Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.3 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM
NHÓM 1 – LỚP K54A
1. Nguyễn Thị Chang
2. Nguyễn Hoàng Duy
3. Nguyễn Thu Hương
4. Bùi Phương Khánh
5. Phạm Khánh Linh
1
6. Nguyễn Lê Bảo Ngọc (nhóm trưởng)
7. Nguyễn Thị Phương
8. Bùi Như Quỳnh
9. Cao Thị Thúy
10. Nguyễn Thùy Trang
Mục lục:
I. Khái quát chung
1. Khái niệm luật môi trường
2. Sự cần thiết của việc ra đời luật môi trường
3. Sự phát triển của luật môi trường trên thế giới
II. Các giai đoạn phát triển của luật môi trường ở Việt Nam
1. Trước 1986
1.1. Bối cảnh xã hội
1.2. Các văn bản pháp luật
1.3. Tình trạng phát triển của luật môi trường trong giai
đoạn này
a) Ưu điểm
b) Nhược điểm


2
2. Từ 1986 đến nay
II.1. Bối cảnh xã hội
II.2. Các văn bản pháp luật
II.3. Tình trạng phát triển của luật môi trường trong giai
đoạn này
a) Ưu điểm
b) Nhược điểm
II.4. Kiến nghị hoàn thiện
III. Kết luận
I. Khái quát chung
1. Khái niệm luật môi trường
1.1. Khái niệm môi trường.
Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu.
Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:
3
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.
Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và
một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh
vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này
là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng
sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không
có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra
khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng
và các thực thể của tự nhiên. . . mà ở đó, cá thể, quần thể, loài. . . có
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của
mình. Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường

của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn
như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước, song không phải
là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược
lại.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người
bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người
tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa. . . ) và những cái vô hình
(tập quán, niềm tin, nghệ thuật. . . ), trong đó con người sống bằng lao
động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống
đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển
4
cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của
cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái
niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong
đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện
tự nhiên bao quanh con người. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường
của Việt Nam định nghĩa môi trường "bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên”. Như vậy thì theo định nghĩa của Luật bảo
vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ
với tự nhiên hay cụ thể hơn, mối quan hệ giữa con người với nhau tạo
thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần
khác của môi trường.
1.2. Khái niệm Luật môi trường.
Việc định nghĩa khái niệm Luật môi trường, cần phải xác định
phạm vi của nó. Phạm vi của nó gắn liền với khái niệm môi trường

như đã trình bày ở trên. Do nội hàm của khái niệm môi trường khá là
rộng, hơn nữa khái niệm môi trường hiện nay được bao hàm tất cả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, hệ sinh thái
tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi
của các chế định điều chỉnh càng rộng hơn.
Xuất phát từ phạm vi của luật môi trường, có thể đưa ra định nghĩa
về luật môi trường như sau: “Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật
chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp
5
lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình
khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc vài yếu tố của môi
trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau
nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người. ”
2. Sự cần thiết của việc ra đời luật môi trường
Sự phát triển kinh tế luôn là động lực phát triển của các quốc gia,
các quốc gia sẵn sàng khai thác hết mọi nguồn tài nguyên để làm công
cụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này dẫn đến hậu quả là tất cả
các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự
mất cân bằng sinh thái và những thiên tai khốc liệt của thiên nhiên.
Hậu quả ấy không riêng quốc gia nào gánh chịu mà nó có sức lan tỏa
trên toàn thế giới. Chính vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường được chú
trọng hơn bao giờ hết, bảo vệ môi trường được coi là một thách thức
lớn trên toàn cầu. Luật môi trường ra đời như là một biện pháp để giải
quyết thách thức đó. Chỉ pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xã
hội mới có đầy đủ sức mạnh buộc các cá nhân, tổ chức phải nhận thức
và tuân theo. Môi trường chỉ thực sự được bảo vệ khi có một hệ thống
pháp luật thống nhất, rõ ràng, đủ sức răn đe và có sự chung tay của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật về môi trường không chỉ dừng
lại ở những bộ luật của mỗi quốc gia mà còn mở rộng khi có sự xuất
hiện của các điều ước quốc tế, tạo sự ràng buộc trách nhiệm bảo vệ

