Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

thành lập và hoạt động của khu chế xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.55 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 37 (2011 – 2014)

THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA KHU CHẾ XUẤT

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

T.S Cao Nhất Linh
Bộ môn: Luật Thương Mại

Nguyễn Tuấn An
MSSV: 5118675
Lớp: Luật Hành Chính

Cần Thơ, Tháng 12 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................


..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…….tháng……..năm 2014
Giảng viên hướng dẫn

T.S Cao Nhất Linh



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................... 2
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
6. Bố cục đề tài.................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KHU CHẾ XUẤT ......................................................... 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CHẾ XUẤT.......................................................................... 5
1.1.1 Định nghĩa khu chế xuất....................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của khu chế xuất.................................................................................. 7
1.2. VAI TRÒ CỦA KHU CHẾ XUẤT ........................................................................... 8
1.2.1. Đối với nền kinh tế ............................................................................................... 9
1.2.2. Đối với đời sống xã hội........................................................................................13
1.2.3 Đối với môi trường...............................................................................................15
1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CHẾ XUẤT.....................16
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................16
1.3.2. Tại việt nam.........................................................................................................18
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA KHU CHẾ XUẤT ..................................................................................................21
2.1 THÀNH LẬP KHU CHẾ XUẤT..............................................................................21
2.1.1 Quy trình và hồ sơ thành lập khu chế xuất ........................................................21
2.1.1.1 Trình tự thành lập..........................................................................................22
2.1.1.2 Hồ sơ thành lập khu chế xuất có trong quy hoạch tổng thể phát triển khu chế
xuất hoặc có trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt ..................23
2.1.1.3 Hồ sơ thành lập khu chế xuất chưa có trong quy hoạch tổng thể phát triển khu
chế xuất.............................................................................................................................24
2.1.2 Điều kiện thành lập..............................................................................................26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................27
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý khu chế xuất ..................27
2.1.4.1 Về chức năng ban quản lý khu chế xuất.........................................................27
2.1.4.2 Về nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý ...................................................28


2.1.5 Quản lý của nhà nước đối với khu chế xuất .......................................................31
2.2. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀO KHU CHẾ XUẤT....................................................36
2.3. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ VÀO KHU CHẾ XUẤT....................................................39
2.4. VẤN ĐỀ LƯU TRÚ, TẠM TRÚ TRONG KHU CHẾ XUẤT ...............................41
2.5. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI KHU CHẾ XUẤT ..................................42
2.6. THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA KHU CHẾ XUẤT ..............43
2.7. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ TÀI CHÍNH CỦA KHU CHẾ XUẤT .........46
2.7.1 Nguồn vốn đầu tư hạ tầng của ngân sách nhà nước...........................................47
2.7.2 Vốn huy động .......................................................................................................47
2.7.3 Một số chính sách ưu đãi về tài chính.................................................................48
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KHU CHẾ XUẤT............................................................................................................51
3.1 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ KHU CHẾ XUẤT .......51
3.1.1 Hạn chế của pháp luật về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của khu chế xuất51
3.1.2 Hạn chế của pháp luật về quyền hạn của ban quản lý khu chế xuất.................52
3.1.3 Hạn chế của pháp luật về thủ tục hành chính ....................................................53
3.1.4 Hạn chế của pháp luật về những quy định liên quan đến môi trường ..............54
3.2 HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHÁP
LUẬT LIỆN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU
CHẾ XUẤT .....................................................................................................................54
3.2.1 Hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của khu chế
xuất ..................................................................................................................................55
3.2.2 Hướng hoàn thiện pháp luật về quyền hạn của ban quản lý khu chế xuất .......55
3.2.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính...........................................56

3.2.4 Hướng hoàn thiện pháp luật về những quy định liên quan đến môi trường ....56
3.3 MỘT SỐ HƯỚNG HOÀN THIỆN KHÁC ..............................................................56
3.2.2 Quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối. .......................................................58
3.3.3 Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng và hoạt động của các khu chế xuất.60
3.3.4 Tăng cường công tác tiếp thị đầu tư vào khu chế xuất. .....................................61
3.3.5 Đầu tư và phát triển hạ tầng có chất lượng cao .................................................62
3.3.6 Phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường ........................................................63
3.3.7 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho khu chế xuất..........................63
3.3.8 Một số vấn đề khác cần quan tâm.......................................................................63


KẾT LUẬN...................................................................... .64



THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm mục đích thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống ngày càng mạnh mẽ, không chỉ riêng Việt Nam mà
các nước trên thế giới cũng tìm kiếm con đường thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn
vốn từ nước ngoài. Cụ thể là nguồn vốn của các nước tư bản phát triển. Và đó cũng là
một trong những yếu tố tác động vào sự hình thành một số loại hình kinh tế mới như:
khu công nghiệp, khu chế xuất. Để đạt được mục tiêu vào năm 2020, nước ta trở thành
nước công nghiệp thì việc thành lập các khu chế xuất là một trong những nhân tố quan
trọng. Trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển đổi ở nước ta thì việc xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất là điều cần thiết.
Do vậy, người viết tiếp cận nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến việc
thành lập và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất,...Trong đó đề tài chính

mà người viết cần phân tích và làm rõ là: “Thành lập và hoạt động của khu chế
xuất”. Thành lập và hoạt động của khu chế xuất đã từng bước đưa nước ta tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa và tập trung
hóa. Chính phương thức này cho phép chúng ta khai thác tốt nhất tài nguyên và nguồn
lực con người: sử dụng vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của tổ chức
thế giới vào quá trình sản xuất kinh doanh và các dịch vụ khác của đời sống xã hội. Về
phương diện chính trị, cho đến nay các loại hình khu chế xuất tập trung đã được nhiều
nước trên thế giới ứng dụng thành công. Với những kinh nghiệm của các nước đi
trước, kết quả đạt được và sự sáng tạo trong cách nhìn về tình hình thực tế của Việt
Nam chảy qua quá trình phân tích, Đảng và nhà nước ta đã ra quyết định cho việc xây
dựng các khu chế xuất mới đồng thời phát triển các khu chế xuất đã được thành lập.
Việc thành lập các khu chế xuất và đi vào hoạt động là một con đường thích hợp, một
hướng đi đúng đắn, mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta.
Về phương diện kinh tế thì việc phát triển các khu chế xuất sẽ mang lại lợi ít to lớn
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại mang lại nền khoa học tiên tiến,
không chỉ vậy nó còn tác động mạnh mẽ đến đầu tư sản xuất công nghiệp mặc khác
còn đẩy nhanh quá trình xuất khẩu, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và
tiêu dùng trong nước tăng. Về phương diện xã hội, việc phát triển các khu chế xuất còn
làm cho thu nhập quốc dân tăng nhanh và vững chắc. Đồng thời tạo nên nguồn lao
động dồi dào, trình độ người lao động cũng được nâng cao và việc bảo vệ môi trường
cũng được đảm bảo. Đó là những lý do mà vì sao người viết tìm hiểu đề tài này. Ngoài
GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
ra trong quá trình học tập và nghiên cứu thì người viết cũng tìm hiểu những văn bản

