Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Cải thiện điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.53 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Cải thiện ĐKLĐ là nhân tố để tăng NSLĐ, tăng khả năng làm việc và bảo
đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động. Với nhận thức đó trong những năm
gần đây người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của
ĐKLĐ đến người lao động. Người sử dụng lao động đã quan tâm đến sức khỏe
người lao động hơn, họ coi người lao động như là người chủ thứ hai trong doanh
nghiệp cũng vì thế mà người lao động cũng hết lòng vì doanh nghiệp, họ hăng
say làm việc nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nhưng trong thực
tế vẫn còn tồn tại những ĐKLĐ trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe của
người lao động do có thể là ở phía doanh nghiệp hoặc có thể ở phía người lao
động. Bởi vậy chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến người lao
động. Về phía tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động không ngừng tìm
tòi, phát huy những sáng kiến mới để hoàn thiện hơn nữa, cải tiến hơn nữa nhằm
bảo đảm sức khoẻ cho người lao động từ đó tăng năng suất lao động. Những
người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm họ trực tiếp phải gánh chịu những điều kiện
lao động độc hại, nguy hiểm, những căn bệnh của điều kiện lao động như bệnh
phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp…Trong đó bệnh bụi phổi silic là một trong 21
bệnh nghề nghiệp và là bệnh phổ biến nhất hiện nay.
Ngày 14/03/2010 tại thành phố Thái Nguyên ( tỉnh Thái Nguyên), phó Thủ
Tướng Trương Vĩnh Trọng đã phát động Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN lần
thứ 12 với chủ đề “ An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc – một trong những
quyền cơ bản của người lao động.” Trong diễn văn phát, động Phó Thủ Tướng
nhấn mạnh: "Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là người sử
dụng lao động và người lao động cần quan tâm và nỗ lực nhiều hơn nữa cùng
nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động - phòng
chống cháy nổ tại nơi làm việc. Hoạt động này nhằm hạn chế những tổn thất về
vật chất và tinh thần cho mọi cá nhân, gia đình và xã hội, tập trug hướng tới mục
tiêu kiểm soát và giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Với lý do đó, em đã chọn đề tài: “ Cải
thiện ĐKLĐ là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc


và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.”
Nếu doanh nghiệp thành công trong việc cải thiện điều kiện lao động thật tốt, sẽ
tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động, nâng cao sự
hứng thú trong lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động và là
một nhân tố quan trọng để nâng cao NSLĐ và bảo vệ sức khỏe cho người lao
động.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động
1.1 Khái niệm điều kiện lao động
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi
trường sản xuất nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các nhân tố
khác nhau tác động đến người lao động. Tổng hợp các nhân tố ấy chính là điều
kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản
xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.
Điều kiện lao động trong thực tế rất phong phú và đa dạng. Người ta phân các
nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm như sau:
Nhóm điều kiện về tâm sinh lý lao động
Được hình thành trong quá trình lao động có ảnh hưởng đến trạng thái tâm
sinh lý của người lao động: sự căng thẳng về thể lực, thần kinh, sức chịu đựng
của con người, tính đơn điệu của lao động.
Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh :
Tồn tại trong môi trường không khí tại nơi làm việc: nhiệt độ, tiếng ồn,
nồng độ bụi, vi sinh vật, độ ẩm, từ trường, phóng xạ. Xuất hiện do: đặc điểm
công nghệ sản xuất, đặc điểm về khí hậu vùng miền, điều kiện tự nhiên của vùng
miền, tính chất của đối tượng lao động, công tác tổ chức và phục vụ nơi làm
việc.
Nhóm điều kiện thẩm mỹ tại nơi làm việc
Đây là những yếu tố liên quan đến màu sắc, kiểu dáng, không gian nơi làm

