Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

đề tài: pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.6 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH
TRONG KHU DU LỊCH

Giảng viên hướng dẫn:
TS. CAO NHẤT LINH
Bộ môn Luật Thương Mại

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY
MSSV: 5116026
Lớp Luật Thương Mại 2 – K37

Cần Thơ, 12/2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
5. Bố cục của luận văn............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG
KHU DU LỊCH............................................................................................................................ 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU DU LỊCH ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về khu du lịch .............................................................................. 4

1.1.2. Điều kiện để được công nhận là khu du lịch ................................................ 5
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH ................................. 8
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG
KHU DU LỊCH...................................................................................................................... 10
1.3.1. Khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch ................................................... 10
1.3.2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ..................... 11
1.3.2.1. Kinh doanh lữ hành ................................................................................ 11
1.3.2.2. Kinh doanh lưu trú du lịch ...................................................................... 13
1.3.2.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ..................................................... 14
1.3.2.4. Kinh doanh dịch vụ bổ sung .................................................................... 15
1.4. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH
TRONG KHU DU LỊCH..................................................................................................... 16
1.4.1. Vai trò tích cực của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch ......................................................................................................................... 17
1.4.2. Vai trò tiêu cực của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch ......................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU
DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...................................................................... 21
2.1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH 21
2.1.1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ......... 21
2.1.1.1. Điều kiện về cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ......... 21
2.1.1.2. Điều kiện về pháp nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ..... 23
2.1.2. Điều kiện về vốn kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ............... 26
2.1.3. Điều kiện về chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu
du lịch .................................................................................................................... 28
2.1.4. Các điều kiện kinh doanh khác trong khu du lịch ..................................... 29
2.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ THỂ KINH DOANH DỊCH VỤ
DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH ................................................................................. 30
2.2.1. Quyền của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ............ 30

2.2.2. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ........ 33
2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ ĐẶC THÙ CỦA CHỦ THỂ KINH DOANH DỊCH
VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH .......................................................................... 34
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khu du
lịch ......................................................................................................................... 35
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du
lịch trong khu du lịch ............................................................................................ 37


2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trong
khu du lịch ............................................................................................................. 40
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong
khu du lịch ............................................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH.................................... 49
3.1. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU
LỊCH TRONG KHU DU LỊCH ........................................................................................ 49
3.1.1. Một số hạn chế của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch ......................................................................................................................... 49
3.1.2. Một số hạn chế của pháp luật đối với từng loại hình kinh doanh dịch vụ
du lịch trong khu du lịch ...................................................................................... 54
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH ............................................................. 56
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch
trong khu du lịch ................................................................................................... 56
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện của pháp luật đối với từng loại hình kinh
doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch .............................................................. 60
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Luật Thương mại năm 2005
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
4. Luật Du lịch năm 2005
5. Luật Cán bộ, Công chức năm 2008
6. Luật Quảng cáo năm 2012
7. Pháp lệnh Du lịch năm 1999 (hết hiệu lực)
8. Nghị định 92/2007/NĐ-CP CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
9. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định về đăng ký doanh
nghiệp
10. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
11. Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2012 quy định về đào tạo, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
12. Nghị định 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
13. Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
14. Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm
2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải quy định về
vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách
du lịch
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự, tập 1, NXB Đại học Cần Thơ, 2008
2. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao

động – Xã hội, Hà Nội, 2004
3. Thùy Linh và Việt Trinh, Nghệ thuật kinh doanh du lịch và quản lý nhà hàng –
khách sạn, quy định mới về công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng – khách sạn 2012, NXB Lao động
4. Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, Giáo trình Tổng quan Du lịch, NXB
Hà Nội, 2006


5. Trịnh Xuân Dũng và Nguyễn Hữa Viện, Luật Kinh doanh Du lịch, NXB Đại học
Quốc gia Hà nội, 2001
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Dân kinh tế, Kinh doanh lữ hành là gì?, www.dankinhte.vn / kinh – doanh – lu –
hanh –la – gi/, [ngày 3-11-2014]
2. Giáo viên dịch vụ, Các lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm dịch vụ,
vực-kinh-doanhsản-phẩm-dịch-vụ/, [ngày 3-11-2014]
3. Nguyễn Văn Chiến, Các loại hình kinh doanh du lịch, [ngày 3-11-2014]
Danh mục các tài liệu tham khảo khác
1. Chỉ thị số 46 – CT/TƯ ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong
tình hình mới


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Đặc biệt trong những năm
qua, kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch như một hiện tượng và một xu thế phát
triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch có

trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản
địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại nguồn kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào
sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Du lịch ở nước ta
là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng. Nằm ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiều
cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
của 54 anh em, Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh doanh dịch vụ du lịch. Hiện nay,
nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên đã và đang được khai thác, sử dụng để phục vụ phát
triển du lịch, trong đó có kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch.
Mặc dù kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch được xem là loại hình đặc
thù, có tiềm năng được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
trong thế kỷ XXI, song cho đến nay việc phát triển loại hình dịch vụ du lịch này còn
nhiều hạn chế, do đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên còn thiếu những hiểu biết về
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Sự phát triển trong kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu
du lịch hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú và đa dạng ở Việt Nam. Các
hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng
thụ môi trường để tái tạo sức khỏe, ít đạt được ý nghĩa về nâng cao nhận thức, giáo dục
để du khách có trách nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, cũng như mang lại giá trị đích thực đối với lợi
ích cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa là việc kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch ở Việt Nam mới đang ở thời kỳ đầu của sự hình thành và phát triển nhưng vấn đề
kinh doanh loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế ở
Việt Nam. Do đó, việc kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch cần có sự tham gia
của cơ quan nhà nước nhằm đưa ra một hệ thống pháp luật điều chỉnh về kinh doanh loại
hình du lịch này.
Chính vì vậy, người viết chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là “Pháp luật
về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch” nhằm đưa ra hướng hoàn thiện cho
pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về kinh doanh loại hình du lịch này nói
riêng. Thông qua đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới,
chi phối tất cả các nền kinh tế. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã đặt các tổ chức, cá
GVHD: TS. Cao Nhất Linh


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
1


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch đứng trước rất nhiều cơ hội và những
thách thức lớn lao. Và việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch là một tất yếu, bởi việc này sẽ góp phần thúc đẩy GDP của nước ta tăng nhanh trong
những năm tới. Theo đó, đưa ra những giải pháp hợp lý để kinh doanh loại hình này ngày
càng phát triển hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên thế giới, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch đã có từ rất
lâu và trở nên quen thuộc với mọi người. Trong khi đó ở Việt Nam hoạt động kinh doanh
này còn khá mới mẻ. Đề tài sẽ đi sâu vào giới thiệu và phân tích về kinh doanh loại hình
du lịch này theo pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm chỉ ra những bất cập của pháp luật
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch cùng với những khó khăn trong quá trình
thực hiện các quy định đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp giúp tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ngày càng phát triển hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch rất rộng, do đó, người viết chỉ
tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
trong khu du lịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam. Mà phạm vi nghiên cứu chính là khái
quát về các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điều kiện kinh doanh,
quyền và nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như
quyền và nghĩa vụ đặc thù của từng tổ chức, cá nhân này khi kinh doanh dịch vụ du lịch
trong khu du lịch, hạn chế và giải pháp hoàn thiện pháp luật khi kinh doanh loại hình dịch
vụ này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp của người viết trong đề tài này dựa trên các cơ sở khoa học pháp lý

đồng thời áp dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích luật viết với cách đọc kỹ
các quy phạm pháp luật, tìm hiểu vấn đề chung nhất liên quan đến đề tài; phương pháp
phân tích tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan một cách chọn lọc; phương
pháp so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật và làm rõ vấn đề pháp lý của tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch; phương pháp tiếp cận thông
tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, internet,…và sử dụng phương pháp quy nạp để khái
quát vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
2


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
Chương này nhằm khái quát những vấn đề lý luận chung liên quan đến khu du
lịch, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch và quá trình hình thành,
phát triển của pháp luật điều chỉnh về kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch này.
Chương 2: Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch theo pháp luật
Việt Nam.
Chương này đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch. Bằng phương pháp đối chiếu, so sánh
với các quy định trước đó để tìm hiểu về điều kiện kinh doanh cũng như quyền và nghĩa
vụ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam khi kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch.
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện của pháp luật về kinh doanh dịch vụ
du lịch trong khu du lịch.

Trong chương này người viết sẽ tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật, các giải
pháp hoàn thiện pháp luật để phát triển kinh doanh loại hình dịch vụ này.
Qua quá trình làm luận văn, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của thầy Cao
Nhất Linh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết rất nhiều trong quá trình hoàn
thành bài luận văn này. Đây là bài viết đầu tiên nên không thể tránh khỏi những sai sót,
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
3


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG
KHU DU LỊCH
Nhu cầu du lịch đang phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây. Con người
có xu hướng quay về cội nguồn, tìm tới thiên nhiên sau sức ép của công việc, của nhịp
sống cao, muốn đắm mình trong không khí thoáng mát trong lành, trốn tránh nơi ồn ào, ô
nhiễm. Trong khi đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn
nên loại hình du lịch này đang chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau,
nhằm tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch. Như vậy, trong phần này sẽ đi sâu vào
tìm hiểu khái quát chung về khu du lịch, vai trò của pháp luật về hoạt động kinh doanh
dịch vụ du lịch trong khu du lịch ở Việt Nam, khái quát chung về kinh doanh loại hình
dịch vụ này, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du
lịch trong khu du lịch.
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU DU LỊCH
Khi nhắc đến khu du lịch thì nó đã không còn xa lạ gì đối với mọi người nhưng để

biết sâu hơn và các vấn đề có có liên quan đến khu du lịch thì phần này sẽ tìm hiểu về
khái niệm và điều kiện để được công nhận là khu du lịch.
1.1.1. Khái niệm về khu du lịch
Ngày nay, khu du lịch thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta gấp rút tiến hành phát triển về khu du lịch
mà nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh, thời gian, khu vực,
kinh tế khác nhau với mọi góc độ nghiên cứu nên có khá nhiều khái niệm về khu du lịch.
Nhưng nhìn tổng hợp lại, có thể thấy, khu du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: khu du
lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội; khu du lịch là sự di chuyển nhất định với mọi thời
điểm lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, là một không gian thoải mái mang lại sức khỏe
cho cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; khu du
lịch là tập hợp các hoạt động kinh tế phù hợp và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc
hành trình, vui chơi lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của khách du lịch khi họ ở ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ; khu du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân với mục đích
hòa bình, nơi đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ; khu du lịch là một nơi sống
và là một nơi kinh doanh hiệu quả với nhiều mặt nhằm nâng cao hiểu biết văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước của mỗi du khách; khu du lịch là nơi
kinh doanh mang lại hiệu quả rất tốt, quan trọng hơn nữa khu du lịch có thể là nơi xuất
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
4


