TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHẠM VĂN LẸ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC
ĂN, KHỐI LƯỢNG, CÁC CHIỀU ĐO CỦA
CƠ THỂ VÀ BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG
VÀ SINH ĐẺ CỦA CỪU CÁI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y
2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHẠM VĂN LẸ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC
ĂN, KHỐI LƯỢNG, CÁC CHIỀU ĐO CỦA
CƠ THỂ VÀ BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG
VÀ SINH ĐẺ CỦA CỪU CÁI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y
GVHD:
GS. TS: NGUYỄN VĂN THU
2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC
ĂN, KHỐI LƯỢNG, CÁC CHIỀU ĐO CỦA
CƠ THỂ VÀ BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG
VÀ SINH ĐẺ CỦA CỪU CÁI
Cần Thơ, ngày
tháng năm 2013
Cần Thơ, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
tháng
năm 2013
DUYỆT BỘ MÔN
GS.TS. NGUYỄN VĂN THU
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa nông nghiệp & Sinh học ứng dụng và các thầy
cô trong Bộ môn Chăn nuôi.
Tôi tên Phạm Văn Lẹ là sinh viên lớp Chăn nuôi - Thú y, khóa 36 (2010-2014).
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng
thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và
chưa công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn.
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Lẹ
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp đại học là một quá trình dài học tập và nghiên cứu của
bản thân. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân tôi còn nhận được sự ủng hộ, chia
sẻ, giúp đỡ của quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn
Thú y đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để tôi
hoàn thành tốt khóa học.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thu và cô Nguyễn Thị Kim Đông đã hướng
dẫn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Chân thành cảm ơn đến anh Trương Thanh Trung, anh Nguyễn Hữu Lai, anh
Huỳnh Hoàng Thi, anh Phan Văn Thái, anh Đoàn Hiếu Nguyên Khôi các anh
chị trong phòng thí nghiệm E205 và các anh chị ở trại thực nghiệm đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến cho luận
văn của tôi.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chào!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................vi
TÓM LƯỢC .................................................................................................vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................2
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................2
2.2 SƠ LƯỢC VỀ CỪU PHAN RANG .................................................2
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CỪU ..........................................................6
2.4 NHU CẦU DIINH DƯỠNG CỦA CỪU ..............................................13
2.5 THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM ......................................................15
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........17
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................17
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ....................................................17
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................20
4.1. THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CÁC LOẠI THỰC LIỆU TRONG
THÍ NGHIỆM ..............................................................................20
4.2 ĐẶC ĐIỂM LÊN GIỐNG CỦA CỪU CÁI ...................................25
4.3 ĐẶC ĐIỂM CỪU KHI SINH VÀ CHĂM SÓC .............................26
CHƯƠNG V.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................27
5. 1 KẾT LUẬN ...................................................................................27
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................28
PHỤ CHƯƠNG ...........................................................................................34
iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADF
Xơ axit
Ash
Khoáng tổng số
CF
Xơ thô
CP
Đạm thô
DM
Vật chất khô
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
EE
Béo thô
g
Gram
Kg
Kilogram
KL
Khối lượng
ME
Năng lượng trao đổi
NDF
Xơ trung tính
NPN
Đạm phi protein
OM
Vật chất hữu cơ
SE
Sai số chuẩn
TAHH
Thức ăn hỗn hợp
VB
Vòng bụng
VFA
Axit béo bay hơi
VN
Vòng ngực
VSV
Vi sinh vật
0,75
W
Trọng lượng trao đổi
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Màu sắc lông và đăc điểm ngoại hình ................................................3
Bảng 2: Các chiều đo của cừu trưởng thành ....................................................4
Bảng 3: Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang .........................................5
Bảng 4: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu ........................................................5
Bảng 5: Nhu cầu dinh dưởng trong ngày cho sự tăng trưởng của cừu ở
điều kiện nhiệt đới ...........................................................................14
Bảng 6: Một số khẩu phần cho cừu có thể trọng và năng xuất khác nhau ......15
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây ..............15
Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ......16
Bảng 9: Lượng và tỉ lệ % thức ăn dự kiến trong thí nghiệm ..........................19
Bảng 10: Thành phần dưỡng chất % các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm 20
Bảng 11: So sánh khối lượng và vòng ngực vòng bụng của cừu không
mang thai .......................................................................................21
Bảng 12: So sánh khối lượng và vòng ngực vòng bụng của cừu mang thai ...21
Bảng 13: So sánh trên lệch giữa khối lượng và chiều đo giữa cừu không
và có thai ......................................................................................22
Bảng 14: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào hang ngày của cừu không
mang thai ......................................................................................23
Bảng 15: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào hang ngày của cừu mang thai .....24
Bảng 16: So sánh lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ được tính trên 1kg
thẻ trọng của cừu có thai và không có thai .....................................25
v
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Cừu đang mang thai ở tháng thứ 3 trong nghiên cứu ........................17
Hình 2: Cừu không mang thai trong nghiên cứu ...........................................17
Hình 3: Chuồng nuôi trong nghiên cứu .........................................................18
Hình 4: Cỏ lông tây và thức ăn hỗn hợp trong nghiên cứu ............................18
Hình 5: Đo các chiều của cừu .......................................................................19
Hình 6: So sánh sự chênh lệch khối lượng giữa các tháng ............................23
Hình 7: So sánh sự chênh lệch chiều đo vùng bụng giữa các tháng ...............23
Hình 8: So sánh lượng DM và CP tiêu thụ của cừu trong thí nghiệm ............25
vi
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm này được nghiên cứu trên 16 con cừu cái dựa vào lứa tuổi và
khối lượng để chia làm 2 nhóm: 8 cừu cái đang mang thai ở tháng thứ 3 và 8
cừu cái không mang thai, cùng sống chung một điều kiện chăm sóc và một khẩu
phần ăn giống nhau (cỏ lông tây 84,5% và thức ăn hỗn hợp 15,5%). Nhằm
nghiên cứu sự khác biệt về sự tăng trọng khối lượng, vòng ngực, vòng bụng và
các biểu hiên lên giống và sinh đẻ của cừu để giúp ta có thể xác định được cừu
có thai hay không để gúp người chăn nuôi tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả
kinh tế.
