Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn hai đứa trẻ của thạch lam dương thị duyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.63 KB, 119 trang )

trêng ®¹i häc s ph¹m Hµ Néi
KHOA ng÷ v¨n
---------

khãa luËn tèt nghiÖp
ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
“HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Hµ Néi - 2015

: TS. Trịnh Thị Lan
: Dương Thị Duyên
: A - K61


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa
Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp cho em
những kiến thức chuyên ngành sâu sắc và ý nghĩa trong suốt thời gian học tập


tại trường.
Đặc biệt, Em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trịnh Thị
Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng
quan tâm và động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 28 tháng 05, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Duyên

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GV

: Giáo viên

2. HS

: Học sinh


3. PPDH

: Phương pháp dạy học

4. GT

: Giao tiếp

5. GTNN

: Giao tiếp ngôn ngữ

6. GTVH

: Giao tiếp văn học

7. TPVH

: Tác phẩm văn học

8. TPVC

: Tác phẩm văn chương

9. THPT

: Trung học phổ thông

10.VH


: Văn học

11. TC

: Tạp chí

12. NXB
13. SGK

: Nhà xuất bản
: SGK

14. TS

: Tiến sĩ

15. PGS.TS

: Phó giáo sư Tiến sĩ

16. GS.TS

: Giáo sư Tiến sĩ

17. ĐHSP

: Đại học Sư phạm

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................1
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.......................................................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................7
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................7
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.......................................................................8
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................8
VIII. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN.................................................................9
Chương 1.............................................................................................................10
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT..............................10
VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU............................10
TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM...................................10
1.1 Lí thuyết về hoạt động giao tiếp và hoạt động dạy học TPVC trong nhà
trường THPT...................................................................................................10
1.1.1 Quan niệm về giao tiếp.........................................................................
1.1.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.......................
1.1.3. Giao tiếp văn học..................................................................................
1.1.3.1. Sáng tác và tiếp nhận văn học là những hoạt động giao tiếp.........
1.1.3.2. Giao tiếp văn học là một dạng đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ.
.....................................................................................................................
1.1.4. Lí luận về hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường THPT..........
1.1.4.1. TPVC ở nhà trường THPT: phương tiện giao tiếp đa chiều..........
* Nhà văn - Giáo viên.................................................................19
* Giáo viên - Học sinh.................................................................20

* Học sinh với cuộc sống...............................................................................
1.1.4.2. Dạy học TPVC: một hoạt động GT đặc biệt..................................
1.2. Đặc điểm nhận thức của HS THPT trong quá trình giao tiếp văn học.....25
1.3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường.................27
1.3.1. Về tác giả Thạch Lam..........................................................................
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

1.3.2. Về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam..................................
1.3.3. Vị trí truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong chương
trình Ngữ văn lớp 11......................................................................................
1.4. Thực tiễn dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ở
trường THPT hiện nay.....................................................................................33
1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học đọc hiểu
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.................................................
1.4.2. Những mặt hạn chế và tích cực trong việc dạy học đọc hiểu
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................37
TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ”..........38
CỦA THẠCH LAM THEO LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP.........38
2.1. Định hướng chung cho việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp......................................38
2.1.1. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
theo tinh thần bám sát đặc điểm người viết..................................................
2.1.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cần

chú ý đến các yếu tố tham gia giao tiếp khác của lí thuyết hoạt động
giao tiếp...........................................................................................................
2.1.2.4. Phương tiện giao tiếp........................................................................
2.2. Các nguyên tắc thực hiện bài học "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam theo lí
thuyết về hoạt động giao tiếp...........................................................................45
2.2.1. Nguyên tắc người học phải xác định được đích giao tiếp trong
dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam...................................
2.2.2. Nguyên tắc luôn bám sát nội dung giao tiếp, cắt nghĩa các yếu tố
nội tại và các quan hệ của văn bản truyện...................................................
2.2.3. Nguyên tắc tôn trọng sự trao đổi, đối thoại, thảo luận đa chiều
của HS khi tiếp nhận truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.............
2.3. Đề xuất quy trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” theo lí
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

thuyết về hoạt động giao tiếp...........................................................................50
2.3.1. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn HS tự đọc tác phẩm và xây dựng
các quan hệ giao tiếp......................................................................................
2.3.2.1 Xác định nội dung giao tiếp và hướng dẫn HS phân tích các nội
dung giao tiếp..............................................................................................
2.3.2.2. Lí giải các phương tiện giao tiếp trong quan hệ giao tiếp với
người đọc HS...............................................................................................
2.3.3 Bước 3: Tổ chức đánh giá kết quả đọc hiểu văn bản bằng tái hiện
các cuộc giao tiếp...........................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................60

3.1. Mục đích của thực nghiệm.......................................................................61
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm...........................................................62
3.3. Nội dung thực nghiệm..............................................................................63
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................69

