Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.38 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
……………..

TRẦN KHẢI ĐĂNG
MSSV: 6116176

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN CỦA NGHỆ
THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN
NGẮN THẠCH LAM

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

CBHD: Th.S LÊ THỊ NHIÊN

Cần thơ, 2014


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật tự sự
1.1.1. Khái niệm tự sự
1.1.2 .Kết cấu tự sự
1.1.3. Điểm nhìn trần thuật
1.1.4 . Giọng điệu trần thuật
1.1.5. Ngôn ngữ trần thuật
1.2. Thể loại truyện ngắn
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
1.2.2. Đặc điểm thể loại truyện ngắn
1.3. Đôi nét về tác giả
1.3.1. Cuộc đời
1.3.2. Sự nghiêp sáng tác
1.3.3. Quan niệm sáng tác


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN THẠCH LAM
2.1. Cốt truyện
2.1.1. Tự sự phi cốt truyện
2.1.2.Tình huống truyện tâm trạng
2.1.3. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam
2.2. Kết cấu tác phẩm
2.2.1. Kiểu kết cấu đơn giản
2.2.2. Kiểu kết cấu tâm lý

CHƯƠNG 3. ĐIỂM NHÌN, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
3.1. Điểm nhìn trần thuật
3.1.1. Điểm nhìn khách quan
3.1.2. Điểm nhìn chủ quan
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.1. Giọng điệu trầm lắng
3.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa

PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ những năm
1960 – 1970 ở Pháp và đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực học thuật tại Việt
Nam. Khi bàn về tự sự học, người nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến nghệ
thuật tự sự. Việc đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật sẽ có cái nhìn khách quan về giá trị
tác phẩm và sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học.
Dồn nén lịch sử đau thương trong 15 năm, giai đoạn 1930 – 1945 chứng kiến
nhiều sự thay đổi của văn học Việt Nam. Bước sang thời kỳ hiện đại, lịch sử văn
học đã bước vào thời kỳ “Phục hưng” với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới và
văn xuôi Tự lực văn đoàn, tiếp sau đó là trào lưu hiện thực phê phán. Cho đến nay,
dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, với sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, vẫn còn một
số tác giả và tác phẩm tiêu biểu làm nên giá trị văn chương nước nhà. Trong đó phải
kể đến Thạch Lam.

Khi nhắc đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc đến Thạch Lam. Thạch
Lam là một cây bút lãng mạn nhưng đa phần các tác phẩm của ông tái hiện sâu sắc
hiện thực xã hội đương thời. Trong một chừng mực nào đó, các truyện ngắn của ông
đã đi sâu vào đời sống của những con người cùng khổ bằng tình yêu thương nhân
loại. Các tập truyện ngắn lần lượt được xuất bản đã gây ảnh hưởng rất lớn đến
người đọc và giới nghiên cứu, phê bình như: Gió đầu mùa, (1937); Nắng trong
vườn, (1938); Sợi tóc, (1942). Trong từng truyện ngắn, người đọc luôn thấy một
Thạch Lam tinh tế, tỉ mĩ, len lõi sâu vào trong từng ngóc ngách tâm hồn mỗi con
người, nơi mà ông có thể làm cho người đọc nhận ra và quay về với những gì mộc
mạc, thuần túy và nguyên sơ nhất. Với nghiệp văn ngắn ngủi, số lượng sáng tác
không nhiều, nhưng các tác phẩm mà ông để lại cho nền văn học nước nhà vẫn còn
nguyên vẹn giá trị và khiến người ta nhớ đến mãi.
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học.
Do sự gò bó của chế độ chính trị, hạn hẹp về hoàn cảnh sáng tác, cũng như kiến
thức nghiên cứu, lý luận văn học còn hạn chế, những điều đó ít nhiều đã tác động
rất lớn đến công việc nghiên cứu về các nhà văn giai đoạn 1930 – 1945, trong đó có
nghiệp văn của Thạch Lam. Tuy nhiên những luận án cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ gần
1


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
đây luôn phát hiện ra những phẩm chất thẩm mỹ của văn chương Thạch Lam. Chính
điều đó đã góp phần tôn vinh thêm nét đẹp một nhân cách lớn của một nhà văn vốn
dĩ không phụ thuộc vào số lượng tác phẩm.
Tìm hiểu Thạch Lam trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 -1945 với xuất
phát điểm là một cây bút văn xuôi lãng mạn của văn đoàn. Từ góc nhìn tự sự học,
chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ để làm phong phú hơn cho nguồn tư liệu, đồng
thời tạo điều kiện để nhận định tài năng của Thạch Lam và những đóng góp của
Thạch Lam cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây cũng chính là
lý do để người viết chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam.


2. Lịch sử vấn đề
Hơn 70 năm qua, hiện tượng Tự lực văn đoàn và văn nghiệp Thạch Lam đã
được dư luận và giới nghiên cứu thẩm định qua các chặng đường lịch sử. Từ những
bài nghiên cứu ở góc độ thân thế, sự nghiệp, phong cách sáng tác cho đến góc nhìn
thi pháp học. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu bàn về nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn của Thạch Lam còn ít được đề cập. Vì thế, vấn đề này cần được đi sâu hơn
nữa ở nhiều khía cạnh. Trong phạm vi đề tài, xin được đề cập một số công trình
nghiên cứu có liên quan:
Bàn về Thạch Lam, Vương Trí Nhàn nhận định: “ Hướng đi vào tâm lý của
Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại” [12, tr. 54]. Đây là lời nhận xét rất ngắn
gọn nhưng có sức bao quát lớn đối với phong cách sáng tác của Thạch Lam, giúp
nhận ra được nét riêng trong quá trình sáng tác của nhà văn. Có thể từ đó tạo nên
sức hấp dẫn cho các sáng tác của ông.
Trong công trình Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong nhận
thấy: “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả” [13, tr.
112]. Bên cạnh đó, Phan Diễm Hương cũng cho rằng: “chú trọng vào đời sống tâm
linh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc
diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàng
đầu – điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trở
thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” [14,
tr. 131]. Với quan niệm về con người trong sáng tác của Thạch Lam, Lê Dục Tú
nhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ

