Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN đổi mới phương pháp giảng dạy công nghệ lớp 10 để nâng cao hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.58 KB, 26 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH :
- Xuất phát từ sự phát triển kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong
giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam từ nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nuớc công
nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người - nguồn lực người Việt Nam
phát triển về số lượng, chất lượng, dân trí được nâng cao.
- Do sự phát triển nhanh, mạnh, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các thành tựu
được ứng dụng cao, rộng và nhanh. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không
thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn. Vì vậy phải coi trọng việc dạy phương
pháp, dạy cách đi đến kiến thức của loài người trên cở đó để học tập suốt đời.
- Do có sự thay đổi trong đối tượng giáo dục: Trong điều kiện phát triển của giáo dục
truyền thống, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều
nguồn thông tin đa dạng, phong phú. Từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều
hơn, linh hoạt với thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm,
đặc biệt là học sinh trường trung học.
- Cần phải cùng hòa chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới hiện nay: Các nước
đều hướng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao ch©t lượng sống, khắc phục
tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe, hứng thú và niềm tin đối
với việc học tập của học sinh.
- Để đáp ứng yêu cầu của thời đại như đã nêu trên: Luật giáo dục, điều 28.2 đã nghi “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cuộc đổi mới dạy và học là:
Hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
1

1



- Bộ môn công nghệ 10 trong trường phổ thông là bộ môn kỹ thuật, một bộ môn rất có ý
nghĩa trong đời sống thực tiễn. Nhưng học sinh phổ thông nói chung và học sinhnói
riêng rất ngại học môn này, cho rằng đó là môn khô khan, khó học, khó hiểu, không bao
giờ thi tốt nghiệp. Vì vậy điểm tổng kết trung bình của môn ở các kỳ thấp, giờ học học
sinh không tập trung, nói chuyện riêng, thậm chí còn lấy bài môn khác ra học. Học sinh
học bộ môn công nhệ 10 như là sự bắt buộc, học thuộc lòng một cách máy móc, không
biết giải thích hiện tượng thực tiễn liên quan đến các kiến thức học trong trường phổ
thông( Sinh, hoá, lý, toán). Bản thân giáo viên đứng lớp cũng không hào hứng. Cần
phải làm gì để thay đổi sự nhìn nhận về bộ môn công nghệ 10 trong học sinh cũng như
trong giáo viên là một vấn đề mà tôi và các đồng nghiệp trong nhóm công nghệ của
trường THPTđã đặt ra.
Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong suốt thời gian
công tác từ khi ra trường (từ năm 2007 đến nay) và nhất là thời gian giảng dạy tại
trường THPT Yên Phong số2, tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“Đổi mới phương pháp giảng dạy công nghệ lớp 10 để nâng cao hứng thú cho học
sinh”.
II. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN :
Đổi mới phương pháp dạy học: thay đổi quá trình soạn bài, hình thức kiểm tra bài
cũ, cách dạy học và cách kiểm tra đánh giá để tạo sự hào hứng cho học sinh, tăng nhiệt
huyết cho thầy và quan trọng là làm cho kết quả dạy học đi lên, góp phần giáo dục toàn
diện cho học sinh.
III. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN :
-Thông qua sáng kiến giáo viên (GV) nâng cao kỹ năng soạn bài, kỹ năng lên lớp,
kỹ năng đánh giá học sinh.
- Học sinh (HS) có năng lực giải quyết các tình huống trong thực tiễn bằng kiến
thức( Sinh, hoá, lý, toán) đã học trong trường phổ thông.
- HS có kết quả cao trong tổng kết cuối năm
2


2


- HS yêu thích học bộ môn công nghệ 10 từ đó có nhiều kiến thức hiểu biết về
công nghệ ,từ đó vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

3

3


PHẦN II – NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.1. Những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục: Hội nhập
quốc tế - cơ hội hay thách thức đối với giáo dục?
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cho
giáo dục. Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hoá nền kinh tế và xã hội. Mặt
khác, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO (11/1/2007), tức là đã bắt
đầu trực tiếp tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. Điều đó có ý nghĩa
là vấn đề toàn cầu hoá và những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức cũng
trực tiếp tác động đến nền kinh tế, xã hội và thị trường lao động của Việt Nam.
Đối với giáo dục, toàn cầu hoá cũng đặt ra những cơ hội và thách thức lớn:
• Tạo khả năng mở rộng các dịch vụ và đầu tư quốc tế trong giáo dục.
• Tạo khả năng tăng cường trao đổi kinh nghiệm và khoa học giáo dục, tăng cường

cộng tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo.
• Toàn cầu hoá giáo dục tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục và đào tạo.
• Toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu đổi mới người lao động. Giáo dục cần đào tạo


con người đáp ứng những đòi hỏi mới này của xã hội.
I.2. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT
Việc đổi mới giáo dục THPT dựa trên những đường lối, quan điểm, chỉ đạo giáo
dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm
trong việc phát triển và đổi mới giáo dục, được thể hiện qua nhiều văn bản, đặc biệt là
các văn bản sau đây:
• CT30/1998/CT-TTg về chủ trương phân ban
• Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CT GDPT
• Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về thực hiện nghị quyết 40
• Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.
• Luật giáo dục (sửa đổi năm 2005)
4

