Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 132 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
========





PHẠM THỊ THU






SO SÁNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO (VIỆT NAM)
VÀ RUINÔXKÊ AKUTAGAWA (NHẬT BẢN)





CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐỨC NINH






Thái Nguyên, năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa đề tài
1.1. Nam Cao (1915 - 1951), tên thật là Trần Hữu Tri là nhà văn tiêu
biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam 1930 – 1945. Ông là ngƣời góp phần
đƣa trào lƣu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển
đến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc của ông. Do đó, hiện thực đƣợc nói
đến trong các tác phẩm của Nam Cao đã đƣợc giới phê bình nghiên cứu tôn
vinh và khái quát thành “chủ nghĩa hiện thực Nam Cao”.
Tuy chỉ có 15 năm cầm bút nhƣng Nam Cao đã dành tặng cho đời một
sự nghiệp sáng tác hết sức phong phú mà chủ yếu đƣợc gói gọn trong thể loại
truyện ngắn. Bên cạnh tiểu thuyết Sống mòn, truyện ngắn của Nam Cao giàu
về tƣ tƣởng, xuất sắc về nghệ thuật và luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của công chúng hâm mộ. Vì vậy, nó là một di sản vô cùng quý báu cần đƣợc
nghiên cứu thấu đáo hơn.
1.2 Ruinôxkê Akutagawa (1892 - 1927) là cây bút kiệt xuất, đồng thời
là một hiện tƣợng văn học phức tạp nhƣng lại hết sức hấp dẫn của văn học
Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Ông là thủ lãnh của trƣờng phái sáng tác văn học

theo “chủ nghĩa tân hiện thực”. Tên của ông đƣợc lấy làm tên giải thƣởng
văn học dành cho các nhà văn trẻ xuất sắc ở Nhật Bản.
Mặc dù mất ở tuổi 35 nhƣng Akutagawa đã để lại một di sản quý giá với
trên 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và các bài phê bình. Truyện
ngắn của Akutagawa đƣợc đánh giá là những trang viết phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức và mang tính tƣ tƣởng bậc nhất ở Nhật so với
trƣớc đó. Do vậy, ông đƣợc coi là “một bậc thầy ưu tú” của thể loại truyện
ngắn và là một trong những ngƣời khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật
Bản, ngƣời góp phần đƣa nền văn học ấy hoà chung với nền văn học thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có một công trình nào chính thức
nghiên cứu về Akutagawa và truyện ngắn của ông.
1.3. Để bạn đọc Việt Nam có thể hiểu biết thêm về văn học Nhật Bản
với một phong cách sáng tác mới lạ của một nhà văn cụ thể, chúng tôi chọn đề
tài nghiên cứu: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao
(Việt Nam) và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản) để thấy rõ những khác biệt
của hai nền văn học có thể gọi là “đồng văn” trong vùng ảnh hƣởng của
văn hoá Trung Quốc. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việc
giảng dạy và học tập văn học Nhật Bản ở Việt Nam . Từ đó, tăng cƣờng
tình hữu nghị giữa hai nƣớc Việt – Nhật trong bối cảnh giao lƣu, hợp tác,
cùng phát triển hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
của nhà văn Nam Cao M (Việt Nam) trong so sánh với nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn của văn hào Nhật Bản – Akutagawa. Qua đó, tác giả luận văn
muốn làm rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt cũng nhƣ sự đóng góp về mặt
nghệ thuật của hai nhà văn trong thể loại truyện ngắn ở hai quốc gia châu Á.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Với mục đích trên, luận văn sẽ phân tích các khía cạnh, các bình diện cụ

thể của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao và Akutagawa để từ đó
tiến hành so sánh.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu văn bản
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ trên, luận văn sử dụng văn
bản tác phẩm: Nam Cao – Truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
(2005) và Akutagawa - Tuyển tập truyện ngắn của dịch giả Phong Vũ do nhà
xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2000.
3.2. Giới hạn đề tài
Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao cũng nhƣ của
Akutagawa đặt ra nhiều phƣơng diện cần tìm hiểu nhƣ: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật tổ
chức không gian – thời gian… Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích so sánh
những nét tƣơng đồng và dị biệt về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của hai
nhà văn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên hai phƣơng
diện là: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật.
4. Lịch sử vấn đề
4.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giả
văn học nước ngoài
4.1.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao
Nam Cao là một tài năng lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế
kỷ XX. Vậy nên, những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao (theo thống kê của
các nhà nghiên cứu) đã lên đến hơn 200 tài liệu. Trƣớc Cách mạng tháng 8-
1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao vẫn chƣa đƣợc chú ý, ngoài lời
“tựa” Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn Trƣơng [163] thì chƣa có công trình nào
chính thức nghiên cứu về Nam Cao.
Sau Cách mạng tháng 8-1945, Nam Cao bắt đầu trở thành một “hiện
tƣợng” của nghiên cứu, phê bình văn học đƣơng thời. Ngƣời đầu tiên quan
tâm đến tính sắc sảo trong sáng tác của Nam Cao là Nguyễn Đình Thi trong

bài Nam Cao [149] viết vào những năm 50.
Bƣớc sang những năm 60, nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao của
các nhà nghiên cứu đã ra đời. Mở đầu là hai bài viết Đọc truyện ngắn Nam
Cao, soi lại bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực [20] và Con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao [21] của Huệ Chi – Phong Lê. ở đó,
hai nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều nhận định và đánh giá khái quát về sự
nghiệp sáng tác của Nam Cao.
Năm 1961, hai nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức cũng đƣa
ra hai công trình nghiên cứu về Nam Cao. Trong đó, Phan Cự Đệ với cuốn
Văn học Việt Nam 1936-1945 [39] đã dành riêng một bài viết công phu tìm
hiểu cuộc đời và sáng tác của tác giả “Nam Cao”. Còn Hà Minh Đức trong
cuốn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc [42] thì nhìn nhận sáng tác của
Nam Cao ở một góc độ sâu hơn – góc độ điển hình hoá. Nhà nghiên cứu cho
rằng: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc bởi sáng tác của ông đã đạt
đến trình độ điển hình hoá cao trên nhiều phƣơng diện nghệ thuật, đặc biệt là
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Vào những năm 70, các công trình nghiên cứu về Nam Cao vẫn tiếp tục
ra đời, tiêu biểu trong đó phải kể đến giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam
1930-1945 [82] của Nguyễn Hoành Khung. Trong chƣơng Nam Cao, nhấn
mạnh đến tài năng của Nam Cao trong việc nhào nặn những chất liệu hiện
thực rất đỗi thời thƣờng và biến nó thành những vấn đề xã hội có ý nghĩa to
lớn.
Năm 1974, trong cuốn sánh Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại [40], Phan Cự
Đệ một lần nữa lại nhắc đến Nam Cao và đƣa ra nhiều phát hiện mới, độc đáo
về sáng tác của nhà văn. Theo ông, điểm đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao
chính là ở nghệ thuật “miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý, độc thoại
nội tâm”. Ông cho rằng cách thức xây dựng nhân vật của Nam Cao rất gần
với nghệ thuật xậy dựng nhận vật tự ý thức trong sáng tác của Dostôievski và
nhất là Sekhov.

