Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)

MỤC ĐÍCH VÀ KIẾN NGHỊ THÀNH LẬP ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn
ThS. Đinh Thanh Phương
Bộ môn Luật Hành Chính

Sinh viên thực hiện
Dương Kim Trường Chỉnh
MSSV: 5118686
Lớp: Luật Thương mại k37

Cần Thơ, 11/2014


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, em xin gửi đến cha mẹ, người đã sinh ra em và nuôi
dưỡng em bằng tình yêu thương và sự hy sinh để em có được một tương lai tương
sáng như hôm nay.
Tiếp đến, em xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Luật – Trường Đại học Cần thơ,
những người đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những bài học cuộc sống.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Đinh Thanh Phương, trong suốt
thời gian qua đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn.


Em cũng xin dành lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn làm việc trong Trung
tâm học liệu, thư viện cần thơ đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình tìm tài liệu
tham khảo của mình.
Lời cảm ơn cuối cùng xin gửi tặng cho những người bạn đáng mến đã ủng hộ
em trong thời gian này
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người.
Người viết

Dương Kim Trường Chỉnh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH
CQĐP
ĐKKT
ĐVHCKTĐB
HĐND
UBND


Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Chính quyền địa phương
Đặc khu kinh tế
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Hội Đồng Nhân Dân
Uỷ Ban Nhân Dân


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT............3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT .....................3
1.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ................................................3
1.1.2 Đặc điểm của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ...........................................4
1.1.3 Phân loại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt..................................................6
1.1.3.1 Căn cứ theo hình thức......................................................................................6
1.1.3.2 Căn cứ theo chế độ chính trị ............................................................................6
1.1.3.3 Căn cứ theo quốc gia .......................................................................................7
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
KINH TẾ ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................7
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
trên thế giới ..............................................................................................................7
1.2.2 Một số mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trên thế giới ..................9
1.2.2.1 Sigapone..........................................................................................................9
1.2.2.2 Đảo Jeju Hàn Quốc........................................................................................10
1.2.2.3 Đặc khu Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc .........................................12

1.2.2.4 Đặc khu hành chính Kaseong (KIC)-Triều Tiên ............................................14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH
TẾ ĐẶC BIỆT Ở NƯỚC TA ..............................................................................…..15
2.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
CỦA NƯỚC TA GẦN ĐÂY ......................................................................................15
2.1.1 Thực trạng về tổ chức ..................................................................................15


2.1.2 Thực trạng về văn bản pháp luật .................................................................17
2.2 MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở
NƯỚC TA ..................................................................................................................19
2.2.1 Phát triển kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế...................................................19
2.2.1.1 Để tạo các cực tăng trưởng làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế...................19
2.2.1.2 Thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa ........................................................20
2.2.1.3 Tạo lập một nền kinh tế năng động và tự chủ ...............................................21
2.2.2 Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế đặc thù và nổi trội của nơi thành lập
đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt .........................................................................23
2.2.3 Tận dụng lợi thế và thời cơ nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và
toàn cầu ..................................................................................................................25
2.2.3.1 Thu hút đầu tư trong nước và thế giới............................................................25
2.3.3.2 Làm cầu nối hội nhập kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới ............................26
2.2.4 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng
hóa ...........................................................................................................................28
2.2.4.1 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại....................................28
2.2.4.2 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa................................29
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH
TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................30
3.1 KIẾN NGHỊ Về XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO ĐƠN VỊ

HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT......................................................................30
3.1.1 Cần thiết phải có văn bản pháp luật riêng về đơn vị hành chính kinh tế đặc
biệt ..............................................................................................................................30
3.1.2 Ban hành các chính sách pháp luật phù hợp ................................................32
3.1.3 Pháp luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt phải mang tính khả thi....33
3.2 KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ........................33
3.2.1 Tham khảo mô hình thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt


trên thế giới .............................................................................................................33
3.2.2 Tổ chức bộ máy hành chính...........................................................................35
3.2.3 Kiến nghị về tổ chức chính quyền địa phương..............................................35
3.3 KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG Ở ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
KINH TẾ ĐẶC BIỆT .............................................................................................38
3.3.1 Kiến nghị chính sách pháp luật về thuế, tài chính, tiền tệ, hải quan và
xuất nhập khẩu .......................................................................................................38
3.3.2 Kiến nghị chính sách pháp luật về đất đai và các chính sách liên quan ......41
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC NHẰM THÀNH LẬP ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT......................................................................43
3.4.1 Về địa điểm xây dựng.....................................................................................43
3.4.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng...........................................................44
3.4.3 Khai thác tối đa các tiềm năng sẳn có của khu vực ......................................46
3.4.3.1 Nguồn nguyên liệu tại chỗ.............................................................................46
3.4.3.2 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................47
3.4.3.3 Sử dụng nguồn nhân lực và các điều kiện thuận lợi khác ...............................47
KẾT LUẬN ................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (ĐVHCKTĐB) đã có lịch sử phát
triển lâu đời đặc biệt đối với các nước đang phát triển được sử dụng chủ yếu để thu hút
đầu tư nước ngoài. Nó chứng tỏ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế được thành lập
dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đa dạng về chế độ chính trị cả về quy mô và cách
thức tổ chức. Đồng thời, do tính chất tổng hợp mà mô hình này có những ưu thế đặc
trưng và có vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế các nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa, các ĐVHCKTĐB càng phát huy được vai trò đi đầu
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nó phát huy mạnh mẽ vai trò áp dụng các
chính sách mới về chính quyền địa phương, mối quan hệ giữa trung ương với địa
phương có tính độc lập tương đối và các chính sách đặc thù và vượt trội so với các quy
định của các đạo luật hiện hành. ĐVHCKTĐB được hình thành không chỉ mang lại lợi
ích cho riêng một khu vực mà nó còn tạo động lực phát triển cho cả nước, thúc đẩy
phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước với thế giới. Do vậy, ĐVHCKTĐB sẽ huy
động được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài được quan tâm và được coi như một
nguồn lực của nền kinh tế. Đứng trước thành công của các nước trong việc sử dụng
ĐVHCKTĐB để thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta đã có nhiều nghiên cứu và vận
dụng thích hợp cho Việt Nam. Bước đầu các loại hình ĐVHCKTĐB được hình thành
và phát triển phương thức, địa điểm và các vấn đề liên quan đến thành lập mô hình
ĐVHCKTĐB đang được quan tâm nghiên cứu.
Trong những năm qua, các mô hình phát triển kinh tế của khu vực và thế giới
từng bước được hình thành theo điều kiện riêng của mỗi nước. Trong lĩnh vực thu hút
đầu tư nước ngoài Việt Nam đang có cơ hội to lớn để hình thành các ĐVHCKTĐB,
nhằm phát triển các khu vực kinh tế năng động nhất, tự do nhất, với nhiều ưu đãi tiên
tiến và nổi trội nhất, tạo động lực phát triển cho những khu vực kinh tế khác và cho