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
khẩu hàng hóa và du lịch tại chổ. Như vậy, việc phân định rõ ràng khái niệm về khu du
lịch cũng góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Thực tế cho thấy, không ít người lên kế hoạch phát triển một khu du lịch ngày càng nâng

cao hơn, do mục tiêu được quan tâm hàng đầu là một nơi không gian sống, một nơi tìm
hiểu về văn hóa và mang lại kinh tế cao mà còn có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt
để mọi nguồn tài nguyên và không gian để kinh doanh. Trong khi đó, khu du lịch là một
hiện tượng góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, chính vì vậy mà
toàn xã hội có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho khu du lịch
phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một số lĩnh vực văn hóa khác.
Không chờ đợi ở đó, khái niệm về khu du lịch đã xuất hiện trong pháp luật Việt
Nam, cụ thể là Pháp lệnh Du lịch 1999: “khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu
thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường”.1
Điều này cho thấy nhà nước ta đã có sự quan tâm từ rất sớm loại hình kinh doanh dịch vụ
du lịch này. Và hơn 10 năm kể từ ngày Pháp lệnh Du lịch 1999 ra đời, nhà nước đã xây
dựng một hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch và đáng
quan tâm nhất là Luật Du lịch 2005, đã hoàn thiện hơn khái niệm về khu du lịch cũng
như kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch bởi “khu du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và
môi trường”.2 Do đó, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển loại hình
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch này.
1.1.2. Điều kiện để được công nhận là khu du lịch
Theo Luật Du lịch 2005 thì “khu du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp
địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất
lượng dịch vụ”.3 Hiện nay, ở Việt Nam, khu du lịch quốc gia là danh hiệu do Thủ
tướng Chính phủ quyết định công nhận cho một khu du lịch đáp ứng đủ điều kiện tiêu
chuẩn tương ứng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì tính đến năm 2010, Việt
Nam có 21 khu du lịch được công nhận là khu du lịch quốc gia. Dự kiến, đến năm 2030
sẽ có 39 khu du lịch quốc gia. Tất cả các khu du lịch này đều được đầu tư phát triển để
làm động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. Còn khu du lịch địa phương do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận và hiện nay có vô số khu du lịch địa


1

Pháp lệnh Du lịch 1999, điều 10, khoản 5.
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 7.
3
Luật Du lịch 2005, điều 22.

2

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
5


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
phương nằm rải rác trên lãnh thổ Việt Nam. Các điều kiện để được công nhận là khu du
lịch bao gồm:4
Thứ nhất, phải có tài nguyên du lịch
Đối với khu du lịch quốc gia thì phải “có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với
ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch” 5 còn đối với
khu du lịch địa phương thì chỉ cần điều kiện là “có tài nguyên du lịch hấp dẫn”.6 Tài
nguyên du lịch là điều kiện đầu tiên để công nhận khu du lịch bởi “tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch”.7 Tài nguyên du lịch là yếu
tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều
yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài
nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du
lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch

càng tăng. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thoả mãn các
mục đích của du khách, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát
triển. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch và chính
sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội trở
thành tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng tổ chức lãnh thổ du lịch.
Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan
hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên, tổ chức điều
hành và quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau.
Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đều đóng vai trò quan trọng trong việc
tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch nhằm tạo ra
sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm
năng của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc
khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch nói chung.

4

Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, điều 6, điều 8.
5
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, điều 6, khoản 1.
6
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, điều 8, khoản 1.
7
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 4.


GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
6


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
Thứ hai, phải có diện tích khu du lịch tối thiểu và khả năng phục vụ khách du lịch
Theo Luật Du lịch 2005, với khu du lịch quốc gia thì phải “có diện tích tối thiểu là
một nghìn héc ta và có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch
một năm”.8 Còn khu du lịch địa phương thì cần “diện tích tối thiểu là hai trăm hecta và
có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách một năm”.9 Có thể
thấy khu du lịch quốc gia rộng gấp 5 lần khu du lịch địa phương và thường gắn liền với
các tài nguyên đặc biệt, khai thác tối đa mọi nguồn lợi từ du lịch và khả năng phục vụ
khách du lịch cũng cao hơn so với các khu du lịch địa phương, phần nào cho thấy sự phát
triển và tính chuyên nghiệp của các nơi này.
Thứ ba, phải có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành
Đối với quy hoạch phát triển khu du lịch nên phát triển với tốc độ nhanh, tập trung
phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm
bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao. Phát triển khu du lịch có tính
trọng tâm, trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, các giá trị tự nhiên, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Phát triển khu du lịch vừa truyền thống, vừa
hiện đại để vừa phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc, vừa nhanh chóng
hòa nhập với phát triển du lịch trong nước. Hơn nữa, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi
nguồn lực cả trong và ngoài khu du lịch đầu tư phát triển.
Đối với cơ sở vật chất – kỹ thuật trong khu du lịch thì cơ sở vật chất – kỹ thuật

đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như
quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
khách. Cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm nhiều thành phần, mang những chức năng khác
nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch. Để đảm bảo
cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng như nhà hàng, khách sạn, camping, cửa hiệu, trạm cung ứng xăng dầu, trạm y
tế, nơi vui chơi thể thao,… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất – kỹ thuật là phương tiện
phục vụ đồng thời cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Việc
đánh giá cơ sơ vật – kỹ thuật trong khu du lịch được căn cứ vào ba tiêu chuẩn chủ yếu:


Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch

8

Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, điều 6, khoản 2, 3.
9
Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, điều 8, khoản 2, 3.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
7


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch



Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất –

kỹ thuật


Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến

Thứ tư, phải có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch và có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải
trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác
Đây là điều kiện cần có của mỗi khu du lịch, bởi khu du lịch có phát triển hay
không hoặc doanh thu có tăng hay không đều nhờ có không gian nghỉ ngơi, giải trí tốt,
đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Theo đó, các khu du lịch cần phải có cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại và nhân viên phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh
trên thị trường du lịch. Nhờ có các khu du lịch này, du khách có thể làm giảm sự căng
thẳng, không phải lo lắng cho công việc và các lo toan hằng ngày của gia đình, làm cho
du khách không cảm thấy đơn điệu, cung cấp năng lượng cho cơ thể bởi tận hưởng được
không khí trong lành tại các khu du lịch. Hơn thế nữa, các khu du lịch thường có các hoạt
động trò chơi, văn hóa hoặc thể thao, thưởng thức các đặc sản, món ăn của địa phương,
như vậy, du khách sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ tại các khu du lịch.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế nhiều nước trên thế giới được khôi phục
và phát triển mau lẹ, đời sống người dân được cải thiện, hoạt động du lịch giữa các nước,
giữa các châu lục phát triển mạnh mẽ. Cùng thời gian này nhiều tổ chức du lịch quốc tế
đã ra đời và du lịch trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của con người, của xã hội.
Riêng ở Việt Nam, ngành Du lịch Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 26/CP
ngày 7 tháng 9 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng tổ chức đón tiếp và
phục vụ khách nước ngoài tới tham quan du lịch, đồng thời đón tiếp và phục vụ khách
của Đảng và Nhà nước. Do điều kiện khách quan và chủ quan, đất nước vừa trải qua

chiến tranh, nền kinh tế còn thấp kém, cơ chế quản lý còn mang nặng tính hành chính và
bao cấp nên du lịch chưa có điều kiện phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
và Nhà nước, từ năm 1990 trở lại đây, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển
mạnh mẽ.10 Trong những năm tiếp theo, “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là một
trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc dân”. Do đó,
phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt
10

Trịnh Xuân Dũng và Nguyễn Hữu Viện, Luật Kinh doanh Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2001, tr 19.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
8


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
hiệu quả cao trên nhiều mặt: chính trị, văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội”.11 Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta coi việc quản lý Nhà nước thông qua
pháp luật đối với các hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch là một yếu tố khách quan,
là một trong những lĩnh vực quản lý mà bộ máy nhà nước phải quan tâm thực hiện.12
Để thể chế hóa các mục tiêu của Đảng và Nhà nước, ngày 20 ngày 2 năm 1999
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành lệnh số 02 L/CTN công bố Pháp lệnh
Du lịch. Pháp lệnh này là văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực du
lịch nhằm “điều chỉnh các hoạt động du lịch; xác định quyền và nghĩa vụ của khách du
lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại nước CHXHN Việt
Nam”.13 Mặc dù, kinh doanh dịch vụ du lịch ở nước ta được quy định từ khá sớm nhưng
việc kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch chưa có quy định chi tiết trong Pháp

lệnh du lịch 1999. Tuy vậy, những khái niệm về khu du lịch đã được nhắc đến, tạo tiền đề
cho sự hình hình thành một loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch mới tại Việt Nam. Đến
năm 2005, Luật Du lịch ra đời thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì xác định Việt
Nam có đủ yếu tố phát triển ngành Du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du
lịch đa dạng và phong phú. Kết quả là du lịch Việt Nam đã có thêm loại hình kinh doanh
dịch vụ du lịch trong khu du lịch. Khái niệm về khu du lịch có sự thay đổi. Qua đó, trong
Luật Du lịch 2005 có một chương riêng quy định về xếp hạng, điều kiện được công nhận,
thẩm quyền công nhận cũng như hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch và các quy định rõ
ràng việc quản lý khu du lịch. Căn cứ vào các quy định đã có, kinh doanh dịch vụ du lịch
trong khu du lịch được quy định chi tiết. Theo đó, “kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu
du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống,
mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch”.14 Hơn
thế nữa, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này được
bảo đảm thực hiện.
Sau 2 năm thực hiện, Luật Du lịch còn nhiều thiếu xót và Nghị định 92/2007/NĐCP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, những quy định về xếp hạng, điều kiện được công nhận là khu du lịch,…
được quy định cụ thể hơn. Gần đây nhất, Nghị định 180/2013/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐCP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Du lịch, trong Nghị định này sửa đổi, bổ sung quản lý khu du lịch. Cho đến nay, nhờ
có các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch ra đời đã tạo điều thuận lợi cho các tổ
11

Chỉ thị số 46 – CT/TƯ ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về
lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới.
12
Trịnh Xuân Dũng và Nguyễn Hữu Viện, Luật Kinh doanh Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2001, tr 19.
13
Pháp lệnh Du lịch 1999, điều 2.
14
Luật Du lịch 2005, điều 69.


GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
9


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, góp phần phát triển kinh tế
của đất nước.
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG
KHU DU LỊCH
Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, đòi
hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch tương ứng. Mặc dù kinh doanh
dịch vụ du lịch đã xuất hiện từ khá sớm nhưng cho đến nay Luật Du lịch 2005 và các văn
bản liên quan chưa nêu ra khái niệm rõ ràng. Hơn thế nữa, trong phần này các loại hình
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch sẽ được tìm hiểu một cách khái quát.
1.3.1. Khái niệm về kinh doanh dịch vụ du lịch
Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện
tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ
sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị
trường. Khác với các loại hàng hóa thông thường sản phẩm hàng hóa trao đổi giữa tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và khách hàng không phải là vật cụ thể, cái mà
du khách có được là sự cảm giác, thể nghiệm và hưởng thụ, vì thế trong quá trình trao đổi
sản phẩm du lịch, giao lưu hàng hóa và giao lưu vật tách rời nhau.15 Kinh doanh dịch vụ
du lịch được hiểu là hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích đạt lợi nhuận
thông qua một loạt các hoạt động như: tổ chức sản xuất, lưu thông, mua bán hàng hóa du
lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Hoặc kinh doanh
dịch vụ du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn đầu tư tạo sản
phẩm du lịch đến tổ chức tiêu thụ, thực hiện được các sản phẩm du lịch (hàng hóa và dịch

vụ du lịch) trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.16 Qua đó, kinh doanh dịch vụ du lịch
là một trong những hoạt động kinh doanh thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước
mà còn có các nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đây, Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PLUBTVQH ban hành ngày 8 tháng 2
năm 1999 của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì “kinh doanh du lịch là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ
du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.17 Đến khi Luật Du lịch 2005 thay thế
Pháp lệnh Du lịch 1999 thì khái niệm về kinh doanh du lịch không còn tồn tại mà Luật
Du lịch chỉ liệt kê các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch như:18
15

Nguyễn Văn Chiến, Các loại hình kinh doanh du lịch, ngày 3-11-2014].
16
Giáo viên dịch vụ, Các lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm du lịch,
[ngày 3-112014].
17
Pháp lệnh Du lịch 1999, điều 10, khoản 7.
18
Luật Du lịch 2005, điều 38.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
10


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
• Kinh doanh lữ hành
• Kinh doanh lưu trú du lịch
• Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch

• Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
• Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
1.3.2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch là một trong các loại hình kinh doanh
dịch vụ du lịch. Theo đó, kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch bao gồm kinh
doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao,
giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.19
1.3.2.1. Kinh doanh lữ hành
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch.20 Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động thị
trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng bá và bán
chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ
chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.21 Các doanh nghiệp lữ hành đương
nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lí lữ hành.
Kinh doanh lữ hành trong khu du lịch là việc các khu du lịch thường kết hợp với
các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình bao gồm các dịch vụ như vé, bảo
hiểm, ăn uống, lưu trú,…để cung cấp cho khách. Như vậy việc kinh doanh lữ hành của
khu du lịch, chỉ thực hiện khi và chỉ khi có sự kết hợp với các công ty lữ hành. Có như
vậy nguồn khách của khu du lịch mới ổn định và số lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu
thụ với số lượng nhiều hơn. Kinh doanh du lịch lữ hành là nghề kinh doanh đặc trưng của
kinh tế du lịch. Nó có chức năng sản xuất, lưu thông (mua – bán) và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch trên thị trường để thu lợi ích kinh tế. Đồng thời bảo đảm giữ gìn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, an toàn xã hội, an ninh quốc gia và giao lưu quốc tế.
Khi kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp nghiên cứu kỹ nhu cầu của du khách,
nguồn lực phát triển du lịch của quốc gia hoặc vùng để soạn thảo các chương trình du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách. Theo Luật Du lịch 2005 “chương trình du lịch là
lịch trình , các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách
du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.22 Một chương trình du lịch có khả
19


Luật Du lịch 2005, điều 69.
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 14.
21
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004, tr
77.
22
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 13.

20

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
11


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
năng cạnh tranh, thu hút khách trên thị trường phải đảm bảo các yêu cầu như: Chương
trình du lịch phải độc đáo, chất lượng cao và hấp dẫn, đa dạng hóa chương trình du lịch
và quan trọng là phù hợp với pháp luật về du lịch và pháp luật về cạnh tranh.
Sau khi có sản phẩm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tiến hành quảng cáo, mời
chào để tìm hiểu nhu cầu của du khách. Các hình thức tiếp thị như: quảng bá, khuyến
mại, quảng cáo. Như vậy, lợi ích đạt được là gia tăng lợi nhuận trong một thời gian dài,
xác định được thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, sử dụng ngân sách marketing
hữu hiệu, hiểu rõ lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Luật
Thương mại 2005 nghiêm cấm các hành vi quảng bá, khuyến mại, quảng cáo trái với quy
định của pháp luật.
Khi khách du lịch mua chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành thì phải ký
kết hợp đồng. Hợp đồng phải đảm bảo chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá cả,
hình thức giao nhận và chế độ bảo hiểm rõ ràng. Hợp đồng phải nêu rõ các yếu tố như

phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, điểm, tuyến, tham quan, địa điểm, đưa đón, thời
gian, chế độ bảo hiểm du khách, phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển
khoản. Ngoài ra, hợp đồng còn phải nêu rõ điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường
hợp bất khả kháng, điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ
sung, hủy bỏ hợp đồng.23 Hợp đồng lữ hành phải lập thành văn bản.24 Văn bản hợp đồng
phải chuẩn xác, đảm bảo cấu trúc của một hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp
đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao
đại lý25 và phải được lập thành văn bản26 Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá
nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du
lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức
thực hiện chương trình du lịch.27 Đại lý chỉ có chức năng thương mại cho công ty. Là
người đại diện cho khách hàng đặt mua sản phẩm dịch vụ từ công ty. Do đại lý là người
trung gian nên họ không mua trước sản phẩm. Họ không có hoạt động dự trữ lưu kho nên
không có chi phí cho cơ sở lưu kho, do đó nó thấp hơn so với các dịch vụ cùng loại của
các ngành khác. Đại lý không chịu trách nhiệm trực tiếp về số lượng, chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ tiêu thụ. Hoạt động của đại lý và của công ty lữ hành thường tồn tại

23

Luật Du lịch 2005, điều 52, khoản 3, điểm c,d.
Luật Du lịch 2005, điều 52, khoản 2.
25
Luật Du lịch 2005, điều 52, khoản 4.
26
Luật Du lịch 2005, điều 54, khoản 1.
27
Luật Du lịch 2005, điều 53, khoản 1.
24


GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
12


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
thông qua hợp đồng ủy thác, mua bán,…Tỷ lệ hoa hồng thể hiện kết quả kinh doanh của
đại lý, tỷ lệ này khác nhau giữa các loại sản phẩm và tập quán.28
1.3.2.2. Kinh doanh lưu trú du lịch
Luật Du lịch 2005 quy định “cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường
và cung cấp các dịch vụ khác lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu”.29 Kinh doanh lưu trú du lịch là việc cung ứng dịch vụ, theo đó chủ cơ sở lưu trú cho
khách du lịch thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ bổ sung khác đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch trong khoản thời gian lưu lại tại cơ sở lưu trú du lịch, nhằm
mục đích sinh lời. Hiện nay, theo Luật Du lịch 2005, có các loại cơ sở lưu trú du lịch
như: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà
nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.30
Khi khách du lịch ra khỏi nhà của mình để đến với các khu du lịch thì nhu cầu ở
lại qua đêm được đặt ra tại những nơi mà họ đến. Vì vậy bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí
đặt biệt quan trọng trong các khu du lịch. Kinh doanh lưu trú trong khu du lịch là hoạt
động kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung
khác trong thời gian lưu lại tạm thời tại các khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuận. Thông
thường, đây là hoạt động kinh doanh chính của đa số khách sạn và cũng là hoạt động thu
hút vốn đầu tư lớn nhất trong khu du lịch. Tuy nhiên hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú
trong các khu du lịch ngày càng đa dạng, phù hợp với các loại địa hình khác nhau. Chúng
ta có thể bắt gặp như: Camping, Bungalow, Motel,…
Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết
phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi ăn uống,
vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác trong khu du lịch.

Motel là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông tại các khu du lịch với
kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng
phương tiện vận chuyển, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho
khách.
Làng du lịch là cơ sở lưu trú bao gồm các ngôi nhà được quy hoạch, xây dựng với
các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết
của khách du lịch trong khu du lịch.
Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo
phương pháp lắp ghép đơn giản. Bungalow có thể được làm đơn chiếc hoặc thành dãy,
thành cụm (khối) và thường được xây dựng ở các khu nghỉ mát vùng biển, nghỉ mát vùng
núi hoặc làng du lịch.
28

Dân kinh tế, Kinh doanh lữ hành là gì?, www.dankinhte.vn / kinh – doanh – lu – hanh –la – gi/, [ngày 3-11-2014].
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 12.
30
Luật Du lịch 2005, điều 62.

29

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
13


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
Biệt thự là nhà kiên cố, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chổ để phương tiện giao
thông, sân vườn phục vụ khách du lịch lưu trú
Căn hộ cho thuê là nhà kiên cố có đầy đủ tiện nghi cần thiết phục vụ khách lưu trú.

