TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37
NIÊN KHÓA 2011-2015
Đề tài:
QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM - Ở HUYỆN THẠNH TRỊ,
SÓC TRĂNG
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện:
ThS. Thạch Huôn
Thạch Thanh Tâm
Bộ môn: Luật Thương Mại
MSSV: 5116017
Lớp: Luật Tư Pháp 2 K37
Cần Thơ, tháng 12 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---------...................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
ThS.Thạch Huôn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
---------…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
...........................................................................................................................
Cần thơ, ngày….tháng….năm 2014
Giảng viên phản biện
Danh mục các từ viết tắt
DTTS:
Dân tộc thiểu số
LHQ:
Liên hợp quốc
ĐCSVN:
Đảng cộng sản Việt Nam
CHXHCNVN:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ĐBQH:
Đại biểu quốc hội
HĐND:
Hội đồng nhân dân
GDMN:
Giáo dục mầm non
THCS:
Trung học cơ sở
GD – ĐT:
Giáo dục – Đào tạo
THPT:
Trung học phổ thông
THCS DTNT:
Trung học cơ sở dân tộc nội trú
UBND:
Ủy ban nhân dân
PGD:
Phòng giáo dục
BT THPT:
Bổ túc Trung học phổ thông
PT DTNT:
Phổ thông dân tộc nội trú
DTNT:
Dân tộc nội trú
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Thạch Huôn, Bộ
môn Luật thương mại, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt quá
trình em thực hiện luận văn này, mặc dù rất bận với công việc giảng dạy nhưng
thầy vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em. Chính
thầy đã cung cấp rất nhiều kiến thức và hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em
mới bắt đầu bước vào thực hiện luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận
văn, thầy luôn định hướng, góp ý và sửa chữa những sai sót, từ đó giúp em
không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông, vô tận,. Cho đến ngày hôm
nay, luận văn tốt nghiệp của em đã được hoàn thành, đó cũng là sự nhắc nhở,
đôn đốc, giúp đỡ nhiệt tình của thầy.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
theo đuổi ước mơ của mình. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn đến tất cả quý
thầy cô của trường, đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Chính các thầy, cô của trường đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên
môn để em có thể hoàn thành tốt luận văn này, cũng như giúp ích cho công
việc sau này./.
Cần Thơ, ngày…. Tháng….. năm 2014
Sinh viên thực hiện
Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Bố cục đề tài .......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ...................................... 3
1.1. Các khái niệm liên quan đến quyền của người dân tộc thiểu số trong giáo
dục .........................................................................................................................3
1.1.1. Quyền con người và quyền công dân ........................................................3
1.1.1.1. Khái niệm quyền con người .................................................................3
1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân ...................................................................4
1.1.2. Người dân tộc thiểu số và quyền của người dân tộc thiểu số....................5
1.1.2.1. Khái niệm người dân tộc thiểu số.........................................................5
1.1.2.2. Khái niệm quyền của người dân tộc thiểu số ........................................6
1.1.3. Khái niệm giáo dục và quyền giáo dục......................................................8
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục ..............................................................................8
1.1.3.2. Khái niệm quyền giáo dục của người dân tộc thiểu số..........................9
1.1.4. Ý nghĩa về quyền và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số trong giáo dục
hiện nay ............................................................................................................ 10
1.1.4.1. Ý nghĩa của giáo dục ......................................................................... 10
1.1.4.2. Nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số trong giáo dục .......................... 11
1.2. Những vấn đề đặc trưng về quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh
vực giáo dục ......................................................................................................... 11
1.2.1. Sự khác nhau cơ bản giữa quyền của người dân tộc thiểu số và quyền tự
quyết dân tộc .....................................................................................................11
1.2.2. Tính chất quyền của người dân tộc thiểu số nói chung và quyền được
giáo dục nói riêng ............................................................................................. 12
1.2.2.1. Tính phổ biến (universal) ...................................................................12
1.2.2.2. Tính không thể chuyển nhượng (inalienable) .....................................12
1.2.2.3. Tính không thể phân chia (indivisible) ............................................... 12
1.2.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau(interrelated, interdependent) ......13
1.2.3. Các chủ thể tham gia vào đảm bảo quyền của người tộc thiểu số trong
lĩnh vực giáo dục............................................................................................... 13
GVHD: ThS. Thạch Huôn
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
1.2.3.1. Chủ thể có quyền ............................................................................... 13
1.2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm ......................................................................13
1.2.4. Quyền của người dân tộc thiểu số trong pháp luật Việt Nam ................. 14
1.2.4.1. Các nhóm quyền Chính trị và Dân sự ................................................ 15
1.2.4.2. Quyền kinh tế, văn hóa - xã hội trong pháp luật Việt Nam ................ 15
1.3. Lịch sử phát triển quyền của người dân tộc thiểu số trong nền giáo dục ở
Việt Nam .............................................................................................................. 17
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1975.......................................................................17
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay .............................................................. 18
1.4. Tầm quan trọng quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục
ở Việt Nam ........................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC- THỰC
TRẠNG Ở HUYỆN THẠNH TRỊ ................................................................ 21
2.1. Quy định của pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh
vực giáo dục – thực trạng ở huyện thạnh trị ...................................................... 21
2.1.1. Quyền của người dân tộc thiểu số trong văn bản luật ............................ 21
2.1.1.1. Trong quy định của Hiến pháp ........................................................... 21
2.1.1.2. Quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục được ghi
nhận ở luật giáo dục....................................................................................... 26
2.1.2. Quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục được ghi
nhận ở trong văn bản dưới luật ........................................................................ 32
2.1.2.1. Nghị định .......................................................................................... 32
2.1.2.2. Nghị quyết ......................................................................................... 33
2.1.2.3. Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2005 về việc phê
duyệt đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” ......................... 35
2.2. Một số chính sách và chủ trương tiêu biểu ................................................. 35
2.2.1. Sinh viên người dân tộc thiểu số được hỗ trợ chi phí học tập và miễn
giảm học phí......................................................................................................36
2.2.2. Chính sách cử tuyển................................................................................ 37
2.2.3. Chính sách đối với trẻ em tại cơ sở mầm non ......................................... 38
2.3. Thực trạng quyền giáo dục của người dân tộc thiểu số ở huyện Thạnh Trị
....................................................................................................................... 39
2.3.1. Khái quát đặc điểm tình hình huyện thạnh trị ........................................ 39
2.3.2. Thực trạng về thực hiện quyền giáo dục, đào tạo người DTTS trên địa
bàn huyện Thạnh Trị ........................................................................................ 40
2.4. Một số giải pháp và kiến nghị ......................................................................46
GVHD: ThS. Thạch Huôn
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
2.4.1. Giải pháp .................................................................................................46
2.4.2. Kiến nghị .................................................................................................49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: ThS. Thạch Huôn
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Vì vậy con
người phải được giáo dục, trao dồi kiến thức. Do đó, quyền được giáo dục là một
quyền cơ bản, quan trọng của công dân được Hiến pháp thừa nhận. Nhằm đảm bảo
quyền giáo dục của công dân Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,
tạo điều kiện để ai cũng học hành và được bình đẳng về cơ hội được giáo dục để trở
thành công dân có ích cho xã hội.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và
đào tạo nhất là việc phát triển giáo dục đối với người DTTS. Nhằm hoàn thiện cơ sở
pháp lý, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục của người DTTS phát triển hơn nữa.
Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, ban hành nhiều chính sách nhằm
đảm bảo sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển một cách vững chắc, có chất lượng
và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho đất nước, ngăn chặn những hiện
tượng tiêu cực trong bảo vệ quyền của người DTTS trong giáo dục, hướng tới xây
dựng một nền giáo dục quốc dân lành mạnh.
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trên địa bàn Huyện Thạnh Trị
đã được các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm. Nhiều Nghị quyết của Đảng
xác định được rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ được các cấp chính quyền trên địa bàn huyện hưởng ứng. Từ
những việc làm trên sẽ góp phần làm cho đời sống của người DTTS trên địa bàn
huyện cũng từng bước đổi thay đáng kể. Cho nên, việc bảo vệ quyền lợi của người
dân tộc thiểu số trong giáo dục là một trong những chức năng rất quan trọng, một
trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một xã hội.
Vấn đề quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục ở huyện Thạnh
Trị được xem là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Một vấn đề cần
được quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thế giới. Do đó người viết chọn đề tài
nghiên cứu về “Quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục theo
pháp luật Việt Nam - ở huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng” để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài, người viết muốn làm rõ các quy định của pháp luật quốc gia
cũng như pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề quyền của người
DTTS trong giáo dục ở huyện Thạnh Trị. Qua đó, người viết muốn rút ra những mặt
còn tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm làm tăng cường công tác đảm bảo Quyền giáo dục cho người DTTS trên địa
GVHD: ThS. Thạch Huôn
1
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
bàn huyện Thạnh Trị trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề chung
nhất về quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục dựa trên những quy
định trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hiến pháp năm 2013 và
quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Sửa đổi bổ sung năm 2009, các văn bản dưới
luật và một số văn bản pháp luật quốc tế có liên quan nhằm làm rõ mục tiêu nghiên
cứu của đề tài. Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị và định hướng hoàn thiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng các phương
pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích tổng hợp, chứng minh. Ngoài ra,
người viết còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh dựa trên
tổng hợp số liệu thực tế để thực hiện nội dung của đề tài. Đồng thời người viết cũng
tham khảo các bình luận và sưu tầm các tài liệu liên quan để làm rõ vấn đề.
5. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bố cục
luận văn gồm có 2 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực
giáo dục
- Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người dân
tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục – Thực trạng ở huyện Thạnh Trị
GVHD: ThS. Thạch Huôn
2
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
1.1. Các khái niệm liên quan đến quyền của người dân tộc thiểu số trong giáo
dục
1.1.1. Quyền con người và quyền công dân
1.1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định
nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc có đến gần 50 định nghĩa về
quyền con người được công bố).1 Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một gốc độ nhất
định và chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được
tất cả các thuộc tính của quyền con người.