Năm 1976, Hà Minh Đức trong cuốn Nam Cao – tác phẩm [44] đã chỉ ra
sự sâu sắc và tinh tƣờng trong cách xây dựng nhân vật của Nam Cao. Ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
viết: “Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng góp về miêu tả tâm lý và khả năng
phản ánh hiện thực qua tâm trạng” [44, 43].
Tháng 7 năm 1977, Nguyễn Đăng Mạnh hoàn thành bài viết “Nhớ Nam
Cao và những bài học của ông” in trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn [108]. Trong bài viết, tác giả nhận xét: “Sức hấp dẫn của
Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của ông. Nam Cao chú ý
nhiều đến nội tâm hơn ngoại hình nhân vật” [108,183]. Đặc biệt khi đi sâu
vào nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh còn khẳng định:
“Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời sống bên
trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể
chuyện theo quan điểm nhân vật nhƣ thế tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam
Cao, một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tuỳ tiện mà thực ra thì hết
sức chặt chẽ nhƣ không thể nào phá vỡ nổi” [108,183].
Năm 1982, trong bài viết Nam Cao và đôi nét nghệ thuật sáng tạo tâm lý
[43], giáo sƣ Hà Minh Đức nhận định: “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam
Cao vận động qua nhiều cảnh ngộ nhƣng vẫn quẩn quanh, tù túng không tìm
đƣợc hƣớng thoát. Nó không đƣợc giao lƣu với hành động nên có những phát
triển ở bên trong, ngày càng đi sâu vào nội tâm. ở đây có những trạng thái tâm
lý gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [43,73].
Nhƣ vậy, Hà Minh Đức đã chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng trong sáng tác
của Nam Cao là sự ảnh hƣởng của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn
học “dòng ý thức” ở phƣơng Tây thế kỷ XIX. Và đặc điểm này đã chi phối
toàn bộ thế giới nhân vật của Nam Cao.
Năm 1983, Nguyễn Đăng Mạnh trong “Khải luận” - Tổng tập văn học
Việt Nam (tập 30A) [105] đã nhấn mạnh đến tính “đặc sắc tân kỳ” của ngòi
bút Nam Cao. Ông viết: “Truyện Nam Cao đạt tới trình độ điêu luyện trong
nghệ thuật phân tích tâm lý. Nam Cao có khả năng đi vào những trạng thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
tâm lý không rõ ràng. Ông cũng hay đi vào những tính cách phức tạp trong
quá trình diễn biến” [105, 51]. Mặt khác, khi bàn về nghệ thuật trần thuật, nhà
nghiên cứu còn cho rằng “văn kể chuyện Nam Cao biến hoá linh hoạt” rất phù
hợp với cách miêu tả tâm lý nhân vật của ông.
Năm 1992, dựa vào kết quả hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm
ngày mất của Nam Cao (tổ chức vào tháng 11 năm 1991), Viện văn học cùng
hội văn học nghệ thuật Hà Nam tiến hành biên soạn cuốn Nghĩ tiếp về Nam
Cao [95] do giáo sƣ Phong Lê chủ biên. Cuốn sách là một công trình chung
của nhiều tác giả, tập hợp nhiều ý kiến, đánh giá và tìm tòi, khám phá mới về
Nam Cao. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đặc biệt
quan tâm đến những bài viết về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao.
Trƣớc hết, trong bài viết Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng
nhân đạo của Nam Cao [35], tác giả Đinh Trí Dũng đã chỉ ra “một trong
những điểm độc đáo của bút pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm
hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy
phong phú, phức tạp của tâm hồn con ngƣời” [35,33]. Vì vậy, “các nhân vật
của Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tinh thần – sự tự ý thức để
chống lại sự tha hoá để bảo vệ bản chất nhân đạo của con ngƣời” [35,34].
Theo tác giả, trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 – 1945),
không chỉ có các nhân vật của Nam Cao mới có vấn đề tự ý thức nhƣng chƣa
nhà văn nào đƣa đƣợc vấn đề tự ý thức của nhân vật lên đến mức sâu sắc,
“thƣờng trực nhất quán” nhƣ ở ngòi bút Nam Cao.
Trong bài Nam Cao phê phán và tự phê phán [47] của giáo sƣ Hà Minh
Đức, một lần nữa Nam Cao lại đƣợc nhắc đến với trình độ miêu tả và phân
tích tâm lý nhân vật tài tình. Nhà nghiên cứu phát hiện: “Nam Cao đã để cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
dòng tâm lý nhân vật phát triển theo hình thức, và độc thoại nội tâm là
phƣơng thức biểu hiện quan trọng” [47,45].

Bài viết của Phạm Xuân Nguyên về Nam Cao và sự lựa chọn chủ nghĩa
hiện thực mới [121] cũng là một bài viết khai thác bút pháp hiện thực Nam
Cao trên nhiều phƣơng diện. Tác giả nhấn mạnh: “Nam Cao đã lấy sự phân
tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng nhân vật. Dù nhân vật là nông dân
hay trí thức, kẻ lƣu manh hay ngƣời lƣơng thiện, ngòi bút nhà văn đều khơi
gợi đến các phần cảm, phần nghĩ của chúng, bắt chúng phải tự bộc lộ”
[121,76]. Và trên hết, “cách viết tâm lý tạo cho Nam Cao một khả năng mới
trong mối quan hệ tác giả - nhân vật... Nam Cao đã đa thanh hoá giọng điệu tự
sự...” [121,77].
Lối văn kể chuyện của Nam Cao [132] của Phan Diễm Phƣơng là một
bài viết đƣa ra nhiều phát hiện mới mẻ về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao.
Tác giả bài viết cho rằng: “Nhìn từ góc độ nào đó sẽ thấy trong ngôn ngữ kể
chuyện của Nam Cao có cái vẻ khách quan lạ lùng... Điều này đƣợc thể hiện
ra không phải bằng những từ ngữ cụ thể, bằng những phƣơng thức tu từ... mà
bằng cách kể, giọng kể của ông... Nam Cao không chỉ kể chuyện mà còn kể
về tâm trạng, và nhiều khi, đến một lúc nào đó truyện sẽ biến thành tâm
trạng...” [132,133].
Ngoài ra, cuốn sách còn tập hợp nhiều bài viết xuất sắc của các tác giả
khác nhƣ: Những biến hoá của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao -
Vƣơng Trí Nhàn [123]; Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao
- Trần Thị Việt Trung [159]; Phong cách truyện ngắn Nam Cao - Vũ Tuấn
Anh [2]; Nghệ thuật văn xuôi truyện ngắn Lão Hạc - Chu Văn Sơn [139]...
Tiếp tục khuynh hƣớng mà hội thảo về Nam Cao năm 1991 đƣa ra, năm
1997-1998, chung quanh dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Nam Cao, có hai sự
kiện đánh dấu một bƣớc tiến nữa trên con đƣờng tiếp cận sáng tác Nam Cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
Đó là hai công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nam Cao của giáo sƣ Phong
Lê với Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung [97] và của giáo sƣ Hà
Minh Đức với Nam Cao - Đời văn và tác phẩm [45].
Năm 1998, Trần Đăng Suyền trong bài Nam Cao nhà văn hiện thực xuất

sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn [145] đã nhận định: Phần nhiều tác phẩm
của Nam Cao “đƣợc dệt nên bằng toàn những “cái hàng ngày” chủ yếu liên
quan đến cuộc sống riêng tƣ của các nhân vật” [145,156]. Nhƣng chính
những “cái vặt vãnh nhỏ nhoi, tủn mủn mà nhà văn gọi là “những chuyện
không muốn viết”... lại có sức mạnh ghê gớm” [145,156]. Về nghệ thuật, Trần
Đăng Suyền cho rằng: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhận vật đã trở thành “linh
hồn”, “cốt tuỷ” trong sáng tác của Nam Cao.
Năm 2000, Nguyễn Hoa Bằng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Thi pháp
truyện ngắn Nam Cao [14]. Có thể coi đây là công trình nghiên cứu về thi
pháp truyện ngắn Nam Cao tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Trên
cơ sở phân tích những phƣơng diện đa dạng của thi pháp nhƣ: Ngôn ngữ đa
thanh; nhân vật thời gian – không gian – ý thức; kết cấu đa quan hệ..., tác giả
khẳng định đặc trƣng cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “thi pháp
đối thoại”.
Năm 2001, tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng trong luận án Thi pháp hoàn cảnh
trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao viết “thiên nhiên,
cảnh vật trong tác phẩm của Nam Cao không phải chỉ đơn thuần là những bức
tranh phong cảnh. Nhiều khi nó là yếu tố biểu hiện tâm lý” [76,136].
Cũng trong năm này, nhà nghiên cứu Vũ Thăng, với chuyện luận Một
vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao [148] đã khám phá nghệ thuật sáng tác
của Nam Cao ở góc độ thi pháp. Trong chƣơng “Nam Cao – sự khám phá thế
giới nội tâm con ngƣời”, nhà nghiên cứu đƣa ra nhận xét: “Tính chất đa thanh,
phức điệu của tác phẩm Nam Cao có nguồn gốc sâu xa từ cái nhìn hiện thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
mới mẻ rất đỗi đời thƣờng của ông... Đặc điểm của tính phức điệu trong tác
phẩm Nam Cao là khả năng đối thoại, độc thoại đa dạng, nhiều tầng, nhiều
lớp...” [148,60].
Trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao [146], khi tìm hiểu vấn đề
loại hình và thi pháp trong sáng tác của nhà văn, Trần Đăng Suyền viết: “Nam
Cao ít khi lựa chọn một kiểu cốt truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở miêu tả

những hành động bên ngoài của nhân vật” [146,39], mà “thƣờng đƣợc xây
dựng trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật” [146,44].
Và gần đây nhất năm 2007, Bích Thu đã tái bản lần thứ năm cuốn Nam
Cao về tác giả và tác phẩm [151]. Đây là công trình tập hợp tƣ liệu và chọn
lọc những bài viết tiêu biểu về Nam Cao của nhiều tác giả trong gần nửa thế
kỷ qua. Bàn về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn Nam Cao, nhà
nghiên cứu viết: “Nam Cao tỏ ra có sở trƣờng trong miêu tả tâm trạng, quá
trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật làm nổi bật bi kịch đời thƣờng, bi
kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con ngƣời” [151,23].
4.1.2. Vấn đề so sánh Nam Cao với các tác giả văn học nước ngoài
Nam Cao là một nhà văn có tầm vóc nổi bật. Điều này đã đƣợc minh
chứng bằng việc nhà nghiên cứu Liên Xô - N.I.Niculin trong ba cuốn từ điển
đồ sộ là Từ điển bách khoa văn học giản yếu [118]; Đại từ điển bách khoa
Liên Xô [119]; Từ điển bách khoa văn học [120] đã dành riêng một mục để
viết về ông. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Nam Cao còn đƣợc dịch và giới
thiệu ở một số nƣớc trên thế giới.
ở Việt Nam, hƣớng tiếp cận Nam Cao từ góc độ so sánh với các tác giả
văn học nƣớc ngoài đã manh nha từ những năm 60, 70 và 80. Hai nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức là những ngƣời đầu tiên đặt Nam Cao bên
cạnh các nhà văn lớn của thế giới nhƣ Sekhov, Dostôievski để thấy đƣợc tầm
vóc nổi bật của ông. Phan Cự Đệ cho rằng “Nam Cao gần Sekhov,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
Dostôievski, nhất là Sekhov” [40,121]. Đồng tình với ý kiến này, Hà Minh
Đức cũng khẳng định cách miêu tả trạng thái tâm lý ở nhân vật Nam Cao
“gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [43,73].
Năm 1987, giáo sƣ Phong Lê trong bài viết Nam Cao – nhìn từ cuối thế
kỷ [99] đã khẳng định “Nam Cao có một vị trí tựa A. Sekhov”. Trên cơ sở đó
nhà nghiên cứu cho rằng: “Cả hai, Nam Cao và T.A.Sekhov đều tìm về một
chủ nghĩa hiện thực của đời thƣờng, soi chiếu các giá trị phổ quát của đời
sống...” [99,114].

