Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập (khảo sát báo du lịch, tạp chí du lịch việt nam, tạp chí heritage

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.27 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………………………..

ĐĂNG THỊ ĐOAN Y

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH
THỜI KỲ HỘI NHẬP
(Khảo sát báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
Tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 - 2008)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………………………………………

ĐĂNG THỊ ĐOAN Y

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH
THỜI KỲ HỘI NHẬP
(Khảo sát báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
Tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 - 2008)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60. 32. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đinh Văn Hường

Hà Nội – 200


MC LC
Trang
M U ....................................................................................................... 7
1. Tớnh thi s v lý do chn ti: ............................................................... 7
2. Tinh hỡnh nghiờn cu: ................................................................................ 8
3. Mc ớch, nhim v nghiờn cu: ................................................................ 3
4. i tng v phm vi nghiờn cu:............................................................ 10
5. Phng phỏp nghiờn cu: ........................................................................... 4
6. í ngha lớ lun v thc tin ca ti: ...................................................... 11
7. Kt cu ca lun vn: ................................................................................. 5
CHNG 1: V TR, VAI TRề CA DU LCH V VN HểA DU LCH
TRONG THI K HI NHP ................................................................ 13
1.2 Một số khái niệm. 7
1.1 Vị trí và vai trò của du lịch và văn hóa du lịch. ....................................... 15
1.3. Quan điểm, chủ tr-ơng của đảng và nhà n-ớc về phát triển du lịch nói
chung và văn hóa du lịch nói riêng thời kỳ hội nhập. .................................... 24
1.4 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển văn hóa du lịch việt Nam thời kỳ
hội nhập........................................................................................................ 31
CHNG 2: VN VN HểA DU LCH THI K HI NHP QUA
PHN NH CA BO CH, GIAI ON 2007 2008. ......................... 36
2.1 Vài nét về các sản phẩm báo chí đ-ợc khảo sát. ..................................... 36
2.2 Các vấn đề phát triển của văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập qua thể hiện của
các sản phẩm báo chí đ-ợc khảo sát. ............................................................ 33
2.3. Hình thức và nghệ thuật truyền tải văn hóa du lịch trên các sản phẩm báo

chí đ-ợc khảo sát. ......................................................................................... 62


2.4. -u điểm và hạn chế của các sản phẩm báo chí trong việc quảng bá văn hóa
du lịch thời kỳ hội nhập. ............................................................................... 74
2.5. Tác động và hiệu quả của báo chí đối với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội
nhập.............................................................................................................. 80
CHNG 3: MT S VN T RA I VI PHT TRIN VN
HểA DU LCH THI K HI NHP V GII PHP NNG CAO
CHT LNG HIU QU CA 3 T BO. ...................................... 785
3.1. Phng hng phỏt trin ca Du lch Vit Nam núi chung v vn húa du
lch núi riờng trong tin trỡnh hi nhp quc t. .......................................... 785
3.2. Nhng thỏch thc i vi hot ng kinh doanh vn húa du lch thi k hi
nhp. ............................................................................................................ 87
3.3. Nhng thỏch thc liờn quan n cụng tỏc tuyờn truyn, qung bỏ, phỏt trin
vn húa du lch thi k hi nhp trờn bỏo chớ. .............................................. 92
3.4. Mt s nhúm gii phỏp. ....................................................................... 896
KT LUN ............................................................................................... 112
TI LIU THAM KHO .........................................................................115
PH LC.....112


MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
Ngày nay, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát
triển, du lịch Việt Nam đã từng bước xác lập, nâng cao hình ảnh và vị thế của
mình trên trường quốc tế, khẳng định được vị trí quan trọng trong chính sách
mở cửa và hội nhập góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Đối với kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại rất
nhiều lợi nhuận. Trong đời sống văn hóa, du lịch đem lại cho con người sự hiểu
biết lẫn nhau: khám phá văn hóa, phong tục tập quán bản địa, lễ hội truyền
thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng.
Cùng với du lịch, từ lúc đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, chưa
bao giờ văn hóa dân tộc Việt Nam có những bước chuyển biến toàn diện và sâu
sắc như hiện nay. Đây là thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ cả về quan niệm, giá trị,
chuẩn mực, cả về công nghệ kỹ thuật và cơ sở vật chất của văn hóa gắn với du
lịch.
Và nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là
trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn
hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành
văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của
mình. Hướng đi mới, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa và cũng
rất thời sự của văn hóa”.
Trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa, khu vực khóa, được sự hỗ trợ của
công nghệ hiện đại đã tác động vào nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia
hết sức mạnh mẽ toàn diện và sâu sắc. Văn hóa du lịch đã và đang trở thành


món ăn tinh thần thiết yếu của con người, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã
hội, giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, tạo ra dòng chảy mới, cải
thiện cuộc sống người dân tốt hơn.
Có được những thành tích đó của ngành du lịch Việt Nam hiện nay phải
kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành. Trong đó báo chí
là một trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển
văn hóa du lịch. Do đó việc phát triển du lịch nói chung và văn hóa du lịch nói
riêng là đòi hỏi khách quan của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Với những lý do trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với vấn
đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” (Trên cơ sở khảo sát Báo Du lịch, Tạp chí

Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage, 2007 đến 2008). Với đề tài này, tác giả luận
án xin được góp phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ bảo tồn, chấn hưng, phát
triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trên bước đường hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề văn hóa du lịch trên báo chí nói chung và trên báo in nói riêng lâu
nay đã được bàn luận nhiều. Đây không phải là một đề tài mới và trong quá
trình nghiên cứu tìm hiểu các luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, vấn đề
văn hóa du lịch cũng được một số tác giả đề cập nhưng ở những góc độ và khía
cạnh khác nhau, chưa phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện.
Có thể kể tên một số đề tài khoa học và khóa luận tốt nghiệp, luận văn,
luận án có liên quan đến du lịch như:
+ “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội
nhập”. Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thái Hà, năm 2007. (Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội).
+ “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010”. Luận án Tiến sỹ kinh tế của Đoàn Liêng Diễm, năm 2004.


+ “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ Đô và vùng phụ
cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”. Luận án Tiến sỹ của
Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2004.
+ “Báo chí Khánh Hòa tuyên truyền phát triển du lịch”. Luận văn Thạc
sỹ của Nguyễn Lê Đình Thống, năm 2007. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
+ “Vấn đề văn hóa - du lịch trên sóng truyền hình Huế thời kỳ đổi mới
(1986 – 1999”). Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Công Toàn, năm 2000.
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Ngoài ra một số Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch như: “Cơ sở lý luận,
thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn
phẩm thử nghiệm” (Năm 1997). “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt

Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay” (Năm 2002).
“Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học
– công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003).
Trước tình hình đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Báo chí với vấn đề
văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập”. Đây là một đề tài mới, đi sâu tìm hiểu tính
liên ngành của hoạt động phát triển văn hóa du lịch. Và tuy có kế thừa, tham
khảo nhưng luận văn này không trùng lặp với các công trình trước đó. Dù biết
sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với những kiến thức được trang bị ở nhà
trường, được các giáo sư, tiến sĩ, thầy giáo hướng dẫn quan tâm giúp đỡ, cùng
với quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tiễn, bản thân người làm luận
văn cảm thấy có đủ niềm tin về khả năng thực hiện đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối với
các hoạt động phát triển văn hóa du lịch. Để đạt được mục đích trên, đề tài có
nhiệm vụ:


- Nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa du lịch trong thời kỳ hội
nhập.
- Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc phát triển văn hóa du lịch.
- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa
du lịch trên báo chí.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả “Vấn
đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” phù hợp với yêu cầu phát triển của tình
hình mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát Báo Du lịch, tạp
chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage và các bài báo viết về văn hóa du lịch.
Vì đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền

quảng bá du lịch Việt Nam trong thời gian qua.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn thời điểm từ năm 2007 đến
2008 vì đây có thể coi là giai đoạn quan trọng trong chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam 2001 – 2010. Khoảng thời gian khảo sát hai năm tuy không nhiều
nhưng cũng phần nào giúp người làm luận văn có được cái nhìn tổng thể, khái
quát và toàn diện về bức tranh du lịch Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ thị, nghị quyết trung
ương để xem xét đánh giá khách quan về phát triển văn hóa du lịch.
Cùng với các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, đánh giá giúp tác giả thu thập
đến mức tối đa thông tin nghiên cứu. Là sự hỗ trợ cần thiết để tìm hiểu tác động


của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt nam, cũng như thấy
được sự khác biệt trong cách thức tuyên truyền của các sản phẩm báo chí được
khảo sát để từ đó tìm ra định hướng tuyên truyền khác nhau của các tờ báo.
Phương pháp chuyên gia tư vấn: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm
khai thác kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và
báo chí phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lí luận, luận văn làm nổi bật sự gắn kết hữu cơ, tác động lẫn nhau
mang yếu tố hiện đại của khái niệm văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Luận
văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát
triển văn hóa du lịch của báo chí truyền thông. Trên cơ sở đó đề ra một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền,
quảng bá, phát triển văn hóa du lịch trên báo chí.
Đồng thời trên cơ sở phân tích những hạn chế trong công tác tuyên

truyền, luận văn sẽ giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên viết về đề tài
văn hóa du lịch có định hướng tuyên truyền phù hợp, nâng cao hiệu quả hơn,
khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay, hấp dẫn và thiết thực.
Luận văn còn rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên
truyền về phát triển văn hóa du lịch, giúp cho các cơ quan quản lý báo chí, cơ
quan báo chí đánh giá đúng, đầy đủ về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực
này. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp các chuyên gia trong lĩnh
vực du lịch phần nào thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp
liên ngành giữa báo chí và du lịch.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong ba chương:


Chương 1: Vị trí, vai trò của du lịch và văn hóa du lịch trong thời kỳ hội
nhập.
Chương 2: Vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập qua phản ánh của báo
chí. (Khảo sát các báo: Báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage,
giai đoạn 2007 – 2008)
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa du lịch Việt
Nam thời kỳ hội nhập và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của ba tờ báo.
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương, mục
trên.


CHƢƠNG 1
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
1.1.1 khái niệm du lịch.

Theo Tổ chức du lịch Thế giới: “Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống…”.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1, Hà Nội 1996) định nghĩa du lịch là:
“một ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết
về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm
tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân
tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực mang lại hiệu quả rất lớn, có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ”.
Như vậy, du lịch là hoạt động xã hội của con người hướng tới nhu cầu
hưởng thụ và phát triển, văn hóa tinh thần là một bộ phận trong sinh hoạt văn
hóa của con người nhằm thỏa mãn trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp
ứng lòng ham hiểu biết qua sự gặp gỡ, giao lưu, học hỏi. Từ đó góp phần hình
thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước, sáng tạo, trong việc hoàn thiện
nhân cách bản thân.
1.1.2 Khái niệm văn hóa.
Mặc dù khoa học nghiên cứu văn hoá đã hình thành từ vài trăm năm nay
và ngày càng phát triển, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm văn hoá
chung nhất, được thống nhất cao nhất.
Khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng: là tất cả sự sáng tạo của con người.


Theo nghĩa hẹp: Văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi
vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị. Theo khái niệm này, có
thể thấy văn hoá bao gồm cả vật chất và tinh thần, cả kinh tế lẫn xã hội.
Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam: GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa
ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”.

Trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản lần đầu năm
1938), học giả Đào Duy Anh quan niệm: "Văn hóa là cách sinh hoạt của
người". Nhà văn hóa học Vũ Khiêu thì cho rằng: "Văn hóa thể hiện trình độ
được vun trồng của con người, của xã hội... Văn hóa là trạng thái con người
ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động
vật, để khẳng định những đặc tính của con người".
Tóm lại văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những
chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc
với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với
mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là
văn hóa.
1.1.3 khái niệm văn hóa du lịch.
Bên cạnh những loại hình văn hóa như văn hóa ứng xử, văn hóa giao
tiếp, văn hóa đọc, văn hóa ẩm thực, văn hóa gia đình, văn hóa trang phục… gần
đây văn hóa du lịch được xem là một trong những sản phẩm đặc thù của các
nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Văn hóa du lịch chủ
yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả
những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ
khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá


văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì văn hóa du lịch là cơ hội để thỏa
mãn nhu cầu của họ.
Văn hóa du lịch được hiểu là khai thác văn hóa để làm du lịch và làm du
lịch có văn hóa. Hay nói một cách khác, văn hóa du lịch nghiên cứu các di tích
lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực,
những giá trị vật thể và phi vật thể từ góc độ du lịch nhằm phục vụ kinh doanh
du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung.
Đứng ở góc độ trao đổi, thì văn hóa du lịch cũng là một hoạt động thương
mại. Khách du lịch trả tiền để khám phá văn hóa và người làm du lịch khai thác

bản sắc văn hóa để đáp ứng nhu cầu đó. Du lịch vì thế tạo việc làm cho lao
động, tạo nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Nhờ vậy có thể nâng cao hiểu biết
và ý thức của người dân, qua đó đóng góp vào việc bảo vệ các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể, thúc đẩy tiềm năng phát triển của các giá trị đó.
Phần lớn hoạt động văn hóa du lịch được gắn liền với địa phương - nơi
lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở
các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức
những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia các lễ
hội văn hóa du lịch tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của
người dân địa phương.
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa du lịch được tổ chức dựa trên
những đặc điểm của vùng miền: Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội
văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa
Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con
đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn
hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của văn hóa du lịch, thu
hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được
xem là hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức


thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Đây là dịp để
VN có cơ hội giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về lễ hội dân gian
của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể
vừa được UNESCO công nhận, và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều
thất truyền từ hàng chục năm nay.
Như vậy, văn hóa du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động du lịch.
1.1.4 Khái niệm du lịch văn hóa.
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch được hình thành từ nhu cầu ham
muốn hiểu biết của con người đối với cái đẹp, cái tinh túy của văn hóa một tộc

người, một địa phương và một đất nước. Một cuộc du lịch thăm các công trình
văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không chỉ là sự hưởng thụ vật chất
qua các món ăn dân tộc, mua sản phẩm dân tộc, mà trên hết là sự thăng hoa về
tinh thần khi nhận biết quá khứ của một di tích, cảm thụ được cái đẹp của thiên
nhiên, của các công trình kiến trúc và con người.
Như vậy du lịch văn hóa tức là các hình thức tổ chức cho du khách tiếp
cận với nền văn hóa của dân tộc thông qua những sản phẩm du lịch giàu bản
sắc, có chất lượng văn hóa cao. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch với
nhiều hình thức như tham quan, nghiên cứu, hành hương, lễ hội, vui chơi giải
trí… là hình thức hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa đặc thù. Du lịch văn
hóa được sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch vì vậy nó có những
đặc trưng cơ bản như:
- Tính đa dạng: Sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao được tạo nên
bởi sự khai thác nhiều đối tượng: như cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử
- văn hóa, các lễ hội truyền thống, các lọai hình văn hóa văn nghệ dân gian, bản
sắc dân tộc, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.