kinh tế cả nước.
Ngày nay, trên thế giới nhiều nước đã áp dụng mô hình ĐVHCKTĐB như là một
hình thức mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam thì chưa có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nào được xây dựng theo đúng nghĩa của nó, mặc dù Việt Nam có rất
nhiều cơ hội to lớn và tiềm năng để xây dựng mô hình này. Cho nên để phát triển kinh
tế mạnh mẽ hơn Việt Nam cần thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là mô hình

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-1-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

phát triển cao hơn dựa trên mô hình khu kinh tế cơ bản mà trước giờ đã xây dựng. Đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt không còn quy định một cách thoáng qua như là một
thẩm quyền của Quốc hội mà đã được xác định một cách rõ ràng và cụ thể là một cấp
chính quyền địa phương.1
Với những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đề tài là một đề tài có tính cấp thiết đối với
việc nghiên cứu, bổ sung để thành lập ĐVHCKTĐB. Lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế ở Việt Nam hiện
nay” làm luận văn người viết muốn góp phần vào kiến nghị thành lập ĐVHCKTĐB
của nước ta.
2. Mục đích của đề tài
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là một mô hình mới hiện nay còn nhiều ý kiến
trái ngược nhau. Qua đề tài nghiên cứu người viết muốn:
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển ĐVHCKTĐB trên thế giới, mục đích đặt
ra khi thành lập ĐVHCKTĐB.
- Kiến nghị các nội dung thành lập và nhằm ban hành văn bản pháp luật riêng cho

ĐVHCKTĐB.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích thực trạng và những mục đích đặt ra đối với vấn đề
này, tạo cơ sở để từ đó đưa ra kiến nghị về việc ban hành luật cũng như tận dụng lợi
thế để thành lập ĐVHCKTĐB ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu người viết tổng hợp nhiều phương pháp. Trong đó có sưu tầm và
tổng hợp các bài nghiên cứu mô hình này, kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh
kết hợp với thực tiển các vấn đề để hoàn thành luận văn.
5. Bố cục của đề tài
- Lời nói đầu
- Chương 1: Khái quát chung về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
- Chương 2: Thực trạng và mục đích thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở
nước ta.
- Chương 3: Một số kiến nghị về việc thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở nước ta hiện nay
- Kết luận

1

Hiến pháp 2013, điều 110, khoản 1.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-2-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Trong chương này, người viết tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính lý luận
của mô hình ĐVHCKTĐB như: khái niệm, một số đặc điểm và phân loại. Bên cạnh
đó, người viết cũng tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển đơn vị hành chính
kinh tế đặc biệt trên thế giới và tham khảo một số mô hình đơn vị hành chính kinh tế
đặc biệt trên thế giới. Để từ đó thấy được sự cần thiết thành lập ĐVHCKTĐB ở Việt
Nam hiện nay.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
1.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Hiện nay, ở nước ta khái niệm ĐVHCKTĐB chưa được quy định hay định nghĩa
một cách cụ thể rõ ràng nên ở đây người viết trình bày cách hiểu về mô hình này như
sau:
Đầu tiên, Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước hết là một loại đơn vị hành
chính. Theo khoản 1, điều 110 của Hiến pháp năm 2013, đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt được qui định trong nội dung của qui định về phân chia đơn vị hành chính.
Khái niệm đơn vị hành chính cần được tìm hiểu trước khi xem xét khái niệm đơn
vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Đơn vị hành chính có thể hiểu là một khu vực thuộc
lãnh thổ của một quốc gia hay một phần lãnh thổ của một quốc gia, được xác lập cho
mục đích quản lý của Nhà nước. Như vậy, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt phải là
một đơn vị hành chính lãnh thổ.
Tiếp theo là cụm từ kinh tế đặc biệt được hiểu là việc phát triển kinh tế có yếu tố
đặc biệt. Sự đặc biệt ở đây là đặc biệt về các ngành nghề, liên quan đến lĩnh vự đầu tư,
về điều kiện vị trí địa lý - kinh tế - xã hội riêng biệt, mục tiêu phát triển kinh tế hay về
chính sách, pháp luật hoặc các lĩnh vực khác. Do đó, mô hình tổ chức và hoạt động của
loại đơn vị hành chính này phải phù hợp với mục đích thành lập nó. Các nội dung này
còn có thể đặc biệt ở điểm chúng sẽ khác biệt so với những nội dung tương tự được
thực hiện ở các khu vực còn lại trong nước.

Tên gọi của loại đơn vị hành chính này đã bộc lộ mục đích của việc thành lập
đó là liên quan đến kinh tế. Mục đích này có thể hiểu là thúc đẩy việc phát triển kinh tế
vì đây chính là yêu cầu của Đảng khi đề ra chủ trương thành lập các đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt.2 Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có thể với mục đích là tiếp
2

Hoàng Tùng, Xây dựng đặc khu kinh tế: Bắt đầu từ thể chế vượt trội, Tạp chí Tài Chính, Số 2, 2014, tr 5-7, tr.5.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-3-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

thu kinh nghiệm của nước ngoài để nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh tế
của khu vực kinh tế trong nước. Ngoài ra, nó còn có thể là nơi để thử nghiệm các
chính sách mới của Nhà nước trước khi đưa vào áp dụng cho cả nước.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này được thành lập là để nhà nước thực hiện
quản lý riêng cho mục đích phát triển kinh tế riêng biệt. Các đơn vị hành chính kinh tế
loại này hiện chưa tồn tại ở nước ta và việc thành lập chúng chỉ vì mục đích phát triển
kinh tế riêng biệt, không phải đơn thuần là sự thành lập đơn vị hành chính theo lãnh
thổ và dân cư như cách thành lập thông thường. Theo đó, đơn vị hành chính kinh tế
đặc biệt nên có bộ máy chính quyền với tổ chức và hoạt động riêng biệt, phù hợp với
mục đích phát triển riêng của nó.
Qua thực tiễn thành lập và hoạt động của mô hình này trên thế giới, từ những
phân tích nêu trên người viết đưa ra quan niệm chung về ĐVHCKTĐB:
ĐVHCKTĐB là một đơn vị lãnh thổ quốc gia đặc biệt, có ranh giới địa lý xác

