Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trầm nguyên ý anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.71 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ VĂN PHƯỞNG
MSSV: 6116146

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH

Luận văn tốt nghiệp ñại học
Ngành Văn học

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

CẦN THƠ, 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn ñề tài
2. Lịch sử vấn ñề nghiên cứu
3. Mục ñích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Diện mạo văn học Đồng bằng sông Cửu Long
1.2. Vài nét về cuộc ñời và sự nghiệp của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh


1.3. Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người
1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
1.3.2. Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI LƯƠNG
THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện
2.1.1. Con người lương thiện là con người sống vị tha
2.1.2. Con người lương thiện là con người gắn bó với cái nghề
2.1.3. Con người lương thiện là con người khao khát hạnh phúc
2.1.4. Con người lương thiện là con người bất hạnh trong cuộc sống
2.1.5. Con người lương thiện là con người ñối mặt với cuộc sống bế tắc
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người tha hóa
2.2.1. Con người tha hóa bởi lòng tham, danh vọng và ích kỉ
2.2.2. Con người tha hóa bởi lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn
2.2.3. Con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy

CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC THỂ
HIỆN QUA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình nhân vật
3.1.1. Ngoại hình của người lương thiện


3.1.2. Ngoại hình của người tha hóa

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành ñộng nhân vật
3.2.1. Hành ñộng của người lương thiện
3.2.2. Hành ñộng của người tha hóa


3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật
3.3.1. Ngôn ngữ của người lương thiện và ngôn ngữ của người tha hóa
3.3.2. Sử dụng từ ngữ bình dân
3.3.3. Sử dụng từ ngữ biến âm và thành ngữ, tục ngữ

3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua tâm lí nhân vật
3.4.1. Tâm lí của người lương thiện
3.4.2. Tâm lí của người tha hóa

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn ñề tài
So với sự phát triển nền văn học của nước nhà, nền văn học khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long như “một miền ñất mới ñược khai hoang”, nhưng văn học khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long ñã dần dần thể hiện ñược tên tuổi của mình trên nền văn
học cả nước, có nhiều tác giả với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Dạ Ngân (Gia ñình bé
mọn, Con chó và vụ li hôn), Trang Thế Hy (Vết thương thứ mười ba), Trầm Nguyên
Ý Anh (Đứa con hoang), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh ñồng bất tận), Nguyễn Thị Diệp
Mai (Chuyến xe cuối), Nguyễn Kim Châu (Gió trên ñồng),... Trong ñó, chúng tôi ñặc
biệt quan tâm và chú ý ñến tác giả Trầm Nguyên Ý Anh. Khi mới tiếp cận truyện ngắn
của Trầm Nguyên Ý Anh, chúng tôi ñã thấy ñược những hoài niệm, tâm tư, tình cảm
mà tác giả ñã gửi gắm trong truyện ngắn của mình. Không những thế, trong truyện
ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn là một xã hội ñược thu nhỏ với biết bao niềm vui, nỗi
buồn. Đó là những con người sống lương thiện, sống có hoài bão, ước mơ, họ luôn gắn
bó và vun ñắp cho cuộc ñời thêm tốt ñẹp. Ở ñó con người luôn ñấu tranh ñể vươn lên
cuộc sống, họ khao khát hạnh phúc gia ñình ñơn sơ, giản dị, họ không ñầu hàng trước

cuộc sống. Đó còn là tiếng nói cảm thông, sẻ chia với những số phận bất hạnh (Đất
dung thân, Lẽ vô thường, Trở về cõi tục,…). Bên cạnh ñó, truyện ngắn Trầm Nguyên
Ý Anh cũng ñã cho thấy ñược những mặt tiêu cực của cuộc sống, ñó là những con
người tha hóa, vô ñạo ñức, sống bất hiếu với ông bà cha mẹ, họ sống với lòng ích kỉ,
nhỏ nhen. Vì tiền họ có thể sẵn sàng từ bỏ gia ñình của mình, họ từ bỏ người thân cũng
như hạnh phúc của mình. Ở ñây, Trầm Nguyên Ý Anh không ngừng lên án, phê phán
và ñấu tranh với những biểu hiện vô nhân ñạo của con người. Hơn nữa, trong truyện
ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, chúng tôi còn cảm nhận ñược mỗi con người trong truyện
ngắn của tác giả ñược xây dựng với mỗi số phận khác nhau, mỗi người, mỗi hoàn
cảnh, với những tính cách không ai giống ai.
Đó là những lí do người viết quyết ñịnh ñi vào tìm hiểu truyện ngắn Trầm Nguyên
Ý Anh với ñề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm
Nguyên Ý Anh” với mong muốn tìm hiểu kĩ những khía cạnh về con người mà tác giả
ñã thể hiện trong tác phẩm của mình.

1


2. Lịch sử vấn ñề nghiên cứu
Từ khi ra ñời cho ñến nay, truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñược giới nghiên
cứu và bạn ñọc quan tâm. Điều ñó ñã tạo cho tên tuổi cũng như tác phẩm của Trầm
Nguyên Ý Anh chiếm ñược vị trí trên nền văn học nước nhà.
Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh không ít ñược nhà nghiên cứu và ñộc giả
quan tâm và cảm nhận sâu sắc, trong ñó Nguyễn Anh Vũ ñã dành nhiều tình cảm của
mình ñối với tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh “Tôi có cảm giác ñây là một người
ñau ñời, một con người luôn xót xa trước thực tế phũ phàng của cuộc sống, trước sự
thờ ơ, vô tình và sự xuống cấp trầm trọng về ñạo ñức của con người… Đọc truyện của
chị, người ñọc có thể hình dung phần nào mặt trái của xã hội, cảm nhận một chút
những góc khuất của tâm ñịa con người. Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh là niềm
cảm thông, chia sẻ với những con người “chân ñất”, suốt một ñời lam lũ, cực khổ,

thậm chí mất cả mạng sống cho cuộc mưu sinh mà cuộc sống vẫn ngập chìm trong
khốn khó, bần hàn” [16, tr. 7]. Đó là một ñánh giá chân thành của Nguyễn Anh Vũ ñối
với truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Đọc truyện ngắn của tác giả ta hình dung
ñược ñâu ñó có số phận của mình trong ñó, nó giống như một sự an ủi, giãi bày của tác
giả ñối với tất cả mọi người.
Bên cạnh ñó, Nguyễn Anh Vũ còn ñánh giá truyện ngắn của tác giả ở khía cạnh
khác hơn, ñó là niềm tin và sự quay lại cuộc sống của con người “truyện ngắn của
Trầm Nguyên Ý Anh người ta vẫn nhận thấy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nhân ái
của con người khi mà, thi thoảng trong tác phẩm của chị vẫn còn nỗi niềm ân hận, tư
tưởng phục thiện của những con người lạc lối, vẫn còn hình ảnh của những số phận
cùng quẫn ñã xích lại gần nhau, dựa vào nhau ñể vượt qua những tháng ngày khốn
khó.” [16, tr. 8].
Trong luận văn Thạc sĩ của Kim Thanh Thiện với ñề tài nghiên cứu Đặc ñiểm
truyện ngắn tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long sau 1986, truyện ngắn của Trầm
Nguyên Ý Anh ñược người nghiên cứu cảm nhận sâu sắc “ñến với tác phẩm Trầm
Nguyên Ý Anh chúng ta thấy rõ những mâu thuẫn vật chất, những toan tính dục vọng.
Ở ñó, có những con người bất hiếu với cha mẹ ruột của mình, mẹ bất hiếu với con chỉ
vì hận ñời.” [14, tr. 43]. Không gian sông nước miền tây trong sáng tác của Trầm
Nguyên Ý Anh ñược người nghiên cứu cảm nhận với những vẻ bình dị, mộc mạc
“cùng với Nguyễn Ngọc Tư là Trầm Nguyên Ý Anh và Nguyễn Thị Diệp Mai thường sử
2


dụng yếu tố không gian sông nước ñể miêu tả lại ñặc ñiểm của vùng ñất nơi ñây.
Những con sông hiện lên trong tác phẩm thật bình dị và mộc mạc, nó tô thêm vẻ ñẹp
về vùng ñất này.” [14, tr. 59].
Về ngôn ngữ, Trầm Nguyên Ý Anh ñược Lê Xuân ñánh giá là một trong những
bậc thầy sử dụng phương ngữ trong bài viết Phương ngữ Nam Bộ - Nét ñặc sắc của
văn học Đồng bằng sông Cửu Long, cần lưu giữ “sau Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà
văn Nam Bộ là bậc thầy sử dụng phương ngữ, như: Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê

Văn Thảo,… Lớp kế tiếp có: Lương Hiệu Vũ, Nguyễn Thanh, Võ Đắc Danh,… Nguyễn
Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai, Anh Đào, Trầm Nguyên Ý Anh…” [20]. Bên cạnh ñó,
còn nhiều bài viết, bàn luận về truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh.
Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñược nhiều luồn ý kiến, ñánh giá khác
nhau, ñó là sự thành công trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Song, truyện
ngắn của tác giả chưa ñược nhiều ñộc giả và giới nghiên cứu ñi vào nghiên cứu một
cách cặn kẻ. Đi vào nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
ngắn Trầm Nguyên Ý Anh” chúng tôi sẽ rút ra sự ñánh giá, nhận xét của bản thân về
“Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh”.