Cắm trại là khu vực được quy hoạch, có trang thiết bị phục vụ khách du lịch đến
cắm trại, nghỉ ngơi, có chỗ để phương tiện vận chuyển của khách.
Như vậy, kinh doanh lưu trú du lịch là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt
động du lịch, nó đóng vai trò vừa là sản phẩm du lịch, vừa là điều kiện cơ sở vật chất để
phát triển du lịch tại khu du lịch.
1.3.2.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Theo Luật Du lịch 2005 thì “kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung
cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và
tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”.31 Hoặc hiểu đơn giản hơn kinh doanh
vận chuyển du lịch là cung cấp dịch vụ vận tải giao thông cần thiết để giúp khách di
chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác trong quá trình đi
du lịch. Kinh doanh vận chuyển là điều kiện đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của việc
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch. Du khách đi du lịch phải chi một khoản phí
giao thông nhất định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí du lịch. Do đó, người kinh
doanh vận chuyển du lịch sẽ có một nguồn thu đáng kể từ sự khám phá thiên nhiên của
khách du lịch. Hơn thế nữa, hoạt động du lịch trong khu du lịch gắn liền với phương tiện
vận chuyển khách du lịch. Luật Du lịch 2005 quy định: “Phương tiện vận chuyển khách
du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng vận
chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch”.32 Đó là mối quan hệ biện chứng không
thể tách rời hoặc phá vở được. Phương tiện vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng
tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của chính nó.33
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người từ nơi này
đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với một khoảng cách xa. Do
vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch trong khu du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận
chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho du khách dịch
chuyển từ nơi cư trú của mình đến khu du lịch cũng như dịch chuyển tại khu du lịch. Để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô
tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay. Thực tế cho thấy, ít có các doanh nghiệp du lịch có thể
đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến khu du lịch và

31

Luật Du lịch 2005, điều 57, khoản 1.
Luật Du lịch 2005, điều 4, khoản 16.
33
Thùy Linh – Việt Trinh, Nghệ thuật kinh doanh du lịch và quản lý nhà hàng – khách sạn quy định mới về công tác
thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch – nhà hàng – khách sạn 2012, NXB Lao
động, tr 57.

32

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
14


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
tại khu du lịch. Phần lớn trong các trường hợp khách du lịch sử dụng vận chuyển của các
phương tiện giao thông đại chúng hoặc các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận
chuyển.34
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, bao gồm các hình thức
kinh doanh vận chuyển khách du lịch như: kinh doanh vận chuyển bằng đường hàng
không, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Vì vậy mà vận chuyển du lịch trở nên không
thể thiếu với việc kinh doanh dịch vụ du lịch tại các nơi này.
1.3.2.4. Kinh doanh dịch vụ bổ sung
Kinh doanh ăn uống: Bên cạnh hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh dịch vụ
ăn uống cũng là một hoạt động quan trọng của khu du lịch. Bởi ăn uống là nhu cầu không
thể thiếu đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh
đáng kể trong khu du lịch. Tham gia phục vụ ăn uống có các loại hình như nhà hàng,

quán bar, quán café,…Các cơ sở này vừa phục vụ khách du lịch vừa có thể phục vụ dân
cư địa phương. Trong phục vụ ăn uống du lịch, các nhà kinh doanh ăn uống thường khai
thác nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng của địa phương nơi khách du lịch đến du lịch.
Đồng thời các loại hình kinh doanh ăn uống cũng phát triển đa dạng theo quy mô, chất
lượng phục vụ và chuyên môn hóa, hình thành nên các cơ sở quy mô lớn, quy mô nhỏ,
các nhà hàng bình dân, đặc sản, nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh.35
Dịch vụ làm giàu thêm sự hiểu biết: triển lãm, quảng cáo, thông tin…
Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (như vui chơi, giải
trí): Tổ chức tham gia lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội…; học những điệu múa và bài hát
dân tộc; học cách nấu món ăn đặc sản; karaoke, internet, bida, bowling ,...
Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách: Hoàn thành những thủ tục đăng ký
hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thông tin như
cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim ảnh; các
dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng ký vé giao thông, mua vé xem ca nhạc;
đánh thức khách dậy, tổ chức trông trẻ, mang vác đóng gói hành lý…
Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại: Phục vụ ăn uống
tại phòng ngủ; phục vụ trang điểm tại phòng, săn sóc sức khỏe tại phòng; đặt một số
trang bị cho phòng như vô tuyến, tủ lạnh, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phòng có bếp nấu).
Các dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người: Cho thuê xưởng
nghệ thuật (họa, điêu khắc); cho thuê hướng dẫn viên; cho thuê phiên dịch, thư ký; cho

34

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004, tr
79.
35

Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, Giáo trình Tổng quan Du lịch, NXB Hà Nội, 2006, tr 16.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
15


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
thuê hội trường để thảo luận, hòa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn, chụp lại; cho
sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao.
Dịch vụ thương mại: Mua sắm vật dụng sinh hoạt; mua sắm vật lưu niệm; mua
hàng hóa quý hiếm có tính chất thương mại.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinh
doanh khác nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói
chung và trong kinh doanh du lịch nói riêng, đặc biệt là trong khu du lịch. Việc tổ chức
cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài
hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có,
còn chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuận thu được.
Đối với các nhà kinh doanh lữ hành, dịch vụ bổ sung được ví như chất xúc tác kích thích
sự hành động của du khách chọn tour du lịch của công ty mình. Nếu doanh nghiệp lữ
hành nào khai thác tối đa các thế mạnh về sự phong phú, độc đáo, khác lạ của dịch vụ bổ
sung khi tiếp thị nguồn khách sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tăng dịch vụ cũng có
nghĩa là tăng thêm việc làm cho người lao động. Xu hướng hiện nay là chuyển dịch cơ
cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là
các dịch vụ bổ sung tạo ra thêm việc làm, đồng thời gián tiếp tạo nên sự chuyển dịch đó.
Bên cạnh đó, sự đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ bổ sung là cơ sở cũng như tiêu
chuẩn quan trọng để xếp hạng các cơ sở lưu trú. Hiện nay, rất nhiều cơ sở kinh doanh du
lịch cạnh tranh và thu hút khách chủ yếu dựa vào thế mạnh của các dịch vụ bổ sung này
nhằm thu hút khách công vụ, thương gia,…
Kinh doanh hàng lưu niệm: Bán các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa phương.
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Những trò chơi dành cho trẻ em, cho người
lớn, đặc biệt các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trò chơi mang cảm giác mạnh.