Kết quả cho thấy: Cừu cái có thai từ tháng thứ 3 có vòng bụng và trọng
lượng phát triển rõ rệt và có thể dùng kết quả này để xác định sự có thai để
chuẩn bị sự nuôi dưỡng và sinh đẻ của chúng.
Dù cừu cái sinh sản có lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ cao trong
thời gian 3 tháng cuối có thai, tuy nhiên các chỉ tiêu này vẫn tương tương với
cừu không có thai khi được tính dựa trên thể trọng.
Khi cừu lên giống dù có các biểu hiện đầy đủ của gia súc lên giống,
tuy nhiên các biểu hiện này kém rõ ràng nên đôi khi khó được nhận biết. Khi
cừu thông thường có tiếng kêu lạ, ngắn và liên tục.
vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, chăn nuôi cừu đang có chiều hướng phát triển
không chỉ riêng ở Ninh Thuận, Bình Thuận mà đã lan đến các tỉnh miền Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cữu Long. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi cừu khá đa dạng, phong phú và ổn định không chỉ hiện tại mà
còn lâu dài ở thị trường nội địa và xuất khẩu (Nguyễn Văn Thu, 2010). Cừu có
những đặc tính là dễ nuôi, thích nghi với khí hậu, nguồn thức ăn của vùng và
thịt cừu lại giàu đạm, ít cholesterol, mùi vị thơm ngon đặc trưng…nên trong
thời gian gần đây chăn nuôi cừu đang được nghiên cứu phát triển ở các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nguồn thức ăn chính của cừu chủ yếu là
các loại thức ăn thô sẵn có tại địa phương. Mức ăn của cừu chỉ bằng 1/10 so với
bò (Kohn et al. 2005).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cừu được nuôi nhiều nhất hiện nay ở
tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Đầu năm 2007 Trung Tâm Khuyến Nông Hậu Giang
và Trung Tâm Giống Sóc Trăng đã mua cừu Phan Rang về nuôi thử nghiệm ở
các nông hộ và người dân ở các Đồng Bằng Cửu Long cũng rất quan tâm đến
việc nuôi cừu để cung cấp thịt cho cho nhân dân. Tuy nhiên cừu cái sinh sản
được nghiên cứu rất ít, đặc biệt về các chỉ tiêu liên quan đến sự khác biệt giữa
cừu cái có và không mang thai, để giúp cho người dân phát hiện dễ dàng và cải
thiện khả năng sinh sản để nâng cao thu nhập. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN, KHỐI LƯỢNG, CÁC
CHIỀU ĐO CỦA CƠ THỂ VÀ BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ SINH ĐẺ CỦA
CỪU CÁI”, nhằm đánh giá khả năng tiêu thụ dưỡng chất, chiều đo, trọng lượng
và sinh sản của cừu Phan Rang, từ đó đề xuất những biện pháp nghiên cứu và
nuôi dưỡng cừu cái sinh sản tốt hơn.
viii
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1.1 Vị trí
Cần Thơ là một thành phố nằm trên hữu ngạn của sông Hậu. Diện tích
nội thành là 53 km2. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.389,59
km 2 và dân số vào khoảng 1.209.192 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 870
người/km2 là thành phố đông dân thứ 4 tại Việt Nam và là thành phố hiện đại
và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông
Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau:
Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.
Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.
Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng.
2.1.2 Khí hậu
Khí hậu Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa
(tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô ( tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là
83%. Lượng mưa trung bình 1.635 mm. Nhiệt độ trung bình 270C.
2.2 SƠ LƯỢC VỀ CỪU PHAN RANG
2.2.1 Vài nét về con cừu Việt Nam
Người ta cho rằng loài cừu được con người thuần hoá sớm nhất. Nhưng
đầu tiên có lẽ là vùng Tây Á vì các khu rừng rậm Tây Á có rất nhiều loài cừu
hoang sống thành từng đàn. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, cừu là động vật
được chăn nuôi muộn hơn các thú nông nghiệp khác. Tại Việt Nam sự xuất hiện
của đàn cừu chỉ mới khoảng 100 năm trở lại đây, đầu tiên thấy xuất hiện tại
biên giới phía Bắc do sự du nhập từ các nước như Trung Quốc, Mông Cổ và Ấn
Độ. Miền Trung xuất hiện đầu tiên tại Khánh Hoà và Ninh Thuận. Ngày
17/1/2004 nước ta đã nhập 30 con cừu từ Úc: 15 con (8đực,7 cái ) Dorper và 15
con (7 đực ,8 cái ) White Suffolk. Hiện nay được 10 con cừu con thuần chủng
xuất hiện khoảng 100 con lai. Trọng lượng cừu thuần sơ sinh là 3 kg cừu lai là
3,8 kg.Tỉ lệ nuôi sống là 90% cả hai đều ít bệnh tật và dể nuôi. Tăng trọng của
đàn con thuần 3kg/tháng. Tăng trọng của đàn con lai 4,2 kg/tháng. Cừu Phan
Rang tăng 2-2,5 kg/tháng. Hiện nay Ninh Thuận là tỉnh nuôi cừu nhiều nhất, kế
đến là Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương. Đồng bằng Sông Cữu Long tỉnh
nuôi nhiều nhất là Bến Tre. Khoảng 6000 con cừu nuôi tại Bến Tre phát triển rất
ix
tốt. Ngoài ra Trà Vinh, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An cũng bắt đầu
nuôi, nhưng còn rất ít.