việc, âm nhạc, cảnh quan xung quanh tại nơi làm việc.
Nhóm điều kiện về mặt tâm lý xã hội
Tồn tại trong môi trường giao tiếp giữa đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới,
luồng trao đổi thông tin, phong cách của người lãnh đạo, các phong trào thi đua
phát huy sáng kiến, công tác khen thưởng và kỷ luật.
Nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Lập lịch trình làm việc, quy định về độ dài thời gian làm việc của người
lao động trong quá trình làm việc: bố trí ca làm việc, số giờ làm việc trong một
ca, số ngày làm việc trong tuần, tháng, năm, tỷ lệ thời gian giữa nghỉ ngơi với
làm việc trong một ngày làm việc để duy trì nhu cầu thiết yếu của con người.
1.2 Những điều kiện vệ sinh lao động trong sản xuất
Vi khí hậu
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả
năng làm việc và sức khỏe của công nhân. Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong
giới hạn của môi trường sản xuất, bao gồm các yếu tố của môi trường sản xuất
như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và sự lưu thông không khí.
* Nhiệt độ
Trong lao động sản xuất có thể gặp nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ
bình thường, có nhiều nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên trong thực
tế có ba nguồn chính sinh nhiệt:
 Nguồn tự nhiên là bức xạ mặt trời: tia bức xạ mặt trời có các tia hồng
ngoại, tia này sinh nhiệt rất lớn làm nóng cơ thể, tia tử ngoại gây kích
thích các tế bào thần kinh sọ não và có nguy cơ gây ung thư da.
 Nguồn nhân tạo: nhiệt độ phát sinh trong dây chuyền sản xuất đốt cháy
nhiên liệu, nguyên liệu, nấu kim loại, các động cơ của máy, các phản ứng
hóa học tỏa nhiệt.
 Do tỏa nhiệt của người lao động: không gian chật hẹp, lao động nặng
nhọc, thời tiết nóng cơ thể phải thải nhiệt làm tăng nhiệt độ môi trường.

* Độ ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong một m3 không khí. Để đánh giá độ ẩm
người ta sử dụng các khái niệm sau:
 Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước tính bằng cm3 đo được trong một m3
không khí
 Độ ẩm bão hòa: là lượng hơi nước mà 1m2 không khí có thể hấp thụ được
ở một nhiệt độ nhất định. Độ ẩm bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ không
khí, khi nhiệt độ tăng thì lượng hơi nước bão hòa trong một m3 không khí
cũng tăng theo.
 Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão
hòa. Đây là đại được được sử dụng phổ biến trong vệ sinh lao động. Nó
cho ta biết ở nhiệt độ đó không khí còn có khả năng hấp thụ thêm được
bao nhiêu hơi nước nữa mới bão hòa.
Trong sản xuất độ ẩm tối đa cho phép là 80%. Độ ẩm lớn, nhiệt độ cao là điều
kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển như: tả, thương hàn, nấm mốc…Một số
vật chủ trung gian truyền bệnh như: muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết cũng phát
triển.
* Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là những tia nhiệt phát ra từ các thiết bị có nhiệt độ cao với
các bước sóng khác nhau. Tùy theo chiều dài bước sóng người ta chia các tia
nhiệt này ra thành các loại sau:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Tia hồng ngoại phát sinh khi kim loại bị nung nóng tới 600
o
C. Tia sáng
thường phát sinh ở nơi có nhiệt độ từ 1500 đến 1800
o
C. Tia hồng ngoại
làm mắt mờ dần, thị lực giảm nếu tác dụng lâu sẽ làm cho công nhan bị