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Xuất phát từ định hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp.
Trước đây, lí thuyết về hoạt động GT chỉ được đặt ra trong việc dạy học
Tiếng Việt và Làm văn. Vì vậy trong xu thế nghiên cứu phức hợp, đa ngành,
người ta nhận ra sự hữu ích của việc dạy học TPVC theo hướng GT. Hướng dạy
học mới này cho rằng văn bản văn học như là một cuộc GT, đối thoại tự do giữa
người đọc và tác giả qua tác phẩm. Đây là hướng dạy học mới coi “giờ học văn
là giờ giao tiếp ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh với nhau, giáo viên trở
thành người hướng dẫn, gợi mở, quan tâm khai thác các yếu tố giao tiếp tư
tưởng, tình cảm, các quan hệ giữa con người và con người thông qua tác phẩm
văn học” [16]. Mục đích của hướng dạy học này là “Dạy học tác phẩm văn
chương theo hướng giao tiếp là dạy cách giao tiếp ứng xử”, “Dạy văn - dạy
cách sử dụng phương tiện giao tiếp” [16] và mở rộng thêm các quan hệ GT
khác, GT với hình tượng nghệ thuật, GT với nhà văn, GT giữa những người
tham gia tiếp nhận văn học.Từ thực tế trên, chúng tôi thấy yêu cầu đặt ra cho

việc dạy học TPVC phải theo hướng “trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu của
bộ môn Văn trong nhà trường” [11], “Văn học phải được hiểu trong quá trình
giao tiếp”, “Giảng dạy văn học là một quả trình giao tiếp và đối thoại nghệ
thuật có cơ sở khoa học dựa trên sự cảm thụ, thấu hiểu tác phẩm sâu sắc”.
GV- người tổ chức giờ học sao cho “Giờ văn phải tạo được không khí cảm
xúc, sự đồng cảm, giao cảm, sự cộng hưởng giữa nhà văn - giáo viên - học
sinh. Học sinh trò chuyện với nhà văn thông qua tác phẩm trung gian” [3]
2. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Muốn dạy - học tốt phải đề cập đến nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố
không kém phần quan trọng là PPDH. Một thời gian dài trong nhà trường đã áp
dụng nhiều phương pháp dạy học một chiều “thầy giảng trò nghe”, HS thụ động
tiếp nhận kiến thức và ít có những ý kiến phản hồi trong quá trình lĩnh hội. Ngày
nay, nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá vỡ những ràng buộc nhằm đổi mới
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

1


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

theo hướng dân chủ hóa và nhân dân hóa. Trong dạy học TPVC ở nhà trường,
vấn đề người đọc với tư cách là chủ thể của giờ học càng được quan tâm. Nhiệm
vụ của giờ dạy học văn là làm sao phải tạo ra mối quan hệ tương tác của ba mối
quan hệ vốn có: tác phẩm - nhà văn, GV và bản thân HS. Muốn như vậy, người
dạy phải có hệ thống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá TPVC
như một đối tượng nhận thức thẩm mĩ.
Có thể thấy PPDH được đổi mới bằng việc nhìn nhận HS là chủ thể cảm

thụ trong quá trình tiếp nhận TPVC, có sự trao đổi GT trong quá trình dạy học
giữa GV và HS. Chúng tôi cho rằng việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT
vào dạy học một TPVC sẽ phát huy được tính chủ thể của HS, góp phần vào
công cuộc đổi mới PPDH Ngữ văn, làm cho chất lượng dạy học TPVC trong
nhà trường ngày càng được cải thiện, cụ thể là truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam.
3. Xuất phát từ vị trí của nhà văn Thạch Lam và tình hình dạy học đọc hiểu
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ở nhà trường phổ thông.
- Thạch Lam (1910 - 1942) là một trong những tác giả lớn, có đóng góp
đáng kể cho văn học trong nước và cả văn học thế giới. Những tác phẩm của nhà
văn được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông (Một thứ quà của lúa
non cốm, lớp 7; Hai đứa trẻ, lớp 11) đều là những tác phẩm thành công, ngoài
giá trị thẩm mĩ còn phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục: Phát triển nhân
cách toàn diện cho học sinh. Các nhà nghiên cứu đánh giá Thạch Lam là một
trong những hiện tượng văn học độc đáo. Ông bắt đầu tham gia hoạt động văn
học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn chương
uy tín theo khuynh hướng lãng mạn trước năm 1945, nhưng trong khuynh hướng
chung ấy, Thạch Lam vẫn có nhiều điểm khác biệt.Văn phong của ông nhẹ
nhàng, dung dị mà thấm thía; những trang viết đầy chất thơ mà phập phồng hơi
thở sự sống hàng ngày như nó vẫn diễn ra nơi cuộc đời ngoài kia. Có thể thấy
những sáng tác của Thạch Lam đọng lại trong lòng người đọc thật bền lâu với
những tâm tình êm dịu, ngọt ngào.
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

2


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên


Dương Thị

- Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
truyện ngắn Thạch Lam, được chọn giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 11,
chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, NXB Giáo dục năm 2004. Thực
tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông cho thấy, việc dạy học tác phẩm Hai
đứa trẻ của Thạch Lam vẫn chỉ dừng lại ở những lối mòn, chưa theo kịp công
tác nghiên cứu. GV và HS chưa nhận thức đúng đắn về bản chất TPVC (vừa là
một bộ môn nghệ thuật vừa là một bộ môn khoa học). Chúng tôi cho rằng việc
vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa
trẻ của Thạch Lam là một hướng đi khắc phục phần nào tình trạng trên, đồng
thời giúp HS tiếp nhận một cách tích cực nhất, đem lại hiệu quả giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng
lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam với mong muốn tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy
học phù hợp nhất để khai thác tối đa các giá trị trong giờ học tác phẩm Hai đứa
trẻ của Thạch Lam nói riêng và cũng là định hướng để áp dụng vào các TPVC
nói chung.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
1. Vấn đề dạy học theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp.
Hiện nay, GT và vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học là nội
dung được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Ở Việt Nam,
dạy học theo lí thuyết về hoạt động GT vẫn là khá mới mẻ, song việc nghiên cứu
đã đạt được hiệu qua cao:
+ Trong giảng dạy Tiếng Việt, GS.TS Bùi Minh Toán trong bài: Về quan
điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt (TC Nghiên cứu Giáo dục, 5/1995), từ
việc khẳng định “Hoạt động giao tiếp là hoạt động phát và nhận thông điệp”,
tác giả đưa ra những cơ sở đề xuất quan điểm GT trong giảng dạy. Điều này vừa
xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ, vừa xuất phát từ mục tiêu của môn học. Từ
đó, hướng GT được thể hiện trong nội dung và phương pháp giảng dạy Tiếng