2.2.2 Tên gọi và nguồn gốc cừu Phan Rang
Cừu Phan Rang, một cái tên thật hiền lành mà nóng bỏng (nắng như
“Phan” và nóng như “Rang”) được nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi,
Trường Nông nghiệp II Huế và Sở Nông nghiệp Ninh Thuận đặt cho khi tiến
hành khảo sát đàn cừu có nguy cơ bị tiêu diệt. Giáo sư Lê Viết Ly - Viện Chăn
nuôi Quốc gia ngay từ đầu đã nhìn nhận đây là loài gia súc quý hiếm và có nhiều
triển vọng. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, ông và những người
đồng sự đã có những khảo sát ban đầu và đưa ra những khuyến cáo làm nền tảng
cơ bản cho sự nghiên cứu và phát triển con cừu Phan Rang. Đề tài “Bảo tồn
nguồn gen vật nuôi” trong những năm qua đã giúp khôi phục lại giá trị của ngành
chăn nuôi cừu cho người dân nghèo ở Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
Theo các lão nông ở địa phương thì giống cừu Phan Rang xuất xứ từ
vùng Nhiệt đới Ấn Độ, được người Chà Và đưa vào; cũng có giả thuyết cho
rằng các giáo sĩ truyền đạo Kitô đã mang chúng vào cách đây hàng trăm năm
cùng với cây xương rồng; và do đó con cừu được cộng đồng người công giáo ở
đây coi như món quà của chúa, nên họ quý con cừu và xem nó như quà tặng của
chúa và trải qua bao năm tháng, người ta vẫn còn nuôi giữ nó. Hơn nữa ở Ninh
Thuận có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo kiêng ăn thịt heo, thịt bò, chỉ dùng thịt
dê, cừu những khi tiệc tùng, cúng giỗ và những ngày tết. Nhờ vậy, con dê, cừu
ở đây có điều kiện để tồn tại và phát triển dù ở mức rất thấp.
Cừu Phan Rang được các giáo sĩ truyền đạo đưa vào Ninh Thuận từ thời
kỳ Pháp thuộc có nguồn gốc từ Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi (Theo Lê Viết
Ly, Đàm Văn Tiện 1994) . Qua nhiều năm tự nhân giống trong dân gian và qua
chọn lọc, con cừu đã tồn tại và thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng đất
khô cằn của Ninh Thuận để ngày nay ta có giống cừu mang tên Phan Rang.
2.2.3 Đặc điểm ngoại hình
Bảng 1: Màu sắc lông và đặc điểm ngoại hình
Ngoại hình
(n)
(%)
Lông trắng
80
80.00
Lông nâu
11
11.00
Lông nâu điểm trắng
3
3.00
Lông trắng điểm nâu
4
4.00
Lông đen
2
2.00
Bảo tồn gen cừu Phan Rang- Viên Chăn Nuôi- 2003
x
Về phân loại động vật thì cừu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ
guốc chẳn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ phụ dê cừu
(CapiaRovanae).
Cừu Phan Rang có màu trắng (80%), một số ít có màu lông nâu (11%) số
ít còn lại là lông nâu điểm trắng hoặc trắng điểm nâu hoặc lông nâu đen, một số
con có mặt đen hoặc trắng nhưng phần lớn là mặt trắng, có điểm một vệt trắng ở
sống mũi và 2 dải đen ở 2 bên má. Toàn thân cừu phủ một lớp lông, lông phần
hông nơi dài nhất từ 11-12 cm, lông phần lưng nơi ngắn nhất khoảng 8 cm.
Lông nhỏ mịn và không xoắn, lông cừu đực khô hơn cừu cái nhưng không rõ rệt
như ở dê. Ðầu cổ cừu ngắn, mũi dô, không sừng, không có râu cằm, thân hình
trụ, ngực sâu và nở, bụng to gọn, mông nở, 4 chân nhỏ và khô, móng hở, vú nhỏ
và treo, núm vú ngắn (2cm). Cấu tạo con vật thể hiện hướng sản xuất thịt.
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang rất nhanh, từ sơ sinh đến 1
tháng tuổi ( l68,67 g/ngày) sau đó tốc độ sinh trưởng chậm dần (86,66137,33g/ngày). Tháng thứ hai thường là tháng khủng hoảng vì lượng sữa giảm
thấp mà cừu con thì chưa quen ăn nhiều cỏ. Sau đó sức lớn trở lại bình thường.
Khả năng sinh trưởng của cừu trong điều kiện quảng canh như sau: Trọng lượng
sơ sinh của cừu là 2,20 kg, lúc 3 tháng tuổi 13,98 kg. Tuổi trưởng thành bình
quân con cái nặng 38,96 l,34 kg, con đực 42,64 1,70 kg.
Bảng 2: Các chiều đo của cừu trưởng thành
Chiều đo
Con cái
Con đực
Dài than
64,4
63,0
Cao vai
60,0
59,5
Cao khum
62,8
62,0
Sâu ngực
25,8
28,0
Rộng ngực
16,6
16,1
Vòng ngực
70,0
78,0
Rộng hông
13,7
14,0
Vòng ống
7,3
6,5
Nguồn www.cucchannuoi.gov.vn
xi
Bảng 3: Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang
Khối lượng ( kg)
Tuổi
Sơ sinh
2,20
3 tháng tuổi
13,9
Con đực trưởng thành
42,6 ± 1,70
Con cái trưởng thành
38,9 ± 1,34
Nguồn: />
2.2.5 Đăc điểm sinh sản
Bảng 4: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số Lượng
Tuổi có phản xạ nhảy
Tháng
5
Tuổi sử dụng phối
giống
Tháng
10
Tuổi động dục lần
đầu
Tháng
6
Tuổi phối giống
Tháng
9-10
Chu kỳ động dục
Ngày
16-17
Thời gian mang thai
Ngày
150
Con
1,25-0,43(sinh đơn 75,8% - kép 24,17%)
Tháng
8,02 + 0,82
Hệ số đẻ
Lứa
1,4
Số cừu con/lứa/năm
Con
1,7
Con đực
Con cái
Số con/ổ
Khoảng cách lứa đẻ
(Nguồn: Lê Đăng Đảnh và Lê Minh châu, 2005)
Cũng như dê, cừu là loại gia súc sớm thành thục về sinh dục. Cừu đực 5
tháng tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10
tháng tuổi. Cừu cái 6 tháng đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào
lúc 9-10 tháng. Thời gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 1617 ngày, mùa động dục không rõ rệt nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ
thường động dục nhiều và tỷ lệ thụ thai cao. Theo dõi 120 lứa đẻ ở xã Tân An
thì thấy số cừu đẻ 1 con là 91 con chiếm 75,83% cừu sinh đôi 21 con chiếm
17,5% và cừu sinh ba có 8 con chiếm 6,67%. Như vậy cừu sinh đôi và sinh ba
xii
chiếm gần 1/4 (24,l7% ) trong lúc đẻ đơn là 75,83%, tỷ lệ mắn đẻ như vậy là đạt
ở mức trung bình so với các giống cừu thịt khác (www.vcn.vnn.vn).