3. Mục ñích nghiên cứu
Đi vào ñề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm
Nguyên Ý Anh”, chúng tôi nhằm thực hiện những mục ñích sau:
Thứ nhất, tìm hiểu rõ về quan niệm nghệ thuật về con người của Trầm Nguyên Ý
Anh trong các truyện ngắn của tác giả.
Thứ hai, có cái nhìn ñúng ñắn và chính kiến riêng của mình về truyện ngắn cũng
như quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh.
Thứ ba, góp phần khẳng ñịnh những ñóng góp của Trầm Nguyên Ý Anh trong
quá trình phát triển của văn học Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện ñề tài này, chúng tôi ñi vào nghiên cứu các tác phẩm trong tập truyện
ngắn Ba tác giả nữ ñồng bằng sông Cửu Long, nhà xuất bản Văn học, năm 2004. Cụ
thể là các truyện ngắn: Lẽ vô thường (2000), Một mảnh ñời (2002), Đất dung thân
(2002), Cũng một kiếp người (2002), Trở về cõi tục (2002), Kiếp nhân sinh (2003),
Nước mắt ñàn ông (2003), Nhà từ thiện (2003), Nghiệp ñời (2003), Đứa con hoang
(2003), Khoảng cách (2004), Nghiệp ñời còn ñó (2004), Đồng tiền không ñỏ mồ hôi
3



(2004), Một chuyến ñò (2004), , Ánh mắt (2004), Con vện (2004), Người chuyên viết
ñiếu văn (2004). Bên cạnh ñó chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tác phẩm ñược ñăng
trên mạng ñể nghiên cứu: Đỗ Như Mưa (vnthuquan.net), Hạnh phúc thật gần
(vnthuquan.net)…
Đồng thời, ñể làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm
Nguyên Ý Anh, người viết còn tham khảo thêm một số tác phẩm của một số tác giả
Nam Bộ cùng thời và những bài nghiên cứu về Văn học Đồng bằng sông Cửu Long
sau 1975 ñể nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện ñề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử: Thấy ñược quá trình diễn biến và vận ñộng của lịch sử tác
ñộng ñến văn học qua từng giai ñoạn ñể có cách nhìn thấu ñáo và ñúng ñắn về truyện
ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh.
Phương pháp so sánh: Đây là một trong những phương pháp thường ñược dùng
trong các bài nghiên cứu. So sánh ñể thấy ñược nét riêng, cái hay, cái lạ trong quan
niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh so với những
tác giả khác.
Phương pháp phân tích: Phân chia cái toàn thể của ñối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những cấp ñộ nhỏ hơn ñể nghiên cứu, ñể phát hiện ra từng
thuộc tính và bản chất của từng yếu tố ñó, từ ñó giúp ta hiểu ñối tượng nghiên cứu cụ
thể và sâu sắc hơn.
Phương pháp tổng hợp: Nhằm hợp nhất, gắn kết các ñối tượng ñược nghiên cứu
lại với nhau ñể tìm ra cái chung của ñối tượng.
Bên cạnh ñó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các thao tác như: chứng minh, bình
luận, giải thích… ñể làm sáng tỏ vấn ñề.

4



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long
Đi vào tìm hiểu diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
chúng tôi xin ñề cập ñến những thuận lợi, khó khăn về Văn học Đồng bằng sông Cửu
Long. Để thể hiện vấn ñề này, chúng tôi sẽ dựa vào một số bài viết về văn học vùng
ĐBSCL ñể tiếp cận vào vấn ñề. Chẳng hạn một số bài viết của các các tác giả: Trần
Mành Hùng, Lê Văn Thảo, Lê Xuân,...
Trước tiên ñó là những thuận lợi của nền Văn học ĐBSCL:
Đội ngũ viết truyện ngắn khu vực ĐBSCL dồi dào, bao gồm những cây bút ñang
sống ở khu vực ĐBSCL, những cây bút ĐBSCL ñang sống ở nơi khác nhưng vẫn viết
về quê hương và những cây bút khác viết về vùng ĐBSCL. Tính ñến nay, tuy số lượng
nhà văn khu vực ĐBSCL không nhiều nhưng ñã ñể lại nhiều dấu ấn trong sáng tác, với
sự góp mặt của ba thế hệ:
Thế hệ thứ nhất: bao gồm tất cả những nhà văn sáng tác trước giai ñoạn 1975 và
sau 1975 vẫn còn sáng tác: Đoàn Giỏi (Đất rừng Phương Nam), (Đường về gia
hương), Anh Đức (Hòn ñất), Nguyễn Quang Sáng (Bông cẩm thạch, Chiếc lược
ngà), Trần Kim Trắc (Chim họa mi lại hót), Trang Thế Hy (Nắng ñẹp miền quê
ngoại), Vết thương thứ mười ba), Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau, Hai cõi U
Minh),…
Thế hệ thứ hai: bao gồm những nhà văn sáng tác sau 1975 cho ñến nay: Vũ Hồng
(Tiếng chuông trôi trên sông), Kim Ba (Đôi mắt con tàu xanh), Phan Trung Nghĩa
(Khóc hương cau), Nguyễn Lập Em (Bến nước kênh cùng), Dạ Ngân (Gia ñình bé
mọn, Con chó và vụ li hôn), Nguyễn Kim Châu (Gió trên ñồng),…
Thế hệ thứ ba: là những cây bút trưởng thành trong những năm ñầu thế kỉ XXI:
Nguyễn Ngọc Tư (Cánh ñồng bất tận), Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh
(Đứa con hoang), Phong Hân, Hồ Kiên Giang. Thơ: Lê Thanh My (An Giang), Hữu
Nhân (Đồng Tháp), Văn Triều (Trà Vinh), Võ Tấn Cường (Tiền Giang), Trần Minh
Trường (Cần Thơ),… và gần ñây nhất là: Đoàn Thị Diêm Thuyên, Đoàn Phương Nam,
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đăng Khương, Trương Trọng Nghĩa,… Các tác giả này ñã
góp phần làm cho nền văn học ĐBSCL nói riêng và nên văn học nước nhà nói chung

ngày càng thêm khởi sắc.

5


Đội ngũ sáng tác ĐBSCL ñã tạo cho nền văn học ĐBSCL ngày một thêm khởi
sắc. Bằng chứng là họ ñã tạo ra những tác phẩm ñặc sắc và thu hút sự quan tâm của
ñộc giả như: Đất rừng phương nam (Đoàn Giỏi), Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam),
Gia ñình bé mọn (Dạ Ngân) và ngần ñây nhất là tác phẩm Cách ñồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư.
Đề tài trong văn học ĐBSCL phong phú, ña dạng, tạo cho nền văn học ĐBSCL
nhiều món ăn tinh thần mà thế hệ ñộc giả quan tâm sâu sắc:
Giai ñoạn trước 1975: Văn học ñã thể hiện ñược cuộc sống và chiến ñấu của con
người trong giai ñoạn chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mĩ. Đó là số phận của những
con người trong giai ñoạn thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam trong tác phẩm
Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). Với sự càn quét của thực dân Pháp, người dân
Nam bộ phải di tản khắp nơi, từ vùng này ñến vùng khác ñể sinh sống. Không dễ dàng
như thế, những con người nơi ñây phải chịu ñựng sự càn phá, tra tấn dã man của thực
dân Pháp. Song, với tinh thần quật khởi ñược xây ñắp từ lòng yêu quê hương thiết tha,
người dân Nam bộ ñã ñứng lên ñấu tranh ñể giành lại ấm no, hạnh phúc cho mình. Hay
tác phẩm Hòn Đất (1965) của Anh Đức, tác phẩm ñã tái hiện khí thế ñấu tranh anh
dũng của nhân dân Hòn ñất trước sự xâm lược của Mĩ. Trong ñó nhân vật chị Sứ là nữ
sĩ anh hùng, chị ñã anh dũng chiến ñấu trước sự càn quét của giặc. Qua tác phẩm Hòn
Đất, Anh Đức muốn gửi ñi một thông ñiệp: tinh thần chiến ñấu dũng cảm, kiêng
cường của người dân Nam Bộ nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp
ñấu tranh giải phóng dân tộc nhất ñịnh sẽ giành thắng lợi. Bên cạnh ñó, còn nhiều tác
phẩm khác cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân ĐBSCL trước cuộc chiến tranh
kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Hai cõi U Minh (Sơn Nam), Bông cẩm thạch, Chiếc
lược ngà (Nguyễn Quang Sáng),…
Giai ñoạn sau 1975 ñến nay: Đất nước bước sang giai ñoạn lịch sử mới. Văn học