Việt. Về nội dung, quan điểm GT đòi hỏi môn Tiếng Việt cung cấp cho HS
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

3


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

không chỉ tri thức về hệ thống kết cấu của tiếng Việt mà cả tri thức về quy tắc
hoạt động sử dụng và tri thức về sản phẩm của hoạt động. Về phương pháp, rèn
luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng lực hoạt động bằng ngôn ngữ.
+ Đối với môn Làm văn, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh trong bài: Quan
điểm giao tiếp và việc dạy làm văn (TC Nghiên cứu Giáo dục 1/1995) cũng đưa
ra một số cơ sở trong việc đề xuất quan điểm GT: Xuất phát từ chức năng của
ngôn ngữ; xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ; xuất phát từ mục đích của việc
dạy tiếng là việc dạy cho HS cách tư duy và giao tiếp tốt. Trong quan điểm này
tác giả cho rằng HS học tiếng không phải chỉ để nắm những tri thức khoa học hệ
thống về tiếng mà quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức khoa học tiếp
thu được HS phải nắm được cách sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo
nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Công trình
cũng chỉ ra việc làm văn chính là cách tổ chức GT hay nói một cách chính xác là
cách dạy cách thức tổ chức GT bằng văn bản.
+ Trong công trình Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học
phổ thông theo hướng giao tiếp (Luận án tiến sĩ, ĐHSP, Hà Nội, 2009), TS Phạm
Văn Nam cho rằng hoạt động GT có nhiều ưu thế trong việc phát triển nhận thức
của HS, hoàn toàn có thể ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học TPVC nói
riêng. Từ đó tác giả làm rõ hoạt động GT trong giờ học TPVC bao gồm hai

phương diện: GT văn học và GT sư phạm, về GT văn học tác giả chủ trương tổ
chức cho HS thực hiện GT văn học là để các em trực tiếp đối thoại với tác phẩm,
tìm ra giá trị thẩm mĩ của tác phẩm biểu hiện qua hệ thống ngôn ngữ và hình
tượng văn học. Về GT sư phạm, tác giả đề xuất bài học TPVC phải tổ chức các
hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá trong một quy trình dạy và học chặt chẽ với
sự tham gia của GV - người dạy và HS - người học. GT sư phạm có thể được tổ
chức dưới nhiều hình thức: giữa GV và cá nhân HS, giữa GV và nhóm HS, giữa
GV và tập thể lớp. Điều này giúp HS biết ứng dụng các kiến thức văn học, kiến
thức ngôn ngữ vào GT đời sống, GT văn hóa, sử dụng văn học như một phương
tiện GT. Luận án cũng nghiên cứu một cách khá hệ thống từ quan điểm, nguyên
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

4


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

tắc đến các bước thực hiện bài học TPVC theo hướng GT. Đây chính là cơ sở gợi
mở cho đề tài của chúng tôi khi áp dụng vào dạy học một tác phẩm cụ thể trong
nhà trường phổ thông.
+ Trong luận văn Dạy học thơ trữ tình giai đoạn sau 1975 cho học sinh
THPT theo hướng giao tiếp của Trần Thị Nga, ĐHSP, Hà Nội, 2010, tác giả đã
nêu được những kiến thức lí luận cơ bản về vấn đề dạy học thơ trữ tình theo
hướng GT. Đề tài khẳng định bản chất của thơ ca là GT bằng tâm hồn, tình cảm.
Trong đó thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ, tình cảm trong thơ
gắn với tình cảm của nhân dân và nhân loại, tình cảm trong thơ là tình cảm được
cá thể hóa. Và từ đó tác giả đưa ra các nguyên tắc, phương pháp dạy học thơ trữ

tình theo hướng GT sao cho việc truyền đạt của GV cũng như sự tiếp nhận của
HS đạt kết quả cao nhất. Luận văn đã nêu ra định hướng GT cụ thể cho quá trình
dạy học, mở ra chân trời mới cho cách tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trong nhà
trường.
+ Trong khóa luận tốt nghiệp Dạy học tác phẩm “Vội vàng” của Xuân
Diệu theo định hướng giao tiếp của sinh viên Đào Thị Thu Trà, ĐHSP, Hà Nội,
2012, đã vận dụng những phương pháp, biện pháp vốn quen thuộc vào một tác
phẩm cụ thể nhưng được soi chiếu dưới định hướng GT: đọc sáng tạo; gợi tìm,
nêu vấn đề; tái tạo kết hợp các biện pháp cắt nghĩa, so sánh, giảng bình.
Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở và hướng gợi mở để chúng tôi
tiếp tục vận dụng vào dạy học đọc hiểu một TPVC mà cụ thể là thể loại truyện
ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2. Vấn đề nghiên cứu dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam trong nhà trường phổ thông.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách Thạch
Lam.Về phương pháp dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có các
công trình, bài viết sau:
- Bài soạn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, sách GV lớp 11, tập 2, NXB Giáo