Bƣớc sang thập niên 90, phƣơng pháp tiếp cận Nam Cao từ góc độ so
sánh đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong
cuốn Nghĩ tiếp về Nam Cao [3] do giáo sƣ Phong Lê chủ biên đã tập hợp và
giới thiệu với bạn đọc một chùm ba bài viết về Nam Cao từ góc độ so sánh
của ba nhà nghiên cứu là Đào Tuấn ảnh với Tsêkhov và Nam Cao – một sáng
tác hiện thực kiểu mới [3]; Trần Ngọc Dung với Gặp gỡ giữa M.Gorki và
Nam Cao [33]; Và Phạm Tú Châu với Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ
[19]. Trong đó, nhà nghiên cứu Đào Tuấn ảnh đã chỉ ra điểm nổi bật khi đặt
Nam Cao bên cạnh Sekhov là Nam Cao và Sekhov “đều viết về những điều
vặt vãnh của đời sống hàng ngày” [3,203]. Họ đều “khƣớc từ kiểu cốt truyện
truyền thống” và toàn bộ sáng tác của họ “đƣợc xây dựng trên chất trữ tình –
trên tiếng cƣời và nỗi buồn” [3.208].
Còn Trần Ngọc Dung thì cho rằng sự “gặp gỡ giữa M.Gorki và Nam
Cao” là sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai nhà tƣ tƣởng lớn, cả hai đều là “hai nhà
nhân đạo chủ nghĩa lớn...” [33,214].
Phạm Tú Châu cũng có nhiều phát hiện độc đáo về cách thức xây dựng
hai nhân vật Chí Phèo cũng nhƣ AQ của hai nhà văn hiện thực xuất sắc Nam
Cao và Lỗ Tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Năm 2004, Viện văn học tổ chức cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm
ngày mất của A.Sekhov. Tại đây, có rất nhiều bài viết tham luận về cuộc đời
sự nghiệp của nhà văn Nga vĩ đại này. Trong đó, có bài viết sâu sắc so sánh
A.Sekhov và Nam Cao của giáo sƣ Phong Lê: A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ
hai nền văn học [98]. Với bài viết này, tác giả đã tìm đến những nét giống và
khác nhau giữa Nam Cao và A.Sekhov . Từ đó, nhà nghiên cứu khẳng định sự
tƣơng đồng giữa Nam Cao và A.Sekhov thể hiện ở “vai trò và sứ mệnh của
mỗi ngƣời đối với lịch sử văn học dân tộc’’ [98,189] và “ở một lối tƣ duy
nghệ thuật độc đáo - đào sâu vào đời sống tâm lý và hƣớng vào cuộc sống nhỏ
nhặt thƣờng ngày’’ [ 98,203].
Năm 2005, dựa trên những thành tựu nghiên cứu đã có, nhà nghiên cứu

Đào Tuấn ảnh lại tiếp tục cho ra đời bài viết: A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ
góc độ thi pháp [4]. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu chỉ ra sự tƣơng đồng
và khác biệt giữa Nam Cao và Sekhov trên hai phƣơng diện cụ thể là: Cốt
truyện và kết cấu văn bản trong truyện ngắn của hai nhà văn.
Ngoài ra, hai luận văn thạc sĩ (trƣờng đại học sƣ phạm Thái Nguyênt):
Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn Nam Cao (so sánh với thi pháp truyện
ngắn A.Sekhov) của Lƣơng Thị Lan [91] và Sự gặp gỡ giữa Nam Cao và
A.Sekhov trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Cầm Thị Bích Thu
[150] cũng là những khám phá và phát hiện mới mẻ về sáng tác của Nam Cao
trong so sánh với văn hào Nga Sekhov. Tác giả các luận văn đã làm rõ những
đặc điểm cách tân của Nam Cao ở lĩnh vực thi pháp truyện ngắn và đặt chúng
trong cái nhìn đối chiếu với sáng tác của Sekhov dựa trên những phƣơng diện
thi pháp tƣơng đồng.
Nhìn chung, những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nam Cao rất
phong phú và đa dạng với hàng trăm tài liệu. Các bài nghiên cứu đã nhìn nhận
nghệ thuật tự sự của Nam Cao ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
khuôn khổ của đề tài, tác giả luận văn mới chỉ tập trung khai thác các tài liệu
liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật trong sáng
tác Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giả văn học nƣớc ngoài. Trên
cơ sở đó, tác giả luận văn hi vọng sẽ tiếp tục khám phá những “hạt ngọc”còn
ẩn giấu trong truyện ngắn Nam Cao, đồng thời đối chiếu nó với nghệ thuật
trong truyện ngắn của một văn hào Nhật Bản có nhiều nét tƣơng đồng với ông
– văn hào Akutagawa.
4.2. Vấn đề nghiên cứu văn học Nhật Bản và Akutagawa
4.2.1. Về văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản là một nền văn học lớn và độc đáo của Châu Á. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu văn học Nhật Bản ở nƣớc ta còn rất hạn chế. Qua khảo
sát tƣ liệu, tác giả luận văn nhận thấy vấn đề nghiên cứu văn học Nhật Bản ở
Việt Nam tập trung vào hai mảng chính: Nghiên cứu của tác giả Việt Nam và

những công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch sang
tiếng Việt.
4.2.1.1. So với thế giới, việc nghiên cứu văn học Nhật Bản ở nƣớc ta
diễn ra còn chậm và chƣa đồng bộ. Tuy vậy, các công trình và bài viết của các
tác giả Việt Nam đã phần nào cung cấp cho bạn đọc những vấn đề cơ bản
trong việc tiếp nhận văn học Nhật Bản nhƣ: Những vấn đề chung của văn học
Nhật Bản; Vấn đề nghiên cứu một tác giả, tác phẩm; Vấn đề thể loại và vấn
đề so sánh văn học...
Từ những năm 60,70, những bài viết đầu tiên về văn học Nhật Bản đã
đƣợc đăng trên Tạp chí văn học (Miền Nam). Đó là Tiểu thuyết Nhật Bản của
Mai Chƣơng Đức số 90, tháng 6 – 1969 [48]; Vài nét về thơ Nhật Bản,
I.Takuboku của Vĩnh Sính số 90, tháng 6 – 1969 [110]; Kawabata – nhà văn
Nhật Bản đầu tiên được giải Nobel của văn học của Mai Chƣơng Đức số 114,
tháng 3 – 1972 [49]...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Đến những năm 80, đặc biệt những năm về sau, những bài viết và sách
nghiên cứu về văn học Nhật Bản xuất hiện nhiều và phong phú hơn. Về sách,
có thể nói Nhật Chiêu là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp nhất trong việc
nghiên cứu văn học Nhật Bản với các cuốn sách có giá trị của ông. Từ năm
1994 đến 2000, Nhật Chiêu đã xuất bản bốn đầu sách về văn học Nhật Bản:
Basho và thơ Haiku (1994) [25]; Nhật Bản trong chiếc gương soi (1997) [28];
Thơ ca Nhật Bản (1998) [26] và Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến năm
1868 (2000) [31] cùng nhiều bài nghiên cứu đặc sắc khác. Ngoài Nhật Chiêu,
còn có hai nhà nghiên cứu Hữu Ngọc và Lƣu Đức Trung. Trong đó, Hữu
Ngọc đã đƣa bạn đọc đến với văn học Nhật Bản qua cuốn Dạo chơi vườn văn
Nhật Bản (1992) [125]. Còn Lƣu Đức Trung thì giới thiệu một tác giả tiêu
biểu với cuốn Y.Kawabata – Cuộc đời và tác phẩm (1997) [160].
Từ những năm 80 đến nay, nhiều bài nghiên cứu sâu sắc về văn học Nhật
Bản đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí lớn nhƣ: Tạp chí nghiên cứu văn học,
Tạp chí văn học nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, Tạp chí văn Sài