Tính phù hợp của các định nghĩa hiện có về quyền con người phụ thuộc vào sự
nhìn nhận chủ quan của mỗi cá nhân, tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của văn
phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu. Theo định nghĩa này quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu
(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ và các nhóm chống lại những hành
động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.2
Bên cạnh định nghĩa trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo
đó quyền con người là những sự được phép (entilememts) mà tất cả thành viên của
cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…,
Quyền của con người có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định
nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên (natural rights). Trên thế
giới, cộng đồng quốc tế cũng đều đi tới thống nhất về quyền con người bằng Bản
Tuyên ngôn quyền con người năm 1948 rằng quyền con người là quyền bẩm sinh vốn
có, bình đẳng với tất cả mọi người. Quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn
chế tùy tiện bởi bất cứ ai, nhà nước nào, quyền con người không thể phân chia và hạn
chế bất cứ một phần hay toàn bộ các quyền con người nào. Quyền con người là
những quyền vốn có của con người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính,
nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kì một thân phận
nào khác. Mọi người được hưởng các quyền của mình bình đẳng và không có bị phân
biệt đối xử. Những quyền này có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và không tách rời nhau.
1
2
United Nation: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994.
Vấn đề này, xem Sieghart Paul,The International Law of Human Rights, OUP, Oxford, 1992, tr.11-12.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
3
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ
quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung,
quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các
thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Nhưng định nghĩa
mà người viết đồng tình nhất về quyền con người đó là quyền căn bản mà mỗi con
người đều có, chỉ đơn thuần họ là những con người. Nếu đã là con người thì bất cứ ai,
ở đâu, không kể màu da, giai cấp, địa vị ai cũng phải có những quyền ấy. Đó là
những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng nhất. Phổ quát
ở đây là ở đâu cũng có, đồng đều ở đây là ai cũng có và thiêng liêng ở chỗ không ai
được chiếm đoạt của người khác.
Như vậy, nhìn ở gốc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là
những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực
này là kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người,
cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này mọi thành viên trong gia đình
nhân loại mới bảo vệ được nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực
của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt
nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả được tôn trọng
và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.3
1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân
Quyền công dân là một khái niệm xuất hiện cùng cách mạng tư sản. Cách mạng
tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư
cách là những thần dân bình đẳng trong một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự
nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân. Như vậy về bản chất, các
quyền công dân chính là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp
dụng cho công dân mình. Nghĩa là, khi đề cập đến quyền công dân là đề cập tới một
bộ phận con người, theo quy định của pháp luật với tư cách là thành viên bình đẳng
trong nhà nước, từ đó mà quyền con người được thừa nhận một cách rộng rãi và bình
đẳng với ý nghĩa là quyền công dân. 4
Quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng và toàn diện của quyền con
người. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa
công dân với Nhà nước, được xác định thông qua một chế định pháp luật đó là chế
định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của
3
Về vấn đề này, xem điều 2.8 Chương II, Tuy nhiên lưu ý là thẩm quyền tài phán chung cũng là vấn đề liên
quan đến một số ngành luật khác, cụ thể như luật hình sự quốc tế và luật nhân đạo quốc tế.
4
Trần ngọc đường : Bàn về quyền con người và quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, Tr 21.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
4
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
một nước ghi nhận và đảm bảo, nhưng chủ yếu dành cho người có quốc tịch nước đó.
Không ai cũng có thể được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và
không phải hệ thống quyền công dân của mỗi quốc gia đều giống nhau, cũng như đều
tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “quyền công dân là quyền của người công dân được
thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội”.5
Quyền công dân là những đặc lợi mà người có quốc tịch của một quốc gia được
hưởng do pháp luật của quốc gia quy định.6 So với khái niệm quyền con người, quyền
của công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với một quốc gia nhất định được pháp
luật mỗi quốc gia quy định.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm quyền công dân như sau: “quyền công dân là
quyền con người gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ
bằng pháp luật của mình đối với người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối
liên hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi công dân với nhà nước cụ thể”.
Trong mỗi quốc gia, quyền công dân là nội dung cơ bản của quyền con người, là
sự thể hiện quyền con người. Không thể quan niệm trù tượng rằng, một cá nhân con
người vừa có quyền công dân vừa có quyền con người tách biệt hoàn toàn. Thể hiện
quan điểm này Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện
tốt các quyền công dân chính là thực hiện các nội dung quyền con người.
1.1.2. Người dân tộc thiểu số và quyền của người dân tộc thiểu số
1.1.2.1. Khái niệm người dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới
hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên
ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong
một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc
hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có
nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp
thống trị trong mỗi quốc gia và trên phương diện nhân chủng học.
5
Viện ngôn ngữ : Đại từ điển tiếng Việt, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội, Tr 1384.
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, HàNội, 2004, Tr16.
6
GVHD: ThS. Thạch Huôn
5
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc
thiểu số chia làm 2 thành phần:
+ Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử (minorite historiques) là tập thể tộc
người đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản
địa (people autochtones).
+ Dân tộc thiểu số di cư (minorite emigrate) là những người nước ngoài đang
sang định cư tại một quốc gia có chủ quyền.