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

5


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

dục 2004 đưa ra cách phân tích truyện theo trình tự diễn biến qua các giai đoạn

tâm trạng của nhân vật.
- Thiết kế bài giảng “Hai đứa trẻ” của GS Phan Trọng Luận và Thiết kế
bài giảng của Trần Thanh Xuân - Nguyễn Thị Hương (Thiết kế tác phẩm văn
chương, tập 1, NXB Giáo dục 1999) đã vận dụng và kết hợp các thao tác mang
tính nghiệp vụ vào việc tổ chức HS chiếm lĩnh tác phẩm theo cơ chế dạy văn mới.
- Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, PGS.TS
Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch
Lam là cần làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm dựa trên đặc trưng loại thể,
“phải xác định được thi pháp tư tưởng, cái phong cách, cái tạng riêng của từng
nhà văn” [3], tác giả cũng khẳng định “chúng ta phải dạy học tác phẩm của
Thạch Lam theo hướng với tác phẩm trữ tình cho dù nó truyện” [3].
- Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
của Thạch Lam ở lớp 11 của Ngô Thị Lùng Em, ĐHSP Hồ Chí Minh, năm
2009, đã xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ tác phẩm dựa trên đặc trưng của
môn học và đối tượng người học.
- Luận văn Dạy học “Hai đứa trẻ” ở lớp 11 theo đặc trưng thi pháp thể
loại truyện ngắn của Thạch Lam của Nguyễn Anh Dinh, ĐHSP Hà Nội, năm
2012, và luận văn Từ góc độ loại thể xác định một phương hướng dạy - học
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường trung học phổ
thông của Nguyễn Tiến Dũng, ĐHSP Hà Nội, năm 2003, đều đưa ra được một
số biện pháp dạy học dựa trên đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn là: Phân
tích tác phẩm theo điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật; đọc kết hợp
khơi gợi hình ảnh và tâm trạng; từng bước gợi mở, dẫn dắt định hướng HS bằng
những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi cảm xúc; thông qua lời giảng và bình,
phát huy những thế mạnh truyền thống trong dạy học TPVC; so sánh để mở
rộng và khắc sâu ấn tượng của HS.
- Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống câu hỏi tối ưu cho tác phẩm
“Hai đứa trẻ” của sinh viên Nguyễn Thị Vân, ĐHSP Hà Nội, năm 2000, đã dựa
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn


6


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

trên đặc điểm thi pháp truyện ngắn, ưu và nhược điểm của hệ thống câu hỏi tác
phẩm Hai đứa trẻ, thực trạng dạy và học văn chương Thạch Lam để tiến hành
xây dựng một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn phương pháp giảng
dạy tác phẩm này là phương pháp đặt câu hỏi cảm thụ.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học Hai
đứa trẻ của Thạch Lam đều dựa trên đặc trưng thi pháp, loại thể của truyện ngắn
Thạch Lam để xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ nhằm khai thác các giá trị của
tác phẩm. Có thể thấy việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc
hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là hướng đi mới mẻ, hứa hẹn đem
lại hiệu quả tiếp nhận cao ở người học.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Xác định những tiền đề lí luận và thực tiễn để vận dụng lí thuyết về
hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2. Áp dụng những nguyên tắc, tổ chức các hoạt động dạy học TPVC theo
lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam.
3. Tiến hành các thực nghiệm sư phạm minh chứng cho việc vận dụng lí
thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Lựa chọn văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong chương trình Ngữ
văn chuẩn, lớp 11, NXB Giáo dục năm 2004.

2. Soi chiếu văn bản để dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với việc thực hiện đề tài: Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào
dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, khóa luận tập
trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1.GT; GT văn học; GT trong dạy học TPVC; đặc điểm nhận thức của HS
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

7


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

THPT, thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường
THPT hiện nay.
2. Vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy học TPVC theo lí thuyết về
hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát, khẳng định vai trò của lí thuyết về hoạt động GT để tăng
hiệu quả dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2. Thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy
học bài học TPVC vào truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo lí thuyết về
hoạt động GT.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số
phương pháp sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Các tài liệu về GT, GT văn học; tài liệu về lí luận văn học; tài liệu về tâm
lí lứa tuổi, nhận thức của HS THPT…được chúng tôi tập trung nghiên cứu, làm
tiền đề lí luận cho việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Tham gia dự giờ, quan sát, tìm hiểu nắm bắt tình hình dạy học truyện ngắn
Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường THPT bao gồm các hoạt động như dạy học,
chất lượng dạy học, các PPDH, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng cũng
như phương hướng phát triển dạy học tác phẩm này đạt hiệu quả cao hơn.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Tổ chức dạy thực nghiệm tại trường THPT.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả của HS bằng phiếu quan sát, phiếu
hỏi, bài kiểm tra cả trong và sau quá trình học tập.
4. Phương pháp thống kê, so sánh.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các biện pháp thống kê, so
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

8


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

sánh, đối chiếu...để đi đến những kết luận cần thiết cho khóa luận.
VIII. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu.

Phần nội dung: Gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT
vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận: Trình bày những kết luận rút ra từ đề tài nghiên cứu.

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

9


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT
VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM.
1.1 Lí thuyết về hoạt động giao tiếp và hoạt động dạy học TPVC trong nhà
trường THPT.
1.1.1 Quan niệm về giao tiếp.
Giao tiếp (GT) là quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình
cảm, thái độ, ước muốn, hành động…) giữa ít nhất hai chủ thể GT (kể cả trường
hợp một người GT với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và một tình
huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định.