định. Nó phát triển kinh tế có yếu tố đặc biệt ở đó áp dụng những chính sách đặc biệt
thích hợp cho việc phát triển kinh tế theo những mục đích đề ra trước.
1.1.2 Đặc điểm của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Trên cơ sở tìm hiểu qua những tài liệu tham khảo, theo người viết ĐVHCKTĐB
có các đặc điểm chung nhất cơ bản sau:
Một là, ĐVHCKTĐB có bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ và hoạt động
riêng biệt, phù hợp với mục đích phát triển riêng. Nó cũng là nơi thử nghiệm các chính
sách mới để từ đó áp dụng cho cả nước.
Tại các ĐVHCKTĐB được áp dụng các chính sách kinh tế riêng để thu hút thu
hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn đầu thành lập, so với các vùng khác trong
nước, các ĐVHCKTĐB có sự ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở các
ĐVHCKTĐB có hiệu quả hoạt động cao đặc biệt chú trọng hiệu quả nền hành chính
nên đặc điểm này còn có thể được coi trọng hơn hết.
Những mô hình thành công là thường có các chính sách phù hợp với những yếu
tố mục tiêu đầu tư. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong ĐVHCKTĐB.
Nhà nước áp dụng các chính sách ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho nhà
đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Chính vì vậy, ĐVHCKTĐB luôn là nơi tập trung
được nhiều vốn đầu tư nhất trong cả nước.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-4-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay


Hai là, ĐVHCKTĐB có vị trí địa lý rất đặc biệt, chủ yếu là điều kiện tự nhiên
thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và dễ khai thác mang ý nghĩa quan trọng
tiềm năng phát triển về kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy rằng, những quốc gia áp
dụng mô hình này trên thế giới đều lựa chọn địa điểm xây dựng ở những nơi có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, đồng thời lại có tiềm năng về phát triển kinh tế.
Chính những thuận lợi về điều kiện tự nhiên sẽ tạo tiền đề vững chắc cho quá
trình hoạt động của ĐVHCKTĐB. Có thể thấy các khu kinh tế đặc biệt trước đây là
Vũng Tàu-Côn Đảo (1979-1991) và sắp hình thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt như: Vân Đồn (Quảng Ninh) Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang)
đều có chung đặc điểm này. 3
Ba là, các nước áp dụng những chính sách thu hút đầu tư ưu đãi kinh tế đặc biệt
như miễn giảm các loại thuế, nới lỏng các quy tắc thuế quan và các biện pháp thiết
thực hỗ trợ đặc biệt cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài.
Những chính sách ưu đãi này chủ yếu liên quan đến miễn giảm các loại thuế, thị
trường hàng hóa. Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt giúp huy động vốn, kinh nghiệm
quản lý, giúp nhà đầu tư trong nước dễ dàng tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới
và các cách quản lý tiên tiến trên thế giới. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng,
thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào khu vực đó… Cho thấy mô hình này
là nơi tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều nhất trong cả nước là cầu nối giữa thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh trong ĐVHCKTĐB được thuận lợi. Chính vì vậy, ĐVHCKTĐB luôn là nơi tập
trung được nhiều vốn đầu tư nhất trong cả nước.
Bốn là, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối
hoàn chỉnh
Điều kiện cơ sở hạ tầng như: sân bay, hải cảng, các loại đường giao thông, nhà
xưởng, điện, nước, kho tàng, mạng lưới thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, khu
vui chơi giải trí... Tuy nhiên, nơi được chọn để thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc
biệt không nhất thiết phải có sẵn các phương tiện hạ tầng cơ sở một cách đầy đủ mà
chúng có thể được xây dựng và hoàn thiện sau khi thành lập. Đơn vị hành chính kinh
tế đặc biệt góp phần quan trọng cho việc phát huy lợi thế tiềm năng tạo điều kiện vững

chắc cho quá trình hoạt động.

3

Tùng Bùi, Những cơ hội và thách thức cho các đặc khu kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Tài chính, 2014,
[ngày truy cập 01-8-2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-5-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

Năm là, ĐVHCKTDB là cầu nối giữa thị trường quốc gia và thị trường thế giới
tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.
ĐVHCKTĐB sẽ tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu lớn, có khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Như vậy, nước chủ nhà sẽ tăng được nguồn thu từ xuất khẩu
để đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là khu vực giao lưu giữa thị trường trong nước và thị
trường quốc tế phải đứng trên lợi ích chung để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư thế
giới đến đầu tư. ĐVHCKTĐB là cầu nối để tiếp thu vốn, khoa học công nghệ và khả
năng quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực
xuất khẩu của đất nước. Đối với nhiều nước, lý do chính dẫn đến việc thành lập
ĐVHCKTĐB là tăng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ trên cơ sở giải quyết được sự
thiếu hụt các nguồn lực sản xuất nhờ vào đầu tư nước ngoài. Mục đích chủ yếu khi xây
dựng ĐVHCKTĐB là nhằm mở rộng xuất khẩu, phát triển kinh tế và nâng cao trình độ
kỹ thuật, tăng thu ngoại tệ.
1.1.3 Phân loại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

1.1.3.1 Căn cứ theo hình thức
Có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là một quốc gia như Singapore.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là một thành phố như Thẩm Quyến, Quảng
Đông, Trung Quốc.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có thể là một tỉnh tự trị như đảo Jeju của Hàn
Quốc.4
Khi thành lập mô hình này là một đơn vị hành chính hoạt động là một vùng lãnh
thổ đặc biệt của quốc gia có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống, ở đó áp
dụng những chính sách đặc biệt, thích hợp cho việc phát triển kinh tế tự do theo cơ chế
thị trường với một cơ cấu kinh tế tổng hợp giữa các ngành nhằm đạt những mục tiêu
nhất định.
1.1.3.2 Căn cứ vào chế độ chính trị
Đa dạng về chế độ chính trị: nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc.
Các nước theo chủ nghĩa tư bản như Singapore và Hàn Quốc.
Loại này tồn tại do yếu tố lịch sử và chính trị chi phối sự hình thành và phát triển
của chúng.

