TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
THỊ NGUYỆT
MSSV: 6116138
TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn
Cán bộ hƣớng dẫn: Ths.GV. TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ, năm 2014
ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÝ
LUẬN
1.1. Tác giả, tác phẩm và tóm tắt một số tác phẩm
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp
1.1.2. Tác phẩm
1.1.3. Tóm tắt một số tác phẩm
1.2. Một số vấn đề lý luận
1.2.1. Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò
1.2.2. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học và vai trò của nhân vật văn
học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của nhà văn
1.2.2.1. Khái niệm nhân vật
1.2.2.2. vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng
của nhà văn
CHƢƠNG 2: VẺ ĐẸP TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH
2.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh
2.1.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò gắn với đời sống học đường
2.1.2. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong cuộc sống đời thường
2.2. Vẻ đẹp trong mơ ƣớc và lý tƣởng về tƣơng lai của tuổi học trò
2.2.1. Vẻ đẹp trong mơ ước đời thường của tuổi học trò
2.2.2. Vẻ đẹp trong lý tưởng về tương lai của tuổi học trò
2.3. Vấn đề “Vẻ đẹp tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh
2.3.1. Giá trị hiện thực
2.3.2. Giá trị nhân văn
CHƢƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA TUỔI HỌC TRÕ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGUYỄN NHẬT ÁNH
3.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý và tâm sinh lý
3.1.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý
3.1.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý
3.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của gia đình và xã hội
3.2.1. Tuổi học trò trong mối quan hệ với gia đình
3.2.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của xã hội
3.3. Những thách thức, khó khăn khi đối diện với ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời
3.3.1. Tình yêu ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò
3.3.2. Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò khi đối diện với ngưỡng cửa
tình cảm đầu đời
3.4. Vấn đề “Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh
3.4.1. Giá trị hiện thực
3.4.2. Giá trị nhân văn
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng của lứa tuổi mới lớn. Những trải
nghiệm đầu đời cùng với bao kỷ niệm của lứa tuổi ngây ngô đã trở thành đề tài quen
thuộc của văn học viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và tuổi học trò nói
riêng. Có thể nói, ở Việt Nam Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn viết về
lứa tuổi học trò đƣợc bạn đọc yêu thích nhất trong thời gian qua. Mỗi tác phẩm của
ông khi xuất bản đều tạo nên những cơn sốt đối với độc giả nói chung và lứa tuổi
hoa niên nói riêng. Vì vậy, khi chọn đề tài “Tuổi học trò trong một số tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh” ngƣời viết tìm hiểu những sáng tác truyện dài của ông viết
cho lứa tuổi học trò để thấy đƣợc sự quan tâm cùng những trăn trở mà Nguyễn Nhật
Ánh dành cho lứa tuổi này.
Bằng những cảm nhận tinh tế về cuộc sống cùng với kỷ niệm mà Nguyễn
Nhật Ánh đã trải qua, ông đã cho ra đời những tác phẩm về tuổi học trò đi sâu vào
lòng ngƣời. Nhìn vào cả trăm tác phẩm và những thành tựu ông đạt đƣợc trong
những năm qua phần nào cho ta thấy đƣợc công sức và sự hy sinh thầm lặng của
ông vì nền văn học nƣớc nhà. Không tính 3 tập bình luận thể thao, 5 tập thơ, 30 tập
truyện tranh và 40 tập tƣ vấn tình yêu, những truyện dài Nguyễn Nhật Ánh viết cho
thanh thiếu niên đến nay đã có ba bộ truyện đƣợc bạn đọc vô cùng yêu thích đó là
bộ 23 tập truyện viết cho tuổi mới lớn: Mắt biếc, Trại hoa vàng, Bồ câu không đưa
thư, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Nữ sinh, Bong bóng lên trời..., bộ Kính vạn hoa
45 tập viết cho thiếu nhi và bộ Chuyện xứ Lang Biang 28 tập về đề tài phù thủy. Tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sự cuốn hút lớn, sử dụng những lời văn nhẹ nhàng,
dí dỏm, cùng với lối viết đầy cảm xúc ông đã tạo ra một phong cách riêng cho mình.
Nguyễn Nhật Ánh đƣa vào tác phẩm của mình những hình ảnh chân thật, gần
gũi, những tình cảm đáng yêu của lứa tuổi học trò. Ngƣời đọc thấy đƣợc một thế
giới tinh thần đầy màu sắc, tâm lý tuổi mới lớn, những bài học đầu đời đầy ý nghĩa.
Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn thấy đƣợc những giá trị văn hóa, về truyền thống của
con ngƣời Việt Nam, thấy đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên về vùng quê an lành. Hàng loạt
1
tác phẩm dành cho tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh ra đời, nó đã đáp ứng nhu cầu
đọc và trở thành lá chắn cho tâm hồn của tuổi học trò. Ông đã thổi vào nền văn học
thanh thiếu niên Việt Nam một luồng sinh khí mới vừa dí dỏm, đáng yêu, lành
mạnh, góp phần đẩy lùi các sách độc hại tràn ngập thị trƣờng. Vì vậy, những tác
phẩm viết về lứa tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh có giá trị giáo dục tƣ tƣởng rất
cao và đƣợc các phụ huynh vô cùng tin tƣởng.
Văn học viết về lứa tuổi học trò là vấn đề quan trọng, nó giúp cho lứa tuổi này
có hành trang tốt hơn trên con đƣờng phía trƣớc. Ngoài ra, văn học viết về lứa tuổi
học trò giúp những bậc phụ huynh nắm bắt đƣợc tâm lí của con mình hơn, xóa dần
khoảng cách giúp con em có tƣ tƣởng tốt hơn trong những trải nghiệm đầu đời. Từ
những lí do trên ngƣời viết chọn đề tài “Tuổi học trò trong một số tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh” để làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là dành cho tuổi mới lớn,
trong những năm gần đây ông chuyển sang viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Năm mƣời ba
tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên trên nhà xuất bản Tác Phẩm mới năm 1984, cho
đến hiện nay tác phẩm của ông đã hơn một trăm tác phẩm. Thế nhƣng, những công
trình nghiên cứu dành cho những tác phẩm của ông còn rất hạn chế, phần lớn là
những dòng nhận xét sơ lƣợc trên báo và những bình luận của độc giả về tác phẩm.
Đến năm 2012 mới thật sự có một công trình nghiên cứu khá quy mô về Nguyễn
Nhật Ánh, đấy chính là quyển Nguyễn Nhật Ánh – Hoàng tử bé trong thế giới tuổi
thơ do Lê Minh Quốc biên soạn.