Gòn... Bàn về những vấn đề chung của văn học Nhật Bản, tác giả các bài viết
đã phác hoạ diện mạo của văn học Nhật Bản qua các thời kỳ với một cái nhìn
khái lƣợc. Trong đó, có thể kể đến những bài nhƣ: Văn học Nhật Bản hiện đại
từ thời Minh Trị đến nay của Nguyễn Tuấn Khanh (Viện thông tin khoa học
xã hội, 1998) [80]; Một số nét đặc trưng của văn học Nhật Bản – Trần Hải
Yến (Nghiên cứu Nhật Bản số 4, 1999) [168]; Các khuynh hướng phản tự
nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX – Khƣơng Việt Hà
(Nghiên cứu văn học số 8, 2005) [57].
Vấn đề nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể cũng thu hút sự quan
tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Trong đó, Yasunari Kawabata là nhà
văn đƣợc bàn đến nhiều nhất qua các bài viết: Yasunari Kawabata Người cứu
rỗi cái đẹp–Nhật Chiêu N (Tạp chí văn số 16, 1991) [22]; Truyện ngắn trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
lòng bàn tay hay hồn thơ Kawabata Yasunari – Nhật Chiêu (Tạp chí văn số
xuân, 1996) [24]; Thế giới Kawabata Yasunari (hay là cái đẹp: hình và bóng)
– Nhật Chiêu (Tạp chí văn học số 11, 2000) [29]; Kawabata Yasunari – Lữ
khách muôn đời đi tìm cái đẹp–Nguyễn Thị Mai Liên N (Nghiên cứu văn học)
[93]; Kawabata Yasunari giữa dòng chảy Đông - Tây - Đào Thị Thu Hằng
(Tạp chí văn học số 7, 2005) [62]... Ngoài ra, còn có các bài viết về Oe
Kenzaburo, Matsuo Basho...
Các bài nghiên cứu từ góc độ thể loại cũng chiếm một số lƣợng không
nhỏ trên các tạp chí. Cụ thể là: Đôi điều về thơ Nhật Bản - Nguyễn Xuân Sanh
(Tác phẩm mới số 4, 1992) [135]; Cảm nhận về thơ Haiku – Nhật Chiêu (Tác
phẩm mới số 4, 1992) [136], Một số đặc điểm của thơ Haiku Nhật Bản – Hà
Văn Lƣỡng (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 3, 2002)...
Bên cạnh những vấn đề trên còn có vấn đề so sánh loại hình văn học
(những nét tƣơng đồng và dị biệt) giữa văn học Việt Nam và văn học Nhật
Bản, tiêu biểu là bài viết: So sánh quan niệm văn học trong văn học cổ Việt
Nam và Nhật Bản của Đoàn Lê Giang (1997) [52]. Trên cơ sở đó, Đoàn Lê
Giang còn đi sâu nghiên cứu các tác giả cụ thể qua bài Basho – Nguyễn Trãi –

Nguyễn Du những hồn thơ đồng điệu (1997) [53]...
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản của các tác giả Việt
Nam đã có những thành tựu đáng kể với những bài viết chất lƣợng. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn chƣa có cuốn giáo trình nào hoàn chỉnh về văn học Nhật
Bản. Đó là một hạn chế cần đƣợc khắc phục để đáp ứng nhu cầu học tập và
giảng dạy văn học Nhật Bản ở nƣớc ta.
4.2.1.2 Do hạn chế về tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản ở trong
nƣớc nên các bài viết của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch sang tiếng Việt
cũng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các bài nghiên cứu và sách của các tác giả
nƣớc ngoài viết về văn học Nhật Bản đƣợc dịch chủ yếu từ tiếng Nga và tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
Nhật. Tiêu biểu trong số này là toàn tập Lịch sử văn học Nhật Bản của tác giả
Shuichi Kato [79] do Trần Hải Yến dịch. Cuốn Văn học Nhật Bản từ cổ đại
đến cận đại của tác giả N.I.Konrat [87] cũng là một cuốn sách trình bày hệ
thống tiến trình văn học Nhật Bản qua các thời kỳ và dừng lại ở thời kỳ cận
đại. Ngoài ra là những bài nghiên cứu của các tác giả Kiwao Nomura, Makoto
Ueda và Saeki Shoichi, Keito Matsui Gibson, Peter Metevelis, Tadao Sato,
Oe Kenzaburo... in trong chuyên đề “Văn học Nhật Bản” của Viện thông tin
khoa học xã hội [112].
4.2.2. Về Akutagawa
Với độc giả Việt Nam, cái tên Akutagawa còn khá mới mẻ bởi văn học
Nhật Bản ở nƣớc ta chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu. Vả lại,
ngƣời ta chỉ chú ý đến những nhà văn Nhật đã đoạt giải Nobel văn học. Trong
khi đó, ở Nhật Bản, Akutagawa là một trong những văn hào đƣợc quan tâm và
đánh giá cao nhất. Có thể nói, nếu không có sự tiên phong của Akutagawa,
nền văn học “xứ phù tang” sẽ không có sự toả sáng với hai giải Nobel dành
cho Yasunari Kawabata (1968) và Oe Kenzaburo (1994). Bởi vậy, toàn tập
tác phẩm của ông đã đƣợc tái bản tới ba lần vào những năm 40, 50. Bên cạnh
đó là nhiều công trình nghiên cứu dành cho ông. Nhiều truyện của ông đã
đƣợc dịch ra các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ba Nha, Italia...

Trong số những tài liệu tham khảo về Akutagawa, tác giả luận văn đặc
biệt chú ý đến những bài nghiên cứu về truyện ngắn của ông. Trƣớc hết là bài
viết Một đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn của ông đƣợc in thay cho lời
kết của cuốn Akutagawa – Tuyển tập truyện ngắn của dịch giả Phong Vũ [1].
ở đó, Phong Vũ nhấn mạnh: “Akutagawa đƣợc coi là một bậc thầy ƣu tú của
truyện ngắn... Trong cuộc đời văn học ngắn ngủi của mình, ông đã tìm tòi
không mệt mỏi, đã vật lộn khá gay go quyết liệt để tự vƣợt lên chính mình,
tìm cho mình một tiếng nói nghệ thuật chân chính, độc đáo” [1,345]. Và điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
nổi bật trong sáng tác của Akutagawa là “mối quan tâm của ông tới thế giới
nội tâm, đến tâm lý con ngƣời: Nó nhƣ một đối tƣợng của nhận thức chứ
không chỉ là sự giải thích hành động của con ngƣời... Hơn nữa, ông chỉ ra thế
giới nội tâm không phải tự thân mà trong sự va chạm với thế giới xung
quanh” [1,345]. Trong bài viết này, Phong Vũ đã điểm lại những truyện ngắn
tạo bƣớc ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Akutagawa cùng giá trị nội dung,
nghệ thuật của những truyện ngắn đó.
Trong tƣ liệu dịch Lịch sử văn học Nhật Bản của Shuichi Kato (Trần Hải
Yến dịch) [79], Akutagawa đƣợc nhắc đến nhƣ một trong những đại biểu xuất
sắc mở đầu cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Shuichi Kato khẳng định
Akutagawa là “nhà văn sáng tạo tiêu biểu nhất của thời đại... sự đa dạng về
hình thức và nội dung trong truyện ngắn của ông lớn hơn nhiều bất kỳ tác
phẩm của nhà văn đồng thời nào với ông” [79,41]. Bàn về nội dung tƣ tƣởng
của Akutagawa, Shuichi Kato cho rằng Akutagawa “không ngừng nhận thức
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Marx” [79,41] và ông giác ngộ giai cấp hơn là
dân tộc. Cho nên “tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chủ nghĩa
quốc gia và tự do chủ nghĩa thấm đƣợm từ đầu đến cuối trƣớc tác của
Akutagawa” [79,42]. Trong mỗi tác phẩm của mình, Akutagawa luôn thể hiện
một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông không những cảm thông với những kiếp
ngƣời đau khổ mà còn phản ánh thời đại với sự thay đổi chóng vánh và những
thói tật của nó. Shuichi Kato kết luận: “Các truyện ngắn của Akutagawa

