Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính kinh tế đặc biêt ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.13 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62 34 82 01

TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

Hà Nội – 2017
1


Công trình được hoàn thiện tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Vũ Đức Đán
PGS.TS. Nguyễn Minh Phương

Phản biện 1: ........................................................................................
Phản biện 2: ........................................................................................


Phản biện 3: .........................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, Học viện Hành
chính Quốc gia
Địa điểm ..............................................................................................
Thờigian ..............................................................................................

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 2013 trong việc phân chia đơn vị hành chính xuất
hiện thêm một loại đơn vị hành chính mới, đó là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (ĐVHC - KTĐB)
Tại kết luận số 74- KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị TW 8
Khóa XI ghi rõ “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện một
số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt”, chọn ba khu
kinh tế để nâng cấp và xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể xây
dựng ĐVHC - KTĐB tại Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Vân Đồn (tỉnh
Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa).
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 dành riêng chương
V quy định về chính quyền địa phương tại ĐVHC-KTĐB nhưng còn
nhiều vấn đề bỏ ngỏ như cách hiểu, thiếu căn cứ pháp lý quy định về
tổ chức bộ máy quản lý cũng như hoạt động của thiết chế này.
Đứng trước yêu cầu khách quan đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức
chính quyền tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Quản lý hành chính công.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận

và thực tiễn tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính lãnh thổ
đặc biệt, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng mô hình tổ
chức chính quyền tại các ĐVHC-KTĐB, phù hợp với yêu cầu phát
triển đất nước trong điều kiện mới.
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền tại
các ĐVHC - KTĐB: khái niệm ĐVHC - KTĐB và tổ chức chính
3


quyền tại ĐVHC - KTĐB; Xác định các nguyên tắc cũng như các
yếu tố đảm bảo để tổ chức chính quyền tại ĐVHC – KTĐB.
- Nghiên cứu, khảo sát một số mô hình tổ chức chính quyền tại các
đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt của một số quốc gia trên thế giới.
Hệ thống hóa lịch sử tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính lãnh thổ - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam từ 1945 đến nay (khu tự trị,
đặc khu, khu kinh tế mở) để rút ra những kinh nghiệm tham khảo;
Xác định những vấn đề đặt ra làm căn cứ để xây dựng các giải pháp
cho việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp xây dựng mô hình tổ chức chính
quyền tại các ĐVHC - KTĐB ở Việt Nam phù hợp với đều kiện hiện
nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức chính quyền tại các ĐVHC - KTĐB
ở nước ta.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: nghiên cứu cách thức, mô hình tổ chức chính
quyền tại các ĐVHC – KTĐB.
- Về mặt thời gian: từ 1945 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp xác định khung lý thuyết;
Phương pháp tổng hợp tài liệu; Phương pháp phân tích tài liệu thứ
cấp; Phương pháp chuyên gia với 2 hình thức là phương pháp Hội
4


đồng và phương pháp phỏng vấn (có cấu trúc và không có cấu trúc)
Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin với phương pháp tiếp cận
hệ thống và phương pháp tiếp cận lịch sử và logic.
Trong mỗi phần của luận án dự kiến áp dụng các phương pháp
nghiên cứu phù hợp:
Để xây dựng cơ sở lý luận của luận án sẽ áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống để xác định nguồn tài liệu cần thiết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để từ các tài liệu có liên quan
lựa chọn, đánh giá và xây dựng thành hệ thống các khái niệm, luận
điểm, luận cứ khoa học phục vụ đề tài.
Với nội dung khảo nghiệm thực tiễn dự kiến áp dụng các phương
pháp:
Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic; Phương pháp phân tích;
Phương pháp tổng hợp; Phương pháp quan sát; Phương pháp hội
đồng (tham gia trình bày tham luận về đề tài nghiên cứu tại Hội
thảo); Phương pháp phỏng vấn sâu (Dự kiến xây dựng 02 mẫu phiếu
phỏng vấn sâu cho 2 nhóm đối tượng: các nhà khoa học, các nhà
quản lý tại một số bộ, ngành; lãnh đạo, cấp ủy Đảng và chính quyền
tại một số địa phương dự kiến tổ chức thành lập ĐVHC-KTĐB như

Vân Đồn - Quảng Ninh, Phú Quốc - Kiên Giang, Bắc Vân Phong Khánh Hòa).
Với nội dung xây dựng các phương hướng, đề xuất mô hình dự kiến
áp dụng phương pháp:Phương pháp tổng hợp; Phương pháp phân
tích; Phương pháp hội đồng; Phương pháp phỏng vấn sâu.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB trong điều kiện hiện nay ở
nước ta nhằm mục đích gì và có phù hợp không?