2


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng, lành mạnh…Đó là nét đặc trưng
trong bút pháp của Thạch Lam khi ông miêu tả con người” [20, tr. 121]. Có thể

thấy, đó là cách nhìn nhận cuộc sống từ những góc độ riêng “hơi lạ” so với mọi
người.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch
Lam, một số tác giả đã đề cập đến cốt truyện, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ trần
thuật trong truyện ngắn Thạch Lam.
Đa phần các ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng cốt truyện của Thạch
Lam rất đơn giản, không có gì đáng kể. Trần Ngọc Dung cho rằng: “nhiều truyện
ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện” [19, tr. 126]. Đồng nhận
định, Bích Thu cho rằng cốt truyện của Thạch Lam thường : “ít hành động và kịch
tính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người” [1, tr.
74]
Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam tuân theo lối kết cấu tâm lý
như lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân
tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những
biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh” [9, tr. 205]. Tuy nhiên, cần phải có
cái nhìn đầy đủ hơn về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới góc nhìn
lý thuyết tự sự học.
Về giọng điệu, các nhà nghiên cứu đồng nhận định rằng truyện ngắn Thạch
Lam mang giọng điệu trữ tình sâu lắng. Trong công trình Phong cách truyện ngắn
Thạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn Thạch Lam có cấu tứ và
giọng điệu như một bài thơ trữ tình” [3, tr. 129]. Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục
Tú cho rằng: “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạc
điệu” [20, tr. 23] chính là đặc trưng văn xuôi Thạch Lam. Tuy nhiên, đó chỉ là
những lời kiến giải đề cập tới giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam như
một thủ pháp nghệ thuật.
Trên đây là những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học về truyện ngắn của Thạch Lam. Đa phần những nhận định này tập trung vào sự
nổi bật trong phong cách viết của Thạch Lam, nhưng vẫn chưa có bài viết nào tiêu

3



Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
biểu tập trung làm rõ và đi sâu vào phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn
Thạch Lam.
Vì thế, trong phạm vi đề tài, người viết xin được trích lọc ý kiến và những
nhận xét đánh giá của các tài liệu tham khảo, đồng thời trên cơ sở kiến thức lý
thuyết và sự hiểu biết về phương diện nghệ thuật như: kết cấu tự sự, cốt truyện tự
sự, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật sẽ được sử dụng làm đối tượng
nghiên cứu, khảo sát truyện ngắn Thạch Lam. Tất cả nhằm mang đến sự khám phá
thêm truyện ngắn Thạch Lam ở một phương diện mới mẻ hơn về nghệ thuật tự sự

3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, mục đích nghiên cứu cần đạt được như sau:
Thứ nhất là tìm hiểu để thấy rõ hơn về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
của Thạch Lam, đồng thời rút ra phong cách tự sự độc đáo của Thạch Lam.
Thứ hai là từ quan điểm văn chương nghệ thuật đến phương diện sáng tác
của nhà văn, từ việc khảo sát truyện ngắn của Thạch Lam cũng như vận dụng lý
thuyết tự sự học để tìm hiểu nghệ thuật tự sự ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kết
cấu, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật.
Thứ ba là từ các công trình nghiên cứu trước đó, cũng như bản thân đề tài, tất
cả được tổng hợp lại dựa trên nền tảng kiến thức về lý thuyết văn học, mục đích
chính nhằm cung cấp, khái quát lại cho người viết và người đọc cái nhìn về phương
diện lý luận văn học nói chung và phương diện nghệ thuật tự sự nói riêng

4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vị nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch Lam trên các phương diện về cách tiếp
cận chi tiết các nghệ thuật: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần
thuật. Do số lượng các sáng tác của Thạch Lam không nhiều, chủ yếu các truyện

ngắn tiêu biểu được tuyển tập lại trong cuốn: Thạch Lam – tác phẩm và lời bình,
Cho nên, để vận dụng nguồn tư liệu triệt để nhằm mục đích khảo sát cho bài viết,
người viết sử dụng hầu hết các truyện ngắn nằm trong tuyển tập truyện ngắn trên.
Bên cạnh đó, khảo sát thêm một số truyện ngắn nằm ngoài tuyển tập. Từ đó đưa đến
cái nhìn khái quát hơn trên nhiều phương diện của nghệ thuật tự sự, hơn hết là

4


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
khẳng định lại thành công của truyện ngắn Thạch Lam, góp phần khẳng định vị trí
của Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp sưu tầm tổng hợp: Người viết tìm đọc những truyện ngắn và
những tài liệu có liên quan đến đề tài để vận dụng tổng hợp nhiều nguồn ý kiến
- Phương pháp so sánh: Đọc truyện ngắn Thạch Lam, người viết tiến hành so
sánh với một số nhà văn cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn
Tuân để thấy cái hay, cái hấp dẫn.
- Phương pháp hệ thống: hệ thống lại các chi tiết, sự kiện, tình huống xảy ra
với nhân vật được đặt trong cốt truyện để làm nổi bật lên nhân vật thông qua đó làm
nổi bật vấn đề tự sự trong truyện ngắn.
- Phương pháp thống kê: Người viết tiến hành khảo sát và thống kê các đối
tượng được đề cập nhằm đưa ra kết luận có sức bao quát vấn đề dựa trên số liệu
(%)

5



Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Một số lý luận về vấn đề nghệ thuật tự sự
1.1.1. Tự sự học
Theo Trần Đình Sử “Tự sự học (Nartology) là một lĩnh vực nghiên cứu đặc
thù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng
với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu.
Thi học của Arixtote xuất hiện đã hơn 2300 năm, mà “tự sự học” mãi đến đầu
những năm 70 của thế kỷ XX mới chính thức xuất hiện. Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội
nghệ thuật tự sự muộn màng biết chừng nào [16, tr. 7]
Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỷ XIX và có thể chia sự phát triển
của nó làm ba thời kỳ chính:
- Thời kỳ trước Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu các thành phần và chức năng
của tự sự (ngôn từ trần thuật, tính đối thoại, điểm nhìn…)
- Thời kỳ của Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu bản chất ngôn ngữ và ngữ
pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tác
phẩm tự sự và hiện thực khách quan.
- Thời kỳ hậu Chủ nghĩa cấu trúc: tự sự học gắn liền với ký hiệu học và siêu
ký hiệu học, hình thức tự sự được coi là phương diện biểu đạt ý nghĩa tác phẩm.
Vậy tự sự học là gì?
Tự sự học là khoa học nghiên cứu về tự sự. Được xác lập dựa trên cấu trúc
truyện kể: “Để xem xét một cấu trúc hay trình bày một sự mô tả mang tính cấu trúc,
nhà tự sự học phải phân tích từng chi tiết truyện kể thành nhiều thành phần hợp
thành và sau đó tìm ra chức năng và mối quan hệ giữa chúng” [11, tr. 29]. Như vậy,
đối tượng của tự sự học chính là nghiên cứu cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn của
tác phẩm.
Với những lý luận trên, có thể xem quan niệm sau đây của GS. Trần Đình Sử
là tương đối xác đáng về “Tự sự học”: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp

học hiện đại nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan” [16, tr.