2.2.6 Tập tính sinh học của cừu
Tập tính bầy đàn: cừu thường sống tập trung thành bầy đàn. Việc di
chuyển và tìm kiếm thức ăn theo bầy, bán kính hoạt động cách chuồng không
xa ( thường dưới 500m). Khi đi ăn, cả bầy cừu lũ lượt kéo nhau đi theo sự
hướng dẫn của con đầu đàn. Con đầu đàn không nhất thiết phải là con đực to
nhất trong bầy mà có thể là một con cừu cái, hoặc một con trưởng thành nào đó
tỏ ra rành rẽ đường đi lối về.
Nếu ta chỉ nuôi một con cừu đơn lẻ, hay vì một lý do nào đó ta tách hẳn
một con ra khi đàn để nhốt riêng, con cừu đó sẽ be be la hết khan cổ, và tỏ ra
buồn bã không màng đến chuyện ăn uống, ít ra cũng vài ba ngày đầu (Việt
Chương, 2004).
Tính hiền lành: cừu là vật nuôi hiền lành, không quấy phá, tính tình điềm
đạm, gần gũi với con người. Rất hiếm khi thấy cừu xung đột với nhau.
Thích ở nơi cao ráo: trông đàn cừu chậm chạp nhưng trèo leo rất giỏi.
Chúng thích ở nơi cao ráo, tránh vùng ẩm thấp. Cừu rừng có khả năng leo trèo lên
những dốc núi cheo leo và thích nghỉ ngơi ở vùng cao ráo, mát mẽ.
Cừu nhà khi chăn thả ngoài đồng, giữa buổi no nê, chúng cũng tìm đến
những tảng đá cao hay những mô đất, sườn đồi để nằm nghỉ. Chuồng nuôi cừu
có sàn cao mới thích hợp với cách sống của chúng.Trong trường hợp nuôi với
bầy đàn lớn, tối về nhốt tạm vào khu đất rộng, thì khu đất đó cần phải cao ráo
và sạch sẽ mới tốt.
Tập tính ăn uống: cừu là loài động vật ăn tạp, có khả năng sử dụng hầu hết
các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Cừu có cấu tạo môi mỏng, linh hoạt nên
ngoài việc gặm cỏ chúng còn có khả năng bứt các loại lá cây, hoa, thân cây
bụi, cây họ đậu thân gỗ hạt dài. Cừu thích ăn ở độ cao từ 0,5m trở xuống, ăn
chăm chỉ, không bỏ phí thức ăn. Khi nuôi nhốt trong chuồng thì cỏ trong máng
được cừu đứng ăn rất từ tốn, chúng không sục sạo, không vung vẫy hất đổ như
cách ăn của dê. Ngoài ra, cừu còn có khả năng chịu khát rất giỏi.
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CỪU
2.3.1 Bộ máy tiêu hóa:
Giống như ở trâu bò, dạ dày của cừu cũng có 4 túi (túi dạ cỏ, túi dạ tổ ong,
túi dạ lá sách, túi dạ múi khế). Trong đó 3 túi là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách
không tiết ra dịch tiêu hóa. Sự tiêu hóa thức ăn chủ yếu xảy ra ở dạ cỏ và dạ tổ
xiii
ong, do hệ sinh vật đảm trách. Ở cừu trưởng thành, dạ cỏ chiếm thể tích
khoảng 80% thể tích dạ dày, đây là nơi lên men chính. Dịch dạ cỏ là môi trường
thuận lợi cho vi sinh vật dạ cỏ phát triển (pH = 8), có được điều này vì nước bọt
của cừu là dung dịch đệm có tính kiềm, chứa nhiều ion Na+, NH4+, … trung hòa
acid sinh ra do quá trình lên men của vi sinh vật. Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38 410C, độ ẩm 80 - 90%. Dạ cỏ có môi trường yếm khí, nồng độ oxy nhỏ hơn 1%
(Nguyễn Thiện và Đinh văn Bình, 2007).
Miệng và răng cừu rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức ăn, các tuyến
nước bọt rất phát triển và tiết ra một lượng rất lớn nước bọt giúp cho quá trình
nhai lại và nhào trộn thức ăn được dễ dàng thậm chí trong một số trường hợp
nước bọt vẫn tiết khi gia súc không ăn.
Dạ cỏ chiếm khoảng 80% toàn bộ dung tích dạ dày, sự tiêu hóa ở dạ cỏ có
ý nghĩa rất lớn. Người ta thấy 50-65% vật chất khô tiêu hóa của khẩu phần đã
được tiêu hóa ở dạ cỏ, 30-50% cellulose và hemicellulose đã được tiêu hóa tại
đây nhờ lên men của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ mà không có sự tham gia của
men cellulose và hemicellulose tiết ra từ gia súc, đây là điểm nổi bật của gia súc
đa vị so với gia súc độc vị (Mc Donal et al., 2002).