1.1.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hoạt động GT bao gồm các nhân tố: nhân vật GT (người phát thông tin,
người nhận thông tin), nội dung GT, đích GT, phương tiện GT, kênh GT, hoàn
cảnh GT...Các nhân tố này có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình GT để
đạt hiệu quả cao nhất.
Kênh GT

Người phát
TT

Người nhận
TT

Nội dung
GT

Phương tiện
GT
Sơ đồ 1.1

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

10

Mục
đích GT


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên


Dương Thị

Hoạt động GT bằng ngôn ngữ bao giờ cũng diễn ra trong một tình huống
nhất định với những biểu hiện cụ thể: mối tương quan giữa các nhân tố trong
hoạt động GT, mục đích GT, thời gian, không gian của hoạt động GT. Người
nói (người phát thông tin) là người sản sinh ra văn bản hoặc phát ngôn. Người
nghe (người nhận thông tin) là người lĩnh hội văn bản hoặc phát ngôn. Đối
tượng được đề cập hay phản ánh là những ý nghĩ hoặc những tình cảm mà
người nói có và muốn truyền đạt, hoặc nói một cách chính xác hơn là muốn
kích thích ở người nghe. Ngôn ngữ là hệ thống các kí hiệu và những quy tắc sử
dụng những kí hiệu này, mà cả người nói và người nghe đều có thể vận dụng
trong GT. Đường kênh là môi trường được sử dụng để truyền đạt và tri giác
văn bản (Chẳng hạn, trong kĩ thuật đó là dây điện thoại dẫn những dao động
điện từ, không gian truyền lan của những sóng vô tuyến; còn trong ngôn ngữ
học đó là những phương thức phát âm bằng miệng hay viết ra bằng văn tự;
trong nghiên cứu văn học, đó là thể loại truyện ngắn hay truyện vừa, tiểu
thuyết hay thơ). Văn bản hoặc ngôn bản là sản phẩm của hoạt động lời nói.
Trong hoạt động GT sẽ có các mối tương quan: giữa người nói và người nghe,
giữa người nói và người nghe với nội dung GT, giữa người nói và người nghe
với đối tượng được đề cập, giữa người nói và người nghe với ngôn ngữ, giữa
văn bản với đường kênh, giữa văn bản với ngôn ngữ.
Những hiểu biết về các nhân tố và tình huống của hoạt động GT ở trên là
thực sự cần thiết đối với cả người nói lẫn người nghe. Ở người nói (người phát
thông tin), năng lực GT thể hiện ở chỗ có ý thức rõ ràng về điều định nói, biết
quan tâm tới người nghe, biết cách tổ chức một văn bản để truyền qua đường
kênh sao cho đúng chuẩn mực, biết lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để diễn
đạt, biết chọn điều gì cần nói cho phù hợp, biết nói đúng lúc, đúng chỗ, có khi
còn phải biết chọn nhân vật GT. Ở người nghe (người nhận thông tin), năng lực
GT thể hiện ở: khả năng lĩnh hội được những điều người ta nói hoặc viết, khả

năng nhận biết thái độ tình cảm của người nói và khả năng ứng xử bằng ngôn
ngữ trước thông điệp mà người ta chuyển đến cho mình.
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

11


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

Trong hoạt động GT, sản sinh và lĩnh hội văn bản là hai quá trình thống
nhất với nhau. Chúng ta có thể hình dung quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói
qua sơ đồ của TS Nguyễn Thị Hiên sau đây:

S

S’

MÃ HÓA

GIẢI MÃ
LỜI NÓI

D’

D’
TIẾP NHẬN


TẠO LẬP

N

N’

Sơ đồ 1.2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Theo sơ đồ trên, khi có nội dung D xuất hiện trong đầu, người phát tin tìm
cách truyền nó đến người nhận. Nhưng nội dung D lại thuộc lĩnh vực tinh thần
nên để truyền được nội dung D ấy đến cho người nhận, người phát phải tìm cách
vật chất hoá nó. Để vật chất hoá nội dung ấy, người phát có thể sử dụng ngôn
ngữ. Trong hoạt động GT bằng ngôn ngữ, quá trình chuyển nội dung D từ bình
diện tinh thần sang nội dung D thuộc lĩnh vực ngôn ngữ được gọi là quá trình
mã hoá ngôn ngữ. Đây chính là quá trình sản sinh, tạo lập lời nói.
Trong sơ đồ trên, S - S’ được gọi là những kiến thức, những hiểu biết mà
người phát và người nhận có được ở thời điểm GT. Những hiểu biết đó đã được
tích luỹ qua việc học hỏi trong nhà trường và qua đời sống của bản thân người
phát cũng như người nhận, vốn sống của con người vô cùng phong phú, bởi vậy,
trong một cuộc GT, người phát không cần và cũng không thể đưa hết vào trong
một lời nói. Nhưng vốn sống, vốn hiểu biết đa dạng, phong phú đó sẽ tạo thành
cái nền cho người phát trình bày những vấn đề trong văn bản, giúp cho người
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

