Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 63 trang )

Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA HỌC 2011-2015

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

GVHD: Ths. Thạch Huôn
Bộ mơn: Luật Thƣơng Mại

SVTH: Từ Thị Tuyết
MSSV: 5117444
Lớp: HG1163A1
Khóa: 37

Cần Thơ, tháng 12/
2014


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN




....... ........................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2014

Giảng viên hướng dẫn



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày tháng
Hội đồng phản biện

năm


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
PHỤ LỤC

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp Hội các Quốc gia Đơng Nam Á

ASEAN
ICJ

Tịa án hình sự thường trực quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

ANC Đảng Đại Hội Dân Tộc Phi
AICHR

Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền

ACWC


Uỷ ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền phụ nữ và trẻ em

COMMIT
bán người

Kế hoạch hành động tiểu vùng sơng Mê Kơng về phịng chống bn

UNIEF

Qũy Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc

IOM Tổ chức di dân quốc tế
UNIAP

Tổ chức Liên Hiệp Quốc về phịng chống bn bán người

CHXHCN

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG ............................ 10
PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC ............................................................................... 10
1.1 Khái niệm về quyền con ngƣời và chống phân biệt chủng tộc .................. 10
1.1.1 Định nghĩa và quá trình phát triển về quyền con người .............................. 10
1.1.2 Định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc .................................................... 14
1.1.2.1 Định nghĩa về phân biệt chủng tộc ........................................................... 14
1.1.2.2 Định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc ................................................. 16
1.1.3 Đặc điểm về chống phân biệt chủng tộc ...................................................... 18
1.1.4 Quá trình phát triển...................................................................................... 19
1.2 Tình hình phân biệt chủng tộc trên thế giới trong giai đoạn trƣớc đây và
giai đoạn hiện nay ................................................................................................ 22
1.2.1 Giai đoạn trước đây ..................................................................................... 22
1.2.2 Giai đoạn hiện nay ....................................................................................... 23
1.3 Các chủ thể liên quan .................................................................................... 25
1.3.1 Chủ thể quyền ............................................................................................... 25
1.3.2 Chủ thể trách nhiệm ..................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG
TỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM ....................................... 29
2.1 Pháp luật quốc tế quy định về chống phân biệt chủng tộc.......................... 29
2.1.1 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng 1948 ............................ 29
2.1.2 Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 ................. 30
2.1.2.1 Lịch sử ra đời của công ước ..................................................................... 30
2.1.2.2 Nội dung cơ bản và một số quyền của cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc ........................................................................................................ 31
2.1.2.3 Đánh giá về cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc............ 35
2.1.3 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội Apacthai năm 1973 ...................... 36
2.2 Thực tiễn về phân biệt chủng tộc ở một số nơi trên thế giới ..................... 37
2.2.1 Tại Nam Phi ................................................................................................. 37
2.2.2 Séc Bi ............................................................................................................ 41



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
2.3 Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. .................................................................. 41
2.3.1 Pháp luật về chống phân biệt chủng tộc được ghi nhận trong pháp luật Việt
Nam ....................................................................................................................... 41
2.3.2 Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực chống phân biệt chủng tộc .. 45
2.3.3 Việt Nam với việc thực hiện các quy định của Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc 1965 ...................................................................................... 47
2.3.4 Những khó khăn khi Việt Nam thực thi việc chống phân biệt chủng tộc .... 54
2.3.5 Phương hướng hoàn thiện việc thực hiện chống phân biệt chủng tộc tại Việt
Nam ....................................................................................................................... 55
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 58


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhân quyền đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận
thế giới, một nhân tố quan trọng trong các chương trình nghị sự và trong các văn
kiện của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như toàn cầu,
các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương. Hầu hết các quốc gia ở mọi khu
vực trên thế giới, ở mọi trình độ phát triển, đều khẳng định cam kết về nhân quyền.
Các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn đều bị lên án gay gắt.
Một trong những vấn đề vi phạm về nhân quyền tiêu biểu nhất đó chính là vấn đề về
phân biệt chủng tộc. Phân biệt chủng tộc xâm hại trực tiếp đến quyền cơ bản của
con người và quyền cơ bản của con người chỉ có thể được đảm bảo triệt để khi họ
không bị phân biệt đối xử và kỳ thị.

Phân biệt chủng tộc là một hành vi, một nhận thức và là một suy nghĩ hết sức sai
lầm và gây ảnh hưởng hết sức to lớn cho mỗi quốc gia nói chung và cả thế giới nói
riêng. Tun ngơn thế giới về nhân quyền tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự
do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền, mỗi người đều có quyền được hưởng
các quyền và tự do mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào, đặc biệt là về sắc tộc, màu
da hoặc nguồn gốc dân tộc. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có
quyền được pháp luật bảo vệ, chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử cũng như sự
xúi giục phân biệt đối xử. Liên hợp quốc đã lên án chủ nghĩa thuộc địa và tất cả các
hoạt động chia rẽ và phân biệt liên quan đến nó dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ ở
đâu.
Việt Nam là nước đang phát triển, có nhiều dân tộc cùng chung sống, Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm và đề ra các chính sách đối xử bình đẳng giữa các dân tộc
nhằm củng cố và phát huy truyền thống đồn kết giữa các dân tộc, xóa bỏ các hình
thức phân biệt chủng tộc để cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Cho đến
nay, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về nhân
quyền, Các quy định của những điều ước này được Việt Nam cụ thể hóa trong các
văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Bộ luật hình sự, ... Việt Nam đã trở thành thành
viên của Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của tổ chức Liên hợp
quốc từ năm 1982.
Phân biệt chủng tộc đã gây ra bao đau thương và mất mát, hậu quả mà nó để lại
chúng ta khơng thể nào biết hết được. Ngày nay tuy tình trạng phân biệt chủng tộc