cả nước nói chung và văn học ĐBSCL nói riêng cũng chuyển mình, vận ñộng theo ñể
phản ánh ñời sống xã hội ña dạng trước yêu cầu mới của thời ñại. Đó là những kí ức
hoài niệm về chiến tranh luôn day dứt trong lòng con người. Mặc dù chiến tranh ñã ñi
qua, nhưng ñối với mỗi con người Việt Nam, nỗi ñau mà kẻ thù gây nên vẫn còn ñó,
nó luôn ñau ñáo trong lòng của người ở lại. Nhận thức sâu sắc ñiều ñó, những cây bút
truyện ngắn ĐBSCL ñã khai thác ñề tài chiến tranh một cách sâu sắc ñể ñộc giả hôm
nay và mai sau thấy ñược nỗi ñau thương, mất mát, tinh thần chiến ñấu dũng cảm của
6


dân tộc trước kẻ thù ñể giành lại “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc” (Tuyên ngôn ñộc lập – Hồ Chí Minh). Những tác phẩm tiêu biểu cho giai ñoạn
này: Sau chiến tranh (Quang Thắng), Vết thương thứ mười ba (Trang Thế Hy),
Những ñứa con chiến tranh (Thái Sắc), Những vết sẹo (Nguyễn Kim Châu),…
Bên cạnh ñề tài những kí ức, hoài niệm về chiến tranh, một ñề tài mới không thể
bỏ qua, ñó là ñề tài về cuộc sống bộn bề của con người với những thành tựu tốt ñẹp và
những mặt trái của nó. Đây là một trong những ñề tài lớn thu hút khá nhiều tác giả
quan tâm: Cánh ñồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Gia ñình bé mọn, Con chó và vụ li
hôn (Dạ Ngân), Đồng tiền không ñổ mồ hôi, Đất dung thân, Đứa con hoang (Trầm
Nguyên Ý Anh), Lặng lẽ ñồng bằng (Nguyễn Kim Châu), …
Những cây bút ĐBSCL ñã ñem lại nhiều tác phẩm ñặc sắc với ñề tài ña dạng,
phản ánh mọi mặt cuộc sống, góp phần tạo cho diện mạo nền văn học ĐBSCL ngày
thêm khởi sắc.
Những thuận lợi ñó ñã góp phần làm cho nền văn học ĐBSCL nói riêng và nền
văn học cả nước nói chung ngày càng thêm phong phú, ña dạng.
Bên cạnh những thuận lợi, những mặt ñã làm ñược, nền văn học ĐBSCL gặp
không ít khó khăn về lực lượng sáng tác, ñời sống con người, lý luận phê bình văn
học. Những khó khăn ấy ñã làm ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình sáng tác của các tác
giả.
Lực lượng sáng: Sau 1975, lực lượng sáng tác văn học ĐBSCL phát triển về số

lượng nhưng nhìn chung, vẫn là thiểu số so với nền văn học cả nước. Nguyên nhân là
do nhu cầu thị hiếu và nhu cầu ý thức nghệ thuật chưa cao nên không kích thích, khơi
gợi ñược tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ. Vùng ĐBSCL có rất nhiều ñề tài và chất liệu
sáng tác phong phú nhưng chưa ñược các tác giả khai thác triệt ñể, nhiều tác phẩm tạo
ra còn mang tính thời sự, tính ñịa phương, thiếu hơi thở của thời ñại, chưa ñụng chạm
ñến những vấn ñề thiết yếu của nhân dân. Lực lượng sáng tác ĐBSCL còn mang tính
riêng lẻ, chưa có sự thống nhất trong sáng tác.
Đời sống con người: Nhiều tác giả say mê sáng tác văn chương ñến cuồng nhiệt
nhưng trong bối cảnh xã hội mới, con người chịu ảnh hưởng gánh nặng cơm áo hằng
ngày, họ phải sống có trách nhiệm với gia ñình cho nên sáng tác của các tác giả còn
mang tính nhất thời vì họ chưa thể sống bằng nghề viết văn.

7


Lý luận phê bình văn học: Nền văn học ĐBSCL chưa ñược các nhà lý luận phê
bình văn học quan tâm sâu sắc, dường như chỉ loay hoay xoay quanh việc giới thiệu,
ñiểm sách mà thiếu ñi sự phê bình sâu sắc, có chiều sâu. Nhiều tác giả, tác phẩm chưa
ñược các nhà lý luận phê bình quan tâm. Chưa có sự ñánh giá, nhận xét về nền văn học
ĐBSCL, ñiều này có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình nghiên cứu, ñánh giá của ñộc giả
ñối với tác phẩm cũng như tác giả

1.2. Vài nét về cuộc ñời và sự nghiệp của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh
Trầm Nguyên Ý Anh tên thật là Trầm Thị Sương, sinh năm 1955, quê ở tỉnh Trà
Vinh. Trầm Nguyên Ý Anh sống và làm việc tại thành phố Trà Vinh, cộng tác với báo
Trung ương và ñịa phương. Là một người giỏi văn, học trường cao ñẳng sư phạm Vĩnh
Long, từng làm giám thị trường cấp 3 ở Vĩnh Long, sau ñó tham gia giảng dạy môn
văn cấp 1 và cấp 2. Trầm Nguyên Ý Anh là một người có nỗi ñau ñời và thăng trầm
trong cuộc sống. Cô từng làm nhiều nghề ñể trang trải cuộc sống, chẳng hạn như bán
cà phê, dạy học,… Hiện tại Trầm Nguyên Ý Anh sống với ñứa con nuôi và tiếp tục

sáng tác. Tâm sự với Trầm Nguyên Ý Anh, dường như mọi khổ tâm, một con người
ñau ñời, ñau cho số phận của mình luôn chất chứa trong lòng, cô tâm sự “cô ñã có lời
nguyện ñến năm 61 tuổi sẽ tu tại gia, sống khép mình, chỉ sáng tác ñể trang trải cuộc
sống”.
Đến năm 2000, Trầm Nguyên Ý Anh bắt ñầu viết truyện ngắn và ñược những
người ñánh giá cao. Được ñánh giá cao và khuyến khích viết truyện ngắn, Trầm
Nguyên Ý Anh ñã viết và tham gia các cuộc thi viết truyện ngắn. Trầm Nguyên Ý Anh
ñạt giải nhất với tác phẩm Tiếng sáo bay xa (2002), do An Giang tổ chức và giải nhì
với tác phẩm Cũng một kiếp người (2002), do Cần Thơ tổ chức.
Năm 2004, Trầm Nguyên Ý Anh sống và sáng tác ở Thành phố Cần Thơ. Năm
2008, tác giả về lại Trà Vinh và tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình. Có thể nói, Trầm
Nguyên Ý Anh sống chủ yếu bằng nghề viết văn ñể trang trải cuộc sống của mình.
Năm 2004, nhà xuất bản Văn học ñã chọn lọc và in một số truyện ngắn của nhà
văn trong tập truyện ngắn Ba tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long: Nguyễn Ngọc
Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai và Trầm Nguyên Ý Anh.
Năm 2009, ñạt giải thưởng Trung ương với cuộc thi Học tập và làm theo gương
bác (hạng ba). Cũng trong năm này, Trầm Nguyên Ý Anh ñạt giải trên báo phụ nữ

8


thành phố, với tác phẩm Mẹ và con. Bên cạnh ñó, Nhà xuất bản Báo Thanh Niên ñã
xuất bản tập truyện ngắn Trở về cõi tục.
Bên cạnh ñó, nhiều tác phẩm của tác giả ñược ñăng tải trên các bài báo, các trang
Web uy tín: Mẹ và con (báo Cần Thơ – 12/2013), Lã bất vi (văn nghệ Nam Định),
Bên thềm mùa gió chướng (Tôn vinh văn hóa ñọc), Chuyện ba người (tạp chí Nhật
Lệ),… Những tác phẩm gần ñây nhất: Bến xưa, Chuyện hai người, Người anh,…
Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh phản ánh các mặt ñời sống xã hội: vấn ñề
hôn nhân gia ñình, ñạo ñức, nhân phẩm của con người. Đó còn là những con người
chạy theo cám dỗ của ñồng tiền, chạy theo nhu cầu vật chất mà ñánh mất lương tâm,

bản chất tốt ñẹp bên trong con người của mình. Bên cạnh ñó, những số phận hẩm hiu,
bấp bênh, bất hạnh của con người trong xã hội ñược tác giả quan tâm sâu sắc, ñặc biệt
là nhân vật phụ nữ và trẻ em. Qua ñó, Trầm Nguyên Anh lên tiếng phê phán, chỉ trích
ñối với những con người tha hóa, ñồng thời ngợi ca những con người có nghị lực sống,
ñám ñấu tranh ñể loại trừ cái xấu, cái ác trong xã hội. Qua ñó, tác giả cảm thông, chia
sẻ với những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống.