thƣờng kết hợp hai yếu tố: Chân lý nhân đạo muôn thuở và đặc tính của một
thời kỳ đặc biệt” [79,44]. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm của Akutagawa
là một điển hình cho sự ảnh hƣởng của nghệ thuật văn xuôi phƣơng Tây hiện
đại. Shuichi Kato nhận định: Akutagawa hiểu sâu sắc “từ kịch của
Shakespeare đến kịch Irish, từ Villon đến Paul Valery” [79,43]. Ông “thƣờng
trích dẫn Strind berg, Nietzsche, Gogol, Dostoievski, Flaubert và Baudelaire”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
[79,43]. Tác phẩm của Akutagawa còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật
tự sự hiện đại trong tác phẩm của Swift và Sammuel Butler thế nhƣng
Akutagawa lại không bao giờ từ bỏ văn hoá truyền thống. Ông luôn có ý thức
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây một cách hài hoà.
Bài viết Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật
Bản đầu thế kỷ XX của Khƣơng Việt Hà [57] cũng nói đến Akutagawa trong
vai trò là ngƣời đứng đầu của khuynh hƣớng sáng tác theo “chủ nghĩa tân
hiện thực” - “một khuynh hƣớng dung hoà đƣợc những tinh hoa lý trí của chủ
nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ, thể
hiện một phong cách riêng biệt hoà trộn giữa hiện thực và huyền ảo”
[57,126]. Khi bàn về giá trị của sáng tác Akutagawa, tác giả Khƣơng Việt Hà
đã ca ngợi tác phẩm của Akutagawa là “những sáng tác hiện thực mà sự đa
dạng về nội dung và hình thức của chúng lớn hơn bất cứ tác phẩm của nhà
văn nào cùng thời với ông, phản ánh sự nhạy cảm nội tâm và chiều sâu trí
thức của một ngƣời am hiểu văn chƣơng Nhật Bản truyền thống, văn học
Trung Hoa cổ điển và tƣ tƣởng phƣơng Tây hiện đại” [57,126].
Để độc giả Việt Nam hiểu rõ về văn học Nhật Bản, năm 1998, Viện
thông tin khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách tập hợp các chuyên đề
nghiên cứu về Văn học Nhật Bản. Trong số các bài viết của các tác giả Việt
Nam và nƣớc ngoài, tác giả luận văn lƣu ý đến bài viết của tác giả Nguyễn
Tuấn Khanh về Văn học Nhật Bản hiện đại từ thời Minh Trị đến nay [80]. ở
đó, Nguyễn Tuấn Khanh đã dành gần một trang để nói về Akutagawa. Ông
nhấn mạnh: “Akutagawa là nhà viết truyện nổi tiếng... Ông cố gắng kết hợp

văn hoá Châu Âu và văn hoá Nhật Bản” [80,97]. Tuy thấm nhuần văn hoá
phƣơng Tây nhƣng Akutagawa lại lấy đề tài trong văn học cổ Nhật Bản và
Trung Quốc, “ông không chạy theo đề tài phƣơng Tây và những khuynh
hƣớng tự nhiên chủ nghĩa” [80,97]. Và tác phẩm của ông “mang lại một tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
chuông độc đáo: trở về gốc truyền thống nhƣng phân tích tâm lý hiện đại...
pha trộn hiện thực và huyền ảo, văn chƣơng hoa mỹ nhƣng súc tích, bố cục
chặt chẽ” [80,97].
Nhƣ vậy, so với những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao thì tài liệu về văn
học Nhật Bản và Akutagawa còn khá ít ỏi. Đó là một khó khăn cho tác giả
luận văn trong quá trình nghiên cứu và so sánh. Tuy vậy, các bài nghiên cứu
trên là nguồn tƣ liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi xem xét nghệ thuật tự
sự trong các truyện ngắn của nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản
sau:
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp phân tích
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng:
Chương 1: Thời đại của Nam Cao và Akutagawa– Những nét tƣơng
đồng và khác biệt
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn Nam Cao và
Akutagawa
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và
Akutagawa