6


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
11]. Thông qua đối tượng nghiên cứu chính là cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn
để phân biệt rõ giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào”, từ đó làm nổi bật lên vai trò
của chủ thể trần thuật. Như vậy, bản chất chung của tự sự là hướng đến cách tiếp
cận của độc giả là chủ yếu. Nghiên cứu tự sự học là một đặc điểm của hình thức
mang tính nội dung thông qua việc khảo sát sự di chuyển của các điểm nhìn, ngôn
từ, giọng điệu…

1.1.2 Khái niệm tự sự
Tại Việt Nam, loại hình tự sự theo Lại Nguyên Ân được hiểu là loại “tái hiện
hành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện các biến cố trong cuộc
đời các nhân vật. Nét đặc thù của trần thuật là vai trò tổ chức của trần thuật: nó
thông báo các biến cố, các tình tiết như thông báo một cái gì đó đã xảy ra và được
nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và đường nét các nhân vật, nhiều khi
còn thêm cả những lời bình luận” [1, tr. 1903]. Bên cạnh đó, các nhà biên soạn công
trình Lý luận văn học gần như đã nêu trọn vẹn thuộc tính khái niệm tự sự là “tái
hiện lại những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa của con người, được thể hiện trực tiếp
qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính
khách quan của nó –qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại hoặc người kể
chuyện nào đó” [10, tr.375]
Trong suốt chiều dài tiến trình phát triển văn học, tự sự về sau xuất hiện với
tư cách là một trong ba loại hình văn học cơ bản. Đặc trưng nổi bật, quan trọng nhất
của loại hình tự sự là tính khách quan.
Về cơ bản, phương thức tự sự là việc nhà văn kể lại sự việc của đời sống. Ở
đây, dường như nhà văn đứng bên ngoài để kể lại. Cho nên tất cả những sự việc

trong đời sống mà nhà văn kể lại đều ở bên ngoài mình. Chính vì điều đó, tác phẩm
tự sự mang tính khách quan. Bản thân tác phẩm tự sự tâp trung phản ánh đời sống
qua các sự kiện, hệ thống sự kiện. Vì vậy, tính sự kiện có ý nghĩa quan trọng và là
đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các sự kiện, hệ thống sự kiện là sản phẩm
của mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với môi trường xung
quanh, do đó phạm vi miêu tả hiện thực khách quan trong tác phẩm tự sự rất lớn.
Một mặt khác, yếu tố tư tưởng, tình cảm hay tâm trạng và cảm xúc tồn tại trong tác
phẩm tự sự không được thể hiện trực tiếp. Bởi các đặc điểm trên nên tác phẩm tự sự

7


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
nhất thiết phải có cốt truyện gắn liền với hệ thống các nhân vật. Bên cạnh đó, người
trần thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, gợi ý người đọc đến
với nhân vật, hoàn cảnh trong tác phẩm. Các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn,
giọng điệu cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định đặc trưng cơ bản của thể
loại tự sự.
So với trữ tình và kịch, tự sự mang trong mình những đặc điểm có khả năng
phản ánh hiện thực một cách rộng lớn. Tự sự ngày càng trở nên là một loại hình văn
học phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống văn học hiện đại. Để đạt được
thành công đó, bản thân loại hình tự sự không thể thiếu được các phương thức nghệ
thuật đi cùng như: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, giọng điệu…

1.1.3 Kết cấu tự sự
Dù đặt trên bình diện nghiên cứu nào (thi pháp học, tự sự học…) thì kết cấu
vẫn là phạm trù trung tâm của sự nghiên cứu. Trước hết, tác phẩm văn học luôn
được coi là một văn bản. Xét về nguyên tắc, mọi tác phẩm văn học dù có dung
lượng lớn hay nhỏ đều là những chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn
học tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ

phận và có mối liên hệ nội tại với nhau. Các yếu tố, bộ phận nội tại này luôn được
tổ chức hợp lý, nghệ thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt những
tư tưởng, tình cảm mà nghệ sĩ muốn hướng đến. Yếu tố kết cấu đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học nói chung hay tác phẩm tự sự nói
riêng. Với tầm quan trọng như vậy, kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đến
khi nghiên cứu tác phẩm văn học.
Khi phân tích các tác phẩm tự sự, những khái niệm như kết cấu, cốt truyện,
tình huống, chi tiết… vẫn luôn được nhắc đến như là những yếu tố quan trọng nhất
đối với các tác phẩm tự sự. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ,
vì thế kết cấu được xem là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố để tạo thành một chỉnh
thể nghệ thuật. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả nhận định rằng: “Kết
cấu là toàn bộ tổ chức sinh động và phức tạp của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể
hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp
nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn
bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.

8


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu phải
đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai
trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính
toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng mỹ thuật” [6, tr. 156].
Có thể thấy, kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Tuy nhiên cần có sự
phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các chương, các đoạn, các
khổ. Đây chỉ là sự tổ chức hình thành bên ngoài, là kết cấu bề mặt của tác phẩm.
Trong khi đó, khái niệm kết cấu rộng và phức tạp hơn. Bên cạnh việc tổ chức sắp
xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối
liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong

đó có yếu tố bố cục. Vì thế, bố cục chỉ được xem là phương diện của kết cấu chứ
không phải là kết cấu.
Đối với các cấp độ kết cấu cơ bản của tác phẩm, các nhà lý luận đã xác định
kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: kết cấu hình tượng và kết cấu trần thuật. Ở cấp
độ kết cấu hình tượng bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện được
nhà văn sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm tạo nên bức tranh sinh động về cuộc
sống, về thế giới hiện thực nhằm thể hiện rõ nét ý đồ nghệ thuật của tác giả trong
việc khắc họa tính cách nhân vật. Đây chính là cấp độ bề sâu của tác phẩm. Còn kết
cấu trần thuật là sự liên tục của các biện pháp trần thuật, sự sắp xếp, tổ chức các
câu, các đoạn, hay sự vận dụng các biện pháp tu từ. Trong các tác phẩm tự sự, kết
cấu trần thuật thường được biểu hiện thông qua sự tổ chức các tuyến sự kiện, ở cách
sắp xếp hệ thống nhân vật hay cách dẫn chuyện. Chính vì thế, cấp độ kết cấu trần
thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác
phẩm.
Sự vận động không ngừng của quá trình phát triển lịch sử văn học đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố nghệ thuật khác. Kết cấu trong các tác phẩm văn
học vì thế cũng chịu sự chi phối của quá trình vận động đó. Tồn tại trong các tác
phẩm truyền thống thường là kiểu kết cấu theo trật tự thời gian trần thuật, truyện có
mở đầu và kết thúc rõ ràng. Theo tiến trình phát triển văn học, các tác phẩm hiện đại
mang trong mình lối kết cấu mở và phức tạp hơn: Kết cấu tương phản – đối lập, kết
cấu đảo tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn giản, kết cấu tâm