Đứng trên phương diện chính trị, quốc gia có nhiều khái niệm khác nhau về thuật
ngữ “dân tộc thiểu số kéo theo nhiều tranh cãi trên diễn đàn của Liên Hợp Quốc
(LHQ). Sau bao năm thảo luận năm 1992 Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua
“Tuyên ngôn về quyền của người thuộc nhóm thiểu số về dân tộc hay chủng tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ” (the Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or
Ethnic, Religious and Linguistic Minorities). Bằng cách dựa vào quan điểm mà
Gs.Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm 1997 nêu ra:
“Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người cư trú trên lãnh thổ của
một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; duy trì mối quan hệ
lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn
hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc
dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; có mối
quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ”.7
Ở Việt Nam theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, về công tác dân tộc
ghi nhận “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, khái
niệm “Dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc
gia đa dân tộc. Việc áp dụng và thừa nhận quyền của người thiểu số cũng làm rõ hơn
phần nào bản chất của quyền con người trong xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm quyền của người dân tộc thiểu số
Trên thế giới có nhiều khái niệm liên quan đến quyền của người DTTS và được
quy định trong nhiều văn kiện khác nhau, quyền của những người thiểu số đã được
công nhận từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập. Qua đó quyền của những người
thiểu số được thừa nhận là những chủ thể bình đẳng trong việc thừa hưởng quyền con
người như những nhóm, cộng đồng gia đình khác trong nhân loại. Bên cạnh đó người
DTTS cũng là những chủ thể bình đẳng trong việc thụ hưởng các quyền con người
tức là quyền của họ được bảo vệ bằng các cơ chế pháp lý các văn kiện quốc tế liên
7
Xem: Minority Rights: international Standards and Guidance for Implement. ation (HR/PUB/10/30).
GVHD: ThS. Thạch Huôn
6
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
quan đến lĩnh vực này. Mặc dù đã có những văn kiện liên quan đến quyền của người
thiểu số như trên, nhưng chúng ta vẫn phải thiết lập và xây dựng các cơ chế văn kiện
về quyền của người dân tộc thiểu số.
Trên thực tế có hai loại quan điểm nói đến quyền của người thiểu số:
+ Quan điểm đầu tiên: Vấn đề về quyền của người thiểu số chỉ được xem xét
dưới gốc độ là cá nhân (individual rights). Cơ sở lý luận của quan điểm này là hầu hết
các văn kiện quốc tế cơ bản nhất có liên quan đến bảo vệ người thiểu số như: Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị
năm 1966, Tuyên ngôn về các quyền của những người thuộc nhóm thiểu số về chủng
tộc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo năm 1992.
Tất cả đều đề cập đến vấn đề cá nhân, và thường diễn đạt theo một cách là “quyền
của những người thuộc nhóm thiểu số về dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ” (the rights
of persons belonging to national or ethnic, religious or linguis minorities), chứ không
phải đề cập đến quyền của người thiểu số với ý nghĩa là các quyền của nhóm hoặc
các quyền tập thể của người thiểu số.
+ Quan điểm thứ hai thì cho rằng, khái niệm người thiểu số không chỉ được xem
xét ở gốc độ là cá nhân, mà còn phải được xem xét như là một nhóm, một cộng đồng
hoặc cao hơn là một dân tộc, chính vì thế các quyền của người thiểu số cần được xem
xét ở dưới hai gốc độ là các quyền của cá nhân và các quyền của nhóm hay các quyền
tập thể của người thiểu số.
Theo hai quan điểm trên thì người viết thiên về ủng hộ quan điểm thứ hai vì quan
điểm thứ hai mang nhiều yếu tố hợp lý hơn, quan điểm này nói lên sự kết hợp chặt
chẽ tất cả các quyền đối với người thiểu số. Trên thực tế, chúng ta không thể và
không nên chia tách các vấn đề của người thiểu số thành hai khía cạnh riêng biệt
được, cho dù là quyền của cá nhân, quyền của nhóm hay quyền của tập thể. Nếu chia
tách như vậy càng làm cho quyền của những người thiểu số không được đảm bảo một
cách tối ưu nhất, bởi lẽ con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì cần có
một thể thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội. Không có một con người riêng lẽ
mà chỉ có con người với nghĩa là người thực hiện quyền của bản thân mình trong xã
hội loài người.
Trên thực tế, hầu hết các văn kiện quốc tế liên quan đến DTTS và có nhấn mạnh
đến tính chất quyền của cá nhân, nhưng bên cạnh việc xác định được tính chất, quyền
của cá nhân các văn kiện còn đồng thời xác định được các cá nhân thuộc nhóm các
dân tộc thiểu số có thể hưởng thụ các quyền đó cho riêng mình hoặc với các thành
viên khác trong dân tộc mình. Bên cạnh đó, các văn kiện trên cũng đã thừa nhận một
số quyền của người thiểu số được thụ hưởng, thực hiện nhưng chúng lại mang tính
GVHD: ThS. Thạch Huôn
7
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
chất của nhóm hay tập thể như: quyền được thụ hưởng nền văn hóa, thực hành tôn
giáo, được sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng….
1.1.3. Khái niệm giáo dục và quyền giáo dục
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là một từ
gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn
(“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới những gì hoàn
thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải
cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua
được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà
cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải có
những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự
chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người
để đảm bảo tồn tại xã hội.8 Ngoài ra, ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không
chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như
vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt,
nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong lao
động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên,
kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người
ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo
dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương
thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường,
được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày
càng tốt nhu cầu của xã hội.
Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và
mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do
những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.9
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông
qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực
của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “giáo dục”:
8
9
Dewey, John (1916/1944). Democracy and Education. The Free Press. Tr. 1-4. ISBN 0-684-83631-9.
/>
GVHD: ThS. Thạch Huôn
8
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh
hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của
con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
- Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được
tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ
quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.
- Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức. Sự ra đời và phát triển của
giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục phục vụ
cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển thêm một bước nào nếu
như không có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển
của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng
cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì
vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là
hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa này nhấn mạnh về sự truyền
đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập
đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây
cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước,
có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì
có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Với ý nghĩa đó,
giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và
trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục
là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và
phát triển xã hội.