5


- Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB sẽ được tổ chức như thế
nào để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế ?
- Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB chịu sự ảnh hưởng của
những yếu tố nào và được đảm bảo bởi những điều kiện nào?
Giả thuyết nghiên cứu
Tổ chức chính quyền tại các ĐVHC - KTĐB ở Việt Nam hiện nay
nhằm mục đích thử nghiệm các thể chế, chính sách vượt trội nhằm
phát triển kinh tế của đất nước. Để tạo ra sự khác biệt, đảm bảo tính
tự chủ và nhạy bén thì chính quyền tại các ĐVHC-KTĐB sẽ được tổ
chức theo mô hình chính quyền đô thị một cấp chính quyền hoàn
chỉnh, một hoặc hai cấp hành chính theo chế độ thủ trưởng hành
chính. Cơ quan giúp việc được tổ chức tinh gọn, quản lí đa ngành, đa
lĩnh vực; xây dựng chính quyền điện tử; không thiết lập hệ thống
chính trị đầy đủ.
6. Dự định đóng góp của luận án:
Sau khi hoàn thành, luận án sẽ có những đóng góp mới dưới đây:
Cung cấp cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB.
Phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực tiễn tổ chức chính

quyền tại các ĐVHC -KTĐB ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu giải quyết. Đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng mô
hình tổ chức chính quyền tại ĐVHC -KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Ý nghĩa lý luận: Làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền
tại ĐVHC - KTĐB với tư cách là một hoạt động nhằm làm cho các
cơ quan nhà nước trên ĐVHC - KTĐB trở thành một chỉnh thể thống
nhất; có cấu tạo, cấu trúc và những chức năng chung nhất định để
điều khiển, quản lý các công việc. Trên cơ sở đó, xác định các
nguyên tắc, yêu cầu và các điều kiện đảm bảo tổ chức chính quyền
tại ĐVHC - KTĐB.
6


Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án có triển vọng áp
dụng trên nhiều lĩnh vực: Tài liệu tham khảo phục vụ cho đào tào
chuyên ngành Tổ chức và quản lý nhân sự của Học viện Hành chính
Quốc gia.Tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập về hành chính công; quản lý tổ chức
và nhân sự trong khu vực nhà nước. Tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách của khu vực công ở Việt Nam trong
điều kiện chuẩn bị thành lập các ĐVHC - KTĐB.
8. Kết cấu luận án
A. Phần mở đầu
B. Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu,
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
Chương 3: Tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính lãnh thổ
đặc biệt của một số quốc gia trên thế giới và thực tiễn tổ chức các

đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm, giải pháp tổ chức chính quyền tại các đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.
C. Kết luận
D. Danh mục các công trình đã công bố
E. Danh mục tài liệu tham khảo
F. Phụ lục

7


B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền địa
phương và đổi mới tổ chức chính quyền địa phương
Trong tác phẩm: “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong
giai đoạn hiện nay” của PGS.TS Bùi Xuân Đức (Nxb Tư pháp - HN
2004),tác giả đề cập đến vấn đề phân tách để đổi mới mô hình tổ
chức chính quyền địa phương (CQĐP); cần thiết lập một hệ thống cơ
quan CQĐP đa dạng. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến chế độ tự quản
địa phương và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Trong tác phẩm “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân ở
Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Thông (Nxb CTQG - STH 2011) theo tác giả, phải xây dựng được khung pháp lý về tổ chức
và hoạt động của CQĐP, cần có sự đa dạng hóa các mô hình tổ chức
và hoạt động của CQĐP; đa dạng hóa cấu trúc tổ chức ở các cấp độ
hành chính lãnh thổ khác nhau.

Trong cuốn “Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS Đào Trí Úc (Nxb Tư
pháp - H.2007), theo tác giả việc thiết kế mô hình CQĐP trong nhà
nước pháp quyền phải bảo đảm tính độc lập tương đối cho CQĐP mà
chủ yếu là tự chủ ở lĩnh vực kinh tế.
Trong bài viết “Bình luận chương IX Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
ở góc nhìn kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 3/2013(tr24-28) đề cập

8


đến việc xây dựng các giải pháp linh hoạt về tổ chức CQĐP như là
một biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trong cuốn “The structure op Local government – A comperative
Survey of 81 countries” tạm dịch là Cấu trúc của chính quyền địa
phương - Nghiên cứu so sánh giữa 81 quốc gia của hai tác giả
Samuel Humes và Eileen Martin, đề cập rất chi tiết về cấu trúc cơ
bản của C, các mô hình mẫu củaCQĐP, các thiết chế của CQĐP
Trong cuốn “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong
một thế giới cạnh tranh” của S. Chiavo - Compo và P.S.A Suradam..
Muốn cải thiện chính quyền địa phương, điều đầu tiên là phân công
trách nhiệm rõ ràng, “tin tưởng” cơ quan dân cử của chính quyền cấp
dưới, trao một số thẩm quyền và cơ chế đặc biệt đặc biệt nhấn mạnh
tới các thành phố lớn.
1.1.2.Các công trình nghiên cứu về tổ chức quản lý đơn vị hành
chính lãnh thổ. (ĐVHCLT)
Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định
và phát triển đất nước”, Chủ nhiệm Trần Hữu Thắng (Viện khoa học

Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ, năm 2011) đã nghiên cứu, làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp, phân tích
đánh giá việc hợp nhất, điều chỉnh, chia tách, nâng cấp đơn vị hành
chính các cấp từ năm 1945 đến nay; xác định các quan điểm nguyên
tắc và hệ thống các tiêu chí xác lập đơn vị hành chính mỗi cấp phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Thị Phượng trong cuốn “Tổ
chức đơn vị hành chính lãnh thổ Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia
2013), đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền luôn gắn liền
với thiết lập lại ĐVHCLT. Đây là hai nội dung không thể tách rời mà
luôn phải song hành nhằm tìm ra phương thức tổ chức phù hợp với
9


từng vùng, từng khu vực, khu đô thị, từ đó xây dựng mô hình chính
quyền hoàn chỉnh hay mô hình chính quyền tương thích với hoạt
động quản lý hành chính lãnh thổ trên cơ sở các yếu tố truyền thống,
dân tộc, tôn giáo..
Trong bài viết “Xác lập đơn vị hành chính lãnh thổ ở Việt Nam
hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Minh Phương (Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp số tháng 5/2013), theo tác giả, phân chia lãnh thổ quốc gia
thành các ĐVHCLT và tổ chức CQĐP các cấp là việc làm tất yếu
của mọi nhà nước. Việc phân định các ĐVHCLT phải chịu sự tác
động của nhiều yếu tố như lịch sử, truyền thống; địa lý - tự nhiên;
dân cư và tính cộng đồng; địa kinh tế, địa văn hóa, địa chính trị...tác
giả đề cập đến thực trạng việc xác lập đơn vị hành chính ở Việt Nam
hiện nay. Đây cũng là những vấn đề cần quan tâm khi tổ chức một
mô hình ĐVHCLT mới.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về mô hình đặc khu hành chính,
đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do của một số quốc gia trên thế giới

Trong tác phẩm “Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và
Trung Quốc của TSKH Võ Đại Lược (Nxb KHXH .H 2009) đã giới
thiệu kinh nghiệm của một số khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc,
Trung Quốc cùng với lý thuyết cạnh tranh làm cơ sở cho việc xây
dựng các khu kinh tế tự do.
Tác phẩm “Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của TS. Cù Chí Lợi. (Nxb KHXH .H 2013) nhận định khu kinh
tế tự do là một công cụ quan trọng được nhiều nước sử dụng nhằm
tạo động lực phát triển cho khu vực hay một nền kinh tế .
Trong bài viết “Why SEZs in India failed?” của tác giả Ishan
Bakshi trên Bussiness Standard.com ngày 4/12/2014 đưa ra một số
nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các đặc khu kinh tế ở
Ấn Độ, đây là bài học kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc.
10


1.1.4. Các công trình nghiên cứu về định hướng xây dựng các đột
phá tăng trưởng kinh tế, thực tiễn xây dựng và tổ chức chính
quyền các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (ĐVHC – KTĐB) ở
Việt Nam hiện nay.
Trong một hệ thống các bài viết của Th.S Nguyễn Ngọc Toán
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 3 và 8/2013, tác giả
đã đề xuất việc hiến định địa vị pháp lý của các ĐVHC - KTĐB
trong Hiến pháp sửa đổi; khái quát về lịch sử hình thành và những
tiền đề thành lập mô hình ĐVHC - KTĐB ở một số quốc gia trên thế
giới, qua đó rút ra một số đặc trưng cơ bản của ĐVHCLT đặc biệt
này. Từ những vấn đề trên, phân tích, làm rõ sự cần thiết tổ chức
ĐVHCLT đặc biệt ở Việt Nam hiện nay; đưa ra các kiến nghị tập
trung vào việc lựa chọn mô hình, địa điểm để tổ chức thành ĐVHC KTĐB;
Trong bài viết “Chính quyền địa phương trong Hiến pháp sửa

đổi” của tác giả Vũ Thư đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật của
Viện Nhà nước và Pháp luật số 4/2014 (tr8-16), tác giả đề cập đến
địa vị pháp lý của ĐVHC – KTĐB và theo ông, ĐVHCKTĐB “có
thể sẽ là một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, không thể là
cấp tỉnh hay cấp xã”.
Trong bài viết “Nghiên cứu giải pháp phát triển đặc khu kinh tế
ở Việt Nam”của Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dũng (Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ số 14 tháng 7 năm 2014), tác giả đề xuất một số
giải pháp để xây dựng thành công đặc khu kinh tế ở Việt Nam hiện
nay.
Bài viết “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong Hiến pháp
2013” của PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu (Tạp chí Dân chủ và pháp luật
tháng 5/ 2016) đề cập đến 3 vấn đề lớn. Thứ nhất tác giả mô tả một
số tiền lệ về ĐVHC - KTĐB trên thế giới với tư cách là một thiết chế
11


với nhiều tên gọi khác nhau. Thứ hai, tác giả luận bàn về khái niệm
“đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”. Thứ ba, đưa ra một số kiến
nghị về ĐVHC - KTĐB trong thời gian tới nhằm tạo ra “đột phá”
trong kinh tế và “đặc biệt” trong quy chế hành chính.
1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUNG QUANH
NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB là một vấn đề mang tính
thời sự cũng như tính thực tiễn rất cao trong bối cảnh hiện nay. Mặc
dù chủ trương tổ chức các đơn vị hành chính, đơn vị kinh tế mang
tính đặc thù manh nha từ lâu nhưng phải đến Hiến pháp năm 2013,
ĐVHC - KTĐB mới chính thức được ghi nhận Đây là bước đi thể
hiện tư duy đổi mới và hiện thực hóa việc đa dạng hóa tổ chức chính
quyền địa phương.Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đặc
điểm chung các tác giả đều nhấn mạnh đó là đổi mới tổ chức CQĐP