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
khơng cịn tàn gây gắt như trước nữa nhưng nó vẫn đang âm ĩ và len lõi ở các quốc
gia, thậm chí là có ở những quốc gia trước đây khơng hề có tình trạng phân biệt
chủng tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính thời sự của vấn đề về phân biệt
chủng tộc người viết quyết định chọn đề tài“ Một số vấn đề về chống phân biệt

chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm luận
văn tốt nghiệp của mình với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào việc thực
hiện các quy định về việc chống biệt chủng tộc tại Việt Nam.
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là giúp người đọc hiểu rõ một số quy định của
pháp luật quốc tế về vấn đề chống phân biệt chủng tộc, hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về chống phân biệt chủng tộc tại Việt
Nam. Bên cạnh đó người viết cịn đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả của hoạt động phịng chống, tiến tới xố bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc
tại Việt nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về chống phân biệt chủng
tộc, các quy định của pháp luật quốc tế và của Việt Nam về chống phân biệt chủng
tộc và thực tiễn thi hành các quy định này tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ một luận cử nhân, người viết chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ một
số vấn đề cơ bản nhất về chống phân biệt chủng tộc như khái niệm về chống phân
biệt chủng tộc; các quy định cơ bản nhất của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc năm 1965; các quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề này; việc thực hiện các quy định về chống phân biệt chủng tộc tại
Việt Nam. Những vấn đề khác liên quan đến đề tài này tác giả sẽ tiếp tục nghiên
cứu sau khi có điều kiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung người viết đã sử dụng
một số phương pháp chính như : phân tích các quy định của pháp luật, sử dụng các
ví dụ chứng minh và phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề.
5. Cơ cấu của luận văn
Đề tài được kết cấu từ khái quát đến cụ thể nhằm đem đến cho người đọc có cái
nhìn từ tổng quan đến đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Ngoài các mục của lời nói đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung trọng tâm của đề tài được bố cục gồm 2
chương:



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về chống phân biệt chủng tộc.
Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế về chống phân biệt chủng tộc và thực tiễn
áp dụng tại Việt Nam.


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG
PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC
1.1 Khái niệm về quyền con ngƣời và chống phân biệt chủng tộc
1.1.1 Định nghĩa và quá trình phát triển về quyền con người
Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử, là thành quả chung
của các dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất của nền văn
minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Những giá trị nền tảng của quyền con
người là: nhân phẩm, tự do, bình đẳng, nhân đạo, khoan dung và trách nhiệm. Đây
là những truyền thống vốn có ở tất cả mọi nền văn hóa khơng phân biệt hệ tư tưởng,
chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển.
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo
đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền
con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau.
Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết
quyền tự nhiên: Quyền con người là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một
người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một
định nghĩa của Văn phịng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi
các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc

mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con
người.1
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người. Trong tác
phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa
quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.2
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng
đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá
trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị
xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng
xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải
được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như
1

OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York
and Geneva, 2006, trang 1.
2
Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2009,
trang 38.


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như
là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng
cho tất cả mọi người. Vấn đề quyền
con người đã có sự phát triển lâu dài đầy thăng trầm trên thế giới, gắn liền với sự
đấu tranh của nhân dân vì tự do, dân chủ, chống lại sự áp bức bóc lột của những kẻ
thống trị.
Đầu tiên là về quyền con người trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mặc dù quyền lợi

của giai cấp chủ nơ ln được coi trọng nhưng đã có những văn kiện pháp lý ghi
nhận và bảo vệ quyền con người của nhân dân. Năm 1780 trước Công nguyên, Bộ
luật Hammurabi được ban hành ở xứ Babylon. Ở nhiều khía cạnh, bộ luật đã quan
tâm bảo vệ người dân trước những khó khăn của cuộc sống và sự hà hiếp của kẻ
mạnh, đồng thời thể hiện một số tư tưởng khá tiến bộ trong thời kỳ bấy giờ và được
coi là sự ghi nhận đầu tiên về quyền con người trong lịch sử nhân loại.
Tiếp theo là thời kỳ phong kiến, ở châu Âu, quyền con người bị bóp nghẹt trong sự cai
trị của vương quyền phong kiến và giáo hội. Nhưng sự xuất hiện của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo tiền đề để tư tưởng về quyền con người được phát triển.
Năm 1215, dưới sức ép của nhân dân vua Anh John, đã phải ký bản Hiến chương
Magna Carta.3 Đây được coi là văn kiện pháp lý nổi tiếng, tạo bước ngoặt trong lịch sử
của nhân quyền và tự do. Hiến chương đã ghi nhận một số quyền con người như : quyền
sở hữu, thừa kế, quyền tự do buôn bán, quyền không bị đánh thuế quá mức, quyền được
xét xử đúng đắn và bình đẳng trước pháp luật.
Bước sang thời kỳ cận đại và trước chiến tranh thế giới thứ hai, lúc này tư tưởng
của các nhà khai sáng phương Tây có tác động mạnh mẽ đến các cuộc cách mạng
tư sản. Cách mạng Hoa Kỳ thành công; bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
nước này long trọng tuyên bố: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Cùng thời điểm
đó ở phía bên kia đại dương, cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, đánh dấu
một bước ngoặt lớn trong tiến trình dân chủ của thế giới.
Bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền được Quốc hội thông qua, có tất cả 17
điều khoản. Trong đó, Điều 1 và Điều 2 là nổi tiếng và được trích dẫn nhiều nhất
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và
3

Nguyễn Minh Tuấn, Magna charta, [ truy cập ngày
27/9/2014].



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
bình đẳng và quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi
ích chung” và “Mục đích của mọi tổ chức chính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi
thiên nhiên và bảo tồn các quyền con người khơng thể bị tước bỏ. Các quyền đó là
tự do, tài sản, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức”. Những tư tưởng
từ cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp đã châm ngòi cho nhiều cuộc cách mạng tư sản
ở châu
Âu, gây ra nhiều biến động to lớn ở khu vực này. Trong vòng 35 năm, từ năm 1795
đến năm 1830, hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của Tuyên ngôn về nhân quyền
và dân quyền được ra đời.
Trong thế kỷ XIX, quyền con người trở thành một vấn đề có sức lan tỏa lớn trên thế
giới. Cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nơ lệ và bn bán nô lệ diễn ra mạnh mẽ.
Chiến thắng của Liên bang miền Bắc trong nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865) đã xóa bỏ
chế độ nơ lệ, đồng thời giải phóng hàng triệu nơ lệ trên đất nước này.
Chiến tranh thế giới thứ hai là bước nhảy vọt quyết định với sự ra đời của luật nhân
quyền quốc tế. Chiến tranh trải qua để lại bao đau thương mà mất mát, khiến nhân
dân thế giới nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế bảo
đảm cho nhân dân thế giới không phải chịu những thảm họa về nhân quyền mà phát
xít gây ra. Tổ chức này có nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ quốc tế với các
quyền con người. Ngày 25-4-1945, đại diện của 50 quốc gia trên thế giới đã tập
hợp tại San fransisco, Hoa Kỳ để thành lập một tổ chức quốc tế có tên là Liên hợp
quốc. Ngày 26-6-1945, Bản Hiến chương Liên hợp quốc được ký kết và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 24-10-1945, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với sự phát
triển của luật nhân quyền quốc tế.
Theo Điều 1 của Hiến chương thì một trong bốn mục đích hoạt động cơ bản của
Liên hợp quốc là: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo, và trong việc thúc đẩy và khuyến
khích sự tơn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả

mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ hoặc tơn giáo”. Một số
điều khoản khác của Hiến chương cũng đề cập đến việc thúc đẩy nhân quyền.
Thông qua Hiến chương, lần đầu tiên quyền con người được thừa nhận như một giá
trị phổ biến của nhân loại trên phạm vi toàn thế giới và việc tôn trọng quyền con
người là trách nhiệm chung của cộng đồng các quốc gia.
Trên cơ sở các hoạt động của Liên hợp quốc, Bộ luật Nhân quyền quốc tế đã ra đời.
Bộ luật Nhân quyền quốc tế là tên gọi chung cho bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế
do Liên hợp quốc soạn bao gồm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 và Cơng ước quốc tế về các


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966.
Sau đây là một số điều ước cốt lõi về quyền con người trong luật pháp quốc tế:
- Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc
1965;
- Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979;
- Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vơ nhân
đạo hay hạ nhục khác 1984;
- Công ước về quyền trẻ em 1989;
- Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và các
thành viên trong gia đình họ, 1990;
- Cơng ước quốc tế về bảo vệ tất mọi người khỏi bị đưa đi mất tích 2006;
- Cơng ước về quyền của những người khuyết tật 2006;
Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cũng như là sự đấu tranh giành quyền của con
người ở Việt Nam mà tiêu biểu nhất là sự đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc vì quyền
con người. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản bằng
tiếng Pháp tại Pari, người lên án chế độ cai trị thuộc địa tàn bạo, vô nhân đạo của
thực dân Pháp và đòi các quyền độc lập, tự quyết cho dân tộc. Năm 1919, Nguyễn

Ái Quốc đã thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến những
nước tham gia hội nghị Vecsxai bản “yêu sách của nhân dân Việt Nam” gồm 8 điều,
trong đó có 4 điều trực tiếp về quyền con người (tự do báo chí, tự do ngơn luận; tự
do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; Tự do học
tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ).
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã đưa dân tộc Việt Nam từ vị thế những
người nô lệ trở thành những người chủ thật sự của đất nước. Mỗi người dân từ đây
được hưởng các quyền con người, quyền công dân; dân tộc từ đây được tự quyết
con đường phát triển của mình.
Bằng Bản Tun ngơn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba
Đình ngày 2-9-1945 khơng những đã kế thừa tinh hoa trong tư tưởng về quyền con
người trên thế giới mà còn phát triển những tư tưởng ấy lên một tầm cao mới. việc
nhắc lại những luận điểm bất hủ trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và
Tuyên ngôn Dân quyền và nhân quyền của Pháp, người khẳng định về quyền dân
tộc tự quyết: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đây là một đóng góp vĩ
đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ với dân tộc Việt Nam mà còn với nhân dân
thế giới, đặc biệt là các nước thuộc địa. Điều này cho thấy, Người không chỉ là một


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
nhà hoạt động cách mạng mà còn là một nhà tư tưởng xuất sắc về quyền con người.
Hiện nay, đất nước ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, hầu như
các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bởi luật. Các đạo luật
đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
pháp để cơng dân có thể dễ dàng thực hiện trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, quyền
con người ở Việt Nam ngày càng được tôn trọng và bảo đảm.
Ở đây người viết của luận văn trình bày về quyền của con người nhằm thể hiện mối
quan hệ giữa nhân quyền và vấn đề chống phân biệt chủng tộc, đây là hai lĩnh vực

có sự gắn kết chặt chẽ. Phân biệt chủng tộc xâm hại trực tiếp đến quyền cơ bản của
con người và quyền cơ bản của con người chỉ có thể được đảm bảo triệt để khi họ
khơng bị phân biệt đối xử, kỳ thị. Chính vì vậy, những nguyên tắc pháp lý về chống
phân biệt chủng tộc cũng chính là những nguyên tắc được áp dụng trong lĩnh vực
nhân quyền.
1.1.2 Định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc
1.1.2.1 Định nghĩa về phân biệt chủng tộc
Để hiểu rõ về phân biệt chủng tộc đầu tiên ta cần tìm hiểu rõ thuật ngữ “chủng
tộc”.Trước tiên xét trên phương diện khoa học theo định nghĩa của ngành nhân
chủng học về “chủng tộc” mà chúng ta sẽ sử dụng là: Một chủng tộc là một quần
thể dân cư từ bẩm sinh đã có đầy đủ những yếu tố di truyền tổng hợp và biểu lộ
thành đặc điểm cơ thể.4 Hay ta có thể hiểu rằng chủng tộc là một quần thể (hay tập
hợp quần thể mà ta quen gọi là những nhóm người) hình thành trong lịch sử trên
một lãnh thổ nhất định có một số đặc điểm chung trên cơ thể mang tính chất di
truyền. Các nhóm người này có những đặc trưng, đặc điểm di truyền về hình tháisinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa
vực nhất định. Hay nói một cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số
đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại.
Tại khoản 1 điều 1 của cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, năm
1965 của Liên hợp quốc5 đã đưa ra một định nghĩa pháp lý toàn diện về phân biệt
chủng tộc rằng: “Trong Công ước này, thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” nghĩa là bất
kỳ sự phân biệt, xua đuổi, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu
da, dòng dõi, dân tộc hoặc người gốc thiểu số với mục đích hoặc nỗ lực để vô hiệu
4

Bách Khoa Tri Thức, Định nghĩa về chủng tộc, [truy cập ngày 26/9/2014].
5

Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người Thuộc Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, Các văn kiện quốc tế cơ bản về

quyền con người, Nxb Học Viện Chính Trị Quốc Gia, 2002, tr 422.