12


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị


phát thể hiện vấn đề một cách hàm súc và sâu sắc hơn. Thiếu điều này, người
phát khó có thể tạo ra được lời nói có nội dung GT và người nhận cũng khó có
thể tiếp nhận đầy đủ nội dung GT mà người phát truyền đi.
Ngoài vốn sống, trong hoạt động GT người phát cần có vốn ngôn ngữ
nhất định. Vốn ngôn ngữ là những hiểu biết về ngôn ngữ nói chung cũng như
những kĩ năng sử dụng vốn hiểu biết đó vào một tình huống GT cụ thể. Ngôn
ngữ luôn là yếu tố mở và có sự biến động. Chúng có thể thêm đặc tính mới, hoặc
rút bớt giá trị. Như vậy, hiệu quả của lời nói phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sử
dụng ngôn ngữ trong hoạt động GT của các nhân vật GT. Trong GT, vốn sống,
vốn hiểu biết được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Vốn ngôn ngữ càng phong phú
thì khả năng diễn đạt của người phát càng tinh tế và hiệu quả GT càng cao.
1.1.3. Giao tiếp văn học.
Văn học là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể
hiện đời sống và xã hội con người. TPVH là một đơn vị cơ sở của VH, là cầu
nối, là phương tiện GT giữa người sáng tác và người tiếp nhận. “Sáng tác văn
chương là một nhu cầu giao tiếp, là một hoạt động giao tiếp với đời sống, với
mọi người và với chính bản thân chủ thể sáng tạo” [20, 225]. Những hoạt động
“giao lưu” giữa người sáng tác và người tiếp nhận qua tác phẩm VH gọi là hoạt
động GTVH.
1.1.3.1. Sáng tác và tiếp nhận văn học là những hoạt động giao tiếp.
- Sáng tác văn học là hoạt động của nhà văn muốn được bộc lộ mình,
muốn nói với ai đó về các vấn đề của cuộc sống.
GT là một nhu cầu có tính chất xã hội của con người. Nhà văn bắt tay vào
sáng tác VH cũng là đang GT, muốn mời gọi người đọc, hướng tới một ai đó,
một người đọc giả định nào đó. Sự ra đời của AQ chính truyện (Lỗ Tấn) không
phải ngẫu nhiên mà đã nằm trong ý muốn chủ quan của nhà văn: “Tôi muốn viết
cho chú AQ một thiên chính truyện như thế đã lâu lắm rồi”. Hay Nguyễn Du khi
viết Độc tiểu thanh kí, trước hết là muốn nói với chính bản thân mình bằng sự
suy ngẫm trước cuộc đời của một con người tài hoa yểu mệnh, sau đó cũng

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

13


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

mong mỏi một ngày nào đó có sự đồng cảm của người đọc;
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Sáng tác VH còn là một nhu cầu muốn giải thoát nội tâm của nhà văn.
Cũng giống như những người bình thường khác, nhà văn cũng có những ấn
tượng cảm xúc về thế giới. Ở nhà văn, những ấn tượng cảm xúc này thường là
mãnh liệt đến mức không thể viết ra, nói ra. Người xưa nói “thi ngôn chí” (thơ
bày tỏ lí tưởng), “thi ngôn tình” (thơ bày tỏ tình cảm). Ngày nay, những sáng tác
của các nhà văn ít nhiều đều được hình thành từ nhu cầu muốn được giải phóng
năng lượng, giải tỏa cảm xúc, giải thoát nội tâm. Nguyên Hồng từng nói:
“Những cái tôi viết là những yêu thương nhất của tôi”. Như vậy, đối với người
nghệ sĩ, nghệ thuật sẽ góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng của những xúc cảm
dồn chứa trong tâm tư. Nhà văn bao giờ cũng mong muốn GT, mong muốn
người khác thấu hiểu những điều mà anh ta quan sát, suy nghĩ và thể nghiệm.
- Tiếp nhận văn học là hoạt động giao tiếp, đối thoại giữa người đọc và
tác giả qua tác phẩm.
Theo GS - TS Trần Đình Sử: “Tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp,
đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc
tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng
tạo” [8]. Đọc TPVC, độc giả thực hiện một hành vi GT với tác giả. Tác phẩm là

sản phẩm của sáng tạo, của sự tái tạo đời sống theo quy luật của cái đẹp. Sự GT
này là GT thẩm mĩ. Người đọc sẽ không dừng ở phạm vi văn bản mà sự tiếp
nhận của họ còn vươn tới các phạm trù văn hóa - xã hội - lịch sử - chính trị - đạo
đức - thẩm mĩ. Bởi sự thưởng thức cái đẹp là một sự khát thèm về tinh thần, là
sự đòi hỏi được thỏa mãn về chân, thiện, mỹ.
- TPVH (hình thức là văn bản) là phương tiện GT giữa nhà văn và bạn đọc.
TPVH là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những
biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa xã
hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ. Người đọc chỉ có thể nhận
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

14


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

thức thế giới thực tại, cảm nhận được tâm sự của nhà văn thông qua “đứa con
tinh thần” này. Bởi thế, dưới hình thức văn bản ngôn ngữ, TPVH bao giờ cũng
là phương tiện duy nhất để bạn đọc thực hiện hoạt động GT với nhà văn.
Hoạt động VH là một quá trình toàn vẹn, trong đó tác giả, tác phẩm,
người đọc đều là các yếu tố không thể thiếu. TPVH đóng vai trò môi giới, là
chiếc cầu nối tác giả và bạn đọc. Trong thực tế, người đọc luôn có thái độ đối
thoại đối với tác phẩm. Họ đồng cảm, đồng tình, nêu vấn đề và tìm lời đáp trong
tác phẩm hoặc phản ứng, phản bác, phủ nhận. Các đối thoại làm cho tác phẩm có
dịp mở tung mọi chiều sâu. Hệ thống ngôn ngữ và thế giới hình tượng trong tác
phẩm sẽ giúp người đọc nhận ra khả năng phản ánh cuộc sống, khái quát hiện
thực, hiểu được tư tưởng, thái độ, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, xúc cảm của

nhà văn trước các vấn đề của cuộc sống do nhà văn nêu ra. Thông qua văn bản
ngôn ngữ, người đọc có thể thực hiện tiếp nhận một TPVH nhiều lần, nhiều mức
độ trong những không gian và thời gian khác nhau.
Tóm lại, từ sáng tác đến tiếp nhận VH là một quá trình GT bao gồm các
nhân tố: nhân vật GT (người nói, người nghe), nội dung GT, phương tiện
GT...tất cả diễn ra trong một hoàn cảnh GT nhất định, hướng tới đích GT cụ thể.
Trong hoạt động GT bằng ngôn ngữ, GTVH là một GT đặc biệt, một GT mang
tính thẩm mĩ.
1.1.3.2. Giao tiếp văn học là một dạng đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ.
- Về chủ thể giao tiếp văn học.
Chủ thể trong bất kì một hoạt động GT nào cũng bao gồm người “phát”
và người “nhận”, ở GTNN là người nói và người nghe. GTVH cũng là hoạt
động GTNN, nhưng chủ thể GT và quan hệ giữa các chủ thể GT không hoàn
toàn giống với GTNN. Nếu người “phát” trong GTNN chỉ có một thì người
“phát” trong GTVH hàm chứa nhiều vai: khi là tiếng nói của tác giả, khi thì
nhân vật phát ngôn, lúc thì của người kể, lúc của người đối thoại.. .nhưng đều
hướng tới người “nhận” duy nhất là người đọc “tác phẩm”.
Đến với TPVH, hình tượng VH (hình tượng nhân vật, hình tượng thiên
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

