháp thực tế
để xử lý một số CTNH như chất thải y tế. Ở nhiệt độ vừa phải, đốt cũng có thể sản
xuất một loạt các loại khí độc hại, tùy thuộc vào những gì được đốt cháy. Ví dụ như
nhựa khi bị đốt cháy có thể tạo ra khí clo và axit clohydric, cả hai đều là chất độc
hại, ăn mòn, hoặc chết người, đốt cháy các hữu cơ lưu huỳnh tạo khí sulfur dioxide
(S02). Một biến thể của đốt trên đất liền là đốt trên tàu trên các đại dương. Sau đốt,
vật liệu không cháy được chỉ đơn giản là đổ xuống biển. Phương pháp này đã được
áp dụng cho các kho dự trữ chất thải hóa học đặc biệt nguy hiểm. Quản lý chất thải
là một thành phần quan trọng trong một khả năng kinh doanh để duy trì tiêu chuẩn
ISO14001. Các công ty được khuyến khích để nâng cao hiệu quả môi trường của họ
mỗi năm bằng cách loại bỏ chất thải thông qua thực hành phục hồi tài nguyên, trong
đó có các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững. Có một cách để làm điều
này là chuyển từ quản lý chất thải tới thực hành phục hồi tài nguyên như tái chế các
vật liệu thủy tinh, thức ăn thừa, chai nhựa và kim loại. Phục hồi năng lượng từ chất
thải là việc chuyển đổi các vật liệu phế thải không thể tái chế thành nhiệt sử dụng
được, điện, nhiên liệu hoặc thông qua một loạt các quá trình bao gồm cả đốt, khí

hóa và thu hồi khí bãi rác. Quá trình này thường được gọi là chất thải thành năng
lượng và phục hồi năng lượng từ chất thải là một phần của hệ thống phân cấp quản
lý chất thải không nguy hại. Chỉ cần chúng ta biết kết hợp các phương pháp này thì
sẽ đạt được hiệu quả nhất định trong công tác xử lý chất thải.
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải và vai trò của quản lý chất thải ở Việt Nam
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải và sự cần thiết của quản lý chất thải
Chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đe dọa sức khỏe của cộng
đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp,
bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm các loại chất thải đã đến mức báo
động. Đặc biệt, những đóng rác chính là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn
GVHD: Nguyễn Anh Thư

10

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

trùng gây bệnh. Không dừng lại ở đó, các chất thải hiện nay đang làm giảm mỹ
quan đô thị và phá hoại môi trường đất, nước, không khí. Chính vì vậy, Việt Nam
đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch bệnh nguy hiểm do
môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Các chất thải gây ra nhiều
bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương
hàn… Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu
đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi
dưỡng ruồi nhặng, chuột… và cũng là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất

mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí
độc hại như CH4, CO2, NH3... gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ
các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm
nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như
tả, lỵ, thương hàn... Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại
CTR, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh
vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về
đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối
loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư.
CTNH có thể xuất hiện từ nhiều nguồn thải và nhiều nhất vẫn là các cơ sở
công nghiệp. Tuy chỉ chiếm một lượng rác thải toàn xã hội nhưng rác thải công
nghiệp chủ yếu lại thuộc nhóm không tự phân hủy, không tự mất đi và mang tính
độc hại. Chúng có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm, cũng như
trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường. Chúng
có thể gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, tác động lên
hệ miễn dịch gây ra bệnh tim mạch, tê liệt thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất
trong máu, ung thư... Theo thống kê của Bộ TNMT hiện cả nước còn tồn lưu một
khối lượng lớn các loại chất thải hữu cơ bền như DDT, Dioxin, dầu biến thế chứa
Polychlorinated Biphenyl... Đây là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh
sách các loại độc chất nguy hiểm, chúng luôn tìm tàng trong không khí, thức ăn
nước uống sinh hoạt hàng ngày và gây ra nhiều bệnh.7
Một trong những dạng CTR nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững,
tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm,
thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh
nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ
7

Trịnh Thị Thanh - Nguyễn Khắc Kinh, Quản lý chất thải nguy hại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.