1.1.3.2. Khái niệm quyền giáo dục của người dân tộc thiểu số
Quyền con người là những giá trị vốn có của con người trong xã hội. Được thể
hiện qua những quyền cơ bản nhằm để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho bản thân
con người. Theo đó những quyền này được thừa nhận và tôn trọng trong xã hội loài
người, không một chủ thể, cơ quan nào có thể hạn chế hay chiếm đoạt các quyền ấy.
Trong đó có quyền giáo dục của người DTTS, Hiến pháp năm 2013 có quy định
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.10 Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp,
Luật giáo dục năm 2005 có ghi nhận Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: “Học
10
Điều 39, Hiến pháp năm 2013.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
9
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều
bình đẳng về cơ hội học tập…, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội
khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.11 Qua đó quyền của con người
trong giáo dục nói chung và của người thiểu số trong giáo dục nói riêng được Nhà
nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện một cách toàn diện. Từ đó có thể đưa ra khái
niệm quyền giáo dục của người dân tộc thiểu số “Là quyền lợi của người dân tộc
thiểu số được hưởng những quyền liên quan đến giáo dục như: quyền được học tập,
được thi cử, được hưởng các ưu đãi của Nhà nước trong học tập…
Mặt khác đây còn là quyền cơ bản, cần thiết vốn có của họ trong cuộc sống,
không bị phân biệt hay hạn chế bất kì chủ thể, cơ quan, tổ chức nào, bởi quan tâm đến
giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. Nó có tầm ảnh
hưởng trực tiếp, sâu rộng đến việc phát triển chung đất nước. Việc đảm bảo quyền
giáo dục đối với người dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ quyền lợi chung của những
người DTTS thiểu số trong giáo dục cũng như nâng cao quyền con người trong lĩnh
vực giáo dục.
1.1.4. Ý nghĩa về quyền và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số trong giáo
dục hiện nay
1.1.4.1. Ý nghĩa của giáo dục
Quyền của người dân tộc thiểu số trong giáo dục hiện nay có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với tất cả người dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như:
- Làm cho người dân tộc thiểu số tin tưởng rằng Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan
tâm, giúp đỡ đến họ. Từ đó những người DTTS sẽ ý thức được tầm quan trọng, lợi
ích của việc học mà quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình, không ỷ lại
và không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp phát triển nền giáo dục của Nước nhà cũng
nhằm để đáp ứng lại phần nào niềm tin tưởng của Đảng và Nhà nước đã quan tâm,
chăm lo đến mình.
- Khuyến khích, nâng cao chất xám cho nguồn nhân lực trẻ và tạo được nguồn
lực cho sự phát triển đất nước trong thời buổi nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa
hiện nay. Vì thế hệ trẻ sau này là những chủ nhân tương lai của đất nước sinh thời
Chủ Tịch Hồ Chí Minh có nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.12
11
Điều 10, Luật giáo dục năm 2005.
Trích trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm
1945.
12
GVHD: ThS. Thạch Huôn
10
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
- Nâng cao được trình độ, mặt bằng tri thức giữa các dân tộc thiểu số với nhau,
giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số trong nước cũng như sự phát triển của nền
giáo dục nước Việt Nam so với thế giới. Trong giai đoạn hiện nay trình độ học vấn
người DTTS đã cải thiện rất nhiều so với những năm trước đây. Nhưng so với người
dân tộc đa số thì người DTTS vẫn chiếm một vị trí rất hạn chế trong sự nghiệp phát
triển giáo dục trong nước. Cho nên việc nâng cao trình độ giáo dục đối với những
người dân tộc thiểu số là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc phát triển
trình độ giữa các dân tộc thiểu số cũng góp phần thúc đẩy vào sự phát triển chung của
nền giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.
- Bên cạnh thừa nhận quyền của người DTTS trong giáo dục còn thể hiện được sự
bình đẳng trong giáo dục, thực hiện thắng lợi trong mọi hoạt động của giáo dục đào
tạo để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước và hoàn thiện nhân cách của con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc theo Đại hội IX của Đảng “Giáo dục là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”.
1.1.4.2. Nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số trong giáo dục
Ngoài việc Nhà nước đảm bảo thể hiện quyền của mình trong giáo dục người
DTTS cần có một số trách nhiệm và một số nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển
chung của giáo dục như: Cố gắng học tập và không ngừng trao dồi kiến thức bản thân
để phục vụ cho nước nhà, chấp hành những chính sách của Đảng và Nhà nước về
giáo dục đã đề ra, không bị kích động hay lôi kéo người khác làm những việc ảnh
hưởng không tốt đến giáo dục, phải biết giúp đỡ người khác về công tác giáo dục, ra
sức tuyên truyền cùng chính quyền để đưa những chủ trương, chính sách của Nhà
nước đến được với mọi người dân. Không được ỷ lại trước những chính sách của
Đảng và nhà nước đã ưu ái, giúp đỡ cho mình. Cần phấn đấu hơn nữa để hoàn thiện
nhân cách bản thân để trở thành những người có tài để phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng bảo vệ tổ quốc cũng như sự phát triển bền vững của giáo dục nói chung cũng
như đối với giáo dục người dân tộc nói riêng.