4

Đề án số số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành
chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phụ lục 4.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-6-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay


1.1.3.3 Căn cứ theo quốc gia
Đa dạng về quốc gia: Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thành lập ở các
quốc gia Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đơn vị hành chính kinh tế
đặc biệt được tổ chức chủ yếu ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ… Nơi mà các quốc gia có
nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong
lãnh thổ quốc gia phong phú, đa dạng, nên việc tổ chức các đơn vị hành chính kinh tế
đặc biệt khác với đơn vị hành chính lãnh thổ thông thường.
Hầu như, không lệ thuộc vào chế độ chính trị và hình thức nhà nước, đa số các
quốc gia đều tổ chức mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên mức độ
chi tiết hóa của từng đơn vị trong từng quốc gia có khác nhau. Các đơn vị có thể là khu
kinh tế, đặc khu hành chính, khu đặc biệt… Tùy từng quốc gia có sự đa dạng về điều
kiện địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế xã hộị và các lĩnh vực khác mà việc chọn tổ chức
từng mô hình riêng cho phù hợp.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở các nước trên thế giới cũng có nhiều tên gọi
khác nhau, trong đó khu kinh tế tự do là tên gọi phổ biến, còn một số nước có thể gọi
theo cách khác. Chẳng hạn, có thể gọi là khu kinh tế đặc biệt (hay đặc khu kinh
tế), khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh
tế, khu tự do, khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu hành chính… Có những khu kinh tế có thể
không mang tên gọi chính thức phổ biến như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn
hoạt động tương tự nhau.
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
KINH TẾ ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trên
thế giới
Mô hình khu kinh tế đặc biệt có lịch sử phát triển từ lâu đời không phải mới xuất
hiện trên thế giới. Do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các vùng lãnh thổ, giữa các
quốc gia và yêu cầu thành lập các khu vực có các chính sách tự do hơn cho thương
mại, các khu tự do thương mại đã được hình thành từ thời Trung cổ, cách đây hơn
2500 năm. Các khu tự do thương mại được xem là tiền thân của mô hình khu kinh tế

đặc biệt ngày nay.5 Để phân biệt với các khu tự do thương mại thời cổ đại, mô hình
khu kinh tế tự do ngày nay được xem là loại hình khu kinh tế đặc biệt thời kỳ hiện đại.
Bắt đầu khi các khu vực cho phép ưu tiên một số mặt hàng nhất định và tiếp sau đó là
sự hình thành của các khu thương mại tự do. Các khu này thường nằm ở biên giới một
5

Nguyễn Huyền, Phát triển đặc khu kinh tế cần thể chế vượt trội, Báo VietnamPlus, 2014,
[ngày truy cập 23-082014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-7-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

quốc gia, ở nơi giao nhau của các tuyến đường lưu thông hàng hoá quốc tế hay ở
những trung tâm buôn bán náo nhiệt trên thế giới. Vận tải hàng hải ra đời là một điều
kiện thuận lợi để phát triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Cùng với sự phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các
nước đã ngăn cản hoạt động ngoại thương. Chính điều này đã thúc đẩy hoạt động tại
các cảng tự do ngày càng mạnh mẽ hơn. Các cảng tự do được miễn khỏi các quy định
chung và đặt ra ngoài biên giới hải quan, hàng hoá trao đổi ở đây hầu như không phải
chịu ảnh hưởng của các biện pháp bảo hộ. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lợi thế
về vị trí địa lý cũng đã lợi dụng và khai thác tối đa lợi thế này tạo nên những khu vực
trung chuyển hàng hoá như Hồng Kông, Singapore trở thành những thương cảng tự do
khổng lồ và kéo theo một loạt các ngành nghề khác phát triển.
Đài Loan là nước đầu tiên sử dụng thuật ngữ “khu chế xuất” để chỉ loại hình khu

kinh tế tự do này trong luật khu chế xuất. Từ đó những khu kinh tế tự do mang tính
chất đơn nhất thương mại hoặc công nghiệp đã có những khu kinh tế tự do mang tính
chất hỗn hợp được thành lập.
Năm 1979, hình thức tổ chức mới của khu kinh tế tự do đã được thành lập tại
Trung Quốc với tên gọi “đặc khu kinh tế”.Các khu kinh tế đặc biệt thời hiện đại được
phát triển mạnh từ cuối thế kỷ XX khi các quốc gia cạnh tranh nhau để thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài. Sau thế chiến thứ hai, Mỹ và một số quốc gia khác đã thiết lập
các khu kinh tế đặc biệt dưới hình thức khu công nghiệp để tập trung phát triển công
nghiệp và vực dậy nền kinh tế sau chiến tranh. Với việc ra đời của các khu chế xuất,
mô hình khu kinh tế đặc biệt đã được phát triển ở một mức độ cao và đa dạng hơn. 6
Các khu chế xuất giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề thiếu vốn và dư
lao động trong nước. Tuy nhiên, không dừng lại ở hai mục đích này mô hình khu kinh
tế đặc biệt còn đáp ứng các mục đích phát triển khác. Đặc biệt, với sự ra đời của các
đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, mô hình khu kinh tế đặc biệt ngày càng hoàn thiện hơn.
Trung Quốc đã dựa trên mô hình các khu chế xuất thành công của các nước láng giềng
có nền kinh tế phát triển như Đài Loan và Hàn Quốc để xây dựng các khu kinh tế đặc
biệt đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế riêng biệt của mình. Đó là, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý nước
ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước và thử nghiệm các chính sách mới về kinh
tế trước khi áp dụng đại trà.