là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên những nghiên
cứu này mới chỉ tập trung vào đổi mới tổ chức CQĐP nói chung mà
chưa có nghiên cứu cụ thể nào đối với CQĐP tại ĐVHC - KTĐB..
Thông qua các nghiên cứu chung, tác giả luận án tập trung vào mô
hình, cách thức tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính, đơn
vị kinh tế đã được tổ chức trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm,
những bài học có khả năng vận dụng vào việc xây dựng ĐVHC KTĐB ở Việt Nam.

12


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT
2.1. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
LÃNH THỔ
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1.Đơn vị hành chính lãnh thổ
Là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia, tồn tại luôn gắn liền
với một lãnh thổ nhất định, có phạm vi và ranh giới rõ ràng, được
phân vạch bằng các quyết định có tính chất pháp lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, gắn với công tác quản lý hành chính nhà nước.
2.1.1.2. Tổ chức chính quyền
“Tổ chức chính quyền” theo nghĩa danh từ được xem như là một bộ
máy điều khiển, quản lý công việc của Nhà nước; theo nghĩa động từ
gắn với hoạt động tạo ra một chủ thể có cấu trúc hoàn chỉnh để thực
hiện việc điều khiển, quản lý công việc của Nhà nước, chủ thể này
luôn gắn với một địa bàn lãnh thổ nhất định. Trong cách tiếp cận của
Luận án, “tổ chức chính quyền” được hiểu theo nghĩa động từ.
Tổ chức chính quyền trên tại các ĐVHCLT được hiểu là hoạt động

nhằm làm cho các cơ quan Nhà nước trên một đơn vị hành chính
lãnh thổ trở thành một chỉnh thể thống nhất, có cấu tạo, cấu trúc và
những chức năng chung nhất định để điều khiển, quản lý các công
việc của ĐVHCLT đó.
2.1.2.Tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính lãnh thổ theo lý
thuyết tổ chức.
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở ĐVHCLT chứa đựng bên
trong nó các yếu tố thuộc về khoa học tổ chức đảm bảo cho tổ chức
đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó nó cũng có những đặc
trưng mà không tổ chức nào có được. Tổ chức chính quyền tại các
13


ĐVHCLT bao hàm các hoạt động cơ bản và tuân thủ quy trình 8
bước theo lý thuyết Tổ chức.
2.1.3. Các hình thức tổ chức chính quyền tại các ĐVHCLT
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các ĐVHCLT theo hình
thức tản quyền. Thay cho việc chỉ có các bộ phận cấu thành của
chính quyền Trung ương đặt tại TW (Thủ đô), sẽ có nhiều bộ phận
cấu thành bộ máy chính quyền TW đặt tại các ĐVHCLT.
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các ĐVHCLT theo hình
thức phân quyền. Đây là dạng tổ chức quản lý nhà nước các vấn đề
của địa phương theo hình thức thứ bậc của ĐVHCLT. Cách thức này
có các mô hình cơ cấu chủ yếu: Mô hình cơ cấu theo thứ bậc và phân
quyền; Mô hình phân cấp quản lý; Mô hình ủy quyền.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức chính quyền tại các ĐVHCLT
Bao gồm 3 chủ thể cơ bản:
Cơ quan ra quyết định - cơ quan đại diện ở địa phương - Hội đồng The Council. Cơ quan thực thi các hoạt động quản lý hành chính nhà
nước ở địa phương - Ủy ban- The Committee). Người đứng đầu các
cơ quan thực hiện chức năng hoạt động quản lý hành chính trên địa

bàn (Chủ tịch hoặc Thị trưởng).
2.1.5. Một số mô hình tổ chức chính quyền tại các ĐVHCLT
Mô hình tổ chức bộ máy hành pháp ĐVHCLT theo dạng “Hội đồng Thị trưởng/Chủ tịch”. Mô hình tổ chức bộ máy hành pháp ĐVHCLT
dạng Hội đồng - Nhà quản lý chuyên nghiệp - Thị trưởng danh dự
(Hội đồng - Nhà quản lý). Mô hình Hội đồng - Cơ quan chấp hành.
2.2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT
2.2.1. Quan niệm đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Là khu vực địa lý có ranh giới xác định; do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thành lập; có tổ chức chính quyền địa phương được tổ
chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế - xã
14