4


Nguyên lí giáo dục được khẳng định trong điều 3 của Luật giáo dục là: “học đi đôi
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” (Luật giáo dục 2005).
Về PPDH, điều 5 của luật giáo dục quy định: “PPDH phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Về PPDH phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định: “PPDH phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
I.3. Những định hướng đổi mới từ chương trình giáo dục THPT
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục cấp tiểu học và THCS, Bộ GD&ĐT
đã ban hành chương trình giáo dục THPT mới, áp dụng trên toàn quốc từ năm học 2006

– 2007. Chương trình giáo dục THPT kế thừa chương trình giáo dục THPT trước đây,
dựa trên những quan điểm, đường lối chỉ đạo về giáo dục và vận dụng những kinh
nghiệm quốc tế về giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chương trình
dạy học mới đòi hỏi có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học, PPDH và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập. Sau đây là những định hướng về mục tiêu, nội dung dạy học,
PPDH , hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục THPT:
 Mục tiêu giáo dục THPT: giúp HS củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục

THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ
thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng
lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Nội dung giáo dục THPT: cần củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS,
đảm bảo cho HS có những hiểu biết phổ thông về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc,
kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
5

5


Phương pháp giáo dục THPT: bao gồm các PPDH phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của lớp học, môn học và đối
tượng HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho HS.
Hình thức tổ chức giáo dục THPT: gồm có tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục
trong phòng học, trong nhà trường, ngoài nhà trường sao cho đảm bảo sự cân đối
giữa dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học bắt buộc và tự chọn.
Đánh giá kết quả giáo dục THPT: là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực
hiện mục tiêu giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục. Việc
đánh giá cần phải:

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học và hoạt động giáo dục của
trường.
- Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh
giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát
huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá.
 Chương trình sách giáo khoa THPT có nhiều điểm mới:

- Bước đầu chú ý đến quan điểm định hướng kết quả đầu ra, hình thành
năng lực trong việc xác định mục tiêu dạy học, xác định các phẩm chất và
năng lực cần phát triển cho HS.
- Chương trình mang tính phân hoá, chú ý đến khả năng và nguyện vọng
của HS thông qua việc phân ban, các chủ đề tự chọn.
- Tăng cường hoạt động thực hành nhằm phát huy tính tích cực học tập của
HS.
- Chú ý tính hướng nghiệp và tính thực tiễn của nội dung học tập
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung của môn học theo hướng cơ bản, hiện đại,
thực tiễn.
6

6


I.4. Khái niệm chung về PPDH
Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là
con đường để đạt được mục đích. Theo đó PPDH là con đường để đạt mục đích dạy
học.
PPDH là cách thức hành động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong quá
trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể.
Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.

Theo Meyer, H.1987: “PPDH là những hình thức và cách thức, thông qua đó và
bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung
quanh những điều kiện học tập cụ thể.”
Theo các nhà lý luận dạy học nước ta thì: “PPDH là những hình thức và cách
thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục
đích dạy học”.
 Đặc điểm của PPDH

PPDH là một khái niệm rất phức hợp, có nhiều bình diện và phương diện khác
nhau. Có thể nêu ra một số đặc điểm của PPDH như sau:
- PPDH định hướng mục đích dạy học
- PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học.
- PPDH thực hiện thống nhất chức năng của giáo dục và đào tạo.
- PPDH là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lí nhận thức
- PPDH có mặt bên trong và mặt bên ngoài, có mặt khách quan và mặt chủ quan.
- PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
I.5. Một số PPDH tích cực
Trước khi lựa chọn PPDH, kĩ thuật dạy học phù hợp cho bài, GV cần hiểu rõ:
• Hiện tại có những PPDH nào?
• Nội dung của mỗi PPDH đó là gì?
• Những mặt mạnh và hạn chế của từng PPDH?
• Mục đích và phạm vi sử dụng của từng PPDH?
7

7


• Yêu cầu sư phạm của việc áp dụng các PPDH vào thực tiễn giảng dạy như

thế nào?