1.3. Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người
1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người, chẳng
hạn như: Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 –
1975 – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ
Tố Hữu – Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, Hà Nội; Trần Đình Sử (2002), Văn học
và thời gian – Nhà xuất bản văn học; Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy
Cận – Nhà xuất bản văn học; Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong
tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội…
Các nhà nhà nghiên cứu này có ñóng góp rất quan trọng trong việc ñi tìm và giải
mã quan niệm nghệ thuật về con người. Trong các công trình ñó, không thể bỏ qua các
công trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người của Trần Đình Sử. Trong
công trình nghiên cứu Văn học và thời gian, Trần Đình Sử ñã ñưa ra quan niệm nghệ
thuật về con người với cái nhìn sâu sắc, ñó là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người
bằng hình tượng nghệ thuật “con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và
quan niệm về con người ñược thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình
diện con người ñược miêu tả, trong tương quan với không gian thời gian và trong các
9


nguyên tắc miêu tả tính cách, tâm lí… Người ta gọi ñó là quan niệm nghệ thuật về con
người” [12, tr. 224].
Trong công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành cũng ñưa

ra quan niệm nghệ thuật về con người. Ông cho rằng hoạt ñộng sáng tạo của văn học là
việc phản ảnh con người bằng phương tiện nghệ thuật. Khi ñi vào khai thác vấn ñề con
người, không chỉ ñi nghiên cứu bản chất bên ngoài là ñủ, mà còn phải ñi vào khai thác
bản chất bên trong của con người ñể lí giải cặn kẽ, ñúng ñắn bản chất về con người
“nghiên cứu thế giới nghệ thuật của nhà văn không chỉ dừng lại ở việc bàn bạc, ñánh
giá về thế giới và con người ñược miêu tả trong tác phẩm mà còn phải ñi sâu tìm hiểu
hướng tiếp cận, cách lí giải, sự cắt nghĩa của nhà văn trước những vấn ñề ñó, nghĩa là
toàn bộ hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh ñời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong
hình thức nghệ thuật. Toàn bộ nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người trong thế
giới nghệ thuật sinh ñộng và toàn vẹn ấy chính là quan niệm nghệ thuật về thế giới
con người” [13, tr. 59].
Tiếp theo, ñó là công trình nghiên cứu về “Quan niệm về con người trong tiểu
thuyết Tự lực văn ñoàn” của Lê Thị Dục Tú. Trong công trình này, tác giả ñưa ra quan
niệm nghệ thuật về con người có sự ñồng nhất với các công trình khác, ñó là “cách
hiểu, cách cắt nghĩa về con người”. Tác giả nhận ñịnh “quan niệm về con người là
cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm ñó quyết ñịnh chiều sâu của việc
miêu tả cũng như việc giải quyết chủ ñề, ñề tài trong sáng tác.” [15, tr. 14].
Trong cuốn “Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975”, Phùng Ngọc
Kiếm nhận ñịnh “Con người bao giờ cũng là vấn ñề trung tâm của văn học mọi thời
ñại” [6, tr. 3]. Bên cạnh ñó, ông cũng ñưa ra khái niệm nghệ thuật về con người
“Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm chỉ phạm vi sáng tạo trong lĩnh vực
miêu tả, thể hiện con người của nhà văn” [6, tr. 3]. Trong công trình nghiên cứu này
ông cũng ñã khẳng ñịnh con người là ñối tượng trung tâm của văn học.
Qua các ý kiến, ñánh giá trên của các nhà nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về
con người, chúng tôi nhận thấy các ý kiến, ñánh giá của các nhà nghiên cứu ñều có
ñiểm chung, ñó là, khái niệm về con người ở ñây không phải là con người hiện hữu
ngoài ñời mà khi ñi vào văn học con người ñã trở thành con người nghệ thuật do nhà
văn sáng tạo, xây dựng nên bằng hình thức nghệ thuật. Bên cạnh ñó, các nhà nghiên
cứu ñều cho rằng “quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về
10



con người của nhà văn”. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra những vấn ñề cốt
lõi về quan niệm nghệ thuật về con người góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu
Văn học.
Từ các nhận ñịnh trên, chúng tôi hiểu một cách ñơn giản về quan niệm nghệ thuật
về con người như sau: quan niệm nghệ thuật về con người là sự cảm nhận, lí giải, cắt
nghĩa về con người bằng hình thức nghệ thuật của nhà văn. Tức là, sự cảm nhận, lí
giải, cắt nghĩa ấy của nhà văn phải bằng các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong tác phẩm văn học. Nếu không xem xét những vấn ñề ñó thì sẽ
không thấy ñược quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, ñồng thời cũng chưa
lí giải ñược ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nhân vật.

1.3.2. Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là ñối tượng của văn học, vì thế con người luôn là yếu tố trọng tâm ñể
nhà văn thể hiện những tâm tư, tình cảm, vấn ñề riêng tư, cá nhân, vấn ñề ñạo ñức, lối
sống của con người. Đi vào từng tác phẩm nhà văn có thể biểu hiện quan niệm nghệ
thuật về con người ở nhiều góc ñộ khác nhau, chẳng hạn như: sự lí giải về số phận
nhân vật, tính cách nhân vật, bản chất nhân vật,… Nhà văn không thể bỏ qua những
biểu hiện này, bởi nó giúp nhà văn thấy rõ quan niệm về con người.
Thi pháp xây dựng nhân vật là biện pháp ñể thấy rõ biểu hiện quan niệm nghệ
thuật về con người. Đó là việc tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngoại
hình nhân vật, hành ñộng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, tâm lí nhân vật, cách gọi tên,
xưng hô,… ñể từ ñó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình.
Ngoại hình nhận vật: là hình dáng, ñiệu bộ cử chỉ, tác phong bên ngoài của nhân
vật. Đi vào ngoại hình nhân vật sẽ cho thấy ñược bản chất của con người, ñó có thể là
con người sang trọng, giàu có hay là con người nghèo khó, gian khổ, ñộc ác hay hiền
từ,…
Hành ñộng nhân vật: ñi vào phân tích hành ñộng nhân vật ñể thấy việc làm, ứng
xử của từng nhân vật trong tác phẩm, ñể từ ñó thấy ñược những suy nghĩ, tình cảm,

tính cách của từng nhân vật và cũng là cơ sở ñể nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật
về con người.
Tâm lí nhân vật: là những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng bên trong của nhân vật
ñược nhà văn thể hiện. Tâm lí nhân vật là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần thể hiện thành công tác phẩm. Đó là việc ñi vào khai khác thế giới bên trong (thế
11


giới tâm hồn) của từng nhân vật ñể nắm bắt những tâm tư, tình cảm, những vấn ñề trăn
trở bên trong của nhân vật. Không phải nhà văn nào cũng thể hiện thành công yếu tô
tâm lí nhân vật, muốn thể hiện ñược ñiều này, ñòi hỏi nhà văn phải có tình cảm, sự
cảm thông, chia sẻ ñối với số phận từng nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật: là lời nói của nhân vật trong tác phẩm mà nhà văn ñã thể hiện,
ñây là yếu tố góp phần làm thành công yếu tố hành ñộng và yếu tố tâm lí của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật có thể mạnh bạo hay mềm yếu là tùy vào nhân vật mà tác giả thể
hiện.
Cách gọi tên, xưng hô: là cách gọi nhân vật mà nhà văn ñã ñặt cho nhân vật. Cái
tên có thể nói lên tính cách, hoàn cảnh, sở thích, lai lịch, công việc,… của nhân vật.
Đây là một trong những yếu tố góp phần xây dựng thành công hình tượng nhân vật.
Tất cả các yếu tố nghệ thuật ñó khi ñi vào tác phẩm sẽ trở thành công cụ giúp cho
nhà văn thể hiện rõ về quan niệm nghệ thuật về con người. Tức là thông qua các yếu tố
nghệ thuật mà nhà văn ñã thể hiện vào tác phẩm, người ñọc sẽ thấy ñược hình ảnh con
người trong tác phẩm, ñó có thể là con người với những phẩm chất tốt ñẹp, con người
với những bản chất ñộc ác, ganh ghét, ñó kị, hoặc là con người với bản chất tha hóa,…
ñể từ ñó nhà văn sẽ ñưa ra ý kiến, khen chê, cảm thông, chia sẻ hay lên án phê phán.