Nhận thấy những tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh chƣa đƣợc các nhà
nghiên cứu đánh giá đúng mức và dƣờng nhƣ xem nhẹ việc sáng tác cho lứa tuổi
mới lớn, Mai sơn đã có những chia sẻ rất hợp lý: “Nếu trong số độc giả nhỏ tuổi
của Nguyễn Nhật Ánh có người có năng khiếu văn chương, thì lại càng tốt. Vì chắc
chắn em đó sẽ sớm có 1 cảm thức văn chương qua sự cảm thụ trực tiếp một tác
phẩm vừa tầm với kinh nghiệm, tâm hồn và đầu óc còn non nớt của mình. Cảm
thức đó rất khó mất đi mà sẽ dần được vun bồi theo thời gian và sự thủ đắc tri thức
của mình. Tôi biết nhiều nhà văn nhà thơ ở Sài Gòn hiện nay thuở nhỏ đã đọc ngấu
2
nghiến các tác phẩm viết về tuổi mới lớn của Duyên Anh, Nhật Tiến, tủ sách Tuổi
Hoa… Riêng tôi, nếu không bắt đầu mon men đọc những truyện dài của Duyên Anh
(hay truyện ngắn “Con sáo của em tôi” của ông) hồi 12, 13 tuổi thì tôi đã không có
được niềm đam mê đọc sách cho tới tận ngày nay. Tại sao chúng ta có ý coi nhẹ các
nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, thiếu niên khi hễ nói đến gia tài văn học của
đối tượng này là chúng ta lại dẫn mấy ông vĩ đại như Andersen, anh em nhà
Grimm, Saint Exupery… mà không nhắc đến các nhà văn gần gũi như Nguyễn Nhật
Ánh? Nếu áp đặt một quan điểm như thế với văn học dành cho người lớn, chúng ta
sẽ không bao giờ đọc xong các nhà văn kinh điển của thế giới, và sẽ không cần phải
có các nhà văn Việt Nam làm gì” [14]. Thật vậy, một số tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh đã trở thành món ăn tinh thần rất quý báu đối với tuổi học trò. Vì thế, tại sao
chúng ta lại coi nhẹ việc sáng tác văn học cho tuổi học trò? Trong khi lứa tuổi ấy rất
cần những tác phẩm văn học để khơi dậy tình yêu thƣơng giữa con ngƣời trong
cuộc sống. Những thông điệp quý báu đã đƣợc ông thể hiện qua mỗi tác phẩm. Đó
là sự thành công mà không phải nhà văn nào cũng có đƣợc.
Những đề tài quen thuộc, gần gũi cùng sự hóm hỉnh vui tƣơi đã tạo nên sự
thành công trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Cụ thể về đề tài này nhà thơ Trần Đăng
Khoa có nhận xét: “Bí quyết tạo nên sự thành công kỳ lạ của Nguyễn Nhật Ánh có
lẽ là ở khả năng nắm bắt tâm lý lứa tuổi học trò” [23, tr. 104].
Ta thấy, những trang viết của ông luôn chứa đựng những cảm xúc có lúc ngọt
ngào, có lúc đầy nƣớc mắt. Nguyễn Nhật Ánh từng nói về cách viết riêng của mình:
“Tôi biến hóa những kỷ niệm vào trang viết. Mỗi người trong cuộc đời đều có
những vui buồn, sướng khổ. Sống tận cùng đến tất cả những cảm xúc của mình là
chất liệu cho nhà văn” [25]. Ngoài ra ông còn cho rằng: “Trong tôi luôn có một đứa
trẻ con”. Vì thế khi viết về lứa tuổi học trò, về tuổi mới lớn là ông đồng hành cùng
nhân vật, chứ không phải đứng ở ngoài quan sát. Chính sự “nhập cuộc” đó là một
sự hóa thân tự nhiên và đẹp đẽ của nhà văn, để từ đó bạn đọc cảm nhận đồng tình vì
tác giả đã nói đƣợc suy nghĩ, đã gợi đƣợc cảm hứng thích thú nơi họ.
Đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ngƣời đọc nhƣ đƣợc quay về tuổi thơ
của mình, nhà văn Nguyễn Quang Lập có nhận xét: “Có thể nói mỗi cuốn sách của
Nguyễn Nhật Ánh như một chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi
3
bất ngờ thú vị, mỗi háo hức say mê, khi là ta bật cười, khi làm ta rưng rưng, hoặc
ngồi lặng đi suy ngẫm” [17].
Nhạc sĩ Hà Quang Minh cũng có chia sẻ rất thú vị: “Thế giới của Nguyễn Nhật
Ánh đẹp như bóng râm đầy những cây minh quyết mà Cosimo đã sống, đẹp như
mộng địa mà Peter Pan vẫn bay lượn cùng những thiên tinh bé nhỏ của mình,
hoang sơ như cung Hằng nơi chú Cuội ngẩn ngơ đợi trâu về… Không hiểu nổi là
Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ ra như thế để người khác đọc hay cho chính anh sống trọn
những mê, man, ẩn, khuất của riêng cuộc đời mình?” [26]. Thật vậy, bạn đọc yêu
thích tác phẩm của nhà văn vì họ tìm thấy sự đồng cảm và nhận ra trong các nhân
vật ấy có hình ảnh của mình. Từ đó, tác phẩm văn học là sợi dây kết nối giữa nhà
văn và bạn đọc, là sự kết nối kỷ niệm yêu thƣơng giữa con ngƣời.
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ giúp tuổi học trò giải trí mà nó
còn rèn luyện các em có thói quen đọc sách và có thêm hành trang bƣớc vào tƣơng
lai phía trƣớc. Mai sơn từng nhận xét: “Tôi nghĩ xã hội chúng ta cần có thêm những
nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh. Họ là người cung cấp món ăn tinh thần bổ ích cho
các bạn nhỏ tuổi, đưa các em vào thế giới kỳ diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng,
nhưng trên hết là giúp các em hình thành thói quen đọc sách, hay nói cho to tát là
sớm đưa các em vào văn hóa đọc. Mà thứ văn hoá này, như chúng ta cũng đã biết,
không có thói quen thì không thủ đắc được. Hơn nữa, thế giới kỳ ảo của văn học
thiếu nhi, thiếu niên là rất cần thiết để bồi bổ tâm hồn đang còn hoang sơ thuần
phác của các em. Khi lớn lên, từ giã thế giới đó, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh
hơn vào cuộc sống. Còn hơn là đến khi trưởng thành mới bắt đầu đọc sách, toàn
những thứ sách khó, người ta dễ bị ảo tưởng về nhiều thứ , trong đó có ảo tưởng về
văn học” [14].
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không cầu kì, nhƣng đã truyền tải đủ cảm
xúc cho ngƣời đọc. Khi bàn về tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc
nhận xét: “Sử dụng sự thành thạo và thể hiện được sự trong sáng, phiêu linh, giàu
có của tiếng việt là tài năng của nhà văn… Trong số đó, có Nguyễn Nhât Ánh”
[23, tr. 52]. Nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn cũng nhận xét: “Ngôn ngữ
văn học của Nguyễn Nhật Ánh rất sáng sủa, việc sử dụng thành thạo tiếng địa
phương, tiếng lóng rất có liều lượng, góp phần làm nên tính phổ cập của tác phẩm”
4
[17]. Thật vậy, tuổi học trò yêu mến tác phẩm của ông vì chúng tìm đƣợc tiếng nói
của chúng ở trong ấy, từ cách nghĩ, cách nói đến bộc lộ hành động đều đƣợc nhà
văn khắc họa rõ nét.
Mỗi tác phẩm đều phản ánh linh hoạt cuộc sống thƣờng ngày của lứa tuổi học
trò, cuộc sống với bao điều mới mẻ, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy
cô và học trò, và các mối quan hệ của “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Trong bài
viết Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa in trên báo Tiền Phong, ngày 26-9-1996 nhà
văn Lê Phƣơng Liên từng nhận xét: “Đọc Nguyễn Nhật Ánh người ta ngỡ ngàng
nhận ra rằng hóa ra các em không chỉ thích truyện phiêu lưu trinh thám, không chỉ
thích đấm đá và các trò ma quái, các em còn thích được tâm sự, được giãi bày và
cao hơn, khẩn thiết hơn hết là các em thích có bạn, càng nhiều bạn càng tốt để tâm
sự, để cho và nhận tình cảm của nhau. Có lẽ đó chính là bí quyết thành công của
Nguyễn Nhật Ánh” [9, tr. 996].
Tình cảm ngây thơ, trong sáng của các nhân vật khi thể hiện tình yêu đầu đời
đã làm độc giả nƣớc ngoài cảm động, nhà thơ Taka Tsuki Fumiko - Nhật có nhận
xét: “Giọng văn Mắt Biếc rất hay, nhẹ nhàng. Câu chuyện tình cảm trong sáng. Sau
khi đọc truyện này, tôi bỗng muốn đi Việt Nam” [17]. Nhà văn Inazawa Junko: “Tôi
rất đồng cảm với nội tâm nhân vật Ngạn trong tác phẩm Mắt biếc. Tôi đã rơi nước
mắt trước tâm hồn vô tư và sự hy sinh của Trà Long, qua đó tôi suy nghĩ nhiều về
bối cảnh Việt Nam” [17].