9


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
lý… Các hình thức kết cấu này phần nhiều gặp trong các truyện ngắn của Thạch
Lam, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…Một điều dễ nhận thấy là kết cấu nghệ thuật
của tác phẩm văn học thường chịu sự chi phối quy định của thể loại (kết cấu trong
các tác phẩm tự sự và kịch; kết cấu trong các tác phẩm trữ tình). Phần lớn trong các

tác phẩm tự sự, kết cấu thường bộc lộ trong việc tổ chức các tuyến sự kiện, ở cách
sắp xếp và xây dựng hệ thống nhân vật.
Một trong những yếu tố cơ bản tìm ra cấu trúc đích thực của một tác phẩm
văn xuôi chính là cốt truyện. Có thể thấy, cấu trúc chỉnh thể của một tác phẩm bao
gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện. Chính vì thế, ngoài yếu tố ngôn từ, cốt
truyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu của tác phẩm văn
học nói chung cũng như tự sự nói riêng.
J.H. Miller nhà giải cấu trúc người Mỹ cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưa
một sự việc vào trật tự và trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa” [16, tr. 12]. Tự sự là
tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố. Trong trường hợp không có sự kiến, biến cố thì
không thể tồn tại hành vi tự sự. Trong loại hình tự sự, cốt truyện chi phối đến nhiều
yếu tố khác như: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể, yếu tố không gian và thời gian… và
ngược lại, hình thức tự sự cũng quy định việc chọn sự kiện và biến cố một cách phù
hợp. Vì thế, trong các tác phẩm tự sự và kịch, cốt truyện đóng vai trò quan trọng và
thứ yếu tạo nên chỉnh thể chung của tác phẩm.
Về phương diện lý luận văn học, cốt truyện được hiểu theo quan niệm truyền
thống là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật
nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác
phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [15, tr. 70-72]. Trong Một số vấn đề thi
pháp học hiện đại, Trần Đình Sử cũng nhất quán cho rằng: “cốt truyện là yếu tố
của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống là tất cả các hành động, biến cố
được phát triển trong tiến trình kể chuyện” [15, tr. 99]. Như vậy, có thể thấy, sự
kiện, biến cố là chất liệu chính để tổ chức cốt truyện ở tác phẩm tự sự truyền thống.
Trong các tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp
nhà văn nắm bắt hiện thực đời sống. Bản thân cốt truyện được hình thành từ mối
quan hệ chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa nhân vật và nhân vật. Cơ sở
khách quan trong việc hình thành nên cốt truyện trước hết phải xét đến xung đột xã

10



Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
hội. Qua sự xung đột đó, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được làm sáng tỏ. Về
phương diện chủ quan, xung đột chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậy
không thể đồng nhất cốt truyện với xung đột xã hội.
Dù trên bình diện chủ quan hay khách quan của cốt truyện, thì cơ sở sâu xa
của cốt truyện vẫn là sự vận động của xung đột. Vì thế, sự hình thành và phát triển
của cốt truyện cũng gần như tương quan với sự hình thành và phát triển của xung
đột. Chính vì thế, việc khai thác cốt truyện là bước căn bản cho việc tìm hiểu chiều
sâu của tác phẩm.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể ngôn từ hoàn chỉnh. Trong các tác phẩm
văn học, ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật nhằm tạo nên các chi tiết. Chi
tiết đó được gọi là chi tiết nghệ thuật. Chính vì thế, bất kỳ một tác phẩm văn học
nào cũng cần đến các chi tiết. Thông thường một tác phẩm thành công không thể
thiếu những chi tiết hay là những chi tiết có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng
nhân vật, biểu hiện tư tưởng và cảm xúc của tác giả.
Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, là vật liệu xây dựng, làm cơ sở
cho cốt truyện phát triển. Các chi tiết liên kết gắn nối cốt truyện, các sự kiện, tâm
lý, mâu thuẫn trong truyện. Một truyện ngắn hấp dẫn không thể nghèo nàn chi tiết,
nhưng cũng không thể thừa thãi chi tiết, điều đó làm nên sự rườm rà, thiếu cô đọng,
mất đi bản chất vốn có của dòng truyện ngắn. Chính vì thế, khi cho ra đời một tác
phẩm hoàn chỉnh, nhà văn bằng vốn sống và kinh nghiệm của mình chọn lọc, gọt
giũa các chi tiết thành những chi tiết nghệ thuật có tác dụng làm nổi bật, ý nghĩa tư
tưởng của truyện. Bản chất chi tiết nghệ thuật cũng là thước đo đánh giá tầm nhìn,
cách đánh giá của nhà văn về đời sống và con người. Chính vì thế, chi tiết cần có
một sự chân thực vừa phải. Chính nhờ các chi tiết hay mà cảnh huống, nhân vật,
tâm lý được bọc lộ trọn vẹn nhất trong tác phẩm.
Các chi tiết nghệ thuật trong truyện có thể to lớn, có thể vặt vãnh, nhưng bản
thân các chi tiết khi được nhà văn xây dựng cần được cô đọng, giàu hàm xúc chứa
đựng một dung lượng lớn nội dung. Từ đó, bằng chính lối hành văn đầy ý nghĩa của

mình, nhà văn góp phần làm cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm thêm phần ý nghĩa.
Một truyện ngắn có thể có một cốt truyện hay, đặc sắc cũng có thể có truyện
ngắn cốt truyện mờ nhạt hẳn đi, tuy nhiên nó vẫn tạo ra sự hấp dẫn cần có đối với

11


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
người đọc bằng những chi tiết đột phá. Như theo Trần Đình Sử trong Thi pháp học
hiện đại đã nhận định: “chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc
lập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [15,
tr. 82]. Có thể khẳng định chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất trong một tác
phẩm hoàn chỉnh, nhưng ý nghĩa của tác phẩm chi được phơi bày trọn vẹn và đầy
sinh động khi thông qua những chi tiết đầy dụng ý nghệ thuật. Các chi tiết sẽ được
kết nối và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì thế,
khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự không thể bỏ qua việc khám phá các chi tiết nghệ
thuật và những yếu tố liên kết mạch truyện trong tác phẩm.
Có thể thấy, kết cấu tự sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành chỉnh
thể tác phẩm văn học. Kết cấu tự sự trước hết góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề
của tác phẩm, là phương tiện truyền tải nội dung. Bên cạnh đó, kết cấu tự sự còn có
nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, chi tiết…làm cho các
yếu tố này quan hệ gắn bó mật thiết, góp phần làm cho chỉnh thể nghệ thuật trọn
vẹn. Như vậy, kết cấu tự sự của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ
thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc.