15


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

nhiên, hình tượng đời sống) là đối tượng tiếp xúc đầu tiên, người “phát” đầu tiên
đến với độc giả (có thể là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên hay

hình tượng đời sống). Khi đọc “tác phẩm”, người đọc thường không nhớ tới
người sáng tạo ra hình tượng là ai mà chi nhớ đến nhân vật, đến bức tranh
miêu tả thiên nhiên hay đời sống trong tác phẩm. GT với hình tượng VH như
là GT với một thực thể sống tồn tại như ở ngoài đời. Chẳng hạn, đọc tác phẩm
Chí Phèo (Nam Cao), người ta thường nói như được được gặp những Chí
Phèo, thị Nở, bá Kiến, lí Cường,...bằng xương bằng thịt hoặc như được sống
trong một làng quê với những cảnh sắc bình thường giản dị như cảnh vườn
chuối, cảnh mỗi buổi sáng thức dậy với tiếng chim hót, tiếng người đi chợ là
vì vậy. Với tác phẩm trữ tình cũng tương tự, tuy nhiên, hình tượng trong tác
phẩm trữ tình là hình tượng tâm trạng, cảm xúc, ranh giới giữa vật chất trữ
tình và tác giả thường là rất mong manh khiến cho người đọc dễ nhầm lẫn
giữa tác giả và nhân vật trữ tình. Hình tượng VH tuy được nhà văn sáng tạo ra
nhưng lại có đời sống riêng, tương đối độc lập với ý định của người sáng tạo
ra nó. Việc phân biệt rõ hình tượng nghệ thuật và hình tượng tác giả là một
định hướng quan trọng trong tiếp nhận VH. Tuy nhiên hình tượng VH bao giờ
cũng phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan.
Người “phát tin” thứ hai đến với người đọc sau hình tượng trong hoạt
động GTVH chính là tác giả. Nhà văn sáng tạo ra “tác phẩm” là nhằm đem đến
cho người đọc một điều gì mới mẻ mà ông ta quan sát được từ cuộc sống và “lời
đề nghị” cần phải nhìn nhận cuộc sống như thế nào. Nhà văn không những phản
ánh thực tại khách quan mà còn chứng tỏ với “người nhận” về sự đóng góp, cái
mới mẻ, riêng biệt trong cảm nhận về thế giới so với tác giả khác. Tư tưởng, thái
độ, tình cảm của nhà văn với hiện thực thường bộc lộ trong quá trình miêu tả
hoặc những lời bình luận “trữ tình ngoại đề”. Như vậy, GT với nhà văn là GT
với một con người đứng đằng sau các hình tượng VH, mặc dù vậy người đọc
cũng không thể bỏ qua các lời bình phẩm trực tiếp xen lẫn trong quá trình miêu
tả. Nguyễn Du miêu tả Kiều bị Tú bà hành hạ nhưng rồi ông cũng phải thốt lên
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

16



Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

lời cảm thương trước một sự thật tàn nhẫn đến đớn đau:
“Hóa nhi thật có nỡ lòng,
Làm cho dày tía vò hồng lắm nao”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Vì vậy, cũng là chủ thể GT (người “phát”) nhưng GT với nhà văn không
giống như GT với hình tượng. Nếu tiếp xúc với hình tượng VH là tiếp xúc với
người “phát” trên cơ sở các chi tiết cụ thể, sống động đầy chất cảm tính về hình
dáng, tính cách, thì tiếp xúc với nhà văn lại tiếp xúc với người “phát” hiện diện
ở phương diện tinh thần với những lập trường, quan điểm, tình cảm, thái độ.
So sánh với người “phát” trong GTNN sẽ thấy rằng, người “phát” trong
GTNN chỉ mang màu sắc cá nhân, đại diện cho cá nhân, nhưng người “phát”
trong GTVH mang đậm tính chất xã hội. Dù trong vai hình tượng nghệ thuật hay
vai nhà văn, “người phát” ấy bao giờ cũng có tính đại diện cho số đông, phản
ánh cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của một nhóm người, lớp người nhất định.
Chẳng hạn, hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam
không chỉ ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp mà còn giúp người đọc thấu
hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong gần một thế kỷ dưới ách đô hộ tàn bạo của
bọn thực dân đế quốc. Cái nhìn của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi
mắt đâu chỉ là của Nam Cao mà là quan điểm của con người kháng chiến, con
người cách mạng.
- Về nội dung giao tiếp văn học.
Nội dung GTVH chính là những vấn đề mà nhà văn muốn “giao lưu”, gửi
gắm, bày tỏ, GT với độc giả. Tác phẩm chính là phương tiện GT giữa người đọc

và nhà văn, muốn GT với tác giả thì trước hết người đọc phải tiếp xúc với tác
phẩm, thông qua các yếu tố có trong tác phẩm: ngôn ngữ, hình tượng tác phẩm,
tư tưởng tác phẩm…Đó là những yếu tố góp phần thành công cho cuộc GTVH.
Ngôn ngữ văn học có nguồn gốc từ ngôn ngữ tự nhiên, được nhà văn lựa
chọn, gia công, tinh luyện đạt tới trình độ nghệ thuật thẩm mĩ. Qua NNVH người
đọc không chỉ thấy nghĩa hiển ngôn mà còn thấy nghĩa hàm ngôn, không chỉ thấy
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