Dưới đây là một số PPDH tích cực được ứng dụng trong đổi mới PPDH :
1.5.1. Phương pháp vấn đáp gợi mở
Vấn đáp là phương pháp mà trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS trả
lời, đồng thời có thể trao đổi trở lại. Qua hệ thống hỏi - đáp, HS lĩnh hội được nội dung
bài học vì trong PPDH này hệ thông câu hỏi – câu trả lời là nguồn cung cấp kiến thức
chủ yếu. Với PPDH này, HS không tiếp thu bài học một cách thụ động, mà có mức độ
tích cực, sáng tạo nhất định để tìm ra kiến thức mới. Khi trả lời các câu hỏi, HS phải
nhớ lại kiến thức đã có, sử dụng các thao tác tư duy logic như phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá…để gia công tài liệu, tìm lời giải đúng nhất.
Căn cứ vào tính chất nhận thức trong phương pháp hỏi – đáp, có thể chia ra:
• Hỏi đáp tái hiện.
• Hỏi đáp tìm tòi (vấn đáp gợi mở)

- Hỏi đáp tìm tòi (vấn đáp gợi mở - ơrixtic) là phương pháp mà trong đó HS độc
lập giải quyết từng phần nhỏ của nội dung bài học và dần lĩnh hội được một nội dung
kiến thức, một chủ đề chọn vẹn.
Ưu điểm:
• Gây được hứng thú trong nhận thức và khát vọng tìm tòi cho HS.
• Huy động đầy đủ các thao tác tư duy logic của HS trong quá trình hỏi - đáp.
• Cho phép thu được các thông tin liên hệ ngược về kiến thức lĩnh hội của HS.
• Được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học và dễ phối hợp với các

PPDH khác.
I.5.2. PPDH theo nhóm (thảo luận nhóm).
Lớp học được chia nhỏ thành nhóm 4 – 6 HS tuỳ mục đích và yêu cầu của vấn đề
học tập. Các nhóm được chia ổn định hay thay đổi, được giao cùng một nhiệm vụ hay
những nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của GV.
Cấu tạo một tiết học (một đơn vị kiến thức) dạy học theo nhóm có thể như sau:
8


8


1. Làm việc chung cả lớp
a. GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
b. GV tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ
c. GV hướng dẫn làm việc theo nhóm
2. Làm việc theo nhóm
a. Phân công trong nhóm, từng cá nhân nghiên cứu tài liệu học tập làm việc độc
lập
b. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
c. Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm
3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
b. Thảo luận chung
c. GV tổng kết
Ưu điểm:
- PPDH này cho phép từng thành viên trong nhóm chia xẻ các băn khoăn, suy nghĩ,
kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức mới. Như vậy,
bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải tiếp nhận kiến thức thụ
động từ GV.
I.5.3.PPDH quan sát :
Các kỹ năng cơ bản cần có khi tiến hành quan sát:
a.

Kỹ năng giải quyết vấn đề tư duy khi quan sát:
Hầu hết các các công việc trong lĩnh vực quan sát và nhận thức đều lien quan đến
giải quyết vấn đề , sử dụng mối lien hệ giữa trực giác và khả năng phân tích .Các
em học sinh cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn thì mới đem lại kết quả tốt
trong quan sát và vận dụng trở lại trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp.


b.kỹ năng giải quyết công việc khi quan sát:
Các em học sinh phải biết quan sát ,biết cách ghi chép cụ thể ,kỹ năng phân tích
và đánh giá là những yêu cầu tối cần thiết .Điều này đặc biệt quan trọng khi các em
9

9


muốn nhận thức ,hay ở mức độ cao hơn các em tư duy với các quy trình công nghệ.Các
em phải có khả năng hoạch định các kế hoạch,đánh giá hiệu quả và chất lượng của công
việc quan sát một cách bao quát.
c.Kỹ năng nhẫn nại khi quan sát:
Các em cần phải có suy nghĩ và hành động tập trung ,dứt khoát ,đồng thời với tính cần
cù ,kiên nhẫn ,ham học hỏi .Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu dài và cố gắng
trường kì một cách kiên nhẫn trong quá trình quan sát mới có thể thực hiện được mục
tiêu quan sát mới đề ra.
d.Kỹ năng quan sát có tính sang tạo và khả năng nhạy cảm:
Đây là hai kỹ năng tạo cơ sở vững chắc cho công việc quan sát thực tế.Kỹ năng quan sát
là kỹ năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát sự việc trên nhiều phương tiện và nhiều vấn đề
,nó thúc đẩy các em nắm bắt thực chất vấn đề chứ không phải chỉ là hiện tượng bên
ngoài .Kỹ năng quan sát có lợi cho việc nhận thức lí tính các kiến thức của nhân
loại.Những người có kỹ năng quan sát sang tạo thường thành công trên mọi lĩnh vực
,nhất là trong công tác học tập và nghiên cứu.
e.Kỹ năng xây dựng tương lai quan sát:
Các em có khả năng nhìn xa có thể suy đoán những điều chưa biết , vận dụng tổng hợp
các nhân tố thực , con số , cơ hội , thậm chí rủi ro… để xây dựng kế hoạch cụ thể và dự
đoán các tình huống xảy ra. Các em không bị bất ngờ bởi những tình huống nhỏ xảy ra
khi quan sát , không sợ hãi với những khó khăn tạm thời mà trong long luôn duy trì một
mục tiêu dài hạn khi quan sát.