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
hóa hay làm giảm giá trị sự thừa nhận, sự hưởng thụ hoặc thực hành, trên một địa vị
bình đẳng, các quyền con người và tự do cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác”. Định nghĩa này được sử dụng như là
cơ sở cho nhiều định nghĩa và các văn kiện liên quan đến phân biệt chủng tộc.
Như vậy ta thấy rằng phân biệt chủng tộc diễn ra trên nhiều phương diện. Tạo nên
một sự phân biệt hết sức hà khắc hết sức nghiêm trọng và bất bình đẳng trong xã
hội.
Căn cứ vào định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc năm 1965 có thể thấy có 3 yếu tố cấu thành phân biệt chủng tộc. Đó
là:
- Thứ nhất, những hành động phân biệt chủng tộc
Hành động này có thể là phân biệt, loại trừ, hạn chế, xua đuổi, thiên vị,…;
- Thứ hai, các căn cứ phân biệt chủng tộc
Căn cứ để thực hiện hành động phân biệt, loại trừ, hạn chế,… là các đặc điểm cá
nhân như chủng tộc, sắc tộc, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc chủng tộc, giới tính, tuổi
tác, sự tồn vẹn về thể chất...;
- Thứ ba, mục đích và hậu quả của sự phân biệt chủng tộc
Mục đích của sự phân biệt đối xử là ngăn chặn, hạn chế nạn nhân, hoặc ảnh hưởng
đến việc ngăn ngừa nạn nhân thực hiện và hưởng thụ địa vị bình đẳng, các quyền
và tự do cơ bản của con người...
Ta có thể hiểu rằng phân biệt chủng tộc là sự kỳ thị, một niềm tin cho rằng một
nhóm người nào đó sẽ có tính ưu việt hơn các nhóm khác. Nó có thể biểu hiện dưới
hình thức cơng khai như các lời nói giễu cợt, những lời gièm pha, có thể là cố ý hay
vơ ý gây tác động đến một nhóm người mà họ muốn áp đảo.
Có thể lấy một vài ví dụ điển hình để phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này lấy ví dụ
như: một người dân bình thường từ một quốc gia nào đó ở Châu Phi hay Châu Á (vì

một lý do khách quan hay chủ quan đến sinh sống ở Mỹ) có sức khỏe, trình độ lao
động ngang với người dân quốc tịch Mỹ, liệu người Mỹ có thể chấp nhận th anh
ta ngay và trả cơng cho anh ta với mức lương ngang bằng với người dân Mỹ? Nếu
có thì trường hợp đó là rất ít. Bởi cho dù họ đồng ý thuê anh nhưng sẽ chỉ trả cho
anh với mức lương thấp hơn so với mức lương họ sẽ trả cho người dân Mỹ hoặc họ
sẽ bóc lột sức lao động của anh nhiều hơn, tinh vi hơn những gì họ trả cho anh. Anh
ta sẽ phải mất nhiều thời gian, nhiều công sức hơn để khẳng định mình tại một đất
nước xa lạ như nước Mỹ. Thậm chí, kết quả cuối cùng chưa chắc bao giờ đạt được.


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Hoa kỳ là nước có nền văn hóa đa sắc tộc, đa văn hóa. Tuy nhiên lẩn sau bức màn
đa văn hóa đó vẫn cịn tồn tại sự phân biệt chủng tộc. Nó cơng khai hoặc có thể
được che dấu một cách tế nhị và kín đáo, mà chỉ có những người dân cư nhập cư
mới phần nào thấu hiểu được. Một ví dụ khác trong lĩnh vực giáo dục, sự phân biệt
chủng tộc có thể bao gồm: định kiến để hướng học sinh thuộc các chủng tộc da màu
vào các chương trình kỹ thuật thay vì vào các chương trình học vấn. Đồng thời, khi
các cách đề bạt chú trọng vào những yếu tố văn hóa tổ chức, mà những yếu tố đó
dựa trên kinh nghiệm của những nhà giáo dục người da trắng thì kết quả là có ít
người da màu ở vào các vai trị lãnh đạo chẳng hạn như là hiệu trưởng.
Trong thực tiễn của nhiều quốc gia cũng như trong luật quốc tế, việc loại trừ, hạn
chế hoặc thiên vị...một cá nhân hoặc nhóm sắc tộc vẫn diễn ra hoặc được thừa nhận
là hợp pháp và đây là những trường hợp không được xem là phân biệt chủng tộc.
Khoản 2 điều 2 của Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965
quy định “Các nước thành viên trong trường hợp cho phép, sẽ có những biện pháp
đặc biệt và cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và những lĩnh vực
khác để đảm bảo sự phát triển phù hợp và bảo vệ một số nhóm chủng tộc hoặc các
cá nhân thuộc các chủng tộc đó, với mục đích nhằm đảm bảo cho họ được hưởng
đầy đủ và bình đẳng các quyền con người và những quyền tự do cơ bản. Những

biện pháp này trong mọi trường hợp khơng được dẫn tới việc duy trì sự bất bình
đẳng hoặc các đặc quyền riêng cho những nhóm chủng tộc khác nhau sau khi mục
tiêu đề ra đã thực hiện”. Ta thấy rằng ở một số nước trên thế giới ví dụ như Việt
Nam, Lào đã dùng những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số ở vùng sâu,
vùng xa nhằm tạo sự công bằng đối với các vùng khác, hay theo quy định của Điều
4 công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ 1979:
“1. Việc các quốc gia thành viên Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt tạm
thời nhằm thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trên thực tế giữa phụ nữ và nam giới sẽ
không bị coi là phân biệt đối xử như đã định nghĩa trong Cơng ước này, nhưng với
điều kiện là khơng vì thế mà đưa đến việc duy trì những tiêu chuẩn bất bình đẳng
hoặc khác nhau giữa nam giới và phụ nữ; và những biện pháp này phải được chấm
dứt khi các mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử giữa nam giới và phụ nữ đó đạt
được.” Vấn đề về bình đẳng giới khơng cịn là vấn đề mới lạ trong giai đoạn hiện
nay, xét về nhiều phương diện thì người phụ nữ ln thua thiệt so với nam giới nên
cần có những biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy nhanh sự bình đẳng giữa nam và
nữ.
1.1.2.2 Định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Phân biệt chủng tộc là một hành vi, một nhận thức và là một suy nghĩ hết sức sai
lầm và gây ảnh hưởng hết sức to lớn cho mỗi quốc gia nói chung và cả thế giới nói
riêng. Do nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội, các quốc gia thành viên của Tổ
Chức Liên Hợp Quốc đã cùng nhau tìm ra cách để ngăn chặn và trừng phạt những
hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Ngồi các điều ước quốc tế về nhân
quyền có những quy định về chống phân biệt chủng tộc, năm 1965, Liên hợp quốc
đã thông qua một văn kiện pháp lý chuyên biệt đầu tiên nhằm xóa bỏ, trừng phạt, và
lên án các hành vi phân biệt chủng tộc đó là Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc.