6

Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, Tạp chí
Dân
chủ

Pháp
luật,
2014,

[ngày truy cập
22/08/2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-8-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thường với mục đích cơ bản là để phát huy
tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tại các đơn vị đó. Các nhà nước luôn tìm cách xác
định và tận dụng mọi ưu thế về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của mỗi khu vực
khác nhau trong một quốc gia và về cơ bản.
Ngày nay, các đặc khu kinh tế được hình thành trong cả các nền kinh tế phát
triển và các nền kinh tế chậm phát triển. Hiện nay, có tới 3.000 đặc khu kinh tế như
vậy ở 116 nền kinh tế với khoảng 43 triệu người làm việc trong đó.7
1.2.2 Một số mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trên thế giới
Trong khu vực và trên thế giới, mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã
phát triển khá mạnh mẽ, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công. Với các
điển hình ở Thâm Quyến của Trung Quốc, Dubai (Các tiểu vương quốc Ả rập thống
nhất) hoặc tại Singapore, Ấn Độ. Các đặc khu này góp phần thu hút hàng nghìn tỷ
USD vốn đầu tư nước ngoài.8 Ở đây người viết nêu ra các mô hình tiêu biểu vì khi mô
hình có thành công thì mới có thể thu hút và nhân rộng ra các mô hình khác. Nước ta
cần nghiên cứu học hỏi tham khảo những kinh nghiệm thành lập của quốc tế trên từng
nước để tránh rủi ro, lựa chọn đúng mô hình thích hợp với tình hình cụ thể sát với điều
kiện phát triển của đất nước của riêng mình.
1.2.2.1 Singapore

Singapore là một thành phố - quốc gia, với diện tích khoảng 704 km2; dân số 4,59
triệu người. Quốc gia có thể chế chính trị theo mô hình cộng hòa đại nghị. Theo Hiến
pháp Singapore Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu trực tiếp, có quyền thông
qua ngân sách quốc gia và bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng thành viên Nội các.
Việc xây dựng các cơ quan nhà nước dựa trên 03 nguyên tắc là gọn nhẹ, hiệu quả
và trong sạch. Về nguyên tắc gọn nhẹ: Chính quyền Singapore chỉ có một cấp là Chính
phủ Trung ương. Cấp địa phương được chia thành 5 quận. Tại quận có Hội đồng Phát
triển cộng đồng nhưng không có vai trò quản lý nhà nước mà chỉ hoạt động như các tổ
chức xã hội. Ở cấp Trung ương, phủ Tổng thống và Văn phòng Thủ tướng không có
các ban hay vụ giúp việc mà chỉ có các cố vấn theo dõi công việc của từng Bộ, ngành.
Để tránh quan liêu và tạo ra sự năng động, Chính phủ Singapore đã thành lập các ban
có quy chế độc lập hoặc cơ quan thẩm quyền. Đứng đầu mỗi ban hoặc cơ quan thẩm
quyền là Chủ tịch do Quốc hội Singapore phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.
7

Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, 2014,
[ngày truy cập 2109-2014].
8
Huy Thắng, Học hỏi kinh nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế, Báo điện tử Chính Phủ, 2014,
[ngày truy
cập 04-8-2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-9-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

ở Việt Nam hiện nay

Đây là những công chức cao cấp bậc nhất trong bộ máy hành chính của Singapore vừa
có năng lực chuyên môn, vừa có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về lĩnh vực
hoạt động được Chính phủ giao phó. Về thứ bậc hành chính, các cơ quan này được đặt
dưới một Bộ nhưng có vai trò, nhiệm vụ rõ ràng không lệ thuộc một cách máy móc
vào Bộ chủ quản. Theo nguyên tắc hiệu quả các cơ quan công quyền có tính độc lập
được phân định rõ trách nhiệm và có sự lưu thông kết nối về công việc và thông tin
trong bộ máy nhà nước không đùn đẩy công việc hoặc trách nhiệm. Một vấn đề chỉ có
một cơ quan công quyền phụ trách và chịu trách nhiệm.
Về nguyên tắc trong sạch luật pháp chặt chẽ xử phạt nghiêm minh không thiên vị.
Mọi người dân bình đẳng trước pháp luật vì mọi tranh chấp và khiếu kiện dù có liên
quan đến Thủ tướng đều thông qua con đường tố tụng và do Tòa án quyết định. Công
chức được trả lương và đãi ngộ cao để không tham nhũng; tài sản và thu nhập không
giải thích được nguồn gốc đều bị tịch thu và sung công quỹ. Công chức không có bất
cứ thu nhập nào ngoài lương và tiền thưởng theo luật định.
Cơ cấu các Bộ thuộc Chính phủ Singapore
Bộ Thể thao Thanh niên và Phát triển cộng đồng, Quốc phòng, Giáo dụcTài
chính, Ngoại giao, Y tế, Nội vụ, Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật, Pháp luật,
Lao động, Phát triển quốc gia, Văn phòng Thủ tướng, Môi trường và Nguồn nước,
Thương mại và Công nghiệp. Giao thông.9
Một trong những chiến lược phát triển quan hệ đối tác chính phủ song phương,
cùng phát triển . Chính phủ Trung Quốc và Singapore đã bắt tay để phát triển khu công
nghiệp ở Tô Châu, Trung Quốc. Singapore cung cấp vốn khởi động đáng kể đối với
khu kinh tế mới này. Singapore cũng chuyển giao chuyên môn trong quy hoạch đô thị,
phát triển khu công nghiệp , thiết kế đô thị, và quan trọng nhất, chiến lược kinh doanh.
Với cam kết của chính phủ Singapore, nhiều nhà đầu tư từ Singapore và các đối tác
quốc tế của họ đã di chuyển đầu tư đến Tô Châu.10
1.2.2.2 Đảo Jeju, Hàn Quốc
Đảo Jeju nằm ở phía Nam Hàn Quốc có diện tích 1.845 km2 và 560.000 dân (năm

2004), là nơi giao lưu giữa châu Á và Thái Bình Dương. Đây là một hòn đảo xinh đẹp
với điều kiện địa lý thuận lợi, khí hậu quanh năm mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên
tuyệt vời, hội tụ nhiều điều kiện tốt để trở thành trung tâm kinh doanh và du lịch quốc
tế. Ngày 01/7/2006, Jeju được chuyển đổi hệ thống quản lý nhằm mục đích phát triển
9