g. kỹ năng ứng biến khi quan sát :
Kỹ năng ứng biến là biết ứng phó với những thay đổi . Đây là một kĩ năng rất khó , nó
giúp các em dự đoán mục tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề , các hiện tượng
xảy ra trước mắt. chính nó sẽ giúp các em bình tĩnh đối mặt với các tình huống chưa hề
dự liệu hay chưa được nghĩ tới có thể nảy sinh trong quá trình quan sát ,thích ứng ngay
với các thay đổi .
h.Kỹ năng tập trung khi quan sát:
10

10


Kỹ năng này sẽ giúp các em thực hiện các kế hoạch quan sát đặt ra có hiệu quă.Mọi
việc hay tình huống phát sinh đều đều hỗ trợ hoặc ảnh hưởng đến công việc quan sát
của các em .Chính vì vậy kỹ năng này sẽ giúp các em tập trung vào phần trọng tâm có
hiệu quả nhất ,tránh việc đánh đồng mù quáng.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ:
Trong công nghệ 10 chủ yểu 100% là lý thuyết,giáo viên thường sử dụng phương pháp
giảng dạy thuyết trình , thầy đóng vai trò trung tâm , học sinh thụ động tiếp nhận kiến
thức, giáo viên chưa đầu tư chú trọng vào phương tiện dạy học trực quan vì vậy giờ học
không gây hứng thú cho học sinh.
Học sinh đa phần không thích học môn công nghệ vì cho rằng đây là môn phụ, không
thi tốt nghiệp , không thi đại học . Vì vậy để học sinh đạt kết quả cao trong học tập , có
sự thay đổi trong suy nghĩ nhận thức về môn học giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học , học sinh phải đổi mới phương pháp học là việc làm cần thiết và cấp bách.
CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng chung của quá trình dạy học
- Trước đây, nền giáo dục Việt Nam mang tính chất “hàn lâm, kinh viện”: chỉ
một nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ một hệ thống tri thức được quy định
sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyên ngành, ít chú ý đến việc rèn luyện

tính tích cực nhận thức, tính độc lập sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri
thức và thực tiễn. Trong nền giáo dục đó, PPDH chủ yếu dựa trên quan điểm GV là
trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức cho HS.
PPDH chủ yếu là các phương pháp thông báo tri thức, HS tiếp nhận tri thức một cách
thụ động. Các PPDH phát huy tính tích cực của HS cũng như rèn luyện phương pháp tự
học ít được chú trọng.
- Nền giáo dục “ứng thí”: Việc học tập của HS mang nặng tính chất đối phó với
các kì thi, chạy theo các bằng cấp mà ít chú ý đến phát triển nhân cách toàn diện cũng
như năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó dẫn tới xu hướng học
lệch, học tủ nhằm đối phó với các kì thi.
11

11


2. Thực trạng chung về PPDH
- PPDH thuyết trình, thông báo tri thức của GV vẫn là PPDH được sử dụng rộng
rãi, hạn chế hoạt động của HS.
- Việc sử dụng phối hợp các PPDH đặc biệt là PPDH tích cực còn hạn chế.
- Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tế chưa được chú trọng.
- Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin còn yếu kém…
Với các PPDH trước đây: Khi soạn và dạy bài giáo viên bám chắc kiến thức
trong sách giáo khoa không mở rộng vấn đề, không liên hệ thực tiễn vì sợ sai kiến thức.
3.Thực trạng của PPDH môn công nghệ 10 trong trường THPT
- Trước đây, PPDH môn công nghệ 10 chủ yếu là phương pháp thuyết trình, thầy
đóng vai trò là trung tâm của quá trình dạy học, trò thụ động tiếp nhận thông tin đó thầy
cung cấp. Mặt khác, GV chưa chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan nên
tiết học không gây hứng thú được cho HS.
- Học sinh không thích học môn công nghệ cho rằng đây là môn phụ
- Thực tế nhiều môn đó chuyển sang thi trắc nghiệm:

-Vì vậy để học sinh đạt kết quả học tập cao, GV phải đổi mới phương pháp dạy,
HS phải đổi mới phương pháp học.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH MÔN CÔNG NGHỆ 10
TRONG TRƯỜNG THPT
- Quán triệt tinh thần phải đổi mới phương pháp dạy học của ngành, tôi đã học tập thay
đổi PPDH cho phự hợp từng bài, từng đối tượng HS với mục đich để học sinh học tập
môn công nghệ 10 đạt kết quả tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học của
trường.
- Muốn HS thực sự nắm được kiến thức của cả chương trình công nghệ 10 thì HS phải
học có kết quả ở ngay từng bài học. Để làm được điều đó đổi mới PPDH - dạy học bằng
phương pháp tích cực. Sau đây là một số biện pháp đổi mới PPDH trong CN 10 của tôi.
1. Một số biện pháp đổi mới PPDH trong môn công nghệ 10 trong trường THPT
a. Cải tiến các PPDH truyền thống
12