1.2. Những vấn đề đặc trưng về quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh
vực giáo dục
1.2.1. Sự khác nhau cơ bản giữa quyền của người dân tộc thiểu số và quyền
tự quyết dân tộc
Quyền dân tộc tự quyết (The Right of seft determination) và Quyền của người
dân tộc thiểu số (The Right of Ethnic Minorities) là hai khái niệm tuy có mối quan hệ
GVHD: ThS. Thạch Huôn
11
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
với nhau, song chúng hoàn toàn khác nhau về nội dung, nhất là về bản chất và ý
nghĩa chính trị.
Khái niệm “dân tộc” trong cụm từ “ quyền dân tộc tự quyết” được dùng để chỉ
dân tộc/ quốc gia (nation). “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia, dân tộc,
đây còn là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc mình. Còn quyền của các dân tộc thiểu số
(Ethnic Minority) chính là quyền công dân những quyền cơ bản về văn hóa - xã hội
của một bộ phận dân cư là nhóm người thiểu số về dân tộc trong một quốc gia nào đó.
Nói tóm lại quyền tự quyết dân tộc có ý nghĩa bao hàm rộng hơn quyền người dân
tộc thiểu số, quyền tự quyết dân tộc là những quyền chung nhất, cơ bản nhất. Còn
quyền của người dân tộc thiểu số là một số quyền mà người dân tộc thiểu số được thụ
hưởng từ những quyền chung ấy.
1.2.2. Tính chất quyền của người dân tộc thiểu số nói chung và quyền được
giáo dục nói riêng
1.2.2.1. Tính phổ biến (universal)
Quyền của dân tộc thiểu số là những gì bẩm sinh, vốn có của họ và được áp dụng
bình đẳng cho tất cả các dân tộc, không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do gì.
Chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, khả năng phát triển,
trình độ học vấn, V.v… giữa các dân tộc. Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý
là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người ở đây không có nghĩa là cào bằng
mức độ thụ hưởng giữa các quyền, mà là bình đẳng về tư cách của chủ thể quyền về
con người.
1.2.2.2. Tính không thể chuyển nhượng (inalienable)
Tính chất này thể hiện quyền của người dân tộc thiểu số không thể bị tước bỏ
hay hạn chế quyền một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và
quan chức nhà nước. Và luôn được sự quan tâm và tôn trọng nhưng trừ một số trường
hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước quyền
tự do.13
1.2.2.3. Tính không thể phân chia (indivisible)
Thể hiện ở chỗ các quyền con người, trong đó có các quyền của dân tộc thiểu số
có tầm quan trọng, quyền của DTTS được hưởng thì không có một dân tộc khác nào
chiếm đoạt được. Tính không thể phân chia ở đây có nghĩa là Các quyền của người
DTTS mà họ được hưởng thì không có một chủ thể nào khác chiếm đoạt hay chia rẽ
quyền của họ được cả.
13
United Nations, Human Rights, A Basic Handbook for UN Staff, tr.3 và Freequently asked questions on a
human rights-based approach to development cooperation, sđd, tr.8.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
12
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
Tuy nhiên, liên quan đến tính không thể phân chia quyền của người thiểu số, cần
chú ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có
thể ưu tiên thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ, trong bối cảnh dịch
bệnh đe dọa, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế hoặc ở phạm
vi rộng hơn là một số điều ước quốc tế về một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm đối
với phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số như: các Công ước về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyền trẻ
em (CRC) đã đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm với phụ nữ, trẻ em). Cho
nên tính chất này rất cần đối với quyền của người DTTS vì họ được hưởng các quyền
đã quy định và không bao giờ bị phân chia.
1.2.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau(interrelated, interdependent)
Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền của người DTTS, toàn bộ hoặc một
phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Các quyền mà người
DTTS được hưởng sẽ phụ thuộc lẫn nhau, đảm bảo cho họ để họ thực hiện một cách
nghiêm túc và không bị vi phạm. Từ đó phát triển toàn vẹn quyền của mình để thực
hiện trong cuộc sống và hoạt động giáo dục để góp phần nâng cao ý thức và khả năng
hiểu biết của mình trong hoạt động giáo dục.
1.2.3. Các chủ thể tham gia vào đảm bảo quyền của người tộc thiểu số
trong lĩnh vực giáo dục
1.2.3.1. Chủ thể có quyền
Nói đến quyền được giáo dục của người dân tộc thiểu số thì chủ thể quyền ở đây
không ai khác hơn là các cá nhân, các thành viên của các dân tộc thiểu số. Vì quyền
của người dân tộc thiểu số là một trong những quyền đặc trưng riêng nên chủ thể
quyền ở đây chỉ có thể giới hạn là người dân tộc thiểu số trong cộng đồng mà họ sinh
sống. Ngoài những chủ thể quyền là cá nhân, còn có thể là một chủ thể quyền khác là
một nhóm người, tập thể dân tộc thiểu số nào đó, họ cùng nhau thực hiện quyền của
mình thông qua các hoạt động cụ thể của từng cá nhân.
1.2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm
+ Nhà nước
Đây là nhóm chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong việc đưa vấn đề quyền của người
dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn bằng cách thông qua các hoạt động của bộ máy
Nhà nước. Như ban hành các văn bản pháp luật hoặc đưa ra những quy định hay
những tiền lệ về những quyền của dân tộc thiểu số nói chung và quyền của người dân
tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Nhà nước hiện thực hóa các vấn đề lý
luận về quyền của người dân tộc thiểu số vào trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Nhà
nước còn ban hành ra những chính sách, các biện pháp thực hiện, xây dựng những
GVHD: ThS. Thạch Huôn
13
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
chương trình hành động để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện quyền của
người dân tộc thiểu số.