17


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

nghĩa đen mà còn nghĩa bóng, nghĩa phái sinh, nghĩa nghệ thuật. Với các khả
năng đặc biệt, NNVH không chỉ truyền tải thông tin mà còn chuyển tải “tiếng
lòng” của tác giả đến với người đọc, buộc người đọc phải tạo cho mình tâm thế
sẵn sàng, phải vận dụng tối đa kinh nghiệm sống cùng với những năng lực liên
tưởng, tưởng tượng mới có thể thực hiện thành công hoạt động GT của mình.
Khía cạnh thứ hai của phương tiện GTVH là hình tượng. Nhà văn phản ánh
cuộc sống, gửi gắm quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật bằng hình tượng,
thông qua những hình tượng. Hình tượng VH được xây dựng bởi chất liệu ngôn
ngữ là loại hình tượng phi vật thể. Sự tác động của hình tượng VH chủ yếu là tác
động vào thế giới tinh thần của con người, đưa đến khả năng liên tưởng, tưởng
tượng, tái hiện trong tâm trí con người những cảm nhận bằng thị giác, thính
giác, xúc giác, khứu giác…Mỗi loại thể VH, mỗi thời đại VH bao giờ cũng
mang đặc trưng cùng lí tưởng thẩm mĩ riêng. Do đó, khi tiếp nhận VH người
đọc cần chú ý tới các đặc điểm về loại thể, thời đại VH để có thể lĩnh hội đầy đủ

những thông điệp mà nhà văn muốn chuyển tải thông qua phương tiện GT là
ngôn ngữ và hình tượng VH.
GT với hình tượng VH như GT với một thực thể sống ở ngoài đời. Do vậy
khi GT với mỗi hình tượng VH cần phải nhận ra diện mạo của hình tượng đó
trên cơ sở những chi tiết cụ thể được miêu tả trong tác phẩm. Đọc bất kì một
TPVH nào người đọc cũng đều phải trả lời được các câu hỏi: hình tượng đó là
gì, quá trình phát triển của hình tượng ra sao, ý nghĩa của nó với việc biểu hiện
chủ đề tư tưởng của tác phẩm như thế nào ? Câu trả lời thu được từ các câu hỏi
này sẽ hình thành nên kết quả của hoạt động GT giữa người đọc và hình tượng
VH. Khi GT với hình tượng tự sự, người đọc phải quan tâm đến những chi tiết,
tình tiết, sự kiện. Chẳng hạn với hình tượng Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành, người đọc thường quan tâm đến chi đôi bàn tay. Khi còn nguyên
vẹn, đó là bàn tay của trung thực, yêu thương, tình nghĩa. Khi bị đốt cháy đó là
đôi bàn tay ngụt cháy của lòng căm thù, trở thành bó đuốc châm lửa cho cuộc
nổi dậy của buôn làng. Khi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng vẫn có thể
Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

18


Khóa luận tốt nghiệp
Duyên

Dương Thị

cầm súng, thậm chí không cần vũ khí vẫn có thể giết chết giặc. Đôi bàn tay ấy là
chứng tích tội ác của kẻ thù để nhắc nhở con cháu muôn đời không thể quên.
Đối với hình tượng trữ tình, người đọc lại quan tâm hơn đến tâm trạng và cảm
xúc. GT với nhà văn là GT qua sự thể hiện tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhà
văn với đời sống xã hội. Thông qua các lĩnh vực như đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ

đề mà nhà văn bộc lộ những quan điểm, tư tưởng và tài năng của mình.
Chủ đề và nhất là đề tài, là phương diện cơ bản của nội dung tác phẩm.
Nhiều tác giả cùng viết một đề tài gần gũi nhưng chủ đề khác nhau. Nhiều tác
giả cùng viết về một đề tài gần gũi nhưng chủ để khác nhau. Cùng một đề tài
nông dân những Ngô Tất Tố và Nam Cao lại có những hướng đi khác nhau. Tắt
đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do
chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí
phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ
phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ.
Như vậy, với những yếu tố trên đã chứng tỏ GTVH là một dạng đặc biệt
của GT ngôn ngữ.
1.1.4. Lí luận về hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường THPT.
1.1.4.1. TPVC ở nhà trường THPT: phương tiện giao tiếp đa chiều.
* Nhà văn - Giáo viên.
Hoạt động dạy học TPVC yêu cầu GV không chỉ nắm được ý tưởng của
nhà văn mà phải tiến tới làm cho HS nhận ra mối liên hệ xã hội giữa tác phẩm
với thế hệ HS đang sống và với hiện thực hôm nay. Nhiệm vụ của người GV là
có trách nhiệm phải làm cho nhà văn, “người phát tin vắng mặt” hiện diện đầy
đủ trong quá trình tiếp nhận VH của HS. Đó chính là bản chất của công việc
“cầm lái” thấm đẫm chất nghệ sĩ của người GV dạy VH. Trong dạy học TPVC,
giá trị của “tác phẩm” phải đến được với HS bằng chính sự tiếp nhận của HS.
GV không bao giờ phát ngôn thay cho tác giả, cũng không tiếp nhận các giá trị
của VH để rồi truyền thụ cho HS theo cách hiểu của mình. GV chi là nhân tố tác

Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn

19



×