12


Các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại luôn là những PPDH quan
trọng. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà
cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng.
Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này người giáo viên trước hết cần phải nắm vững
những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng
như tiến hành bài lên lớp như kĩ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày, giải thích khi thuyết
trình, kĩ thuật đặt câu hỏi và xử lí các câu trả lời trong đàm thoại… Tuy nhiên các
PPDH truyền thống còn nhiều nhược điểm do dạy học theo định hướng lấy thầy làm
trung tâm, thầy giải thích, trình bày, minh họa kiến thức, trò thụ động tiếp thu và ghi
chép. Vì vậy cần kết hợp các phương pháp này với các PPDH tích cực khác.
b. Kết hợp đa dạng các PPDH
Không có một PPDH nào toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy

học. Mỗi PP và hình thức dạy học có những ưu nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng.
Vì vậy việc phối hợp các PP và hình thức dạy học là phương hướng quan trọng để phát
huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.
c. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và dạy học theo tình huống.
Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy,
khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. HS được đặt vào tình huống có vấn đề, đó là
tình huống có chứa mâu thuẫn của nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS
lĩnh hội tri thức, kĩ năng và PP nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ
bản để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS, áp dụng trong nhiều hình
thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của HS.
Các tình huống có vấn đề là các tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể
gắn liền với thực tiễn. Vận dụng dạy học theo các tình huống là con đường quan trọng
gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Môn công nghệ 10 là một trong
những môn kỹ thuật ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn: trong chăn nuôi, trồng trọt, đời
sống hàng ngày.... Vì vậy việc vận dụng dạy học theo tình huống sẽ giúp học sinh vận
dụng được kiến thức vào thực tiễn tốt nhất.
13

13


d. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học (PTDH) và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học công nghệ 10.
PTDH ngày càng đóng vai trũ quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là
những PTDH kĩ thuật số trong thời đại phát triển cụng nghệ thụng tin. PTDH giúp
người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trỡnh, độc
thoại… mà bằng vai trũ đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn,… trả
lại cho người học vai trũ chủ thể, khụng phải học thụ động bằng nghe thầy giảng, mà
học tích cực bằng hành động của chính mỡnh.
e. Cải tiến việc kiểm tra đánh giá

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau.
Kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự
luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay ở Việt Nam cú xu hướng chọn hỡnh thức trắc
nghiệm khỏch quan cho các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học – cao đẳng.
2. Thực hiện cụ thể vấn đề đổi mới PPDH qua các khâu của quá trình lên lớp
trong giảng dạy
- GV phải tự bồi dưỡng về chuyên môn:
Soạn bài:
+ Đọc kỹ SGK.
+ Đọc kỹ SGV.
+ Đọc các sách tham khảo đặc biệt những kiến thức liên quan đến bài trước, chương
trước, lớp trước, bài sau, chương sau, lớp sau để phần dạy khắc sâu cho học sinh.
+ Định hướng bài dạy
+ Làm bài tập cho giành cho GV và HS.
+ Soạn bài theo các bước đó quy định.
a. Tiến trình lên lớp:

Kiếm tra bài cũ:
Vào bài :
Bài mới:
14

14


Cung cấp thông tin có liên quan tới nội dung bài học

Kênh hình ( quan sát)
+ Hình vẽ đoạn phim
+ Mô hình

+ Vật thật
Lời nói, chữ viết

- Trả lời câu hỏi
- Đối chiếu nhận biết
Xử lí thông tin ra kết luận( nội dung, kiến thức, kỹ năng)- So sánh phân tích, tóm tắt
- Thao tác trên phương tiện trực quan
- Trả lời thảo luận

Vận dụng và phát triển nội dung

- Liên hệ thực tế
- Giải thích tình huống
- Dùng nội dung đó xây dựng nội dung tiếp theo

Như vậy kiến thức HS thu được không phải một chiều mà nhiều chiều.
 Củng cố bài và giao bài tập về nhà.:

- Vận dụng kiến thức để giải thích hoạt động thực tiễn. Có thể củng cố kiến thức cơ
bản, trọng tâm, kiến thức cốt lõi thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tổ
chức trò chơi để gây tâm lý thỏa mái sau tiết học, sao cho sau khi ra khỏi lớp HS mong
chờ sớm gặp lại cô ở tiết sau.
- Kết thúc bài học không được quên dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
3. Minh họa cụ thể dạy học theo phương pháp Quan sát và liên hệ với kiến thức
bài học ở một số bài cụ thể :
3.1. Quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài.

- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
15

15


Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật canh tác mà bà con nông dân thường
làm.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết
luận.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành
làm trực tiếp.
- Nội dung quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng cần phải ghi bao gồm:
Thời gian
Địa điểm
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
-

Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật canh tác cụ thể và những ghi
chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến
hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 2.
Khảo nghiệm giống cây trồng, Bài 3. Sản xuất giống cây trồng, Bài 6. Ứng dụng
công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế

nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được.
Bước4:Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được
trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và
thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
*Ví dụ: Quan sát kỹ thuật chăm sóc cây điều ở giai đoạn trước ra hoa đến thu hoạch.
Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát: Quan sát các bước trong kỹ thuật chăm sóc cây điều
ở giai đoạn trước ra hoa đến khi thu hoạch quả, nhằm đưa ra kết luận về kỹ thuật
tưới cho cây điều ở giai đoạn trước ra hoa dến khi thu hoạch quả.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, sổ nhật kí quan sát.
- Chuẩn bị vị trí quan sát: Quan sát gần, với hướng quan sát là xung quanh.
-

16

16


Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật tưới nước mà bà con nông dân
thường làm.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát: Quan sát kỉ lượng nước tưới trong mỗi lần tưới,
số lần tưới trong ngày, trong tháng, trong mùa.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp: Có thể
cây thiếu nước hoặc thừa nước, cần theo dõi sự điều chỉnh lịch tưới nước của
người trồng.
Bước 2: Tiến hành quan sát.

- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành
làm trực tiếp: Chia từng tuần, tháng theo dõi. Sau mỗi tuần, mỗi tháng phải có
tổng kết, kết luận riêng.
- Nội dung quan sát cần phải ghi bao gồm: Quan sát kỹ thuật tưới nước cho cây ổi
trong vườn của Ông Nguyễn Trọng Trí – Xã Dũng Liệt– Huyện Yên Phong –
Tỉnh Bắc Ninh từ lúc mới trồng.
Thời gian
Địa điểm
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
15/11/2013 Vườn ổi
Tưới nước 20-40 lít/cây Ông Trí
Buổi sáng
Tưới dưới gốc và trên lá
15/12/2013 Vườn ổi
Tưới nước 40-70 lít/cây Ông Trí
Buổi sáng
Tưới hoàn toàn dưới gốc
15/1/2014
Vườn ổi
Tưới nước 70lít/cây
Ông Trí
Buổi sáng
Tưới hoàn toàn dưới gốc
(Lần cuối)
- Rút ra kết luận chung: + Cây ổi không cần tưới nhiều nước, tưới vào mùa khô.
+ Tưới nước cho ổi theo lịch cố định, thường là 1 tháng 1
lần.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.

- Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng. Học sinh cần nắm rỏ nhu cầu nước của cây
ổi ở giai đoạn trước ra hoa đến khi thu hoạch quả: Ổi là cây chịu hạn tốt, rể phát
triển sâu trên vùng đất cát pha, nhu cầu lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000mm
là thích hợp nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kiến thức: Ôi là cây chịu hạn tốt, rể phát triển
sâu trên vùng đất cát pha , nhu cầu lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000mm
là thích hợp nhất.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Kỹ thuật canh tác cây ổi được phổ biến, đã được kiểm tra kỹ thuật bằng thí
nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
- Như vậy: + Cây ổi không cần tưới nhiều nước, tưới vào mùa khô.
+ Tưới nước cho ổi theo lịch cố định, thường tưới 1 lần/1 tháng.
3.2. Quan sát các biện pháp kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng.
-

17

17


*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát: Tùy vào từng loại đất trồng khác nhau, từng biện
pháp kỹ thuật khác nhau.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài, giấy pH, máy
đo pH cầm tay.
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật làm đất mà bà con nông dân thường
làm, chọn những thửa ruộng có kỹ thuật làm đất điển hình nhất, đẹp nhất.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm những câu hỏi cần thiết liên quan để hỏi

trực tiếp người làm, tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp cho từng
biện pháp kỹ thuật.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành
làm trực tiếp.
- Xác định và ghi cụ thể loại đất, tính chất của đất theo nhận định ban đầu của học
sinh qua hỏi thăm, quan sát bắng mắt thường về đất, về những thực vật mọc trong
vùng đất đó. Ví dụ: Đất chua thường có nhiều cây sim, mua mọc. Đất bạc màu
thường khô hạn và không tơi xốp.
- Nội dung quan sát kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng cần phải ghi bao gồm:
Thời Địa điểm Nội dung kỹ thuật
Biện pháp kỹ
Kết luận
Ghi chú
gian
thuật

Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật làm đất cụ thể và những ghi
chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến
hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 7.
Một số tính chất của đất trồng, Bài 8. Thực hành: Xác định độ chua của đất, Bài 9
và Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh
trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn và Bài 11. Thực hành: Quan sát phẩu diện đất.
- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế
nhất.
-