Sau dạ cỏ là dạ tổ ong, dạ này được nối với dạ cỏ bàng một miệng lớn và sự
di chuyển thức ăn giữa hai dạ dày này khá dễ dàng. Kế dạ tổ ong là dạ lá sách có
hình cầu phủ nhu mô ngắn sắp xếp sao cho chất tiêu hóa chuyển giữa các khe tới dạ
múi khế, phần lớn nước và các chất điện giải được hấp thu ở dạ lá sách. Giữa dạ tổ
ong và dạ lá sách có một miệng như một cái van để giữ thức ăn ở lại trong dạ cỏ
cho tới khi đường kính của thức ăn giảm xuống còn 1-2 mm. Dạ múi khế hay còn
gọi là dạ dày thực, nằm phía sau dạ lá sách, ở đây phần còn lại của thức ăn mà vi
sinh vật của dạ cỏ chưa lên men nhưng có khả nang tiêu hóa sẽ được tiêu hóa bằng
enzyme.Tá tràng, kết tràng và ruột non có chức năng tương tự như ở động vật dạ
dày đơn. Ruột già là phần cuối cùng, ruột thừa có một túi mù nằm phía trước
mặt lưng.
2.3.2 Sự nhai lại
Thức ăn được nuốt xuống dạ cỏ và lên men ở đó. Phần thức ăn chưa được
nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong sẽ được ợ lên và nhai lại ở trong xoang
miệng. Thức ăn được nhai kỹ và thấm nước bọt lại được nuốt trở lại dạ cỏ.
Thời gian nhai lại phụ thuộc vào bản chất vật lý của thức ăn, trạng thái
sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần. Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì
sự nhai lại càng ngắn. Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sang, buổi chiều và
gần sáng.
xiv
2.3.3 Hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Hệ vi
sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: vi khuẩn, nguyên sinh động vật (Protozoa)
và nấm.
2.3.3.1 Vi khuẩn
Vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ, với hơn 60 loài,
thường có khoảng 109-1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở
dưới dạng tự do chiếm khoảng 30%, còn lại 70% bám vào các mẫu thức ăn, trú
ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào nguyên sinh động vật.
Vi khuẩn ở dưới dạng tự do trong dịch dạ cỏ phụ thuộc vào các chất hoà
tan, đồng thời cũng có một số lượng vi khuẩn di chuyển từ mẫu thức ăn này sang
mẫu thức ăn khác. Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn
bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hóa đi. Vì vậy số lượng vi khuẩn ở dạng tự do trong
dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn.
2.3.3.2 Vi khuẩn phân giải xơ
Chiếm một tỉ lệ nhỏ (<10%) trong tổng số các loại vi khuẩn. Tại dạ cỏ,
men phân giải xơ của vi khuẩn phân giải xơ được bài tiết để tiêu hóa chất xơ,
đây là loại vi khuẩn quan trọng nhất trong dạ cỏ, chúng phân giải được cellulose,
hemicellulose và pectin, điều đó rất có ý nghĩa đối với sự tiêu hóa thức ăn ở loài
nhai lại.
2.3.3.3 Vi khuẩn phân giải carbohydrat không phải xơ (NFC)
Số lượng của chúng tăng lên khi cho gia súc ăn những khẩu phần giàu
carbohydrat dễ lên men (tinh bột, đường, glucose, lactose, galactose,…) như
các loại thức ăn hạt, củ, cỏ xanh tươi, rỉ mật.
2.3.3.4 Vi khuẩn lên men lactic
Có tác dụng lên men đường, chúng phát triển nhanh khi dạ cỏ có
chứa ít streptococus, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu phần ăn giàu cỏ khô
hoặc thức ăn tinh.
2.3.3.5 Vi khuẩn phân giải protein
Trong số những loài vi khuẩn phân giải protein và sinh
amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất. Sự
phân giải protein và acid amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa
quan trọng đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa
amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối
protein của bản thân chúng.
xv
2.3.3.6 Nguyên sinh động vật (Protozoa)
Protozoa có số lượng ít hơn vi khuẩn nhưng to hơn vi khuẩn nên khối
lượng tương đương sinh khối vi khuẩn, trong 1ml dịch dạ cỏ chứa 105-106
protozoa. Khi khẩu phần có nhiều tinh bột, đường thì số lượng protozoa tăng
lên. Protozoa được chia thành 2 nhóm chính là Entodineomorphs và Holatrich;
nhóm Entodineomorphs phát triển mạnh khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ
cùng với tinh bột; nhưng nhóm Holatrich phát triển mạnh khi khẩu phần có
nhiều xơ nhưng được bổ sung bằng rỉ mật hoặc cỏ non. Protozoa tiêu hóa tinh
bột, đường là chính nhưng một vài loài có khả năng phân giải cellulose. Protozoa
phân huỷ tinh bột và đường rồi dự trữ chúng trong cơ thể dưới dạng polydextrin,
do đó protozoa có khả năng đệm cho pH của dạ cỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy
protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amid được. Khi mật độ
protozoa trong dạ cỏ cao, một tỉ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và tiêu hóa.
Trường hợp nhóm Entodinia nhiều (khoảng 2 triệu con protozoa/ml dịch dạ cỏ)
thì tất cả vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ sẽ bị ăn mất đi, chiếm khoảng 30%
tổng lượng sinh khối (Coleman, 1975)
2.3.3.7 Nấm
Nấm là sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa thành phần cấu trúc thực
vật bắt đầu từ bên trong, làm giảm độ bền chặt của cấu trúc này và làm tăng
sự phá vỡ các mảnh trong quá trình nhai lại. Sự phá vỡ này tạo điều kiện cho vi
khuẩn và men của chúng bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải
cellulose. Trong tất cả các loại nấm yếm khí có mặt trong dạ cỏ, chúng ta có thể
chia ra làm 5 loài, bao gồm: Neocallim, Piromyces, Caecomyces, Orpinomyces,
Anaeromyces (Nguyễn Văn Thu, 2006).