12


CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ

CON NGƯỜI LƯƠNG THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA
Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho
thấy rõ ñược thế giới của hai con người: con người lương thiện và con người tha hóa.
Con người lương thiện trong sáng tác của tác giả là những con người có cuộc sống vị
tha, cần cù, siêng năng ñể vươn lên cuộc sống, nhưng những con người ấy ñôi khi lại
gặp nhiều bất hạnh. Con người tha hóa trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh là
những con người luôn ẩn chứa trong mình những lòng tham, danh vọng, họ luôn ñố kị,
ghen ghét lẫn nhau. Tuy nhiên, trong những con người tha hóa này còn là những con
người có phẩm chất tốt ñẹp, nhưng chính cuộc sống ñã ñưa ñẩy họ ñến bước ñường
cùng và buộc họ phải trở nên tha hóa. Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñáp
ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của xã hội, nó giống như một xã hội ñược thu nhỏ mà
con người là trung tâm của cái xã hội ñó.

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện
2.1.1. Con người là con người sống vị tha
Con người vị tha là con người biết sống vì người khác, luôn hi sinh, quan tâm và
giúp ñỡ cho người khác, họ sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của người khác ñể mối
quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt ñẹp, con người gắn bó chặt chẽ và
yêu thương nhau hơn.
Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, con người vị tha là những con người
luôn hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình ñể chăm lo ñến những người xung quanh
mình. Họ sẵn sàng dang rộng vòng tay ñể bỏ qua những lỗi lầm của những kẻ ñã từng
ñối xử tàn nhẫn với mình. Đó còn là những con người có số phận nghèo khó, nhưng họ
vẫn gắn bó, cưu mang, ñùm bọc lẫn nhau. Trong tận cùng cái khổ, cái khó khăn, con
người luôn hướng về nhau. Đây là một phẩm chất mà không phải người nào cũng có,
chỉ có những người có trái tim biết yêu thương, biết nghĩ ñến người khác mới có ñược
phẩm chất ñáng quý ấy. Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện những con người như thế, ñó
là Trực (Khoảng cách), Ông Tư, Út Nhu (Nghiệp ñời còn ñó), Út Son, Già Bảy (Kiếp
nhân sinh), Mến (Nước mắt ñàn ông),…
Trong truyện ngắn Khoảng cách, Trực ñã nghỉ học sớm ñể phụ giúp gia ñình

chăm lo cho những ñứa em của mình ñể chúng có ñiều kiện tiếp tục ăn học. Anh ñã hi
sinh cả tương lai, hạnh phúc, niềm vui của mình ñể lao mình vào công việc “Mới lớp
13


tư, trả chữ cho thầy, nó nghĩ học ñi bán carem phụ với má nuôi em” [16, tr. 251]. Tấm
lòng vị tha của Trực còn ñược thể hiện qua việc bỏ qua lỗi lầm của người khác. Hai
người em ñược mẹ thương yêu, chăm sóc chu ñáo, còn Trực thì lại bị người mẹ lại
ghét bỏ, la mắng nhưng anh vẫn một lòng thương yêu mẹ và siêng năng làm việc hơn
nữa ñể phụ mẹ giúp ñỡ những ñứa em của mình “anh tận dụng từ mớ cơm dư, từ món
ñồ khu quân sự bỏ ra… Anh kiếm tiền cho má từ những thứ có thể bán ñược…” [16, tr.
252]. Từ ñó cho thấy rằng, Trực là người con có trách nhiệm, yêu thương, lo lắng cho
gia ñình hết mực.
Bên cạnh Trực, còn có Quyên trong truyện ngắn Một mảnh ñời. Chị siêng năng
làm việc không quản ngại khó khăn ngày ñêm ñể chăm lo cho hai ñứa em và những
ñứa cháu của mình với mong muốn chúng sẽ thành người tốt, sau này giúp ích cho xã
hội. Quyên phải gánh vác công việc của chị mình trong việc bán cơm. Quyên vừa phải
lo cho việc dạy của mình trên lớp, khi về nhà chị phải có nhiệm vụ dạy kèm những ñứa
em và cháu của mình học tập. Chị làm việc cật lực, tuy có mệt nhưng chị vẫn không
một chút thở than, toan tính. Thậm chí chị còn không quan tâm ñến việc chăm sóc bản
thân mình “chị như một người máy. Đến trường dạy tốt. Về nhà loay hoay với mấy
ñứa cháu, hiếm khi người thấy chị ñi mua sắm cho mình” [16, tr. 302]. Không những
thế, ñến cả những cái vốn dĩ thuộc về chị, ñáng lẽ chị là người xứng ñáng ñược hưởng
những hạnh phúc ñó, nhưng chị vẫn không mảy mai ñến và tiếp tục nhường nhịn, hy
sinh. Đó là căn nhà, nơi chị ñã gắn bó suốt mấy mươi năm qua nhưng chị không nhận
về mình mà ñể lại cho chị mình và những ñứa cháu và xem ñó như một ñiều hiển
nhiên mà chị phải làm “chị có hai con, hai ñứa nhỏ cũng cần chỗ ở. Quyên thấy mình
sống như vậy cũng ñược”. [16, tr. 303]. Điều ñó cho thấy Quyên là người có trách
nhiệm, biết suy nghĩ, biết chăm lo và hi sinh cho hạnh phúc người thân của mình.
Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, tấm lòng vị tha ñược thể hiện một cách

nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đó là những con người biết bỏ qua những lỗi lầm của người
khác, biết giúp ñỡ và sẵn sàng cho họ một con ñường, một cơ hội ñể sửa chữa lại lỗi
lầm. Đó là ông Hoạch trong tác phẩm Cũng một kiếp người, cuộc sống của ông rất
khó khăn, nhưng ông luôn mang trong mình một tấm lòng bao dung mà mấy ai có
ñược. Ông Hoạch ñã bắt kẻ ăn trộm vịt của mình, chẳng những ông không ñánh ñập,
chửi bới, ngược lại ông còn ñối xử tốt ñối với kẻ này “ông vấn rồi ñưa cho gã. Gã phì
phèo ñiếu thuốc trên môi” [16, tr. 338]. Không những thế, ông còn trò chuyện một
14


cách thân mật ñể ông biết rõ hơn hoàn cảnh gia ñình của hắn “chú mày có vợ con
chưa?” [16, tr. 339]. Cuối cùng hiểu ñược câu chuyện về hoàn cảnh của hắn nên ông
ñã quyết ñịnh tha thứ ñể hắn làm lại cuộc ñời “bây giờ qua cởi chói thả cho ñi. Về
ráng kiếm cách làm ăn. Có khó khăn gì thì nói với cô bác người ta tìm cách giúp cho”
[16, tr. 350]. Và một ñiều ñáng nói hơn là ông không chỉ bỏ qua lỗi lầm của hắn mà
ông còn giúp ñỡ hắn bằng chút tiền ít ỏi mà ông ñã mài công làm lụng “ông nói xong,
móc từ trong tui áo bà ba ra ít tiền dúi vào tay gã.” [16, tr. 350]. Có thể nói, ông
Hoạch là người sống hết lòng vì người khác, biết nhìn nhận sự việc một cách toàn
diện, sẵn sàng tha thứ và cho người khác cơ hội ñể làm lại cuộc ñời. Từ ông Hoạch,
Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy rằng: con người hãy biết bỏ qua và tha thứ những lỗi
lầm của người khác, hãy cho họ một cơ hội ñể làm lại cuộc ñời, ñừng ñẩy họ vào con
ñường bế tắc. Điều làm cho xã hội này tốt ñẹp, mối quan hệ giữa người với người tốt
ñẹp hơn khi người ta biết ñối xử với nhau bằng lòng nhân ñạo và sự cảm thông.
Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, tấm lòng vị tha của con người còn ñược
thể hiện trong sự hi sinh hạnh phúc cá nhân của con cái ñối với cha mẹ ñể cho gia ñình
mình ñược ấm no, hạnh phúc. Đó là sự hi sinh hạnh phúc của những cô gái còn quá
ngây thơ, chưa ñến tuổi lấy chồng, nhưng vì chữ hiếu nên những cô gái ấy phải hi sinh
hạnh phúc riêng của mình ñể ñổi lấy hạnh phúc chung cho gia ñình. Út Son (Kiếp
nhân sinh) vì ñể cứu cha và người thân của mình tránh khỏi ñại nạn từ tên Quan
huyện nanh ác nên cô ñã bằng lòng lấy Quan huyện làm chồng trong khi cô chẳng biết