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: Chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang
điểm,…36
Việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh dịch
vụ du lịch trong khu du lịch, góp phần thu hút khách du lịch và tăng doanh thu.
1.4. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH
TRONG KHU DU LỊCH
Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và kinh
doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch nói riêng bằng chính nội dung các quy định của
pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành. Pháp luật có ảnh

36

Thùy Linh – Việt Trinh, Nghệ thuật kinh doanh du lịch và quản lý nhà hàng – khách sạn quy định mới về công tác
thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch – nhà hàng – khách sạn 2012, NXB Lao
động, tr 57, 58.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
16


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
hưởng rất lớn đến việc tổ chức và vận hành của khu du lịch. Có những quy định của pháp
luật có thể thúc đẩy kinh doanh du lịch phát triển ở mặt này nhưng cũng kìm hãm ở mặt
kia.
1.4.1. Vai trò tích cực của pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu
du lịch
Khi pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình phát triển của kinh doanh
du lịch trong khu du lịch thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

Pháp luật góp phần tích cực vào việc tổ chức quản lý và điều tiết hoạt động cũng như tạo
môi trường pháp lý cho các hoạt động du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du
lịch trong khu du lịch được tiến hành thuận lợi, có trật tự và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như
sau:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch chủ yếu là kinh doanh
dịch vụ phục vụ khách du lịch. Một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng của kinh
doanh dịch vụ là uy tín, chất lượng và danh tiếng, tạo được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí
du khách. Theo quy định của Luật Du lịch 2005 thì “nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch”

37

và nghiêm cấm “làm

phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”.38 Việc chấp hành luật
pháp trong hoạt động kinh doanh không những đem lại uy tín cho tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ du lịch mà còn mang lại cho cả danh tiếng cho dân tộc và đất nước.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch là một hoạt động có tính
liên ngành, liên vùng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành,
các cấp thông qua các văn bản pháp quy.39 Có thể thấy để khách du lịch có thể đi du lịch
một cách thuận lợi, dễ dàng, ngoài sự cố gắng tuyên truyền nhằm thu hút khách của các
khu du lịch, thì đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan như: Công an, Giao thông
vận tải,…phải có những chính sách và quy định thông thoáng. Muốn giữ gìn được môi
trường tự nhiên và xã hội tại các khu du lịch đồng thời đảm bảo cho khách tham quan
thưởng thức được cái đẹp, cái hay thì các cấp, các ngành và nhân dân địa phương phải sử
dụng các văn bản pháp luật và những tập quán để quản lý. Xuất phát từ điểm trên “Chính
phủ thống nhất quản lý về du lịch; Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch, chủ trì, phối
hợp với cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; Bộ, cơ quan

ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính
phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong
37

Luật Du lịch 2005, điều 5, khoản 3.
Luật Du lịch 2005, điều 12, khoản 1.
39
Trịnh Xuân Dũng và Nguyễn Hữu Viện, Luật Kinh doanh du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 23.
38

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
17


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch
việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm quản
lý nhà nước về du lịch tại địa phương, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. 40
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, không chỉ các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn nhiều tổ chức và cá nhân khác
cũng tham gia vào việc này. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch, đảm
bảo danh tiếng và uy tín của đất nước, đòi hỏi phải có luật quy định đối với các hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào
quá trình phục vụ khách du lịch phải chấp hành nghiêm túc.
Thực tế cho thấy: Về an ninh chính trị và an toàn xã hội thì không khí chính trị hòa
bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và
chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ quốc tế, sự trao đổi du lịch

quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch
nói riêng chỉ phát triển trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị của
các dân tộc. Sự phát triển du lịch sẽ gặp khó khăn nếu đất nước xảy ra những sự kiện làm
xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của du
khách. Ở Việt Nam hiện nay, tuy tình hình chính trị ổn định nhưng tại các khu du lịch
vẫn còn tệ nạn ăn xin, lừa gạt, móc túi,… chưa được các cơ quan chức năng, quản lý xử
lý kịp thời hoặc tính xử lý chỉ mang tính hình thức đã làm giảm cho sự hấp dẫn của du
khách. Nạn phá rừng gây lũ lụt, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường cũng có tác động
không nhỏ đến sự phát triển của du lịch hoặc các dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tình
hình hoạt động kinh doanh của du lịch bởi nó có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của du
khách
Về chính sách phát triển du lịch thì một đất nước, một khu vực có tài nguyên du
lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương
không yểm trợ cho các hoạt động du lịch, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. Nhưng hiện nay, chính sách
phát triển du lịch của nhà nước đã giúp cho việc kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du
lịch ngày càng phát triển, doanh thu tăng nhanh.
Về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ
của khu du lịch. Quy mô hoạt động du lịch của một khu du lịch được xác định trên cơ sở
khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, tính mùa, tình thời vụ của khách du lịch. Sức hấp
dẫn của du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất
40

Luật Du lịch 2005, điều 11.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
18



×