Nấm có mật độ khoảng 103 - 104/ml dịch dạ cỏ. Vai trò của nấm trong sự
phân hủy chất xơ tại dạ cỏ được thể hiện ở chỗ: chúng thích định cư trên những
chất xơ của thực vật trong dạ cỏ cừu và gia súc nhai lại. Chúng phá vỡ cấu trúc
carbohydrate có ở vách xơ của tế bào thực vật, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào
cấu trúc tế bào để tiến hành lên men phân hủy.
2.2.3.8 Tác động tương hổ của hệ vi sinh vật dạ cỏ
VSV dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá
trình tiêu hóa thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.
Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng
sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả
vi khuẩn và protozoa. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh acid
lactic, hạn chế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
xvi
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh
nguồn dưỡng chất với nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng
nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỉ lệ
tiêu hóa xơ thấp. Mặt khác, protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn, do đó làm giảm
tốc độ và hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. Loại bỏ protozoa sẽ làm tăng
số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỉ lệ tiêu hóa vật
chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ. Tuy nhiên cho đến bây
giờ thì vẫn còn nhiều tranh luận về việc có nên loại bỏ protozoa hay không.
2.3.3.9 Môi trường dạ cỏ
Theo Preston and Leng (1991), môi trường dạ cỏ phụ thuộc vào: loại và
khối lượng thức ăn ăn vào, sự nhào trộn theo chu kỳ thông qua sự co bóp của dạ cỏ,
sự tiết nước bọt và nhai lại, sự hấp thu các dưỡng chất từ dạ cỏ và sự chuyển dịch
các chất xuống bộ máy tiêu hóa.
2.3.4 Sự tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lại
2.3.4.1 Tiêu hóa chất xơ
Cellulose và hemicellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, chúng
liên kết với lignin tạo thành polyme bền vững về lý học và hóa học. Một đơn vị
cellulose gồm hai phân tử glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các
cenlobiose lặp đi lặp lại bởi các liên kết π-1,4. Như vậy cellulose nguyên chất
gồm các đường đơn glucose.
Ngược lại hemicellulose cũng là một polyme nhưng ngoài đường glucose
chúng còn chứa đường D-galactose, D-mantose, D-xilose và L-anabiose. Khi
lignin liên kết với cellulose, hemicellulose hay protein trong thành phần tế bào
sẽ làm cho thành phần tế bào trở nên bền vững và rất khó tiêu hóa. Do đó những
thức ăn giàu lignin như rơm rạ, cỏ khô...thường có tỉ lệ tiêu hóa thấp.
Trong dạ cỏ vi khuẩn phân giải chất xơ tiết ra enzym và cắt cellulose
thành các cellulose (có hai glucose), sau đó cellulose tiếp tục bị phân huỷ thành
glucose và lên men thành các acid béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP.
2.3.4.2 Tiêu hóa tinh bột và đường
Tinh bột và đường được vi khuẩn và protozoa tiêu thụ rất nhanh. Protozoa
đồng hóa tinh bột biến thành polydextin dự trữ trong cơ thể của chúng. Khi
protozoa bị chuyển xuống dạ múi khế và ruột non polydextin được tiêu hóa dễ
dàng bởi men tiêu hóa của vật chủ. Ngược lại vi khuẩn phân huỷ tinh bột và
đường thành các đường đơn sau đó lên men tiếp tục thành các acid béo bay hơi,
CO2, CH4 và ATP. ATP là nguồn cung cấp năng lượng cho chính tế bào vi sinh
vật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả tinh bột đều bị tiêu hóa
xvii
ở dạ cỏ mà một phần được chuyển xuống phần dưới của dạ dày bốn túi, những
thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ gọi là “thức ăn by pass” (hay thức ăn thoát tiêu).
Tinh bột, đường “thoát tiêu” khỏi dạ cỏ sẽ được tiêu hóa ở dạ múi khế.
2.3.4.3 Tiêu hóa protein
Protein được phân giải thành peptid và acid amin bởi men protease
và men peptidase của vi khuẩn. Phần lớn các acid amin tiếp tục bị vi khuẩn lên
men để biến thành NH3, acid béo bay hơi. Sau đó vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp protein
và acid amin cho cơ thể chúng từ NH3. Sự tiêu hóa protein ở dạ cỏ đã tạo ra một
lượng lớn NH3 cho môi trường lên men của vi sinh vật
Ngoài ra, các hợp chất phi protein trong thức ăn như các acid amin, amid,
nitrat,... cũng cung cấp một nguồn đáng kể NH3. Hàm lượng NH3 trong dạ cỏ rất
quan trọng, chúng quyết định đến quá trình lên men phân huỷ xơ và các hợp chất
carbonhydrate khác. Một phần protein và acid amin tuy hoà tan trong dạ cỏ
nhưng không bị phân huỷ ở dạ cỏ mà được đi xuống dạ múi khế và ruột non. Phần
protein này được gọi là “protein thoát tiêu” (by-pass protein).
Nhiều tài liệu đã xác định gia súc nhai lại có thể sử dụng 25-35% nitơ
trong khẩu phần, từ nguồn đạm phi protein mà gia súc vẫn phát triển tốt (Bùi
Đức Lũng et al., 1995). Hiện nay urê được sử dụng rộng rãi nhất cho gia súc
nhai lại. Với những khẩu phần nghèo protein nhưng có nhiều xơ mà được bổ
sung một lượng rỉ đường hay thức ăn tinh thích hợp, hiệu quả sử dụng protein
khá rõ rệt. Có thể sử dụng so đũa, urê, bánh dầu bông vải để làm thức ăn bổ sung
đạm cho bò, nhất là trong chăn nuôi bò thịt. (Nguyễn Thị Đan Thanh, 2007).