Đề án số số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành
chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phụ lục 4.
10
Tùng Bùi, Những cơ hội và thách thức cho các đặc khu kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Tài chính, 2014,
[ngày truy cập 01-8-2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-10-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

thành một khu vực phát triển, với mô hình “thành phố tự do quốc tế” tương tự như
Hồng Kông và Singapore. Được hưởng các ưu đãi về chính sách như lợi tức về thuế và
cùng với hàng loạt các trợ giúp cho hệ thống quản lý, trở thành một “tỉnh tự trị đặc
biệt”. Việc thành lập chính quyền tỉnh tự trị là để sử dụng một cách có hiệu quả nhất
các điệu kiện sẵn có, phát triển khu vực đảo thành một thành phố tự do quốc tế cạnh
tranh với Hồng Kông và Singapore. Đây là quá trình thử nghiệm mô hình quản lý chưa
từng có tiền lệ để phát triển đảo Jeju thành một thành phố tự do quốc tế, phi tập trung
hóa và hoàn toàn độc lập, tự chủ.
Tỉnh tự trị Jeju có hình thức khác xa với chính quyền cấp địa phương khác ở Hàn

Quốc. Nó là một phần trong dự án quốc gia nhằm cải cách hệ thống quản lý địa
phương, Chính phủ Hàn Quốc đã giới thiệu mô hình hành chính mới và cho Jeju được
hưởng độc quyền, độc lập hẳn với chính quyền Trung ương gần như tất cả mọi chính
sách trên đảo, ngoại trừ quyền về ngoại giao và quốc phòng. Vốn đầu tư và hàng hóa
có thể vào đảo một cách tự do, các công ty doanh nghiệp được hưởng nhiều thuận lợi
và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khu vực này sẽ được hưởng hoàn toàn tự chủ trong quản lý, tối đa trong khuôn
khổ Hiến pháp. Với quyền lực quản lý hành chính hoàn toàn quyết định các vấn đề của
địa phương, khu vực đảo du lịch hoàn toàn có thể tổ chức lực lượng cảnh sát riêng biệt
không phụ thuộc vào lực lượng cảnh sát quốc gia. Chính quyền tự trị đặc biệt này sẽ
có đầy đủ và tối đa quyền tự trị để tiến hành các chính sách một cách có hiệu quả và tự
chủ nhất. Chính quyền Trung ương sẽ phân quyền đặc biệt cho chính quyền tỉnh Jeju,
sẽ chấm dứt hoặc dần bãi bỏ các quy định nào đó được coi là cản trở chính đối với việc
thu hút đầu tư nước ngoài. Giảm thuế cho các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước
đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp thông tin, phần mềm và công nghệ sinh học.
Các quy định về dịch vụ y tế và du lịch cũng sẽ được hủy bỏ nhiều hoặc bỏ hẳn.
Người nước ngoài được phép xây dựng trường học, bệnh viện vì mục đích thương mại
và lao động tại đây như các công chức. Tỉnh đảo đang lên kế hoạch mở rộng diện miễn
thị thực cho tất cả các nước trừ các nước bị cáo buộc là tiếp tay cho hoạt động khủng
bố và các nước mà Hàn Quốc chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.11

11

Đề án số số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành
chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phụ lục 4.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-11-



Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.3 Đặc khu Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc
Năm 2013, theo chỉ số phát triển của Down Jones, Thâm Quyến (Trung Quốc) đứng
thứ 15 trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu.
Thâm Quyến là thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bao gồm 6 quận:
La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn, Diêm Điền, Bảo An và Long Cương. Tháng 5/1980, Đặc
khu Thâm Quyến chính thức được thành lập trên cơ sơ 4 quận của thành phố Thẩm
Quyến: La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn, Diêm Điền với diện tích khoảng 2.020 km2. Khi
ấy, Thâm Quyến cũng là một làng chài cơ sở hạ tầng hầu như không có gì. Năm 1979,
ngay sau khi quyết định thực hiện chính sách mở cửa đối ngoại, thu thút đầu tư bên
ngoài, Trung Quốc đã sớm nhận ra ưu thế nổi trội hiếm có của khu vực này, đó là vị trí
liền kề Hồng Kông. Với vai trò là trung tâm tài chính thương mại quốc tế, Hồng Kông
sẽ là đối tác cực kỳ lý tưởng đổi với Thâm Quyến trong mục tiêu thu hút vốn và trao
đổi ngoại thương. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến được Chính phủ Trung ương giao cho
sứ mệnh là đặc khu kinh tế, coi đó là nơi thử nghiệm cho công cuộc cải cách mở cửa,
nhằm phát huy vai trò cửa gõ và kiểu mẫu. Với vai trò và sứ mệnh này, trong cả “thời
kỳ Đặc khu”, Thâm Quyến đã thực hiện cải cách hành chính mà trong đó nội dung
chính là cải cách cơ cấu điều hành. Sự cải cách thể chế hành chính của Thẩm Quyến
được chia thành 3 giai đoạn: Cải cách thể chế kinh tế kế hoạch, thúc đẩy đi sâu thị
trường hóa và nâng cao sức cạnh tranh thành thị. Đặc khu này đã hoàn thành sứ mệnh
chính trị lịch sử của nó khi đem lại cho Trung Quốc sự vững tin vào thành công của
công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế, đúc kết được cách thức vận hành quá trình cải
cách và mở cửa trên phạm vi toàn quốc.12
Sau 28 năm xây dựng, Thâm Quyến đã phát triển thành một thành phố hiện đại
hàng đầu Trung Quốc với tăng trưởng thần kỳ. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 là
80 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 8619 USD, tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm khoảng 27,8%.
Năm 1984: Chính quyền thành phố đã thành lập 4 ủy ban (Ủy ban phát triển
kinh tế xã hội, Ủy ban Phát triển công ngiệp, Ủy ban Quy tắc đô thị và Ủy ban Xuất
nhập khẩu) và 5 văn phòng (Văn phòng Xây dựng cơ bản, Tài mậu, Giao thông, Nông
nghiệp chăn nuôi, Văn giáo) để thích ứng với nhu cầu kinh tế đặc khu hướng ngoại.
Năm 1986: Trọng điểm là điều chỉnh các tầng quản lý hành chính chính quyền,
giảm bớt các khâu trung gian.