Từ những quy định trong các văn kiện pháp lý trên đây, ta thấy rằng, chống phân
biệt chủng tộc được hiểu là hoạt động mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế tiến
hành nhằm ngăn chặn, xóa bỏ, và trừng phạt các hành vi phân biệt chủng tộc.
Như vậy, chống phân biệt chủng tộc bao gồm cách thức, hành vi, biện pháp, các
phong trào, và các chính sách được xây dựng và triển khai trong thực tiễn. Nói
chung, chống phân biệt chủng tộc nhằm thúc đẩy sự bình đẳng xã hội trong đó mọi
người khơng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc của họ.
Tại điều 2 của Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965
(ICERD) đã quy định rằng:
“1. Các nước thành viên lên án nạn phân biệt chủng tộc và cam kết theo đuổi bằng
mọi biện pháp cần thiết và khơng trì hỗn một chính sách loại trừ nạn phân biệt
chủng tộc dưới bất cứ hình thức nào và khuyến khích sự hiểu biết giữa mọi chủng
tộc, và với mục tiêu này:
a)
Mỗi nước thành viên cam kết sẽ không tham dự vào các hành vi hoặc tiến
hành các hành động phân biệt chủng tộc chống lại các cá nhân, nhóm người hay tổ
chức nào và đảm bảo rằng, mọi quan chức chính quyền cũng như các cơ quan nhà
nước, quốc gia và địa phương sẽ hành động phù hợp với nghĩa vụ này;
b)

Mỗi nước thành viên cam kết không bảo trợ, bảo vệ hoặc giúp đỡ hành động

phân biệt chủng tộc của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào;
c)
Mỗi nước thành viên sẽ có những biện pháp hữu hiệu để xem xét lại các
chính sách của chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương và sẽ sửa đổi,
hủy bỏ hoặc vô hiệu hóa bất cứ một đạo luật hay quy định nào có thể tạo ra hoặc
kéo dài vĩnh viễn sự phân biệt chủng tộc của bất cứ đâu;
d)
Mỗi nước thành viên sẽ ngăn cấm và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc của

bất cứ cá nhân, tổ chức hoặc nhóm người nào bằng mọi biện pháp thích hợp, bao
gồm cả bằng pháp chế nếu thấy cần thiết;


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
e)
Mỗi nước thành viên sẽ khuyến khích, nơi nào thấy phù hợp, các biện pháp
khác nhằm xóa bỏ hàng rào giữa các chủng tộc và hạn chế bất cứ điều gì có thể
làm tăng sự phân chia chủng tộc.
Có thể thấy các biện pháp chống phân biệt chủng tộc mà các quốc gia thành viên
của Công ước năm 1965 cam kết rất đa dạng.
1.1.3 Đặc điểm về chống phân biệt chủng tộc
Thứ nhất hoạt động chống phân biệt chủng tộc là hoạt động mang tính tồn cầu và
có sự hợp tác quốc tế. Vấn đề phân biệt chủng tộc khơng chỉ diễn ra bó hẹp ở một
khu vực hay là ở một quốc gia mà phạm vi của nó là ở bất kì nơi nào trên thế giới.
Vì thế hoạt động chống phân biệt chủng tộc phải diễn ra sâu rộng và cần có sự hợp
tác tích cực của nhiều quốc gia trên thế giới. Như chúng ta biết hợp tác quốc tế là
một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa và xã hội của các nước. Thực hiện không tốt hay không quan tâm không
đúng mức đến yếu tố này sẽ ảnh hưởng to đến quốc gia trên nhiều phương diện. Vì
vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống phân biệt chủng tộc là một trong những
yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được trong việc bảo vệ và tôn trọng các quyền
cơ bản của con người. Hiện nay hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống phân biệt
chủng tộc là hoạt động rất cần được quan tâm nên Nhiều nước trên thế giới hay
trong một khu vực đã cùng nhau xây dựng các thiết chế quốc tế nhằm ngăn chặn
các hành vi xâm phạm đến quyền con người.
Ví dụ các nước đã thành lập các ủy ban về nhân quyền như Ủy ban nhân quyền của
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Ủy ban nhân quyền thuộc Hội đồng châu
Âu, Ủy ban nhân quyền của châu Phi,… Ở phạm vi toàn cầu có Hội đồng nhân

quyền của Liên hợp quốc trong đó có Uỷ ban xố bỏ phân biệt chủng tộc. Ngồi ra,
các nước đã thỏa thuận và ký kết các điều ước quốc tế về nhân quyền về chống
phân biệt chủng tộc. Ngồi ra cịn có sự hợp tác trong từng khu vực giữa các nước
ví dụ như: Lào đã thiết lập Ủy ban hợp tác giữa Lào với Úc về nhân quyền, Ủy ban
hợp tác quốc tế về nhân quyền giữa Việt Nam và Úc, Ủy ban làm việc không chính
thức giữa Lào với Áo.
Hợp tác quốc tế về chống vi phạm nhân quyền trong đó có chống phân biệt chủng
tộc của các nước trên thế giới là một biện pháp rất hiệu quả. Nếu thực hiện tốt công
tác hợp tác quốc tế này sẽ hạn chế đáng kể sự phân biệt giữa các chủng tộc trên thế
giới.
Thứ hai chống phân biệt chủng tộc được thực hiện trong nhiều lĩnh vực với nhiều
hình thức. Phân biệt chủng tộc là sự vi phạm các quyền của con người, đe dọa mối
quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, sự hợp tác giữa các quốc gia và nền hịa bình,