gì ñến tên Quan huyện này. Út Son ñã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình tại ñây,
nhưng với tấm lòng hiếu thảo của người con gái mới lớn, cô ñã chấp nhận ñiều ñó
“cha ñừng ñau buồn nữa. Dẫu sao họ vẫn cưới hỏi ñàng hoàng. Vả lại, con cũng biết
tự lo thân. Cha phải khỏe mạnh ñể còn phụng dưỡng nội. Cha ñừng ñể nội phải buồn
ñau” [16, tr. 395]. Đó lời khuyên nhủ của Út Son ñối với người cha của mình. Út Son
ñã lo lắng, quan tâm và làm tròn bổn phận của người con ñối với gia ñình. Điều ñó,
cũng ñã cho thấy Út Son là người con hiếu thảo, biết quan tâm, lo lắng và hi sinh cho
gia ñình.
Mến (Nước mắt ñàn ông) cũng là một cô gái gây thơ, chưa ñến tuổi lấy chồng,
nhưng vì muốn có số tiền cho cha mẹ mình ñỡ cực nhọc và các em ñược yên tâm học
hành, cô ñã nghe theo lời người dì và mẹ mình chấp nhận lấy chồng Đài Loan. Rồi bao
nhiêu giọt nước mắt của Mến ñã vỡ òa cho số phận thương ñau của mình, cô chỉ biết
15


khóc rồi lặng lẽ chấp nhận chuyện ấy “con Mến nằm mà nước mắt lặng lẽ chảy. Nó
không dám khóc chỉ sợ má nó buồn… Bây giờ nghe má nói vậy, nó thấy cũng ñúng. Nó
lấy chồng thì ở nhà má nó có tiền, rủi ba nó trở bịnh còn có tiền thang thuốc. Còn hai
ñứa em ñang học lớp bảy, tụi nó học giỏi lắm mà cứ nghĩ học hoài lo kiếm cơm ăn.”
[16, tr. 410]. Mến là ñứa con hiếu thảo, biết suy nghĩ và quan tâm ñến gia ñình. Đó còn
là sự hi sinh hạnh phúc phúc riêng của mình ñể ñem lại hạnh phúc chung cho gia ñình.
Có thể nói Út Son và Mến mang một phẩm chất cao quý của người phụ nữ Nam Bộ,
họ là những người ñã kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc.
Từ truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, ta có thể thấy rằng quan niệm về con
người vị tha của tác giả ñược thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đó là những
con người biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người khác, họ ý thức ñược trách
nhiệm, bổn phận của mình ñối với gia ñình.

2.1.2. Con người lương thiện là con người gắn bó với cái nghề
Trầm Nguyên Ý Anh là người rất nhạy cảm với những vấn ñề trong cuộc sống,

những vấn ñề mà xã hội ñang diễn ra hằng ngày mà chưa ñược quan tâm nhiều ñến.
Trong từng trang viết của tác giả, cái nghiệp không phải là những gì cao siêu, thần
thánh mà là những cái rất ñỗi bình thường, giản dị trong cuộc sống. Đọc truyện ngắn
của Trầm Nguyên Ý Anh, ta thấy những con người chân chất, hiền lành, sống gắn bó,
giúp ñỡ lẫn nhau và khi họ ñã lựa chọn cho mình một cái nghề gì ñó thì họ gắn bó,
sống hết mình vì nó, dù cuộc sống khó khăn, gian khổ nhưng họ quyết không từ bỏ.
Không những thế, ñối với tác giả, cái nghề không chỉ ñơn thuần là giúp con người
bươn chải ñể có miếng ăn trong cuộc sống mà cái nghề còn là nơi con người thực hiện
niềm ñam mê, sở thích, ñó là cả tâm huyết gầy dựng nên cái nghiệp mà con người ñã
gắn bó và sẽ gắn bó suốt ñời. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñề cập
không ít ñến vấn ñề cái nghiệp của con người, tác giả ñã cho thấy những niềm vui, nỗi
buồn của con người khi theo ñuổi cái nghiệp, thậm chí ñó là những thăng trầm, khó
khăn, vất vả mà con người phải ñối mặt. Tưởng như khi ñối mặt với những khó khăn,
thăng trầm ấy thì con người sẽ trở nên yếu ớt khó có thể vượt qua, nhưng với bản chất
mạnh mẽ, yêu nghề, thêm vào ñó là sự cần cù, chịu thương chịu khó vốn có của người
dân Nam Bộ, họ ñã vươn lên trước những thách thức với mong muốn sẽ tìm ñược hạnh
phúc cho riêng mình và cho người khác. Đó là ông Tư, Hai Quân, Út Nhu (Nghiệp ñời
còn ñó), Hạnh (Lẽ vô thường), Út Chầu (Nghiệp ñời),… họ là những người ñã gắn bó
16


suốt cuộc ñời mình với cái nghiệp, có thể nói họ ñã hóa thân mình vào cái nghiệp, xem
ñó là lẽ sống cho mình.
Trong tác phẩm Nghiệp ñời còn ñó, nhân vật là những người ñã bỏ cả cuộc ñời
mình ñể gắn bó với cái nghề. Ông Tư ñã dìu dắt gánh xiếc của mình ñi khắp nơi ñể
biểu diễn, họ ñến với nghề xiếc không chỉ vì miếng cơm, manh áo mà còn cả lòng ñam
mê với những trò biểu diễn ñặc sắc. Họ là những con người “giữ lửa và truyền lửa”,
lưu lại những nét văn hóa của dân tộc, ñó là những ñường quyền ñầy khí phách của
ông Tư, tiết mục vận công dũng mãnh của chú Hai Quân, những ñường dao ñiệu nghệ
của anh Hai, bản lĩnh gan dạ và hùng hồn của Út Nhu, ñó còn là trò hề của những chú

khỉ ñã ñược huấn luyện một cách nghiêm ngặt. Ông Tư là người lớn tuổi và dày dặn
kinh nghiệm, ông ñã có một thời theo ñuổi cái nghiệp này nhưng ông ñã từ bỏ nó vì
cuộc sống ñã ñem ñến cho ông một cú sốc nặng nề. Tưởng như ông ñã từ bỏ cái
nghiệp của mình, nhưng không ít lâu sau vì quá yêu cái nghiệp mà ông ñã suốt ñời gắn
bó, ông lại tiếp tục ñến với nó như một ñiều hiển nhiên trong cuộc sống “ông làm
ruộng ñược ba năm nhưng cái máu giang hồ, cái nghiệp võ vẫn thôi thúc ông. Rồi ông
lại luyện võ, lại dạy cho hai ñứa cháu những bài quyền, những ñường dao ñiêu luyện.
Ông lập gánh xiếc trở lại và Hai Quân là thằng cháu kêu ông bằng chú cũng ñi theo.
Đã mười lăm năm nay, gánh xiếc của ông ñã ñi qua không biết bao nhiêu làng xã”.
[16, tr. 270]. Bên cạnh những niềm vui khi theo ñuổi và ñược sống với cái nghề của
mình, ông Tư một lần nữa phải ñối mặt nghịch cảnh và lần này nghịch cảnh ñã không
bỏ qua cho ông. Ông ñã bị bệnh nặng do những chấn thương từ cái nghiệp của ông mà
ra “những chấn thương của hàng ngàn lần bị những thanh sắt ñập vào bụng vào lưng,
cho dù có vận nội công, cho dầu ñã “trong uống ngoài thoa” những thứ thuốc gia
truyền nhưng da thịt vẫn là da thịt” [16, tr. 269]. Khi cái chết ñến cận kề thì con người
ấy vẫn bình thản và luôn nghĩ ñến người khác, nghĩ ñến cái nghiệp của mình ñể ra ñi
một cách thanh thản “ông không chịu ăn và cũng không chịu tiêm thuốc. Ông ñã quyết
ñịnh ñể cái chết ñến nhanh hơn. Ông muốn mấy ñứa cháu mình tập trung cho công
việc”. [16, tr. 271]. Ở ông Tư, ta thấy rằng ông là một người rất yêu quý và trân trọng
cái nghiệp của mình, ông sống hết mình ñể gắn bó với nó và khi chết ñi ông vẫn quan
tâm ñến nó như một người bạn thân thiết của mình.
Gánh xiếc của ông Tư tan rã và ra ñi trong nước mắt. Tuy nhiên, Trầm Nguyên Ý
Anh không muốn số phận những người suốt ñời theo ñuổi cái nghiệp dừng lại tại ñây,
17


tác giả muốn cho thấy rằng trong tận cùng cái khó khăn, ñau khổ và bế tắc, con người
ñã ñứng lên ñể làm lại cuộc sống và tiếp tục theo ñuổi cái nghiệp của mình. Đó là chú
Hai Quân và những ñứa cháu của ông. Tuy giải thể gánh xiếc nhưng trong lòng họ vẫn
luôn hướng về gánh xiếc và quyết ñịnh gầy dựng lại nó “Hai Quân ñang ñi lại bài