- Tính đa thành phần: Du khách tham gia du lịch văn hóa, cộng đồng địa
phương gồm nhiều thành phần trong xã hội cũng tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm cả
tính xã hội hóa cao.
- Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo
tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và
phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao
chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu
văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng.
- Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn
hóa, thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn
hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ

cho du khách.
- Tính mùa vụ: Thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở
những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ
đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ. Vì vậy, cần phải có những chương trình
thu hút du khách ở những mùa còn lại nhằm khai thác nhiều hơn sản phẩm du
lịch văn hóa.
- Tính chi phí: Du lịch văn hóa mang lại giá trị văn hóa tinh thần cao cho
du khách vì vậy phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn
hóa để du khách cảm thấy chi phí của họ khi tham gia du lịch là xứng đáng.
Du lịch văn hóa là hoạt động có tính giáo dục và diễn giải nhằm nâng
cao hiểu biết về sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, qua đó tạo nên ý thức
xã hội tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn
hóa giúp cho du khách có sự nhận thức cao hơn về các giá trị văn hóa, từ đó
làm thay đổi hành vi, có những ứng xử tích cực hơn trong việc bảo vệ, phát huy,
phát triển những giá trị về tự nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa. Du lịch văn


hóa hướng đến việc huy động sự tích cực, sự tự nguyện tham gia của cộng đồng
địa phương, qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để người dân không còn
phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên và nhận thấy lợi ích của việc phát huy tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn vào hoạt động du lịch văn hóa. Để từ
đó chính họ sẽ là những người bảo vệ trung thành nhất các giá trị tự nhiên và
văn hóa nơi họ sinh sống.
Với những nội dung ý nghĩa như trên, du lịch văn hóa có mối quan hệ
biện chứng với văn hóa du lịch, là kết quả, mục tiêu, trung tâm của văn hóa du
lịch. Vì vậy, việc sử dụng văn hóa truyền thống dân tộc trong kinh doanh du
lịch không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn nâng cao vị thế của dân tộc vì
mục tiêu chính trị và hòa bình.
1.1.5 Mối quan hệ biện chứng.
Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn

đối với khách nước ngoài. Do đó, để phát triển du lịch, chúng ta cần phải khai
thác tốt hơn nữa yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc.
Xét từ góc độ nhu cầu du lịch, văn hoá là nguyên nhân nội sinh của nhu
cầu du lịch, là nội hàm của khái niệm du lịch. Điều đó có nghĩa rằng, nếu chúng
ta tước bỏ những yếu tố của văn hoá thì du lịch trở nên vô nghĩa. Hay nói cách
khác, du lịch là hoạt động văn hoá của con người nói chung để thoả mãn nhu
cầu nghỉ ngơi, tìm hiểu, khám phá và thẩm nhận những giá trị của sứ sở ngoài
nơi cư trú thường xuyên.
Theo Giáo sư Hoàng Chương: “ Văn hóa là hồn của du lịch. Du lịch chỉ
là một cái xác, nếu không có hồn không tồn tại được. Để phát triển du lịch
chúng ta phải biết khai thác, phát huy những cái gì là đặc sắc của văn hóa Việt
Nam. Nếu chúng ta quên lãng đầu tư cho văn hóa thì du lịch phát triển không
bền vững. Chúng ta làm du lịch phải có một định hướng rõ ràng, phải bảo vệ


những giá trị truyền thống của dân tộc vì đó chính là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.

Văn hóa và du lịch.
Từ định nghĩa ngắn gọn, súc tích của viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du
lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”, chúng ta có thể khái
quát mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch: Văn hóa vừa là đối tượng chủ yếu và
quan trọng của du lịch, vừa là mục tiêu đạt đến của du lịch. Văn hóa tạo không
gian đa chiều, đa sắc, đa dạng, đa tầng…cho du lịch thâm nhập, khai thác và
phát triển.
Vì vậy, tác động của văn hóa đến du lịch là rất rõ ràng, cụ thể và toàn
diện. Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
Văn hóa chính là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Xét dưới
góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu
tố cầu của hệ thống du lịch. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng văn hóa du lịch