pháp luật do Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm điều chỉnh những vấn đề liên quan
đến quá trình thành lập và hoạt động của các khu chế xuất và việc áp dụng những văn
bản pháp luật này như thế nào. Thông qua việc xác định đề tài này người viết có thể
tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, có hệ thống, góp phần xây dựng nền kiến thức
khoa học luật cho bản thân. Và đó cũng là lý do mà vì sao người viết tìm hiểu đề tài
này.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý
liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của khu chế xuất theo quy định của
pháp luật hiện hành một cách khái quát. Cụ thể trọng tâm người viết đi sâu vào những
quy định liên quan đến quy trình và hồ sơ thành lập, điều kiên thành lập khu chế xuất,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu chế xuất, quản lý của Nhà
nước đối với quá trình thành lập của khu chế xuất ra sao. Bên cạnh đó người viết còn
phân tích những quy định liên quan đến hoạt động của các khu chế xuất như hình thức
đầu tư, đối tượng đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và những vấn đề liên quan
đến tài chính trong khu chế xuất. Từ những quy định cụ thể của pháp luật người viết
liên hệ với thực tiễn áp dụng những quy định này như thế nào, để biết được những
điểm tích cực và tiêu cực từ thực tiễn áp dụng để rút ra những giải pháp góp phần hoàn
thiện quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng để vượt qua những khó khăn đồng
thời tận dụng những cơ hội mới để hội nhập nền kinh tế trong và ngoài nước.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được xây dựng trên nền tảng chung, dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa
duy vật biện chứng để nghiên cứu lý luận với thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu
người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê, phối hợp với
phương pháp thống kê đưa ra những số liệu thực tiễn để chứng minh, làm rõ tầm quan
trọng của đề tài.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm xác định một cách đầy đủ, chính xác về mặt
lý luận, cũng như pháp lý và thực tiễn của việc thành lập và hoạt động của khu chế
xuất, từ đó đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc hình

thành khu chế xuất. Thông qua đó, đề tài có thể đưa ra một số kiến nghị cũng như giải
pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của khu
chế xuất nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Đảm bảo sự hình thành

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 2

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
một nền kinh tế nước nhà vững mạnh và tiên tiến với sự tham gia của các khu chế xuất
vào sự hình thành này.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về những
quy định liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của khu chế xuất để góp phần
hoàn thiện pháp luật và cơ chế pháp lý trong lĩnh vực pháp luật về thành lập và hoạt
động của khu chế xuất. Nhằm giúp cho các chủ đầu tư có thể tạo mọi điều kiện đầu tư
vào các khu chế xuất, tạo sự thuận lợi trong quản lý của Nhà nước đối với việc thành
lập và hoạt động này,...có được một khung pháp lý chuẩn mực, khoa học và thuận tiện
hơn. Quá đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong và ngoài nước, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cũng như nâng cao tay nghề của người lao động có thể tiếp cận với nền kinh tế
hiện đại thông qua quá trình thành lập và hoạt động của khu chế xuất.
6. Bố cục đề tài
Kết cấu luận văn tốt nghiệp “Thành lập và hoạt động của khu chế xuất”, ngoài
phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận
văn bao gồm 3 chương nghiên cứu sau đây:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU CHẾ XUẤT: Trong chương I người viết
tập trung vào nghiên cứu khái quát về khu chế xuất bao gồm các khái niệm liên quan

đến khu chế xuất, lịch sử hình thành và hoạt động trong các khu chế xuất trên thế giới
và ở Việt Nam, phân tích vai trò và đặc điểm của khu chế xuất theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT: Trong chương II người viết tập trung vào nghiên
cứu quy định của pháp luật về quá trình thành lập và hoạt động của khu chế xuất. Bao
gồm các nội dung sau: quy trình và hồ sơ thành lập khu chế xuất, điều kiện thành lập
khu chế xuất bao gồm những gì, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý
khu chế xuất, quản lý của nhà nước đối với khu chế xuất, đối tượng đầu tư, hình thức
đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu trong khu chế xuất, những vấn đề liên quan đến tài
chính, những quy định của pháp luật về vấn đề lưu trú trong khu vực khu chế xuất và
một số quy định khác của pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KHU CHẾ XUẤT: Trong chương 3 này người viết tập trung vào nghiên
cứu một số hạn chế và hướng hoàn thiện pháp luật về khu chế xuất. Trong đó, người
viết nghiên cứu hạn chế của pháp luật xoay quanh một số vấn đề sau: hạn chế của pháp
luật về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của khu chế xuất, quyền hạn của Ban quản lý
GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
khu chế xuất, thủ tục hành chính và những hạn chế liên quan đến những quy định
thuộc lĩnh vực môi trường. Đồng thời đưa ra hướng hoàn thiện cho những vấn đề trên.
Nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật có liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động
của khu chế xuất. Bên cạnh đó, đưa ra một số hướng hoàn thiện khác có liên quan đến
vấn đề về nguồn lao động, quản lý của Nhà nước, chính sách đầu tư, công tác tuyên

truyền, tiếp thị,…để đảm bảo cho quá trình thành lập và hoạt động của khu chế xuất
diễn ra thuận lợi hơn.

