Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN. NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐẶT RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.88 KB, 4 trang )

Đề tài: Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của VN với WTO đối với ngành thuỷ sản
I. NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ
SẢN. NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐẶT RA.
1. Những cam kết của Việt Nam với ngành thủy sản.
Theo phân loại của WTO, thuỷ sản không phải là mặt hàng nông nghiệp mà là
mặt hàng công nghiệp. Việc phân loại này có liên quan đến việc xác định các cam kết
Việt Nam phải tuân thủ khi đàm phán và thực hiện các nghĩa vụ của WTO. Chẳng hạn
nếu thuộc mặt hàng thuỷ sản thì Việt Nam phải cam kết thực hiện các quy định của
Hiệp định nông nghiệp trong khi đây là Hiệp định hết sức phức tạp và có nhiều nghĩa
vụ quan trọng. Nếu không phải là mặt hàng nông sản thì các cam kết sẽ nhẹ đi rất
nhiều.
Nhìn chung, các cam kết chính mà Việt Nam phải thực hiện có liên quan đến ngành
thuỷ sản như sau:
Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu

Như trên đã trình bày, để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản, Chính phủ
đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành
thuỷ sản. Các chính sách này trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong
việc phát triển ngành thuỷ sản đưa ngành này trở thành một trong những mặt hàng
đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, thậm chí có sức cạnh tranh mạnh trên nhiều thị
trường lớn và khó tính trên thế giới. Một điều không thể phủ nhận là có được kết quả
như vậy có phần quan trọng là sự nỗ lực vận động của các doanh nghiệp thuỷ sản
nhưng các chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng. Khi gia nhập WTO, những
chính sách trợ cấp bị WTO cấm sẽ phải bị bãi bỏ và các chính sách trợ cấp xuất khẩu
như thưởng xuất khẩu cũng phải bị bãi bỏ ngay lập tức. Trong đàm phán, các thành
viên WTO đã gây sức ép rất mạnh đối với vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng
của nhiều quốc nước trên thế giới.
Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình
Như trên đã đề cập, mức thuế cuối cùng mà Việt Nam cam kết khi gia nhập
WTO chỉ được công bố sau khi Ban Thư ký WTO đã hoàn tất việc tổng hợp cam kết.
Trong đàm phán gia nhập WTO, các thành viên có lợi ích từ việc xuất khẩu thuỷ sản


sang thị trường Việt Nam đều gây sức ép đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế quan đối
với các mặt hàng thuỷ sản. Đây là quy tắc mà Việt Nam phải chấp nhận. Vấn đề chỉ là
đàm phán như thế nào để mức cắt giảm không gây ảnh hưởng quá lớn đối với ngành
thuỷ sản.
Nhóm 2 1/ 17 4/18/2013
Đề tài: Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của VN với WTO đối với ngành thuỷ sản
Dưới đây là biểu cam kết về mặt hàng thủy sản mà Việt Nam đã cam kết với
WTO:
Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật
liên quan đến thương mại.

Một nghĩa vụ quan trọng mà Việt Nam phải cam kết để gia nhập WTO là tuân
thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đến
thương mại được quy định cụ thể trong các Hiệp định SPS và TBT của WTO. Theo
đó, Việt Nam phải đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ theo đúng các quy
định mà Hiệp định SPS đưa ra. Điều này có nghĩa là trong tương lai Việt Nam không
được phép tuỳ tiện cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nào đó với
lý do an toàn vệ sinh mà không đưa ra chứng cứ khoa học xác đáng. Tương tự như
vậy, Việt Nam cũng không được đưa ra các hàng rào kỹ thuật trá hình nhằm hạn chế
thương mại. Việc cam kết như vậy sẽ khiến Chính phủ Việt Nam không thể tuỳ ý
racác quyết định nhằm bảo hộ các mặt hàng trong nước như trước
2. Những thuận lợi và thách thức của ngành thuỷ sản khi Việt Nam hội nhập
WTO
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷ sản sẽ
có nhiều thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Yêu cầu đặt ra là
phải tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, đầu tư phát triển có hiệu quả, bền vững và
tiếp tục hội nhập nhanh với thủy sản khu vực và quốc tế
Thuận lợi
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong
việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh

nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó
có sản phẩm thủy sản.
Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những
lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có
khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành
viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.
Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư
vào phát triển thủy sản tại Việt Nam.
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong topten có kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,65 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở
105 thị trường nước ngoài…
Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến cho xuất khẩu thủy sản
Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ
Nhóm 2 2/ 17 4/18/2013
Đề tài: Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của VN với WTO đối với ngành thuỷ sản
sinh cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ
kiện tôm).
Khó khăn

Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản
còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi
khắt khe.
Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp
luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất
khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu

vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề
cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm
nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về
số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.
Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát
chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối
với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của
các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không
lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.
Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang
gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và
trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực
quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các
chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu,
cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức
lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.
Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn,
vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập
khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá
được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị
trường Mỹ vừa qua.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất
là khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì
ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với
những đối thủ mạnh của châu á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên
Nhóm 2 3/ 17 4/18/2013
Đề tài: Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của VN với WTO đối với ngành thuỷ sản

“sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng sản
xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRƯỚC
VÀ SAU HỘI NHẬP.

Việt Nam có bờ biển dài 3260km với 112 cửa sông và 4000 đảo lớn nhỏ, có
nhiều eo biển, đầm lầy và phá với nhiều sản phẩm thủy sản. Vùng biển đặc quyền
kinh tế rộng trên một triệu km2 . Nguồn lực thủy sản giữ một vai trò kinh tế quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra điều này và đẩy
mạnh phát triển ngành thủy sản như một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế
của đất nước.
Và ngành thủy sản Việt Nam đang có những thay đổi lớn trong nền kinh tế quốc
dân, sau khi có sự gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó cũng có sự
khác biệt khá lớn trong ngành thủy sản Việt Nam trước khi hội nhập và sau khi hội
nhập.
1.Trước hội nhập

Những đặc điểm dễ dàng nhận thấy của ngành thủy sản Việt Nam trước khi hội
nhập vẫn thường là dựa vào những khả năng tiềm tàng sẵn có của biển Việt Nam mà
chưa có nhiều sự xuất hiện của việc hoạt động thúc đẩy kinh tế theo nền kinh tế thị
trường.

a .Thủy sản Việt Nam phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng tới chế biến :

Về sản lượng

Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 0,81 triệu tấn trong năm 1985 lên 2,54 triệu
tấn trong năm 2003. Hiện nay sản lượng hải sản đánh bắt chiếm 56% tổng sản lượng,
trong khi đó tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đang ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn 1985
- 2003, tổng giá trị sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng 2,6 lần, trong số đó tổng

giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hơn 4,8 lần.
Về đầu tư
Có sự gia tăng đáng kể về đầu tư cho ngành này trong giai đoạn 1986 - 2003.
Mức đầu tư trung bình hàng năm tăng từ 170,6 tỷ đồng và giai đoạn năm 2003, mức
đầu tư của toàn ngành thủy sản đạt mức kỷ lục là 6 316 tỷ đồng. Nguồn vốn trong
nước chiếm khoảng 86% trong tổng vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn huy động từ dân
chiếm khoảng 18,6%. Xét dưới góc độ phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực, bắt đầu
từ năm 2001, đầu tư cho các nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản chiếm khoảng
Nhóm 2 4/ 17 4/18/2013

×