luôn chịu sự tác động chi phối của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Đất
nước có hòa bình, thống nhất, độc lập thì nền kinh tế mới ổn định và phát triển.
Nền kinh tế có tăng trưởng mạnh mẽ thì văn hóa du lịch mới có điều kiện để
phát huy khả năng tiềm lực của mình.
Bản thân văn hóa, ngoài sự gắn kết với du lịch, còn nhiều mối quan hệ,
tác động khác như: văn hóa giáo dục, văn hóa lịch sử, văn hóa văn nghệ, văn
hóa tôn giáo,….các mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động đến lĩnh vực văn
hóa du lịch, đồng thời văn hóa du lịch cũng ảnh hưởng, tác động trở lại các mối
quan hệ nói trên.
Trong một chừng mực nào đó, có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn
hóa thông qua một số phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể mang đặc trưng


của từng vùng, miền. Chẳng hạn văn hóa truyền thống của Việt Nam được
khách du lịch nước ngoài biết tới nhiều chính là những làn điệu dân ca ở khu
vực Trung du đồng bằng Bắc Bộ. Ở đó, người xem thấy được cuộc sống, thấy
được tâm hồn của con người mỗi địa phương và cũng là nét đặc trưng để phân
biệt văn hóa vùng, miền.
Dân ca chính là một sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính biểu trưng, một
phương tiện quảng bá cho hình ảnh Việt Nam, một tiềm năng quan trọng để
phát triển loại hình văn hóa du lịch và để lưu giữ tồn tại một nét riêng biệt của
văn hóa Việt.
Hay ai trong chúng ta một lần được đến với Huế mộng mơ có lẽ đều thích
mua cho mình, bạn bè hoặc người thân một chiếc nón bài thơ. Mặc dù giá trị vật
chất không lớn nhưng nó mang ý nghĩa bản sắc của một xứ sở riêng biệt.
Từ những nhận định trên, có thể khẳng định văn hóa gắn bó với du lịch
trong mối quan hệ hữu cơ, tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Du lịch và văn hóa.
Thực ra, việc tách văn hóa để phân tích mối quan hệ giữa văn hóa với du
lịch là cần thiết, song khó có thể đề cập được một cách đầy đủ. Bởi vì văn hóa

là một khái niệm rộng. Hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các
lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa xét trong mối tương quan với du
lịch thể hiện ở tác phong, thái độ khi tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng
với môi trường xung quanh, với thiên nhiên, với công việc, vui chơi, giải
trí…Vì vậy khi đề cập đến sự ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa cũng chỉ
mang tính chất tương đối.
Du lịch tác động và ảnh hưởng đến văn hóa từ các yếu tố:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp xúc, giao lưu, hưởng thụ văn
hóa.


- Tạo nguồn thu nhập tài chính cho văn hóa để đầu tư vào việc bảo tồn,
chỉnh trang và phát triển văn hóa.
Tất nhiên, mặt trái của hoạt động du lịch nếu không được tổ chức, quản
lý tốt sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường văn hóa, làm hư hại, xuống cấp các công
trình văn hóa cổ. Bên cạnh đó, bản thân ngành văn hóa nếu không tự chủ mà
chạy theo lợi nhuận, thương mại thì văn hóa sẽ phát sinh tiêu cực gây hậu quả
xấu.
Trong một cuộc Hội thảo quốc tế, ông Yamashita Shinsi đã phát biểu
rằng: “Trong mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, du lịch thường được gắn với
hình ảnh tiêu cực. Ý kiến chung bàn về vấn đề này là du lịch thường phá hỏng
văn hóa truyền thống. Tuy vậy, có những trường hợp hoàn toàn không phải như
thế. Chúng ta có thể nói rằng cả Bali (của Indonexia) và Tono (của Nhật Bản)
đều phát huy tốt yếu tố văn hóa. Trong cả hai trường hợp này, du lịch thật sự đã
làm sống lại truyền thống văn hóa chứ không phải phá hoại nó”.
Vì vậy nếu mục tiêu du lịch chỉ nhằm đạt đến thu nhập kinh tế mà không
đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, sẽ tạo ra sự mâu thuẫn xã hội, gây tác hại
đến đời sống văn hóa tinh thần.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Đối với du lịch trong mối quan hệ với văn hóa thì: Du lịch một ngày đàng, học