hội; được giao những thẩm quyền quản lý về chính sách và thể chế
kinh tế mang tính đặc thù.
2.2.2. Bối cảnh hình thành ĐVHC-KTĐB
Với các quốc gia khác, việc ra đời các khu đặc biệt như đặc khu hành
chính, đặc khu kinh tế, khu tự trị... xuất phát từ một số căn cứ sau
đây: Kinh tế suy thoái; Chênh lệch vùng; Xu hướng quốc tế hóa; Hội
nhập trong khu vực và trên thế giới; Phát huy tiềm năng của các địa
phương có điều kiện đặc biệt để phát triển kinh tế; Thử nghiệm các
chủ trương, thể chế, chính sách kinh tế của chính phủ. Việt Nam tổ
chức ĐVHC - KTĐB là đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước
về xây dựng các cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế.
2.2.3 .Đặc điểm của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
ĐVHC - KTĐB ra đời để chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chiến lược thúc
đẩy phát triển kinh tế của đất nước. ĐVHC - KTĐB chỉ tồn tại trong
những thời kỳ, giai đoạn phát triển nhất định. Là một ĐVHCLT có
sự biệt lập về địa lý đủ lớn để xây dựng một hệ thống hạ tầng hiện
đại(có không gian riêng biệt). Có môi trường kinh doanh và đầu tư

đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. Là một khu đa năng với ba khu
căn bản: khu sản xuất (công nghiệp) khu dịch vụ và khu dân cư. Phát
triển kinh tế độc lập dựa trên sự điều tiết của thị trường; Dựa vào vốn
đầu tư nước ngoài là chủ yếu; Chú trọng sản xuất hàng hóa để xuất
khẩu; Công nghiệp, dịch vụ là ngành được ưu tiên. Là một đơn vị
hành chính độc lập được trao quyền độc lập hành chính cao; có sự tự
do về thể chế hành chính; được áp dụng quy chế pháp lý riêng, khác
với các đơn vị hành chính thông thường khác. ĐVHC - KTĐB cũng
được tổ chức một cách riêng biệt tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, chỉ có một cấp chính quyền, đơn giản, gọn nhẹ. ĐVHC
- KTĐB có mối quan hệ mật thiết với chính quyền TW, tổ chức bộ
máy bảo đảm tính thống nhất của nền hành chính quốc gia
15


2.2.4. Mục đích thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Về mặt hành chính: Duy trì sự tập quyền của chính quyền TW,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo chủ quyền quốc gia, an
ninh chính trị
- Về mặt kinh tế: ĐVHC - KTĐB sẽ là nơi thí điểm áp dụng các thể
chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, vượt trội; tạo ra một môi trường
đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
- Về mặt xã hội: Xây dựng ĐVHC - KTĐB với sự đa dạng về cơ cấu
ngành nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động.
2.3. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT
2.3.1. Khái niệm tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB
Là hoạt động nhằm làm cho các cơ quan Nhà nước tại ĐVHC KTĐB trở thành một chỉnh thể thống nhất; có cấu tạo, cấu trúc và
những chức năng chung nhất định để điều khiển, quản lý các công
việc tại ĐVHC - KTĐB đó.

2.3.2. Nguyên tắc cơ bản tổ chức chính quyền tại các ĐVHC KTĐB
Việc lựa chọn mô hình chính quyền địa phương phù hợp với hệ
thống thể chế quốc gia; Phân chia và tổ chức các ĐVHC - KT đặc
biệt theo nguyên tắc kinh tế; Xuất phát từ các đặc trưng về quản lý
nhà nước và hoạt động của chính quyền đô thị; độc lập tương đối, tự
chủ ở lĩnh vực kinh tế; bình đẳng nhưng vẫn thể hiện tính đặc thù
trong phân định thẩm quyền giữa TW và địa phương.
2.3.3. Các điều kiện đảm bảo tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KT
ĐB.
Hệ thống thể chế đủ mạnh, được trao quyền tự chủ; Tổ chức nền
hành chính hiện đại, bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả; Thủ tục
16


hành chính đơn giản, minh bạch và công khai; Bản lĩnh, quyết tâm
của các nhà chính trị cấp cao và sự ủng hộ của nhân dân; Có mô hình
quản lý thống nhất của Quốc gia về xây dựng, phát triển ĐVHC KTĐB.

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
- LÃNH THỔ ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN
TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ
ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
3.1. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN CÁC ĐVHCLT ĐẶC BIỆT
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
3.1.1. Tổ chức chính quyền tại ĐVHCLT đặc biệt về hành chính
Đặc khu hành chính là một ĐVHCLT đặc biệt về hành chính, có
quyền tự trị cao theo thể chế “Một quốc gia hai chế độ”, chịu sự quản
lý trực tiếp của chính quyền TW. Hai ví dụ điển hình là đặc khu hành
chính Hồng Kông và Macau của Trung Quốc.

3.1.2. Tổ chức chính quyền tại ĐVHCLT đặc biệt về kinh tế
Đặc khu kinh tế (SEZ) Thâm Quyến - Trung Quốc, Đặc khu kinh tế
Philippine; Khu kinh tế tự do của Ấn Độ.
3.1.3. Tổ chức chính quyền tại ĐVHCLT đặc biệt về chính trị
3.1.3.1. Các Khu tự trị ở Trung Quốc
Khu Tự trị là loại đơn vị hành chính cấp một trong phân cấp hành
chính cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các khu tự trị được thành lập
nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống và một dân tộc thiểu số chiếm
đa số, được đảm bảo nhiều quyền hơn trong Hiến pháp.