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
an ninh quốc tế, do đó, mỗi quốc gia cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn
ngừa và xóa bỏ mọi hành vi phân biệt chủng tộc.
Chống phân biệt chủng tộc được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội, từng quốc gia, từng khu vực tùy theo từng điều kiện của mọi nơi
mà sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế, ngăn ngừa và tiến tiến xóa bỏ
nạn phân biệt chủng tộc ví dụ như: đưa vào trong lĩnh vực giảng dạy, giáo dục, văn
hóa và thơng tin, ban hành pháp luật quốc gia và ký kết các điều ước quốc tế trong
đó tiêu biểu nhất là Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm
1965, nhằm chống lại các định kiến có thể dẫn tới tình trạng phân biệt chủng tộc và
để tuyên truyền, khuyến khích sự hiểu biết, khoan dung và nâng cao tình hữu nghị
giữa các quốc gia cũng như là giữa các nhóm chủng tộc và sắc tộc.
1.1.4 Quá trình phát triển
Chống phân biệt chủng tộc là một trong những vấn đề quan trọng và luôn được sự

quan tâm của cộng đồng thế giới, cũng như khi tìm hiểu về quyền con người ở phần
này ta cũng tìm hiểu về quá trình phát triển của vấn đề về chống phân biệt chủng
tộc được quy định và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế có giá trị pháp lý. Văn
kiện quốc tế được nhắc đến đầu tiên là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, năm
1948 được thông qua theo Nghị quyết số 217 A (III) ngày 10-12-1948 của Đại hội
đồng Liên hợp quốc.
Đây là một trong những văn kiện quan trọng và cơ bản nhất của vấn đề nhân
quyền. Văn kiện này là sự tổng kết, khái quát các giá trị nhân quyền trong lịch sử
nhân loại, đồng thời đã phản ánh những đòi hỏi bức xúc nhất trong việc bảo vệ
quyền con người của các dân tộc ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuyên ngôn
đã xác định các nguyên tắc và chuẩn mực của quyền con người. Đó là ngun tắc
khơng phân biệt đối xử; các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội
văn hóa và thủ tục giám sát quốc tế. Trong 30 điều khoản của văn kiện này, trừ điều
29 và 30 quy định về giải thích Tuyên ngôn, đã quy định khá đầy đủ các quyền tự
do cơ bản của con người và những hạn chế phải chấp nhận vì quyền, lợi ích của
người khác và của cộng đồng.
Những quy định trong Tuyên ngôn là nền tảng để hình thành và phát triển các cơng
ước quốc tế khác về nhân quyền. Ví dụ như: Điều 1 về quyền bình đẳng, khơng phân
biệt đối xử, Điều 3 về quyền sống, Điều 5 quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
Điều 10, 11 về các quyền trong tố tụng hình sự (như được xét xử cơng bằng, cơng
khai trước tịa án, quyền được coi là vơ tội cho đến khi được chứng minh là phạm


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
tội), Điều 18, 19 về các quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo và tự do ngơn
luận...6
Sau năm 1945, Hiến chương Liên hợp quốc ra đời là một trong những văn kiện
pháp lý quan trọng của Luật quốc tế trong đó vấn đề nhân quyền cũng có một số
điều khoản quy định liên quan đến chống phân biệt chủng tộc. Tuyên ngôn thế giới

về nhân quyền tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm
giá và các quyền, mỗi người đều có quyền được hưởng các quyền và tự do mà
khơng có bất kỳ sự phân biệt nào, đặc biệt là về sắc tộc, màu da hoặc nguồn gốc
dân tộc. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp
luật bảo vệ, chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử cũng như sự xúi giục phân
biệt đối xử. Liên hợp quốc đã lên án chủ nghĩa thuộc địa và tất cả các hoạt động
chia rẽ và phân biệt liên quan đến nó dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ ở đâu.
Hiến chương của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc về sự bình đẳng và phẩm giá
vốn có của con người và tất cả các nước thành viên cam kết sẽ có những hoạt động
riêng hoặc phối hợp cùng tổ chức Liên hợp quốc, nhằm đạt được các mục tiêu của
Liên hợp quốc là khuyến khích và tăng cường sự tơn trọng và tn thủ các quyền
con người cũng như các tự do cơ bản khác của tất cả mọi người, khơng có bất kỳ sự
phân biệt về sắc tộc, giới tính, ngơn ngữ hay tôn giáo.
Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa ngày 14-12-1960
(Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 1514 (XV)) đã khẳng định và long
trọng tuyên bố sự cần thiết phải kết thúc chủ nghĩa thuộc địa một cách nhanh chóng
và vơ điều kiện. Tun bố của Liên hợp quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân
biệt chủng tộc ngày 20-1-1963 (Nghị quyết 1940 của Đại hội đồng (XVIII)) đã
khẳng định sự cần thiết phải loại bỏ nhanh chóng nạn phân biệt chủng tộc trên tồn
thế giới dưới mọi hình thức và mọi cách thể hiện, đảm bảo sự hiểu biết và tôn trọng
nhân phẩm con người, bất cứ một học thuyết nào về sự vượt trội dựa trên sự khác
biệt về sắc tộc đều là sai lầm về mặt khoa học và bị lên án về mặt đạo đức, không
đúng và nguy hiểm về mặt xã hội và khơng thể có sự biện minh nào đối với sự phân
biệt chủng tộc trong lý thuyết cũng như trong thực tế ở bất cứ đâu.
Phân biệt chủng tộc là sự vi phạm các quyền của con người, đe dọa mối quan hệ
hữu nghị giữa các dân tộc, sự hợp tác giữa các quốc gia và nền hịa bình, an ninh

6

Luật quốc tế về quyền con người, Nxb Lý Luận Chính Trị, 2005, tr 81.



Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
quốc tế, do đó, mỗi quốc gia cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và
xóa bỏ mọi hành vi phân biệt chủng tộc.
Tuyên bố năm 1963 nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia, đặc
biệt là quốc gia mới giành độc lập ở châu Phi và châu Á. Bởi vậy, chỉ trong vịng
hai năm sau đó, ngày 21-12-1965, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc đã chính thức được Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua
bằng Nghị quyết 2106A (XX), để cung cấp cho các quốc gia một công cụ pháp lý
hữu hiệu hơn trong hoạt động chống phân biệt đối xử về chủng tộc và những hình
thức biểu hiện của nó. Cơng ước này là một trong những điều ước quốc tế có giá trị
pháp lý đầu tiên về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, và nó đã thể hiện
quyết tâm cao cả của các nước thành viên Liên hợp quốc trong vấn đề chống và xóa
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử (ra đời trước Công ước về quyền dân sự, chính
trị và Cơng ước về kinh tế, xã hội và văn hóa).
Ngồi Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Công
ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 vấn đề chống
phân biệt chủng tộc còn được quy định trong nhiều điều ước quốc tế khác về quyền
con người như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Cơng
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Cơng ước quốc tế về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ
em năm 1989; Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục năm 1984.
Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam non trẻ mới ra đời sau thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc "tất cả công dân Việt
Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều 6).
Vấn đề hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được xác định tại Hiến pháp
"Ngồi sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi

phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung" (Điều 8).
Tư tưởng và những nguyên tắc cơ bản đã tiếp tục được ghi nhận và phát triển tại
các Hiến pháp tiếp theo. Hiến pháp năm 1992 khẳng định quyền bình đẳng về chính
trị của các dân tộc trên đất nước: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam"
(Điều 5). Nhằm bảo đảm, củng cố sự bình đẳng giữa các dân tộc, Hiến pháp năm
1992 còn quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách bình
đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ
dân tộc; các chính sách phát triển về mọi mặt, để từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà cịn
được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trên lĩnh vực văn hoá. Nhằm đảm bảo
sự phát triển bền vững, tôn trọng bản sắc dân tộc và bảo đảm sự bình đẳng giữa
các dân tộc, Điều 5 Hiến pháp năm 1992 cịn khẳng định "Các dân tộc có quyền
dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình".
Năm 1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt
chủng. Như vậy, tất cả các công ước trực tiếp điều chỉnh các vấn đề loại bỏ phân
biệt chủng tộc và các tội ác khác liên quan đến phân biệt chủng tộc đều đã được
Việt Nam tham gia đầy đủ. Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của hầu hết các công
ước quan trọng khác về quyền con người có ghi nhận các nguyên tắc chống phân
biệt trên cơ sở chủng tộc như Công ước về các quyền dân sự và chính trị, Cơng ước
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hố, Cơng ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ, Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em.7
1.2 Tình hình phân biệt chủng tộc trên thế giới trong giai đoạn trƣớc đây và giai
đoạn hiện nay

1.2.1 Giai đoạn trước đây
Trong giai đoạn trước, những hành vi phân biệt chủng tộc đã từng xảy ra ở nhiều
nơi và nhiều khu vực. Nó xảy ra hàng ngày ở những mức độ khác nhau đối tượng bị
tác động nhiều nhất là những người thuộc thành phần dân tộc thiểu số, dân tộc ít
người, phụ nữ, trẻ em… xâm hại đến công bằng, văn minh, trật tự cơng cộng và an
ninh trong xã hội. Có thể lấy một số ví dụ điển hình sau đây:
Séc Bi là một nước xảy ra hành vi phân biệt chủng tộc rất nghiêm trọng. Tháng 71995, lực lượng Serbia tại Bosnia do tướng Ratko Mladic cầm đầu đã giết 8.000
nam giới và thiếu niên Hồi giáo Bosnia và chôn xác họ trong các hố chôn tập thể.
15 năm sau vụ thảm sát, thi thể của hàng nghìn nạn nhân đã được khai quật trong
hơn 70 hố chôn tập thể quanh thị trấn Srebrenica. Khoảng 5.600 người đã được xác
định nhân dạng qua ADN.8
Quốc hội Serbia mạnh mẽ lên án tội ác chống lại người Hồi giáo Bosnia ở
Srebrenica tháng 7-1995, theo xác định của Tịa án cơng lý quốc tế đồng thời Quốc
hội Serbia cũng nói lời xin lỗi đối với gia đình các nạn nhân vì đã khơng làm những
gì có thể để ngăn chặn vụ thảm sát.
7

Cơ Quan Đại Diện Ngoại Giao Việt Nam ở Nước Ngoài , Việt Nam và việc thực hiện pháp luật chống phân biệt chủng tộc,

[truy cập ngày 26/9/2014].
8

Tuổi trẻ online, Quốc hội Serbia xin lỗi vụ thảm sát 8.000 người Bosnia, [ truy cập ngày 28/10/2014]


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Ngoài ra, các hiện tượng phân biệt chủng tộc cũng đã và đang diễn ra ngay tại
những nước có nền kinh tế rất phát triển và vẫn được thừa nhận có vai trị tiên
phong trong vấn đề bảo vệ quyền con người. Điển hình như sự kỳ thị đối với người

da đen ở Hoa Kỳ, việc phân biệt đối xử đối với thổ dân da đỏ ở châu Úc, hành động
của các nhóm phát xít mới, của lực lượng “đầu trọc” ở Đức nhằm vào những người
nhập cư, nhất là những người Châu á...vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ.
Trong giai đoạn 1975-1979 tại Campuchia chế độ Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3
triệu người trong tổng dân số gần 8 triệu. Mục tiêu của chế độ này là các nhà sư
Phật giáo, những tri thức có ảnh hưởng phương tây, những người tàn tật, các dân
tộc thiểu số như Lào và Việt Nam. Lãnh đạo Khmer Đỏ tuyên bố rằng: chỉ một hay
hai triệu người là cần thiết để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản khơng tưởng.
Đối với những người khác thì “ sống cũng chẳng được gì; chết cũng chẳng mất gì”.
Họ bãi bỏ mọi tơn giáo và giải tán các nhóm người thiểu số, cấm họ nói những
ngơn ngữ của họ cũng như thực hiện các nghi lễ nghi thức theo phong tục.9
Hay ta nhắc đến câu chuyện đầy thương tâm của Emmett Till Louis (25/7/194128/8/1955) là cậu bé người Mỹ gốc Phi, chỉ vì vơ tình ht sáo với một người phụ
nữ da trắng mà cậu bé bị đánh đập, móc mắt, siết cổ bằng dây thép gai và vứt
xuống sơng. Phẫn nộ trước hành động đầy thú tính của những kẻ da trắng, mẹ của
cậu bé đã công khai đấu tranh, cơ để con trai mình trong chiếc quan tài mở và cho
phép tất cả mọi người tới xem, cơ nói rằng: “tơi muốn thế giới đến xem những gì
mà sự phân biệt chủng tộc đã làm”.10
Qua một vài ví dụ trên ta thấy rằng tình hình phân biệt chủng tộc trong giai đoạn
trước đây diễn ra hết sức phổ biến và gây gắt, gây ra đau thương và mất mát cho
những người được xem là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc.
1.2.2 Giai đoạn hiện nay
Xã hội ngày càng phát triển, ý thức của con người cũng ngày được nâng cao, tuy
khơng thể nói rằng nạn phân biệt chủng tộc khơng cịn nữa nhưng có thể khẳng
định rằng tình hình phân biệt chủng tộc trong giai đoạn hiện nay đã giảm một cách
đáng để. Nhận thức được sự cần thiết của việc chống phân biệt chủng tộc và bảo vệ
quyền con người các nước trên thế giới đã tích cực thực hiện và cho ra đời các
công ước về bảo vệ quyền con người như:
- Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc
1965;
9