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU CHẾ XUẤT
Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển,
làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành
phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả gây rối
loạn trong phân phối lưu thông và sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. “
...để tháo gỡ khó khăn, tạo ra động lực mới, phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với
nội dung chủ yếu là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp,...”.1Đây là nhận định về sự
cần thiết phải đổi cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta trong kỳ Đại hội VI đặt mục tiêu
xóa bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Thật vậy, mục tiêu đặt ra của Đảng là cách nhìn đúng đắng trong thời
kỳ hiện nay. Xu thế hội nhập nền kinh tế, đồng thời chịu sự tác động của quá trình toàn
cầu hóa với nền khoa học kỹ thuật hiện đại nó sẽ tác động đến từng nền kinh tế và tạo
ra sự cạnh tranh gay gắt.
Là một nước đang phát triển như Việt Nam để vượt qua thử thách và xem như
cơ hội Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu, ứng dụng khu công nghiệp,
khu chế xuất ngay từ những năm đầu thập kỷ 90.2 Với ý nghĩa thu hút vốn đầu tư nước

ngoài và đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, khu chế xuất ngày càng khẳng định vai trò của
mình trong nền kinh tế trong và ngoài nước. Nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu
đề tài sâu hơn, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm và định nghĩa về khu chế xuất.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CHẾ XUẤT
1.1.1 Định nghĩa khu chế xuất
Với tên nước ngoài là Export Processing Zone gọi tắt của cụm từ khu chế biến
xuất khẩu nhưng hầu hết cái tên được sử dụng thường xuyên là khu chế xuất (đề tài
này sẽ sử dụng cụm từ khu chế xuất). Không chỉ có nhiều tên gọi khác nhau mà thậm
chí cả về định nghĩa cũng gây nhiều tranh luận. Nên hậu quả của việc tranh luận dẫn
đến có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khu chế xuất. Theo các tổ chức chuyên môn

1

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xă hội Quốc gia, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1986-1990,
[ ngày truy cập 30-08-

2014].
2

Bộ công thương Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010,
[ ngày truy cập 30-08-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Nguyễn Tuấn An



THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
trên thế giới cũng có những khái niệm khác nhau nhưng đa phần các khái niệm gần
như tương tự nhau. Điển hình một số khái niệm cơ bản sau:
+ Hiệp hội khu chế xuất ( WEPZA- World Export Processing Zone Association )
có định nghĩa khu chế xuất là: một khu vực tự do, xây dựng nhằm mục đích để xúc
tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm đột phá do Chính phủ tiến hành.
Khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa, phần lớn áp dụng cho khu chế xuất là
cởi mở hơn.3
+ Ngoài ra, tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc ( UNIDO ) khi đề cập
về khu chế xuất tại các nước đang phát triển xem khu chế xuất là khu vực có sự phân
cách về địa lý trong một quốc gia, tập trung các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu
bằng cách cung cấp các điều kiện về đầu tư và mậu dịch đặc biệt so với vùng lãnh thổ
còn lại của nước chủ nhà, đặc biệt là cho nhập khẩu miễn thuế những hàng hóa dùng
cho sản xuất để xuất khẩu.4
Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn thuần như sau:
+ Theo nghĩa hẹp: khu chế xuất có thể được xem là một lãnh địa công nghiệp tập
chung vào những lĩnh vực chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu,
đồng thời tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế quan của một nước và cũng có thể
áp dụng chế độ thương mại tự do.
+ Theo nghĩa rộng: ngoài khu vực công nghiệp chuyên môn hóa sản xuất hàng
xuất khẩu, khu chế xuất còn bao gồm những khu vực được Chính phủ cho phép như:
khu cảng tự do, khu tự do thuế quan hay còn gọi là khu phi thuế quan, khu mậu dịch tự
do, khu bảo thuế, khu công nghiệp tự do,....
Dưới gốc độ ngôn ngữ học thì khu chế xuất được hiểu là khu vực chế biến hàng
xuất khẩu.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Khoản 21, Điều 3, Luật Đầu tư năm
2005 khu chế xuất được khái niệm như sau:
“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.5


3

Viện xuất bản Flagstaff, Điều lệ của hiệp hội khu chế xuất thế giới, Wepza, 2013, tr 79.

4

Cơ quan chuyên môn của UN, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc, Nxb Bách khoa toàn thư Wikipedia, tr 2.

5

Khoản 3, Điều 21, Luật đầu tư 2005.

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 6

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
Có thể hiểu khu chế xuất là một lãnh thổ của một nước có ranh giới điạ lý xác
định mà ở nơi đó chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và diễn ra những hoạt động xuất
khẩu theo quy định của Chính phủ.
1.1.2. Đặc điểm của khu chế xuất
Cho đến thời điểm hiện nay mô hình khu chế xuất phát triển mạnh mẽ ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù, các khu chế
xuất có sự khác nhau về quy mô sản xuất, địa điểm thành lập và phương thức sản xuất,
cơ sở hạ tầng kỷ thuật. Nhưng hầu hết các khu chế xuất đều có những đặc điểm chung.
Cụ thể là tại Khoản 21, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2005 của Quốc Hội có quy định như

sau:“ khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo quy định của Chính phủ”.6 Từ đó chúng ta có thể thấy được khu
chế xuất có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Trước tiên khu chế xuất là khu vực có ranh giới địa lý xác định, được phân biệt
với những khu vực khác và thường thì không có dân cư sinh sống. Điều này để dễ
dàng phân biệt với những khu vực còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia, đồng thời khu chế
xuất được xác định ranh giới bằng các hệ thống tường rào, có cổng ra, vào. Đảm bảo
cho điều kiện kiểm soát của Hải quan và các cơ quan chức năng khác được thuận tiện.
Bất kỳ một hoạt động đầu tư hay hoạt động sản xuất nào được diễn ra bên trong khu
chế xuất điều phải chấp hành đúng với những quy định của pháp luật hiện hành không
chỉ vậy nó còn được điều chỉnh bởi các quy chế riêng của khu chế xuất đề ra. Có thể
hiểu một cách dễ hơn, ví dụ khu chế xuất gần như là một lãnh thổ của một nước, được
quy hoạch độc lập thường được ngăn cách bằng ranh giới lãnh địa của các quốc gia với
nhau.
Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật của khu chế xuất được xây dựng
nhằm mục đích sản xuất và kinh doanh không nhằm mục đích khác, ví dụ như xây
dựng không vì mục đích phục vụ cho đời sống dân cư kể cả người lao động Việt Nam
hay người nước ngoài trong khu chế xuất.
+ Đặc điểm thứ hai của khu chế xuất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho quá trình xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Có thể nói lĩnh
vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất là sản xuất hàng xuất
khẩu và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất. Trong phạm vi khu chế xuất không có hoạt
động của các ngành sản xuất khác như nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ
cho các loại hình sản xuất này. Mục đích hoạt động của khu chế xuất là thu hút các nhà
6

Khoản 21, Điều 3, Luật đầu tư năm 2005.