Độc giả Nguyễn Thị Quỳnh Trâm giảng viên của trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên có thể hiểu hơn về lứa tuổi học trò: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh nhẹ nhàng,
dí dỏm, thổi vào hồn người đọc một thứ tình cảm trong sáng đáng yêu của lứa tuổi
thanh thiếu niên. Với cái thứ tình cảm đầu đời chưa từng có kinh nghiệm, không
dám tâm sự với người than thì truyện Nguyễn Nhật Ánh từng giúp tôi định hướng
rất nhiều trong cuộc sống của mình. Thanh niên thích truyện của ông âu cũng là
điều dễ hiểu vì hình như ông len lõi vào ngóc ngách của từng tâm hồn. Người lớn,
các bậc làm cha làm mẹ cũng nên dành ít thời gian mà đọc để hiểu cái lứa tuổi của
con trẻ nổi loạn như thế nào và lý do làm sao...” [30]. Thật vậy, tuổi học trò là lứa
tuổi còn quá bỡ ngỡ với cuộc sống bên ngoài. Vì thế, đọc những tác phẩm phù hợp
với lứa tuổi của mình sẽ bổ ích cho các em rất nhiều trong cuộc sống.
5
Những nhận xét của một số nhà thơ, nhà văn cùng những độc giả về tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh tuy rằng còn hạn chế, nhƣng những nhận định trên cũng góp
phần không nhỏ khi chỉ ra đƣợc cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Nhật
Ánh. Tác phẩm của ông đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cung bậc cảm xúc,
những nét hồn nhiên vô tƣ của tuổi học trò. Chính vì vậy, thiết nghĩ trong tƣơng lai
sẽ có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh nói chung và văn học về về tuổi học trò nói riêng, để đánh giá đúng hơn
về tầm quan trọng của văn học viết về lứa tuổi học trò trong nền văn học nƣớc nhà.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu đề tài: “Tuổi học trò trong một số tác phẩm Nguyễn Nhật
Ánh” ngƣời viết hi vọng sẽ đem đến một cách nhìn khái quát về tác phẩm viết về
tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh. Cụ thể ở đề tài này ngƣời viết tìm ra những vẻ
đẹp tính cách, tâm lý, lý tƣởng và những trăn trở của tuổi học trò. Qua đó, ngƣời
viết có thể khẳng định, đánh giá một cách khách quan về những đóng góp của
Nguyễn Nhật Ánh cho văn học viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên và về nhân vật tuổi
học trò một cách chân thực nhất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời viết tìm hiểu về nhân vật tuổi học trò trong
những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, ngƣời viết tập trung phần lớn
vào các nhân vật tuổi mới lớn (từ 10 đến 17 tuổi) và đặt các nhân vật với các mối
quan hệ bên ngoài nhƣ ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè,.. để khái quát lên vẻ đẹp và
những thách thức, khó khăn của tuổi học trò. Bên cạnh đó ngƣời viết tìm hiểu vài
nét khái quát về cuộc đời, sự ngiệp văn chƣơng của Nguyễn Nhật Ánh. Về phạm vi
nghiên cứu, ngƣời viết khảo sát dựa trên những truyện dài sau: Bàn có năm chỗ
ngồi, Bong bóng lên trời, Buổi chiều Windows, Bồ câu không đưa thư, Cô gái đến
từ hôm qua, Đi qua hoa cúc, Hạ đỏ, Mắt biếc, Nữ sinh, Trại hoa vàng. Ngoài ra,
ngƣời nghiên cứu còn tham khảo một số tài liệu, một bài báo liên quan để thực hiện
đề tài này.
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, ngƣời viết sử dụng
phƣơng pháp:
Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: đƣợc áp dụng để nhìn nhận vai trò của nhà
văn, nghiên cứu cuộc đời, quá trình sáng tác của tác giả, đánh giá ý nghĩa của tác
phẩm, những tìm tòi của tác giả vào trong tác phẩm.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: bám sát vào tác phẩm, phân tích sự thể
hiện của các nhân vật, những đặc điểm của nhân vật sau đó tổng hợp ra những đặc
trƣng, đặc điểm của các nhân vật tuổi học trò trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh.
Bên cạnh đó, ngƣời viết còn sử dụng thao tác so sánh để xem xét, liên hệ và
phân tích các đặc điểm tính cách, tâm lý của các nhân vật trong những tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh.
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ
LÝ LUẬN
1.1. Tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955. Quê gốc ở xã Bình
Quế huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. Thuở
nhỏ ông theo học tại các trƣờng Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ năm
1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sƣ phạm. Lê
Minh Quốc từng viết về những ngày tháng khó khăn của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ
sau: “Sài Gòn 1975. trong một đêm khuya, trời mưa. Đường phố nhòe nhoẹt ánh
đèn. Có một gã thanh niên „bạch diện thư sinh‟ đang gò lưng trên chiếc xích lô.
Bụng đói. Túi rỗng tiền. Gã nghĩ về ngày mai với tâm trạng hoang mang – khi vào
giảng đường không biết có đủ tiền để mua một suất cơm trưa trong nhà ăn tập thể
hay không? Đêm ấy, trở về phòng trọ, gã ngủ một giấc đầy mộng dữ. Và sáng hôm
qua, người ta đã thấy gã dắt chiếc xe đạp cũ mèm – gia tài cuối cùng của gã – đem
đi bán cho một người quen, với một tiếng thở dài não nuột. Đó là Nguyễn Nhật
Ánh- hình ảnh một nhà văn tài năng trong tương lai” [23, tr. 16]. Sau khi tốt nghiệp
ra trƣờng, ông đi thanh niên xung phong sau này ông nhớ lại: “Môi trường thanh
niên xung phong đã rèn luyện tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực,
luôn yêu đời. Nó giúp con người sáng tác của tôi có một niềm tin và một cái nhìn
trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi thanh niên xung phong, hẳn tôi
không có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [23, tr. 18].
Tháng 4 - 1976, bài thơ Quê nhà của anh đƣợc đăng trên báo Văn Nghệ Giải
Phóng và có thể xem đây là bài thơ đầu tiên của ông đƣợc đăng sau ngày thống
nhất.
Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, viết về sân
khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi hiện nay, là ngƣời bình
luận viên về thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình
8
Ngạn. Ông luôn làm tốt vai trò của mình, đối với vai trò một bình luận viên bóng đá
ông chia sẻ: “Tôi chỉ bình luận theo kiểu tài tử cho vui. Tôi vốn yêu thể thao, đặc
biệt là bóng đá, vì bóng đá rất giống cuộc đời, có đủ mọi hỉ nộ ái ố, hùng ca và bi
kịch, cao cả và thấp hèn, vinh quang và nước mắt…” [23, tr. 45]. Ngoài ra ông còn
có rất nhiều biệt danh khác nhƣ: Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phƣơng Sóc…
Khi Nguyễn Nhật Ánh cộng tác với một số tờ báo nhƣ Hoa học trò, Mực tím,
rất nhiều bạn đọc đã vô cùng thích thú với với lối văn dí dỏm, đáng yêu của ông.