say nóng. Tia sáng thường làm da bị màu đỏ.
 Tia tử ngoại phát sinh ở nơi có nhiệt độ từ 1500
o
C đến 2000
o
C. Tia tử
ngoại nếu quá quy định sẽ làm da bị mày đỏ, tổn thương mắt.
Chịu ảnh hưởng rõ nhất của bức xạ nhiệt là công nhân hàn điện, công nhân vận
hành các lò luyện gang, thép…
* Sự lưu thông không khí
Sự lưu thông không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khi.
Đơn vị tính là m/giây. Nếu lưu thông không khí tốt thì sẽ có tác dụng:
 Khử hoặc làm loãng các yếu tố hơi độc, bụi bẩn
 Làm tăng hoặc giảm nhiệt độ của môi trường sản xuất thay đổi độ ẩm môi
trường. Lưu thông không khí tốt sẽ làm cho công nhân cảm thấy dễ chịu,
làm việc đạt năng suất cao hơn.
Trong sản xuất, vi khí hậu nóng thường gặp hơn cả và ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe, khả năng làm việc của con người. Khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu
nóng thì các hệ thống của cơ thể như: hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ
hô hấp…đều phải tăng cường hoạt động để chống nóng, đảm bảo cho cơ thể giữ
được ở một nhiệt độ thích hợp. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì hiệu
suất của lao động trí óc giảm rõ rệt. Đối với lao động chân tay thì tốc độ phản xạ
và sự chú ý giảm sút, sự phối hợp các cử động kém chính xác nên tại nạn lao
động dễ xảy ra, năng suất lao động thấp, cơ thể mỏi mệt, sút cân. Nếu vi khí hậu
nóng, độ ẩm không khí cao, cường độ bức xạ nhiệt kém thì công nhân có thể bị
say nóng hoặc say nắng.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tình hình vi khí hậu tại công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
STT Nơi lấy mẫu

Năm 2005 Năm 2007
Nhiệt
độ(
o
C)
Gió
(m/s)
Độ
ẩm(%)
Nhiệt
độ(
o
C)
Gió
(m/s)
Độ
ẩm(%)
1 Phân xưởng hoàn thiện
1.1 Phân xưởng đánh bóng
Đầu nhà xưởng 32 0.7 38 32 0.75 34
Giữa nhà xưởng 32.4 0.65 39 32.1 0.7 35
Cuối nhà xưởng 32.5 0.6 30 32.2 0.65 35
1.2 Phân xưởng sửa sản phẩm
Đầu nhà xưởng 31.7 0.65 31 31.4 0.7 32
Giữa nhà xưởng 32 0.6 33 31.5 0.65 34
Cuối nhà xưởng 32.2 0.5 34 31.5 0.65 35
2 Phân xưởng phun
Đầu nhà xưởng 32.2 0.5 35 31.4 0.6 34
Giữa nhà xưởng 32.3 0.45 37 31.8 0.45 35
Cuối nhà xưởng 32.5 0.4 40 32 0.4 37

3 P. xưởng kiểm thành phẩm
Đầu nhà xưởng 31.9 0.75 32 31.3 0.75 34
Giữa nhà xưởng 32.2 0.65 35 31.5 0.7 36
Cuối nhà xưởng 32.3 0.6 38 31.6 0.65 37
4 Phân xưởng đóng gói
Đầu nhà xưởng 32.1 0.8 34 31.4 0.8 34
Giữa nhà xưởng 32.2 0.7 35 31.6 0.75 36
Cuối nhà xưởng 32.2 0.65 36 31.7 0.65 37
Tiêu chuẩn < 32 < 1.5 < 80 < 32 < 1.5 < 80
Theo kết quả đo đạc tại các phân xưởng của công ty cho ta thấy, năm 2005
nhiệt độ ở hầu hết các khu vực đều không đạt tiêu chuẩn cho phép là < 32
o
C và
chênh lệch giữa nhiệt độ trong phân xưởng và ngoài trời không đạt tiêu chuẩn.
Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, bộ
máy tuần hoàn, gây rối loạn chức năng thận, dạ dày, nhiệt độ cao cũng rất dễ gây
những tai biến như say nóng, say nắng gây cảm giác mệt mỏi, chán nản cho
người lao động.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chiếu sáng trong sản xuất
Theo sự phát triển của sản xuất, đặc điểm của lao động cũng có những thay
đổi theo hướng sau:
• Độ chính xác của công việc ngày càng tăng
• Lượng thông tin ngày càng nhiều
• Nhịp độ công việc ngày càng khẩn trương
Do vậy nhu cầu về chiếu sáng trong sản xuất ngày càng cao. Thị lực của con
người phụ thuộc rất lớn về chiếu sáng. Độ chiếu sáng tăng thì thị lực cũng tăng
và độ ổn định của thị lực cũng lâu bền.
Trong kỹ thuật chiếu sáng người ta thường sử dụng một số đại lượng như quang