18

18


Giải thích từng khâu, từng bước trong quy trình kỹ thuật nhằm rút ra ưu nhược
điểm, tác dụng của chúng.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được
trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và
thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
3.3. Quan sát biện pháp, kỹ thuật sử dụng phân bón.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định nội dung quan sát, mục đích quan sát.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy đo pH, giấy pH, nước cất, cốc thủy
tinh, đủa khuấy.
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật sử dụng phân bón mà bà con nông
dân thường làm. Chia làm 5 nhóm chính: Nhóm phân hửu cơ, nhóm phân xanh,
nhóm phân hóa học đa lượng, nhóm phân hóa học vi lượng bón qua đất và nhóm
phân vi lượng phun qua lá.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết
luận, những kiến thức cơ bản về quy trình hóa học, phản ứng hóa học.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp củng như
các phản ứng hóa học, các biến đổi, các ảnh hưởng tới đặc điểm, tính chất của đất
sau này.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, tên phân bón

được sử dụng, cách sử dụng, người tiến hành làm trực tiếp.
- Nội dung quan sát biện pháp, kỹ thuật sử dụng phân bón cần phải ghi bao gồm:
Thời gian Địa điểm Tên phân bón Nội dung kỹ thuật Cách làm
Ghi chú
-

Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật cụ thể cho từng loại phân bón,
cho từng đối tượng cây trồng, cho từng giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng khác nhau
của cây trồng và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến
hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 12.
-

19

19


Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, Bài 3.
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, Bài 14. Thực hành: Trồng
cây trong dung dịch.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được
trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và
thực tiễn sản xuất và sử dụng phân bón nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi
nhớ nội dung kiến thức.
3.4. Quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:

Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẽ, thước đo độ dài.
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát: Hệ thống IPM ( Integrated, Pest, Management )
được sử dụng như thế nào, biện pháp nào là được ưu tiên sử dụng, biện pháp nào
là không được ưu tiên sử dụng. Đối tượng sâu bệnh hại nào là được quan tâm
nhất, nguy hại nhất.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Khả năng nhận biết và phân loại các
loại sâu, bệnh hại, tư duy quan sát tổng hợp, phân tích và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát linh hoạt thích hợp
cho từng mô hình IPM khác nhau, vì mỗi quần thể, quần xã sinh thái nông nghiệp
có đặc điểm sinh học khác nhau, mỗi người nông dân lại có mỗi biện pháp, khả
năng áp dụng biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về tên biện pháp kỹ thuật, ngày tháng cụ thể, vị trí diễn
ra, người tiến hành làm trực tiếp, cần có những ghi chú cụ thể cho từng nội dung
kỹ thuật.
- Nội dung quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cần phải ghi bao gồm:
Thời gian,
Tên biện pháp
Nội dung kỹ thuật
Người làm
Ghi chú
địa điểm
kỹ thuật

20

20



Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại va bảo
vệ cây trồng cụ thể và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến
hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các bài: Bài 15.
Điều kiện phát sinh phát triển sâu, bệnh hại cây trồng và Bài 17. Phòng trừ tổng
hợp dịch hại cây trồng.
- Xem kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực tế nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được về bảo vệ cây trồng.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa làm kiến thức cơ bản.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được
trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý thuyết và
thực tiễn nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
3.5. Quan sát các quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm từ cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát( Quan sát để làm gì? ).
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay camera (nếu có).
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là một quy trình công nghệ cụ thể.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng quan sát kỉ
từng công đoạn của quy trình công nghệ, phân tích và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xãy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người tiến hành
trực tiếp thực hiện làm các quy trình công nghệ bảo quản chế biến các sản phẩm
từ cây trồng.

- Nội dung quan sát các quy trình công nghệ cần phải ghi bao gồm:
Thời gian
Tên quy trình
Nội dung kỹ thuật cơ Người làm
Ghi chú
Địa điểm
công nghệ
bản của quy trình
quy trình
-

-

21

Rút ra kết luận chung cho từng quy trình công nghệ, từng khâu cụ thể của quy
trình và những ghi chú kèm theo.
21


Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kỉ trước khi tiến
hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu thêm tài
liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 41. Bảo quản hạt, củ
làm giống, Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm, Bài 44. Chế biến lương
thực, thực phẩm và Bài 45. Thực hành: Chế biến xi rô từ quả.
- Các quy trình công nghệ trong sách giáo khoa có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo, định hướng cho quá trình quan sát.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.

- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu được
trong quá trình quan sát các quy trình công nghệ, để rút ra sự giống nhau, khác
nhau giữa lý thuyết và thực tiễn bảo quản, chế biến của bà con nông dân và các
công ty, xí nghiệp nhằn đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
 Ưu điểm của PPDH tích cực:

- Biểu hiện bên ngoài tiết học không căng thẳng, nặng nề, quá tải đối với học sinh,
không khí lớp học sôi nổi có sự trao đổi giữa HS với HS, giữa HS với GV về vấn đề
kiến thức quan tâm.
- Thực chất HS đang học tập tích cực, tự lực theo hướng dẫn GV để hình thành nên
kiến thức và biết vận dụng vào điều kiện mới.
- Khi kiểm tra, HS không phải đối phó với câu hỏi đánh giá khả năng thuộc lòng một
cách máy móc. Nên đưa câu hỏi thoạt đầu có vẻ rất khó, HS không biết cách trả lời, khi
biết cách suy luận HS nhanh chóng tìm ra đáp án đúng. Khi HS đã hiểu đúng bản chất
vấn đề HS sẽ nhớ và biết vận dụng kiến thức để gải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Trong tiết dạy GV cũng nên thường xuyên động viên, kích thích HS trước và sau
khi phát biểu ý kiến để gây ứng thú học tập cho HS.
CHƯƠNG IV : KIỂM CHỨNG
+ Năm học 2009 – 2010: sử dụng PPDH truyền thống
+ Từ năm học 2010 – 2011 đến nay: sử dụng PPDH như trên, kết quả tổng kết
môn công nghệ 10 như sau:
KHỐI 10
22

22


Kết quả học tập:
Điểm TK


Điểm TK

Điểm TK

<5.0

5.0 – 6.4
Số
%
h/s
24
42%
3
19
37%
9

6.5 – 7.9
Số
%
h/s

h/s

93

16%

12


2%

26%

91

17%

Tổng số

Năm học

H/S

Số

%

h/s
23

2009 -2010

580

40%

2010- 2011

538


2011- 2012

547

27

5%

77

14%

2012-2013

549

11

2%

60

11%

2
10

20%


8

14
0
26
3
26
4

Điểm TK
>8.0
Số

47%
48%

18
6
21
4

%

34%
39%

Bảng tổng hợp sự yêu thích của học sinh đối với môn công nghệ 10 qua từng năm:
H/S không thích

H/s Bỡnh


học

thường

Tổng số

Năm học

H/S
Số h/s

%

2009

Số

%

h/s

H/s thích học

Số h/s

%

-2010
2010-


580

267

46%

168

29%

145

25%

2011

538

130

24%

204

38%

204

38%


2011-2012

547

60

11%

197

36%

290

53%

549

27

5%

110

20%

412

75%


20122013

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA SÁNG KIẾN.

Trong nội dung của sang kến tôi đã đưa ra được :
-

23

Cơ sở khoa học của sang kiến
23


-

Một số phương pháp dạy học tích cực.
Kết quả thực nghiệm khi áp dụng ở trường tôi.

II. HIỆU QUẢ THIẾT THỰC CỦA SÁNG KIẾN .
- Nội dung nghiên cứu: “ Đổi mới phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học
môn công nghệ 10 ” của tôi đã được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn cụng nghệ 10
tại trường THPT Yên phong số 2 trong 4 năm qua đã thấy có hiệu quả rõ rệt.
- Các lớp công nghệ 10 các em học sinh đã có những chuyển biến tích cực về
quan niệm đối với môn học công nghệ, các em yêu thích môn học hơn , hứng thú hơn
và có điểm số cao hơn khá nhiều.
- Năm 2011- 2012 tôi được trường và đồng nghiệp tin tưởng cử đi thi giáo viên

giỏi cấp tỉnh môn công nghệ 10 , tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực
vào bài dạy và tôi đã đươc ban giám khảo đánh giá đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi loại
xuất sắc.
- Để đạt được kết quả như trên thì mỗi giáo viên dạy môn cụng nghệ 10 như tôi
đã phải cố gắng rất nhiều. Tôi đã đầu tư trí lực, thời gian vào quá trình nghiên cứu để
soạn và cùng đồng nghiệp soạn những bài giảng có chất lượng. Từ đó chuyên môn càng
vững vàng - điều mà mỗi giáo viên gj đứng lớp ai cũng mong muốn nhưng không phải
ai cũng dễ dàng có được.
III. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Đề nghị Sở GD & ĐT cung cấp thêm băng đĩa hình động, các dụng cụ trực quan
để phục vụ đầy đủ cho các bài dạy bộ môn cụng nghệ 10 trong chương trình phổ thông.
- Đề nghị Sở GD & ĐT mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học các môn nói chung và môn cụng nghệ 10 nói riêng.
- Các sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả, sở nên phổ biến
rộng để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau.
-Tôi hy vọng với những phương pháp dạy học tích cực thống kê trong đề tài sẽ
giúp các đồng nghiệp và các em thành công trong việc giảng dạy và học tập bộ môn
24

24


công nghệ 10.Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các em để đề tài hoàn thiện
hơn.
Yên phong ,ngày ---tháng ---năm
Giáo Viên

25

25



×