2.3.4.4 Tiêu hóa chất béo
Lipid của thực vật rất dễ bị thủy phân trong dạ cỏ bởi ennzym lipase của
vi khuẩn tạo thành acid béo và tiếp tục lên men tạo thành acid béo bay hơi. Phần
lớn acid béo cao phân tử là các acid béo không no và dễ tách ra như acid oleic,
acid linoleic... Chúng được hấp thu trong dạ cỏ và được vi sinh vật hydro hóa,
khi đó một lượng lớn acid béo sẽ bị biến đổi thành acid bão hòa (chủ yếu là
acid stearic và acid palmitic) chỉ được hấp thu ở ruột non.
2.3.5 Sự hấp thu các dưỡng chất ở gia súc nhai lại
2.3.5.1 Hấp thu các acid béo bay hơi (VFA:Volatile fatty acid )
Các acid béo bay hơi chủ yếu là acid acetic, acid propionic, acid butyric
và một lượng nhỏ các acid khác (izobutyric, valeric, izovaleric). Các acid này được
hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lượng chính cho vật chủ. Chúng
cung cấp khoảng 70-80% tổng số năng lượng được gia súc hấp thu. Tỉ lệ giữa các
acid béo bay hơi phụ thuộc vào bản chất của các loại glucid có trong khẩu phần.
xviii
Acid béo bay hơi được hấp thu bằng cách khuyếch tán qua vách dạ cỏ.
Khoảng 25% được hấp thu ở phần sau dạ cỏ. Vì lượng này rời khỏi dạ cỏ cùng
với thức ăn. pH của dịch dạ cỏ có ảnh hưởng lớn tới sự hấp thu các acid béo bay
hơi, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ở pH = 6,4 trong dạ cỏ có cả anion của
acid béo và cả acid béo tự do. Khi pH cao hơn từ 7,0 - 7,5 tốc độ hấp thu các acid
béo giảm rõ rệt, điều đó phụ thuộc vào H+ có lẽ liên quan với số lượng tương
đối của acid béo ở dạng không phân li. Các tác giả nhận thấy rằng ngay đến tận
24 - 48 giờ sau khi ăn, hàm lượng acid béo bay hơi trong máu tĩnh mạch cửa vẫn
còn cao hơn trong máu động mạch.
2.3.5.2 Hấp thu amoniac
Amoniac được giải phóng từ nguồn nitơ protein và phi protein bởi vi sinh
vật dạ cỏ sẽ được hấp thu một phần ngay ở dạ dày trước. Tốc độ hấp thu amoniac
phụ thuộc vào chỉ số pH. Ở môi trường kiềm sự hấp thu tiến hành nhanh hơn ở
môi trường acid. Nếu dư thừa amoniac sẽ được hấp thu vào máu để đưa đến
gan. Ở gan amoniac sẽ được tổng hợp thành urê, lượng urê này một phần nhỏ sẽ
được bài tiết qua nước tiểu, một phần lớn đi vào tuyến nước bọt và được nuốt
xuống dạ cỏ trở thành nguồn cung cấp nitơ cho vi sinh vật.
2.3.5.3 Sự hấp thu urê
Urê của khẩu phần hoặc theo nước bọt vào dạ cỏ cũng như urê được
chuyển từ máu qua vách dạ cỏ bị phân giải nhanh chóng bởi urease của vi khuẩn
thành amoniac và khí carbonic nên nồng độ của urê trong dạ cỏ giảm rõ rệt.
Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, dạ cỏ không thấy có urê hoặc chỉ có
một ít nhưng khi cho ăn urê thì ở 20 - 48 phút đầu trong dạ cỏ có nhiều urê chưa
phân giải, sau đó urê giảm dần, sau 75 - 80 phút thường chỉ còn thấy dấu vết
hoặc một lượng không quá vài mg/100ml.
2.3.5.4 Hấp thu glucose
Lên men thức ăn trong dạ cỏ là lên men các đường hòa tan, tinh bột trong
khẩu phần nhưng lượng glucose hấp thu được chỉ bằng một phần nhỏ so với
lượng glucose trong thức ăn. Phần lớn tinh bột có khả năng đề kháng với sự lên
men của dạ cỏ và phần còn lại sẽ được chuyển xuống tiêu hóa ở phần dưới bộ
máy tiêu hóa và được hấp thu tại đó.
2.3.5.5 Hấp thu các ion và các vitamin
Tính ổn định tương đối của các thành phần ion trong dạ cỏ được duy trì
nhờ sự hấp thu nhanh của các ion vô cơ và sự chuyển nước từ máu vào dạ cỏ. Khi
áp suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ vượt khỏi một mức độ ổn định còn nếu áp
suất thẩm thấu lại thấp hơn mức này thì một quá trình ngược lại xảy ra.
xix
Sự hấp thu các vitamin nhóm B ở dạ cỏ, các nhà khoa học cho rằng, trong
điều kiện nuôi dưỡng bình thường không có sự hấp thu vitamin nhóm B vì
vitamin trong dạ cỏ là một trong những thành phần của cơ thể vi sinh vật và nó
không ở trạng thái tự do.
2.3.5.6 Hấp thu và chuyển ngược acid amin từ máu vào dạ cỏ.
Đa số các nhà nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng acid amin có thể được
hấp thu từ xoang dạ cỏ vào máu và sự hấp thu này là một trong những con
đường xâm nhập nitơ vào cơ thể từ ống tiêu hóa, trước khi lượng acid amin
trong máu tĩnh mạch dạ cỏ có ít hơn so với máu động mạch, như vậy sự hấp thu
các acid amin phụ thuộc vào mức độ của chúng trong dạ cỏ.