quyền. Anh không bỏ một buổi tập nào. Anh ñã nhập vào cái nghiệp võ này rồi. Anh
nhớ ông Tư, nhớ những ngày hai chú cháu bên nhau tập từng ñường quyền, từng
ñường roi, từng bộ tấn. Mấy con vật cũng không yên. Chúng cũng diễn trò y như lúc
ông tư còn sống. Út Nhu và Cương không ai bảo ai lại bắt ñầu tập dượt.” [16, tr. 271 272].
Không những thế, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ta còn thấy ñược
những con người hi sinh hạnh phúc riêng của mình ñể theo ñuổi cái nghiệp. Đó là Út
Nhu, cô không vì hạnh phúc cá nhân của mình mà lại bỏ cái nghiệp mà cô ñã cùng với
mọi người chung sống với nó. Cô từ chối tình cảm của Chánh ñã dành cho cô ñể gắn
bó với gánh xiếc“Nó ñã quyết ñịnh theo ñoàn ñi diễn. Cái nghiệp này ñã gắn liền với
cuộc ñời nó, không thể rời xa. Buổi sáng nhà Chánh qua dạm hỏi, nó kiên quyết trả lời
là chưa muốn lập gia ñình, là nó vẫn thích ñi diễn hơn” [16, tr. 277]. Bên cạnh Út Nhu
từ chối tình cảm của Chánh ñể theo ñuổi cái nghiệp còn có Hai Quân, anh ñã không
màn gì ñến chuyện vợ con, anh chỉ mê cái nghề mà ông Tư ñã truyền lại và anh sẽ suốt
ñời gắn bó với nó “Hai Quân ñã thay thế ông trong tiếc mục “vận công”. Tội nghiệp,
nó ñã quá mê luyện võ mà không nghĩ gì ñến chuyện vợ con.” [16, tr. 270]. Đó là
những con người yêu nghề và quyết tâm gắn bó với cái nghề như gắn bó với cuộc sống
hằng ngày. Họ có thể tạm gác hạnh phúc riêng tư của mình ñể theo ñuổi cái nghề.
Con người gắn bó với cái nghiệp còn ñược thể hiện qua nhân vật Út Chầu (Nghiệp
ñời), chị là một người phụ nữ nghèo khó, và càng khó khăn hơn khi chị cưu mang
những ñứa con của mình với những ñồng tiền ít ỏi mà chị ñã kiếm vất vả trong những
ngày ñi hát. Nghề ñi hát của chị ñược kế thừa từ người mẹ của mình. Giờ ñây, chị ñã
thành thạo và gắn bó với cái nghề này hơn, chị thường ñược mời ñi hát trong các ngày
lễ, hội hè, ñặc biệt là hát ở ñình lớn. Chính cái nghề ñi hát mà Út Chầu ñã ñem lại
miếng ăn cho những ñứa con của mình bằng những thứ bánh trái mà chị mang về. Và
ñặc biệt hơn nữa, chính cái nghề mà chị ñang gắn bó ñã ñem lại những giây phút thoải
mái, lãng quên ñi những ngày tháng cực nhọc của chị “tiếng trống chầu, tiếng kèn,
tiếng nhạc ñã làm chị quên ñi cái nghèo và nỗi cô ñơn của mình. Thỉnh thoảng chị lại
18



ñóng vài vai trong lớp tuồng hát bội ngày xưa má chị ñã diễn” [16, tr. 431]. Nhưng rồi
nghịch cảnh trớ trêu ñến với chị, chị ñã bị bệnh trong những ngày làm việc quá sức,
nhưng không vì thế mà chị từ bỏ cái nghiệp của mình, chị vẫn cố ñứng lên chuẩn bị ñồ
ñạt ñể ñi hát “chị Út ñem áo ra phơi. Đã hơn mười ngày rồi chị vẫn chưa hết bệnh.
Con Rơi thấy chị phơi áo, biết má lại ñi hát” [16, tr. 432]. Út Chầu ñã thể hiện ñược
bản lĩnh của một người yêu nghề, chính cuộc sống của con chị, chính cái nghề, niềm
ñam mê và yêu thích chị ñã quyết ñịnh tiếp tục sự nghiệp ñi hát của mình. Không
những thế, ở Út Chầu còn cho thấy ñược ý thức, trách nhiệm của người mẹ ñối với con
của mình. Trong tận cùng cái khó khăn, gian khổ, người mẹ vẫn bám trụ cái nghề ñể
nuôi sống những ñứa con của mình. Út Chầu là người sống hết lòng với cái nghề, chị
ñã hóa thân vào cái nghề mà chị ñang theo ñuổi “chị có thể từ chối. Nhưng không hiểu
sao trong lòng chị vẫn thấy nhớ tiếng trống, tiếng kèn, tiếng nhạc tưng bừng của
những buổi tế! Lúc bưng mâm ngũ quả xoay tròn, múa theo ñiệu nhạc, chị thấy mình
không còn là con mẹ nhà nghèo một nách bốn con, kiếm ăn từng bữa. Chị thấy mình
thoát xa cái kiếp con người tủi cực và ñã trở thành một người cõi khác. Hồn chị lâng
lâng theo tiếng trống, tiếng kèn và chị cũng tìm lãng quên trong ñó”. [16, tr. 433].
Cuối cùng một người yêu cái nghề ca hát như Út Chầu phải nhận lấy một kết thúc ñau
thương, chị ñã ra ñi vì cái nghiệp mà chị ñã suốt ñời theo ñuổi.
Hạnh trong truyện ngắn Lẽ vô thường là một người gắn bó với nghề giáo, tuy
cuộc sống của cô còn khó khăn, áp lực từ nhiều phía gia ñình, tình cảm, nhưng Hạnh
vẫn làm tốt nhiệm vụ của một người cô giáo. Hạnh vẫn gắn bó với ngôi trường “từng
lớp học ñến với cô rồi ra ñi. Cô vẫn gắn bó với vùng ñất nghèo kiên khổ này.” [16, tr.
312]. Không những thế Hạnh còn là một cô giáo có thể chịu ñựng trong mọi hoàn cảnh
khắc nghiệt ñể tiếp tục sự nghiệp “gõ ñầu trẻ” của mình. Phải chăng, nếu như một
người không yêu nghề thì liệu có thể bám trụ với mảnh ñất nghèo khổ ấy trong suốt
thời gian dài chăng? Chỉ có những người yêu nghề như Hạnh thì mới có thể bám trụ
với mảnh ñất, với ngôi trường và với những ñứa học sinh ñến như thế “thắm thoát mà
Hạnh ñã gắn bó với trường mình gần hai mươi năm. Đã bao lớp học trò rời khỏi
trường. Có ñứa giờ ñã là ñồng nghiệp của cô. Người dân nơi ñây ñã coi Hạnh như
một ñứa con của ñất mình.” [15, tr. 314]. Hạnh ñã thể hiện ñược bản lĩnh mạnh mẽ

của mình, một người có nghị lực sống ñể theo ñuổi cái nghề, bỏ cả tâm huyết của mình
vào dạy học, gắn bó sâu sắc với ngôi trường.
19


Không những vậy, quan niệm về con người gắn bó với cái nghiệp ñược Trầm
Nguyên Ý Anh nhìn nhận với góc ñộ mới hơn, ñó là con người phải ñối mặt với những
mặt trái của cái nghề mà mình ñang say mê nó. Đằng sau những niềm vui, hạnh phúc
trước cái nghề lại ẩn chứa không ít sự xuống cấp ñạo ñức của con người. Đó là ông
giáo trong Người chuyên viết ñiếu văn, ông ñã gắn cuộc ñời mình vào cái nghề viết
ñiếu văn, tuy ñây là cái nghề không mấy ñắt khách, vì có ai muốn chết bao giờ. Nhưng
ñối với ông giáo, nghề viết ñiếu văn ñã ñem lại những niềm vui riêng, ông bỏ rất nhiều
công sức vào nó “tôi làm công việc này không phải vì tiền ñâu! Nhưng nó có cái hay
của nó. Mỗi người chết phải có một lí lịch bản thân họ thông qua những người thân
trong gia ñình, ñể tôi “nắm” ñược phần ñời của họ mà viết. Rồi phải viết theo yêu cầu
của người sống. Viết làm sao hay thì thôi. Dần dần tôi ñâm ghiền chú ạ!” [16, tr. 388].
Trong suốt cuộc ñời ông gắn bó với nghề viết văn, tuy nó ñã ñem lại cho ông nhiều
niềm vui, hứng thú trong cuộc sống, nhưng ở ñây ông cũng ñã nhận ra những mặt trái
của nó, ñó là sự giả dối của con người, sống họ luôn ñề phòng, nhòm ngó lẫn nhau mà
khi chết ñi thì họ nhờ tới ông ñể viết những bài ñiếu văn thật bi ai ñể thể hiện tấm lòng
thành kính của mình ñối với người chết “chú có biết qua bao năm làm cái nghề viết
ñiếu văn, tôi ñã tường tận bao nhiêu mặt trái của sự ñời: người ta ñối xử ñộc ác với
nhau, người ta tranh danh ñoạt lợi, giành giựt nhau từng cái chỗ ngồi, từng chút
quyền lợi. Người này mài dao, kẻ kia nạp ñạn, họ chỉ chực chờ ñể tìm một chút sơ hở
mà hạ ngục ñối phương. Vậy mà, khi có một người chết, lập tức họ tổ chức ñám tang
thiệt lớn, họ biểu tôi viết ĐIẾU VĂN thật bi ai, họ ñăng báo chia buồn, họ viết lời
thương tiếc…” [16, tr. 390]. Ở ñây, quan niệm của tác giả cho chúng ta thấy rằng
những cái ñã gắn bó, ñi theo con người suốt một chặng ñường dài thì con người khó
mà bỏ nó ñược. Qua ñó cho thấy rằng, ông giáo là một người yêu quý và sống hết lòng
với cái nghề.