môi trường giữa các quốc gia với nhau. Có thể nói, sự ra đời của Luật
môi trường là một hệ quả tất yếu trên con đường phát triển bền vững
của nhân loại.
6
3. Sự phát triển của luật môi trường trên thế giới
Luật môi trường xuất hiện sớm ở các nước phát triển, nơi các thách
thức môi trường trở nên quyết liệt hơn do tốc độ công nghiệp hóa, ô
nhiễm công nghiệp ở các nước đó. Từ cuối thế kỉ 19 đã xuất hiện các
điều ước song phương và đa phương về vấn đề môi trường. Tiếp đó,
đầu thế kỉ 20 là sự ra đời một số điều ước về bảo vệ các loài động vật
có giá trị thương mại; những năm 50, 60 là các điều ước về trách
nhiệm quốc gia đối với tai nạn hạt nhân; cuối những năm 60 là điều
ước về ô nhiễm dầu và kiểm soát ô nhiễm dầu và từ năm 1970 trở đi,
với sự kiện Hội nghị Stockholm 1972 của các quốc gia phát triển, thì
hàng trăm điều ước đã được kí kết. Đây được coi là một trong những
sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của các chính sách về môi
trường trên thế giới. Hội nghi được tổ chức từ ngày 05/06/1972 đến
ngày 14/06/1972 tại Stockholm (Thụy Điển), thu hút sự tham gia của
118 quốc gia trên thế giới với chủ đề “Môi trường và con người”. Hội
nghị quyết định thành lập chương trình môi trường của Liên hợp quốc
viết tắt là UNEP, quyết định thành lập quỹ môi trường toàn cầu, hình
thành một số nguyên tắc quan trọng gồm 26 nguyên tắc, 119 khuyến
nghị và quyết định lấy ngày môi trường thế giới là ngày 05/06.
1
Đây
được coi là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc toàn cầu hóa các
vấn đề về môi trường. Tiếp theo của sự kiện này là hàng loạt các hội
nghị và điều ước về môi trường đã xuất hiện, tiêu biểu : Hội nghị Rio
de Janeiro 1992, Hội nghị môi trường 2002, Hội nghị Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu 2007, Hội nghị thượng đỉnh liên hợp quốc về biến

đổi khí hậu (COP15) 2009, Công ước về buôn bán các loài động, thực
vật hoang dã nguy cấp (CITES) 1973, Công ước về bảo vệ tầng ôzôn
1
tailieu. vn
7
1985, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp
Quốc (UNFCCC) 1992, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy (POP) 2001, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
Biển (UNCLOS), 1982…
Như vậy, vấn đề môi trường đã được các quốc gia trên thế giới ý
thức rõ tầm quan trọng từ rất sớm, và cho đến nay vẫn tiếp tục được
quan tâm, đưa vào chính sách phát triển chiến lược của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm. Có thể nói trong hệ
thống pháp luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnh
vực mới nhất. Chính vì vậy mà lịch sử phát triển của luật môi trường
không chứa đựng những phân kì phức tạp như một số ngành luật khác.
Quá trình phát triển của Luật môi trường được chia ra làm hai giai
đoạn chính là giai đoạn trước năm 1986 và từ năm 1986 cho đến nay.
Đặc điểm sự phát triển của luật môi trường tại Việt Nam qua từng giai
đoạn sẽ được làm rõ trong phần II của bài tiểu luận.
II. Các giai đoạn phát triển của luật môi trường ở Việt Nam
1. Trước năm 1986
1.1. Bối cảnh xã hội
Như chúng ta biết, sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị
tàn phá nặng nề. Việt Nam đã phải đối phó với vô vàn khó khăn.
Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị
nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam, chiến tranh ở biên giới phía
Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đó
thiên tai liên tiếp xảy ra… đã đặt Việt Nam trước những thử thách
8

khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát
từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng
lại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể.
Điều này đã dẫn đến đầu những năm 80, nước ta lâm vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị cô lập về ngoại giao.
Nhân tình hình đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăn
của Việt Nam để câu kết với nhau, chống phá ta. Ta còn rất ít bạn bè.
Một số nước trước đây ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
đã xa lánh ta. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các
nước lớn (trừ Liên Xô và Ấn Độ) gặp nhiều vướng mắc và không giải
tỏa được khiến cho nền an ninh nước ta bấp bênh khi phải đối phó với
sự căng thẳng ở cả hai đầu biên giới. Trong lúc đó, những khó khăn về
kinh tế lại càng chồng chất vì phải chi tiêu rất lớn cho quân sự, quốc
phòng.
Trước bối cảnh xã hội như vậy đã không cho phép đất nước ta
chú ý nhiều đến vấn đề môi trường. Tất cả những cố gắng trong thời
kỳ đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập
dân tộc. Tiếp đó sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
vấn đề môi trường cũng không được chú trọng vì mối quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta bấy giờ là hàn gắn vết thương chiến tranh, phát
triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang
hoành hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sách
đổi mới được khởi xướng.
Cũng trong giai đoạn này,chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước giường như không đi đôi với việc bảo vệ môi
trường. Một mặt do bối cảnh xã hội, mặt khác vấn đề ô nhiễm, suy
thoái môi trường lúc đó cũng chưa biểu hiện rõ nét như các biến động
9
xấu của thiên nhiên do sự hủy hoại môi trường chưa thể hiện ở mức
cao. Sự ô nhiễm trong các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mức

báo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc có chứa chất
thải độc hại chưa được sử dụng nhiều. Phân bón, thuốc trừ sâu trong
sản xuất nông nghiệp cũng được sử dụng ở mức hạn chế. Số lượng
Nhà máy, xí nghiệp nhỏ do công nghiệp chưa phát triển… Điều này
một phần dẫn đến tâm lý chủ quan chung, mọi người thiếu quan tâm
đến việc bảo vệ môi trường .
Hệ thống pháp luật Viêt Nam trước năm 1986 cũng chưa hoàn
chỉnh. Cơ chế bao cấp với sự chi phối của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch
trong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp
luật. Ngay cả những ngành luật thiết thực nhất cho thời kỳ đó như luật
kinh tế, luật ngân hàng, tài chính vẫn không phát triển. Như vậy, việc
đòi hỏi cho ra một đạo luật chuyên biệt về môi trường còn khá xa lạ.
Mặc dù đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh song các quy định
đó cũng chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường
chứ chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường. Điều
này cho thấy vấn đề môi trường chỉ là phần thứ yếu, phái sinh trong
hệ thống pháp luật lúc đó.
Hơn nữa do bị cô lập về ngoại giao nên quan hệ của Việt Nam
với các nước trên thế giới càng trở nên khó khăn. Vì vậy việc hợp tác
quốc tế rất hạn chế. Những quy định của pháp luật môi trường ở giai
đoạn này chỉ xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước và giới hạn trong
phạm vi quốc gia, chưa có một điều ước quốc tế nào nói về bảo vệ
môi trường mà Việt Nam là thành viên.
10
Như vậy trước năm 1986, Việt Nam đã trải qua biết bao thăng
trầm thử thách. Nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi đáng kể
trong các lĩnh vưc kinh tế - xã hội và trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém trong
đường lối lãnh đạo đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội đòi hỏi
Đảng ta phải đổi mới. Với bối cảnh xã hội đó, việc bảo vệ môi trường

còn quá mờ nhạt và không được quan tâm.
1.2. Các văn bản pháp luật
Xuất phát từ các nguyên nhân trên, luật môi trường trong giai đoạn
này chưa xuất hiện với tư cách là lĩnh vực riêng. Khó có thể tìm thấy
văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường nhưng chúng ta có
thể thấy Nhà nước cũng đã có những ý tưởng về bảo vệ môi trường
măc dù vấn đề thể chế hóa, luật hóa các ý tưởng này chưa được toàn
diện.
Nhà nước đã có những cố gắng nhất định được ghi nhận trong các
văn bản sau:
+ Điều đáng chú ý nhất là bảo vệ môi trường trong giai đoạn này
được coi là đòi hỏi hiến định. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy
định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ
trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính
sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ cải tạo môi trường sống”
+ Văn bản sớm nhất có đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường là
sắc lệnh số 142/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày
11

×