Khi đƣợc hỏi chú đọc bằng cảm xúc hay bằng lý tính, Nguyễn Nhật Ánh nói: “Chú
đọc hồn nhiên, theo cảm xúc. Thưởng ngoạn. Tác động cảm xúc là chính. Sau, rồi
mới suy nghĩ thêm, sau nữa cần thiết thì đọc lại, ghi chép. Ngay lần đầu tiên đến
với một cuốn sách mà đã lăm lăm cây viết trên tay, rình chộp bắt những ý tưởng
hay, những câu văn lạ thì mất hết cả thú. Đọc sách là một cái thú. Người ta goi là
“thú đọc sách”. Vừa đọc sách vừa phân tích, nhận xét, mổ xẻ, gạch đít, ghi chú là
kiểu đọc của các nhà nghiên cứu phê bình. Đó là thao tác nghề nghiệp. Trừ khi làm
nghề, chúng ta nên đọc một cách hồn nhiên. Đọc sách mà tọc mạch, tỉ mẩn quá đôi
khi chỉ thấy cây chứ không thấy rừng..” [22].
Chính những quan niệm sống và sáng tác đã làm cho văn chƣơng của ông gần
gũi với ngƣời đọc hơn: “Tôi tin điểm mạnh của văn chương nằm ở khả năng thẩm
thấu. Bằng hình thức đặc thù của mình, văn chương góp phần mài sắc các ý niệm
đạo đức nơi người đọc một cách vô hình. Được nuôi dưỡng bởi văn chương chân
chính, trẻ em lớn lên biết yêu thương, đồng bào đồng loại, biết dị ứng chống lại cái
xấu, cái ác, biết yêu tự do”. “Mỗi nhà văn đều tự nhiên có một nhà phê bình trong
người… Chẳng hạn, tại sao anh chọn từ này mà không chọn từ kia, dung lối diễn
đạt này mà không dung lối diễn đạt kia..chất lượng văn chương của một nhà văn
tùy thuộc vào chất lượng phê bình của chính nhà văn đó” [16].
Nguyễn Nhật Ánh luôn tâm huyết về việc sáng tác văn học cho thiếu nhi, ông
muốn giữ sự trong sáng cho tâm hồn của các em không bị những tác phẩm “đen” lôi
kéo: “Trong tình hình các em chơi nhiều hơn đọc, đọc truyện tranh nhiều hơn
truyện chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn truyện trong nước, tôi nghĩ nhà văn viết cho
thiếu nhi phải cố viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ,
đến với văn học Việt Nam. Tôi tin rằng đó là một cuộc chiến đấu mang ý nghĩa xã
9
hội, một cuộc chiến không cân sức nhằm thử thách tinh thần trách nhiệm của nhà
văn” [23, tr. 28]
Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là
một tập thơ: Thành Phố tháng tư, nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với
Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là Trước vòng chung kết (nhà xuất bản
Măng Non, 1985). Hai mƣơi trở lại đây, ông viết văn xuôi, chuyên sáng tác đề tài
thanh thiếu niên.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh trao giải thƣởng văn học trẻ hạng A.
Năm 1994, đƣợc bạn đọc báo Lao Động bầu chọn là nhà thơ đƣợc yêu thích
nhất trong năm với hai tập thơ Tứ tuyệt cho nàng và Lễ hội của đêm đen. Đồng thời
tác phẩm Nữ sinh đƣợc hang Sài Gòn Phim chuyển thể thành phim video với tên Áo
trắng sân trường.
Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất
trong 20 năm (1975 - 1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến bạn đọc về các gƣơng mặt trẻ
tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi
Trẻ, đồng thời đƣợc Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà
văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975 - 1995).
Năm 1997, tác phẩm Thằng quỷ nhỏ đƣợc Đài truyền hình Cần Thơ chuyển
thể thành phim truyền hình hai tập và tác phẩm Bong bóng lên trời đƣợc hãng phim
truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim và công chiếu trên chƣơng trình Văn
Nghệ Chủ Nhật của Đài VTV3.
Năm 1998, ông đƣợc Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn bán chạy
nhất. Tác phẩm Chú bé rắc rối đƣợc hãng phim TFS chuyển thể thành phim hai tập.
Năm 2002, bộ truyện Kính vạn hoa đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao tặng
thƣởng văn học.
Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính Vạn Hoa đƣợc Trung ƣơng Đoàn Thanh
Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chƣơng Vì thế hệ trẻ. Ngoài ra, bộ truyện
Kính vạn hoa là bộ truyện có nhiều kỷ lục nhất của nhà văn Nguyên Nhật Ánh: kỷ
lục nhiều tập nhất (45 tập – tới năm 2010 nâng thành 54 tập), có tổng số bản in
nhiều nhất (hơn 1 triệu bản), tái bản nhanh nhất (với tổng số lƣợng nhiều nhất), có
10
nhiều nhân vật nhất (khoảng 200 nhân vật), đƣợc tác giả ký tặng nhiều nhất (trên
1000 lần ký tặng tại chỗ).
Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với nhà xuất bản Kim Đồng tiếp
tục cho xuất bản bộ truện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai
cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết truyện dựa hoàn toàn
vào trí tƣởng tƣợng.
Năm 2005, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất
trong 30 năm (1975 - 2005) qua cuộc trƣng cầu ý kiến về các gƣơng mặt trẻ tiêu
biểu trên mọi lĩnh vực do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ
chức. Đồng thời đƣợc đƣa vào sách kỷ lục Việt Nam với tƣ cách là nhà văn viết
truyện cho tuổi thiếu niên nhiều nhất Việt Nam. Từ năm 2005 - 2007, 28 tập trong
truyện Kính vạn hoa đƣợc hãng phim TFS của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí
Minh chuyển thành 28 tập phim và công chiếu trên nhiều đài truyền hình.
Năm 2006, tác phẩm Kính vạn hoa dẫn đầu trong cuộc bầu chọn “10 cuốn
sách đƣợc yêu thích nhất” do Ban văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Ban
Văn hóa Nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản
Trẻ, Ủy ban Dân số, Gia đình & sức khỏe trẻ em phối hợp tổ chức.
Sau Chuyện xứ Langbiang, ông cho ra tác phẩm bút kí của một chú Cún có tên
Tôi là Bêtô. Năm 2007, tác phẩm Tôi là Bêtô của ông đƣợc độc giả báo Người lao
động bình chọn là tác phẩm hay nhất trong năm.
Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,
tác phẩm này đƣợc báo Ngƣời lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.
Tác phẩm Tôi là Bêtô nhận Giải thƣởng văn học của Hội nhà văn thành phố Hồ Chí
Minh. Bộ ba tác phẩm Nữ Sinh, Bồ Câu không đưa thư, Buổi chiều Windows đƣợc
hãng phim TFS của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chuyển thành 12 tập
phim và công chiếu trên HTV.
Năm 2010, tác phẩm Đảo mộng mơ trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Hội
chợ sách quốc tế thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm Nữ sinh, Bong bóng lên
trời, Bồ câu không đưa thư, những chàng trai xấu tính, trước vòng chung kết đƣợc
Công ty truyện tranh Artsign chuyển thành truyện tranh, nhà xuất bản Trẻ. Tác
phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nhận Giải thƣởng Văn chƣơng ASEAN.
11
Năm 2011, ông tham dự lễ ra mắt và tọa đàm về tác phẩm Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan và trƣờng Đại học Chulalongkorn,
Bangkok.
Năm 2012, tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua do tiến sĩ Maxim Syunnerberg tại
Học viện Á Phi, Đại học Moscow State biên soạn đƣợc xuất bản và chính thức trở
thành giáo trình giảng dạy tiếng Việt tại các trƣờng Đại học ở Nga. Hai tác phẩm
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Lá nằm trong lá đƣợc độc giả của công ty phát
hành sách Fahasa bình chọn hai trong mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất trong
năm. Hơn thế nữa, bốn tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính vạn hoa, Cô
gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, lọt vào mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất (bên cạnh
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Chiếc lược ngà, Mãi mãi tuổi 20, Tuổi thơ dữ dội, Dế
mèn phiêu lưu ký, Chí Phèo) trong cuộc bình chọn “sách Việt tôi yêu” do Hội Nhà
văn Thành phố Hồ Chí Minh và Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Năm 2013, tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ do nhà xuất bản Trẻ ấn
hành đã đoạt giải Vàng cuộc thi sách đẹp 2013 do hội xuất bản Việt Nam tổ chức.