1.1.4 Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng trong văn bản trần thuật, luôn
là xuất phát điểm được các nhà nghiên cứu đề cập khi khảo sát một văn bản tự sự.
Trong Lý luận văn học, các nhà lý luận cho rằng: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần
thuật các sự kiện về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối

với sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong
ra hay từ bên ngoài vào…Do vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố
hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [10, tr. 310]. Vì thế, việc tổ chức kết cấu tác
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật. Dù ở góc độ của người
nghiên cứu hay người đọc, thật khó để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu không đi sâu vào
việc tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.
Điểm nhìn nghệ thuật được biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi
kể, lời văn, giọng điệu, cách gọi tên sự vật… Nó giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc
về cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm cũng như đặc trưng phong cách sáng tác của nhà

12


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
văn. Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn của người kể chuyện thường có hai loại
chính, căn cứ vào ngôi kể:
Điểm nhìn trần thuật bên trong là điểm nhìn chủ quan, người kể chuyện xưng
“tôi”. Người kể chuyện xưng “tôi”, xuất hiện với vai trò là một nhân vật chính trong
câu chuyện, kể lại câu chuyện của mình. Loại điểm nhìn này thường được sử dụng
nhiều trong các truyện kể hiện đại.
Điểm nhìn trần thuật bên ngoài là điểm nhìn khách quan ở ngôi thứ ba của
người kể chuyện. Ở loại điểm nhìn này, người kể chuyện là người đứng bên ngoài
câu chuyện, đưa tầm mắt quan sát câu chuyện và tường thuật lại những gì mình
thấy. Loại điểm nhìn này thường xuất hiện trong các truyện kể truyền thống.
Trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu điểm nhìn nào, xuất phát từ điểm
nhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do dụng ý của nhà văn. Trong
nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối,
có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn. Sự
luân phiên các điểm nhìn nhằm tạo nên tính đa thanh, phức điệu cho tác phẩm.
Chính vì thế, ngôi kể của nhà văn được khai thác một cách tối đa, vị trí người kể

chuyện cũng vì thế mà thay đổi. Việc luân phiên điểm nhìn thường gặp nhiều trong
sáng tác thực tế, đặc biệt là sáng tác hậu hiện đại. Với việc luân phiên điểm nhìn
như vậy buộc nhà văn phải sử dụng cùng lúc nhiều ngôi kể.
Có thể thấy, trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần
thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì được kể là điều đặc biệt
quan trọng. Chính vì điều đó, điểm nhìn trần thuật có vai trò quan trọng trong nghệ
thuật tự sự, là cơ sở đánh giá, là thước đo cảm thụ của nhà văn đối với cuộc sống
xung quanh.

1.1.5 Giọng điệu trần thuật
Trong nghệ thuật tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng, giọng
điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm. Mỗi một tác phẩm, tác giả đều có
những giọng điệu riêng đặc trưng, nếu thiếu giọng điệu thì tác phẩm trở nên thiếu
bản sắc.
Giọng điệu trong đời sống là lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong văn học giọng
điệu là: “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện

13


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ,
sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca
hay châm biến (…) [6, tr. 134], bên cạnh đó, giọng điệu còn “có vai trò rất lớn
trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.
Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã
có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [6, tr. 134].
Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện đã khẳng định:
“Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể hiện thực khách quan thể hiện bằng
hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá

nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [8, tr. 154].
Giọng điệu nghệ thuật chính là một trong những chìa khóa quan trọng để tiếp
cận đến cánh cửa thẩm mĩ của nhà văn. Đây là một yếu tố nghệ thuật quan trọng thể
hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm. Vì thế khi xác định giọng điệu của một nhà văn,
chúng ta phải căn cứ vào đối tượng thể hiện bởi hiệu quả cảm xúc của lối kể chuyện
không chỉ phụ thuộc vào đề tài, tư tưởng mà trước hết thể hiện ở giọng điệu, ngôn
từ chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể hoàn
chỉnh nhất.
Có thể thấy, giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo
của nhà văn. Bên cạnh điểm nhìn, giọng điệu là một yếu tố quan trọng mà nhà văn
cần phải cân nhắc trước khi viết ra một tác phẩm. Chính vì điều đó, khi thực hiện
công việc nghiên cứu tác phẩm tự sự không thể không nghiên cứu giọng điệu,
không thể không chú ý khai thác hiệu quả thẩm mỹ mà giọng điệu đem đến cho
người đọc, cũng như đem đến sự thành công cho tác phẩm.

1.2. Thể loại truyện ngắn
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên việc nhận diện thể loại
truyện ngắn là điều không đơn giản. Từ Nguyễn Xuân Nam, Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử đến Nguyễn Khắc Phi, Lại Nguyên Ân… mỗi người một nhận định. Dù hiểu
truyện ngắn trên phương diện nào đi nửa, người ta dể dàng đồng tình thừa nhận
truyện ngắn ở hai điều cốt lõi như sau: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ và nội

14


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
dung phản ánh của truyện ngắn rất rộng: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo
ở đây là ngắn
Về truyện ngắn, Lại nguyên Ân xác định rằng đây là “Một thể loại tự sự cỡ

nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống
con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng: tác phẩm truyện
ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không
nghỉ” [4, tr. 1846 – 1847].
Đều có chung tính tự sự, vì thế, ranh giới nhận định giữa truyện ngắn và tiểu
thuyết rất mong manh, ít nhiều truyện ngắn cũng mang hơi hướng của tư duy tiểu
thuyết, là một bộ phận của tiểu thuyết. Tuy nhiên truyện ngắn không phải là tiểu
thuyết ngắn mà là một thể loại khác hẳn. Truyện ngắn khác biệt với tiểu thuyết – thể
loại chiếm lĩnh toàn bộ đời sống một cách đầy đặn, toàn vẹn, truyện ngắn thường
nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay
trong đời sống tâm hồn con người.