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Chƣơng 1
THỜI ĐẠI CỦA NAM CAO VÀ AKUTAGAWA - NHỮNG
NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
1. Bối cảnh lịch sử, tình hình văn hoá và văn học Việt Nam và Nhật
Bản cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.
1.1.1. Những nét khác biệt
Có thể khẳng định rằng điểm khác biệt nổi bật và xuyên suốt lịch sử Việt
Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là sự khác biệt về thể chế.
Tuy là hai quốc gia châu C nhƣng do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau
nên trong cùng một thời điểm lịch sử, hai nƣớc đã đi theo hai con đƣờng, hai
chế độ hoàn toàn khác nhau.
Ở Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng vào cửa bể Đà
Nẵng chính thức xâm lƣợc nƣớc ta. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba
tỉnh miền Tây Nam Kì, chúng đánh ra Bắc Kì và Trung Kì. Trƣớc sự xâm
lƣợc của thực dân Pháp, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt
chống kẻ thù. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến dần dần đã thoả hiệp và đầu
hàng thực dân Pháp nên các cuộc đấu tranh của nhân dân đều bị thất bại. Sau
hai hiệp ƣớc năm 1883 và 1884, triều đình nhà Nguyễn đã phải công nhận nền
đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Bƣớc sang đầu thế kỉ XX,
sau khi đã bình định nƣớc ta thành công, thực dân Pháp nhanh chóng bắt tay
vào công việc khai thác thuộc địa. Chúng tăng cƣờng bóc lột nhân công rẻ
mạt và vơ vét tài nguyên. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
tập trung ở ba mặt cơ bản: Bán hàng hoá, khai thác nguyên liệu và cho vay
lãi. Công nghiệp chỉ đƣợc phát triển trong giới hạn không hại đến công
nghiệp chính quốc, đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
những nguyên liệu hay những sản vật mà Pháp thiếu. Cụ thể nhƣ là: độc
chiếm thị trƣờng, mua rẻ nông phẩm (chủ yếu là gạo, tơ tằm) và bán đắt công
nghiệp phẩm cho nhân dân, độc quyền ngoại thƣơng; Độc quyền các ngành
kinh doanh quan trọng từ khai thác mỏ, giao thông đến làm muối, nấu rƣợu,
độc quyền ngân hàng đầu tƣ vào các ngành lợi cho việc vơ vét tài nguyên,
hàng hoá để xuất khẩu; Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân duy trì
bộ máy quan liêu, cƣờng hào và những luật lệ, chính sách sƣu thuế phong
kiến để ra sức chiếm đoạt ruộng đất, tạo ra các vùng sản xuất xuất khẩu (cao
su, cà phê, gạo...), tăng cƣờng bóc lột tô thuế, sƣu dịch, làm phá sản nông dân
và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho các công trình
xây dựng, khai thác của chúng. Kết quả của công việc đó là nuớc ta bị kéo
vào quỹ đạo chủ nghĩa tƣ bản nhƣng không đƣợc công nghiệp hoá mà lại biến
thành thị trƣờng tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu hàng xuất khẩu cho thƣơng
nghiệp Pháp. Lợi nhuận rơi vào túi Pháp còn nhân dân ta thì bị bần cùng hoá,
bị phá sản, trở thành nguồn nhân công đông đảo và rẻ mạt cho các hãng buôn,
các chủ thầu đồn điền của Pháp. Trong khi đó, thực dân Pháp vẫn tiếp tục duy
trì mô hình kinh tế phong kiến trên cơ sở phân phối ruộng đất và phân phối
sản xuất mới. Vì thế, vào những năm đầu thế kỉ XX, nƣớc ta đã chính thức trở
thành nƣớc thuộc địa nửa phong kiến chịu sự bảo hộ toàn quyền của thực dân
Pháp.
Nếu nhƣ ở Việt NamN, năm 1858 là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến
quan trọng về lịch sử xã hội thì ở Nhật Bản, năm 1868 cũng là một thời điểm
nhƣ thế. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc Phủ ở Nhật Bản bƣớc
vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách
mạng năm 1868 nhằm xoá bỏ chế độ Tôkƣgaoa và thiết lập chính phủ mới
của Thiên hoàng Mâygi. Cuộc cách mạng này đƣợc đánh giá là cuộc cách
mạng tƣ sản vì nó mở đƣờng cho quan hệ tƣ bản chủ nghĩa phát triển và thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
lợi ở Nhật Bản. Nhƣng nó lại không đem chính quyền về tay giai cấp tƣ sản.

Sau khi giành đƣợc chính quyền, Thiên hoàng Mâygi (Minh Trị) đã tiến hành
duy tân đất nƣớc theo mô hình của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây với khẩu
hiệu: “theo phƣơng Tây, học phƣơng Tây, đuổi kịp và vƣợt phƣơng Tây” trên
tất cả các phƣơng diện: hành chính, xã hội, quân đội, giáo dục, kinh tế - tài
chính và đối ngoại. Vì vậy, sau cách mạng năm 1868, nền công nghiệp và
kinh tế Nhật Bản đã phát triển vƣợt bậc. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, các
nƣớc phƣơng Tây đã chuyển giai đoạn từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Bởi thế, thời kì này, các công ty và các hãng độc quyền đã
xuất hiện ở Nhật Bản, đánh dấu sự chuyển biến của Nhật Bản sang giai đoạn
chủ nghĩa đế quốc, tham gia tranh giành thuộc địa với các cƣờng quốc đế
quốc khác. Sự kiện nổi bật đánh dấu sự thay đổi của xã hội Nhật Bản là chiến
tranh Nga – Nhật (1904-1905). Sau cuộc chiến tranh này, Nhật Bản đã đạt
đƣợc mục tiêu đề ra từ buổi đầu lên ngôi của thiên hoàng Mâygi là bình đẳng
với các nƣớc phƣơng Tây đồng thời tiến hành xâm chiếm thuộc địa. Nhiều
nƣớc trong khu vực đã trở thành thuộc địa của Nhật nhƣ: Đài Loan, Mãn
Châu, Triều Tiên... Sau chiến tranh Nga – Nhật, từ năm 1914 đến năm 1919,
Nhật Bản tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất với tƣ cách là một nƣớc
đế quốc trong liên minh với Anh, Nga và Pháp. Nhƣng trên thực tế, Nhật đã
lợi dụng cuộc xung đột giữa hai nhóm đế quốc (Anh, Nga, Pháp và Đức, Áo,
Hung, Italia) để hoàn thành việc chiếm lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, kết thúc
chiến tranh, Nhật là ngƣời thắng trận và nghiễm nhiên ngồi vào ghế những
nƣớc chiến thắng ở hội nghị Vecxai (1919) và hội nghị Oasintơn (1921) để
giành nhiều quyền lợi về kinh tế và tài chính.
Nhƣ vậyN, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam và Nhật Bản đã đi
theo hai chế độ khác nhau. Nếu nhƣ Việt Nam bị xâm lƣợc và trở thành nƣớc
thuộc địa nửa phong kiến chịu sự thống trị của thực dân Pháp thì Nhật Bản lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
tiến hành cải cách đất nƣớc theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa và nhanh chóng
phát triển thành nƣớc đế quốc chủ nghĩa đi xâm lƣợc và bóc lột các nƣớc
khác.