Nguyễn Nhật Ánh có số lƣợng ngƣời hâm mộ rất lớn, đã có rất nhiều chia sẻ
chân thành cùng những lời cám ơn mà độc giả dành cho ông thông qua cuộc thi viết
về “Nguyễn Nhật Ánh và Tôi” do nhà xuất bản Trẻ đứng ra tổ chức. Những thông
điệp cảm động của độc giả khi đọc những tác phẩm của ông: “Tác phẩm của chú đã
giúp tôi vượt qua giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời, Những trang sách ấu thơ,..
Cảm ơn chú Nguyễn Nhật Ánh mai mối,... Tâm hồn tôi đẹp lên nhờ truyện của
chú,…Tôi đang sưu tập truyện của chú cho… con tôi sau này,..” [30]
Sau những thăng trầm của cuộc đời, bằng một tình nghề tha thiết, tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh ngày càng đƣợc bạn đọc yêu mến. Tác phẩm của ông ngày
càng trở nên gần gũi với lứa tuổi học trò mà còn đƣợc nhiều phụ huynh đón nhận
một cách nhiệt tình.
1.1.2. Tác phẩm
Dƣới đây, ngƣời viết xin dựa vào tài liệu đã sƣu tầm đƣợc trong quá trình
nghiên cứu và lƣợc thuật lại những tác phẩm mà Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc sáng
tác trong những năm qua:
12
Năm 1971: in bài thơ đầu tiên trên tạp chí Văn, Sài Gòn - bài Xa lạ.
Năm 1984: xuất bản Thành phố tháng tư.
Năm 1985: xuất bản hai tác phẩm là Trước vòng chung kết và Cú phạt đền.
Năm 1986: xuất bản tập thơ Đầu xuân ra sông giặt áo.
Năm 1987: xuất bản Bàn có năm chỗ ngồi, Chuyện cổ tích dành cho người
lớn, Trò chơi lãng mạn của tình yêu.
Năm 1988: xuất bản Còn chút gì để nhớ và tập thơ Thơ tình
Năm 1989: xuất bản Bí mật của một võ sĩ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc
rối, Nữ sinh.
Năm 1990: xuất bản Thiên thần nhỏ của tôi, Phòng trọ ba người, Mắt biếc,
Thằng quỷ nhỏ. Khai sinh và phụ trách mục tƣ vấn tình cảm Vƣờn Hồng trên báo
Thanh niên với bút danh Anh Bồ Câu cho đến năm 2012.
Năm 1991: xuất bản Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời.
Năm 1993: xuất bản Bồ câu không đưa thư, Những chàng trai xấu tính. Xuất
bản Trò chuyện với tình yêu(tập 1 - tập 6), tƣ vấn tình cảm (với bút danh Anh Bồ
Câu).
Năm 1994: xuất bản Tứ tuyệt cho nàng, Lễ hội của đêm đen, Trại hoa vàng.
Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 7 - tập 10).
Năm 1995: xuất bản Út Quyên và tôi, Đi qua hoa cúc, Buổi chiều Windows.
Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 11 - 14). Xuất bản bộ truyện Kính vạn hoa:
Nhà ảo thuật (kính vạn hoa tập 1), Những con gấu bông (Kính vạn hoa tập 2), Thám
tử nghiệp dư (kính vạn hoa tập 3), Ông thầy nóng tính (kính vạn hoa tập 4).
Năm 1996: xuất bản Xin lỗi mày, Tai to (Kính vạn hoa tập 5), Người bạn lạ
lùng (Kính vạn hoa tập 6), Bí mật kẻ trộm (Kính vạn hoa tập 7), Bắt đền hoa sứ
(Kính vạn hoa tập 8), Con mả con ma (Kính vạn hoa tập 9), Cô giáo Trinh (Kính
vạn hoa tâp 10), Theo dấu chim ưng (Kính vạn hoa tập 11), Tiền chuộc (Kính vạn
hoa tập 12), Khu vườn trên mái nhà (Kính vạn hoa tập 13), Thủ môn bị từ chối.
Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 15 - tập 21).
Năm 1997: xuất bản truyện ngắn Con chó dũng cảm, Thi sĩ hạng ruồi (kính
vạn hoa tập 15), Ba lô màu xanh (Kính bạn hoa tập 16), Lọ thuốc tàng hình (Kính
vạn hoa tập 17), Cuộc so tài vất vả (Kính vạn hoa tập 18), Cú nhảy kinh hoàng
13
(Kính vạn hoa tạp 18), Anh và em (Kính vạn hoa tập 20), Tướng quân (Kính vạn
hoa tập 21), Tấm huy chương vàng (Kính vạn hoa tập 22), Cỗ xe ngựa kỳ bí (Kính
vạn hoa tập 23). Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 22 - tập 27), tƣ vấn tình cảm
với bút danh (Anh Bồ Câu).
Năm 1998: xuất bản Giải thưởng lớn (Kính vạn hoa tập 24), Hiệp sĩ ngủ ngày
(kính vạn hoa tập 25), Tiết mục bất ngờ (Kính vạn hoa tập 26), Phù thủy (Kính vạn
hoa tập 27), Mùa hè bận rộn (Kính vạn hoa tập 28). Xuất bản Trò chuyện với tình
yêu (tập 28 - tập 31). Xuất bản bộ truyện tranh 17 tập Bim và những chuyện thần kỳ
(với sự thể hiện của họa sĩ Mai Rừng).
Năm 1999: xuất bản Hoa tỉ muội (Kính vạn hoa tập 29), Quán kem (Kính vạn
hoa tập 30), Thằng thỏ đế (Kính vạn hoa tập 31), Bên ngoài cửa sổ (Kính vạn hoa
tập 32), Họa mi một mình (Kính vạn hoa tập 33), Cháu của bà (Kính vạn hoa tập
34). Xuất bản trò chuyện với tình yêu (tập 32 - tập 35).
Năm 2000: xuất bản Quán gò đi lên, Những cô em gái, Trúng số độc đắc
(Kính vạn hoa tập 35), Mười lăm ngọn nến (Kính vạn hoa tập 36), Lớp phó trật tự
(Kính vạn hoa tập 37), Mẹ vắng nhà (Kính vạn hoa tập 38). Xuất bản bộ truyện
tranh 12 tập Ba đứa trẻ và những chuyện rắc rối.
Năm 2001: xuất bản Ngôi trường mọi khi, Đoàn kịch tỉnh lẻ (Kính vạn hoa tập
39), Lang thang trong rừng (Kính vạn hoa tập 40), Kho báu dưới hồ (Kính vạn hoa
tập 41), Gia sư (Kính vạn hoa tập 42), Khách sạn Hoa hồng (Kính vạn hoa tập 43).
Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (5 tập), tuyển tập tƣ vấn tình cảm (với bút danh
Anh Bồ Câu).
Năm 2002: xuất bản Quà tặng ba lần (Kính vạn hoa tập 44), Kính vạn hoa
(Kính vạn hoa tập 45).
Xuất bản Còn chút gì để nhớ (Kính vạn hoa - phụ lục), tập hợp cảm nhận, sáng
tác, tranh vẽ của các bạn đọc, dƣ luận báo chí và đồng nghiệp quanh bộ sách này.
Năm 2003: xuất bản Pho tượng của Baltalon (Chuyện xứ Lang biang tập 1).
Năm 2004: xuất bản Biến cố ở trường ĐămRi (Chuyện xứ Lang Biang tập 2).
Xuất bản Mắt biếc tại Nhật, dịch giả Kato Sakae chuyển ngữ sang tiếng Nhật.