+ Các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ có liên quan
Đây là chủ thể đóng góp rất lớn cho sự phát triển về quyền của người dân tộc
thiểu số. Các tổ chức này từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới, trải qua quá trình
lịch sử tồn tại và phát triển cho thấy họ đã khẳng định tầm ảnh hưởng của mình đối
với đại đa số người dân trên khắp thế giới, có tác động tích cực vào chính sách pháp
luật của từng quốc gia.
Với tầm ảnh hưởng của mình, các tổ chức này góp phần rất quan trọng trong việc
bảo vệ và phát triển các quyền của người dân tộc thiểu số ở mọi nơi. Những tổ chức
Liên chính phủ thường có hoạt động liên quan đến chính trị của mỗi quốc gia. Có tác
động tích cực vào pháp luật của mỗi quốc gia nói chung và đối với những quyền của
dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên các tổ chức phi chính phủ lại quy định hoạt
động vì các mục tiêu chính trị, được thành lập vì mục tiêu nhất định, thường mang
tính chất hỗ trợ vì sự phát triển của cộng đồng, bảo vệ con người nên được chào đón
nồng nhiệt hầu hết ở các quốc gia, vì lẽ đó nên đây cũng là chủ thể rất quan trọng
trong việc bảo vệ và phát triển quyền của người dân tộc thiểu số trên thế giới.
+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia là thành viên của các công ước
về quyền dân tộc thiểu số
Đây chính là những chủ thể có liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ và phát triển
quyền của người dân tộc thiểu số. Các chủ thể này đóng vai trò là người thực hiện
việc bảo vệ và phát triển quyền. Đó có thể là những cơ quan có quyền lực Nhà nước
trong việc thực hiện những chính sách, công tác có liên quan đến người dân tộc thiểu
số. Các cá nhân là những chủ thể hằng ngày, hằng giờ và luôn là nhân tố quyết định
trong việc bảo vệ, phát triển các quyền của người dân tộc thiểu số. Các cơ quan, tổ
chức, quốc gia đều thực hiện các quyền của mình thông qua các cá nhân. Cá nhân ở
đây có thể bất kì ai, cũng có thể là giữa những người thiểu số với nhau. Cá nhân nghĩa là tất cả mọi người đang tồn tại, đều là những chủ thể trực tiếp thực hiện các
quyền này.14
1.2.4. Quyền của người dân tộc thiểu số trong pháp luật Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta vấn đề liên quan đến quyền con người thể hiện ở khá nhiều
lĩnh vực. Trong Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: “Ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50). Với việc Hiến Pháp quy định những quyền
14
Lê Thị Ngọc Yến, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2011, tr 20.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
14
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
mà công dân có được như thế. Những người DTTS họ cũng có được những quyền ấy
đó là quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội được mọi người tôn trọng.
1.2.4.1. Các nhóm quyền Chính trị và Dân sự
Quyền dân sự và chính trị có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với trong
đời sống quyền con người nói chung và quyền người dân tộc thiểu số nói riêng.
Trong việc đảm bảo thực hiện tốt các quyền liên quan đến con người.
Nhóm quyền về Chính trị
Chính trị là một trong những quyền ra đời sớm nhất trong lịch sử lập hiến tại Việt
Nam, được thừa nhận trong 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi 2001,
2013) văn bản có giá trị pháp lý cao nhất - Đạo luật gốc tại Việt Nam. Quyền tự do về
chính trị phản ánh được bản chất dân chủ của mỗi chế độ xã hội. Việc đảm bảo quyền
chính trị là thừa nhận quyền của công dân nói chung, quyền của người DTTS nói
riêng như: quyền được tham gia quản lí Nhà nước và xã hội (Điều 28), quyền bầu cử,
quyền ứng cử (Điều 27), quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25), quyền tự do
tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 24), quyền tự do hội họp và lập hội…Hiến pháp năm
2013 để cụ thể các quy định của Hiến pháp ở các luật Bầu cử đại biểu quốc hội năm
2001, Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2004…
Nhóm quyền Dân sự
Đây là một trong những nhóm quyền có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối
với mọi người. Ở nhóm quyền này quy định những quyền cơ bản mà tất cả mọi người
ai cũng có được, để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của bản thân con người trong xã
hội, không một cá nhân, tổ chức nào có thể ngăn cản hay hạn chế các quyền đó như:
quyền được sống, quyền tự do đi lại và cư trú. Bên cạnh đó nhóm quyền còn quy định
sự bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền giữa tất cả mọi người với nhau không phân
biệt nam, nữ, tầng lớp, giai cấp, độ tuổi đều được hưởng các quyền bình đẳng trước
tòa án và quyền được xét xử công bằng.…, Ngoài ra nhóm quyền này còn bảo vệ mọi
người trước những sự xâm phạm từ những yếu tố bên ngoài tác động đến bản thân
con người như quyền bất khả xâm phạm về danh dự, tính mạng, thân thể…
1.2.4.2. Quyền kinh tế, văn hóa - xã hội trong pháp luật Việt Nam
Nhóm Quyền về lĩnh vực kinh tế
Đây là một trong những nhóm quyền cũng khá là quan trọng đối với người DTTS.