GVHD: TS Cao Nhất Linh


Trang 7

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
sản xuất trong và ngoài nước hướng vào xuất khẩu thông qua những biện pháp đặc biệt
như ưu đãi về thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế khác.
+ Đặc điểm thứ ba, khu chế xuất không phải là một khu vực được thành lập một
cách tự do mà được thành lập theo quy định của Chính phủ và hoạt động theo quy định
của pháp luật.
Một trong những đặc điểm quan trọng không thể thiếu của khu chế xuất đó là
trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất. Đối với khu chế xuất tường rào hay còn gọi là
ranh giới địa lý không chỉ đơn thuần là ranh giới giữa các khu vực trong khu chế xuất
mà có ý nghĩa là hàng rào thuế quan. Việc trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất với
các doanh nghiệp nước ngoài hoặc với các khu chế xuất khác thể hiện rõ tính chất
thương mại tự do. Đồng nghĩa với việc trao đổi hàng hóa không thuộc diện chịu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu, không phải thực hiện các thủ tục hải quan.
Thành lập và hoạt động của khu chế xuất chủ yếu xuất khẩu hàng hóa hay kinh
doanh các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu hướng đến thị trường trong nước và thế giới.
Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa khu chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt
Nam, trong đó ngoại trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu. Còn đối với
thủ tục hải quan như: kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của khu chế xuất được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về Hải
quan.
Trên đây là những đặc điểm chung của những khu chế xuất hình thành và hoạt
động tại Việt Nam.
1.2. VAI TRÒ CỦA KHU CHẾ XUẤT
Khởi đầu với những chuyển biến, khởi sắc và thành công trong giai đoạn hình

thành cũng như hoạt động, các khu chế xuất góp phần xây dựng nền kinh tế-xã hội
vững mạnh. Chảy qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa thị trường việc
hình thành, phát triển các khu chế xuất đã in đậm dấu ấn với những tiến bộ. “ Đây thật
sự là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.7
Chính vì thế, phát triển bền vững các khu chế xuất sẽ góp phần vào chiến lược phát
triển bền vững nền kinh tế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Quả thật đúng
như vậy, theo như đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chảy qua
20 năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các khu chế xuất đã đạt được những

7

Bộ kế hoạch và đầu tư, Đánh giá vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam,
[ Ngày truy cập 08-10-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 8

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển nền kinh tế
đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
1.2.1. Đối với nền kinh tế
Sự hình thành các khu chế xuất đã tạo nên những thành tựu phát triển chung
nền kinh tế cả nước. Hoạt động phát triển của các khu chế xuất đã góp phần thúc đẩy
nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Không thể phủ nhận vai trò của các khu chế xuất khi nói đến quá trình đổi mới
đất nước khu chế xuất đang bộc lộ rõ nét tính chất, hiệu quả của một mô hình thu hút

đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Điều
này được thể hiện cụ thể như sau:
Đây có lẽ được xem là một trong những vai trò hàng đầu của khu chế xuất mang
lại cho nền kinh tế nước ta. Nếu như trước đây, các đơn vị sản xuất công nghiệp hình
thành một cách manh mún, rời rạc, chưa có sự liên kết, tổ chức chặt chẽ. Điều đó
không chỉ tạo khó khăn trong việc quản lý, khó quy hoạch mà còn làm cản trở quá
trình phát triển vì mạnh ai nấy làm, không xem xét đến sự ảnh hưởng chung như đầu
ra của sản phẩm, vấn đề về môi trường xã hội. Thì nay, việc quy hoạch các khu vực
sản xuất đó thành khu chế xuất, có sự quản lý chặt chẻ của Nhà nước, các khu chế xuất
đã tạo ra một khối lượng sảm phẩm lớn góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP của
cả nước. Cụ thể như theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng
GDP của năm 2012 đến năm 2013 tăng 4,93% đến đầu tháng 6 năm 2014 từ quý 1 đến
quý 2 tăng lần lượt là 5,18% và 5,25% .8Khu chế xuất còn một vai trò không thể kém
phần quan trọng đối với nền kinh tế là thu hút hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập
khẩu.
Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để phát triển nền
kinh tế chuyển từ sản xuất nhỏ, lên sản xuất lớn khu chế xuất không chỉ tác động rất
lớn đến hoạt động đầu tư mà nó còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát
triển nền kinh tế. Khu chế xuất đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp
tại một số địa điểm chọn lọc, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công
nghiệp trong phạm vi cả nước góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ. Tại cuộc trả lời
phỏng vấn của phóng viên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ông Bùi Quang Vinh đã
khẳng định vai trò của mô hình khu chế xuất đã góp phần thu hút đầu tư, tăng trưởng

8

Linh Trang, Tăng trưởng GDP 5,8%: mục tiêu chưa hoàn thành, Thời báo, 2014,
[ Ngày truy cập 08-102014].


GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 9

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
công nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.9
Khu chế xuất còn giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI tạo nguồn vốn bổ
sung cho phát triển nền kinh tế. Vì Việt Nam muốn tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế, đòi hỏi Việt Nam phải có số lượng đầu tư rất lớn. Do nguồn vốn trong nước chưa
đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Cho nên việc thu hút nguồn
vốn từ nước ngoài vào các khu chế xuất là rất quan trọng nó thể hiện tiềm năng phát
triển công nghiệp của Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2012, khu chế
xuất và khu công nghiệp đã thu hút được 4.300 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với
tổng số vốn đầu tư là 32,7 tỷ USD, với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
khu chế xuất chiếm khoảng 40-50% tổng vốn FDI. Ngoài ra việc thu hút nguồn vốn
vào các khu chế xuất còn tạo đều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa “ tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỉ trọng sản xuất nông nghiệp”.
Các khu chế xuất đã và đang tạo ra nhân tố quan trọng trong việc tăng trưởng quy
hoạch công nghiệp, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu.
Chúng ta không thể không thừa nhận chính sự phát triển của các khu chế xuất cũng đã
thúc đẩy quá trình phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở dịch vụ, tạo điều kiện
chuyển dịch nền kinh tế xã hội chung. Sức ảnh hưởng tích cực của khu chế xuất có thể
xác định trên nhiều khía cạnh như:
+ Tình hình thế giới hiện nay có sự canh tranh gay gắt giữa các nước đi đầu tư và
tiếp nhận đầu tư, xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tạo điều kiện

thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước chủ nhà với chủ
đầu tư, lãnh thổ của các chủ đầu tư. Đi cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh
tế Đảng và Nhà nước ta chủ trương hình thành các khu chế xuất nhằm thực hiện mục
tiêu sản xuất công nghiệp, dịch vụ, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Để khẳng
định vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế của khu vực và thế giới, các khu chế
xuất ở Việt Nam hiện đang là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các
lĩnh vực khác nhau với nhiều sản phẩm đa dạng được xuất khẩu toàn cầu. Đó cũng là
vai trò không thể thiếu của khu chế xuất đối với nền kinh tế.

9

Trung tân xúc tiến đầu tư phía Nam-Bộ kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá vai trò Khu công nghiệp, Khu chế xuất và khu kinh tế
trong nền kinh tế Việt Nam, />[Truy cập ngày 07-10-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
+ Đối với mặt bằng: khu chế xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn
đầu tư trong nước và nước ngoài cho sản xuất, hình thành các doanh nghiệp mới. Điển
hình cho khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ với
ngành dệt may đã thu hút 265 triệu USD vốn FDI, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm
2013 theo sự cho biết của Ban quản lý khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh.10
+ Khu chế xuất giữ vai trò trong việc tác động ngược lại đối với các nền kinh tế
khác. Vì thông qua việc cung cấp trực tiếp các nguyên vật liệu và các dịch vụ gia công
chế biến sản phẩm cho các khu chế xuất nó đã tạo ra vai trò gián tiếp góp phần thúc

đẩy các ngành kinh tế khác và nền kinh tế cùng phát triển. Việt Nam là một quốc gia
đa dạng và phong phú về nguồn lao động và tài nguyên rừng, biển, khoáng sản,...đó là
một trong những tiềm năng để cung cấp nguyên liệu cho các khu chế xuất. Đồng thời
thu nguồn ngoại tệ thông qua việc thu tiền các dịch vụ như: điện, nước, thông tin liên
lạc, thuê mặt bằng,...Hình thành và phát triển của các khu chế xuất góp phần tạo sự
liên kết giữa các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Đặc biệt với sự phát triển của
công nghệ thông tin, ngành cơ khí, điện tử.
+ Trên cơ sở những kết quả đạt được như đã nêu trên, khu chế xuất còn góp phần
đáng kể cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có khu chế xuất nói
riêng và cả nước nói chung.
Thành lập và hoạt động của các khu chế xuất cũng giữ vai trò quan trọng trong
việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất.
Khu chế xuất có thể được xem là một trong những khu vực đặc biệt có những
điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với những chính sách ưu đãi đầu tư được áp
dụng. Việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng với trình dộ quản
lý cao của đội ngũ cán bộ tri thức của khu chế xuất, trình độ của công nhân theo các
tiêu chuẩn quốc tế cũng được áp dụng tại Việt Nam. Đây là điểm đến lý tưởng của các
nhà đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài. Điều này được xem là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần để nước ta hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Khu chế xuất là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới.
Cùng với những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, mà các nhà đầu
tư nước ngoài đưa vào Việt Nam điều này làm cho người lao động cũng như đội ngũ
cán bộ được học hỏi nâng cao về tay nghề lẫn trình độ.

10

Trần Việt Hà, Dệt may chiếm hơn 80% vốn FDI vào các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Báo mới, 2014,
[ Ngày truy
cập 08-10-2014].


GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
Quá trình hình thành và hoạt động của các khu chế xuất ở Việt Nam trong thời
gian qua đã có những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nói chung. Sự hình thành
các khu chế xuất đã khẳng định vị trí quyết định của mình trong nền kinh tế nước nhà
được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các khu chế xuất đối với tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế như khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh
thu và xuất khẩu của các khu chế xuất, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh
nghiệm quản lý. Do đó việc xây dựng và phát triển các khu chế xuất là việc làm đúng
đắn.
Thành lập và hoạt động của các khu chế xuất cũng góp phần hiện đại hóa hệ
thống kết cấu hạ tầng.
Sự hình thành và quá trình hoạt động của các khu chế xuất trong thời gian vừa
qua không chỉ thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mà còn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hệ thống hạ tầng trong và
ngoài khu vực khu chế xuất cũng được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện xoay quanh
một số khía cạnh sau đây:
+ Các khu chế xuất cũng góp phần tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối
đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả
nước. Điều này thông qua việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng khu chế xuất phát
triển làm tiền đề cho sự kích thích phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, sự chênh lệch giàu và nghèo, nâng cao đời
sông vật chất tinh thần của nhân dân. Chúng ta có thể thấy ở một số nơi có khu chế
xuất phát triển mạnh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nhơn Trạch- Đồng Nai, Thuận

An-Bình Dương,...cùng với quá trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất thì điều
kiện hạ tầng ở những khu vực này cũng được cải thiện đáng kể, nhu cầu dịch vụ ngày
càng được gia tăng, góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ trong
vùng.
+ Viêc thu hút nguồn vốn đầu tư để tiến hành xây dựng và đồng bộ hệ thống kết
cấu hạ tầng trong khu chế xuất cũng là một những yếu tố quyết định thu hút đầu tư.
Điều này cũng nhờ các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của
Nhà nước. Việc đầu tư của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác
nhau đầu tư vào khu chế xuất cũng tạo nên sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp
tạo nên sự hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư vào khu chế chế.
+ Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nay. Việc tăng trưởng nhanh và phát
triển lâu bền là vấn đề quan trọng cần đặt ra đối với nền kinh tế của mỗi nước. Việc
xây dựng và phát triển các khu chế xuất trên thế giới diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong
GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 12