14
Năm 2005: xuất bản Chủ nhân núi lưng chừng (Chuyện xứ Lang Biang tập 3),
xuất bản tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng. Xuất bản Cú sút của Beckham Bay
cao hơn Boeing (với bút danh Chu Đình Ngạn).
Năm 2006: xuất bản Báu vật ở lâu đài K‟RHLAN (Chuyện xứ Lang Biang tập
4). Xuất bản Chờ xem World cup ngồi luận giang hồ, bình luận bóng đá (với bút
danh Chu Đình Ngạn).
Năm 2007: xuất bản truyện Tôi là Bêtô.
Năm 2008: Xuất bản Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Người giúp việc khác
thường (kính vạn hoa tập 46), Ngủ quên trên đồi (Kính vạn hoa tập 47), Kẻ thần bí
(kính vạn hoa tập 48).
Năm 2009: xuất bản Bạn gái (Kính vạn hoa tập 49), Cửa hàng bánh kẹo (kính
vạn hoa tập 50), Một ngày kỳ lạ (Kính vạn hoa tập 51), Tóc ngắn tóc dài (Kính vạn
hoa tập 52).
Năm 2010: xuất bản Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Má lúm
đồng tiền (Kính vạn hoa tập 53), Cà phê áo tím (Kính vạn hoa tập 54).
Năm 2011: xuất bản truyện Lá nằm trong lá.
Năm 2012: xuất bản Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Sương khói quê nhà.
Năm 2013: xuất bản truyện dài Ngồi khóc trên cây.
Năm 2014: xuất bản truyện dài Chúc một ngày tốt lành.
1.1.3. Tóm tắt một số tác phẩm
Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thƣờng đề cập đến những
ngày tháng hồn nhiên của các cô cậu học sinh, những em nhỏ thôn quê, những làng
quê yên bình thơ mộng, những ngày trốn mẹ đi chơi, những mối quan hệ của các
nhân vật với gia đình, với bạn bè, với thầy cô đều đƣợc ông đƣa vào trang viết một
cách chân thực nhất. Để phục vụ cho quá trình phân tích tác phẩm, ngƣời viết xin
tóm tắt sơ lƣợc nội dung của các tác phẩm sau:
Nữ sinh: truyện nói về ba nữ sinh vô cùng tinh nghịch là Xuyến, Thục, Cúc
Hƣơng. Địa điểm quen thuộc của các cô gái này sau giờ ra chơi là quán nƣớc gần
trƣờng. Gia đƣợc cử về làm thầy giáo chủ nhiệm của lớp Xuyến, Thục và Cúc
Hƣơng. Một sự bất ngờ khá lớn làm các cô gái sửng sờ khi những ngày qua đã
15
“hành hạ” ngƣời thầy của mình. Hùng Quăn thích Cúc Hƣơng và cảm thấy ghét sự
có mặt của Gia, Hùng Quăn đã ném đá vào Gia rồi bỏ học. Thế nhƣng Gia là ngƣời
thầy mẫu mực, yêu thƣơng học trò của mình, Gia tìm mọi cách tìm hiểu lí do vì sao
Hùng Quăn lại nghỉ học và tìm cách giúp Hùng có cơ hội tiếp tục đến lớp theo kịp
bạn bè. Đồng thời Gia cũng tạo gần khoảng cách thầy trò tạo nên những ngày tháng
dƣới mái trƣờng luôn vui tƣơi, ý nghĩa.
Hạ đỏ: Truyện kể về câu học trò tên Chƣơng một cậu học trò sống ở thành
phố về nghỉ hè dƣới quê khi thi xong lớp 9. Cậu sống những ngày tháng bình yên
bên bạn bè, với những em nhỏ trong xóm làng cùng với những trò chơi đầy thú vị.
Chƣơng đem lòng thích Öt Thêm một cô gái thôn quê hồn nhiên với nụ cƣời cùng
chiếc răng khểnh làm Chƣơng phải si tình. Chƣơng đƣợc học võ, đƣợc học bơi,
đƣợc làm quen với nhiều bạn mới. Chƣơng đã nhận dạy chữ cho Öt Thêm và Dƣ,
tình cảm của chƣơng lớn dần theo thời gian, Chƣơng hy vọng Thêm cũng thích
Chƣơng nhƣ vậy. Nhƣng Chƣơng đã bất ngờ khi biết Thêm chẳng có tình ý với
mình, cảm giác tan vở mối tình đầu khiến Chƣơng buồn bã, và quyết định trở về
thành phố, chuyến đi mang nhiều cảm xúc với những trải nghiệm đầu đời có cả vui
lẫn buồn.
Đi qua hoa cúc: Nhà xa trƣờng học nên Trƣờng phải ở chung với ông ngoại
để tiện đƣờng đi học. Trƣờng quen anh em thằng chửng một trong những đứa hƣ
hỏng trong xóm. Chúng rủ rê Trƣờng hút thuốc, thậm chí là lấy lông mèo giả làm
tóc bạc để lừa ngoại của Trƣờng lấy tiền. Và khi Ngà (một ngƣời bạn của dì
Trƣờng) đến ở tạm để ôn thi tú tài thì Trƣờng đã không thích đi bắn chim, chơi đùa
với anh em Chửng nữa. Trƣờng thay đổi suy nghĩ, tự nhiên thích hoa, thích ngồi nói
chuyện với Ngà hơn, những cảm xúc khó diễn tả khi đối diện với ngƣời khác phái,
những cách thể hiện tình cảm hay có khi là sự ghen tuông của tuổi mới lớn. Học trò
của ông ngoại tên Điền đã chọc ghẹo Ngà, Điền trở thành ngƣời cản trở tình cảm
của Trƣờng. Trƣờng phải chứng kiến ngƣời mình thích thích ngƣời khác, từ cú sốc
đó Trƣờng không muốn làm trẻ con nữa.
Cô gái đến từ hôm qua: Truyện nói về một chàng trai thuở bé thƣờng hay bắt
nạt, sai khiến cô bé bạn thân tên là Tiểu Li. Sau một thời gian gắn bó, Tiểu Li phải
theo gia đình chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Khi lớn lên, Thƣ trở nên nhát gái
16
hơn, Thƣ thƣờng bị mấy bạn gái trong lớp bắt nạt lại, trong số đó Việt An là ngƣời
làm Thƣ phải say mê thật sự. Thƣ tìm mọi cách để đƣợc gần, đƣợc nói chuyện với
Việt An, bằng cách mua kẹo, bánh, sách tặng cho An và hai ngƣời bạn nữa. Thƣ hy
vọng rồi lại thất vọng, nghĩ về một thời huy hoàng trong quá khứ khi làm bạn với
Tiểu Li. Thƣ làm mọi cách để đƣợc sự để ý của Việt An, đến khi Cảm thấy Việt An
không yêu mình Thƣ buông xuôi thì Việt An bất ngờ đến gặp. Một sự trùng hợp bất
ngờ Việt An chính là Tiểu Li của ngày nào cô bé hàng xóm ngốc nghếch của Thƣ
lúc nhỏ,..
Bồ câu không đưa thư: truyện nói về mối tình thơ ngây của tuổi học trò khi
trao nhau những bức thƣ dƣới ngăn bàn mà các nhân vật chính là Xuyến, Thục, Cúc
Hƣơng. Những kỉ niệm trƣờng lớp của tuổi học trò, những sự tinh nghịch, nhí
nhảnh, hay những lần truy tìm “hung thủ” gửi thƣ đã tạo ra nhiều thú vị, hấp dẫn
cho ngƣời đọc.