GVHD: Nguyễn Anh Thư

11

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

trên được tận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu
thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế,
đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, chất làm mát trong truyền nhiệt... Hiện kết quả
phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ
trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình
ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn
thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... Chính CTR gây ra và
đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng
như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các
CTR nguy hại đều rất khó phân hủy và gây tác động xấu tới môi trường.8
Lượng rác thải y tế độc hại chiếm số lượng không lớn trong cơ cấu rác thải y
tế nhưng chúng lại có khả năng truyền bệnh rất cao như kim tiêm, chai thuốc, hóa
chất, bộ phận cơ thể người bị cắt bỏ, dụng cụ y tế... Khi các dụng cụ này tiếp xúc
với môi trường xung quanh khiến cho các loại vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh được lan
truyền nhanh chóng. Theo các kết quả phân tích cho thấy nước do các bệnh viện
thải ra bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Những mầm bệnh trong nước thải
khi được thải ra ngoài đã xâm nhập vào cơ thể các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng
và dễ dàng gây bệnh cho con người khi con người tiếp xúc với chúng qua nhiều con

đường. Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một trong những nguồn gây hại lớn cho sức
khỏe con người. Do ý thức bảo quản thuốc của người dân không cao nên một phần
dư lượng thuốc đã phát tán vào môi trường, mặt khác do người dân ở nhiều nơi đã
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với rau quả đã khiến dư lượng quá cao trong sản
phẩm. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa đó gây ra
nhiều căn bệnh nguy hiểm.
1.2.2. Vai trò của quản lý chất thải ở Việt Nam
Chất thải không phải là cái gì đó dễ dàng loại bỏ và xử lý được nếu chúng ta
không biết cách quản lý tốt các loại chất thải cũng như tìm cách để sử dụng chất thải
trong tương lai. Nếu chất thải được giải quyết chính xác, thông qua những chính
sách của Nhà nước và tình hình trên thực tế thì nó có thể là một nguồn tài nguyên có
giá trị. Vì vậy, vấn đề quản lý chất thải là rất quan trọng, luôn được quan tâm trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt nếu hoạt động quản lý chất thải
mà hợp lý và nhất quán thì sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho đất nước.

8

Nguyễn Văn Phước, Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, Nxb. Xây dựng Hà Nội, 2013.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

12

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải


 Về kinh tế
Hiệu quả kinh tế sẽ được hoàn thiện và nâng cao thông qua việc sử dụng tài
nguyên, xử lý, tiêu hủy và tạo ra thị trường cho tái chế. Ngoài ra, các vật liệu sản
phẩm có giá trị được thu hồi để tái sử dụng, tái chế sẽ góp phần tạo ra việc làm cho
người lao động và những cơ hội kinh doanh mới.
 Về xã hội
Việc quản lý tốt chất thải sẽ hạn chế được ảnh hưởng của chất thải đối với môi
trường và nâng cao sức khỏe con người. Với cuộc sống tốt hơn thì lợi thế xã hội sẽ
cao hơn và cộng đồng có thể thoát khỏi đói nghèo.
 Về môi trường
Việc tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu khai thác tài nguyên sẽ giảm hoặc loại bỏ
tác động xấu của chất thải tới môi trường. Bên cạnh, có thể cải thiện không khí, chất
lượng nước và giúp đỡ việc giảm lượng khí thải nhà kính, qua đó góp phần BVMT
sống cho con người.
 Về thế hệ tương lai
Thực hiện quản lý chất thải hiệu quả có thể cung cấp cho các thế hệ tiếp theo
một nền kinh tế mạnh hơn, một xã hội công bằng hơn, toàn diện hơn và một môi
trường sạch hơn. Không những thế, thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt hơn và có
nhiều cơ hội để phát triển đất nước.
1.3. Những kinh nghiệm về quản lý chất thải trên thế giới
Mỗi nước trên thế giới đều có những quy định khác nhau về quản lý chất thải,
có một số nước đã đạt được hiệu quả trong công tác BVMT nói chung và quản lý
chất thải nói riêng. Từ đó, các nước đã có những kinh nghiệm đối với lĩnh vực này
và những giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường do các loại chất thải gây ra.
Các kinh nghiệm của Trung Quốc, Philipin và Côlômbia đã chỉ ra rằng các loại phí
có khả năng làm giảm phát thải công nghiệp một cách nhanh chóng. Các loại phí có
vẻ như là một công cụ lý tưởng bởi vì nó đem lại sự linh hoạt cho cả các cơ sở công
nghiệp và các nhà quản lý môi trường, là những người có thể sử dụng các loại phí
này để theo đuổi những mục tiêu ở mức độ khác nhau về chất lượng môi trường.