thông, cường độ ánh sáng, độ rọi để đo lường và đánh giá cường độ chiếu sáng.
Các nguồn sáng và yêu cầu của việc chiếu sáng
Nguồn sáng trong sản xuất có 2 loại: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
• Ánh sáng tự nhiên: rẻ tiền, dễ lấy có thành phần quang phổ phù hợp với
sinh lý của mắt, có độ khuyếch tán lớn do vậy nó tỏa đều trong không gian sản
xuất. Nhưng nguồn sáng tự nhiên lại thay đổi theo thời gian trong ngày và trong
năm nên nhiều khi không đảm bảo độ rọi cần thiết trên bề mặt làm việc. Trong
các xí nghiệp người ta dùng hệ thống cửa sổ, hệ thống cửa trời hoặc kết hợp cả
cửa sổ và cửa trời để chiếu sáng tự nhiên.
• Ánh sáng nhân tạo : có ưu điểm là chủ động, con người có thể tạo ra ánh
sáng với độ rọi mong muốn ở bất kỳ đâu và thời điểm nào. Nhưng chiếu sáng
nhân tạo có nhược điểm là đắt tiền, quang phổ của ánh sáng nhân tạo không tốt
bằng ánh sáng tự nhiên. Cần sử dụng kết hợp cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng
nhân tạo.
Yêu cầu của việc chiếu sáng:
• Chiếu sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định, ánh sáng phân bố đều trên bề
mặt chi tiết gia công
• Không được chói lòa trong phạm vi trường nhìn của mắt
• Không được tạo thành các bóng đen
• Rẻ tiền và tiết kiệm
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tình hình chiếu sáng tại công ty công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
Đơn vị: Lux
STT Nơi lấy mẫu Năm 2005 Năm 2007
Thực tế
Tiêu
chuẩn
Thực tế
Tiêu

chuẩn
1 Phân xưởng hoàn thiện
1.1 Phân xưởng đánh bóng
Đầu nhà xưởng 205 200 215 200
Giữa nhà xưởng 195 200 210 200
Cuối nhà xưởng 200 200 205 200
1.2 Phân xưởng sửa sản phẩm
Đầu nhà xưởng 310 300 350 300
Giữa nhà xưởng 315 300 345 300
Cuối nhà xưởng 335 300 335 300
2 Phân xưởng phun
Đầu nhà xưởng 510 500 515 500
Giữa nhà xưởng 495 500 510 500
Cuối nhà xưởng 495 500 500 500
3 Phân xưởng kiểm thành phẩm
Đầu nhà xưởng 310 300 325 300
Giữa nhà xưởng 310 300 320 300
Cuối nhà xưởng 315 300 315 300
4 Phân xưởng đóng gói
Đầu nhà xưởng 145 150 175 150
Giữa nhà xưởng 155 150 165 150
Cuối nhà xưởng 150 150 160 150
Năm 2005, so với tiêu chuẩn chiếu sáng, nhiều phân xưởng còn chưa đạt, ánh
sáng chỉ đạt mức tối thiểu. Năm 2007, công ty đã cải thiện hệ thống chiếu sáng,
thay thế đèn mới, đạt và vượt tiêu chuẩn chiếu sáng.
Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý:
• Hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt không hợp lý, bố trí chỗ làm việc không phù
hợp nên nhiều nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che khuất, chiếu sáng ngược, ảnh
hưởng đến việc quan sát trên màn hình và đọc dữ liệu từ tài liệu gây mỏi mắt,
giảm thị lực.

