Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Lý Bạch .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.64 KB, 2 trang )

Câu nói người buồn cảnh có bao giờ vui đâu thật là đúng, trong
cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng
người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay
cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong
lòng tác giả.
Đêm nay là đêm đầu tiên em xa quê hương yêu dấu đi đến một nơi xa xôi. Trăng sáng vằng vặc, xen
lẫn cảnh tượng yên ắng tĩnh mịch của vùng làng quê là một tiếng ve sầu não ruột, không gian tối lành
lạnh, hơi sương đêm mênh mang, gió gợi man mác. Nỗi nhớ quê nhà lại trào dâng trong lòng em và em
chợt ngân nga bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và em cũng cảm nhận nó bởi tâm
trạng của nhân vật rất giống với tâm trạng hiện tại của em.
Bản phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương
Bản dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
Người ta cứ ngỡ đây là một bài tứ tuyệt Đường thi. Nhưng thực ra không phải thế, Lý Bạch không phối
hợp các thanh điệu trong thơ và đúng luật bằng trắc của thơ Đường mà viết phóng túng theo cảm xúc
riêng tư của mình. Bài thơ gồm bốn câu, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, biểu cảm đan xen kết hợp
nhuần nhuyễn với nhau. Khi sáng tác bài thơ này thì tác giả đang sống trên đất khách quê người với biết
bao gian khổ và nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi ngoai.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Hai câu trên vừa miêu tả ánh trăng sáng, vừa tự vẽ chân dung, tự bộc lộ tâm trạng của người xa quê. Thấy
trăng rọi sáng ở đầu giường nghĩa là tác giả không ngồi đọc sách hay đứng ngắm trăng mà nằm trên
giường trằn trọc không ngủ. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, bất chợt thấy trăng rọi mà
ngỡ mặt trời đã thức, mặt đất phủ sương đánh thức mình dậy. Tâm trạng luôn khắc khoải, trăn trở, thao


thức của kẻ ly hương như bị nỗi nhớ nhà dày vò của tác giả đang giống với nỗi nhớ quê hương của em.
Câu ngỡ mặt đất phủ sương vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của
người ngồi trên giường cúi đầu nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác
giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng


Cúi đầu nhớ cố hương
Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào lên bội phần, cử chỉ hành động cũng thêm bối rối trằn trọc, trăn trở.
Ở câu trên, tác giả tả ngoại cảnh cho đến nội tâm thì ở hai câu sau thì cảnh và tình, chỉ vào tâm trạng đan
xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Đang cúi đầu nhìn đất, nhớ nhà rồi bất
chợt ngẩng đầu để cố xua đi nhanh, vơi bớt nỗi nhớ, nhưng rồi nỗi nhớ lại trở lại, tràn ngập trái tim của
tác giả nên đành cúi đầu nhớ quê hương. Câu nói người buồn cảnh có bao giờ vui đâu thật là đúng, trong
cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà
ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả.
Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi. Nghệ thuật phối
hợp thế giới khách quan với nội tâm con người thật đáng nể phục kính trọng. Với những từ ngữ đơn giản
mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương của một người
sống xa nhà, xa quê. Một cơn gió mát lạnh thoảng qua làm em bừng tỉnh. Ôi! Lý Bạch không hổ danh là
tiên thi. Nỗi buồn vẫn còn đọng trong lòng em, em hiểu thêm được nỗi đau khổ tột cùng khi phải xa quê
hương của Lý Bạch. Bỗng em chợt buột miệng ngâm lại bài thơ một cách bình thản, nhẹ nhàng:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
Trích: loigiaihay.com




×