Trung Quốc đã có những kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại phí để kiểm
soát ô nhiễm và chỉ ra rằng, các loại phí này phải linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ
thể tại địa phương. Trong một dự án hợp tác với SEPA, các nhà nghiên cứu của
Ngân hàng thế giới đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm đó. Bằng cách sử dụng một
cơ sở dữ liệu mới về 29 tỉnh và khu đô thị của Trung Quốc từ năm 1987 đến 1993,
các nhà nghiên cứu đã so sánh phí ô nhiễm nước thực tính đã thu được với lượng
GVHD: Nguyễn Anh Thư

13

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

nước thải của mỗi khu vực. Họ đã thấy rằng các mức phí thực tính cho mỗi đơn vị
phát thải rất khác nhau mặc dù mức phí chính thức được quy định áp dụng thống
nhất cho toàn Trung Quốc. Sự khác biệt này không hề ngẫu nhiên: mức phí ở các
tỉnh đã đô thị hóa, công nghiệp hóa, đặc biệt là các tỉnh vùng ven biển miền Đông
cao hơn rất nhiều. Có hai yếu tố có thể giải thích được sự khác biệt này. Thứ nhất là
mức giá cộng đồng định cho mức thiệt hại do ô nhiễm thay đổi theo tổng lượng ô
nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu thiệt hại và thu nhập bình quân đầu người. Thứ
hai là năng lực của cộng đồng trong việc nhận thức và hành động để giải quyết các
vấn đề môi trường của địa phương. Năng lực này chịu ảnh hưởng rất nhiều của mức
độ tiếp cận thông tin, trình độ giáo dục và sức mạnh thương lượng. Những linh hoạt
tương tự trong việc cưỡng chế thực hiện các tiêu chuẩn phát thải cũng được áp dụng
tại một số nước khác như Canada, Ấn Độ. Tài liệu cho thấy, tại cả hai nước việc

thực hiện cưỡng chế thay đổi một cách có hệ thống theo hoàn cảnh của từng địa
phương. Sự linh hoạt ở mức cộng đồng trong công tác quản lý quốc gia có tính
quyết định đối với việc hỗ trợ liên tục từng loại phí, các tiêu chuẩn ở nước có điều
kiện kinh tế xã hội và môi trường khác nhau.9

9

Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, Nxb. Xây dựng Hà Nội, tháng 4 năm 2010.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

14

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới đang đối mặt với vấn đề quản lý chất
thải. Quản lý chất thải liên quan đến việc thu thập, vận chuyển, xử lý, tái chế và xử
lý chất thải. Các loại chất thải sẽ có những quy định về hoạt động quản lý cụ thể và
khác nhau nhưng chủ thể quản lý các loại chất thải thì giống nhau. Từ những ảnh
hưởng của chất thải mà Nhà nước sẽ có biện pháp xử phạt phù hợp để giúp cho hoạt
động quản lý chất thải đạt hiệu quả.

2.1. Chủ thể quản lý chất thải
2.1.1. Hệ thống cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải
Hệ thống cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải nói chung được
thiết lập từ trung ương đến địa phương gồm nhiều cơ quan khác nhau và các cơ
quan này đều thực hiện chức năng quản lý chất thải. Tuy nhiên, trong phạm vi nội
dung dưới đây chỉ tập trung vào các cơ quan quản lý chất thải có mức độ tham gia
mang tính chất thường xuyên và có chuyên môn trong công tác quản lý chất thải.
2.1.1.1. Cơ quan có thẩm quyền chung
 Ở Trung ương
CP thống nhất quản lý nhà nước về BVMT trong phạm vi cả nước.10 CP có
nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện biện pháp BVMT, thi hành các chính sách
bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
 Ở địa phương
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế,
chính sách, chương trình, kế hoạch về BVMT; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến
lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về BVMT; Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ
thống quan trắc môi trường của địa phương; Đánh giá hiện trạng môi trường; Thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; Tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về BVMT; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm pháp luật về BVMT, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi
trường theo quy định của pháp luật có liên quan, phối hợp với UBND cấp tỉnh liên
quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.11 UBND cấp tỉnh tổ chức quan trắc
theo phạm vi địa phương; người vận hành, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các
10
11

Khoản 1 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Khoản 1 Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.