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
khi đó Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng điều kiện về cơ sở hạ tầng trong
phạm vi cả nước còn gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế trong nước chưa đủ
điều kiện nên nhà nước không thể triển khai việc xây dựng kết cấu hạ tầng trên quy mô
lớn thì việc hình thành những khu vực riêng như khu chế xuất với những điều kiện ưu
việt về mặt bằng hoạt động, cơ sở hạ tầng kỷ thuật, thủ tục thuê đất, chính sách thuế
khóa,...cho tiến hành xây dựng những khu vực riêng một mặt giúp nhà nước thực hiện
mục tiêu tiết kiệm đất đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển hạ
tầng. Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong khu chế xuất không chỉ thu
hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất và cạnh

tranh.
Không chỉ vậy sự hình thành các khu chế xuất tập trung đã đẩy nhanh quá trình
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước diễn ra mạnh mẽ. Điển hình là khu chế
xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung I, khu chế xuất Linh Trung II hoạt động trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được kết quả to lớn. Cụ thể là trên địa bàn
thành phố các khu chế xuất chỉ tập trung chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ban quản lý khu chế xuất cho biết từ khi
hoạt động cho đến thời điểm hiện nay thì hoạt động xuất khẩu tăng liên tục. Trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 tuy chịu sự ảnh hưởng nhất định
của suy thoái kinh tế đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu chế xuất
nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắn duy trì thị trường xuất khẩu và tăng trưởng ổn
định. Với 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 13% so với năm 2010 và
kim ngạch nhập khẩu chiếm 3,1 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất
khẩu là 1,8 tỷ USD tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch nhập khẩu là 1,44
tỷ USD tăng 53% so với cùng kỳ năm 2011.
1.2.2. Đối với đời sống xã hội
Khu chế xuất hình thành đã giải quyết vấn đề về việc làm cho người lao
động.
Khu chế xuất là một khu vực đặt biệt có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ
tầng cùng với những chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Cùng với nền công nghệ
hiện đại, tiên tiến trên thế giới kết hợp với đội ngũ cán bộ doanh nghiệp với năng lực
quản lý cao, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực của quốc tế đã được
áp dụng tại Việt Nam. Như đã nêu ở phần trên việc xây dựng các doanh nghiệp trong
khu chế xuất với các trang thiết bị hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, trình độ cao,
nhiều ưu đãi đặc biệt,...sẽ tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhằm thu hút sự
đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần những chính sách kinh tế mở và chiến lược
GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 13


SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Một khi việc thu hút đầu tư có hiệu quả thì
đồng nghĩa với số lượng nhà đầu tư vào Việt Nam cùng các dự án lớn, khi đó nhu cầu
lớn về nguồn lao động phát sinh. Như vậy, nói theo cách khác thì khu chế xuất đã góp
phần gián tiếp tạo thêm việc làm cho người lao động. Do Việt Nam là một nước đông
dân, so với các nước trog khu vực thì tốc độ tăng nhanh về dân số là vượt trội, ngoài ra
kinh tế việt nam chủ yếu là nông nghiệp nên tỉ lệ người lao động thất nghiệp khá cao,
bên cạnh đó tỉ lệ người lao động thất nghiệp tại các đô thị ngày càng tăng và chủ yếu
là những người vừa đủ tuổi lao động. Từ đó khẳng định được vai trò của sự hình thành
khu chế xuất là vấn đề quan trọng trong việc giải quyết việc làm đồng thời giải quyết
gần như triệt để mục tiêu về việc làm cho người lao động. Vì đối với các nước đang
phát triển thì vấn đề việc làm được quan tâm hàng đầu.
Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các khu chế xuất có điều kiện sản xuất
sẽ thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Theo như nhận
định của Ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: việc hình
thành và phát triển các khu chế xuất cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết
việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người
lao động. Ông cũng cho biết cho đến năm 2011, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã
giải quyết việc làm cho hơn 1,7 triệu lao động, trung bình 77 lao động/ha công
nghiệp.11
Thành lập và hoạt động của các khu chế xuất góp phần thu hút những lao động
có tiềm năng và hiệu quả. Giải quyết lao động tại chỗ của những lao động là hộ gia
đình có đất bị thu hồi. Bản thân của công nghệ sản xuất và kinh nghiệm của những
chuyên gia do các nhà đầu tư nước ngoài đem đến đòi hỏi có những nguồn lao động
phù hợp, qua đó nâng cao trình độ về mọi mặt của người lao động trong nước. Chính
vì vậy, nó còn góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động vì khi vào làm việc thì
người công nhân trong các khu chế xuất phải có tay nghề trong lĩnh vực mà doanh

nghiệp đang kinh doanh hoặc họ đã từng làm qua các trung tâm dạy nghề hay trong
các khu chế xuất đó nên mở các lớp đào tạo nghề cho công nhân. Thông qua các lớp
đào tạo chuyên môn để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, cho các nhà đầu tư. Ví
dụ như hợp tác giữa Việt Nam và Singapo có khu công nghiệp Việt Nam-Singapore ở
đây có trung tâm dạy nghề Việt Nam-Singapore.12

11

Bộ kế hoạch và đầu tư, Đánh giá vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam,
[ Ngày truy cập 09-10-2014].
12

Lãnh đạo tỉnh, Trang thông tin điện tử Bình Dương, Đề tài Pháp luật,
[ngày truy cập 02-9-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
Khu chế xuất đưa ra những dự án sản xuất với quy mô lớn sẽ tạo biến đổi vượt
bậc về chất lượng trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương và các khu
vực lân cận.
Sự hình thành các khu chế xuất còn tạo điều kiện cho sự liên thông giữa các
vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới.
Các công trình xã hội sẽ được hình thành nhằm phục vụ đời sống nhân dân như:
bệnh viện, trường học, nhà trọ, khu vui chơi giải trí.