17


3.1.3.2.Cấu trúc lãnh thổ ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland
Các phần lãnh thổ của Nhà nước được phân định theo dấu hiệu thành
phần dân tộc, ngôn ngữ, mức độ phát triển kinh tế. Mỗi phần lãnh thổ
được quy chế tự trị về hành chính và lập pháp. Liên hiệp Vương
quốc Anh có thể được miêu tả như là một quốc gia thống nhất với hệ
thống chính quyền ủy thác.
3.1.3.3.Vùng và Tỉnh hải ngoại của Cộng hòa Pháp
Vùng là hệ thống phi tập trung hóa về chính trị và hành chính cho
phép một phần lãnh thổ có những đặc điểm thống nhất, điểm chung
về địa lý, lịch sử, dân tộc và kinh tế được độc lập cao ở một mức độ
trong mối quan hệ với chính quyền TW.
3.1.4. Một số bài học kinh nghiệm: khung pháp lý, thể chế hoạt
động, tổ chức bộ máy hành chính, thủ tục hành chính, triết lý quản
lý, chủ thể quản lý nhà nước có hiệu lực.
3.1.5. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức chính quyền tại các đặc
khu hành chính ,các đặc khu kinh tế trên thế giới hiện nay

3.2. LỊCH SỬ TỔ CHỨC CÁC ĐVHCLT ĐẶC BIỆT Ở VIỆT
NAM
3.2.1. Tổ chức ĐVHCLT đặc biệt theo Hiến pháp năm 1946 . Khu
đặc biệt Hòn Gai (1946); Thành lập khu tự trị Tây Bắc (Khu tự trị
Thái Mèo)(1955); Thành lập Khu tự trị Việt Bắc(1956).
3.2.2. Tổ chức ĐVHCLT đặc biệt theo Hiến pháp năm 1959
Trong thời kỳ này vẫn tồn tại 2 khu Tự trị là Tây Bắc và Việt Bắc,
một khu đặc biệt là Hồng Quảng. Luật tổ chức HĐND và UBHC
năm 1962 quy định cụ thể về tổ chức ĐVHCLT đặc biệt: thành lập
Khu Vĩnh Linh; duy trì Khu Hồng Quảng và sáp nhập với tỉnh Hải
Ninh thành tỉnh Quảng Ninh năm 1963. Thành lập đặc khu Vũng
Tàu - Côn Đảo năm 1979.
18


3.2.3. Tổ chức ĐVHCLT đặc biệt theo Hiến pháp năm 1980
Ngày 27/12/1975 giải thể khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc, nhập khu
Hồng Quảng với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh, thành lập
tỉnh Quảng Trị trên cơ sở Khu Vĩnh Linh trở thành Huyện Vĩnh
Linh. Thời gian từ 1979 đến 1991 chỉ còn đặc khu Vũng Tàu- Côn
Đảo. Đến năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo bị giải thể để
thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các ĐVHCLT đặc biệt đến giai
đoạn này không còn tồn tại.
3.2.4. Tổ chức ĐVHCLT đặc biệt theo Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001. Thời kỳ này không tồn tại loại
hình ĐVHCLT đặc biệt.
3.2.5. Tổ chức ĐVHCLT đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013. Hiến
pháp đã hiến định về loại ĐVHCLT đặc biệt này với tên gọi: đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt.
3.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI CÁC

ĐVHC - KTĐB Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.3.1. Phương án tổ chức chính quyền ĐVHC - KTĐB Phú Quốc
Tỉnh Kiên Giang
Trong Đề án thành lập Đặc khu hành chính - kinh tế (gọi tắt là Đặc
khu) Phú Quốc năm 2014 đề xuất mô hình chính quyền đô thị Phú
Quốc gồm 02 cấp hành chính trực thuộc tỉnh. Bộ máy chính quyền
đô thị 02 cấp gồm: cấp Đặc khu gọi là UBND Đặc khu, không tổ
chức HĐND.
3.3.2. Phương án tổ chức chính quyền ĐVHC - KTĐB Vân Đồn
Tỉnh Quảng Ninh
Trong Đề án “Xây dựng khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh” năm 2013 trình Bộ Chính trị, về mặt tổ chức chính
quyền đề xuất xây dựng theo mô hình chính quyền đô thị hai cấp,
không tổ chức HĐND và Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBHC.
19


3.3.3. Phương án tổ chức chính quyền ĐVHC - KTĐB Bắc Vân
Phong, Tỉnh Khánh Hòa.
Trong ba địa điểm được lựa chọn xây dựng ĐVHC - KTĐB thì Bắc
Vân Phong của Tỉnh Khánh Hòa được đánh giá là “chậm hơn” so với
hai địa phương còn lại trong việc triển khai xây dựng theo mô hình
đặc khu do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN TẠI CÁC ĐVHC-KTĐB Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.4.1. Nhu cầu thành lập ĐVHC - KTĐB hiện nay mang tính cấp
thiết.
3.4.2. Các quan điểm khác nhau về tổ chức chính quyền tại ĐVHC
- KTĐB
3.4.3. Cơ chế pháp lý về tổ chức của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và

các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị tại ĐVHC - KTĐB
3.4.4. Hệ thống pháp luật quy định về ĐVHC - KTĐB
3.4.5. Những đặc thù của quản lý chính quyền đô thị
3.4.6. Các yếu tố tiềm lực đảm bảo để thành lập ĐVHC- KTĐB
3.4.7. Quyết tâm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương

CHƯƠNG 4.
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Quan điểm tổ chức chính quyền tại các ĐVHC - KTĐB
Việc tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ đặc thù là yêu cầu tất
yếu và cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của hoạt động tổ chức quản lý vùng lãnh thổ của quốc gia.
Quán triệt các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về
20


tổ chức các ĐVHC - KTĐB. Để tổ chức tốt bộ máy chính quyền thì
cần vận dụng lý thuyết tổ chức, lý thuyết tổ chức nhà nước và lý
thuyết về chính quyền địa phương tự quản. Xây dựng cơ chế tổ chức
và hoạt động của ĐVHC - KTĐB trên cơ sở phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực nhà nước giữa TW và địa phương. Giải quyết tốt
mối quan hệ giữa chính quyền TW và chính quyền ĐCHC - KTĐB
trong việc cai trị và cung cấp dịch vụ cho xã hội, công dân. Vận dụng
những thành tựu của quản ly công mới (NPM) trong tổ chức chính
quyền. Xây dựng môi trường thể chế đột phá cho ĐVHC – KTĐB.
4.2. Giải pháp tổ chức chính quyền các ĐVHC - KTĐB phù hợp
điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
4.2.1. Ban hành Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt làm căn

cứ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt.
Các ĐVHC - KTĐB sẽ có luật riêng để tạo ra cơ chế vượt trội nhưng
không đi ngược lại Hiến pháp của quốc gia. Xây dựng Luật riêng cho
từng ĐVHC - KTĐB để tương xứng với vị trí, vai trò của loại hình
ĐVHCLT đặc biệt này. Tác giả đề xuất khung cho Luật Đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt điều chỉnh 6 nhóm vấn đề lớn: Những quy
định chung; Thẩm quyền thành lập, giải thể ĐVHC - KTĐB; Tổ
chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB; Các hoạt động cơ bản của
ĐVHC - KTĐB; Chính sách tại ĐVHC - KTĐB; Quản lý nhà nước
tại ĐVHC – KTĐB.
4.2.2. Xác lập vị trí ĐVHC - KTĐB trong cơ cấu hệ thống chính
quyền nhà nước
Các ĐVHC - KTĐB được xác định là một cấp chính quyền địa
phương hoàn chỉnh,có thể tương đương cấp huyện hoặc cấp tỉnh
nhưng thẩm quyền kinh tế được xác định là sẽ tương đương với
CQĐP cấp ngay bên dưới chính quyền TW mà sẽ tạm gọi là cấp tỉnh.
21


4.2.3. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của chính
quyền địa phương tại ĐVHC - KTĐB
Chức năng của chính quyền tại ĐVHC - KTĐB là thực hiện quản lý
nhà nước trên địa bàn lãnh thổ góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý
thống nhất trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước.
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn chung được
quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, các
ĐVHC - KTĐB sẽ có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn mang tính đặc
thù.
4.2.4. Xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị

hành chính - kinh tế đặc biệt. Chính quyền địa phương tại ĐVHC KTĐB là chính quyền đô thị một cấp hoàn chỉnh, bao gồm cả hai
thiết chế là cơ quan đại diện và cơ quan chấp hành; không chia nhỏ
thành các cấp chính quyền. Cấp chính quyền là được coi như cấp cơ
sở (vì không chia nhỏ). Về cấp ĐVHCLT phụ thuộc vào quy mô dân
số, diện tích, đơn vị hành chính có thể là cấp huyện hoặc cấp tỉnh;
nhưng về thẩm quyền kinh tế có thể tương đương cấp tỉnh hoặc TW.
Chủ thể nắm quyền hành pháp địa phương là một chủ thể duy nhất,
do nhân dân địa phương bầu, TW phê chuẩn. Do đặc thù về cơ chế
một Đảng duy nhất lãnh đạo nên sẽ xem xét việc nhất thể hóa chức
danh Bí thư và Chủ tịch Đặc khu. Không tổ chức hệ thống chính trị
đầy đủ tại ĐVHC – KTĐB.
4.2.5. Lựa chọn mô hình tổ chức chính quyền tại các ĐVHC –
KTĐB phù hợp
Mô hình nào cũng cần đề cao vai trò của chính quyền địa phương, đề
cao tính “tự nguyện” thông qua việc tạo cơ chế pháp lý để nhân dân
địa phương trực tiếp bầu, bãi miễn cơ quan chính quyền của họ và cơ
quan này chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân về tính hiệu quả
trong hoạt động quản lý, điều hành. Có thể tổ chức mô hình ĐVHC –
22


KTĐB cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Ở mỗi cấp chính quyền sẽ tổ chức
mô hình tổ chức chính quyền phù hợp với cơ cấu bao gồm đầy đủ
các thiết chế cấu thành.
4.2.6. Xây dựng thể chế quy định mối quan hệ giữa TW và ĐVHC
- KTĐB
Thực hiện phân cấp mạnh, giao quyền tự chủ cho CQĐP tại ĐVHC KTĐB trên hai lĩnh vực kế hoạch và ngân sách. Cơ chế tự chủ về tài
chính, ngân sách và các nguồn lực sẽ giúp CQĐP thực hiện tốt các
công việc phục vụ nhu cầu của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh
tế đặc thù.