CAND, Cựu lãnh đạo Khmer đỏ hầu tòa, [ truy cập ngày
1/11/2014]
10
Kênh 14.vn, Những câu chuyện phân biệt chủng tộc không thể quên trong lịch sử, [ truy cập ngày 1/11/2014]


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
- Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979;
- Cơng ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân
đạo hay hạ nhục khác 1984;
- Công ước về quyền trẻ em 1989;
- Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và các
thành viên trong gia đình họ, 1990;
- Cơng ước quốc tế về bảo vệ tất mọi người khỏi bị đưa đi mất tích 2006;
- Cơng ước về quyền của những người khuyết tật 2006;
Và rất nhiều tuyên bố, nghị định thư và các điều ước quốc tế khác.
Tiêu biểu cho việc thực hiện tốt các công ước về quyền con người ở khu vực Đông
Nam Á vào ngày 3-7 tại Hà Nội, Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân
quyền(AICHR) đã tổ chức hội thảo khu vực về chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt
trong việc thực hiện báo cáo tại các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Thứ
trưởng Phạm Quang Vinh đã nhấn mạnh, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ thực
thi các công ước mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ Việt Nam đã khơng ngừng
triển khai thực hiện các quy định của công ước thơng qua việc nội luật hố, ban
hành nhiều chính sách và chương trình quốc gia nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn
các quyền con người theo đúng các chuẩn mực quốc tế, đồng thời nghiêm túc thực
hiện nghĩa vụ báo cáo đối với tất cả các công ước mà Việt Nam là thành viên.
Tuy có những mặc tiến bộ trên, nhưng tình hình phân biệt chủng tộc vẫn hiện hữu ở
một số nước trên thế giới. Trong 9 năm liền, Myanmar được xếp vào trong những

nước nguy hiểm nhất đối với các nhóm thiểu số, trong khi các nước Đơng Nam Á
trong đó có Campuchia, Thái Lan và Malaysia được xếp vào số các nước gia tăng
tình trạng căng thẳng chủng tộc.11
Báo cáo thường niên về Tình trạng Người thiểu số và bản địa trên thế giới của Tổ
chức Quốc tế về quyền người thiểu số phát hành hôm 3/7/2014, trình bày các cuộc
nghiên cứu trường hợp tại 70 quốc gia trên toàn cầu và xếp hạng các nước này dựa
trên mức độ nguy hiểm mà các nhóm thiểu số trong nước đó đối mặt.
Myanmar là quốc gia Đơng Nam Á duy nhất nằm trong mức đe dọa, đứng thứ 8
trong nhóm 10 quốc gia, trong đó Somalia xếp thứ nhất, Afghanistan xếp thứ 5 và
Pakistan xếp thứ 7. Báo cáo lưu ý mặc dù chính quyền Myanmar “đang từng bước
cởi mở hơn”, “thái độ thù địch chống người Hồi giáo thiểu số” vẫn cứ tăng.

11

Ucanews.com, Tội ác do thù hận và phân biệt chủng tộc gia tăng tại Đông Nam Á,
[ truy cập
ngày 1/11/2014]


Một số vấn đề về chống phân biệt chủng tộc trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam
Tháng 2-2012, vụ Trayvon Martin - một thiếu niên da đen 17 tuổi bị bắn chết trong
cuộc xô xát tại Sanford, Florida đã làm dấy lên làn sóng phản đối nạn phân biệt
chủng tộc lớn chưa từng có trong lòng nước Mỹ. Nghiêm trọng hơn, khi tòa án ra
phán quyết tha bổng người đã bắn chết Trayvon Martin, phong trào biểu tình "Cơng
lý cho Trayvon" đã diễn ra tại hơn 100 TP trên toàn nước Mỹ. Nhằm xoa dịu tình
hình, trong một cuộc họp báo bất thường hồi cuối tháng 7/2013, Tổng thống Barack
Obama đã thừa nhận, nhiều người da đen ở Mỹ đã phải trải qua sự phân biệt đối xử

chủng

tộc.
Đúng như Tổng thống Obama thừa nhận trong một lá thư viết tay hiếm hoi năm
2013, nỗi đau của người Mỹ gốc Phi trong vụ Trayvon Martin là một phần của "một
lịch sử vẫn chưa thể chấm hết", những gì diễn ra tại bang Missouri rất có thể sẽ lặp
lại vào bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào trên nước Mỹ. Vì thế, để ngăn chặn
những thảm kịch bắt nguồn từ vấn đề phân biệt chủng tộc, chính quyền liên bang và
các bang cịn rất nhiều việc phải làm.12
Tính tới thời điểm hiện tại phân biệt chủng tộc vẫn đang là một vấn đề nổi cộm ở
nước Mỹ Có thể nói việc ơng Barack Obama lên nhậm chức, trở thành tổng thống
da màu đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ đã làm dấy lên hy vọng về mối quan hệ
tốt đẹp hơn giữa người da đen và da trắng cũng như sự bình đẳng lớn hơn giữa các
chủng tộc ở nước Mỹ. Tuy nhiên các vụ việc căng thẳng chủng tộc vẫn diễn ra trên
đất nước này.
Vì vậy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền cơ bản của con người nói chung và
xố bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc nói riêng, ngồi nỗ lực của từng quốc gia còn
cần sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
1.3 Các chủ thể liên quan
1.3.1 Chủ thể quyền
Chủ thể quyền mà cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức chống phân biệt chủng tộc
muốn hướng tới là những người có quyền và nghĩa vụ nhất định. Thứ nhất theo
cơng ước thì chủ thể đó bao gồm những người bị phân biệt chủng tộc cụ thể như về
chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc. Ở các nước phương tây trong giai đoạn
trước đây họ phân biệt giữa những người da trắng với những người da màu, họ cho
rằng chỉ có những người da trắng mới được coi trọng, mới được xem là cao quý
hơn hẳn. Nhất là đối với những người da đen, thậm chí họ mua bán những người da
đen và xem họ là nơ lệ của mình và khi họ khơng cần nữa thì họ có thể giết đi như

12

Kinh tế và đơ thị online, Phân biệt chủng tộc tại Mỹ: nhiều việc phải làm, [ truy cập ngày 1/11/2014]



×