1.2.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
Đặc trưng cơ bản đầu tiên dễ nhận thấy của truyện ngắn chính là dung lượng:
“nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong quá trình
phát triển, với một cấu trúc phức tạp (nhiều cốt truyện – chủ đề - nhân vật) với
nhiều tính cách đan xen thì truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện
một bước ngoặc, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật” [17, tr. 73].
Cốt truyện cũng là một yếu tố hết sức quan trọng của thể loại tự sự nói chung
và truyện ngắn nói riêng. Nếu như tiểu thuyết dõi bước theo cả một hay nhiều số
phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn thì truyện ngắn lại tập
trung vào khoảnh khắc, trong đó xây dựng nên một “hệ thống các sự kiện phản ánh
những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật,
qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của
chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng tác phẩm” [17, tr. 81]. Thông qua việc
xây dựng hệ thống các sự kiện phản ánh đó, tình huống truyện cũng dần được xây
dựng. Qua đó, chức năng nhận ra của cốt truyện được phát huy. Có thể coi, tình
huống truyện là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, cùng lúc tính cách
nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề cũng được phơi bày. Về mặt tính chất, cốt truyện


15


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
truyện ngắn nhiều khi rất rõ nét, nhiều khi mờ nhạt. Điều này thể hiện phần lớn
trong các tác phẩm của Thạch Lam với kiểu “truyện mà không có truyện”.
Là một thể loại tự sự đòi hỏi kết cấu chặc chẽ, kết cấu truyện ngắn cũng có
những nét đặc thù riêng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác
phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các
bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất” [17, tr. 102]
Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn. Tiểu thuyết và
truyện ngắn tuy cùng chung một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng khác nhau về
mặt tính chất. Nếu như tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận
con người thì truyện ngắn lại tập trung một khoảnh khắc của đời người. Có lẽ do
tính ngắn, gọn nên truyện ngắn thường không có mấy nhân vật. Là một hình thức tự
sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng đến việc thể hiện một bước ngoặt. Có nghĩa là
vào lúc cần thiết thì bắt nó hiện lên rõ ràng.

1.3. Đôi nét về tác giả
1.3.1. Cuộc đời
Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đó đổi tên
thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình quê gốc ở
Quảng Nam.
Thạch Lam sinh trưởng trong một gia đình yêu thích văn chương nghệ thuật.
Ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên cạnh những người thân yêu
trong gia đình của mình, nơi đã vun đắp nên tài năng trong ông. Khi còn nhỏ,
Nguyễn Tường Vinh (Thạch Lam) chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hai người anh trai
của mình là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo).
Khi cậu bé Nguyễn Tường Lân lên bảy phải chịu cảnh mất cha, cậu sống trong sự
yêu thường và che chở của mẹ và bà nội. Hình ảnh của những người phụ nữ hiền từ,

đảm đang đã khắc sâu vào trong trái tim của nhà văn.
Là một người trí thức, cuộc đời của Thạch Lam là chứng nhân cho một thời
đại với những sự kiện lịch sử lớn, với biết bao sự đổi thay của vận mệnh dân tộc.
Sinh ra và lớn lên trong cái sự “đã rồi” của đất nước. Trong bối cảnh thực dân Pháp
tiến hành khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phải chịu cảnh “giao thời” của chế
độ thực dân. Từ kinh tế, xã hội, đến tư tưởng, văn hóa phương Tây đều chi phối sâu

16


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
sắc đến bao tầng lớp người dân Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, biết bao phòng trào
đấu tranh nổ ra, tuy có thất bại nhưng những ngọn lửa đấu tranh vẫn đang ầm ĩ và
chờ ngày nhen nhóm. Trước bầu không khí tù đọng đó, Thạch Lam chọn cho mình
cuộc sống trọn vẹn với kiếp nghệ sĩ chân chính, ông dường như không tham gia vào
bất cứ hoạt động chính trị nào.
Sau khi đỗ tú tài I, năm 21 tuổi, Thạch Lam thôi học, bắt đầu công việc viết
báo và làm văn. Thạch Lam cùng hai người anh của mình (Nhất Linh, Hoàng Đạo)
và một số thành viên khác xây dựng nên Tự Lực văn đoàn. Ngay sau đó ông nhanh
chóng trở thành cây bút chủ lực của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay. Là thành
viên của văn đoàn nhưng Thạch Lam lại chọn cho mình phương hướng sáng tác
khác. Có lẽ sự khác biệt đó đã khiến cho sách ông không được ưa chuộng vào thời
điểm lên ngôi của chủ nghĩa lãng mạn. Nhưng càng về sau, thời gian đã trả lại cho
văn Thạch Lam môt sự công bằng nhất định. Những truyện ngắn của Thạch Lam về
sau như một thứ rượu nhẹ, lâng lâng lòng người. Đến năm 1940, Thạch Lam đón
nhận căn bệnh lao phổi quái ác. Ngay từ đó, ông đối mặt với căn bệnh nghiệt ngã và
sống trọn những năm tháng cuối cuộc đời nghệ sĩ của mình.
Cuộc đời của Thạch Lam gắn liền với những chuyến đi. Ông đã nhiều lần di
chuyển khắp các địa phương trong cả nước: Từ Hà Nội về đến Cẩm Giàng (Hải
Dương), Tân Đệ (Thái Bình). Khi quay trở về Hà Nội, ông sống ở phố Hàng Bún,

phố Cầu Gỗ, rồi lại chuyển đến Hàng Bè…. Thạch Lam cũng có lần theo người anh
Hoàng Đạo của mình vào Sài Gòn vài năm sau đó. Có lẽ, trong suốt cuộc “vi hành”
của mình, Thạch Lam đã tích lũy vốn sống phong phú về con người và cuộc sống.
Chính vì thế, trang văn của Thạch Lam mới nhẹ nhàng và gần gũi đến vậy.