Quyền về các lĩnh vực kinh tế của người dân được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
các quy định trong pháp luật (Hiến pháp) và các văn bản luật (luật Dân sự năm
2005)…, Ở nhóm quyền này người DTTS có quyền tự do hoạt động kinh tế để phát
triển cuộc sống và đáp ứng được các nhu cầu về vật chất, tinh thần cho bản thân, gia
đình và xã hội. Trong nhóm quyền này những người DTTS có quyền tự do trong hoạt
GVHD: ThS. Thạch Huôn
15
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
động kinh tế như mọi người, có quyền kinh doanh đối với những ngành, nghề mà
pháp luật không cấm. Bên cạnh đó họ được Nhà nước thừa nhận quyền được sở hữu
những tài sản hợp pháp của bản thân và những lợi ích có được trong kinh tế được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 32) và cụ thể hóa bởi luật Dân sự, Kinh tế…,
Nhóm quyền về văn hóa – xã hội
Nhóm quyền về văn hóa
Văn hóa là những sản phẩm tồn tại và gắn bó cùng với đời sống tinh thần con
người. Phản ánh đúng cuộc sống thực tế của người dân. Đó là những giá trị mang tính
lịch sử đã ăn sâu vào trong nhận thức của từng cá nhân, từng dân tộc. Đối với người
DTTS văn hóa càng có một ý nghĩa hết sức quan trọng không thể nào thiếu trong
cuộc sống. Họ quan niệm rằng văn hóa như là một món ăn tinh thần mà mỗi người ai
cũng có, ai cũng có quyền được thể hiện. Nhà nước quy định sự bình đẳng trong việc
hưởng thụ và tiếp cận quyền văn hóa được thừa nhận trong Hiến pháp năm 2013 Điều
41 “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời
sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” và pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm
2004.
Ngoài ra Chính phủ cũng ban hành chính sách bảo tồn và phát huy truyền thống
văn hóa truyền thống dân tộc, nhất là của dân tộc thiểu số trong đó có bảo tồn tiếng
nói và chữ viết. Đến nay Việt Nam đã xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc và thống nhất trong sự đa dạng của 54 dân tộc anh em trên lãnh
thổ Việt Nam.
Nhóm quyền về xã hội
Nhóm quyền về xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người DTTS. Hiện nay,
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để người DTTS có thể thực
hiện những nhóm quyền liên quan trong lĩnh vực xã hội, bằng cách thừa nhận các
nhóm quyền này trong quy định của Hiến pháp năm 2013 quyền được bảo đảm an
sinh xã hội (Điều 34), quyền chăm sóc bảo vệ sức khỏe (Điều 38), quyền và nghĩa vụ
lao động (Điều 35), quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 39), tất cả các quyền đó được cụ
thể trong các luật Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Lao
động năm 2012; Luật Giáo dục năm 2005…., Trong đó quyền giáo dục đối với người
DTTS giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước nhà “phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.15 Đảng và nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục,
đào tạo. Ngay từ những ngày đầu chính quyền mới thành lập, tháng 9 năm 1945, Chủ
15
Điều 9, Luật giáo dục năm 2005.
GVHD: ThS. Thạch Huôn
16
SVTH: Thạch Thanh Tâm
Quyền của người DTTS trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật VN - Ở huyện
Thạnh Trị, Sóc Trăng
tịch Hồ Chí Minh đã đề ra một trong ba nhiệm vụ then chốt trong đó có “diệt giặt
dốt”.
Từ đó đến nay giáo dục thường xuyên được chú trọng, quan tâm và phát triển. Từ
khi Đảng và Nhà nước coi trọng việc giáo dục, công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu
số cũng được quan tâm nhiều hơn trước, trong việc nâng cao trình độ dân trí của
người DTTS qua đó nhằm cân bằng mặt bằng kiến thức chung của người dân, đào tạo
được nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong dân tộc thiểu số. Đồng thời thông qua
đó giáo dục cho họ có ý thức sống và làm việc phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật,
góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình văn hóa, có tinh thần yêu
nước…
Tại Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Mọi công dân không phân biệt
dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam, nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh
kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục bằng cách ban hành ra những chính sách ưu tiên để tạo điều kiện để
cho con em người dân tộc thiểu số thực hiện quyền học tập của mình.
Điều 7 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và
cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại
ngữ. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục
khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ
tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường
và cơ sở giáo dục khác. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập
trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân
tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Luật Giáo dục năm 2005
quy định rất cụ thể về quyền được học tập của các bậc học cho mọi người dân sống
trên lãnh thổ nước Việt Nam tại Chương II, Mục 1,2,3,4,5, Luật Giáo dục năm 2005”.
1.3. Lịch sử phát triển quyền của người dân tộc thiểu số trong nền giáo dục ở
Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này nước ta bị chia tách thành hai miền: miền Nam và miền Bắc.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội.
Miền Nam còn phải chịu dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Mục tiêu trước
mắt của Đảng là tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam để đi đến
thống nhất đất nước được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau,
trong điều kiện pháp lý có nhiều thuận lợi cho nước ta. Tại Hiệp định Giơnevơ năm
GVHD: ThS. Thạch Huôn
17
SVTH: Thạch Thanh Tâm