2.4 NHU CẦU DIINH DƯỠNG CỦA CỪU
Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc là nền tảng đảm bảo cho quá trình sinh
trưởng, phát triển và hoạt động của con vật, đồng thời tạo ra năng suất thịt, sữa
cho con người. Cho nên cần cung cấp đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng cho
gia súc để thu lại hiệu quả kinh tế cao thông qua việc cân đối các nhu cầu: vật
chất khô, protein, nước, cùng các dưỡng chất khác.…
2.4.1 Nhu cầu vật chất khô
Khối lượng thức ăn ăn vào là lượng thức ăn mà gia súc ăn với điều kiện
được ăn tự do. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định hiệu quả chăn nuôi. Lượng thức ăn ăn vào của cừu sẽ thay đổi tuỳ
thuộc vào giống, hướng sản xuất, tình trạng sức khoẻ của con vật, cơ địa và môi
trường chăn nuôi.
Cừu cái tơ khối lượng vật chất khô ăn vào trong ngày khoảng 3 đến 4,5%
trọng lượng cơ thể, cừu đực từ 36 đến 73kg thì khối lượng vật chất khô ăn vào
hằng ngày khoảng 3 đến 4% trọng lượng cơ thể (Lê Đăng Đảnh et al., 2005).
Vấn đề cần lưu ý khi tính toán lượng thức ăn ăn vào ta cần chú ý đến quá
trình phát triển của cây cỏ thực vật là thức ăn của gia súc. Vì màng tế bào thực vật
ở cây cỏ sẽ dầy thêm theo tuổi. Do đó, lượng xơ tăng lên nhất là xơ khó tiêu hóa
từ đó dẫn đến khả năng tiêu hóa loại thức ăn này sẽ giảm.
Tỉ lệ protein/năng lượng thấp có thể ngăn cản sự ăn vào. Những hiệu quả
của việc bổ sung nitrogen có lợi cho khối lượng ăn vào, có thể tác động trực
tiếp đến tình trạng nitrogen của gia súc cũng như hoạt động của dạ cỏ.
Việc cung cấp cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như: đạm,
năng lượng, khóang, vitamin, chất xơ sẽ tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích vi
sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và phát triển tốt sẽ làm cho con vật tăng trưởng tốt.
xx
2.4.2 Nhu cầu protein và năng lượng
Năng lượng và chất đạm rất cần thiết cho cừu trong giai đoạn tăng
trưởng và phát triển. Cừu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng
tuổi. Do đó, trong giai đoạn này người chăn nuôi cần cung cấp khẩu phần ăn đảm
bảo chất dinh dưỡng để chúng có thể sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu năng
lượng và chất đạm cho tăng trưởng của cừu được trình bày qua bảng 5.
Bảng 5: Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho tăng trưởng của cừu ở điều kiện nhiệt đới
Thể trọng
(kg)
Tăng trọng bình
quân trong ngày (g)
Năng lượng
trao đổi (MJ)
Đạm thô
(g)
Đạm thô
tiêu hóa (g)
50
2,55
46
30
100
3,4
69
46
150
3,93
93
61
50
3,83
61
40
100
4,51
84
56
150
5,19
108
71
200
5,88
131
87
50
4,94
74
49
100
5,62
97
65
150
6,31
121
80
200
7,00
145
96
250
7,68
168
111
50
5,95
87
57
100
6,86
109
72
150
7,78
130
87
200
8,70
152
102
250
9,61
173
117
50
6,87
99
65
100
7,78
121
80
150
8,70
142
95
200
9,61
164
110
250
10,53
185
125
50
7,74
110
72
100
8,65
132
88
150
9,57
153
103
200
10,48
175
117
250
11,42
197
133
5
10
15
20
25
30
(Paul et al., 2003).
xxi
Bảng 6: Một số khẩu phần cho cừu có thể trọng và năng suất sữa khác nhau ( kg/con/ngày)
Thành phần thức ăn
Cừu 30kg
Cừu 40kg
Cừu 50kg
Cỏ lá cây xanh
3,0
4,0
4,5
Lá cây họ đậu
1,0
2,0
2,5
0,3 – 0,4
0,6 – 0,7
0,9 – 1,0
TĂ hỗn hợp ( 14 – 15% Protein)
(Nguồn: Nguyễn Văn Thu, 2010)
2.4.3 Nhu cầu nước
Cơ thể động vật chứa 65% nước. Nước trong cơ thể vật non thường cao hơn
vật già, nước trong cơ thể con vật gầy ít hơn vật béo vì trong mô mỡ chứa ít nước.
Nhu cầu nước của con vật phụ thuộc vào lượng thức ăn ăn vào, hàm
lượng nước trong thức ăn, nhiệt độ môi trường và các sản phẩm tạo ra.
2.5 THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM
2.5.1 Cỏ lông tây
Tên khoa học: Bracharia multica
Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6-2,0m, lá to bản, có lông.
Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng thuộc giống cỏ đa niên, giàu
protein, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập
trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây
mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (Nguyễn Thiện, 2003). Sau 1,5-2 tháng
trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một
lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên thu hoạch lúc cỏ cao 50-60cm
và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5-10cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở
các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5
lần cắt (Nguyễn Thiện, 2003). Chúng ta có thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất
ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông suối. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia
súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây
Thực liệu
DM
OM
CP
NDF
ADF
EE
Ash
ME, MJ/kgDM
Cỏ lông tây
15,5
85,8
9,5
61,3
30,3
2,87
11,8
8,23
DM: vật chất khô; OM: chất hữu cơ; CP: Protein thô; EE: béo thô; NDF: xơ trung tính; ADF:
xơ acid; ME: năng lượng trao đổi. (Lê Thủy Triều, 2009).
2.5.4 Urê
Công thức hóa học: H2 N - CO - NH2 , Urê sử dụng cho trâu bò ăn
thường là có nguồn gốc từ phân bón. Dê, cừu nói riêng và động vật nhai lại
xxii