1.1.2. Những nét tương đồng
Tuy có sự khác biệt về thể chế nhƣng giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn có
những điểm tƣơng đồng về lịch sử xã hội. Điểm tƣơng đồng dễ nhận thấy
nhất là sự tƣơng đồng về cuộc sống của nhân dân hai nƣớc.T
Mặc dù Nhật Bản đã cơ bản trở thành một nƣớc tƣ bản vào đầu thế kỉ
XX nhƣng điều đó không làm cho cuộc sống của nhân dân Nhật Bản tốt đẹp
hơn. Công nhân có đồng lƣơng thấp, điều kiện làm việc rất thiếu thốn, không
có bảo hộ lao động, không có bảo trợ xã hội. Còn với nông dân, chính sách
cải cách địa tô đã không giúp đƣợc ngƣời nông dân thoát khỏi nghèo túng mà
còn làm cho nhiều ngƣời bị mất đất phải rời bỏ quê hƣơng hoặc làm tá điền
cho bọn địa chủ. Do vậy, vào thời điểm lịch sử này, các phong trào đấu tranh
của các tầng lớp nhân dân và các trào lƣu tự do dân chủ diễn ra sôi nổi ở Nhật
Bản. Cùng với các phong trào đòi tự do và dân quyền của giai cấp tƣ sản,
cuộc đấu tranh của nông dân chống cƣỡng bức lao động và sƣu thuế cao đã
diễn ra khắp nơi. Các cuộc đấu tranh đều bị chính quyền đàn áp đẫm máu.
Song phong trào vẫn không bị dập tắt. Nhân dân không chỉ đòi quyền lợi cho
cuộc sống riêng mình mà còn mong muốn củng cố nền độc lập của tổ quốc,
đòi xoá bỏ hoàn toàn các hiệp ƣớc bất bình đẳng đã kí.
Tƣơng tự nhƣ vậyT, đời sống của nhân dân Việt Nam duới chế độ thực
dân nửa phong kiến cũng vô cùng cực khổ. Muốn nắm chặt thuộc địa, thực
dân Pháp cần nắm chính quyền các cấp và kiểm soát chặt chẽ nhân dân, chúng
cần có một bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, cần tạo đƣợc một cơ sở xã
hội thích hợp với chế độ của chúng. Tuyệt đại đa số nông dân ở nông thôn
xƣa nay vẫn chịu ảnh hƣởng tinh thần của thân sĩ, nho sĩ, đã từng là lực lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
chống đối lại sự xâm lƣợc của thực dân Pháp một cách ngoan cƣờng trong
nhiều năm. Bởi thế, họ không những bị thực dân Pháp đàn áp, chém giết để
khuất phục, chiếm đoạt mà còn bị tăng cƣờng bóc lột để giảm nhẹ chi phí cho
chính quốc, tăng thu nhập cho ngân sách thuộc địa. Kết quả đã dẫn đến nhiều
nông dân bị bần cùng hoá và buộc phải ly khai khỏi ảnh hƣởng của thân sĩ,

nho sĩ. Chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đã làm cho nhiều nông
dân bị phá sản, mất hết ruộng đất, kéo theo đó là sự xác xơ của xóm làng và
sự phá sản của nông nghiệp. Trong khi đó, các đô thị xuất hiện ngày càng
nhiều, thu hút những ngƣời nông dân chạy loạn, những ngƣời nông dân bị phá
sản và cả những ngƣời bỏ nông thôn ra thành thị mong kiếm ăn đƣợc dễ dàng
hơn. Nhƣng ở thành thị đông đúc, ngƣời khôn của khó, có nhiều nghề cũng
không dễ kiếm ăn. Những ngƣời nông dân, thợ thủ công bị phá sản một phần
trở thành công nhân nhà máy, hầm mỏ, hoặc đi phu làm đƣờng, làm đồn
điền; phần lớn còn lại biến thành những anh bồi, anh xe, những vú em con
sen, những ngƣời buôn thúng bán mẹt và không ít trở thành gái điếm, lƣu
manh. Một tầng lớp tiểu tƣ sản dân nghèo thì sống bấp bênh, cực khổ ở
thành thị.
Điểm tƣơng đồng thứ hai là việc tiếp xúc với văn minh phƣơng Tây
trong bối cảnh riêng của hai nƣớc.§
Có thể nói việc đón nhận thành tựu của văn minh phƣơng Tây là một sự
kiện to lớn đối với đất nƣớc mặt trời mọc. Trong thời kì MâygiC, để đạt đƣợc
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Nhật Bản chủ trƣơng học
tập phƣơng Tây trên mọi phƣơng diện. Về xã hội, phong trào Âu hoá phát
triển rầm rộ, đô thị đƣợc xây dựng theo kiểu phƣơng Tây. Ngƣời Nhật từ ăn
mặc đến đầu tóc đều làm giống hệt phƣơng Tây, lịch dƣơng còn đƣợc thay thế
cho lịch âm truyền thống. Về quân đội, hải quân Nhật đƣợc mô phỏng theo
Anh, còn lục quân thì theo kiểu Pháp. Đặc biệt về giáo dục, hệ thống giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
dục của Nhật đƣợc phỏng theo mô hình của Pháp. Chính phủ Nhật Bản rất coi
trọng việc mời các chuyên gia ngƣời Mỹ, Đức, Anh, Pháp và cả Nga về làm
cố vấn và giảng dạy. Nhật Bản đã chi rất nhiều tiền để mua kĩ thuật hiện đại
của châu Âu, tranh thủ mọi cơ hội học hỏi các chuyên gia để nắm vững các kĩ
thuật hiện đại. Nhờ tinh thần học hỏi phƣơng Tây nên chỉ trong một thời gian
ngắn, Nhật Bản đã làm nên điều “thần kì”, hoàn thành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc và trở thành một nƣớc tƣ bản chủ nghĩa sánh ngang với các

nƣớc tƣ bản phƣơng Tây.
Cũng tiếp xúc với văn minh phƣơng Tây, nhƣng con đƣờng để ánh sáng
phƣơng Tây vào Việt Nam lại khác Nhật Bản. Theo chân thực dân Pháp, văn
minh Âu châu tràn vào Việt Nam theo tinh thần bắt buộc chứ không tự
nguyện nhƣ Nhật Bản. Để phục vụ cho mục đích cai trị nƣớc ta, thực dân
Pháp đã mở các trƣờng hậu bổ, trƣờng Pháp - Việt, trƣờng cao đẳng đào tạo
những ngƣời Tây học. Mặt khác, chúng còn đƣa hàng hóa châu Âu và lối
sống phƣơng Tây vào nƣớc ta để “ru ngủ’ thanh niên khiến họ quên đi nỗi
nhục mất nƣớc. Vì vậy, văn minh phƣơng Tây có mặt ở khắp nơi. ở thành thị,
ngƣời ta đua nhau đi học tiếng Tây, việc ăn bơ sữa, mặc ngắn gọn, bắt tay
chào hỏi nhau trở nên bình thƣờng trong cuộc sống. Ngƣời ta bắt đầu tìm cách
sống thế nào cho thanh lịch với việc xây dựng những nhà hát lộng lẫy, quán
trà lôi cuốn lịch sự. Báo chí cũng trở thành “món ăn’ tinh thần với những tin
tức “thời thƣợng”. Cuộc sống trở nên bon chen, phức tạp, gấp gáp hơn. Đặc
biệt, văn hoá và văn học phƣơng Tây đƣợc truyền bá vào nƣớc ta bằng nhiều
con đƣờng đã thu hút sự quan tâm của tầng lớp trí thức Tây học. Tất cả thực
tế ấy đã làm cho bộ mặt xã hội của nƣớc ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có
nhiều thay đổi. Ban đầu, nhiều ngƣời không chấp nhận cái mới, muốn bài trừ
nó đặc biệt là thế hệ những ông đồ Nho. Nhƣng dần dần cái mới chinh phục

×