Ngoài việc phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, việc xây dựng khu chế xuất còn
giúp cải thiện cảnh quan của một số vùng từ một vùng đất hoang không đủ điều kiện
sản xuất chảy qua quá trình cải tiến đất đai và quy hoạch xây dựng trở thành một vùng
đất màu mỡ với những trung tâm lớn sầm uất, tập trung đông đúc dân cư,....đây cũng
là một trong những vai trò góp phần phát triển các khu chế xuất.
1.2.3 Đối với môi trường
Vấn đề về giải quyết ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của các khu chế
xuất là vấn đề nan giải. Khi chúng ta chỉ tập chung vào việc phát triển khu chế xuất mà
quên đi vấn đề về môi trường thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ nhận thấy hậu quả rõ rệt,
điều này đã và đang diễn ra. Vì vậy việc thành lập các khu chế xuất trong các khu vực
riêng biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kiểm soát hoạt động của các khu chế
xuất, do có sự tập trung về địa điểm sản xuất đồng thời hạn chế việc ô nhiễm do các
chất thải trong các khu chế xuất gây ra do đó có kiều kiện tập trung các chất thải để xử
lý. Mặc khác, chi phí xây dựng các công trình xử lý chất thải rất tốn kém, ở những
doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể thực hiện được. Nhà nước quy định trong quá trình
thành lập và hoạt động các khu chế xuất phải có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng và
khí. Chính vì điều này, việc tập trung các khu chế xuất gần lại với nhau, góp phần khắc
phục tình trạng khó kiểm soát chất thải của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm
sản xuất. Từ đó việc xử lý về ô nhiễm môi trường cũng được hạn chế phần nào khó
khăn.
Khu chế xuất không chỉ thu hút doanh nghiệp trong nước và ngoài nước vào đầu
tư mà còn tạo điều kiện góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi
thành phố, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, tạo điều kiện quy hoạch hiện đại.
Thực tế cho thấy một số khu chế xuất đã thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu giải
quyết vấn đề môi trường, thực hiện mục tiêu trồng cây xanh trong khuôn viên khu chế
xuất. Để từ đó làm mẫu hình để các khu chế xuất khác tiếp tục triển khai áp dụng.
Điển hình khu chế xuất đã thực hiên rất tốt điều này, trong đó có khu chế xuất Tân
Thuận. Đây là một trong số các điều kiện đặc ra đối với việc thành lập và hoạt động
GVHD: TS Cao Nhất Linh


Trang 15

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
của các khu chế xuất. Cho đến nay hầu hết các khu chế xuất được tập trung thành lập
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thiết kế cũng như trong quá trình triển
khai xây dựng cần chú ý đến việc xử lý nước thải công nghiệp và đã có cơ sở hạ tầng
xử lý.
1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CHẾ XUẤT
1.3.1. Trên thế giới
Bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, tính đến thời điểm hiện nay thì khu chế
xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế đã có quá trình hình thành và phát triển hơn 100
năm. Nhưng đến giữa thế kỷ XX thì trên thế giới các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế mới thật sự hình thành và phát triển mạnh mẽ.13
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, môi
trường kinh tế kỷ thuật toàn cầu đã có nhiều chuyển biến. Các nước công nghiệp phát
triển do khai thác được nguồn vốn từ các nước thuộc địa nhưng gặp rất nhiều khó khăn
trong vấn đề tìm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực nên đã tìm cách thâm nhập ra bên
ngoài. Trong khi đó, mới giành được độc lập đối với các nước đang phát triển vấn đề
gặp khó khăn về kinh tế là đều tất yếu. Ví dụ như: thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học kỷ
thuật hiện đại, nạn thất nghiệp,…Được sự đầu tư về nguồn vốn, kỷ thuật hiện đại từ
các nước phát triển thì các nước đang phát triển tiếp nhận nền khoa học đó để giải
quyết những khó khăn trước mắt. Thương mại quốc tế bắt đầu nhận được sự quan tâm
từ các nước, việc sử dụng hàng rào thuế quan bắt đầu khắt khe với các loại hàng hóa
nhập khẩu vào lãnh thổ của mình thì cũng là thời điểm ra đời của các khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế. Sự ra đời này xuất phát từ yêu cầu thu hút đầu tư từ bên
ngoài để tập trung các nhà đầu tư. Chính Phủ của các nước bắt đầu thành lập các khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỷ thuật

tốt, dành cho các nhà đầu tư nhiều thuận lợi trong kinh doanh, đặc biệt họ sẽ được
hưởng các ưu đãi về thuế quan khi đầu tư vào các khu vực này.
Năm 1896 ở Manchester của vương quốc Anh khu công nghiệp đầu tiên trên
thế giới được thành lập. Kế đến là vùng công nghiệp Clearing Chicago được coi là khu
công nghiệp đầu tiên của Mĩ. Tại Itali cũng thành lập một khu công nghiệp ở Napoli
vào năm 1940. Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX các khu chế xuất hình thành
nhằm mục đích kìm hãm sự bành trướng của các thế lực thù địch, tạo viêc làm cho
người dân trong nước đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất sự di cư của người dân

13

Thủ tướng Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Một vài nét về kinh tế-xã hội Việt Nam,
[ ngày truy
cập 30-08-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 16

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
sang các nước láng giềng có nền kinh tế phát triển hơn, từ đó các quốc gia trên thế giới
mong muốn việc hình thành các khu chế xuất có thể giảm bớt nạn thất nghiệp và phát
triển nền kinh tế của quốc gia mình. Vì vậy các vùng công nghiệp và các khu công
nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp ở các nước công nghiệp như: 452 vùng
công nghiệp có tại Mĩ và tăng nhanh từ 1000 đến 2400 khu công nghiệp vào năm
1970. Tại pháp vào năm 1963 có 230 vùng công nghiệp, cũng tại thời điểm đó Canada
có 21 vùng công nghiệp.

Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX tại các nước công nghiệp đi trước mô
hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã trở thành làn sống phát triển mạnh
mẽ ở nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine,
Thái Lan với chương trình phát triển công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nhiều
mô hình kinh tế tiến bộ. Trong đó hai nước Hàn Quốc và Đài Loan được xem là những
quốc gia đi đầu gặt hái được nhiều kết quả to lớn, cộng với nhiều thành công trong
việc xây dựng và phát triển các khu chế xuất. Cụ thể là vào năm 1966 khu chế xuất
đầu tiên ở Đài Loan ra đời mang tên là Cao Hùng đến năm 1970 khu chế xuất Cao
Hùng dần chuyển mình vươn lên với 162 công ty và 40.000 công nhân.
Còn đối với Hàn quốc vào năm 1970 và năm 1974 hai khu chế xuất lần lược ra
đời là khu chế xuất Masan và Iri. Những khu chế xuất ở Hàn Quốc đã góp phần quan
trọng trong việc tạo ra những thành quả kỳ tích trong lịch sử kinh tế của nước này năm
1970 tăng 1 tỷ USD về xuất khẩu con số này cao hơn so với năm 1963 chỉ dưới 100
triệu USD.
Sự ra đời của khu chế xuất đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người lao động.
Điển hình là năm 1990 tổng số người lao động làm việc trong các khu chế xuất từ các
nước đang phát triển đạt tới 530.000 người. Còn vấn đề về xuất khẩu các sản phẩm chế
biến đạt tổng giá trị xuất khẩu là 258 tỷ USD tại các nước đang phát triển chiếm
khoảng 80% vào năm 1988 ở các nước như: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Về giá trị
xuất khẩu được tính dựa trên người lao động là 30.000 USD ở Malaysia, ở Hàn Quốc
chiếm 67.800 USD, ở khu vực Bagui city Philippines chiếm 72.000 USD.
Ở các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia thì sự hấp dẫn của các khu
chế xuất đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chủ yếu phát triển nhất là các ngành
điện tử.
Vào cuối những năm 70 trên thế giới có khoảng 12 khu chế xuất tiếp tục phát
triển đến năm 1997 có khoảng 85 khu chế xuất. Ở Bắc mỹ và châu Á là nơi có mật độ
khu chế xuất cao nhất thế giới ở Bắc Mỹ với số lượng khu chế xuất con số ngất
ngưỡng 320 và ở châu Á 225 khu chế xuất được hình thành. Điển hình là 2 quốc gia có
GVHD: TS Cao Nhất Linh


Trang 17

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
khu chế xuất hình thành nhiều nhất là Mỹ với 213 khu chế xuất và Mêhicô là 107 khu
chế xuất. Cũng trong thời kỳ này, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc là các nước xã hội chủ
nghĩa cũng tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các
trung tâm công nghiệp tập trung. 14 Phần lớn các nước có khu chế xuất điều có nguồn
lao động dồi dào sản xuất với những mặt hàng chủ đạo như may mặc, lắp ráp, giầy
da,…vì với những mặt hàng này cần có số lượng công nhân nhiều.
Qua những gì mà người viết đề cập như trên cho thấy được tầm quan trọng của
việc thành lập khu chế xuất là như thế nào. Có thể khẳng định rằng mỗi quốc gia trên
thế giới để đạt được những thành công trong việc thành lập những khu chế xuất mang
lại thành quả to lớn cho nền kinh tế nước nhà đòi hỏi phải có sự tổng kết cho cả một
quá trình đúc kết kinh nghiệm, đi đúng tuyến trình của thời đại đồng thời muốn đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế một cách toàn diện thì mỗi một quốc gia phải có sự
tiếp thu chọn lọc học tập khoa học kỹ thuật của những nước có nền công nghiệp tiên
tiến mới có thể tồn tại và nhanh chóng hòa nhập đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp giữa các nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.3.2. Tại Việt Nam
Vào thời kỳ đầu miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một số cụm
công nghiệp như: khu công nghiệp Thượng Đinh, khu gang thép Thái Nguyên, khu mỏ
than Quảng Ninh, khu công nghiệp hóa chất Việt Trì,...đã được tiến hành xây dựng và
phát triển. Trở thành nồng cốt của nền công nghiệp mới xã hội chủ nghĩa các cụm
công nghiệp này đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa,
tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết về
quy hoạch, về phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường,...ở các cụm công
nghiệp này.

Đến khi công cuộc đổi mới được khởi xướng và có nhiều chuyển biến rõ rệt từ
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 thì các khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam mới thật sự hình thành và phát
triển. Quả thật đúng như vậy, tại đại hội VI đã đánh dấu được bước đổi mới căn bản
nhận thức và tư duy về kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển Việt
Nam cho tiến hành xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế kiểu mới đang được áp dụng hiện nay nơi tập trung và thu hút các thành
phần kinh tế thay thế dần các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
14

Đặng Văn Thắng, Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất là hình thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta,
2010, [ ngày truy cập 01-9-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 18

SVTH: Nguyễn Tuấn An


THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CHẾ XUẤT
kiểu cũ, nơi tập trung các doanh nghiệp quốc doanh thuộc các ngành công nghiệp nặng
bắt nguồn từ tư duy đổi mới về kinh tế tại Đại hội VI.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và đời sống xã hội của nước
ta, đây là những đòi hỏi thực tiễn khách quan mà Đảng và Nhà nước phải có nhìn nhận
tình hình thế giới tác động vào Việt Nam như thế nào để đề ra đường lối, chủ trương
đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên
cơ sỡ điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại điều này được đề ra tại Đại hội

VII và được cụ thể hóa bằng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội 1991-2010.15
Để thực hiện Nghị quyết của đại hội VII hàng loạt các chương trình kinh tế-xã hội
được triển khai, trong đó có chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế với sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 1991 và hàng loạt những văn bản pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh những vấn đề
liên quan đến khu chế xuất như: năm 1991 nghị định 322 của Hội Đồng Bộ Trưởng
được ban hành “ về quy chế khu chế xuất ngày 18 tháng 10 năm 1991 ”, nghị định
192 của Chính phủ ban hành “ về quy chế khu công nghiệp ” ngày 18 tháng 12 năm
1994 và nghị định 36 của Chính Phủ được ban hành ngày 24 tháng 4 năm 1997 về “
quy chế khu công nghiệp và khu chế xuất ” nhằm thay thế cho nghị định 322/HĐBT và
nghị định 192/NĐ-CP.,....16
Tại Đại hội giữa nhiệm kỳ VII tháng 1 năm 1994 Ban chấp hành trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra những định hướng chiến lược về quy hoạch phát
triển và phân bố của khu chế xuất. Đại hội nêu rõ “ Quy hoạch các vùng trước hết là
các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung”.
Định hướng phát triển này tiếp tục được cụ thể hóa tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “ Hình thành các khu công nghiệp tập trung bao gồm
cả khu chế xuất và khu công nghệ cao, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ
sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các
thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở
không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các khu
công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”. Xây dựng và phát triển các khu chế xuất
đây là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
15

Ts Đặng Kim Sơn, Ủy ban kinh tế, Viện chính sách và chiến lược phát triển,
[ngày truy cập 02-9-2014].
16


Đảng cộng sản Việt Nam, Báo điện tử, Báo cáo chính trị của Đảng cộng sản,
[ngày truy cập 02-9-2014].

GVHD: TS Cao Nhất Linh

Trang 19

SVTH: Nguyễn Tuấn An


×