Bàn có năm chỗ ngồi: Trong một lớp học, Huy, Hiền, Quang, Đại, Bảy là
những ngƣời bạn chơi thân với nhau. Họ có những cá tính khác nhau, nhƣng ở họ
điều thích khám phá, hiếu động, thích tìm hiểu cái mới. Đôi khi những ngƣời bạn
thân này cũng xảy ra mâu thuẫn, nhƣng họ vẫn luôn yêu đời, luôn thông cảm, chia
sẽ với nhau trong cuộc sống. vì vậy tình bạn của họ lớn dần theo năm tháng.
Buổi chiều windows: Truyện xoay quanh về ba cô gái tên Thục, Cúc Hƣơng,
Xuyến đến xin làm trong phòng thu máy vi tính khi cả ba chƣa biết gì về tin học.
Những tình tiết vui nhộn giữa ba cô gái cùng với những mơ mộng đầu đời, cả bọn
ngơ ngác nhìn những máy tính nhƣ từ cung trăng rớt xuống, những lần đối đáp vui
nhộn của các “yêu nữ” luôn làm phòng máy tràn ngập tiếng cƣời. Cảm xúc đầu đời
của các nhân vật nhƣ những trải nghiệm về tình yêu sẽ là hành trang quý báo giúp
các nhân vật vững tin vào cuộc sống, và xác định đƣợc đâu mới là tình cảm thật sự
của mình.
Bong bóng lên trời: : Vì hoàn cảnh, Thƣờng phải giúp mẹ bằng nghề bán kẹo
kéo ngoài giờ học và làm quen với cuộc sống trên đƣờng phố. Ở đó cậu đánh bạn
với những ngƣời nghèo và hiểu thêm nhiều điều không có trong sách và nhà trƣờng.
Cô bé bán bong bóng Tài Khôn hồn nhiên và nhiều ƣớc mơ cũng thƣờng giúp đỡ
Thƣờng thoát khỏi mặc cảm nhà nghèo và sống tự tin. Họ là những mãnh đời khác
17
nhau, nhƣng đều có một tấm lòng nhân ái, sống vì ngƣời khác. Tuy tuổi còn nhỏ
nhƣng các nhân vật đã biết nghĩ cho gia đình, biết yêu thƣơng mọi ngƣời và săn
sàng hy sinh vì điều tốt…
Mắt biếc: Truyện nói về mối tình sâu nặng của nhân vật Ngạn dành cho cô
bạn nhỏ Hà Lan. Tình yêu ấy đã ƣơm mầm từ khi các nhân vật vẫn còn bé, những
kỷ niệm dƣới mái trƣờng, hay những lần cùng nhau nô đùa dƣới rừng sim mênh
mông luôn làm Ngạn nhớ mãi. Ngạn yêu đơn phƣơng và chờ đợi Hà Lan đáp lại
tình yêu trong sự vô vọng,...
Trại hoa vàng: Truyện xoay quanh những mối quan hệ về gia đình và cuộc
sống sinh hoạt của tuổi học trò. Chuẩn là một học sinh học trung bình, có ƣớc mơ
và hoài bão nhƣng lại vô cùng sợ ba. Gia đình khó khăn nên Chuẩn không đƣợc
trang bị đầy đủ đồ dùng để đi học, từ đó làm cho Chuẩn vô cùng mặc cảm. Với nổ
lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè Chuẩn dần tiến bộ hơn
trong học tập và hiểu hơn về tình yêu của gia đình dành cho mình.
1.2. Một số vấn đề lý luận
1.2.1. Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò
Văn học là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con ngƣời. Văn
học giúp ta định hƣớng cuộc sống, kết nối mọi ngƣời, văn học còn là nhịp cầu để
tác giả trao đổi tâm tƣ và tình cảm với thế giới xung quanh. Lứa tuổi hoa niên hay
lứa tuổi học trò là lứa tuổi nhạy cảm, trở nên hiếu động hơn và có nhiều thắc mắc
cần đƣợc giải đáp. Các em cần tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình, cần ngƣời
giải đáp thắc mắc trong lòng, cần hiểu thêm nhiều kiến thức về đời sống và thế giới
xung quanh. Thế nhƣng, không phải ai trong các em cũng có thể chọn lựa đƣợc
những tác phẩm hay và ý nghĩa dành cho mình.
Với nhịp sống ngày càng phát triển và nhu cầu hội nhập ngày càng lớn, các
em càng có thêm nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các văn hóa và tác phẩm của
nƣớc ngoài, nhƣng nếu tiếp thu không chọn lọc thì dễ dẫn đến hậu quả xấu. Những
tác phẩm không có chức năng giáo dục, mà chỉ phục vụ cho việc giải trí vô bổ sẽ
làm cho các em lơ là việc học, trở nên ảo thƣởng về cuộc sống, mơ mộng xa vời,
18
không tập trung học tập,…từ những vấn đề trên nhân cách các em có thể sẽ thay đổi
và sống thực dụng hơn.
Việc sáng tác văn học dành cho lứa tuổi mới lớn có vai trò vô cùng quan
trọng, chúng ta không nên xem nhẹ việc sáng tác ấy mà cần phải khuyến khích
nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu của lứa tuổi mới lớn. Các em sẽ vững niềm tin
hơn khi đƣợc đọc các tác phẩm phù hợp với tuổi của mình. Nguyễn Nhật Ánh viết
những trang về tuổi học trò, về tuổi mộng mơ ấy nhằm muốn lƣu giữ những kỷ
niệm hồn nhiên, trong sáng và giúp tuổi học trò có thêm kiến thức về sự thay đổi
tâm lý, tâm sinh lý của bản thân, thách thức khi đối diện với xã hội. Việc định
hƣớng cho các em cũng nhƣ việc đấu tranh loại trừ những sách thiếu văn hóa là điều
cần cần thiết. Vì thế, các em cần có nhiều tác phẩm viết về lứa tuổi mình hơn nữa,
đồng thời khuyến khích việc đọc sách để các em có thể cảm nhận đƣợc vẻ đẹp và
cái hay của nền văn học nƣớc nhà.
Với lứa tuổi vẫn con non trẻ cùng với sự phát triển tâm lý, tâm sinh lý khác
nhau nên các em luôn thích khám phá thế giới xung quanh. Đối với các em mọi thứ
bên ngoài cuộc sống vẫn còn quá nhiều thứ mới mẻ nên các em cần những loại sách
phù hợp về cả lứa tuổi và tâm lí của mình. Nhìn chung quyển sách mà các em yêu
thích là những quyển sách có nhiều sự mới lạ, nhiều tình tình tiết hấp dẫn và phải có
nhiều yếu tố tƣởng tƣợng. Do có sự tò mò nên Bảy (Bàn có năm chỗ ngồi) rất mê
truyện trinh thám, vì ở đó có nhiều tình tiết gây cấn và có nhiều sự việc phi thƣờng.
Có những em thích đọc truyện tranh, thích đọc truyện trinh thám, thích đọc truyện
ngụ ngôn, cổ tích vì nó hàm chứa bài học ý nghĩa mà ông bà đã dạy. Quyển sách
đƣợc các bạn tuổi học trò yêu thích phải nói lên những sự việc gần gũi, vô tƣ hồn
nhiên của tuổi học trò. Nó phải thể hiện những sự việc hàng ngày, chẳng hạn cảnh
sinh hoạt ở trong lớp học của các cô cậu nhóc hay những buổi ra chơi chạy nhảy
náo loạn cả sân trƣờng,..
Ngoài ra, truyện viết cho tuổi học trò thƣờng có nhiều yếu tố bất ngờ, cuốn hút
và có nhiều yếu tố tƣởng tƣợng. Các trang viết về lứa tuổi thiếu nhi luôn chứa đầy
màu sắc và vô cùng sinh động, hấp dẫn, những từ ngữ rất dí dỏm tạo nên những
tiếng cƣời thoải mái cho ngƣời đọc. Sự hài hƣớc, dí dỏm trong tác phẩm là yếu tố
quan trọng, nó giúp các em có sự lạc quan cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra, các
19
em đến với một quyển truyện, quyển sách cũng nhƣ đến với sự giải trí giúp các em
giảm đi sự mệt mỏi sau những giờ học trên lớp. Vì lẽ ấy, ta thấy những trang viết
của Nguyễn Nhật Ánh luôn tràn ngập tiếng cƣời không chỉ giải trí thông thƣờng mà
còn có những bài học ý nghĩa phía sau mỗi câu chuyện.