• Qua khảo sát thực tế, một số ngành sản xuất công nghiệp đều trong tình trạng
thiếu ánh sáng do không được các doanh nghiệp quan tâm đầy đủ, việc sử dụng
nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng tại nhiều nơi sản xuất chưa phù hợp nên không
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hạn chế được mức độ chói lóa và màu sắc gây tổn hao điện năng cho chiếu sáng,
sự phân bố ánh sáng không đều trong môi trường nhìn của người công nhân buộc
mắt người lao động phải điều tiết nhiều chóng gây mệt mỏi trong quá trình làm
việc.
• Các bề mặt tường, trần nhà, sàn nhà phân xưởng cũng như các bề mặt thiết bị
máy móc có hệ số phản xạ thấp do đó không tận dụng được ánh sáng phản xạ,
lãng phí năng lượng do nguồn sáng phát ra ,đồng thời tạo nên cảm giác không
gian chật hẹp, gây ức chế về mặt tâm lý cho người lao động
• Các đèn hùynh quang sử dụng để chiếu sáng trong cùng một phân xưởng
nhiều nơi không được lắp vào các pha khác nhau của mạng điện chiếu sáng gây
hiện tượng dao động quang thông, ảnh hưởng trực tiếp đến họat động thị giác
của công nhân.
• Thực trạng môi trường ánh sáng hiện nay tại các xí nghiệp công nghiệp đã ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe,
tuổi nghề của người lao động, đặt biệt là những khâu công nghệ đòi hỏi độ chính
xác cao.
Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của ĐKLĐ.
Khi công nghiệp mới ra đời con người thường tự hào với tiếng ồn, coi đó là biểu
hiện của sản xuất hiện đại. Nhưng càng ngày người ta càng phát hiện ra tác hại
của nó, chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở
thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất, ví dụ như công nghiệp
đóng tàu.
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm giác
khó chịu. Tần số từ 16Hz – 20.000Hz tạo ra tiếng ồn. Đánh giá tiếng ồn không

chỉ chú ý đến tần số mà còn phải chú ý đến cường độ âm.
BẢNG TIÊU CHUẨN CHO PHÉP CỦA TIẾNG ỒN
Loại Tính chất của tiếng ồn Mức độ cho phép (dB)
I Tiếng ồn có tần số thấp 75 – 85
II Tiếng ồn có tần số trung bình 85 – 90
III Tiếng ồn có tần số cao 90 – 100
Tiếng ồn có tần số cao khi f > 1000Hz
Tiếng ồn có tần số trung bình khi f = 300 – 1000Hz
Tiếng ồn có tần số thấp khi f < 300 Hz
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tình hình tiếng ồn tại công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
Đơn vị: dB
STT Nơi lấy mẫu Năm 2005 Năm 2007
1 Phân xưởng hoàn thiện
1.1 Phân xưởng đánh bóng
Đầu nhà xưởng
Giữa nhà xưởng 62 65
Cuối nhà xưởng
1.2 Phân xưởng sửa sản phẩm
Đầu nhà xưởng
Giữa nhà xưởng 54 63
Cuối nhà xưởng
2 Phân xưởng phun
Đầu nhà xưởng
Giữa nhà xưởng 67 72
Cuối nhà xưởng
3 Phân xưởng kiểm thành phẩm
Đầu nhà xưởng
Giữa nhà xưởng 55 63