Con người gắn bó với cái nghiệp trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể
hiện một cách sâu sắc. Tác giả nhìn nhận cái nghiệp từ nhiều hướng, ñó là: Con người
gắn bó với cái nghiệp, với những niềm vui, hạnh phúc riêng. Đó còn là những con
người gặp nhiều bất hạnh từ chính cái nghiệp của mình. Qua ñó cũng cho thấy ñược ý
thức, trách nhiệm của con người theo ñuổi cái nghề. Từ ñó, tác giả muốn nói rằng: Con
người hãy gắn bó với cái nghiệp, ñừng nên phũ phàng từ bỏ nó, dù cuộc sống thế nào
ñi chăng nữa thì con người hãy cố vươn lên ñể theo ñuổi cái nghiệp mà mình ñã theo
20


ñuổi, ñó chính là những ước mơ, hoài bão và khát vọng của mình, ñừng tuyệt vọng,
phũ phàng với nó khi gặp khó khăn.

2.1.3. Con người lương thiện là con người khao khát hạnh phúc
Trong từng trang viết, Trầm Nguyên Ý Anh luôn suy ngẫm về hạnh phúc ở ñời,
ñối với tác giả hạnh phúc ở ñời không phải là cái gì xa xôi khó tìm thấy, ñó không phải
là có thật nhiều tiền, ñược thăng chức này hay chức kia mà hạnh phúc thật sự là nằm
trong tim ở mỗi con người. Đó là những giây phút ở cạnh người thân, ñược che chở và
ñùm bọc. Nhìn nhận vấn ñề ñó Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñi vào khai thác một cách hiệu
quả từ nhiều góc ñộ khác nhau: con người khát khao hạnh phúc gia ñình, khát khao
tình yêu, khát khao có ñược no ấm trong cuộc sống,…
Có không ít những tác phẩm mà trong ñó, Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñề cập ñến sự
khát khao hạnh phúc của con người, có thể nói tác giả quan tâm sâu sắc ñến vấn ñề
này. Trong tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh, họ là những con người nghèo khó, làm
lụng cực nhọc, hằng ngày phải ñối mặt với công việc ñể trang trải cuộc sống. Đối với
họ chỉ cần có cuộc sống bình dị, con người yêu thương, ñùm bọc lẫn nhau, một mái ấm
gia ñình nho nhỏ, thế nhưng cuộc sống lại trớ trêu, phũ phàng ñã ñẩy họ vào một cuộc
sống cô ñơn, lẻ loi. Vì thế, họ luôn khao khát có ñược một cuộc sống hạnh phúc trước
một xã hội rộng lớn. Đó là sự khao khát tình yêu của Lâm trong Đất dung thân,
Hoạch trong Cũng một kiếp người, Hạnh trong Lẽ vô thường, sự khát khao có ñược

hạnh phúc của cha mẹ của Nghĩa trong Đứa con hoang, Trực trong Khoảng cách và
ñứa trẻ ngây thơ trong Trở về cõi tục, sự khát khao có ñược miếng ăn trong Nghiệp
ñời,…
Lâm trong tác phẩm Đất dung thân, có cuộc sống khó khăn, anh phải nghỉ học
sớm ñể theo cha mưu sinh cuộc sống, từ ñây anh không còn ñược gặp gỡ người mà
anh yêu thích như trước kia nữa, thời gian xa cách và mọi thứ ñã thay ñổi nhưng chỉ có
tình cảm anh dành cho Trâm là không thay ñổi, anh luôn suy nghĩ và nhớ về Trâm, và
mỗi khi có dịp về lại ngôi nhà của mình thì việc trước tiên là Lâm ñi tìm Trâm. Anh
không thể nào kiềm chế ñược cảm xúc của mình khi ñã một thời gian dài xa cách Trâm
“Lâm bước tới bên Trâm và cuồng nhiệt nắm lấy hai bàn tay nó. Anh siết mạnh mà
nghe lòng rộn rã.” [16, tr. 330]. Niềm khao khát tình yêu của anh ñối với Trâm còn
ñược anh thể hiện trong những suy nghĩ của anh, anh muốn cùng với người mình yêu
ñể xây dựng hạnh phúc “anh muốn nói với Trâm hãy chờ anh. Một ngày nào ñó anh sẽ
21


về hỏi cưới Trâm” [16, tr. 332]. Niềm khao khát hạnh phúc của Lâm ñược thể hiện
bằng sự thủy chung, chờ ñợi trong tình yêu của Lâm ñối với Trâm, niềm ước mơ xây
dựng hạnh phúc tốt ñẹp.
Trong tác phẩm Cũng một kiếp người, Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện góc nhìn
khác hơn, ñó là sự ñợi chờ hạnh phúc của con người và họ ñược sống với nhau. Niềm
khát khao hạnh phúc với người mình yêu ñược thể hiện qua Hoạch, anh là một người
cần cù, siêng năng, sống hiếu thảo với mẹ, anh thương Nổi bằng cả tấm lòng của mình
nhưng anh không dám thổ lộ với Nổi vì sợ cô không thương anh. Sự yêu thương của
anh dành cho Nổi ñược giấu kĩ trong lòng. Một hôm anh ñã nhận ra ñược người mà
anh thương yêu cũng thương yêu anh, anh cảm thấy cuộc ñời này tươi sáng, một niềm
hi vọng vào cuộc sống dâng tràn:“thằng Hoạch chợt hiểu ra. Nó bỗng thấy cuộc ñời
sao tươi ñẹp quá! Màu nắng trên sông cũng thấm tươi hơn. Thì ra con Nổi cũng
thương nó mà từ lâu nay nó không hay biết gì. Nó nhìn con Nổi ñang rấm rứt khóc. Nó
nhích lại gần và choàng tay qua vai, ôm nhẹ con Nổi vào lòng.” [16, tr. 341]. Tình yêu

ñã giúp cho Hoạch thấy ñược cuộc ñời này thật hạnh phúc và có ý nghĩa, tình yêu ñã
ñưa con người xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn trong cuộc sống. Niềm
khát khao hạnh phúc từ tình yêu của anh ñã chuyển sang hạnh phúc gia ñình, anh
muốn cưới Nổi về làm vợ ñể xây dựng hạnh phúc gia ñình: “sau ngày ñó, thằng
Hoạch qua nhà nói thiệt chuyện nó thương con Nổi cho Hai Thương biết. Con nổi chỉ
có hai cha con. Hai Thương nghe thằng Hoạch nói thương con mình, mừng lắm.” [16,
tr. 341]. Và cuối cùng anh và Nổi ñã cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia ñình ñể có
những ngày tháng sống hạnh phúc bên nhau. Điều ñó cho thấy rằng, Hoạch là một
người sống hết lòng và chân thành trong tình yêu.
Bên cạnh ñó, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn là những con người
khao khát có ñược hạnh phúc của cha mẹ và người thân mình. Đặc biệt hơn, trong
truyện ngắn tác giả ñi sâu vào những nỗi niềm khao khát hạnh phúc của những ñứa trẻ
ngây thơ, chúng luôn ao ước ñược gần gũi với cha mẹ, có ñược tình thương, ñùm bọc
của cha mẹ, ñó là Nghĩa trong Đứa con hoang, ñứa trẻ trong Trở về cõi tục luôn ao
ước có ñược sống gần gũi với mẹ mình.
Nghĩa trong Đứa con hoang là một ñưa trẻ ngây thơ với số phận ñầy bất hạnh
trong cuộc sống. Nghĩa ñược sinh ra từ người mẹ (Liễu) ñanh ñá, lẳng lơ, thiếu trách
nhiệm ñối với ñứa con mà mình ñã sinh thành. Đối với Nghĩa, Liễu ñối xử phân biệt,
22


×