Do giao thoa giữa hai tƣ tƣởng ngƣời lớn và thiếu nhi, nên các tác phẩm của
các em cũng cần sự bay bổng, lãng mạn. Vì ở tuổi của các em có sự tinh nghịch,
ngây thơ rất đáng yêu, các em dễ hờn dỗi và thƣờng hay tƣởng tƣợng về cuộc sống
của mình.
Bên cạnh đó, quyển sách đƣợc các em yêu thích còn phải mang dấu ấn của tác
giả, Chẳng hạn, đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh các em sẽ nhƣ đang ở một
thế giới thu nhỏ ở đó có những nhân vật rất đa dạng có khi là những cô cậu học trò,
có khi là những em bán hàng rong ngoài đƣờng hay những em bé chăn trâu không
tiền đi học, mỗi nhân vật mỗi tính cách và hoàn cảnh sống. Nhƣng nhìn chung các
em cảm nhận đƣợc “hơi thở” là cách nghĩ của mình trong quyển sách ấy. Mỗi quyển
sách xuất bản là sự tâm huyết của tác giả dành cho bạn đọc, thông qua tác phẩm tác
giả truyền tải những bài học, những thông điệp qua hành động, qua các cuộc trò
chuyện, hay những thắc mắc của các nhân vật để ngƣời đọc cảm nhận đƣợc ý nghĩa
hàm ẩn trong đó. Một quyển sách các em thích đọc thƣờng có tính chân thật, linh
hoạt và có thể cƣời một cách thật thoải mái.
Tóm lại, văn học viết cho tuổi học trò phải phù hợp độ tuổi và tâm lí và có giá
trị giáo dục tƣ tƣởng cho các em có đƣợc những hành trang cần thiết bƣớc vào đời,
nhƣng không vì thế mà đánh mất đi cái tự nhiên, vô tƣ của các em. Những cuốn
sách ấy phải có cả điều tốt để các em học hỏi và nêu ra những điều xấu để các em
tránh. Hơn nữa, qua những cuốn truyện ấy giúp các em cảm nhận đƣợc tình cảm gia
đình, biết yêu thƣơng, giúp đỡ ngƣời khác và có đƣợc một lý tƣởng sống tốt hơn
nữa cho tƣơng lai của mình.
1.2.2. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học và vai trò của nhân vật với
chủ đề và tư tưởng của nhà văn
1.2.2.1. Khái niệm nhân vật
Mỗi tác phẩm văn học đều có những yếu tố tạo nên dấu ấn riêng, nhân vật văn
học là yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm văn học. Theo từ điển thuật ngữ văn
20
học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”
[16, tr. 235] hay “Nhân vật văn học là khái niệm dung để chỉ hình tượng của cá thể
con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể
hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [27, tr. 114]. Ngoài ra
còn có ý kiến “Nhân vật còn là những con người hay sự vật mang cốt cách con
người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Để thể hiện nhận thức của mình
về một vấn đề nào đó của hiện thực” [ 28, tr. 26].
Nhân vật văn học có thể có tên nhƣ: Tấm, Cám, chị Dậu, Lão Hạc, Thúy Kiều,
Kim Trọng,…hoặc có dấu hiệu để nhận biết nhƣ tiểu sử, nghề nghiệp nhƣ thằng bán
tơ (trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), chị vợ nhặt (trong tác phẩm Vợ Nhặt của
Kim Lân),.. hoặc những đặc điểm riêng nhƣ: ông quan huyện, chàng mồ côi,… hay
các đặc điểm về tính cách nhƣ: trƣởng giả học làm sang, những tên quan chùm sò
keo kiệt… Đôi khi nhân vật mang hình ảnh ẩn dụ về con ngƣời nhƣ thần linh, ma
quỷ, quái vật, đồ vật, con vật,…nhƣng tất cả đều mang nội dung và ý nghĩa con
ngƣời. Trong tác phẩm tự sự nhân vật đƣợc miêu tả chi tiết trong hành động, tính
cách, tâm lí, còn ở tác phẩm trữ tình nhân vật thƣờng bộc lộ nỗi niềm ý nghĩ, cảm
xúc, giọng điệu.
Nhân vật văn học đƣợc thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Cho nên nhân vật văn
học ngƣời đọc phải vận dụng trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng để dựng lại con ngƣời
hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Mặt khác, nhân vật văn học không giống nhƣ các nhân vật thuộc các loại hình
nghệ thuật khác chẳng hạn nhƣ nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành
động. Các nhân vật văn học luôn bộc lộ mình trong hành động và quá trình giao tiếp
trong tác phẩm. Có thể nói, nhân vật văn học là con ngƣời thể hiện bằng phƣơng
tiện văn học và nội dung của nhân vật là nằm trong sự thể hiện của nó. Vì vậy, nhân
vật trong tác phẩm là sự thể hiện khả năng biểu đạt, là tiếng nói của nhà văn về con
ngƣời, cuộc đời. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới con ngƣời một cách hiện tƣợng. Bản chất của văn học là
mối quan hệ đối với đời sống qua những chủ thể nhất định đóng vai trò nhƣ tấm
gƣơng của cuộc đời.
21
1.2.2.2. Vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng
của nhà văn
Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học “Nhà văn sáng tạo
nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các nhân
đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện tính cách, số phận con người
và các quan niệm về chúng” [27, tr. 118]. Thông qua các nhân vật nhà văn thể hiện
tƣ tƣởng ngợi ca, tin tƣởng, yêu thƣơng, thƣơng tiếc hay lên án, phê phán cho một
vấn đề nào đó trong xã hội. Nhà văn xây dựng hình tƣợng nhân vật mang những nét
đặc trƣng, tƣơng đồng với những con ngƣời tồn tại khách quan trong cuộc sống.
Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật ƣớc lệ vì thế ta không nên áp đặt
nhân vật vào thế giới khác ngoài thế giới trong tác phẩm mà nhân vật tồn tại, và
cũng không nên hiểu chúng là những nhân vật có thật trong đời sống. Mặt khác, khi
xây dựng nhân vật nhà văn đã mài dũa và để nhân vật đi theo dụng ý nghệ thuật của
chính mình, mang tƣ tƣởng, tâm tƣ, mà nhà văn muốn gửi vào cuộc sống. Vì nhà
văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện tƣ tƣởng về cuộc đời nên nhân vật văn học
định hƣớng đƣợc giá trị của đời sống, định hƣớng suy nghĩ của ngƣời đọc.
Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn, nó dẫn dắt ta vào một thế giới
khác, giúp nhà văn mở cánh cửa bƣớc vào hiện thực rộng lớn và giúp nhà văn có thể
tìm đƣợc nhiều đề tài và chủ đề mới hơn để phục vụ việc sáng tác của mình. Bên
cạnh đó, nhân vật văn học là nơi nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan
niệm thẩm mỹ của nhà văn về cuộc sống. Không chỉ đem cho ta một cách nhìn gần
gũi, chân thật về những số phận con ngƣời. Nhà văn lồng vào các nhân vật những
suy nghĩ, trải nghiệm thiết thực nhất. Để qua đó, ngƣời đọc nhận ra tƣ tƣởng của tác
phẩm, hiểu đƣợc triết lý của cuộc sống, nó giúp con ngƣời ngày càng hoàn thiện bản
thân hơn nữa. Mỗi nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ là một bài học cuộc sống thiết thực và
ý nghĩa nhất.
22