4.2.7. Đổi mới mô hình quản lý nguồn nhân lực trong bộ máy
chính quyền tại ĐVHC - KTĐB
Về vấn đề quản lý nhân sự: đặc trưng của các đặc khu này là thu hút
vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu. Như vậy, vấn đề quản lý người lao
động ở đây cần có một cái nhìn cởi mở ngay cả đối với công chức
làm việc trong bộ máy hành chính. Trong dự thảo xây dựng ĐVHC KTĐB Vân Đồn có đề cập tới việc không còn chế độ công chức suốt
đời. Thay vào đó là thuê chuyên gia và ký hợp đồng làm việc với
công chức theo từng vị trí việc làm (trừ một số vị trí do bầu cử hoặc
chỉ định) và thuê người nước ngoài làm tư vấn, quản lý điều hành
trên một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế trên cơ sở thoả thuận mức
lương và công việc được giao. Mô hình quản lý này hướng tới tính
chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý hành chính ở địa phương,
cũng là phù hợp với xu hướng quản lý công chức theo mô hình việc
làm mà chúng ta đang triển khai hiện nay.
4.2.8. Xây dựng cơ chế “lãnh đạo công - quản trị tư”
Tư duy này thể hiện thông qua việc Nhà nước chỉ nắm phần định
hướng, còn lại dịch vụ công có thể để tư nhân làm

23


C. KẾT LUẬN
Xây dựng ĐVHC - KTĐB ở Việt Nam là vấn đề mới và chưa
có tiền lệ. Để xây dựng thành công mô hình này, việc nghiên cứu,
học hỏi và vận dụng một cách sáng tạo các cơ sở lý luận và thực tiễn
của các mô hình đã xây dựng và thành công cũng như chưa thành
công trên thế giới là điều cần thiết.
Dựa trên nền tảng lý thuyết khoa học và kinh nghiệm thực tiễn
để xây dựng mô hình ĐVHC - KTĐB theo màu sắc Việt Nam, phù
hợp với điều kiện thực tế về chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam

nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp chung với thông lệ quốc tế.
Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB nhằm thiết lập ra chủ
thể quản lý nhà nước tại ĐVHCLT phù hợp với mục tiêu, chức năng,
nhiệm vụ của nó. Với sứ mệnh là “đầu tàu thử nghiệm” các chính
sách mới, thể chế mới cả về hành chính và kinh tế sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển không chỉ của vùng lãnh thổ nơi có ĐVHC - KTĐB
mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.
Luận án được hoàn thành nhằm:
Xây dựng một hệ thống lý luận về tổ chức chính quyền cho
ĐVHCLT đặc biệt trong tổng thể lãnh thổ quốc gia. Với việc xây
dựng độc lập hệ thống các khái niệm về ĐVHC - KTĐB, tổ chức
chính quyền, tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB, Luận án đưa
ra quan niệm riêng khi tiếp cận về ĐVHC - KTĐB. Trên cở sở các
đặc trưng của nó xác định được các yêu cầu và nguyên tắc tổ chức
chính quyền tại ĐVHC - KTĐB.
Nghiên cứu, phân tích các mô hình thực tế có tính tương đồng
về mục đích thành lập, chế độ chính trị và luật pháp; điều kiện phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt
Nam qua các bản Hiến pháp; từ những ưu nhược điểm của từng mô
24


hình, Luận án đưa ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng một
cách phù hợp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở các quan điểm phù hợp, Luận án đề xuất tám nhóm
giải pháp có tính định hướng, áp dụng đảm bảo khả thi dựa trên một
hệ thống quan điểm tổ chức hợp lý mang tính khoa học và thực tiễn
bao gồm: Ban hành Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt làm căn
cứ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của ĐVHC - KTĐB. Xác lập vị
trí trong cơ cấu hệ thống chính quyền Nhà nước tại các ĐVHC KTĐB một cách phù hợp. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền

hạn của chính quyền địa phương tại ĐVHC - KTĐB. Xác lập cơ cấu
tổ chức CQĐP tại ĐVHC - KTĐB. Lựa chọn mô hình tổ chức CQĐP
phù hợp. Xây dựng thể chế quy định mối quan hệ giữa TW và
ĐVHC - KTĐB. Đổi mới mô hình quản lý nguồn nhân lực trong bộ
máy chính quyền. Xây dựng cơ chế “lãnh đạo công - quản trị tư”.
Tổ chức chính quyền tại ĐVHC - KTĐB như thế nào sẽ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, đang và sẽ định hình trong thời gian tới đây.
Những mô hình đó sẽ là cơ sở để kiểm nghiệm những khuyến nghị
của Luận án đã nghiên cứu đề xuất.

25


×