12

Đỗ Phương, Thể chế hành chính cho đặc khu kinh tế, Báo Quảng Ninh, 2014,
[ngày truy cập
01/08/2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-12-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

Năm 1988: Giải quyết thông suốt các mối quan hệ, giao một số chức năng quản
lý hành chính của Đảng ủy cho các ngành chính quyền.
Năm 1992: Thông qua định chức năng, định cơ cấu cải cách bên trong, định biên
chế và chuyển đổi chức năng của chính quyền, chính quyền đã giảm rất nhiều sự can
thiệp vi mô đối với xí nghiệp, tăng cường nhanh chóng sự điều tiết khống chế vĩ mô
đối với kinh tế. Thâm Quyến được trao quyền lập pháp, Thâm Quyến đã tận dụng đầy
đủ lợi thế kiên trì lấy lập pháp để thúc đẩy cải cách và phát triển Đặc khu.

Ban đầu khi xây dựng Đặc khu, Thâm Quyến không có cơ quan quản lý đô thị
riêng, hành chính nhiều cửa về quản lý đô thị. Trải qua nhiều lần cải cách, đến nay đã
thành lập Văn phòng Quản lý đô thị thống nhất quản lý những vấn đề liên quan đến đô
thị, thực hiện các nhiệm vụ của Cục Thị chính, Cục Bảo vệ Môi trường, Cục Công
viên của thành phố nội địa, tránh được hiện tượng níu kéo nhau giữa các ngành quản
lý đô thị.
Sự phát triển của Thâm Quyến gắn liền với năng lực cảng biển tại thành phố này.
Cảng biển đã giúp Thâm Quyến kết nối với phần còn lại của thế giới và tất nhiên là
đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững tại đây.13
Hiện nay, Thâm Quyến hình thành năm hệ thống lớn quản lý hành chính phù hợp
với kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống thứ nhất quản lý theo “chính quyền nhỏ, xã hội lớn”: Chức năng chính
quyền trước đây nặng về quản lý kinh tế nay chuyển sang chú trọng như nhau đến
quản lý đô thị, xã hội, kinh tế; giảm bớt chức năng kinh doanh trực tiếp của chính
quyền, tăng cường chức năng xây dựng hạ tầng cơ sở và môi trường đô thị, tạo lập mô
hình quản lý chính quyền kiểu mới;
Hệ thống thứ hai chính quyền và xí nghiệp tách riêng, hệ thống điều tiết khống
chế vĩ mô lấy quản lý gián tiếp là chủ yếu;
Hệ thống thứ ba quản lý tài sản quốc hữu ba tầng;
Hệ thống thứ tư quản lý công vụ viên tương đối hoàn chỉnh;
Hệ thống thứ năm là hệ thống pháp quy gắn với kinh tế thị trường.
Quyền uy của chính quyền nằm ở khâu điều tiết vĩ mô và gián tiếp đối với tất cả
các ngành nghề toàn xã hội. Việc chuyển đổi chức năng chính quyền không còn là thể
chế quản lý truyền thống mà xây dựng một khung thể chế mới. Chuyển từ quản lý chủ

13

Thanh Hà, Thành lập đặc khu kinh tế là bước đi khôn ngoan, Báo Đầu Tư, 2014, [ngày truy cập 21/06/2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương


SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-13-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

yếu dựa vào phê duyệt hành chính sang quản lý chủ yếu dựa vào luật, biện pháp kinh
tế, pháp chế, tăng cường dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục làm việc.14
1.2.2.4 Đặc khu hành chính Kaseong (KIC)- Triều Tiên
Các Đặc khu hành chính Kaseong KIC là kết quả của một sáng kiến do Tập đoàn
Hyundai bắt đầu từ năm 1998 trùng với thời điểm chính phủ Hàn Quốc đưa ra "chính
sách Ánh Dương" nhằm cố gắng cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Cộng hòa dân
chủ nhân dân Triều Tiên.
Mục đích của KIC như tuyên bố của Hàn Quốc đã phát triển một khu công
nghiệp, trong đó các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể sản xuất các sản phẩm và sử dụng
lao động của Bắc Triều Tiên, cung cấp một cơ hội cho Bắc Triều Tiên tự do hóa và cải
cách nền kinh tế, và giảm bớt căng thẳng trên DMZ. Mặc dù lúc bắt đầu nơi đây chủ
yếu là một liên khu vực tư nhân, nhưng dần cả hai chính phủ đã tham gia sâu vào dự
án. Các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Kaesong nhận được ưu đãi nhất định từ chính
phủ Hàn Quốc và có một số quyền hạn được xác định bởi các hiệp định đàm phán với
Triều Tiên.
KIC là một khu miễn thuế, không có hạn chế về việc sử dụng ngoại tệ hoặc thẻ
tín dụng và không cần phải thị thực khi nhập cảnh.15

14

Đề án số số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành
chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phụ lục 4.

15
Báo cáo số RL34093 ngày 18/4/2011 của Congressional Research Service về Khu công nghiệp liên Triều
Kaseong, Trang 5-6.

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-14-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở NƯỚC TA
Ở chương này, người viết trình bày thực trạng hình thành ĐVHCKTĐB ở nước ta
để từ đó thấy được sự cần thiết thành lập mô hình này. Đồng thời căn cứ vào tình hình
phát triển kinh tế cụ thể và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã thành lập mô hình
này nhằm đề ra mục đích. Những mục đích chính như: tạo các cực tăng trưởng làm
đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đặc thù và nổi trội
của nơi thành lập, tận dụng lợi thế và thời cơ nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực
và toàn cầu, tạo sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng
hóa... Việc xác định rõ mục đích sẽ tạo đảm bảo sự thành công của ĐVHCKTĐB.
2.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
CỦA NƯỚC TA GẦN ĐÂY
2.1.1 Thực trạng về tổ chức
Trước đây, nước ta đã từng thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979, sau
đó giải thể vào năm 1991 để thiết lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc tổ chức và hoạt
động của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo không có nhiều khác biệt so với các đơn vị

hành chính khác khi mà nó chỉ là một đơn vị hành chính hoạt động như một thành phố
trực thuộc trung ương với các nhiệm vụ: “bảo đảm tổ chức thực hiện nhiệm vụ trung
tâm về công tác dịch vụ phục vụ cho kế hoạch tìm kiếm, thăm dò và chuẩn bị khai thác
dầu khí ở thềm lục địa miền Nam; phát triển công nghiệp hải sản; tận dụng điều kiện
tự nhiên của địa phương, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đánh bắt chế biến, nuôi trồng
các loại hải sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phát triển du lịch quốc tế và
nội địa; bảo đảm công tác chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại vụ, kinh tế, xã hội
khác theo phân công của Nhà nước.”16 Cho đến nay, các khu kinh tế hiện tại hầu như
chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện đầu tư ở các khu kinh tế
này. Một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư với
công nghệ hiện đại.17 Đến nay, Việt Nam chưa xây dựng được một ĐVHCKTĐB nào
dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển.