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Văn nghiệp Thạch Lam có thể tính từ năm 1931 khi ông bắt đầu viết báo,
viết truyện. Tuy nhiên, với tư cách là một thành viên quan trọng cùng hai người anh
trai là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và
các thành viên khác đã sáng lập ra Tự Lực văn đoàn, sự nghiệp của Nguyễn Tường
Lân (Thạch Lam) đánh dấu ở năm 1933. Truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam có
thể nói đến Cái hoa chanh được in trên báo Phong Hóa, tuy nhiên, bút danh lúc đó
là Việt Sinh, chứ không phải là Thạch Lam. Cái tên Thạch Lam chính thức xuất

17


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
hiện trên văn đàn và đi vào sâu vào lòng người độc đến bây giờ có lẽ là từ truyện
ngắn Cô Thúy, sau đó là một loạt các truyện ngắn khác Sóng Lam, Hi vọng... được
in trên báo Phong Hóa năm 1934 – 1935.
Những năm 1936 – 1937, văn đàn đánh dấu sự tỏa sáng của Thạch Lam bằng
hàng loạt các truyện ngắn xuất hiện trên báo Ngày nay. Các tác phẩm đó chính là
Những ngày mới, Duyên Số, Một đời người, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận,
Nhà mẹ Lê, Người lính cũ, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người
bạn trẻ, Người đầm, Nắng trong vườn, Đói, Người bạn cũ, Trở về, Trong bóng tối
buổi chiều, Cô áo lụa hồng.
Tờ báo Ngày nay những năm 1938 -1940 tiếp tục in những truyện ngắn khác
của Thạch Lam như: Đứa con, Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sông,
Cuốn sách bỏ quên, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Đêm sáng trăng, Cô

hàng xén, Tiếng sáo, Tình xưa, Tối ba mươi, Dưới bóng hoàng lan, Sợi tóc…
Như vậy, từ năm 1938 đến 1940, số truyện ngắn được Thạch Lam sáng tác ít
nhất cũng hơn 30 truyện ngắn. Đa phần các truyện ngắn tiêu biểu đã được tác giả
tuyển chọn và được NXB Đời Nay xuất bản ra ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa
(1937), Nắng trong vường (1938), Sợi tóc (1942).

1.3.3. Quan niệm nghệ thuật
Văn chương là hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, rõ ràng đây là
luận điểm tiến bộ, rõ nét nhất của mĩ học Mác-Lenin, có ý nghĩa cực kỳ quan trong
trong xác định giá trị, chức năng của văn chương nghệ thuật. Từ luận điểm tiến bộ
đó ta có thể thấy được, điểm nhấn quan trong chính là yếu tố nhận thức. Muốn phản
ánh, trước hết phải nhận thức. Chủ thề nhận thức là con người. Sự phản ánh xã hội,
dù méo mó hay chính xác, dù đưa ra bất cứ nhận định nào cũng đều bắt nguồn từ
phản ánh hiện thực. Người cầm bút sáng tác trước tiên phải có nhận thức, có sự hiểu
biết về đời sống xã hội và cả bản thân mình. Không có hiểu biết, tức là không có sự
nhận thức, mà khi không có sự nhận thức thì văn chương sáng tác ra không thể gọi
là văn chương nghệ thuật. Thiên chức cao cả ấy của văn chương không phải nhà
văn nào cũng nhận thức được, dẫu có xác định được thì càng không phải tác phẩm
nào cũng thể hiện được.

18


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
Nói đến Tự Lực văn đoàn là nói đến một tổ chức quan trọng tiêu biểu cho
Chủ nghĩa lãng mạn văn học dân tộc trước năm 1945 và truyện ngắn của Thạch
Lam không nằm ngoài khuynh hướng chung đó. Trong văn đoàn ngoài cái tên
Thạch Lam ra thì vẫn tồn tại những cây bút có tên tuổi như Khái Hưng, Nhất Linh,
Hoàng Đạo. Vì thế, Thạch Lam chưa hẳn là người tài nhất, cũng chưa hẳn là người
viết văn hay nhất. Tuy nhiên, với nhận thức và phương thức sáng tác riêng biệt, cái

tên Thạch Lam có sức ảnh hưởng đối với đời sống văn học thời bấy giờ rất lớn. Đến
nỗi, ở Thạch Lam tồn tại một thứ lãng mạn có sắc diện riêng – lãng mạn kiểu Thạch
Lam. Nếu như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo tập trung các sáng tác của mình
vào vấn đề của thời đại, của xã hội, làm cho các tác phẩm của họ thừa đi tính miêu
tả tỉ mỉ bên ngoài mà thiếu hẳn đi sự chia sẻ, đồng cảm đời sống bên trong thì
Thạch Lam lại chọn cho mình con đường riêng len lỏi vào “ngõ ngách” của tâm hồn
con người. Không phải Thạch Lam không quan tâm đến tính xã hội, giai cấp, mà
Thạch Lam cho rằng dù có khác nhau về tầng lớp, có mâu thuẫn giai cấp đến đâu thì
cốt lõi bản năng tính thiện, lương tri của con người cần được phát hiện, khai thác và
vun đắp đó mới là cái rung động tinh tế nhất.
Thạch Lam cũng đã nhiều lần trình bày về thiên chức của văn chương nghệ
thuật: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự
thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa
làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” [21]. Quan niệm đó
của Thạch Lam đúng với luận điểm tiến bộ của văn chương nghệ thuật và thông qua
quan niệm đó cho thấy Thạch Lam rất coi trọng chức năng phản ánh, cải tạo xã hội
và thanh lọc tâm hồn con người.
Đọc những tác phẩm của Thạch Lam, chúng ta ít thấy sự đấu tranh, phê phán
kịch liệt xã hội như trong những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hay
Nguyễn Công Hoan mà dưới ngòi bút điềm tĩnh của Thạch Lam, hiện thực cuộc
sống trong tác phẩm vẫn hiện lên chân thực và sinh động, tiêu biểu là các tác phẩm:
Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Tối ba mươi. Bên cạnh đó, truyện ngắn Thạch Lam còn
phát hiện về vẻ đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Như trong truyện ngắn Gió
lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã lặng lẽ giữ lại cho đời sự đôn hậu, tình yêu thương

19


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

bao la giữa con người với con người. Hay trong truyện ngắn Đói, Thạch Lam đã đặt
nhân vật Mai vào hoàn cảnh đáng thương để từ đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ
nữ, vẻ đẹp của sự hi sinh và chịu đựng. Ở truyện ngắn Sợi tóc trong tập truyện ngắn
cùng tên, Thạch Lam đã để nhân vật của mình đứng trên ranh giới giữa cái thiện và
cái ác, để từ đó cho thấy được tính chân – thiện – mỹ luôn tồn tại trong mỗi con
người. Đôi khi đó cũng là sự kêu gọi giúp đỡ của nhà văn cho những số phận hẩm
hiu, nghèo khổ trước cuộc sống tù túng, trì trệ (Hai đứa trẻ, Tối ba mươi). Có thể
thấy, mỗi tác phẩm của Thạch Lam là một bức họa chân thực về cuộc sống và con
người. Văn Thạch Lam vì thế đã trở thành thứ “vũ khí sắc bén” thanh lọc tâm hồn
con người.
Cho dù thế nào đi nữa, quan điểm sáng tác của Thạch Lam cũng đã đạt đến
một bước tiến bộ về văn chương nghệ thuật. Ông không những thấy rõ vai trò phản
ánh hiện thực khách quan của văn chương, cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận
thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục, cải thiện, nuôi dưỡng tâm
hồn con người. Để rồi đây, khi tìm kím lại Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, bên
cạnh những người anh Nhất Linh, Hoàng Đạo, ta lại tìm thấy đâu đó sự tỉ mỉ, tinh tế
nhẹ nhàng mang một phong cách riêng của một con người tài hoa Thạch Lam. Nếu
nói nghệ thuật chân chính hướng con người ta đến chân – thiện – mỹ thì văn
chương Thạch Lam chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó.