Cuối nhà xưởng
4 Phân xưởng đóng gói
Đầu nhà xưởng
Giữa nhà xưởng 60 65
Cuối nhà xưởng
Tiêu chuẩn < 85 < 85
Năm 2007, tiếng ồn đo được tại tất cả các vị trí đều lớn hơn so với năm 2005,
đây là một kết quả không tốt, nguyên nhân có thể là do quy mô sản xuất mở
rộng. Công ty cần áp dụng các biện pháp giảm ồn.
Tác hại của tiếng ồn
Tiếng ồn trước hết ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, sau đó đến hệ
thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, đặc biệt đến cơ quan thính giác. Ảnh
hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm
tới, thời gian tác dụng của nó trong một ngày làm việc, vào quá trình lâu dài
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người công nhân làm việc trong phân xưởng ồn, vào độ nhạy cảm riêng của từng
người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của người công
nhân.
Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ quan thính giác:
Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống,
ngưỡng nghe tăng lên. Hiện tượng đó gọi là sự thích nghi của thính giác. Nhưng
sự thích nghi của thính giác chỉ có một giới hạn nhất định. Dưới tác dụng kéo dài
của tiếng ồn, thính lực giảm sút, độ nhạy cảm thính giác giảm đi rõ rệt, nhất ở ở
tần số cao ( giảm quá 15dB, có khi tới 30 – 50dB), sau khi rời khỏi nơi ồn phải
một thời gian dài ( vài giờ hoặc vài ngày ) thính giác mới phục hồi được, đồng
thời có cảm giác mệt mỏi ở cơ quan thính giác.
Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi thính giác
không có khả năng hội phục hoàn toàn về trạng thái bình thường. Sau một thời
gian dài sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn tới các biến

đổi thoái hóa trong tai, gây các bệnh nặng tai và điếc. Đối với âm tần số 2000 –
4000 Hz, tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ 80dB, đối với âm tần số 5000 – 6000Hz
từ 60dB. Độ giảm thính của tai tỷ lệ thuân với thời gian làm việc trong tiếng ồn.
Mức ồn càng cao tốc độ giảm thính càng nhanh. Tuy nhiên điều này còn phụ
thuộc độ nhạy cảm riêng từng người.
Bụi
Các bệnh nghề nghiệp liên quan đến bụi được xếp vào nhóm các bệnh bụi
phổi và phế quản gồm: bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng,
bệnh bụi phổi bông, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. Trong đó, năm
2007, số tích lũy bệnh nghề nghiệp trong toàn quốc là 23.872 trường hợp, trong
đó bệnh bụi phổi silic chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nghề nghiệp (tới
74,5%).
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không
khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù.
Bụi bay có kích thước từ 0.001 – 10μm bao gồm tro, muội, khói và những
hạt rắn được nghiền nhỏ. Bụi này thường gây tổn thất nặng cho đường hô hấp,
nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh…Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10μm,
thường rơi nhanh xuống đất. Bụi này thường gây tác hại cho da và mắt, gây
nhiễm trùng, gây dị ứng…
Phân loại bụi
a- Theo nguồn gốc được phân ra:
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên, bụi thực vật ( gỗ, bông), bụi động vật ( lông,
len, tóc..), bụi nhân tạo ( nhựa hóa học, cao su…), bụi vô cơ như bụi khoáng chất
( thạch anh…), bụi kim loại ( sắt, đồng, chì…).
b- Theo kích thước hạt bụi phân ra:
Bụi lớn hơn 10μm là bụi thực sự, bụi từ 10 – 0.1μm như sương mù, dưới
0.1μm như bụi khói.
c- Theo tác hại của bụi phân ra:

Bụi gây nhiễm độc chung ( chì, thủy ngân, benzen), bụi gây dị ứng viêm
mũi, hen, nổi ban..( bụi bông gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ..); bụi gây
nhiễm trùng ( lông, len, tóc, xương…); bụi gây xơ hóa phổi ( thạch anh, bụi
amiăng…).
Kết quả đo nồng độ bụi tại công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
Đơn vị: mg/m3
STT Nơi lấy mẫu Năm 2005 Năm 2007
1 Phân xưởng hoàn thiện
1.1 Phân xưởng đánh bóng
Đầu nhà xưởng 12.3 7.4
Giữa nhà xưởng 12.4 7.2
Cuối nhà xưởng 12.7 7.1
1.2 Phân xưởng sửa sản phẩm
Đầu nhà xưởng 8.2 6.9
Giữa nhà xưởng 8.4 7.0
Cuối nhà xưởng 8.5 7.2
2 Phân xưởng phun
Đầu nhà xưởng 7.2 7.0
Giữa nhà xưởng 7.3 7.2
Cuối nhà xưởng 7.3 7.2
3 Phân xưởng kiểm thành phẩm
Đầu nhà xưởng 6.7 6.2
Giữa nhà xưởng 6.8 6.3
Cuối nhà xưởng 7.0 6.3
4 Phân xưởng đóng gói
Đầu nhà xưởng 5.4 5.7
Giữa nhà xưởng 5.7 5.9
Cuối nhà xưởng 5.8 6.0
Tiêu chuẩn < 6 < 6
11

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Năm 2007, mặc dù đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên hàm lượng bụi trong
không khí trong hầu hết các phân xưởng vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bụi
ở đây có kích thước rất nhỏ được cấu tạo từ nhiều chất hóa học độc hại nên rất
nguy hiểm đối với sức khỏe của người lao động, nó có thể gây tác hại cho da,
mắt, và hệ thống cơ quan hô hấp.
Tác hại của bụi đối với cơ thể
1- Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác, chế biến, vận
chuyển quặng, kim loại, than…
2- Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ
làm gốm sứ…Bệnh này chiếm 40 – 70% trong tổng số bệnh phổi.
3- Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom,
asen.
4- Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi,
thiếc, thuốc trừ sâu. Bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than
gây sưng tấy.
5- Chấn thương thị giác: bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt,
mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt và có thể dẫn tới mù mắt. Bụi kim
loại có cạnh sắc nhọn khi bắn vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc.
6- Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi bay vào miệng đọng lại ở răng gây viêm lợi, sâu
răng. Các hạt bụi to, kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc,
viêm loét dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa.
Rung động trong sản xuất
Rung động là những dao động cơ học của thiết bị hay các bộ phận của nó
xung quanh vị trí cân bằng.
Người ta chia rung động thành ba loại tùy theo sự tác động của nó tới cơ thể
của con người là:
• Rung động chung có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
• Rung động cục bộ có ảnh hưởng tới bộ phận của cơ thể tiếp xúc trực tiếp
với các thiết bị có rung động

• Rung động hỗn hợp bao gồm cả rung động chung và rung động cục bộ.
Đây là loại rung động phổ biến nhất trong thực tế.
Rung động được đánh giá thông qua 2 tiêu thức:
• Biên độ của rung động, đơn vị tính là mm
• Tần số của rung động, đơn vị tính : hex
Tác hại của rung động trong sản xuất:
- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như
tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,…
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động
có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn
thì gây lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
 Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng,
làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ
 Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức
năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối
loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
 Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá
mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
 Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đau xương khớp, làm viêm các hệ
thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây
thành bệnh rung động nghề nghiệp.
 Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di
lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu
bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
Các hóa chất độc
Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người
Các hóa chất nguy hại gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với
môi trường và con người. Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

 Đường hô hấp hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi
 Hấp thụ qua da hóa chất dây dính vào da
 Đường tiêu hóa do ăn, uống phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn
đã bị nhiễm hóa chất.
Tác hại của hóa chất độc
Vấn đề an toàn: do tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn,
các chất nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Đồng
thời khi diễn ra quá trình cháy nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp
khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Do đó chúng gián tiếp có ảnh
hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người.
Vấn đề sức khoẻ con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan
trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây đột biến
gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào… dẫn đến các tác động nghiêm trọng
cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền .
Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc
benzen, bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của nó, nhiễm độc thủy ngân,
13

×