16

Phụ lục 4 Mô hình tổ chức đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong lịch sử và một số nước trên thế giới kèm
theo Đề án số số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành
chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
17
Thanh Hà, Xây dựng đặc khu kinh tế là chủ trương nhất quán, Báo Đầu Tư, 2014, [Ngày truy cập 22/08/2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-15-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay


Dưới góc độ kinh tế, tại Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII (tháng 12/1997) thì mô
hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã có “ý tưởng xây dựng đã được đề xuất
nhưng đến năm 2002, mới bắt đầu thí điểm khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam)”.18
Mô hình này cùng với các khu công nghiệp, khu kinh tế tự do cũng chỉ mới được xem
là tiền thân của ĐVHCKTĐB. Đây chỉ là một mô hình thí điểm chủ yếu về kinh tế chứ
không phải hành chính. Hiện nay, mới chỉ có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện
tích khoảng 54.000 ha.19 Những khu kinh tế này đã đạt được các kết quả nhất định xét
về các mặt thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao
động, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương.20 Chính sách ở các khu kinh tế này
tuy đã có vượt trội so với các khu công nghiệp nhưng chỉ tập trung số ít vào các ưu đãi
về thuế, về tiền thu sử dụng đất... Do vậy, so với các khu công nghiệp khác cùng loại
hình trong khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, không đủ sức cạnh tranh.
Trong khi đó, trong khu vực và trên thế giới, mô hình này đã phát triển khá mạnh
mẽ, với các điển hình ở Thâm Quyến (Trung Quốc), Dubai (UAE)…Nó đã thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, trở thành động lực cho cả nền kinh tế phát triển.
Với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, tiềm năng phát
triển, hoàn thiện chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh về
thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc phát triển đặc khu
kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là rất cần thiết.21
Trên thực tế cho thấy nước ta đã chậm hơn so với các nước trên thế giới trong việc hình
thành các ĐVHCKTĐB để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và các chính sách mới được ban
hành. Với tình hình cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên gay
gắt hơn, tạo các vùng kinh tế động lực để phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng và cả nước
việc thành lập các ĐVHCKTĐB với chính sách vượt trội.

18

Phạm Huyền, Việt Nam mở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt kinh tế như Thâm Quyến?, Báo điện tử
Vietnamnet, 2013, />[ngày truy cập 21/9/2014].
19

Hồng Nhung, Đặc khu kinh tế để tạo các cực tăng trưởng, Báo Quảng Ninh, 2014,
[ngày truy
cập 21/08/2014].
20
Thành Chung, Bàn cách xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc, Báo điện tử Chính Phủ Cộng Hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, 2014, [ngày truy cập 01/08/2014].
21
Mai Phương, Quảng Ninh: Tiên phong thực hiện mô hình đặc khu kinh tế, Báo Công Thương, 2014,
[ngày truy cập 22/08/2014].

GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-16-


Mục đính và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
ở Việt Nam hiện nay

2.1.2 Thực trạng về văn bản pháp luật
Hiện nay, Việt Nam chưa có ĐVHCKTĐB nào được xây dựng đúng nghĩa của nó
do thiếu một hệ thống văn bản quy định. Chỉ mới có một số văn bản mang tính định
hướng như: Hiến pháp 1992 quy định về thẩm quyền của Quốc hội Điều 84 là quyền
“thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.22 Đến năm 1994, trong
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ Khóa VII, Đảng
tiếp tục đề cập đến sự ra đời của ĐVHCKTĐB. Tiếp đến là các quyết định của Chính
phủ về thành lập khu kinh tế như Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất,
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.23 Tháng 10/2013, kết luận Hội nghị Trung ương 8
cũng nhấn mạnh khi nêu : “Cần sớm xây dựng một số khu hành chính - kinh tế đặc
biệt”. Tham khảo thực tế quá trình xây dựng Đề án số 294/ĐA-UBND ngày

12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về thành lập khu hành chính - kinh
tế đặc biệt Phú Quốc tỉnh Kiên Giang chúng ta càng thấy rõ hơn điều đó. Điều 110
Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc
hội thành lập”. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại
biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa
phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang
đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân
Đồn tỉnh Quảng Ninh. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 Hiến pháp sửa đổi chính thức
có hiệu lực thi hành trở thành nền tảng pháp lý để xây dựng và phát triển đất nước
trong thời kì mới. Sự xuất hiện của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trong bản Hiến
pháp này cho thấy tầm quan trọng của nó đối với việc phát triển của đất nước. Từ đó
cho thấy chúng ta đã có cơ sở hiến định cho việc thành lập nhưng chưa có luật về đơn
vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chỉ mới được Quốc hội đưa vào chương
trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.24 Hội thảo khoa học
Quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế kinh nghiệm và cơ hội tại Quảng Ninh một số ý
kiến của các đại biểu ủng hộ ban hành luật về ĐVHCKTĐB trong đó có ý kiến của
ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban kinh tế trung ương “Việc sớm ban hành Luật đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ giúp cho việc xây dựng các tiêu chí dễ dàng bám sát

22

Hiến pháp 1992, điều 84, khoản 8.
Dự thảo online, Cần đề cập đến mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt một cách đầy đủ trong Hiến pháp,
/>bIndex=4&YKienID=864, [ngày truy cập 05/08/2014].
24
Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về việc Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và
pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2014, Điều
1.
23


GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương

SVTH: Dương Kim Trường Chỉnh
-17-


×