GVHD: Nguyễn Anh Thư

15

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở mình. Hệ thống quan trắc môi trường
gồm: Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường; các phòng
thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường.
Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc xử phạt vi
phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi của cá nhân, tổ chức
gây ô nhiễm môi trường. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh được quy định tại Khoản 3 Điều 50 NĐ số 179/2013 của CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT như sau: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền
đến 1.000.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính; Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây
ra; Buộc phục hồi môi trường: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra...
UBND cấp huyện có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ
chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về BVMT; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến
lược, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ BVMT; Tổ chức đăng ký, kiểm tra việc
thực hiện cam kết BVMT và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường; Chỉ
đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT, giải quyết tranh

chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với UBND
cấp huyện liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về BVMT theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước về
BVMT cấp tỉnh; Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp xã.12
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện được quy
định tại Khoản 2 Điều 50 NĐ số 179/2009 của CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực BVMT như sau: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước
quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị
đến 50.000.000 đồng; Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi
vi phạm hành chính gây ra; Buộc phục hồi môi trường: buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi
phạm hành chính gây ra…
Bên cạnh, theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 NĐ số 59/2007 của CP về quản
lý CTR thì “UBND cấp tỉnh, cấp huyện còn có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản
12

Khoản 2 Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

16

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam

liên quan đến quản lý chất thải

lý CTR trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý CTR; tổ
chức hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu
gom, vận chuyển CTR.”
UBND cấp xã có trách nhiệm: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc
phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT
trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về BVMT
trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa. Kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình, cá nhân. Phát hiện và xử lý
theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT hoặc báo cáo cơ quan quản lý
nhà nước về BVMT cấp trên trực tiếp. Hòa giải các tranh chấp về môi trường phát
sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quản lý hoạt động của
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tổ tự quản về giữ gìn vệ
sinh môi trường, BVMT trên địa bàn.13 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của Chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Khoản 1 Điều 50 NĐ số 179/2009
của CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT như sau: Phạt cảnh
cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị đến 5.000.000 đồng; Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay
đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Buộc phục hồi môi trường: buộc thực
hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc tháo dỡ các công
trình không đúng quy định về BVMT; Buộc tiêu hủy các hàng hóa, vật phẩm gây ô
nhiễm môi trường. Hơn nữa, UBND cấp xã còn có trách nhiệm giám sát quá trình
thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn của mình.
2.1.1.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
 Ở Trung ương
Bộ TNMT chịu trách nhiệm trước CP trong việc thực hiện quản lý nhà nước
về BVMT và có trách nhiệm sau đây trình CP hoặc ban hành theo thẩm quyền các
văn bản quy phạm pháp luật, quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia

về BVMT; chủ trì giải quyết hoặc đề xuất CP, TTCP giải quyết các vấn đề môi
trường liên ngành, liên tỉnh; xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường
theo quy định của CP; chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường
quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh
giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp
về BVMT; quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi
13

Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

17

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam
liên quan đến quản lý chất thải

trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng
dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp
luật về BVMT; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến
BVMT theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của
pháp luật có liên quan; trình CP tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều
ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT với các
nước, các tổ chức quốc tế; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT của

UBND các cấp; bảo đảm yêu cầu BVMT trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cả nước. Bên cạnh, Bộ này cũng có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các
Bộ, ngành trong việc quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.14 Cụ thể, Bộ sẽ
quy định điều kiện, hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý CTNH; ban
hành danh mục và hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải CTR nguy hại.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 121 Luật BVMT năm 2005 thì Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm sau “Chủ trì phối hợp với Bộ
TNMT, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có liên quan và UBND cấp tỉnh
để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định
khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp.”
Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ TNMT, Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có liên quan và UBND cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác có liên quan đối
với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý CTR và
nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.15 Bên cạnh, Bộ Xây dựng
hướng dẫn quy hoạch xây dựng các công trình xử lý, tái sử dụng mặt bằng cơ sở xử
lý CTR và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động.
Trách nhiệm của Bộ Y tế cũng được quy định rõ ràng tại Khoản 9 Điều 121
Luật BVMT năm 2005 như sau “Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động quản lý
chất thải y tế; công tác BVMT trong các cơ sở y tế, bệnh viện cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.”

14

Điểm b Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15
Khoản 7 Điều 121 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.


GVHD: Nguyễn Anh Thư

18

SVTH: Bùi Thị Trúc Nghi


×