20


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN THẠCH LAM
2.1. Cốt truyện nghệ thuật
2.1.1. Tự sự phi cốt truyện
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đa phần đều nhận xét truyện ngắn

Thạch Lam là một loại truyện đặc biệt. Đặc biệt bởi vì truyện không có cốt truyện
hoặc cốt truyện rất đơn giản. Có thể thấy việc giải phóng cốt truyện không những
dựa trên sự hiểu biết lý luận sáng tác mà còn dựa trên mối quan hệ thẩm mỹ giữa
nhà văn và đời sống. Thạch Lam đã khéo léo hòa trộn giữa thế giới đời sống hiện
thực và đời sống nội tâm phong phú của nhân vật vào tác phẩm bằng việc nội cảm
hóa vấn đề. Thạch Lam không chú trọng đi sâu vào các tình tiết gây xung đột như
Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao, Vũ Trọng Phụng và tất yếu cũng sẽ không có
đỉnh điểm của mâu thuẫn. Với việc xác định lấy thế giới bên trong con người làm
trung tâm thì tất yếu sẽ góp phần làm cốt truyện trở nên mờ nhạt. Từ đó cốt truyện
sẽ đóng vai trò là phương thức khơi gợi nội tâm. Chính vì thế, phần lớn truyện ngắn
Thạch Lam thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản nhưng vẫn gây
được sự hấp dẫn cần có cho người đọc. Đó là những mẫu chuyện của tâm trạng,
cảm xúc, của lương tri và tâm hồn.
Thạch Lam sáng tác truyện không cần dựa vào những sự kiện lớn lao, những
biến cố khác thường. Thạch Lam khéo léo lựa chọn những thứ rất đời thường để
làm chất liệu xúc tác. Đó có thể là sự mát mẻ trong lành của buổi sớm mai (Buổi
sớm), là không khí của đêm giao thừa trong căn phòng nhỏ (Tối ba mươi) hay là
cơn gió đầu mùa (Gió lạnh đầu mùa), là một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
(Hai đứa trẻ) hay chỉ có thể là khoảnh khắc gặp nhau (Người bạn cũ)…
Trước hết, Thạch Lam lựa chọn những thời khắc thiên nhiên đặc biệt để khơi
gợi lên một số sự việc nào đó diễn ra trong tâm hồn nhân vật để hình thành nên câu
chuyện. Chẳng hạn trong truyện ngắn Buổi sớm, cốt truyện thật mờ nhạt, bản thân
truyện cũng ít sự kiện. Bối cảnh của truyện chỉ là không khí của buổi sớm mai: từ

21


Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam
những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằng ngày, tiếng chim hót, ánh nắng
nhạt nhòa, đến thứ không khí thanh lọc tâm hồn con người. Những điều đó đã khiến

Bình – đứa con trai lầm lỗi một thời với những cuộc vui thâu đêm bất chợt nhận ra
những xúc cảm tươi đẹp của cuộc sống. Bình cảm thấy thương mẹ mình, người phụ
nữ đã đã lo lắng vì mình quá nhiều. Sự kiện của truyện chỉ xoay quanh việc: thức
giấc vào buổi sớm, suy tư về cuộc sống về quãng đời của mình, nghĩ về mẹ và
thương mẹ; bày hoa cúng lên bàn thờ tổ tiên. Tương tự như vây, truyện ngắn Dưới
bóng hoàng lan cũng cho thấy cốt truyện mờ nhạt. Từ khung cảnh bên ngoài ngôi
nhà đã cũ, đến con đường dẫn vào nhà, cây hoàng lan với hương thơm thoang
thoảng và rợp bóng mát đến không gian ấm cung trong gian nhà nhỏ. Những điều
đó làm dấy lên những cảm xúc trong Thanh về người bà đã chăm lo cho mình từ
nhỏ và một tình cảm không rõ ràng giữa chàng với cô bạn gái nhà bên. Truyện chỉ
tập trung xoay quanh các sự kiện như: Trở về, cảm giác mát mẻ, bồi hồi; gặp lại,
đầm ấm; ra đi, lưu luyến và vấn vương.
Thứ hai, tính phi cốt truyện còn thể hiện ở chỗ truyện của Thạch Lam thường
điểm qua một số nhân vật để làm nổi bật bức tranh xã hội nói chung chứ không tập
trung vào một hay một số nhân vật chính trong câu chuyện để diễn tả một số phận
trọn vẹn. Các nhân vật trong truyện xuất hiện lần lượt và tác giả chỉ điểm qua một
vài nét cơ bản về số phận và cuộc đời của họ chứ không tập trung miêu tả kỹ tính
cách, hành động hay biến cố xảy đến với nhân vật. Điều này giúp tác gỉa hạn chế
được lời văn, rút gọn được dung lượng nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực và sinh
động cho nội dung của truyện. Truyện Hai đứa trẻ là một truyện ngắn “phi cốt
truyện” tiêu biểu. Câu chuyện đơn giản nhưng gây ấn tượng cho người đọc bởi sự tù
đọng của phố huyện và sự mòn mỏi đợi chờ của những con người nhỏ bé nơi đây.
Tất cả con người ấy xuất hiện lần lượt trong truyện, mỗi người một cảnh đời, không
ai giống ai nhưng ở họ tồn tại một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong buồn
chán, bế tắc. Cốt truyện đơn giản, truyện không tồn tại biến cố xảy đến với từng
nhân vật, nhưng cuộc sống bế tắc, quẩn quanh ấy có thể xem là “biến cố” với chính
họ: Đó là hình ảnh những đứa trẻ đi nhặt rác cho đến hình ảnh của bà cụ Thi điên
xuất hiện – người điên thì cuộc đời dường như vô nghĩa; là gánh hàng nước của mẹ
con chi Tí với một gia tài nhỏ bé và một gánh nặng lớn về cơm áo gạo tiền trên đôi


22


×