một “sàng văn hóa”. Và có thể nói thêm rằng, du lịch càng lâu, càng nhiều,
càng hiểu biết sâu về văn hóa, sẽ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú,
cuộc sống sẽ có thêm phần sáng tạo.
Đó chính là sự tác động tích cực và sâu sắc giữa du lịch và văn hóa, cũng
như văn hóa với du lịch trong mối quan hệ tương hỗ.
1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH.
1.2.1 Vị trí của du lịch và văn hóa du lịch.


Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các
dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng
đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những
lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn
trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.
Việt Nam là một đất nước giầu tiềm năng du lịch. Trong 40 năm hình
thành và phát triển, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh
chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.
Mặc dù ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác
trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Ngày nay trong xu
thế hội nhập toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta đang từng bước hội nhập với khu
vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch với tư cách là một ngành
công nghiệp xanh giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó mang lại thu nhập GDP
lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp
phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Mặt khác, hoạt động du lịch
còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.
Bên cạnh đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hoá
truyền thống riêng, được tích tụ từ lâu đời. Văn hóa du lịch là một hình thức

quan trọng để các dân tộc giao lưu nền văn hoá với nhau. Những yếu tố văn
minh trong nền văn hoá nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo
của văn hoá dân tộc và văn hoá dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa
dạng nền văn hoá nhân loại.
1.2.2 Vai trò của du lịch và văn hóa du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.


Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định
với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của
Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu
nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần
giúp du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp lớn
vào GDP.
Tỷ trọng GDP của ngành du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước,
mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam
đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút
ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore,
Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những
nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2004, Du
lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về
tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10
điểm đến hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của các hoạt động văn
hóa du lịch ngày càng rõ nét, thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả
năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền
thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được
thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống cũng được khôi
phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu
niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu
nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói

giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch.
Các hoạt động văn hóa du lịch phát triển còn tạo thêm nguồn thu để tôn tạo,
trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước,
chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá.


Tuyên truyền, quảng bá văn hóa du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền
tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập
du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các
nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký hiệp định hợp tác du
lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối
giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN. Du lịch nước
ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò,
khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch
tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn,
kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du
lịch khu vực và thế giới.
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch Việt Nam đã và đang
ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của đất
nước, là mục tiêu phát triển của quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là
một hướng đi đúng đắn.
1.3. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÓI CHUNG VÀ VĂN HÓA DU LỊCH NÓI
RIÊNG THỜI KỲ HỘI NHẬP.
1.3.1. Những thành tựu và hạn chế mà ngành du lịch nói chung và văn hóa
du lịch nói riêng đạt đƣợc trong thời gian qua.
Thành tựu:
Ngày nay trên thế giới, du lịch hiện được coi là một trong những ngành
kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham

gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Ở nước ta, trong suốt
hơn 40 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà


nước quan tâm, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm
gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực
đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và
nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu
lượt khách vào năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt từ 13 ngàn tỷ đồng đến 51
nghìn tỷ đồng. Năm 2007, du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu.
Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành. Với việc đón vị
khách quốc tế 4 triệu, ngành Du lịch đã hoàn thành kế hoạch đón từ 4,0 đến 4,4
triệu lượt khách quốc tế trong năm 2007, tăng trên 18% so với năm 2006 và tạo
tiền đề để Du lịch Việt Nam đón 6 -6,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010.
Du lịch nước ta đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức
du lịch quốc tế, tích cực tham gia chủ động hơn trong các diễn đàn và chương
trình hợp tác trong và ngoài khu vực. Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh
tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của
Đảng và Nhà nước. Việc đón tiếp trên 2 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và
đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài đã góp phần giới thiệu
về cảnh đẹp đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được
sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước,
tăng cường ngoại giao nhân dân.
Đặc biệt từ khi Bộ Chính trị có Kết luận 179/CT-TW về: "Phát triển du
lịch trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “phát
triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn”, chủ trương này được quán
triệt sâu rộng trong cả nước. Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt
kinh phí gần 30 tỉ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch; chiến

dịch quảng bá rầm rộ trong nước và quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất


lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch... làm cho hoạt
động du lịch sôi động cả trong và ngoài nước. Chính phủ đã ban hành quy định
miễn visa cho một số nước: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác. Nhờ thế
các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã được khai thác tốt hơn, tăng
khả năng hợp tác và cạnh tranh .
Hướng tới năm 2010, một chương trình hành động quốc gia về du lịch đã
được đề ra nhằm mục tiêu phát triển bền vững, khẳng định vai trò kinh tế mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân và phấn đấu để Việt Nam trở thành một điểm
đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Dự tính vào năm 2010, lượng khách quốc tế
tăng trưởng từ 10 - 20%/năm, đạt khoảng 6 triệu lượt người, khách nội địa tăng
từ 15 - 20%/năm, đạt khoảng 25 triệu lượt người. Mức thu nhập từ du lịch đạt
từ 4- 5 tỷ USD.
Hạn chế:
Với những kết quả, tiến bộ nêu trên có thể khẳng định, ngành Du lịch đã
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra mặc dù bối cảnh quốc tế
diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và tình hình trong nước có những thuận
lợi và khó khăn đan xen.
Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực nêu trên, nhưng ngành du
lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là:
Hoạt động xúc tiến du lịch còn kém. Trong sáu tháng cuối năm 2008,
lượng khách từ một số thị trường đến Việt Nam giảm sút nghiêm trọng so với
cùng kỳ 2007, chỉ đạt khoảng 4,25 triệu lượt người, thấp hơn rất nhiều so với
con số dự báo từ 4,8 – 5 triệu lượt người và so với năm 2007 chỉ còn tăng
khoảng 0,5%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến thấp kỷ lục ở
nước ta từ năm 2004 đến nay: Tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 21,9%; năm
2005 là 17,5%; năm 2006 là 4,5% và năm 2007 là 17,5%.



Ngành du lịch Việt Nam còn chậm quảng bá, chậm giảm giá. Trong khi
các nước trong khu vực đã quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông
quốc tế về các chương trình khuyến mãi đến hết năm 2009 thì cho đến giờ,
chương trình “Ấn tượng Việt Nam” vẫn chưa hoàn tất. Hiện nay, giá khách sạn
cao cấp tại Việt Nam vẫn cao hơn tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia khoảng
10%, ngoài ra tour đến Việt Nam vẫn tính bằng USD, mà một năm qua, các
đồng tiền của Indonesia, Thái Lan, Philippines, Úc đều bị mất giá so với USD
nhiều hơn Việt Nam nên tỷ giá cũng là một nguyên nhân khác góp phần làm giá
tour Việt Nam giảm sức cạnh tranh.
Năm 2008 mức tăng du khách của Việt Nam chỉ đạt 0,5%, trong khi đó
Singapore đạt 4,8%, Malaysia và Indonesia đạt hơn 13%, Campuchia cũng
được 6%. Có thể thấy sự thụ động, phản ứng chậm chạp trước thử thách làm
ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng tụt hạng so với các nước xung quanh.
Sự đa dạng về chất lượng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản
phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp cao. Tính đặc
thù của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi
địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt
Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các loại hình du lịch
mới tuy đã được chú ý nghiên cứu phát triển, song còn hạn chế; cơ chế chính
sách còn thiếu thông thoáng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục. Nhiều
khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo
đúng mức. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu
của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di
tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất
cập.
1.3.2. Tiềm năng phát triển văn hóa du lịch ở nƣớc ta.
Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi:



×